Giáo trình Kỹ thuật may (Kỹ thuật may I, Kỹ thuật may II) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2022)
lượt xem 6
download
Giáo trình Kỹ thuật may gồm 2 phần, phần A Kỹ thuật may cơ bản gồm có 3 chương, phần B Kỹ thuật may lắp ráp sản phẩm gồm có 3 chương, mỗi chương đều trình bày đầy đủ hình dáng, cấu trúc, qui trình, phương pháp may các chi tiết cơ bản và sản phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật may (Kỹ thuật may I, Kỹ thuật may II) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2022)
- BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: KỸ THUẬT MAY NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ MAY TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. Tháng 03, năm 2022
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình KỸ THUẬT MAY nằm trong nhóm kiến thức cơ sở ngành. Môn học trình bày cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật may, qui trình may các cụm chi tiết của quần áo thông dụng, những kiến thức cơ bản về kỹ thuật lắp ráp trang phục bao gồm: Áo sơ mi nam - nữ, quần âu nam - nữ và áo Jacket theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên và là tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên. Đây là một tài liệu có chất lượng và giá trị về mặt kiến thức, được trình bày rõ ràng bằng hình ảnh và những mô tả rõ nét về phương pháp may và những yêu cầu kỹ thuật của các dạng sản phẩm khác nhau. Khoa Công Nghệ Dệt May xin chân thành cảm ơn Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè, Công Ty Cổ phần may Bình Minh đã giúp chúng tôi hoàn thành quyển giáo trình này. Để ngày càng hoàn thiện hơn, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô, các em học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp may để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy. Nội dung giáo trình gồm 2 phần, phần A KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN gồm có 3 chương, PHẦN B. KỸ THUẬT MAY LẮP RÁP SẢN PHẨM gồm có 3 chương, mỗi chương đều trình bày đầy đủ hình dáng, cấu trúc, qui trình, phương pháp may các chi tiết cơ bản và sản phẩm, Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, tập thể giảng viên khoa Công nghệ may, Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vinatex TP. HCM mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Tham gia biên soạn ThS Trương Thị Dịu (chủ biên) ThS Nguyễn Thị Mỹ Thơ ThS Nguyễn Thị Thanh Phúc ThS Trương Ngọc Lan ThS Đỗ Thị Mai Lan
- ThS Nguyễn Thị Lan Hương KS Lê Hoàng Phượng KS Trương Thị Thúy Lan MỤC LỤC PHẦN A: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN ............................................................................. 1 Chương I: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN ............................................................................ 1 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN ................................. 1 1. Khái niệm và ý nghĩa ........................................................................................................... 1 1.1. Khái niệm .......................................................................................................................... 1 1.2. Ý nghĩa .............................................................................................................................. 1 2. Các yếu tố tác động .............................................................................................................. 1 2.1. Con người .......................................................................................................................... 1 2.2. Nguyên liệu ....................................................................................................................... 1 2.3. Trang thiết bị ..................................................................................................................... 2 2.4. Các yếu tố khác ................................................................................................................. 2 3. Phân loại ................................................................................................................................ 2 II. KỸ THUẬT SỬ DỤNG DỤNG CỤ VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN CỦA NGHỀ MAY ............................................................................................................................2 1. Dụng cụ ................................................................................................................................. 2 1.1. Khái niệm ........................................................................................................................... 2 1.2. Các loại dụng cụ nghề may ............................................................................................ 2 2. Các đƣờng may tay cơ bản ................................................................................................. 3 2.1. Đường may lược ............................................................................................................... 3 2.2. Đường may vắt lai ............................................................................................................ 4 2.3. Đường may thùa khuy ...................................................................................................... 5 2.4. Đính nút ............................................................................................................................. 5 3. Các đƣờng may máy cơ bản ............................................................................................... 6 3.1. Đường may can rẽ ............................................................................................................ 6 3.2. Đường may can lật đè ...................................................................................................... 6 3.3. Đường may can kê ............................................................................................................ 7 3.4. Đường may can giáp mép ................................................................................................ 8 3.5. Đường may can lộn sổ ..................................................................................................... 8 3.6. Đường may can lộn kín .................................................................................................... 9 3.7. Đường may can cuốn ép ................................................................................................ 10 3.8. Đường may mí ................................................................................................................. 10
- 3.9. Đường may diễu .............................................................................................................. 11 3.10. Đường may viền ............................................................................................................ 11 4. Thao tác bổ trợ các loại hình đƣờng may ....................................................................... 14 4.1. Mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng .......................................................................... 14 4.2. Thao tác cắt, gọt, lộn các loại hình đường may ......................................................... 14 4.3. Thao tác cạo, bẻ mép vải ............................................................................................... 16 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG I ...................................................................................... 17 Chương II: KỸ THUẬT MAY CỤM CHI TIẾT CỦA QUẦN ÁO THÔNG DỤNG...................................................................................................................................... 18 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT GIA CÔNG CHI TIẾT ................ 18 1. Khái niệm ............................................................................................................................ 18 2. Tiêu chuẩn kỹ thuật ........................................................................................................... 18 II. KỸ THUẬT MAY CÁC LOẠI CHIẾT BEN VÀ CHIẾT LY ............................ 18 1. Kỹ thuật may chiết ben, ly ................................................................................................ 18 1.1. Chiết ben .......................................................................................................................... 18 1.2. Chiết ly ............................................................................................................................. 19 2. Kỹ thuật may xếp ly........................................................................................................... 20 2.1. Xếp ly cùng chiều ............................................................................................................ 20 2.2. Xếp ly chữ A .................................................................................................................... 20 2.3. Phương pháp may ........................................................................................................... 20 2.4. Ứng dụng ......................................................................................................................... 20 III. KỸ THUẬT MAY CÁC CHI TIẾT ÁO .................................................................. 20 1. Túi ........................................................................................................................................ 20 1.1. Khái niệm ......................................................................................................................... 20 1.2. Cấu tạo ............................................................................................................................. 20 1.3. Phân loại .......................................................................................................................... 21 2. Túi áo ................................................................................................................................... 21 2.1. Túi ốp không nắp ............................................................................................................ 21 2.2. Túi ốp có nắp ................................................................................................................... 23 3. Kỹ thuật may các dạng cổ áo ............................................................................................ 24 3.1. Cổ lá sen........................................................................................................................... 24 3.2. Cổ Danton (cổ 2 ve) ....................................................................................................... 26 3.3. Cổ sơ mi ........................................................................................................................... 28 4. KỸ THUẬT MAY CÁC ĐƢỜNG MỞ MÉP VIỀN ................................................ 32 4.1. Khái quát về các kiểu mở quần áo ................................................................................ 32 4.2. Kỹ thuật may các đƣờng mở suốt ................................................................................. 33 VI. KỸ THUẬT MAY CÁC CHI TIẾT QUẦN ÂU .................................................... 39
- 1.Túi hậu .................................................................................................................................. 39 1.1 Túi mổ cơi quần âu (một viền) ....................................................................................... 39 1.2. Túi mổ hai viền ................................................................................................................ 41 3.3. Túi ngang ......................................................................................................................... 43 3.4. Túi xéo quần âu ............................................................................................................... 45 3.5 Túi dọc (túi thẳng) quần âu. .......................................................................................... 47 3.3. Tra khóa kéo quần âu ..................................................................................................... 49 3.4. May và tra lưng quần âu................................................................................................ 50 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG II ..................................................................................... 53 Chương III: KỸ THUẬT MAY CÁC CHI TIẾT ÁO JACKET ............................... 54 I. KỸ THUẬT MAY CÁC CHI TIẾT ÁO JACKET ................................................... 54 1. Kỹ thuật may túi ốp (dạng hộp) ....................................................................................... 54 1.1. Hình dáng ........................................................................................................................ 54 1.2. Cấu trúc ........................................................................................................................... 54 1.3. Quy trình may .................................................................................................................. 55 1.4. Phương pháp may ........................................................................................................... 55 1.5. Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................................................. 55 2. Kỹ thuật may túi cơi .......................................................................................................... 56 2.1. Hình dáng ........................................................................................................................ 56 2.2. Cấu trúc ........................................................................................................................... 56 2.3. Quy trình may .................................................................................................................. 57 2.4. Phương pháp may ........................................................................................................... 57 2.5. Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................................................. 57 3. Kỹ thuật may túi hai viền .................................................................................................. 58 3.1. Hình dáng ........................................................................................................................ 58 3.2. Cấu trúc ........................................................................................................................... 58 3.3. Quy trình may .................................................................................................................. 59 3.4. Phương pháp may ........................................................................................................... 59 3.5. Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................................................. 59 4. Kỹ thuật may túi khóa kéo (túi lộn mí) ........................................................................... 60 4.1. Hình dáng ........................................................................................................................ 60 4.2. Cấu trúc ........................................................................................................................... 60 4.3. Quy trình may .................................................................................................................. 60 4.4. Phương pháp may ........................................................................................................... 61 4.5. Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................................................. 61 5. Kỹ thuật may bo tay, bo lai, dây kéo ............................................................................... 61 5.1. Bo tay, bo lai ................................................................................................................... 61
- 5.2. Tra dây kéo ...................................................................................................................... 64 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG III ................................................................................... 66 PHẦN B. KỸ THUẬT MAY LẮP RÁP SẢN PHẨM .................................................. 67 Chương I: PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO SƠ MI ..................................................... 67 I. PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO SƠ MI NAM .............................................................. 67 1. Hình dáng – cấu trúc.......................................................................................................... 67 2. Qui trình may và phƣơng pháp may ................................................................................ 68 3. Yêu cầu kỹ thuật ................................................................................................................ 75 II. PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO SƠ MI NỮ ............................................................ 75 1. Hình dáng – Cấu trúc......................................................................................................... 75 2. Qui trình may phƣơng pháp may: .................................................................................... 76 3. Yêu cầu kỹ thuật ................................................................................................................ 81 Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP QUẦN ÂU ................................................... 82 I. PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP QUẦN ÂU NAM .......................................................... 82 1. Hình dáng - cấu trúc .......................................................................................................... 82 1.1. Hình dáng ........................................................................................................................ 82 1.2. Cấu trúc ......................................................................................................................... 83 2. Quy trình may..................................................................................................................... 83 3. Phƣơng pháp may .............................................................................................................. 84 3.1. Cắt gọt, ủi keo, vắt sổ, lấy dấu các chi tiết bán thành phẩm .................................... 84 3.2. May passant lưng ............................................................................................................ 85 3.3. May chiết ben thân sau .................................................................................................. 86 3.4. May túi mổ cơi: ............................................................................................................... 86 3.5. May túi xéo: ..................................................................................................................... 88 3.6. May và tra khóa kéo ....................................................................................................... 90 3.7. Ráp dọc quần ủi rẽ và may hoàn chỉnh lót túi xéo ..................................................... 90 3.8. Lấy dấu, tra lưng vào thân ............................................................................................ 91 3.9. May dàng quần ............................................................................................................... 92 3.10. May đáy quần thân sau ................................................................................................ 92 3.11. Lấy dấu, tra passant vào thân ..................................................................................... 92 3.12. Vắt lai, vắt đuôi cạp ..................................................................................................... 92 3.13. Thùa khuy, đính nút ...................................................................................................... 93 3.14. VSCN, ủi thành phẩm ................................................................................................... 93 4. Yêu cầu kỹ thuật ................................................................................................................ 93 II. PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP QUẦN ÂU NỮ ............................................................ 93 1. Hình dáng - cấu trúc .......................................................................................................... 93 1.1. Hình dáng ........................................................................................................................ 93
- 1.2. Cấu trúc ........................................................................................................................... 94 2. Quy trình may ..................................................................................................................... 95 3. Phƣơng pháp may .............................................................................................................. 95 3.1. Cắt gọt, ủi keo, vắt sổ, lấy dấu các chi tiết bán thành phẩm .................................... 95 3.2. May passant, lưng ........................................................................................................... 96 3.3. May chiết ben thân sau và miệng túi ốp ...................................................................... 96 3.4. Đóng túi vào thân sau .................................................................................................... 97 3.5. May túi ngang: ................................................................................................................ 97 3.6. May và tra khoá kéo ..................................................................................................... 100 3.7. Ráp dọc quần ủi rẽ và may hoàn chỉnh lót túi ngang .............................................. 101 3.8. Lấy dấu, tra lưng vào thân .......................................................................................... 102 3.9. May dàng quần.............................................................................................................. 102 3.10. May đáy quần thân sau .............................................................................................. 102 3.11. Lấy dấu, tra passant vào thân ................................................................................... 103 3.12. Vắt lai, vắt đuôi cạp ................................................................................................... 103 3.13. Thùa khuy, đính nút .................................................................................................... 103 3.14. VSCN, ủi thành phẩm ................................................................................................. 103 4. Yêu cầu kỹ thuật............................................................................................................... 104 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG II ................................................................................... 105 Chƣơng III: PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO JAC KET ......................................... 106 I. PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO JAC KET MỘT LỚP ........................................ 106 1. Hình dáng - cấu trúc ........................................................................................................ 106 1.1. Hình dáng ...................................................................................................................... 106 1.2. Cấu trúc ......................................................................................................................... 106 2. Quy trình may ................................................................................................................... 106 3. Phƣơng pháp may ............................................................................................................ 107 3.1. Ép keo vào các chi tiết và lấy dấu đường may .......................................................... 107 3.3. May túi mổ cơi............................................................................................................... 108 3.4. May đề cúp ngực, diễu ................................................................................................ 108 3.5. May cầu vai thân sau, diễu .......................................................................................... 108 3.6. May vai con, diễu .......................................................................................................... 109 3.7. Tra cổ vào thân - Mí cổ hoàn chỉnh ........................................................................... 110 3.8. Tra tay vào thân, diễu .................................................................................................. 110 3.9. May sườn áo, sườn tay ................................................................................................. 110 3.10. May lai tay ................................................................................................................... 111 3.11. May bo lai .................................................................................................................... 111 3.12. Tra khóa kéo hoàn chỉnh ........................................................................................... 111
- 3.13. Mí, diễu bo hoàn chỉnh .............................................................................................. 112 3.14. VSCN và ủi thành phẩm ............................................................................................. 112 4. Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................................................. 113 II. PHƢƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO JACKET HAI LỚP ........................................ 113 1. Hình dáng - cấu trúc ........................................................................................................ 113 1.1. Hình dáng ...................................................................................................................... 113 1.2. Cấu trúc ......................................................................................................................... 114 2. Quy trình may................................................................................................................... 115 2.1. Lớp lót ............................................................................................................................ 115 2.2. Lớp chính ....................................................................................................................... 115 3. Phƣơng pháp may ............................................................................................................ 116 3.1. Lớp lót ............................................................................................................................ 116 3.2. Lớp chính ....................................................................................................................... 116 4. Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................................................. 125 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG III ................................................................................. 126
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: KỸ THUẬT MAY Mã môn học/mô đun: MH 13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học đƣợc bố trí vào học kỳ II năm nhất sau môn Quản trị bảo trì thiết bị. - Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc, môn học đƣợc bố trí thực hành hoàn toàn trên máy tại xƣởng thực hành may. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: môn học kỹ thuật may nằm trong nhóm kiến thức cơ sở ngành. Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về vận hành máy, kỹ thuật các đƣờng may cơ bản. Kỹ thuật may, quy trình may, phƣơng pháp may và yêu cầu kỹ thuật lắp ráp các chi tiết, thành phẩm các sản phẩm áo sơ mi nam- nữ, quần âu nam – nữ, áo jacket một lớp – hai lớp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Mục tiêu của môn học/mô đun: * Về kiến thức + Trình bày đƣợc cấu trúc, qui trình may, phƣơng pháp may và yêu cầu kỹ thuật của các dạng đƣờng may cơ bản, chi tiết áo sơ mi, quần âu, áo jacket và các sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket * Về kỹ năng + Thực hành thành thạo và đúng yêu cầu các dạng đƣờng may máy cơ bản, các chi tiết áo sơ mi, quần âu, áo jacket; + Lắp ráp hoàn chỉnh các loại sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket theo tiêu chuẩn kỹ thuật và thời gian quy định; + Biết phát hiện những sai hỏng, phân tích đƣợc nguyên nhân và cách khắc phục. + Kiểm tra đƣợc chất lƣợng của sản phẩm khi may xong; + Xây dựng đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật may của các loại sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket. + Thực hành may các chi tiết cơ bản trên rập cải tiến nhƣ: may nắp túi ốp, bát tay, cổ sơ mi, may định hình túi mổ cơi, túi 2 viền quần âu, túi mổ cơi và 2 viền áo jacket. * Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm + Ý thức thái độ học tập tốt;
- + Rèn luyện tính tỉ mỉ, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất; + Tham gia đầy đủ các buổi học, nghiên cứu tài liệu trƣớc khi đến lớp, hoàn thành đầy đủ các bài tập tự rèn luyện đƣợc giao. Nội dung của môn học/mô đun:
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản PHẦN A: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN Chương I: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN Chương I giúp người học hiểu được các khái niệm, cách thực hiện, yêu cầu kỹ thuật và ứng dụng các đường may cơ bản. Từ đó ứng dụng các đường may cơ bản vào may các chi tiết áo sơ mi, quần âu và áo jacket. I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN 1. Khái niệm và ý nghĩa 1.1. Khái niệm Những đƣờng may cơ bản đƣợc thể hiện trên nhiều loại quần áo về các mặt kỹ thuật và trang trí, nó làm cho quần áo trở nên có giá trị và giá trị sử dụng cao, từ quần áo đơn giản đến quần áo phức tạp. Vì thế mỗi đƣờng may có tầm quan trọng riêng. 1.2. Ý nghĩa Là cơ sở để vận dụng may các sản phẩm đạt đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng nhƣ mỹ thuật. Cung cấp kiến thức để ngƣời học có khả năng làm việc một cách độc lập, khoa học, hợp lí hóa thao tác của từng loại sản phẩm, ngƣời học có thể cải tiến, sáng tạo những phƣơng pháp gia công mới, sử dụng những loại thiết bị tiên tiến để dần dần hạn chế và thay thế những thao tác thủ công. 2. Các yếu tố tác động 2.1. Con người - Tƣ thế ngồi. - Thao tác. - Tác phong công nghiệp. 2.2. Nguyên liệu Nguyên liệu sản xuất trong ngành may chủ yếu là vải. Vải do các loại sợi tự nhiên và sợi hóa học tạo thành. Có nhiều loại vải khác nhau, chất liệu đa dạng, có loại dày, có loại mỏng, có mặt trái, phải khác nhau nhƣng cũng có loại hai mặt trái, phải giống nhau. Độ co của vải cũng rất khác nhau, có loại co nhiều, có loại co ít, đặc biệt là sau khi giặt hoặc sấy. Để vận dụng kỹ thuật may cơ bản vào quá trình gia công cần chú ý đến các yếu tố tác động của nguyên liệu, thao tác phải phù hợp với tính chất canh sợi của từng loại nguyên liệu. - Đƣờng dọc vải: Không bai giãn nhƣng sau khi giặt có độ co nhiều hơn ngang vải, đƣờng dọc vải phụ thuộc bởi chiều dài của vải. - Đƣờng ngang vải: Có độ bai giãn nhƣng không nhiều, sau khi giặt độ co ít hơn dọc vải, đƣờng ngang vải giới hạn bởi khổ vải. - Đƣờng thiên vải: Là đƣờng chéo một góc 450 so với chiều dài của vải, đƣờng thiên vải có độ bai giãn lớn nhất. 1
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản - Đƣờng dƣợc vải: Là đƣờng chéo một góc nhỏ hơn 20, có độ bai giãn ít hơn thiên vải. - Ngang canh, thẳng sợi: Trên một miếng vải sợi dọc và sợi ngang tạo thành với nhau một góc vuông thì sợi ngang gọi là ngang canh, sợi dọc gọi là thẳng sợi. Đƣờng ngang canh, thẳng sợi có độ co giãn ở mức thấp nhất. 2.3. Trang thiết bị - Bộ phận đẩy vải. - Bàn ủi. - Các dụng cụ khác. 2.4. Các yếu tố khác - Thời gian. - Cách tổ chức quản lý. 3. Phân loại - Đƣờng may tay cơ bản - Đƣờng may máy cơ bản II. KỸ THUẬT SỬ DỤNG DỤNG CỤ VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN CỦA NGHỀ MAY 1. Dụng cụ 1.1. Khái niệm - Trong may mặc có rất nhiều loại dụng cụ, tùy theo nhu cầu của từng công đoạn sản xuất khác nhau mà sử dụng những dụng cụ khác nhau. - Dụng cụ là phƣơng tiện hỗ trợ ngƣời công nhân may trong suốt quá trình sản xuất đƣợc thuận tiện. Nhờ sử dụng các thiết bị hiện đại, ngành may đã nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đạt chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu may mặc trong nƣớc và xuất khẩu. - Tuy nhiên, máy móc không thể thay thế hoàn toàn bàn tay khéo léo của con ngƣời, nhất là trong việc sản xuất ra những sản phẩm có tính nghệ thuật cao nhƣ áo dài, com lê… 1.2. Các loại dụng cụ nghề may - Thƣớc dây, thƣớc cây. - Phấn. - Kéo, kéo bấm. - Kim khâu tay, kim gút, gối ghim kim. - Chỉ may. - Bàn là điện, cầu là. - Đê. - Dụng cụ sang dấu, xâu kim, tháo chỉ đƣờng may (hình 1.1). 2
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản Hình 1.1. Dụng cụ may 2. Các đƣờng may tay cơ bản 2.1. Đường may lược 2.1.1. Khái niệm: 3
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản - Là đƣờng may tạm thời, thƣa mũi để giữ các mép vải trƣớc khi may chính thức không bị xô lệch hoặc lƣợc cầm, lƣợc sang dấu. - Đƣờng may lƣợc gồm các kiểu lƣợc đều mũi và lƣợc chìm mũi. 2.1.2. Cách thực hiện: Tay phải cầm kim có xỏ chỉ (chỉ một), một đầu chỉ đƣợc gút lại. Tay trái cầm vải, ghim kim từ lớp vải trên xuống lớp vải dƣới rồi lại may lên trên, may liên tục cho đến hết đƣờng may. Đối với đƣờng thẳng lƣợc dài mũi, đoạn cong lƣợc ngắn mũi. Hình vẽ minh họa (hình 1.2). Hình 1.2. Đường may lược 2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật Mũi may lƣợc phải êm phẳng, chắc, đƣờng gấp mép phải đều, đúng kích thƣớc. 2.1.4. Ứng dụng Lƣợc lai áo, lai quần hoặc để giữ các chi tiết trên sản phẩm (túi áo, cổ áo) … 2.2. Đường may vắt lai 2.2.1. Khái niệm Là đƣờng may ở mặt phải lộ mũi chỉ không rõ và nhỏ, mặt trái thấy rõ mũi chỉ. 2.2.2. Cách thực hiện - Vắt thƣờng: Dùng kim có xỏ chỉ đƣợc gút lại. Ghim kim vào mép gấp A sao cho đầu gút chỉ nằm giữa 2 lớp vải, rồi qua điểm B lấy khoảng 1 sợi vải và rút kim lên, cho kim qua 2 điểm A’, B’ vắt liên tục đến hết đƣờng vắt AA’= BB’= 0,5cm (hình 1.3). - Vắt hàng rào: Dùng kim có xỏ chỉ đƣợc gút lại. Đầu gút chỉ ở giữa 2 lớp vải, đâm kim xuống điểm A rút kim lên ở điểm B, AB = 1 sợi vải. Sau đó cho kim qua 2 điểm A’B’, A’B’ cách AB là 0,5cm (hình 1.4). Hình 1.3. Đường vắt thường Hình 1.4. Đường vắt hàng rào 2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật 4
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản Mũi vắt đều, mặt vải không lộ mũi chỉ lớn, mũi vắt không nhăn, đảm bảo bền chắc, gấp mép phải đều và êm phẳng. 2.2. 4. Ứng dụng: Dùng vắt lai quần, lai áo, vòng cổ… 2.3. Đường may thùa khuy 2.3.1. Khái niệm Thùa khuy là kiểu đƣờng may giữ chắc và che kín mép vải. 2.3.2. Cách thực hiện - Thùa khuy thƣờng: Dùng mũi kéo bấm ở vị trí khuy một đoạn thẳng bằng đƣờng kính nút. Ghim kim từ mặt trái lên mặt phải vải cách mép bấm 0,2 cm đến 0,3 cm (tùy theo vải dày hay mỏng mà dùng chỉ một hay đôi). Luồn qua mép bấm, ghim kim lên mặt phải một lần nữa. Lấy chỉ ở kim choàng qua đầu kim theo chiều kim đồng hồ. Rút kim lên kéo căng sợi chỉ. Thùa tiếp tục đến cuối khuy. Lại mũi hai lần cho kim sang mặt trái vải, gút vài lần dấu mũi chỉ (hình 1.5). - Thùa khuy đầu tròn: Giống nhƣ khuy thƣờng nhƣng khi thùa dùng kéo bấm bấm 2/3 chiều dài khuy tính từ chân khuy, còn lại 1/3 đầu khuy bấm hình tam giác (hình 1.6). Hình 1.5. Thùa khuy thường Hình 1.6. Thùa khuy đầu tròn 2.3.3. Yêu cầu kỹ thuật Chân rết đều, khít, bờ khuy đứng thành, đầu khuy tròn, chân khuy thon, mặt phải không nhăn, mặt trái khuy gọn sạch. 2.3.4. Ứng dụng Dùng để thùa khuy ở những sản phẩm có cài nút, còn sử dụng vắt các mép vải cho khỏi bị sổ tuột, trang trí trên khăn, gối. 2.4. Đính nút 2.4.1. Khái niệm Đính nút là kết nút dính vào sản phẩm. 2.4.2. Cách thực hiện Tại vị trí quy định để kết nút, dùng kim xỏ chỉ gút lại ở đầu. Ghim kim từ trái sang mặt phải vải, xỏ qua lỗ thứ nhất. Rút kim lên, xỏ qua lỗ thứ 2 và mặt trái vải. Tiếp tục làm 3 đến 4 lần. Ghim kim qua mặt trái và gút chỉ lại. Nếu kết nút có chân trên vải thì sau khi khâu 3 đến 4 lần, may chỉ quanh chân nút, sau đó đâm kim qua mặt trái và gút chỉ lại (hình 1.7). 5
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản Hình 1.7. Đính nút 2.4.3. Yêu cầu kỹ thuật Nút đính phải bền chắc, sản phẩm phải êm phẳng, chân nút gọn sạch, không nhăn dúm, quấn chân nút chắc chắn, chiều cao của chân nút theo yêu cầu qui định. 2.4.4. Ứng dụng - Nút không chân, nhỏ, đính vào sơ mi, áo quần trẻ em. - Nút có chân kích thƣớc thƣờng lớn hơn, đính vào áo khoác, áo kiểu… 3. Các đƣờng may máy cơ bản 3.1. Đường may can rẽ 3.1.1. Khái niệm May can rẽ là cách may đơn giản. Trƣớc khi may can rẽ phải vắt sổ mép vải để không bị tƣa sợi. May can rẽ chỉ thực hiện 1 đƣờng may ở mặt trái vải, khi may xong 2 mép vải đƣợc rẽ sang 2 bên. 3.1.2. Cách thực hiện Để 2 mặt phải úp vào nhau, mép vải trùng nhau. May một đƣờng thẳng cách mép vải khoảng 1cm hoặc theo quy định của đƣờng nối. May xong ủi rẽ đôi mép vải sang hai bên để phần đƣờng may đƣợc êm (hình 1.8). Hình 1.8. Đường may can rẽ 3.1.3. Yêu cầu kỹ thuật Đƣờng may thẳng, không bị nhăn, hai lớp vải phải đều nhau. 3.1.4. Ứng dụng May dọc quần, sƣờn áo, sƣờn tay… 3.2. Đường may can lật đè 3.2.1. Khái niệm 6
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản Là đƣờng may nối 2 mảnh vải bằng đƣờng may can, trên mặt phải có thêm một đƣờng mí hoặc diễu đè lên đƣờng may. 3.2.2. Cách thực hiện Đặt 2 lớp vải mặt phải úp nhau, may cách mép vải 1cm, sau đó lật mặt phải vải về một bên thực hiện đƣờng may diễu cách đƣờng may theo yêu cầu kỹ thuật (hình 1.9). 3.2.3. Yêu cầu kỹ thuật Đƣờng may thẳng đều, không nhăn. 3.2.4. Ứng dụng Dùng may đô áo, nách áo, quần jean. Hình 1.9. Đường may can lật đè 3.3. Đường may can kê 3.3.1. Khái niệm Là cách nối vải bằng cách kê 2 mép vải giao nhau một khoảng từ 1 đến 3cm. Sau đó may một đƣờng cố định. 3.3.2. Cách thực hiện : có 2 loại. - Can kê không gấp mép: Kê mép vải thứ nhất lên mép vải thứ hai, hai mép vải giao nhau 1cm, may một đƣờng chính giữa hai mép vải (hình 1.10). Hình 1.10. Đường may can kê không gấp mép - Can kê gấp mép: Gấp mép mảnh vải thứ nhất vào 1cm rồi đặt kê lên mép mảnh vải thứ hai 1cm, may cách mép gấp mảnh vải thứ nhất vào 0,1cm (hình 1.11). 7
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản Hình 1.11. Đường may can kê gấp mép 3.3.3. Yêu cầu kỹ thuật Đƣờng can thẳng, phẳng, mũi chỉ đều. 3.3.4. Ứng dụng - Can kê không gấp mép dùng để can những mảnh lót trong cổ áo, bát tay, để ít bị cộm. - Can kê gấp mép dùng để can cầu vai hoặc vá ngoài chỗ rách, may túi ốp vào thân. 3.4. Đường may can giáp mép 3.4.1. Khái niệm Là đƣờng may nối hai mép vải lại với nhau bằng một miếng vải lót, hai mép vải khép kín nhau, trên hai mép vải có bốn đƣờng may thẳng và một đƣờng may ziczắc hình chữ N. 3.4.2. Cách thực hiện Đặt 2 mép vải khít nhau, ở dƣới 2 mép vải đó đặt 1 miếng vải mỏng rộng khoảng 2cm. Sau đó may mỗi bên 2 đƣờng chỉ, một đƣờng cách mép 0,2cm, một đƣờng cách mép 0,5cm, may một đƣờng ziczắc hình chữ N nằm ngang nối tiếp nhau (hình 1.12). Mặt phải Mặt trái Hình 1.12. Đường may can giáp mép 3.4.3. Yêu cầu kỹ thuật Mép vải phải khít nhau, đƣờng ziczắc đều, phần may giáp mềm mại, êm phẳng. 3.4.4. Ứng dụng Dùng để can các loại vải dày, nối giáp dựng. 3.5. Đường may can lộn sổ 3.5.1. Khái niệm 8
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản Là đƣờng may mà 2 lớp của mép vải chồng khít lên nhau. Khi may xong ta nhìn thấy mép vải đó ở mặt trái đƣờng may cách mép vải từ 0,5cm đến 1cm. 3.5.2. Cách thực hiện Đặt 2 mặt phải vải úp vào nhau, may một đƣờng cách đều mép 0,5cm đến 1cm hoặc may theo đƣờng lấy dấu, sau khi may xong lộn sang mặt phải và cạo sát đƣờng may (hình 1.13). Mặt trái Mặt phải Hình 1.13. Đường may can lộn sổ 3.5.3. Yêu cầu kỹ thuật Đƣờng may cách đều mép vải, êm thẳng. 3.5.4. Ứng dụng May lộn lá cổ sơ mi, nắp túi, bát tay. 3.6. Đường may can lộn kín 3.6.1. Khái niệm Là cách nối 2 mảnh vải bằng 2 đƣờng may chồng khít lên nhau, đƣờng thứ nhất ở mặt phải, đƣờng thứ 2 ở mặt trái vải, mặt phải sạch xơ vải, mặt trái kín không nhìn thấy đƣờng may, giữ cho mép vải của sản phẩm đƣợc bền chắc không tuột sổ. 3.6.2. Cách thực hiện Đặt 2 mặt trái vải úp vào nhau, xếp bằng mép, may một đƣờng chỉ thứ nhất cách mép vải 0,3cm, dùng kéo cắt hết xơ vải. Lộn lại cạo sát, may đƣờng thứ hai cách mép 0,7cm, xong lộn lại lần hai (hình 1.14). 3.6.3. Yêu cầu kỹ thuật Hình 1.14. Đường may can lộn kín Đƣờng may phải thẳng đều, êm phẳng, không tƣa sợi vải ở mặt phải. 3.6.4. Ứng dụng May sƣờn áo, bụng tay áo bà ba và áo trẻ em. 9
- Chương I: Kỹ thuật may cơ bản 3.7. Đường may can cuốn ép 3.7.1. Khái niệm Là cách may nối 2 mảnh vải với nhau, trong đó gồm một đƣờng may cuốn và một đƣờng may đè, 2 mép vải đƣợc cuốn vào trong theo 2 hƣớng ngƣợc nhau. 3.7.2. Cách thực hiện Đặt 2 mặt trái vải úp vào nhau, để mép vải thứ nhất (để bên dƣới) cách mép vải thứ hai (để ở trên) 0,7cm, gấp mép vải thứ nhất bọc sát mép vải thứ hai, may một đƣờng cách mép gấp 0,6cm. Rẽ hai lớp vải về hai phía, lật đƣờng may về bên miếng vải thứ hai, may mí 0,1cm sao cho song song với đƣờng may thứ nhất (mặt phải có 2 đƣờng may, mặt trái có 1 đƣờng may) và ngƣợc lại (hình 1.15). 3.7.3. Yêu cầu kỹ thuật Đƣờng may thẳng đều song song, cách đều nhau, không nhăn. 3.7.4. Ứng dụng May sƣờn áo, sƣờn tay, dàng quần, dọc quần jean, quần kaki. . . Hình 1.15. Đường may can cuốn ép 3.8. Đường may mí 3.8.1. Khái niệm Đƣờng may mí là những đƣờng may sát mép gấp của lớp vải này đè lên lớp vải khác. 3.8.2. Cách thực hiện May cách đều mép vải 0,1cm trên các đƣờng may đã đƣợc định hình (hình 1.16). Hình 1.16. Đường may mí 3.8.3. Yêu cầu kỹ thuật - Đƣờng mí đều, êm phẳng, cách đều mép vải. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong ngành may: Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh (chủ biên)
104 p | 430 | 106
-
Giáo trình Kỹ thuật thực phẩm: Phần 1 - NXB Đà Nẵng
81 p | 541 | 50
-
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh - Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên)
38 p | 75 | 24
-
Giáo trình Kỹ thuật cắt may cơ bản - Nghề: May thời trang (Trung cấp) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
105 p | 69 | 16
-
Giáo trình Kỹ thuật may 2
44 p | 89 | 14
-
Giáo trình Kỹ thuật may (Ngành/nghề: Công nghệ may – Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
138 p | 56 | 13
-
Giáo trình Kỹ thuật may II (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
138 p | 16 | 11
-
Giáo trình Kỹ thuật thiết kế, cắt, may váy áo váy (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Đà Nẵng
39 p | 69 | 11
-
Giáo trình Kỹ thuật cơ sở (Nghề: May thời trang - Sơ cấp) - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
77 p | 107 | 10
-
Giáo trình Kỹ thuật may 1
52 p | 48 | 10
-
Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
58 p | 13 | 9
-
Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Nghề: May giày da) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
22 p | 13 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật chuyền (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
11 p | 43 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật may I (Ngành/nghề: Công nghệ may – Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2019)
138 p | 52 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật may (Nghề: Công nghệ may - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Công nghệ TP HCM
138 p | 11 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật may căn bản (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
56 p | 15 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Ngành: Ngành: Sửa chữa thiết bị may - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
84 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn