intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

Chia sẻ: Phung Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

492
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1.Tổng quan tình hình nuôi thủy sản nước ngọt Chương 2.Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi các loài cá có giá trị kinh tế ở vùng ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT MÃ SỐ: TS 325 BIÊN SỌAN: DƯƠNG NHỰT LONG NĂM. 2003
  2. MỤC LỤC ---------------- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT 1 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁC LÒAI CÁ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 19 1. CÁ TRA 19 2. CÁ BASA 30 3. CÁ VỒ ĐÉM 35 4. CÁ BÓNG TƯỢNG 39 5. CÁ TAI TƯỢNG 49 6. CÁ RÔ PHI (CÁ ĐIÊU HỒNG) 54 7. CÁ CHÉP 63 8. CÁ MÈ VINH 74 9. CÁ MÈ TRẮNG 77 10. CÁ TRÔI ẤN ĐỘ 83 11. CÁ HƯỜNG (CÁ MÙI) 87 12. CÁ LÓC 89 13. CÁ LÓC BÔNG 96 14. CÁ TRÊ LAI 102 15. CÁ RÔ ĐỒNG 108 16. CÁ SẶC RẰN 118 17. LƯƠN 123 18. CÁ THÁT LÁT 128 CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÂM CANH 132 CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN KẾT HỢP 145 CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT NUÔI CÁ MẶT NƯỚC LỚN 184 CHƯƠNG 6: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN PHÒNG TRỊ CHO CÁ NUÔI 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO 195 - 200
  3. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT I. LỊCH SỬ PHÁT TRỈÊN CỦA NGHỀ NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT Lịch sử phát triển của nghề nuôi thủy sản nước ngọt trên thế giới được ghi nhận ở các nước của các Châu lục cách đây hàng ngàn năm. Nguồn lợi và sản phẩm thủy sản mang lại từ các họat động nuôi, bảo vệ và khai thác hợp lí từ con người đã đóng góp rất tích cực vào sự an tòan về nhu cầu thực phẩm cho con người trên khắp các Châu lục. 1. Phát triển thủy sản của các nước ở khu vực Châu Á Các tài liệu lưu trử ở các nước cho thấy rằng, nghề nuôi trồng thủy sản được ghi nhận xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc, cách đây ít nhứt 2.500 năm. Theo Ling (1977) sự kiện nầy được biết đến thông qua quyển sách viết về “ Nghệ thuật nuôi cá ” của tác giả Fan Lei vào khỏang 500 năm trước công nguyên (494 BC). Sau nầy, các tác giả Chow Mit với bài viết về Kwet Sin Chak Shik vào năm 1243 (AD) sau công nguyên và Heu trong cuốn sách “A Complete Book of Agriculture” năm 1639 sau công nguyên mô tả chi tiết cách thức thu giống cá Chép trên sông, phương pháp ương cá trong ao đã minh chứng cho sự hình thành và phát triển lâu đời của nghề nuôi thủy sản ở Trung Quốc nói riêng và Châu Á nói chung. 2. Phát triển thủy sản ở Châu âu Ghi nhận về sự phát triển của nghề nuôi thủy sản ở Châu Âu có từ thời Trung cổ và cũng có thể nói, lâu đời nhứt, xa xưa nhứt phải đề cập đến sự hình thành và phát triển của việc thả nuôi cá chép trong các ao nuôi nước ngọt cùng sự phát triển của nghề nuôi thủy sản ở các vùng ven biển, bắt đầu với sự hình thành các trại nuôi Hầu (Oyster) bởi người Romans, Hy lạp và sau nầy mở rộng cho nhiều đối tượng nhuyễn thể khác với các cách nuôi tương tự tiếp tục phát triển. Sự kiện nầy còn được ghi nhận qua tài liệu đề cập và mô tả của Aristotle về chi tiết các trại nuôi Hầu (Oyster) của người Hy Lạp có từ 100 năm trước công nguyên. Quá trình hình thành và phát triển của nghề nuôi thủy sản ở Châu Âu sau nầy còn gắn liền với các họat động nuôi cá rô phi (Tilapia), cá Chép (Common carp) trong các ao nuôi nước tỉnh ở nhiều nước Châu âu, các họat động nuôi nầy rất có ý nghĩa xã hội và là sản phẩm thường được sử dụng nhiều trong các dịp lễ hội đặc biệt như lễ giáng sinh ở Pháp, Đức, Nauy, Đan Mạch và Ý. Sau nầy, trong quá trình phát triển, người Anh cũng đã giới thiệu cá Trout cho người nuôi ở vùng Châu Á và Châu Phi, phát triển chủ yếu cho mục đích thể thao. 3. Phát triển thủy sản ở Châu Mỹ Bắt đầu từ thế kỉ thứ 18, thông qua 2 loài cá đặc trưng là Salmon và Trout với sự hình thành các trại sản xuất giống đã ghi nhận được sự phát triển của nghề nuôi thủy sản ở châu Mỹ và chủ yếu ở Bắc Mỹ, sau đó phát triển mở rộng đến Nam Mỹ. Hiện tại, có thể nói nghề nuôi thủy sản của nhiều nước ở Châu Mỹ phát triển rất mạnh với đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao. 1
  4. 4. Phát triển thủy sản ở Châu Phi Quá trình phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt ở Châu Phi được ghi nhận đầu tiên qua các bức tranh bằng đá, biểu hiện các họat động nuôi cá rô phi cho thấy, nghề nuôi thủy sản nước ngọt xuất hiện ở Ai cập cách đây 2.000 năm trước công nguyên. Bên cạnh đó, các dấu tích chứng minh cho sự phát triển của ngành nghề còn thể hiện thông qua họat động nuôi thủy sản được phát hiện, ghi nhận trong các quyển kinh thánh. Sau nầy, cùng với sự tồn tại, phát triển cũng như sự lan tỏa của lòai cá rô phi đến nhiều quốc gia, đặc biệt đối với các nước vùng nhiệt đới, cá rô phi đã trở thành đối tượng nuôi rất phổ biến trong các loại hình thủy vực, đồng thời các giải pháp kỹ thuật và năng suất nuôi thu họach đã góp phần cải thiện đáng kể điều kiện thu nhập cho người dân nghèo ở các nước đang phát triển. Thông thường họat động nuôi thủy sản hình thành và phát triển thường gắn liền với 2 vùng sinh thái căn bản sau đây • Nuôi thủy sản nội địa (Inland Aquaculture) Nhiều tài liệu cho rằng họat động nuôi thủy sản nội địa bắt nguồn từ Trung Quốc, một số tài liệu khác thì cho rằng nghề nuôi thủy sản ở Miến Điện và Nepal được hổ trợ phát triển cách đây khỏang 20 – 50 năm. Trong hầu hết các nước vùng Đông Nam Châu Á, sự tăng trưởng của nghề nuôi thủy sản có ý nghĩa xã hội hơn 30 năm qua, mặc dù cá chép vẫn là đối tượng nuôi chính ở hầu hết các nước, nhưng cá rô phi lại là lòai cá được ưa thích và được giới thiệu rộng rãi cách đây hơn 50 năm. • Nuôi thủy sản ở vùng triều (Coastal and Marinculture) ™ Nghề nuôi cá Măng ở vùng nước lợ của đảo Java ở Indonesia đã có cách đây từ 600 – 800 năm ™ Sự quãng bá, giới thiệu các đối tượng nuôi, sản phẩm thủy sản thường được các nhà buôn Trung Quốc thực hiện. ™ Nghề nuôi cá Măng ở Phillipines cũng được ghi nhận cách đây hằng trăm năm, nhưng không có tài liệu ghi nhận, hay chứng minh cụ thể. ™ Có nhiều bằng chứng cho thấy, họat động nuôi ghép các đối tượng nuôi thủy sản ở các ao, hồ chứa nước thường được thực hiện bởi các ngư dân Trung Quốc. ™ Đối với nghề nuôi trồng Rong Biển xuất hiện cách đây khỏang 400 năm và nghề nuôi các lọai động vật thân mềm xuất hiện cách đây khỏang hơn 300 năm ở Nhựt Bản. II. HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI THỦY SẢN THẾ GIỚI 1. Hiện trạng nghề nuôi thủy sản thế giới Sự phát triển của nghề nuôi thủy sản phải được khẳng định trong mối quan hệ với tổng sản lượng thủy sản trong vùng, khu vực và trên tòan cầu. Theo tổng kết của FAO năm 2000. Sản phẩm thủy sản tòan cầu thông thường được chia làm 6 nhóm 1. Nhóm cá biển (Marine fish) 2. Nhóm cá (Diadromous) 3. Nhóm cá nước ngọt 2
  5. 4. Nhóm giáp xác 5. Nhóm động vật thân mềm 6. Nhóm rong biển Cho đến nay, sản lượng sản phẩm biển vẫn là nguồn lợi thủy sản được tin tưởng là nguồn cung cấp thực phẩm không giới hạn từ họat động khai thác tự nhiên. Tất nhiên, cũng cần lưu ý rằng, khi mở rộng khai thác nguồn lợi thủy sản biển, rất cần quan tâm đến sự khai thác và bảo vệ hợp lí nguồn lợi, làm nền tảng cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu khai thác ổn định lâu dài. Thông thường sản lượng khai thác thủy sản biển có thể phân chia theo các giai đọan phát triển như sau 1. Giai đọan tăng trưởng nhanh, sản lượng trên 20 tấn, năm 1940 đến 60 triệu tấn, năm 1970 (tăng gấp 3 lần) 2. Giai đọan tăng trưởng chậm từ năm 1970 – 1989, khi đỉnh tăng trưởng của họat động khai thác đạt 90 triệu tấn. 3. Giai đọan sản lượng nuôi thủy sản tăng gấp đôi trong những năm của thập kỷ 1975 – 1984 và tiếp tục tăng trong những năm 1984 – 1992. 4. Giai đọan không tăng trưởng và trong thực tế có biểu hiện giãm sút về sản lượng khai thác, xuất hiện từ năm 1988 – 1992. Sản lượng khai thác thủy sản thông thường chiếm hơn 90 % tổng sản lượng thủy sản, nhưng giá trị nầy biểu hiện sự giãm sút, vì theo thống kê năm 1992, tòan cầu chỉ chiếm 81 % sản lượng, trong khi đó ở khu vực châu á, sản lượng của các nước chỉ chiếm tổng cộng 67 %. ™ Sản lượng khai thác thủy sản của các nước ở khu vực Châu Á Sản lượng nuôi thủy sản của các nước vùng Châu Á thông thường chiếm khỏang 88 % tổng sản lượng thủy sản tòan cầu. Trong đó + Finfish 48 % + Seaweeds 31 % + Mollusca 16 % + Crustacea 05 % Có thể nói ở khu vực Châu Á, sản lượng thủy sản của các nước chiếm một tỉ lệ khá cao. Những lí do chính dẫn đến kết quả trên có thể giải thích như sau 1. Hầu hết các nước ở khu vực Châu Á có nền sản xuất dựa vào nền kinh tế nông nghiệp là chính và người dân có nhiều kinh nghiệm trong họat động khai thác nguồn lợi thủy sản. 2. Do các nước ở khu vực Châu Á thường bị áp lực về dân số cao, chiếm 55 % dân số thế giới, trong khi đó diện tích đất có khả năng trồng tỉa chỉ chiếm 30 %. Số liêu cho thấy, bình quân 1 người châu á chỉ có 0.27 ha, còn phần còn lại của thế giới chiếm khỏang 1.6 ha. 3. Khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên. Trong lúc đó chỉ dựa thuần túy vào kinh nghiệm cổ truyền là chính, từ đó làm giảm sút nguồn lợi thủy sản tự nhiên nầy. 3
  6. ™ 10 quốc gia có sản lượng thủy sản nội địa cao nhứt thế giới Bảng 1: 10 quốc gia có sản lượng thủy sản nội địa cao nhứt thế giới Quốc gia Sản lượng năm 1998 So với thế giới (Tấn) (%) Trung Quốc 2.280.000 28.5 India 650.000 8.1 Bangladesh 538.000 6.7 Indonesia 315.000 3.9 Tanzania, United Rep. 300.000 3.7 Russian Federation 271.000 3.4 Egypt 253.000 3.2 Uganda 220.000 2.8 Thailand 191.000 2.4 Brazil 180.000 2.3 Nguồn: FAO năm 2000 Trung Quốc là một trong nhiều nước dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng thủy sản ở khu vực châu Á, với 61 % tổng sản lượng tòan cầu và 54 % tổng sản lượng ở khu vực châu Á. Thống kê số liệu cho thấy có khỏang 50 % các nước ở khu vực Châu Á sản xuất hơn 1 kg cá/đầu người/năm. Sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt chiếm ưu thế ở các nước châu á, đặc điểm nầy được thể hiện rõ qua số liệu sau đây 1. Cá nước ngọt chủ yếu (do quốc gia không có biển) bao gồm các quốc gia như Lào và Nepal. 2. Thành phần tôm cá nước ngọt là chính, bao gồm Bangladesh, Cambodia, India, Myanmar, Pakistan và Việt nam (do các nước nầy tiêu thụ cá nước ngọt là chính). 3. Thành phần tôm cá nước lợ mặn là chính bao gồm các nước như Japan, Korea, Malaysia và Singapore. 4. Thành phần hổn hợp giữa nước ngọt và lợ, mặn là chính bao gồm China, Thailand, Taiwan, Hongkong, Indonesia, Philippines (có 2 vùng sinh thái căn bản). 5. Srilanka: Thông qua họat động khai thác, đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm cá nước ngọt là chính, tuy nhiên gần đây cũng phát triển nuôi tôm. 2. Tiềm năng phát triển nghề nuôi thủy sản thế giới Sự cần thiết phát triển nghề nuôi thủy sản phải được khẳng định trong mối liên hệ với họat động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong các loại hình thủy vực. • Khai thác nguồn lợi thủy sản ở loại hình thủy vực Stagnant Sản lượng khai thác nguồn lợi thủy sản ở lọai hình thủy vực Stagnant có xu hướng giãm dần trên bình diện tòan cầu. Sự gia tăng dân số dẫn đến tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản trong các lọai hình thủy vực và sự sút giãm về điều kiện môi trường. Sự khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản sẽ tạo điều kiện cho con người có được sản lượng khai thác thủy sản tốt nhứt và tối ưu nhứt. 4
  7. • Thỏa mãn nhu cầu cung và cầu Có sự tính toán cho nhu cầu an tòan thực phẩm thủy sản đến năm 2005 trên tòan cầu/năm (1994) khỏang 60 triệu tấn. Sự tính tóan nầy thường dựa trên cơ sở 1. Kế họach về sản lượng khai thác nguồn lợi thủy sản trên tòan cầu 2. Duy trì và phải ổn định tình hình gia tăng dân số 3. Tiêu thụ sản phẩm thủy sản cả năm bình quân 13.5 kg/capita/năm. Kết quả nầy cho thấy sản lượng nuôi thủy sản đến năm 2005 sẽ là sản lượng nuôi thủy sản hôm nay nhân với 3 lần nhiều hơn. 4. Nhu cầu của con người tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày càng gia tăng • Tỉ lệ tăng trưởng của nghề nuôi thủy sản Nhìn một cách tổng thể cho thấy, sản lượng lương thực tăng nhanh theo sự gia tăng dân số trong hơn 1 thập kỉ vừa qua Sự tăng trưởng của nghề nuôi thủy sản đạt ở mức 10 % / năm, cho thấy sẽ nhanh hơn về sự gia tăng về sản lượng lượng thực. • Sự thách thức của nghề nuôi thủy sản Theo tính tóan của Scavas (1994) nếu có sự tăng trưởng của nghề nuôi thủy sản cho thấy, có sự gia tăng về sản phẩm thủy sản để duy trì, đồng thời tăng nhanh sản lượng cũng như vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Thông thường để làm tăng sự tăng trưởng của nghề nuôi thủy sản cần: 1. Xây dựng mô hình nuôi thủy sản thích hợp và hiệu quả cho người dân nghèo 2. Thực hiện mô hình nuôi theo đúng các yêu cầu về kỹ thuật 3. Tậng dụng tối đa nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp điều kiện sẳn có ở nông hộ 4. Hòan thiện và không ngừng cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm các mô hình nuôi thủy sản chuyên canh và kết hợp. 5. Quản lí tốt mô hình nuôi thủy sản, đặc biệt là vấn đề về tình trạng sức khỏe của thủy sinh vật trong các mô hình nuôi. 6. Tăng diện tích sản xuất cho nghề nuôi thủy sản phát triển 7. Tăng năng suất, sản lượng và giá trị nuôi thủy sản trên một đơn vị sản xuất 8. Chất lượng và vấn đề an tòan sản phẩm thủy sản. III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT VIỆT NAM Với diện tích có khả năng phát triển nuôi thủy sản trong cả nước là 1,7 triệu ha, trong đó cá ao có diện tích nhỏ là 120.000 ha, hồ chứa, mặt nước lớn 340.000 ha và ruộng lúa có khả năng nuôi thủy sản là 580.000 ha, hiện nay nuôi thuỷ sản nước ngọt đã đóng góp một phần quan trọng trong ngành thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản, 1999). Tuy nhiên trước thế kỷ 20 nghề nuôi thuỷ sản ở nước ta gần như chưa phát triển. Mãi đến những năm của thập kỷ 30, nghề nuôi thuỷ sản và chủ yếu là nuôi thuỷ sản nước ngọt mới thực sự bắt đầu hình thành và tập trung ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Từ đó đến nay nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt không ngừng phát triển. Việc mở rộng diện tích nuôi, đa dạng hoá mô hình nuôi, đối tượng nuôi, di nhập và thuần hoá nhiều đối tượng kinh tế đã góp phần nâng cao hiệu quả của nghề nuôi cá nước ngọt nước ta. 5
  8. Vào nửa đầu thế kỷ XX, việc nuôi cá nước ngọt chủ yếu phát triển và phổ biến ở khu vực Miền Bắc. Điều này có lẽ do nguồn cá tự nhiên có phần hạn chế, trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng theo nhịp độ phát triển dân số, đây có lẻ là một trong số các nguyên nhân chính thúc đẩy cư dân Miền Bắc khởi đầu với nghề chăn nuôi – thủy sản này. Cho đến thập niên 1930, nuôi cá nước ngọt đã trở thành nghề lan rộng khắp các tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, thậm chí đến cả những khu vực miền núi phía tây và phía bắc. Sự mở rộng phạm vi nuôi cá và số lượng ao hồ thả cá ngày càng tăng lên không ngừng có liên quan mật thiết đến một bộ phận cư dân chuyên nghiệp trong nghề thu vớt và nuôi cá giống con từ tự nhiên. Hàng năm vào khoảng tháng 5, các loài cá thường đẻ trứng trong các vùng thượng nguồn sông Hồng và các chi lưu của nó. Trứng cá bám vào bờ nước, dính vào những rong rêu, cây cỏ thủy sinh nở thành cá con và bị nguồn nước cuốn trôi về phía hạ nguồn, những người chuyên thu vớt cá con chỉ việc đem dụng cụ ra bờ sông để thu hoạch. Các loài cá thu vớt được ở miền Bắc trong thời kỳ này xếp theo thứ tự quan trọng là: Cá mè (Hypophtalmychtys), Cá trôi (Cirrihina molitorella), Cá chầy (Squaliobarbus curriculus), Cá chép (Cypinus carpio),Cá vền (Parabramis bramula),Cá mương (Hemiculter leucisculus). Các loại cá con vớt được thường có chiều dài khỏang 0,4 - 0,5 cm. Cá con được chuyển đến những hồ nuôi cá. Ngay từ thời kỳ này người dân đã biết chuẩn bị ao hồ từ trước như: tháo khô nước và tìm cách diệt hết các loài cá, loài cua. Sau một vài ngày, người ta lại cho nước vào một cách cẩn thận bằng việc ngăn bằng một loại lưới dày để chặn các loài thuỷ tính có hại cho cá con. Nước trong ao hồ được làm giàu chất dinh dưỡng thêm bằng cặn bã từ chuồng lợn, kén tằm và phân người. Mật độ thả cá thường không theo một chuẩn mực nào cả, thông thường khoảng một gánh cho một sào Bắc bộ (360 m2), hoặc 5 mớ khoảng chừng 50.000 con cá giống cho một sào. Thức ăn cho cá được thay đổi thường xuyên, chủ yếu là dùng phân heo (mười gánh phân cho một sào), phân người và những đồ cặn bã. Cây cỏ thực vật cũng được sử dụng bằng cách bó từng nắm và cho xuống hồ phổ biến là cây mái dầm hay so đủa. Suốt nhiều tuần, người ta quậy bùn liên tục để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá con hấp thu tốt những thành phần dinh dưỡng có trong ao hồ. Tại vùng núi phía Bắc, người Thổ có một phương pháp nuôi cá khá lý thú trong các ruộng lúa. Vào tháng 5, họ đem cá chép con đổ vào các ruộng lúa đã be bờ, và đề phòng bằng cách đào ở góc ruộng lúa thành một cái hốc sâu làm nơi ẩn náu mát mẻ cho cá vào mùa khô, và là nơi chúng tập trung lại khi họ rút cạn nước trong ruộng để bắt cá. Nghề nuôi cá nước ngọt ở Bắc bộ thật sự phát triển rộng rãi và tạo một khối lượng sản phẩm đáng kể khi người nuôi cá chủ động chọn lọc các loài cá có giá trị để nuôi, điều chỉnh mật độ thả cá thích hợp để cá có điều kiện phát triển tốt nhất., mở mang việc chăn nuôi cá trên những vùng ngập nước rộng lớn vào mùa mưa, đặc biệt là ở các ruộng lúa. Tại miền Trung, việc nuôi cá nước ngọt không mấy phát triển, ngoại trừ một vài khu vực ở Thanh Hoá còn chịu ảnh hưởng, kinh nghiệm của nghề nuôi thủy sản ở miền Bắc Việt nam phát triển. Ở miền Nam, sự phong phú về nguồn lợi thủy sản trong các vực nước tại chỗ và số lượng cá dồi dào từ Campuchia đổ về thường xuyên là nguyên nhân khiến cho nông dân không cần nghĩ đến việc đào ao, hồ hay mương vườn để thả cá. Mãi đến những năm 1940, khi nguồn cá này ngày càng có xu hướng giảm thấp và số lượng cư dân liên tục gia tăng, ở đây mới bắt đầu thịnh hành với nghề nuôi cá nước ngọt. Hàng năm, vào khoảng tháng 6, cá tra bột, hương và giống (Pangasius hypothamus) từ biển hồ ở Cambodge trôi về, thì cư dân ven bờ sông Mê kông vùng giáp biên giới Việt Nam - Cambodge chuyên làm nghề vớt cá và nuôi cá giống bắt đầu hoạt động. Lúc bấy giờ, tại các ao, hầm nuôi cá ở miền Nam, người ta cũng tiến hành những bước chuẩn bị như ở Bắc bộ. Thức ăn của cá tra chủ yếu cũng là chất thải từ 6
  9. chuồng heo và phân người. Việc phát triển nghề nuôi cá tra ở miền Nam đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính yếu của người Việt có mặt trên thị trường quanh năm. Ngoài cá tra, ở Nam bộ lúc bấy giờ cũng có nuôi một vài loài cá nước ngọt khác, như cá vô đém, cá chép, cá rô phi, tai tượng và hường….. Nhìn chung, đến giữa thế kỷ XX, nghề nuôi cá nước ngọt cũng chỉ phát triển nhiều ở miền Bắc, còn ở miền Nam chỉ mới bắt đầu với những bước đi chập chững. Trong khi đó ở khu vực miền Trung xem như vẫn chưa có sự đổi thay nào đáng kể trong tiến trình hình thành nghề nuôi cá ở Việt Nam. Sự phát triển thiếu đồng bộ đó một phần do khác nhau về điều kiện địa lý, vùng sinh thái thủy sinh vật và dân số..., khác nhau về tập quán sinh hoạt, họat động sản xuất nông nghiệp, họat động kinh tế và đời sống (Tiến, 1996) chi phối. ™ Nghề nuôi cá nước ngọt Việt nam từ năm 1954 -1975 Từ ngày miền Bắc được hòan toàn giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nghề nuôi cá đã được Đảng và nhà nước quan tâm khuyến khích và chỉ đạo nên ngày càng phát triển với bước đi cụ thể. Nghề vớt cá bột trên sông Hồng vẫn tiếp tục phát triển và cung cấp nguồn cá giống chủ yếu cho nghề nuôi cá nước ngọt ở miền Bắc.Các loài cá bột chủ yếu được vớt là cá mè, trôi, trắm, cá trăm đen, cá cháy, cá vền, tuy nhiên 3 loài cá nuôi chủ yếu là cá mè, cá trôi, cá trắm.. nhờ học tập kinh nghiệm của các nhà khoa học Trung quốc, các nhà khoa học Việt nam đã tìm ra bãi đẻ của cá trôi trên Sông Thao. Năm 1957 nhân dân đã vớt được 757.540 ngàn cá bột, năm 1958 là 898.610 ngàn và sang năm 1959 là hơn 1,135 triệu con (Lê văn Đán, 1960). Cùng với nghề vớt cá bột, nghề ương cá giống cũng không ngừng được cải tiến để nâng cao tỷ lệ sống của cá bột. Sản lượng cá thịt trong thời gian này cũng ngày càng được gia tăng. Sản lượng năm 1957 là 7.620 tấn, năm 1958 là 10.140 tấn, đến năm 1959 là 12.870 tấn (Lê văn Đán, 1960). Tính đến năm 1974, diện tích được thả nuôi cá nước ngọt đã đạt trên 122.000 ha, khắp cá xóm thôn miền Bắc, các vùng kinh tế từ đồng bằng đến miền núi, nói chung nơi nào có ao hồ, ruộng trũng đều ít nhiều đã nuôi cá. Đã có 7.000 hợp tác xã tổ chức nuôi cá và nghề này trở thành nghề chính trong trong sản xuất nông nghiệp, vì thế yêu cầu con giống cũng gia tăng (Nguyễn Thành Tài, 1975). Để đáp ứng nhu cầu về con giống các cơ sở xuất cá giống ở miền Bắc đã sản xuất cá giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Cá mè hoa (Aristichtys nobolis) đã được cho đẻ thành công vào năm 1963 -1964. Kết quả nầy được nhân rộng và sau nầy đã cho đẻ được hàng trăm triệu các loài cá có giá trị kinh tế (Nguyễn Thành Tài, 1975). Ngoài việc nghiên cứu và sản xuất thành công một số loài cá nước ngọt. Việc di nhập, thuần hóa và lại tạo các loài cá nuôi cũng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Loài cá đầu tiên được nhập vào miền Bằc nước ta là cá rô phi đen (Orochromis mossambicus) năm 1951 từ Indonesia. Đây là loài cá ăn tạp dễ nuôi và là một trong những loài cá cá có tốc độ thuần hóa nhanh. Cá rô phi đen là loài cá đã góp phần phát triển nghề nuôi cá, tạo năng xuất và sản lượng cá nuôi đáng kể vào những năm 60 và nửa đầu thập kỷ 70 ở miền Bắc (Bộ Thuỷ sản, 1996). Đến năm 1973, cá rô phi vằn (Orochromis niloticus) có kích thước lớn hơn cá rô phi đen đã được nhập từ Đài Loan. Cá mè trắng Hoa Nam (Hyphophththal michthys molitrix) nhập từ Trung quốc vào năm 1964 và cho sinh sản thành công cung cấp giống cho người nuôi. Đến năm 1971-1972 hai dòng cá chép được nhập từ Hungari (Bộ Thuỷ sản, 1996). So với cá Chép Việt nam cá chép Hung có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn. Ngòai việc sản xuất giống cung cấp cho người nuôi, ở thời kỳ này, các nhà quản lý, các nhà khoa học Viện nam đã bắt đầu quan tâm đến việc phục hồi và phát triển nguồn lợi tự nhiên. Năm 1967, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1 đã thả hàng chục ngàn con cá Mè hoa, Trắm cỏ cỡ 100 - 200 gram ra Sông Hồng và cho tới nay hai loài này đã được thần hóa 7
  10. và phát triển ổn định. Cá lớn nhanh, phát tán rộng và đã để tự nhiên trên sông (Bộ Thuỷ Sản, 1996). Mặc khác, để nâng cao hơn nữa hiệu quả nuôi cá, các nhà khoa học trong thời kỳ này đã có nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu, mật độ, tỷ lệ ghép các loài cá trong ao nuôi nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên hiện diện trong các lọai hình thủy vực. Các hình thức nuôi cá ao, cá ruộng, cá nước chảy, nước tĩnh, nuốc thải cũng đã được nghiên cứu. Vấn đề thức ăn cho cá trong thời kỳ này tập trung nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền phù hợp với từng địa phương nhằm tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp. Các nghiên cứu về sử dụng và gây nuôi thức ăn tự nhiên, nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ ứng với các giai đoạn phát triển của cá trong ao nuôi cũng được quan tâm nghiên cứu. Song song với việc cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất cá nuôi, việc phòng và trị bệnh là một mắt xích không thể thiếu. Trong thời kỳ này các nghiên cứu về bệnh do ký sinh trùng gây nên và cơ bản đã được giải quyết. Cách phòng ngừa và thuốc trị bệnh đơn giản và mọi nơi đều có thể áp dụng (Trung tân nghiện cứu thuỷ sản nội địa, 1983) Trong khi đó, ở miền Nam vào thời kỳ này nghề nuôi cá nước ngọt vẫn chưa thực sự phát triển. Nguồn lợi cá nước ngọt chủ yếu vẫn là nguồn cá đồng (cá Lóc, cá rô đồng, cá trê vàng, cá sặc rằn, cá Thát lát …). Sản lượng cá đồng trong thời kỳ này khoảng 50.000 - 64.000 tấn/năm. Mô hình nuôi cá ao, đối với cá tra vẫn là mô hình nuôi cá nước ngọt chủ yếu. Toàn miền Nam có khoảng 21 trại sản xuất cá giống cá với sản lượng cá giống từ 1.200.000 - 2.000.000 con/năm (Nha ngư nghiệp, 1968). Có thể nói, nghề nuôi cá nước ngọt đáng kể nhất ở miền Nam vào thời kỳ này là nghề nuôi cá bè. Nghề nuôi cá bè được nhập vào miền Nam từ những năm 1960 tại các vùng phụ cận thị xã Châu đốc (An Giang) sau đó phát triển dần lên đế năm 1968-1969 ở các vùng Châu đốc, Châu Phú, Phú Châu, Chợ Mới (An giang) và một số khu vực thuộc miền Đông Nam bộ, như Đồng Nai (Pantulu, 1979). Đến năm 1974 số lượng bè nuôi đạt trên 7000 cái. Các đối tượng thả nuôi chính là cá Basa (Cá Bụng), cá Vồ, cá Chài, cá He, cá Lóc bông. Năng suất đạt 5 tấn/bè/năm (Phạm Hữu Đức và Trần Trương Lưu, 1989), trong đó cá Mùi (Helostoma temminski) là loài cá duy nhất được nhập vào miền Nam trước ngày giải phóng. Lúc đầu, cá được nhập vào làm cá cảnh, nhưng sau đó cá sinh sản dễ dàng trong ao, mương vườn và ruộng lúa, cá lớn nhanh nên chúng nhanh chuyển thành đối tượng nuôi ở các tỉnh Nam bộ (Bộ Thuỷ Sản, 1996). Từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, nghề nuôi thủy sản đã được Đảng và nhà nước quan tâm. Nghề nuôi thủy sản nuôi thủy sản nước ngọt không ngừng phát triển và phát triển mạnh từ năm 1980 đến nay. Tương ứng với sự gia tăng về diện tích nuôi, sản lượng cá đã không ngừng được nâng cao. Sản lượng cá và thủy sản (không tính tôm) nội địa năm 1987 là 226.015 tấn, năm 1992 là 303.000 tấn. Sản lượng cá nuôi ở miền Bắc không ngừng tăng trong những năm 1986 -1990. Theo thống kê của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản năm 1990, sản lượng cá nuôi nuớc ngọt ở các tỉnh phía Bắc là khoảng 42.393 ngàn tấn. Trong đó cá ao hồ nhỏ là 32.790 tấn (77,34 %), cá ruộng 3.550 tấn (8,37 %), cá mặt nước lớn 3.671 tấn (8,65 %), cá lồng bè 274 tấn (0,67 %). Sản lượng cá nuôi gấp 39 - 40 lần sản lượng cá tự nhiên. 8
  11. Bảng 2: Sản lượng cá nuôi nội địa và thuỷ sản khai thác vùng Đồng Bằng Sông Hồng Năm Tổng số (tấn) Thủy sản nội địa (tấn) (%) 1986 81.595 35.497 43,50 1987 84.993 36.050 42,41 1988 84.354 37.198 44,09 1989 85.251 45.782 53,70 1990 82.873 42.393 51,15 Trung bình 83.813 39.384 46,99 Ở miền Nam, sản lượng sản lượng cá nuôi năm 1986 là 79.560 tấn, trong đó cá ao hồ là 37.270 tấn, cá ruộng trũng, 15.100 tấn và cá lồng bè đạt 5.741 tấn. Bảng 3: Cơ cấu sản lượng thuỷ sản nội địa ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 1986 (Theo Viện Kinh Tế và quy hoạch thuỷ sản 1990) Cơ cấu sản lượng theo vực nước Cơ cấu sản lượng thuỷ sản nội địa TT Các tỉnh Cá ao Cá Cá lợ Cá bè Tổng sản Cá nuôi Cá tự nhiên ruộng lượng (tấn) (tấn) (tấn) 1 Tiền Giang 4.400 714 750 - 15.000 5.864 9.136 2 Bến Tre 5.000 256 750 - 10.000 6.006 3.994 3 Cửu Long 6.200 1.500 6.203 - 32.000 13.903 18.097 4 Hậu Giang 5.650 1.270 4.600 - 21.000 11.520 9.480 5 Minh Hải 5.520 4.600 450 - 5.000 3.650 1.350 6 Kiên Giang 1.000 2.200 600 - 12.000 3.960 8.040 7 Long An 3.200 160 8.100 - 23.000 18.216 4.780 8 An Giang 4.000 800 - 5.521 28.000 10.321 17.679 9 Đồng Tháp 2.300 3.600 - 220 16.400 6.120 10.280 Tổng Cộng 37.270 15.100 21.453 5.741 162.400 79.560 82.836 Tỉ Lệ % 46,8 18.9 27,0 7,3 100 49,0 51,0 Đến năm 1999 tính riêng cá nuôi nước ngọt, sản lượng cả nước đạt 386.000 tấn (Bộ thủy sản, 2000). Đây là một bước tiến nhảy vọt về hiệu quả sản xuất của nghề nuôi cá nuớc ngọt đối với ngành thủy sản, góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu cũng nhu cung cấp nguồn thực phẩm cho cả nước. VI. NUÔI THỦY SẢN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ở vùng ĐBSCL ™ Chế độ nhiệt Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 26.5 - 27 0 C. Tháng lạnh nhứt xuất hiện từ tháng 12 - 1 năm sau, với 9
  12. nhiệt độ trung bình từ 23 – 25 0 C. Tháng nóng nhứt xuất hiện từ tháng 3 - 4, nhiệt độ dao động từ 32 – 33 0 C. (Niên giám thống kê Việt nam, 2000). ™ Chế độ mưa Chế độ mưa thay đổi theo mùa và vùng địa lí, vũ lượng mưa trung bình ở vùng ĐBSCL là 1.600 mm. Ở phía tây nam, vũ lượng dao động từ 2.000 - 2.500 mm. Vùng trung tâm ĐBSCL vũ lượng trung bình từ 1.200 - 1.500 mm. Vào mùa mưa (Tháng 5 - 10), vũ lượng chiếm khỏang 90 - 94 %, nhưng ngược lại vào mùa khô, vũ lượng chỉ chiếm khỏang 6 - 10 % (Tháng 11 năm trước - tháng 4 năm sau). ™ Đặc điểm thủy văn ở vùng ĐBSCL Mực nước ở vùng ĐBSCL thường bị ảnh hưởng bởi dòng chảy của sông Cửu Long, bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhựt triều không đều (Biển đông) và nhựt triều không đều (Biển tây). Vào mùa mưa, kết hợp dòng chảy trên sông Củu Long, lưu lượng có thể đạt tới 40.000 m3/sec. Hàng năm, ở vùng ĐBSCL, lũ thường xụất hiện vào mùa mưa từ tháng 8 - 10. Theo Nedeco (1993), vùng ven biển phía tây với biên độ triều dao động tù 0.40 – 1.2 m, ngược lại vùng ven biển phía đông có biên độ triều dao động cao từ 2.50 - 3.50 m. ™ Đặc điểm thỗ nhưỡng ở vùng ĐBSCL Đất ĐBSCL chủ yếu là đất phù sa trẻ, hình thành dọc theo 2 bờ sông Tiền và sông Hậu, nhiễm phèn nhiều ở vùng tứ giác Long Xuyên và vùng cửa Trần Đề. Đặc điểm thỗ nhưỡng của vùng được mô tả chi tiết bởi Giáo sư Võ Tòng Xuân và Matsui, 1998 • Đất phù sa: xuất hiện dọc theo 2 bên bờ sông Tiền và sông Hậu, chiếm một tỉ lệ diện tích khỏang 1.100.000 ha, tỉ lệ khòang 28 %. Vùng đất nầy thì thích hợp cho việc trồng lúa. • Đất nhiễm phèn: chiếm diện tích khỏang 1.590.000 ha, tập trung chính ở vùng Tứ giác Long xuyên. Có 2 lọai đất nhiễm phèn (1) đất lợ mặn và nhiễm phèn, xuất hiện nhiều ở vùng ven biển và (2) Đất nhiễm phèn tìm thấy nhiều ở vùng tứ giác Long xuyên. Diện tích đất nhiễm phèn chiếm khỏang 1.080.236 ha (28 % vùng ĐBSCL). Độ pH dao động từ 2.26 - 3.54. • Đất nhiễm mặn: tìm thấy nhiều ở vùng ven biển, chiếm diện tích khỏang 808.749 ha (21 %). • Phần diện tích còn lại là đất đồi núi 2. Đặc điểm chung của 7 vùng sinh thái ở ĐBSCL + Vùng 1: Vùng phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu Vùng phù sa ngọt phì nhiêu, chiếm diện tích hơn 900.000 ha. Đây là vùng đất thích hợp cho việc sản xuất lúa, các lọai cây ăn trái nhiều nhứt ở vùng ĐBSCL. + Vùng 2: Vùng phù sa ven biển đông 10
  13. Vùng nầy chiếm diện tích hơn 600.000 ha. Họat động chủ yếu là nuôi trồng thủy sản với các hệ thống sản xuất chuyên canh và kết hợp tùy thuộc vào điều kiện thời tiết (mùa mưa và mùa nắng). + Vùng 3: Vùng bán đảo Cà mau Đây là vùng chiếm diện tích khỏang hơn 800.000 ha, với nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng. Vùng có thời gian ngập mặn, với việc khai thác các đối tượng nuôi thủy sản nước lợ và mặn. Họat động sản xuất lúa, chủ yếu là lúa một vụ vào mùa mưa. + Vùng 4: Vùng Tây sông Hậu Vùng chiếm diện tích khỏang 600.000 ha. Đây là vùng sản xuất chủ yếu lúa gạo, các lọai cây ăn trái và rau màu nổi tiếng ở vùng ĐBSCL. + Vùng 5: Vùng Tứ giác Long Xuyên Vùng chiếm diện tích khỏang 400.000 ha, bị nhiễm phèn, sản xuất chủ yếu là lúa 1 vụ, năng suất thấp, bên cạnh đó cây tràm và bạch đàn là 2 đối tượng được tập trung khai thác, qui họach trồng đạt hiệu quả, lợi nhuận cao nhứt. + Vùng 6: Vùng ngập nước Đồng Tháp mười Đây là vùng chiếm diện tích hơn 500.000 ha, vùng đất bị nhiễm phèn. Họat động canh tác lúa hiện nay có thể tăng lên 2 vụ trong năm, nơi có nguồn nước ngọt phong phú. Phần diện tích còn lại chủ yếu là trồng Tràm và Bạch đàn. Đây là vùng có nguồn lợi cá đồng rất phong phú, sản lượng cao. + Vùng 7 : Vùng đồi núi Đây là vùng chiếm diện tích khỏang 200.000 ha. Chủ yếu là đá tảng và đá vôi xuất hiện nhiều ở Kiên Giang và An Giang. Đây cũng là vùng duy nhứt trồng một số cây ăn trái thích hợp với vùng đồi núi ở ĐBSCL. 3. Hiện trạng và tiềm năng nuôi thủy sản ở vùng ĐBSCL ¾ Hiện trạng nghề nuôi thủy sản vùng ĐBSCL Có thể nói vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm quan trọng, nằm ở phần cực nam của đất nước, có diện tích tự nhiên xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm khỏang 12 % tổng diện tích cả nước. Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng hạ lưu châu thổ Sông Mekong, được xem là vùng trù phú nhứt, không chỉ của Việt nam mà của cả vùng Đông Nam Á. Ở đây có những đặc trưng của một châu thổ thuộc miền nhiệt đới ẩm điển hình. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhứt của cả nước. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của toàn vùng hằng năm chiếm khỏang 40 % tổng giá trị sản xuất. Sản lượng lúa của vùng ĐBSCL chiếm trên 50 % tổng sản lượng lúa và hằng năm đóng góp đến 90 % sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long còn là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhứt của cả nước, sản lượng thủy sản của vùng chiếm khỏang 50 %, diện tích nuôi trồng chiếm khỏang 60 %, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khỏang 65 % và giá 11
  14. trị xuất khẩu thủy sản chiếm đến 51 % của cả nước. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của ngành nuôi thủy sản đạt 2.240.000.000 USD (Thời báo kinh tế, 2004). Sản xuất nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời kỳ đổi mới vừa qua được đánh giá là phát triển tốt, nhứt là ngành hàng sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sàn. Nguyên nhân chính là do ở vùng ĐBSCL đã có sự biến đổi cơ bản của các thành phần kinh tế, trong đó nông dân đã thực sự trở thành đơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và thủy sản, do vậy các hộ đã yên tâm đầu tư thêm lao động, vốn, sử dụng hiệu quả diện tích đất đai, mặt nước nhằm tạo ra thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Gần đây, chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã và đang thực hiện và cũng đã và đang đạt được các kết quả tốt. Tuy nhiên, do họat động sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng là những vấn đề khá rộng và rất phức tạp cả về mặt kinh tế, kỹ thuật và xã hội, có liên quan đến các ngành và hàng triệu nông dân, nên nền nông nghiệp ở ĐBSCL vẩn đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ, thị trường giá cả. Giải quyết đồng bộ các vấn đề nói trên sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển nền nông nghiệp, thủy sản vùng nông thôn ĐBSCL ngày càng bền vững. Từ những năm 80 diện tích nuôi thủy sản đã không ngừng dược mở rộng. Diện tích nuôi trồng thủy sản nuớc ngọt năm 1982 trong cả nước là 213.000 ha, tăng lên 300.000 ha vào năm1992 (Bộ Thuỷ Sản, 1993). Năm 1998 diện tích nuôi cá nước ngọt là 335.900 ha, trong đó ao hồ nuôi cá nhỏ là 82.700 ha chiếm 70% tiềm năng về ao hồ nhỏ, nuôi thủy sản ruộng trũng là 154.200 ha chiếm 26,6%, tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng (Bộ Thuỷ Sản, 1999). Đến năm 2001 diện tích nuôi cá nước ngọt trong cả nước đã tăng lên 408.700 ha (Bộ Thủy sản, 2002). Qua bảng 1 ta thấy diện tích nuôi thủy sản nước ngọt nuớc ta đã không ngừng gia tăng từ những năn 1987 đến nay. Sự phát triển đa dạng mô hình nuôi nước ngọt đã làm cho nhiều diện tích mặt nước hoang hóa trước đây bị bỏ hoang, hoặc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác không hiệu quả đã được chuyển dần sang nuôi thủy sản. Đây là kết quả của cả một sự nổ lực không ngừng của ngành thủy sản Viện nam. Bảng 4: Diện tích nuôi thủy sản ở Việt Nam giai đọan từ năm 1982 - 2001 Diện tích 1982 1987 1992 1998 2001 Tổng diện tích 231.000 400.000 530.000 626500 879500 Nuôi thủy sản nước ngọt 213.360 262.000 325.000 335.900 408.700 Bảng 5: Tiềm năng diện tích mặt nước hữu ích cho nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL Tiềm năng Ao Ruộng lúa Đầm nước lợ Tổng số Diện tích (ha) 24.260 320.000 126.600 470.000 Tỉ lệ (%) 5.2 68 26.8 100 Nghề nuôi thủy sản nước ngọt trong suốt hơn 70 năm qua đã không ngừng phát triển, đặc biệt từ sau năm 1980. Việc đa dạng hóa các mô hình nuôi và mở rộng diện tích đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng sản luợng cá nước ngọt trong cả nước. Nhiều công trình 12
  15. nghiên cứu khoa học có giá trị đã được ứng dụng vào sản xuất. Nhiều loài cá nuôi được di nhập, thuần hóa, lai tạo đã làm phong phú thêm số loài cá nuôi ở nước ta. Với mục tiêu đến năm 2010 là sử dụng hợp lý tiềm năng mặt nước ngọt có, phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt với nhiều hình thức trong các loại hình mặt nước, phát triển nhiều giống loài kinh tế, thâm canh hoá trong nuôi thuỷ sản của ngành thuỷ sản, chúng ta tin rằng nghề nuôi cá nước ngọt nuớc ta sẽ tiếp tục phát triển đạt chỉ tiêu sản lượng cá nuôi đến năm 2010 là 870 ngàn tấn. 1. Phát triển các mô hình nuôi hiệu quả Đa dạng hóa mô hình nuôi là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành thuỷ sản nước ta. Trong suốt thời gian qua ngoài các mô hình nuôi cá nuôi cá quảng canh, quy mô nhỏ, không được đầu tư đúng mức đã được thay thế dần bằng mô hình nuôi cá thâm canh, năng suất cao đã đóng góp quan trọng vào việc làm gia tăng sản lượng cá nước ngọt trong cả nước. 1.1. Mô hình nuôi cá thâm canh và kết hợp trong ao đất Mô hình nuôi cá ao truyền thống vẫn không ngừng được cải tiến theo hướng thâm canh hóa. Mô hình nuôi cá vườn ao chuồng (VAC và VAC-B) mang lại hiệu quả thiết thực và đang được nhân rộng. Năm 1992, năng suất cá nuôi ao ở cá tỉnh phía bắc là 4 tấn/ha thì đến năm 1999 năng suất đã 7 - 9,7 tấn/ ha/vụ. Ở Miền nam, cá tra nuôi ao những năm 90 chỉ đạt khoảng 7 - 8 tấn/ha thì đến năm 1999 một số hộ nuôi cá tra điển hình đã đạt đến 30 - 40 tấn/ha/vụ, có điểm đạt 70 - 80 tấn/ha/vụ, gần đây với mật độ 20 con/m2, năng suất cá Tra nuôi 1 ha diện tích mặt nước có thể đạt 200 tấn. Tính đến năm 1999 cả nuớc đã có 82.600 ha nuôi cá ao hồ nhỏ sản lượng đạt 130.000 tấn (Bộ Thuỷ sản, 1993, 2000, 2001a). Ngoài cá đối tượng nuôi truyền thống như mè, chép, trôi, trắm, cá tra, nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị xuất khẩu cũng đã được đưa vào nuôi như cá bống tượng, cá basa, trê lai, cá rô phi toàn đực, các loài cá đồng như: cá lóc, rô, sặc rằn.... 1.2. Mô hình nuôi luân canh, xen canh cá tôm trong ruộng lúa Nghề nuôi cá ruộng trước đây đã được phát triển ở cả tnước, đặc biệt là cá tỉnh phiá Bắc. Sau ngày miền Nam giải phóng đồng bào Nam bộ cũng đã nuôi cá trong ruộng lúa tập trung ở các vùng thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Các đối tượng nuôi chính là sặc rằn, rô phi, chép, sau đó một số loài khác như mè trắng, mùi, trê lai cũng đã được bổ sung vào nhóm cá nuôi trong ruộng lúa. Năng suất cá nuôi đạt 100 - 350 kg/ha (Phạm Hữu Đức &Trần Trường Lưu, 1989) Thực hiện chủ trương chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng năng suất trên một đơn vị canh tác. Nhiều địa phương trong cả nước xây dựng các mô hình nuôi luân canh, xen canh cá luá. Năng suất bình quân đạt 250 - 400 kg/ha, một số nơi đạt năng suất 1-1,7 tấn/ha (Bộ Thuỷ Sản, 2001) Theo đánh giá của Bộ Thủy sản, việc canh tác luân, xen canh đã đem lại hiệu quả rõ rệt so với hình thức chuyên lúa trước đây. Đặc biệt những vùng ruộng trũng cấy lúa bấp bênh, năng xuất thấp, cải tạo ruộng để nuôi 1 vụ cá hoặc 1 vụ tôm kết hợp với 1 vụ lúa đã không chỉ làm tăng và ổn định năng suất lúa mà giá trị lợi nhuận và thu nhập từ cá, tôm cũng tăng lên đáng kể so với mô hình trồng lúa độc canh trước đây. 13
  16. 1.3. Mô hình nuôi cá lồng bè Nuôi cá lồng, bè đã và đang được phát triển ở nhiều nơi trong cả nước, không chỉ nuôi cá lồng trên sông, còn mở rộng nuôi trên ao hồ chứa. Năm 1992, cả nuớc chỉ mới có khoảng hơn 6.000 ngàn lồng bè nuôi cá. Trong đó ở các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 lồng cá nuôi có thể tích 12 - 24 m3/lồng, tập trung ở các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang. Trên sông Đồng Nai có 270 lồng cá trên hồ Trị an, đối tượng nuôi là cá bống tượng, cá lóc Bông, năng suất bình quân 1-2 tấn/bè. Ở An giang thời gian này có khoảng 700 bè, kích thước 100-150m3/ bè nuôi cá, năng suất bè trung bình 15-20 tấn/nè/năm, bè lớn 100 - 150 tấn cá/năm, sản lượng 7.820 tấn/năm (Bộ Thuỷ sản, 1993) Đến năm 2000 tổng số lồng bè cá nuôi nước ngọt trong cả nước là 16.000, tăng 10 lần so với năm 1994, trong đó khoảng 4.000 lồng nuôi cá trên hồ và 12.000 lồng nuôi cá trên sông. Cá bè lớn nuôi cá basa cá tra xuất khẩu tập trung ở hai tỉnh An giang : 2.550 bè, Đồng tháp 1.874 bè. Nghề nuôi cá lồng trên cá hồ chứa cũng phát triển mạnh ở hồ Thác bà, Dầu tiếng, Trị an... Nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa còn có tác dụng tạo thế ổn định về đời sống xã hội cho nhân dân trong vùng hồ kết hợp giữa khai thác, nuôi cá và bảo vệ vùng hồ (Bộ Thuỷ sản, 2001). Ngoài các mô hình trên, ở cá tỉnh miền núi và tây nguyên nuôi cá ao nước chảy đã trở thành tập quán của các gia đình đồng bào dân tộc. Nhiều nơi có đến hơn 70 - 80 % số hộ gia đình có ao nuôi cá nước chảy, năng suất đạt bình quân từ 1-1,5 tấn/ha (Bộ Thuỷ sản, 2001) 2. Sản xuất giống thủy sản nước ngọt Do diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt ngày càng gia tăng, nguồn giống khai thác từ tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, nên việc tăng cường sản xuất giống nhân tạo là rất cần thiết. Đến năm 2000 cả nước có khoảng 400 cơ sở sản xuất cá giống. Ngoài những thành công về cho đẻ nhân tạo cá loài cá nuôi truyền thống như mè, trắm chép, nhiều loài cá trước đây phải vớt từ tự nhiên đã được cho sinh sản nhân tạo thành công (Bộ Thuỷ sản, 2001a) Thành công lớn nhất phải kể đến là việc sản xuất giống cá Tra, cá basa. Sau một thời gian dài nghiên cứu của các nhà khoa học của Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2 và truờng Đại học Cần thơ, đến năm 1995 việc cho đẻ thành công với số lượng lớn cá tra, cá basa. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc chủ động đàn cá nuôi và hạn chế việc thu vớt cá bột quá mức trên sông, bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên trên sông Mekong (Marc Legendre, 1998). Các loài cá đồng có giá trị kinh tế cao như cá lóc, cá rô, cá thác lác cũng được sinh sản nhân tạo thành công và chuyển giao xuống đến nhiều nông hộ, nhằm tăng cường nguồn giống cá đồng cho các mô hình nuôi. Thử nghiệm cho đẻ nhân tạo và ương nuôi các đối tượng quí hiếm như cá bỗng, cá chiên, cá lăng, cá anh vũ... (Bộ Thuỷ sản, 2001a). 3. Thuần hóa, di nhập cá nước ngọt Để tăng cường số lượng loài cá nuôi cũng như thay thế một số loài nuôi đạt hiệu quả không cao, ngành thủy sản đã quan tâm đến vấn đề thuần hóa và di nhập một số loài cá nuôi vào Việt nam cũng như từ các vùng trong nước. Để cải tiến dòng cá rô phi nhập về từ những năm 50, đến năm 1993 nước ta đã nhập về cá rô phi cá rô phi vằn (Oreochromis.niloticus), rô phi xanh (O. aureus) từ Đài Loan, Thái lan, Philippin, cá rô phi Hồng từ Cu ba và Thái Lan. Đây là những loài cá có kích thước lớn, sinh trưởng tốt trong điều kiện nước ta. Ngoài ra việc công nghệ sản xuất giống cá rô phi toàn đực thành công đã góp phần không nhỏ vào việc nuôi cá rô phi trong cả nước (Bộ Thuỷ sản, 1996) 14
  17. Sau năm 1975, ở miền Nam đã nhập về giống cá Trê phi, đây là loài cá ăn tạp, sinh trưởng rất nhanh, chịu đựng tốt vối điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên do thị hiếu nguời tiêu dùng loài cá này không được phát triển nuôi. Đến năm 1990, việc cho lai tạo thành công giữa cá trê vàng và cá trê phi đã cho ra một đối tượng cá trê lai, có sức lớn nhanh, ăn tạp, ít bệnh tật (Bộ Thuỷ sản, 1996). Hiện nay cá trê lai đang là đối tượng nuôi chính ở nhiều vùng trong cả nước, năng suất nuôi đạt 20-30 tấn/ha, cao nhất 100 tấn/ha ở những cùng có nguồn thức ăn cung cấp từ phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản. (Bộ Thuỷ sản, 2001a). Sau nhóm cá chép nhập từ Trung quốc từ trước năm 1975. Sau năm 1975, cá chép vảy Hunggari cũng đã được nhập Viêtû nam và phát triển nuôi ở nhiều vùng trong cả nuớc. Đến năm 1982 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã nhập các loài cá chép ấn độ như: Cá Rô hu (Labeo rohita Hamilton), Mirgal (Cirrihinus mirgala) và Catla (Catla catla) từ Lào và Thái Lan. Đây là những loài ăn tạp thiên về thực vật, sống ở tầng đáy và tầng giữa có sức sinh trưởng nhanh. Các đối tượng này được phát trển nuôi trong ao, ruộng, hồ chứa (Bộ Thuỷ sản, 1996). Vừa qua chúng ta cũng đã nhập và nuôi thử nghiệm một số đối tượng nuôi nước ngọt mới như cá chim trắng, cá nheo Mỹ..(Bộ Thuỷ sản, 2001b) Ngoài ra, để tăng cường các loài ca nuôi cho các vùng trong cả nuớc, sau ngày giải phóng, nhiều loài cá đã được di giống và thuần hóa giữa các vùng trong cả nước. Di các loài cá nuôi từ miền Bắc vào miền Nam: Nhằm tận dụng các diện tích hồ chứa, ao hồ tự nhiện chúng ta đã di nhập giống cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, chép từ miền Bắc và đạt kết quả rất tốt (Bộ Thuỷ sản, 1996). Hiện nay các loài cá này đang là các đối tượng nuôi ghép trong nhiều mô hình nuô ở khu vực ĐBSCL. Di nhập các loài cá gốc châu phi ra Bắc như cá Rô phi vằn (O. niloticus) năm 1979, thay thế dần cá rô phi đen. Cá Trê Phi, cá Trê vàng cũng được di nhập và được phát triển nuôi tốt. Cá Mùi cũng đã được di nhập ra Bắc vào năm 1978. Ngoài ra các loài cá gốc miền Nam như cá mè Vinh (1990), cá Tra (1978) cũng đã được di nhập và cho sinh sản nhân tạo cũng như nuôi thành công tại các tỉnh phía Bắc (Bộ thuỷ sản, 1996). Nhìn chung công tác nhập nội, di giống thuần hóa của chúng ta trong những năm vừa qua là đúng hướng và thu được những hiệu quả to lớn. Chúng ta đã tập hợp đàn cá nuôi nuôi khá đầy đủ để nuôi có hiệu quả ở cả hai miền, đã thúc đẩy nghể nuôi cá phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. Ngoài việc di nhập và thuần hóa, nhiều công trình nghiên cứu khả năng ứng dụng ưu thế lai vào sản xuất nghề cá. Nhiều kết quả lai đã nâng cao năng xuất, sản lượng cá nuôi ở nhiều địa phương. Đáng kể nhất là các công công trình nghiên cứu lai kinh tế giữa cá chép với cá chép như cá chép Trắng Việt nam với cá chép Kính Hung, cá chép Trắng Việt Nam với cá chép vảy Hung (Phạm mạnh Tưởng & Trần Mai Thiên, 1979). Lai kinh tế cá rô phi vằn (O. niloticus) và cá rô phi đen (O. mossambicus) (Nguyễn Công Thắng, 1988), cá Trê Lai (Phạm Báu, 1994), Cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Trung Quốc (Nguyễn Quốc Ân, 1993), Mè trắng và mè Hoa (1993). Ở miền Nam từ những năm 1998 đến nay cũng đã thử nghiệm thành công lai tạo cá Tra lai và cá Basa lai, tuy nhiên việc đưa đối tượng này vào nuôi thì con đang cân nhắc. 4. Phòng và trị bệnh cá nước ngọt Việc nuôi cá thâm canh với mật độ cao, thức ăn cung cấp nhiều nên môi trường nuôi thường bị ô nhiễm là nguyên nhân xuất hiện một số bệnh thủy sản trong các mô hình nuôi nước ngọt. Nghiên cưú về ký sinh trùng cá tôm nước ngọt ĐBSCL và một số biện pháp phòng trị (Bùi Quang Tề, 1992), Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm cá (Hà Ký, 1996). Biện pháp phòng và trị bệnh một số bệnh thường gặp một số đối tượng cá nuôi (Vũ Thị tám và ctv, 1993). Nhiều nghiên cứu và điều trị bệnh trên các đối tượng cá nuôi lồng bè 15
  18. như cá Tra, Basa, Bống tượng đã được nghiên cứu. Đồng thời cũng đã sản xuất một số loại thuốc trị bệnh cho tôm cá nuôi. 5. Sử dụng và sản xuất thức ăn Để nâng cao hiệu quả của nghề nuôi cá nước ngọt việc khuyến khích người nuôi sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương, sẵn có, rẻ tiền để nuôi cá vẫn được tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, trong mô hình nuôi thâm canh thì việc sử dụng thức ăn công nghiệp đã được khuyến khích người nuôi. Nếu những năm 90, thức ăn công nghiệp chủ yếu được nhập từ nước ngoài, hoặc do các công ty nước ngòai đầu tư và sản xuất ở Việt Nam thi đến nay nhiều công ty sản xuất thức ăn trong cả nuớc đã được xây dựng, góp phần vào việc giảm giá thành thức ăn tăng hiệu quả của người nuôi. Tính đến năm 2000 cả nước có 64 cơ sở sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản với công xuất 64.000 tấn/năm, nhập thêm khoảng 40.000 tấn từ Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan (Bộ Thuỷ sản, 20001b) ¾ Tiềm năng, sản lượng một số đối tượng nuôi thủy sản vùng ĐBSCL Theo số liệu của Bộ thủy sản về tình hình tiêu thụ các sản phẩm thủy sản năm 2002 trong cả nước cho thấy, với 7 mặt hàng thủy sản chính là tôm, tôm hùm, cá rô phi, cá basa, cá tra, nhuyễn thể, cá biển nuôi và sau cùng là rong biển, đã góp phần mang lại kim ngạch xuất khẩu và lợi nhụận khá cao cho nền kinh tế Việt nam thời gian qua. Theo thống kê, năm 2002, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đạt giá trị đứng hàng thứ 3 (sau ngành dầu khí và dệt may) trong cả nước. 1. Sản phẩm tôm nuôi Ở Việt nam sau năm 1975, tôm càng xanh mới phát triển nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo thống kê, các tỉnh Nam bộ có diện tích có thể nuôi tôm càng xanh là 168.000 ha, tuy nhiên hiện nay chỉ nuôi đạt khoảng 6.000 ha sản lượng 2.500 tấn/năm (Bộ thuỷ sản, 1999). Tôm càng xanh được nuôi tập trung ở các tỉnh Vĩnh long, Cần thơ, Tiền giang. Nghề nuôi tôm hiện nay phổ biến với các hình thức nuôi như nuôi tôm kết hợp trên ruộng lúa, nuôi trong mương vườn, nuôi ao, nuôi đăng quầng. Năng suất tôm nuôi đạt từ 100 - 300 kg/ha đối với nuôi ruộng, 500 -1.200 kg/ ha/vụ đối với nuôi ao và 1.200-5.000 kg/ha đối với nuôi trong đăng quầng (Hiền & ctv, 1999). Ở miền Bắc tôm cũng đã được đưa vào nuôi thành công từ những năm 1982 và hiện nay đã phát triển ra nhiều khu vực (Phạm Minh Thành & ctv, 1991). Do sự phát triển mạnh của mô hình nuôi tôm càng xanh nên nhu cầu về con giống ngày càng gia tăng. Ở nước ta, từ năm 1975, FAO đã đầu tư xây dựng trại tôm càng xanh đầu tiên tại Vũng Tàu. Tuy nhiên, sau ngày giải phóng, trại chưa hoàn chỉnh và chưa hoạt động. Đến năm 1987, thông qua Ủy Ban Quốc tế sông Mêkông, chính phủ Úc đã tài trợ khôi phục và hoàn chỉnh trại tôm Vũng Tàu. Các cơ quan, Viện, trường như Đại Học Cần Thơ, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II từ năm 1980 đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng các qui trình nước trong kín, nước trong hở và nước xanh trong sản xuất giống tôm càng xanh và đã đạt được những kết quả quan trọng (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Qui trình nước trong hở trở thành qui trình chủ yếu và đã được triển khai ứng dụng ở Vũng Tàu và một số địa phương như Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ và Bến Tre. Ở miền Bắc, tuy tôm càng xanh không phân bố tự nhiên nhưng các nhà khoa học đã chuyển từ miền Nam ra và thử nghiệm sản xuất giống thành công, tỷ lệ sống của ấu trùng đạt 34,4 % (Trần Mai Thiên và ctv, 1993) Năm 1998 Khoa Thuỷ Sản - Đại Học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh theo quy trinh này. Điểm quan trọng là không thay nước trong suốt quá trình ương, 16
  19. sử dụng nguồn tảo nuôi từ cá rô phi, hệ thống rất đơn giản, chi phí thấp, rất dễ ứng dụng cho nhiều đối tượng và nhiều nơi cả vùng xa biển. Hiện nay quy trình đã được phổ biến rộng rãi trong cả nước. Tính đến năm 2000 sản lượng tôm giống đạt khoảng vài chục triệu (Bộ Thuỷ Sản, 2001). Đây là một bước tiến nổi bật mở ra hướng phát triển cho nghề nuôi tôm càng xanh trong cả nước. Tổng sản lượng tôm nước mặn và nước lợ năm 2002 ước lượng là 284.969 tấn, trong đó sản lượng từ khai thác chiếm khỏang 90.996 tấn. Nuôi và khai thác nội địa chiếm 193.973 tấn. Tôm càng xanh chủ yếu nuôi ở các tỉnh phía nam với sản lượng ước lượng đạt 10.886 tấn. Tôm thẻ chân trắng chỉ mới được thử nghiệm phát triển nuôi ở một số địa phương. Năm 2002 xuất khầu tôm đông lạnh đạt 114.580 tấn với giá trị là 949, 418 triệu USD. Trong đó tôm nguyên liệu dùng cho xuất khẩu tương ứng khỏang 180.000 tấn. Nhìn chung thị trường tôm trên thế giới và trong nước luôn rộng mở, nhưng có nhiều biến động, các mặt hàng tôm đông lạnh luôn đóng vai trò chính trong thương mại thủy sản, vì vậy có thể tăng sản lượng tôm nuôi để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Dự báo, mức tiêu thụ tôm trên thế giới và trong nước vẫn tăng nhẹ. Năm 2003, sản lượng tôm nói chung của Việt nam có thể đạt trên 300.000 tấn, trong đó sẽ co khỏang 150.000 tấn sẽ dành cho xuất khẩu, số còn lại sẽ tiêu thụ trong nước. Riêng tôm càng xanh, đối tượng tôm nước ngọt hiện đang phát triển rất mạnh đối với một số tỉnh vùng ĐBSCL như Cần Thơ, An giang và Vĩnh Long, Đồng Tháp. Dự báo năm 2003 có thể đạt hơn 15.000 tấn. 2. Cá rô phi Cá rô phi đang là mặt hàng được ưa chuộng trong nước và trên quốc tế, đây là mặt hàng cá thịt trắng có chất lượng thịt cao, có thể thay thế dần các lòai cá biển đang cạn kiệt nguồn lợi. Hiện cá rô phi đang được xuất dưới dạng phi lê đông lạnh, cả nguyên con đông lạnh và cá tươi sống, thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhựt Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Sản lượng cá Rô phi cả nước ta năm 2002 ước tính khỏang 25.000 - 30.000 tấn. Hiện nay phong trào nuôi cá rô phi đang được phát triển, theo nhận định nhu cầu tiêu thụ cá rô phi cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước rất cao, song vấn đề quan trọng là giá cả và chất lượng, nếu được phát triển có qui họach với qui mô lớn, mặt hàng cá rô phi sẽ chiếm thị trường xuất khẩu chỉ sau tôm sú và sẽ là mặt hàng tiêu thụ trong nước ưa thích nhứt. Năm 2003, mức tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đạt khỏang 40.000 tấn, chủ yếu dưới dạng tươi sống và phi lê. Tới năm 2010, sản lượng có thể đạt đến 150.000 - 200.000 tấn. 3. Cá tra và basa Sản lượng nuôi năm 2002 đạt hơn 200.000 tấn, các mặt hàng Basa phi lê được xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ và đã có tiếng vang trên thị trường thế giới. Lượng xuất khẩu năm 2002 đạt 56.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khỏang 135 triệu USD. Tuy nhiên năm 2003 họat động xuất khẩu cá tra và basa đã gặp nhiều rào cản, do vậy để ổn định thị trường, Việt nam cần mở rộng thêm thị trường ở các nước khác như Hồng Kông, thị trường Châu Âu, Châu Á và Autralia, thậm chí mở rộng ngay cả thị trường tiêu thụ nội địa. Dự báo tổng sản lượng cá da trơn chủ yếu là cá tra và basa năm 2003 là hơn 250.000 tấn và đến năm 2010 sản lượng có thể đạt hơn 500.000 tấn. Tất nhiên tính hiện thực của dự đóan nầy sẽ còn lệ thuộc rất nhiều vào khả năng ổn định thị trường tiêu thụ nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu. 17
  20. 4. Cá biển nuôi Các lòai cá Hồng, cá song (cá bống mú) và cá chẽm, cá giò là những lòai cá nuôi rất có triển vọng, có giá trị kinh tế cao và sau cùng la 2 người nuôi thu được lợi nhuận. Tất nhiên để khai thác hiệu quả hơn nữa những lòai cá nầy, cần mở rộng đầu tư, qui họach, phát triển kỹ thuật làm hạ giá thành sản phẩm nuôi, tăng lợi nhuận cho người nuôi. Dự kiến, năm 2003 sẽ thu họach khỏang 12.000 tấn và đến năm 2010 sản lượng có thể tăng đến 100.000 tấn. 5. Rong biển Sản lượng năm 2002 đạt 23.260 tấn rong khô và 1.800 tấn rong sụn tươi, đây là mặt hàng có thể phát triển trồng để xuất khẩu và cung cấp cho công nghiệp chế biến. Dự báo, năm 2003 mức tiêu thụ sẽ đạt khỏang 25.000 tấn. 6. Nhuyễn thể Thu họach từ 2 nguồn chính là khai thác (170.500 tấn) và nuôi (130.000 tấn). Năm 2002 đạt sản lượng 300.500 tấn. Nhuyễn thể xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU, Nhựt Bản, và gần đây là sang thị trường Mỹ. Dự báo sản lượng năm 2003 sẽ là 350.000 tấn và đến năm 2010 sản lượng sẽ là 600.000 tấn, trong đó sản lượng mang lại từ hoạt động nuôi chiếm khỏang 400.000 tấn. 7. Các lòai thủy đặc sản khác + Baba + Rùa + Cá sấu + Lươn + Cá cảnh • Trong những năm gần đây, phong trào nuôi các loài thủy đặc sản phát triển khá mạnh ở vùng ĐBSCL. • Tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh các mô hình nuôi, hình thành qui trình công nghệ nuôi đạt hiệu quả trên các đối tượng đã nêu. • Thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong và ngoài nước. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2