intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật thi công nền (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:44

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật thi công nền (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Các vấn đề chung về kỹ thuật thi công nền; Công tác san, rải, đầm nén trong thi công nền; Thi công nền cấp phối; Thi công nền có sử dụng nhựa; Thi công nền bê tông xi măng;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật thi công nền (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KỸ THUÂT THI CÔN NỀN NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG NỀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm 2022 của Trường cao đẳng Cơ giới 1
  2. Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước việc xây dựng cũng như nâng cấp các công trình và các cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà ga bến cảng… v.v cần rất nhiều công nhân lành nghề sử dụng thành thạo nhiều loại máy móc hiện đại trong đó máy san, máy san, máy lu chiếm một tỉ lệ đáng kể, và có vai trò quan trọng mang tính quyết định đến chất lượng và tiến độ công trình. Việc sử dụng tốt phương tiện thi công cơ giới nói chung có ý nghĩa rất to lớn. Do đó người thợ lái máy không chỉ nắm vững cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của máymà còn phải nắm vững quy trình thao tác lái máy thành thạo, để khai thác triệt để năng suất của máy , đảm bảo an toàn cho người và máy trong quá trình vận hành. Giáo trình được biên soạn dựa vào chương trình dạy nghề vận hành thi công nền trình độ trung cấp nghề. Giáo trình¸ này nhằm giới thiệu cơ bản có hệ thống về quy trình thao tác lái máy và các biện pháp thi công để qua đó người học có thể áp dụng vào thực tế các địa hình mà áp dụng phương pháp thích hợp nhằm phát huy hết khả năng của máy, đưa năng suất của máy lên cao nhất. Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Phạm Như Cường Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............…. 3
  4. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. Lời giới thiệu 2 2. Mục lục 3 3. Chương 1: Các vấn đề chung về kỹ thuật thi công nền 9 4. 1. Khái niệm và yêu cầu với nền 10 5. 2. Các nguyên lý sử dụng vật liệu làm nền 11 6. 3. Phân loại kết cấu nền 12 7. Chương 2: Công tác san, rải, đầm nén trong thi công nền 14 8. 1. Công tác san nền 15 9. 2. Công tác rải nền 15 10. 3. Công tác đầm nén nền 18 11. 4. Công tác hoàn thiện 23 12. Chương 3: Thi công nền cấp phối 25 13. 1. Công tác chuẩn bị 26 14. 2. Các phương pháp thi công nền cấp phối 26 15. 3. Công tác hoàn thiện 28 16. Chương 4: Thi công nền có sử dụng nhựa 30 17. 1. Công tác chuẩn bị 31 18. 2. Các phương pháp thi công nền có sử dụng nhựa 31 19. 3. Công tác hoàn thiện 32 20. Chương 5: Thi công nền bê tông xi măng 34 21. 1. Công tác chuẩn bị 35 22. 2. Các phương pháp thi công nền bê tông xi măng 36 23. 3. Công tác hoàn thiện 36 24. Chương 6: Công tác chuẩn bị và lựa chọn máy trước khi thi 38 công nền 25. 1. Chuẩn bị hiện trường 39 26. 2. Các chỉ tiêu chọn máy trước khi thi công 39 27. 3. Biện pháp tăng năng suất 40 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KỸ THUÂT THI CÔNG NỀN Mã môn học: MH13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí dạy sau các môn học lý thuyết chuyên môn nghề. Môn học này cũng có thể được bố trí dạy song song với các Môn học chuyên môn nghề. - Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Nhằm giới thiệu cơ bản có hệ thống về quy trình thao tác lái máy và các biện pháp thi công để qua đó người học có thể áp dụng vào thực tế các địa hình mà áp dụng phương pháp thích hợp nhằm phát huy hết khả năng của máy, đưa năng suất của máy lên cao nhất. - Đối tượng: Là giáo trình áp dụng cho học sinh trình độ Trung cấp nghề Vận hành máy thi công nền. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: A1. Trình bày được cấu tạo, yêu cầu với nền. A2. Nêu được quy trình thi công các loại nền, cách lựa chọn máy thi công hiệu quả, nâng cao năng suất; - Về kỹ năng: B1. Lập được phương án thi công của các loại máy thi công nền; B2. Đọc được các bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật thi công; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Độc lập, tự chủ trong quá trình thực hiện; C2. Chấp hành đúng nội quy, quy định về công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp 1. Chương trình khung nghề Vận hành máy thi công nền Thời gian đào tạo (giờ) Số tín chỉ Tổng Trong đó Mã Tên môn số Thực MH/ học, Môn hành/thực Lý Kiểm MĐ học tập/Thí thuyết tra nghiệm/bài tập 5
  6. I Các môn học chung/đại 15 255 94 148 13 cương MH 01 Chính trị 02 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 01 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 01 30 4 24 2 Giáo dục quốc phòng – An MH 04 02 45 21 21 3 ninh MH 05 Tin học 03 45 15 29 1 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 06 90 30 56 4 II Các môn học, Môn học chuyên môn ngành, nghề II.1 Các Môn học, môn học kỹ 39 1350 357 947 46 thuật cơ sở MH 07 Vẽ kỹ thuật 04 60 46 10 4 Dung sai và kỹ thuật đo MH 08 02 30 20 8 2 lường trong cơ khí MH 09 Cơ kỹ thuật 03 45 35 7 3 MH 10 Điện kỹ thuật 03 45 35 7 3 Nhiên liệu và vật liệu bôi MH 11 02 30 25 3 2 trơn An toàn lao động và vệ MH 12 02 30 25 3 2 sinh công nghiệp MH 13 Kỹ thuật thi công nền 02 30 25 3 2 Bảo dưỡng máy thi công MĐ 14 05 150 34 112 4 nền Bảo dưỡng hệ thống điện MĐ 15 02 60 20 38 2 trên máy thi công nền MĐ 16 Vận hành máy san 05 150 15 131 4 MĐ 17 Vận hành máy lu 02 60 11 47 2 MĐ 18 Vận hành máy xúc 04 120 18 98 4 MĐ 19 Vận hành máy xúc 04 120 15 101 4 MĐ 20 Vận hành máy ủi 04 120 15 101 4 MĐ 21 Vận hành máy xúc lật 02 60 7 51 2 Xử lý tình huống khi thi MĐ 22 02 60 7 52 1 công MĐ 23 Thực tập nghề nghiệp 06 180 4 175 1 Tổng cộng: 54 1605 451 1095 59 2. Chương trình chi tiết Môn học Tên các bài Thời gian (giờ) Số trong Môn TT Tổng Lý Thực Kiểm học số thuyết hành tra 6
  7. Chương 1. Các vấn đề chung về thi công 1 5 5 nền. Chương 2. Công tác san, rải, đầm nén trong 2 5 4 1 thi công nền 3 Chương 3. Thi công nền cấp phối 6 4 1 1 4 Chương 4. Thi công nền có sử dụng nhựa 5 4 1 5 Chương 5. Thi công nền bê tông xi măng 4 4 Chương 6. Công tác chuẩn bị và lựa chọn 6 5 4 1 máy trước khi thi công nền Cộng: 30 25 3 2 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình thực hành, bộ dụng cụ nghề, các mẫu nhiên liệu, vật liệu bôi trơn, chất tẩy rửa, làm mát,… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về nhiên liệu, dầu mỏ, vật liệu bôi trơn tại các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 7
  8. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, C1, C2 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A1, B1, C1, C2 2 Sau 20 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, B1, B2, C1, 1 Sau 30 giờ học thực hành thực hành C2, trên mô hình 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi xúcg điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Vận hành máy thi công nền 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi Thực hành Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho người học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa. 8
  9. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại Môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: [1]. Nguyễn Bá Dũng, Hỏi đáp về BBHLĐ ,Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 1999; [2]. Nguyễn Văn Phiêu, Bảo hộ lao động trong công nghiệp xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2002. 9
  10. CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI CÔNG NỀN Mã bài: MH13-01 Giới thiệu: Nền là một kết cấu gồm 1 hoặc nhiều lớp vật liệu khác nhau làm trên nền đường để đáp ứng các yêu cầu chạy xe về cường độ, độ bằng phẳng và độ nhám; đảm bảo xe chạy với vận tốc cao, an toàn , êm thuận và kinh tế. Bài học này giúp cho người thợ vận hành biết được cấu tạo, yêu cầu và phân loại kết cấu nền. Mục tiêu: - Trình bày được kiến thức về vật liệu, kết cấu, yêu cầu của nền; - Phân tích được những kiến thức về kết cấu áo đường, biện pháp thi công cho từng loại nền; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, uốn nắn và sửa sai tại chỗ cho người học); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. Các bước quy trình thực hiện. - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học, thực hiện thao tác theo hướng dẫn. Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Xưởng chuyên môn máy thi công - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác, mô hình thực hành và các bảng vẽ kết cấu nền, vật liệu..... - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp 10
  11. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Khái niệm và yêu cầu với nền 1.1. Khái niệm. Nền là một kết cấu gồm 1 hoặc nhiều lớp vật liệu khác nhau làm trên nền đường để đáp ứng các yêu cầu chạy xe về cường độ, độ bằng phẳng và độ nhám; đảm bảo xe chạy với vận tốc cao, an toàn , êm thuận và kinh tế 1.2. Yêu cầu đối với nền - Đảm bảo an toàn thuận lợi cho xe chạy - Bản thân vật liệu tầng mặt phải đủ bền về cường độ và độ ổn định cường độ với nhiệt độ và nước trong suốt thời gian sử dụng để chống được bong bật, không gây ra tích lũy biến dạng dư dẫn đến tạo ra vệt hằn bánh xe và để hạn chế tốc độ bị bào mòn. - Bảo vệ cho toàn kết cấu chống sự thâm nhập của nước mưa, nước mặt. - Bảo đảm hạn chế được các tác dụng xấu đến môi trường xung quanh đường. - Có khả năng phục hồi và tái sinh được các đặc trưng bề mặt nói trên bằng các biện pháp duy tu sửa chữa trong quá trình khai thác. Hạn chế việc phải tôn tạo nền. 1.3 Cấu tạo nền Lớp mặt trên (1) Lớp mặt dưới (2) Lớp móng trên Lớp móng dưới Lớp đáy áo đường 11
  12. 1.4. Các loại vật liệu - Đá dăm. - Cát - Đất - Chất liên kết( vô cơ, hữu cơ hoặc chất kết dính tổng hợp). - Mastic - Phụ gia Khi xây dựng đường, phải biết cách phối hợp các loại vật liệu trên vàthi công chúng theo một công nghệnhất định nào đó để tạo ra các loại nền có cường độ cao và ổn định cường độ; thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu vềchạy xe. Các loại vật liệu sau khi thi công xong sẽ hình thành cấu trúc có cường độ. Vật liệu nền có 3 loại cấu trúc: -Cấu trúc tiếp xúc -Cấu trúc keo tụ, đông tụ -Cấu trúc kết tinh -Cấu trúc tiếp xúc: các hạt vật liệu (hạt khoáng) tiếp xúc trực tiếp với nhau không thông qua một màng chất lỏng trung gian nào -Cấu trúc keo tụ, đông tụ: các hạt cứng tiếp xúc với nhau thông qua một màng mỏng chất lỏng bao bọc các hạt (màng nhựa hoặc nước). - Cấu trúc kết tinh: các hạt khoáng được bao bọc bởi một màng chất liên kết biến cứng. 2. Các nguyên lý sử dụng vật liệu làm nền Có 4 nguyên lý: -Nguyên lý “Đáchèn đá”(Macadam) -Nguyên lý “Cấp phối” -Nguyên lý “Gia cố đất” -Nguyên lý ”Lát xếp” a. Nguyên lý “Đáchèn đá”: Cốt liệu là đá dăm hoặc sỏi sạn (cómặt vỡ), cókích thước đồng đều, được san với một chiều dày nhất định & lu lèn chặt để các viên đáchèn móc vào nhau tạo thành 1 cấu trúc tiếp xúc có cường độcao, có khả năng chịu lực thẳng đứng & nằm ngang. Để giảm độ rỗng & cải thiện khả năng chịu tác dụng của lực ngang xe cộ, có thể sử dụng 1 sốloại vật liệu chèn. Loại nền sử dụng nguyên lý này có kết cấu hở, độ rỗng còn dư lớn, độ nhám nhỏ, chịu lực 12
  13. ngang kém nên thường phải cấu tạo thêm lớp bảo vệ, chống bong bật, tạo ma sát nếu dùng làm lớp mặt. Ví dụ: Nền đá dăm, đá dăm thấm nhập nhựa, đá dăm đen san theo phương pháp chèn, đá dăm thấm nhập vữa xi măng cát, bê tông nhựa thoát nước b. Nguyên lý “Cấp phối”: Cốt liệu là đá dăm hoặc sỏi sạn cókích cỡ to nhỏkhác nhau, được phối hợp với nhau theo một tỷlệ nhất định; vì vậy sau khi san san vàlu chèn chặt các hạt nhỏ lấp đầy lỗrỗng còn lại giữa các hạt lớn tạo thành một kết cấu đặc chắc, kín nước, có cường độcao, cókhả năng chịu lực thẳng đứng và lực ngang đều tốt. Loại nền sửdụng nguyên lý này có kết cấu chặt kín, hạn chế được nước thấm qua; khi cấp phối sửdụng chất liên kết, sẽ tạo thành các loại nền cấp cao, vì vậy hiện nay hầu hết các kết cấu nền cấp cao đều sử dụng nguyên lý này. Ví dụ: Nền cấp phối thiên nhiên, cấp phối đá dăm, cấp phối đá dăm gia cố xi măng, bê tông nhựa, bê tông xi măng. c. Nguyên lý “Lát xếp”: Cốt liệu chính là tấm lát được gia công hoặc chế tạo có kích cỡ đồng đều, được lát xếp trên một lớp móng bằng phẳng đủ cường độ, khe hở giữa các tấm lát có thể dùng vữa xi măng, các loại keo, mastic để trám trít, triết mạch; Cường độ nền hình thành nhờ cường độcủa bản thân tấm lát, cường độ lớp móng và sự chèn móc giữa các tấm lát. Loại nền sửdụng nguyên lý này có kết cấu hở do khe hở giữa các tấm lát, nếu giữa các tấm lát được miết mạch có thể xem là kết cấu kín Ví dụ: Nền đá lát quá độ (đá hộc, đá ba lat), nền đá lát cấp cao (lát Đá tấm, đá phiến, bê tông xi măng lắp ghép, bê tông gạch tự chèn). d. Nguyên lý ”Gia cố đất”: Cốt liệu chính là đất được làm nhỏ, được trộn đều với một hàm lượng chất liên kết nhất định, ởmột độẩm tốt nhất; được san san vàlu chèn chặt. Vì vậy, sau khi hình thành cường độ đất gia cố trở thành một lớp vật liệu có cấu trúc đông tụ hoặc kết tinh có cường độcao, cókhả năng chịu nén, chịu kéo khi uốn vàrất ổn định nước Loại nền sửdụng nguyên lý này có kết cấu chặt kín, hạn chế được nước thấm qua, có cường độcao vàrất ổn định cường độkhi chịu tác dụng lâu dài của nhiệt và nước. Ví dụ: Nền đất gia cốvôi, cát gia cố xi măng, cát gia cốnhựa, đất gia cốchất kết dính tổng hợp 3. Phân loại kết cấu nền 3.1. Nền cấp cao Nền cấp cao A1, A2 là loại đáp ứng tốt mọi yêu cầu kết cấu thường được bố trí với kết cấu chung của cả áo đường có mức độ dự trữ cường độ cao, bảo đảm cho cả kết cấu hoàn chỉnh chỉ làm việc cho giai đoạn đàn hồi, do vậy tuổi thọ và chi phí sửa chữa nhỏ. 3.2. Nền cấp thấp Nền cấp thấp B1, B2 đều được thiết kế với kết cấu có cho phép tích lũy biến dạng dư dưới 13
  14. tác dụng của xe chạy, do đó giảm đáng kể bề dày kết cấu áo đường, việc duy trì các đặc trưng bề mặt yêu cầu chủ yếu phải dựa vào các biện pháp duy tu, sửa chữa bề mặt. 14
  15. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Nêu khái niệm và yêu cầu đối với nền? Câu 2 : Nêu các nguyên tắc sử dụng vật liệu làm nền? Câu 3: Phân loại kết cấu nền? 15
  16. CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC SAN, RẢI, ĐẦM NÉN TRONG THI CÔNG NỀN Mã bài: MH13-02 Giới thiệu: Để có nền đáp ứng các yêu cầu chạy xe về cường độ, độ bằng phẳng và độ nhám; đảm bảo xe chạy với vận tốc cao, an toàn , êm thuận và kinh tế thì người thợ vận hành phải có kiến thức tổng hợp về các phương pháp thi công. Bài học này trang bị cho người thợ vận hành những kiến thức cơ bản về các phương pháp thi công của các loại máy thi công nền. Mục tiêu: - Trình bày được các quy trình thi công cho các loại máy thi công nền cho từng loại nền; - Lập được phương án và bố trí hợp lý các máy thi công nền; - Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn. Nội dung chương: Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, uốn nắn và sửa sai tại chỗ cho người học); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. Các bước quy trình thực hiện. - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học, thực hiện thao tác theo hướng dẫn. Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Xưởng chuyên môn máy thi công - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác, mô hình thực hành, các bảng mẫu và phương pháp thi công.. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 16
  17. + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 điểm kiểm tra (hình thức: thực hành) Nội dung chính: 1. Công tác san nền 1.1. Công tác san nền cấp phối. Đối với máy san trong thi công nền cấp phối. Với lớp móng trên, vật liệu cấp phối đá dăm chỉ được dùng máy rải chuyên dụng. Với lớp móng dưới có thể sử dụng máy san. Nếu sử dụng máy san phải có các giải pháp chống phân tầng và được sự cho phép của tư vấn giám sát. Và bố trí công nhân lái máy lành nghề và nhân công phụ theo nhằm hạn chế và xử lý kịp thời các hiện tượng phân tầng. Với những vị trí bị phân tầng phải loại bỏ kịp thời và thay thế bằng cấp phối mới. - Tưới nước tạo dính bám trước khi san - Phải làm thành chắn đá vỉa hoặc san cấp phối rộng thêm 25cm về mỗi phía. - Phải đảm bảo chiều dày san, độ bằng phẳng, độ dốc ngang thiết kế. - Chiều dày của mỗi lớp thi công sau khi lu lèn không nên lớn hơn 18cm đối với móng dưới và 15cm đối với lớp móng trên và chiều dày tối thiểu của mỗi lớp phải không nhỏ hơn 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax - Để bảo đảm độ chặt lu lèn trên toàn bộ bề rộng móng, khi không có khuôn đường hoặc đá vỉa, phải san vật liệu CPĐD rộng thêm mỗi bên tối thiểu là 25 cm so với bề rộng thiết kế của móng. 2. Công tác rải nền 2.1. Công tác rải nền cấp phối. Trong thi công nền cấp phối ta sử dụng máy rải như sau. - Tưới nước tạo dính bám trước khi rải - Phải làm thành chắn đá vỉa hoặc rải cấp phối rộng thêm 25cm về mỗi phía. - Thường xuyên kiểm tra độ ẩm cấp phối trước khi rải - Chỉ được rải bằng máy rải, nếu được tư vấn giám sát chấp thuận, lớp móng dưới có thể rải bằng máy san. Hệ số rải gần đúng Kr =1,3 - Phải đảm bảo chiều dày rải, độ bằng phẳng, độ dốc ngang thiết kế. - Chiều dày của mỗi lớp thi công sau khi lu lèn không nên lớn hơn 18cm đối với móng dưới và 15cm đối với lớp móng trên và chiều dày tối thiểu của mỗi lớp phải không nhỏ hơn 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax - Để bảo đảm độ chặt lu lèn trên toàn bộ bề rộng móng, khi không có khuôn đường hoặc đá vỉa, phải rải vật liệu CPĐD rộng thêm mỗi bên tối thiểu là 25 cm so với bề rộng thiết kế của móng. - Nếu chiều rộng nền lớn phải sử dụng nhiều vệt rải 17
  18. - Dùng nhiều máy rải đồng thời thì các máy phải đi cách nhau 10-20m. - Dùng một máy rải tiến hành rải so le, rải đủ chiều rộng thì tiến hành lu lèn ngay. - Giữa các vệt rải phải xử lý mối nối (xắn thẳng hàng, loại bỏ hỗn hợp rời rạc, phân tầng, tưới ẩm tạo liên kết) - Phải thường xuyên kiểm tra cao độ, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc, độ ẩm, độ đồng đều của vật liệu CPĐD trong suốt quá trình san rải. - Nếu phát hiện hỗn hợp rải phân tầng phải loại bỏ thay thế bằng hỗn hợp tốt. - Phải chừa lại 5% cấp phối để rải bù phụ sau này 2.2. Công tác rải nền nhựa Xác định chiều cao rải: H chỉ xác định chính xác sau khi thi công đoạn thử r nghiệm nhưng sơ bộ có thể lấy hệ số rải bằng 1,3. Hỗn hợp bê tông nhựa chỉ được rải bằng máy rải, những chỗ chật hẹp không rải bằng máy rải được thì rải bằng thủ công. Kỹ thuật rải: - Ô tô chở hỗn hợp bê tông nhựa đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng ben đổ từ từ hỗn hợp xuống giữa phễu máy rải. Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ về phía trước cùng máy rải. Khi hỗn hợp đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải bắt đầu tiến về phía trước theo vệt quy định. Trong quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn. - Trong suốt thời gian rải BTNP bắt buộc phải để thanh đầm (hoặc bộ phận chấn động trên tấm là) của máy rải luôn hoạt động. Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm các việc sau: - Lấy hỗn hợp hạt nhỏ từ trong phễu máy té phủ rải thành lớp mỏng dọc theo mối nối, san đều các chỗ lồi lõm, rỗ của mối nối trước khi lu lèn. - Gọt bỏ, bù phụ những chỗ lồi lõm, rỗ mặt cục bộ trên lớp BTNP mới rải. Thông thường khi máy rải hoạt động ta cho 6-8 công nhân đi theo máy rải để làm các công việc trên. Các chú ý khi thi công: - Trước khi rải phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bê tông nhựa. - Khi bắt đầu ca làm việc, phải cho máy rải hoạt động không tải từ 10 -15 (phút) để kiểm tra máy, sự hoạt động của guồng xoắn, băng chuyền, đốt nóng tấm là. Để điều chỉnh cao độ rải người ta đặt dưới tấm là 2 con xúc xắc có chiều cao bằng H . Khi điều chỉnh bề r dày hoặc độ dốc thì phải điều chỉnh từ từ để bề mặt khỏi bị khấc. - Phải thường xuyên dùng thuốn sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải. Đối với máy không có bộ phận tự động điều chỉnh thì vặn tay nâng (hay hạ) tấm là từ từ để lớp BTNP khỏi bị khấc. 18
  19. - Trong suốt thời gian rải hỗn hợp bê tông nhựa nóng, bắt buộc phải để thanh đầm của máy rải luôn hoạt động. - Cuối công đoạn rải, máy rải phải chạy không tải ra quá cuối vệt rải khoảng 5-7m mới được ngừng hoạt động. Dùng bàn trang nóng, cào sắt nóng vun vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng, thẳng góc với trục đường. Cuối ca thi công phải xắn bỏ một phần hỗn hợp để mép chỗ nỗi tiếp được ngay thẳng, việc này tiến hành o ngay sau khi lu lèn xong, lúc hỗn hợp còn nóng, nhưng không lớn hơn 70 C. - Đảm bảo chất lượng khe nối: trước khi rải tiếp phải sửa sang lại mép chỗ nối tiếp dọc và ngang và quét một lớp mỏng nhựa lỏng đông đặc vừa hay nhũ tương nhựa đường phân tách nhanh (hoặc sấy nóng chỗ nối tiếp bằng thiết bị chuyên dùng) để đảm bảo sự dính kết tốt giữa 2 vệt rải cũ và mới. - Mối nối ngang: + Mối nối ngang sau mỗi ngày làm việc phải được sửa cho thẳng góc với trục đường. Trước khi rải tiếp phải dùng máy cắt bỏ phần đầu mối nối sau đó dùng nhựa tưới dính bám quét lên vết cắt để đảm bảo vệt rải mới và cũ dính kết tốt. + Các mối nối ngang của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 1m. + Các mối nối ngang của các vệt rải ở lớp trên cùng được bố trí so le tối thiểu 25 cm. - Mối nối dọc: + Mối nối dọc để qua ngày làm việc phải được cắt bỏ phần rìa dọc vết rải cũ, dùng nhựa tưới dính bám quét lên vết cắt sau đó mới tiến hành rải. + Các mối dọc của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 20 cm. + Các mối nối dọc của lớp trên và lớp dưới được bố trí sao cho các đường nối dọc của lớp trên cùng của nền BTNP trùng với vị trí các đường phân chia các làn giao thông hoặc trùng với tim đường đối với đường 2 làn xe. Xử lý các sự cố thường gặp khi thi công bê tông nhựa: - Trường hợp máy rải đang làm việc bị hỏng (thời gian sửa chữa kéo dài) phải báo ngay về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp và cho phép dùng máy san tự hành san rải nốt số hỗn hợp còn lại, hoặc rải nốt bằng nhân công khi khối lượng hỗn hợp còn lại ít. - Trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì: + Báo ngay về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp. + Khi lớp BTNP đã được lu lèn đến khoảng ≥ 2/3 độ chặt yêu cầu thì cho phép tiếp tục lu trong mưa cho hết số lượt lu yêu cầu. Ngược lại thì ngừng lu và san rải hỗN HỢP BTNP ra khỏi phạm vi nền. Chỉ khi nào hỗn hợp nền khô ráo lại mới được quyền rải hỗn hợp tiếp. + Khi lớp BTNP mới được lu lèn < 2/3 độ chặt yêu cầu thì ngừng lu, san bỏ hỗn hợp ra khỏi phạm vi nền, chỉ khi nào nền khô ráo mới được thi công tiếp. Tốt nhất là ngừng 19
  20. thi công khi thấy sắp sửa mưa. + Sau khi xong mưa, nếu cần thiết thi công gấp thì cho xe chở cát đã được rang 0 0 nóng ở trạm trộn (170 C-180 C) đến rải một lớp dày khoảng 2 cm lên mặt để chóng khô ráo. Sau đó quét sạch, thổi cát ra khỏi nền, tưới nhựa dính bám, rồi tiếp tục rải hỗn hợp bê tông nhựa. 3. Công tác đầm nén nền 3.1. Vai trò của công tác đầm nén Đầm nén là một khâu quan trọng trongcông nghệ thi công mặt & móng đường. - Chất lượng công tác đầm nén có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sử dụng của các tầng lớp áo đườ ng. Bất cứ 1 lớp vật liệu gì, được xây dựng theo nguyên lý nào thì chỉ sau khi đầm nén trong nội bộ vật liệu mới hình thành được cấu trúc mới đảm bảo cường độ, độ ổn định cần thiết . Nói cách khác, chỉ sau khi đầm nén lớp nền mới có được 1 cấu trúc mới tốt hơn hẳn cấu trúc ban đầu . - Ngoài ra , công tác đầm nén là khâu tốn Công nhất, kỹ thuật phức tạp nhất trong công nghệ thi công các lớp nền; quyết định đến tốc độ dây chuyền và là khâu kế tthúc 1 quá trình công nghệ nên phải tập trung chỉ đạo & kiểm tra. 3.2. Công tác đầm nén đường cấp phối. - Kiểm tra mặt bằng trước khi lu Trước khi lu nền cấp phối có mặt bằng dù lớn hay nhỏ người thợ lái máy cũng phải kiểm tra mặt bằng như sau: - Kết hợp với cán bộ kỹ thuật phụ trách công trình để tìm hiểu về mặt bằng thi công, tìm hiểu toàn bộ thiết kế công trình, tiến độ thi công. - Trước khi thi công phải cùng với cán bộ kỹ thuật ra hiện trường để nắm được các cọc mốc cơ sở, hệ thống tim, mốc giới hạn công trình, các chướng ngại vật nằm trong phạm vi thi công phải di chuyển, tìm ra các biện pháp thu dọn mặt bằng thi công - Tìm hiểu địa chất, kết cấu nền của công trình - Chọn máy lu - Quan sát hiện trường thi công. - Dựa vào năng suất làm việc của máy - Dựa vào tính chất của đất - Dựa vào vị trí thi công thuận lợi hay khó khăn và tính chất của công trình đơn giản hay phức tạp Dựa vào các yếu tố trên mà chọn máy lu cho phù hợp với từng công trình Lu nền cấp phối là lu vật liệu có độ nhớt trung bình nên thông thường hay chọn máy lu bánh lốp, trong trường hợp không có lu bánh lốp thì ta ta dùng lu bánh cứng, có thể tăng thời gian tác dụng bằng cách giảm tốc độ lu và tăng số lần lu lèn. Ngoài ra 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2