Giáo trình Lắp đặt bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 5
download
Giáo trình "Lắp đặt bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp người học phân tích được cấu tạo, nguyên tắc lập trình, phạm vi ứng dụng của bộ điều khiển lập trình loại nhỏ; trình bày được tổng quan về bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ; so sánh các ưu nhược điểm với bộ điều khiển có tiếp điểm và các bộ lập trình khác;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN Bình Định, năm 2018
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong xã hội hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của Khoa học và kỹ thuật. Việc ứng dụng công nghệ tự động hóa trong các nhà máy, xí nghiệp và hệ thống dây chuyền sản xuất ngày càng nhiều nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động, giá trị kinh tế. Cơ bản phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. - Dễ sữa chữa và thay thế. - Ổn định trong môi trường công nghiệp và dân dụng. - Giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên các công nghệ tự động hóa không chỉ đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu về mặt kỹ thuật mà còn phải đảm bảo tính kinh tế và an toàn. Chính nhờ những yếu tố đó người ta sử dụng thiết bị xử lý được đưa vào trong mạch điều khiển để tạo nên sự thay đổi sâu sắc và vượt bậc trong lĩnh vực sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày, điển hình là bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ LOGO! do Siemens sản xuất. Nhờ đáp ứng được các yêu cầu khắt khe trong sản xuất, bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ LOGO! là thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay cho việc thể hiện thuât toán đó bằng mạch số. Cùng với chương trình điều khiển đơn giản, LOGO! trở thành bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh. Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu trữ trong bộ nhớ LOGO! dưới dạng các khối chương trình. Chính vì các ưu điểm đó, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội phát triển ngành tự động và và khoa học kỹ thuật đồng thời đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh, sinh viên; được sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Nhà trường, Khoa Điện đã biên soạn “Giáo trình Lắp đặt bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ” dành cho hệ Cao đẳng ngành “Điện công nghiệp” và hiệu chỉnh bổ sung phù hợp với thực tiễn, cơ sở vật chất giảng dạy của Nhà trường. Với tầm quan trọng của môn Lắp đặt bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ cùng với nhu cầu phát triển của Nhà trường, Giáo trình Lắp đặt bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ được thực hiện là cấp thiết. “Giáo trình Lắp đặt bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ” được trình bày với 10 bài, trang bị cho học viên các hệ Cao đẳng trong Trường những kiến thức về điều khiển lập trình, lập trình và mô phỏng phần mềm trên máy tính... Với các kiến thức này học viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như đời sống. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, học liệu, các thông số kỹ thuật bộ điều khiển lập trình LOGO! của hãng Siemens... Nhằm cập nhật kịp thời tiến bộ của Khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hóa. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, bổ sung để nội dung của giáo trình ngày càng được hoàn thiện. …………., ngày……tháng……năm……… Tác giả Nguyễn Minh Nhất
- 3 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 BÀI 1. GIỚI THIỆU BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ VÀ PHẦN MỀM LẬP TRÌNH 7 1.1. Tổng quát 7 1.2. Các ứng dụng trong công nghiệp và trong dân dụng 7 1.3. Ưu điểm và nhược điểm so với PLC 8 1.4. Khảo sát bộ điều khiển lập trình loại nhỏ LOGO! của hãng SIEMENS 9 1.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của LOGO! 16 1.6. Sử dụng các chức năng đặc biệt của LOGO! 30 Bài 2. Lập trình điều khiển động cơ KĐB 3 pha mở máy trực tiếp trên LOGO! 37 2.1. Phân tích yêu cầu điều khiển và gán địa chỉ 37 2.2 Đấu nối LOGO! Với thiết bị ngoại vi 38 2.3. Viết chương trình điều khiển và lập trình trực tiếp trên LOGO! 39 2.4. Kiểm tra và vận hành 40 Bài 3. Lập trình điều khiển hệ thống bơm nước lên bể chứa trên LOGO! 43 3.1. Phân tích yêu cầu điều khiển và gán địa chỉ 43 3.2 Đấu nối LOGO! Với thiết bị ngoại vi 44 3.3. Viết chương trình điều khiển và lập trình trực tiếp trên LOGO! 46 3.4. Kiểm tra và vận hành 48 Bài 4. Lập trình điều khiển hệ thống băng tải theo trình tự trên LOGO! 50 4.1. Phân tích yêu cầu điều khiển và gán địa chỉ 50 4.2 Đấu nối LOGO! Với thiết bị ngoại vi 51 4.3. Viết chương trình điều khiển và lập trình trực tiếp trên LOGO! 53 4.4. Kiểm tra và vận hành 54 Bài 5. Lập trình điều khiển hệ thống cửa tự động trên LOGO! 57 5.1. Phân tích yêu cầu điều khiển và gán địa chỉ 57 5.2 Đấu nối LOGO! Với thiết bị ngoại vi 58 5.3. Viết chương trình điều khiển và lập trình trực tiếp trên LOGO! 60 5.4. Kiểm tra và vận hành 61 Bài 6. Lập trình điều khiển hệ thống chiếu sáng theo giờ trên LOGO! 64 6.1. Phân tích yêu cầu điều khiển và gán địa chỉ 64 6.2 Đấu nối LOGO! Với thiết bị ngoại vi 65 6.3. Viết chương trình điều khiển và lập trình trực tiếp trên LOGO! 67
- 4 6.4. Kiểm tra và vận hành 68 Bài 7. Lập trình điều khiển hệ thống bơm nước lên bể chứa trên máy tính 70 7.1. Giới thiệu phần mềm lập trình LOGO! Soft 70 7.2. Phân tích yêu cầu điều khiển và gán địa chỉ 81 7.3. Đấu nối LOGO! Với thiết bị ngoại vi 83 7.4. Viết chương trình điều khiển và tải chương trình đến LOGO! 84 7.5. Kiểm tra và vận hành 86 Bài 8. Lập trình điều khiển hệ thống băng tải theo trình tự trên máy tính 88 8.1. Phân tích yêu cầu điều khiển và gán địa chỉ 88 8.2 Đấu nối LOGO! Với thiết bị ngoại vi 89 8.3. Viết chương trình điều khiển và tải chương trình đến LOGO! 91 8.4. Kiểm tra và vận hành 93 Bài 9. Lập trình điều khiển hệ thống cửa tự động trên máy tính 96 9.1. Phân tích yêu cầu điều khiển và gán địa chỉ 96 9.2 Đấu nối LOGO! Với thiết bị ngoại vi 97 9.3. Viết chương trình điều khiển và tải chương trình đến LOGO! 99 9.4. Kiểm tra và vận hành 101 Bài 10. Lập trình điều khiển hệ thống chiếu sang theo giờ trên máy tính 103 10.1. Phân tích yêu cầu điều khiển và gán địa chỉ 103 10.2 Đấu nối LOGO! Với thiết bị ngoại vi 104 10.3. Viết chương trình điều khiển và tải chương trình đến LOGO! 105 10.4. Kiểm tra và vận hành 107 Tài liệu tham khảo 109
- 5 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ Mã mô đun: MĐ 19 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (LT: 30; TH: 58; KT: 02) Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun này được giảng dạy sau khi đã học xong mô đun: Lắp đặt, sửa chữa mạch điện máy công nghiệp và học trước mô đun lắp đặt lập trình PLC. - Tính chất: là mô đun chuyên ngành đào tạo nghề Điện công nghiệp, trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về lập trình cỡ nhỏ. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Phân tích được cấu tạo, nguyên tắc lập trình, phạm vi ứng dụng của bộ điều khiển lập trình loại nhỏ (LOGO! của Siemens); + Trình bày được tổng quan về bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ (LOGO! Của Siemens), so sánh các ưu nhược điểm với bộ điều khiển có tiếp điểm và các bộ lập trình khác; + Kết nối và truyền dữ liệu được giữa LOGO! và máy tính. - Về kỹ năng: + Phân tích được cấu trúc phần cứng và phần mềm của các bộ điều khiển này; + Kết nối được bộ điều khiển và thiết bị ngoại vi; + Chạy mô phỏng trên máy tính với phần mềm chuyên dụng; + Thực hiện được các ứng dụng cơ bản trong dân dụng và công nghiệp; + Thực hiện được một số bài toán ứng dụng đơn giản trong công nghiệp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tác phong công nghiệp, chủ động trong công việc; + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung của mô đun: Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra Bài 1: Giới thiệu bộ điều khiển lập trình cỡ 1 13 03 10 0 nhỏ và phần mềm lập trình Bài 2: Lập trình điều khiển động cơ KĐB 3 2 08 03 05 0 pha mở máy trực tiếp trên LOGO! Bài 3: Lập trình điều khiển hệ thống bơm 3 08 03 05 0 nước lên bể chứa trên LOGO! Bài 4: Lập trình điều khiển hệ thống băng tải 4 08 03 05 0 theo trình tự trên LOGO! Bài 5: Lập trình điều khiển hệ thống cửa tự 5 08 03 04 01 động trên LOGO!
- 6 Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra Bài 6: Lập trình điều khiển hệ thống chiếu 6 08 03 05 0 sáng theo giờ trên LOGO! Bài 7: Lập trình điều khiển hệ thống bơm 7 11 03 08 0 nước lên bể chứa trên máy tính Bài 8: Lập trình điều khiển hệ thống băng tải 8 08 03 05 0 theo trình tự trên máy tính Bài 9: Lập trình điều khiển hệ thống cửa tự 9 08 03 05 0 động trên máy tính Bài 10: Lập trình điều khiển hệ thống chiếu 10 10 03 06 01 sáng theo giờ trên máy tính Cộng 90 30 58 02
- 7 BÀI 1. GIỚI THIỆU BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ VÀ PHẦN MỀM LẬP TRÌNH Mã bài: MĐ 19 – 01 Thời gian: 13 giờ (LT: 01; TH: 07; Tự học: 05) Giới thiệu: LOGO! là một mô-đun logic thông dụng của Siemens, phù hợp cho những ứng dụng đơn giản trong công nghiệp và các công trình xây dựng như điều khiển hệ thống băng tải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống bơm, hệ thống chuông báo, điều khiển đóng cắt…làm giảm chi phí và thời gian thiết kế, đơn giản hóa hệ thống dây và bố trí bảng điều khiển, làm giảm các yêu cầu về không gian trong các tủ điều khiển. LOGO! rất dễ dàng điều khiển và giám sát thông qua màn hình hiển thị, cùng với phần mềm LOGO! Soft Comfort việc cấu hình cho các mô-đun logic đơn giản và trực quan hơn. Mục tiêu: - Phân tích được cấu trúc phần cứng, các ngõ vào/ra, khả năng mở rộng của bộ điều khiển lập trình LOGO! ; - Sử dụng, khai thác đúng chức năng các hàm cơ bản của LOGO! ; - Viết các chương trình ứng dụng các hàm cơ bản theo từng yêu cầu cụ thể; - Sử dụng, khai thác đúng chức năng các hàm đặc biệt của LOGO! ; - Viết các chương trình ứng dụng các hàm cơ bản theo từng yêu cầu cụ thể; - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy sáng tạo và khoa học, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung: 1.1. Tổng quát Với những khó khăn và phức tạp khi thiết kế thiết bị điều khiển dùng rơle điện. Vào những năm 1880, người ta chế tạo ra bộ điều khiển lập trình được nhằm nâng cao độ tin cậy, ổn định, đáp ứng được những yêu cầu làm việc khắc khe trong hệ thống thiết bị công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là bộ điều khiển lập trình được PLC viết tắt của Programmable Logic Control hoặc SPS viết tắt của Speicher – Programmiebarer Steueungen, là thiết bị điều khiển lập trình cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Bên cạnh những ứng dụng tương đối lớn, cần nhiều chức năng thì chúng ta phải sử dụng PLC của cách hàng như Siemens, Omron, Schneider, Mitsubishi… có nhiều tính năng, người ta còn chế tạo ra một loại PLC có ít tính năng hơn, có thể đáp ứng tốt những yêu cầu đơn lẻ trong công nghiệp và dân dụng. Đó là bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ, tích hợp sẵn các Timer, Counter và các chức năng đặc biệt khác nên giá thành tương đối rẻ. Ngoài ra bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ còn có ưu điểm như dễ dàng thay đổi việc điều khiển cho hệ thống bằng cách sửa chương trình mà không cần thay đổi gì nhiều ở thiết bị bên ngoài, có thể lập trình cho PLC bằng nhiều cách như lập trình trên máy tính và tải vào PLC hay dùng các phím bấm để lập trình trực tiếp như LOGO! của Siemens, EASY của MOELLER, ZEN của OMRON… 1.2. Các ứng dụng trong công nghiệp và trong dân dụng - Điều khiển các quá trình sản suất: giấy, xi măng, nước giải khát, đóng chai nước…;
- 8 - Giám sát hệ thống an toàn nhà xưởng; hệ thống báo động; - Điều khiển thang máy; điều khiển động cơ, băng tải; - Cửa công nghiệp tự động; - Báo giờ trường học, công sở…; - Và nhiều hệ thống điều khiển tự động khác. 1.3. Ưu điểm và nhược điểm so với PLC Bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ và PLC đều tạo thêm sức mạnh, tốc độ và tính linh hoạt cho các hệ thống công nghiệp. Bằng sự thay đổi các phần tử cơ điện, quá trình điều khiển trở nên nhanh hơn, rẻ hơn và quan trọng nhất là sự hiệu quả hơn. PLC và bộ điều điển lập trình cỡ nhỏ là sự lựa chọn tốt hơn cho các hệ thống rơ le hay máy tính tiêu chuẩn, chúng có một số ưu điểm như: - Tốn ít không gian: Một PLC hay bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ cần ít không gian hơn một máy tính tiêu chuẩn hay tủ điều khiển rơ le để thực hiện cùng một chức năng; - Tiết kiệm năng lượng: tiêu thụ năng lượng ở mức rất thấp, ít hơn cả các máy tính thông thường; - Giá thành thấp: tương đương cỡ 5 đến 10 rơ le, nhưng nó có khả năng thay thế hàng trăm rơ le; - Khả năng tương thích với môi trường công nghiệp: Các vỏ của PLC và bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ được làm từ các vật liệu cứng, có khả năng chống chịu được bụi bẩn, dầu mỡ, độ ẩm, rung động và nhiễu. Các máy tính tiêu chuẩn không có khả năng này; - Giao tiếp trực tiếp: các máy tính tiêu chuẩn cần có một hệ thống phức tạp để có thể giao tiếp với môi trường công nghiệp. Trong khi đó các PLC và bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ có thể giao diện trực tiếp nhờ các mô đun vào ra I/O; - Lập trình dễ dàng: Phần lớn các PLC sử dụng ngôn ngữ lập trình là sơ đồ thang, tương tự như sơ đồ đấu của các hệ thống điều khiển rơ le thông thường; bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ còn có thể lập trình trực tiếp không cần thông qua phần mềm lập trình trên máy tính; - Tính linh hoạt cao: Chương trình điều khiển của PLC có thể thay đổi nhanh chóng và dễ dàng bằng cách nạp lại chương trình điều khiển mới vào PLC bằng bộ lập trình, bằng thẻ nhớ, bằng truyền tải qua mạng. Tuy nhiên, giữa PLC và bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ vẫn có một số ưu điểm riêng tùy thuộc vào yêu cầu công việc như: - Đối với PLC: + Sử dụng trong việc điều khiển hệ thống trung bình và lớn; + Hệ thống yêu cầu phức tạp cần nhiều thuật toán so sánh và hàm toán học; + Số lượng ngõ vào/ra nhiều; + Quản lý và điều khiển thông qua mạng Internet hay các kết nối mạng phức tạp khác. - Đối với bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ: + Sử dụng trong các hệ thống điều khiển vừa và nhỏ, thích hợp trong dân dụng và công nghiệp;
- 9 + Linh hoạt trong điều khiển và vận hành, bộ điều khiển lập trình cỡ nhỏ có thể lập trình trực tiếp trên bộ điều khiển; + Tiết kiệm chi phí vì có giá thành rẻ hơn sơ với PLC. 1.4. Khảo sát bộ điều khiển lập trình loại nhỏ LOGO! của hãng SIEMENS 1.4.1. Lý thuyết Phân loại và kết cấu phần cứng Phân loại: Trước khi sử dụng một LOGO!, ta phải biết một số thông tin cơ bản về sản phẩm như cấp điện áp sử dụng, ngõ ra là relay hay transistor…. Các thông tin cơ bản đó có thể tìm thấy ngay ở góc dưới bên trái của sản phẩm. Ví dụ: LOGO! 230RC Trong đó: LOGO! : Tên sản phầm 230: Cấp điện áp 115…240 V AC/DC R: Ngõ ra Rơ le C: Sản phẩm tích hợp hàm thời gian thực Một số ký hiệu dùng để nhận biết các đặc tính sản phầm: - 12/24 : nguồn cung cấp là 12/24 V DC - 230: nguồn cung cấp trong khoảng 115…240 V AC/DC - R: Ngõ ra Rơ le, nếu dòng thông tin không chứa kí tự này nghĩa là ngõ ra của sản phầm là Transistor - C: Sản phẩm có tích hợp các hàm thời gian thực - o: Sản phẩm không tích hợp màn hình hiển thị - DM: module số (Digital) - AM: module tương tự (Analog) - CM: module truyền thông (Communication) Kết cấu phần cứng: LOGO! 230RC Hình 1.1 - Kết cấu phần cứng và kích thước của LOGO! 230RC
- 10 Trong đó: 1 – Nguồn cung cấp 2 – Ngõ vào 3 – Ngõ ra 4 – Vị trí kết nối với cable 5 – Bảng điều khiển 6 – Màn hình hiển thị 7 – Cổng kết nối với LOGO! TD 8 – Cổng kết nối module mở rộng 9 – Ngàm kết nối Đặc điểm ngõ vào, ngõ ra và kết nối phần cứng theo chủng loại Tổng quan các phiên bản của họ LOGO! Phiên bản có màn hình hiển thị, 8 ngõ vào, 4 ngõ ra và cổng kết nối Ethernet Phiên bản có màn hình hiển thị, 8 ngõ vào và 4 ngõ ra Phiên bản không có màn hình hiển thị, 8 ngõ vào và 4 ngõ ra Module số (DM) gồm 4 ngõ vào và 4 ngõ ra số Module số (DM) gồm 8 ngõ vào và 8 ngõ ra số
- 11 Module tương tự (AM) gồm 2 ngõ vào hoặc 2 ngõ ra tương tự tùy thuộc vào từng kiểu thiết bị Module truyền thông (CM) Màn hình hiển thị LOGO! TD Một số đặc tính kỹ thuật của các dòng LOGO! thực tế: Loại Tên LOGO! Nguồn cấp Ngõ vào Ngõ ra Tính năng 4 rơ le LOGO! 12/24RCE 12/24V DC 8 digital (1) (10A) 115…240V 4 rơ le LOGO! 230RCE 8 digital AC/DC (10A) 4 rơ le LOGO! 12/24RC 12/24V DC 8 digital (1) (10A) (1) 4 transistor Không có LOGO! 24 24V DC 8 digital hàm thời 24V/0.3A gian thực 4 transistor LOGO! 24C 24V DC 8 digital (1) 24V/0.3A 24V AC/ 4 rơ le LOGO! 24RC 8 digital 24V DC (10A) 115…240V 4 rơ le LOGO! 230RC 8 digital AC/DC (10A) 4 rơ le Không màn LOGO! 12/24RCo 12/24V DC 8 digital (1) (10A) hình, phím Không màn LOGO! 24o 24V DC 8 digital (1) hình, phím
- 12 Không màn LOGO! 24Co 24V DC 8 digital (1) hình, phím 24V AC/ 4 rơ le Không màn LOGO! 24RCo 8 digital 24V DC (10A) hình, phím 115…240V 4 rơ le Không màn LOGO! 230RCo 8 digital AC/DC (10A) hình, phím (1) Có thể sử dụng 4 ngõ vào analog (0…10V) và 4 ngõ vào tốc độ cao. ● Kết nối LOGO! Với nguồn Hình 1.2 (a) - LOGO!... với nguồn DC Hình 1.2 (b) - LOGO! … với nguồn AC Các dòng LOGO! 12... hoặc LOGO! 24... hoặc LOGO! 12/24... sử dụng nguồn điện 12/24 VDC tương ứng. Đối với dòng LOGO! 230... cần sử dụng nguồn điện từ 115...240 V AC/DC, với tần số 47-63 Hz. Đối với LOGO! sử dụng nguồn DC: chúng ta có thể sử dụng cầu chì để đảm bảo an toàn cho LOGO!, với loại cầu chì 0,8A cho LOGO! 12/24 RC; 2,0A cho LOGO! 24.... Đối với LOGO! sử dụng nguồn AC: để đảm bảo việc nguồn vào không ổn định như tăng áp đột ngột, ta có thể sử dụng bộ chỉnh điện áp để điều chỉnh điện áp cho LOGO! thấp hơn không quá 20% điện áp định mức. ● Nối dây đầu vào
- 13 Hình 1.3 – Nối dây ngõ vào LOGO! đối với loại LOGO! 12/24… và LOGO! 24… Hình 1.4 – Nối dây ngõ vào LOGO! đối với loại LOGO! 230… Chúng ta có thể nối đầu vào của LOGO! với các công tắc hoặc các cảm biến. Đặc tính của bộ cảm biến cho LOGO! 230R và LOGO! 230RC: + LOGO! Nhận biết trạng thái ‘0’ tại điện áp dưới 40 VAC hoặc 30 VDC. + LOGO! Nhận biết trạng thái ‘1’ tại điện áp lớn hơn 79 VAC hoặc 79 VDC. + Khi trạng thái ngõ vài thay đổi từ ‘0’ lên ‘1’ thì trạng thái mức ‘1’ phải duy trì ít nhất 30ms đối với điện áp nguồn 240 VAC và 15ms đối với 240 VDC. + Khi trạng thái ngõ vài thay đổi từ ‘1’ xuống ‘0’ thì trạng thái mức ‘0’ phải duy trì ít nhất 105ms đối với điện áp nguồn 240 VAC và 125ms đối với 240 VDC. Đặc tính của bộ cảm biến cho LOGO! 24…: + LOGO! Nhận biết trạng thái ‘0’ tại điện áp dưới 5 VDC. + LOGO! Nhận biết trạng thái ‘1’ tại điện áp lớn hơn 15 VDC. + Khi trạng thái ngõ vài thay đổi từ ‘0’ lên ‘1’ thì trạng thái mức ‘1’ phải duy trì ít nhất 30ms để LOGO! nhận biết. + Khi trạng thái ngõ vài thay đổi từ ‘1’ xuống ‘0’ thì trạng thái mức ‘0’ phải duy trì ít nhất 105ms để LOGO! nhận biết. ● Nối dây đầu ra Đối với loại LOGO! …R…: Hình 1.5 – Nối dây ngõ ra LOGO! Với loại ngõ ra rơ le LOGO! …R… là loại LOGO! được tích hợp ngõ ra Rơle và được cách ly hoàn toàn với nguồn cung cấp và ngõ vào.
- 14 Chúng ta có thể nối ngõ ra Rơle với các tải như đèn, đèn huỳnh quang, motor, contactor… Nhưng các tải nối với LOGO! …R… phải có các đặc tính sau: + Dòng chuyển mạch lớn nhất không quá 30A, dòng làm việc không quá 5A. + Tần số đóng ngắt tải không quá 10Hz. + Công suất đèn không quá 1000W. Đối với loại ngõ ra trạng thái rắn (Transistor): Hình 1.6 – Nối dây ngõ ra LOGO! Với loại ngõ ra Transistor LOGO! Với ngõ ra Transistor được nhận biết khi không có ký hiệu chữ R trên LOGO!. Ngõ ra loại này chống quá dòng và quá tải kém vì không có nguồn phụ trợ, LOGO! cung cấp nguồn cho dạng ngõ ra này. Dòng chuyển mạch đối với ngõ ra Transistor không quá 0,3 A. Khả năng mở rộng LOGO! cho phép mở rộng tối đa lên đến 24 ngõ vào số, 8 ngõ vào tương tự, 16 ngõ ra số và 2 ngõ ra tương tự. Chúng ta có thể mở rộng tối đa bằng nhiều cách, ví dụ như: - Mở rộng tối đa LOGO! với ngõ vào Analog có sẵn (đã sử dụng 4). Hệ thống gồm: Module LOGO! cơ bản, 4 module số và 3 module tương tự: - Mở rộng tối đa LOGO! với ngõ vào Analog có sẵn (đã sử dụng 2). Hệ thống gồm: Module LOGO! cơ bản, 4 module số và 4 module tương tự:
- 15 - Mở rộng tối đa LOGO! không sử dụng ngõ vào Analog có sẵn (LOGO! 24 RC/RCo, LOGO! 230 RC/RCo và LOGO! 230 RCE). Hệ thống gồm: Module LOGO! cơ bản, 4 module số và 4 module tương tự: 1.4.2. Trình tự thực hiện Yêu cầu: Khảo sát mô đun LOGO!24C Bước 1: Xác định tên LOGO! Bộ điều khiển lập trình LOGO! 24C của hãng SIEMENS – Đức Hình 1.7 – Mô đun LOGO! 24C Bước 2: Xác định vị trí nguồn cung cấp cho Mô đun - Nguồn cung cấp cho mô đun là nguồn 24V DC - Vị trí cấp nguồn được đánh dấu bằng tiếng Anh là POWER SUPPLY – 24VDC (Nguồn cung cấp 24V DC) - Nguồn 24V DC được cấp cho mô đun thông qua 2 jack cắm màu đỏ và xanh. Trong đó jack cắm màu đỏ mang điện 24V DC ký hiệu V+ (Volt +: Điện áp dương 24V DC); jack cắm màu xanh mang điện 0V DC ký hiệu GND (Ground: Điện áp 0V DC)
- 16 Bước 3: Xác định các ngõ vào/ra của LOGO! 24C - LOGO! 24C có 8 ngõ vào và 4 ngõ ra. - Trong đó ngõ ra dạng Transistor, điện áp 24V DC, dòng điện tối đa 0,3A Bước 4: Nhận biết các thành phần khác trên mô đun - 8 công tắc gạt để tác động các ngõ vào cho LOGO! - Nút gạt mở nguồn cung cấp cho mô đun; - Cầu chì bảo vệ; - Bộ cung cấp điện áp từ 0 đến 10 V DC. 1.4.3. Thực hành - Thực hiện khảo sát LOGO!24C; - Người học làm việc theo nhóm trên các vị trí đã được phân công; - Các thành viên trong nhóm luân phiên thực hành sau khi hoàn thành; - Thời gian thực hành 02 giờ; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1.4.4. Đánh giá kết quả thực hành - Xác định đúng tên LOGO!; - Xác định đúng vị trí cấp nguồn, công tắc, cầu chì; - Xác định đúng số lượng ngõ vào, ngõ ra; - Xác định đúng dạng ngõ ra là dạng Transistor. 1.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của LOGO! 1.5.1. Lý thuyết Sử dụng phím trên LOGO! Quy tắc 1: Thay đổi chế độ hoạt động - Thiết lập chương trình; Khi bật nguồn màn hình hiển thị “No Program/ Press ESC” ta nhấn đồng thời phím , và OK để chuyển đến chế độ lập trình. - Thời gian và các thông số trong chương trình có thể thay đổi được trong chế độ lập trình, ta có thể chuyển đến chế độ đặt thông số bằng cách nhấn đồng thời 2 nút ESC và OK. Quy tắc 2: Đầu vào, đầu ra - Viết chương trình theo chiều đi từ đầu ra đến đầu vào. Quy tắc 3: Con trỏ và cách di chuyển con trỏ - Dịch chuyển con trỏ khi nó xuất hiện theo dạng dấu ‘_’ ở chân của đối tượng: + Ấn các phím dịch chuyển , , , để di chuyển con trỏ. + Ấn phím OK để thay đổi kết nối hoặc khối. + Ấn phím ESC để thoát ra khỏi vùng lập trình. - Chọn kiểu kết nối hoặc khối. - Khi con trỏ đang ở vị trị các khối: + Các phím dịch chuyển , để lựa chọn khối. + Ấn OK để đồng ý. + Ấn ESC để huỷ. Quy tắc 4: Đưa ra thuật toán
- 17 - Nên viết thử chương trình trên giấy hoặc trên phần mềm trước để dễ hình dung về toàn bộ chương trình. - Chạy thử chương trình trên phần mềm để lường trước những lỗi có thể xảy ra. Cách gọi các chức năng Ta có thể sử dụng các phím chức năng và phím điều hướng để đến các chế độ khác nhau trên LOGO! ● Chế độ lập trình ● Tổng quan các menu
- 18 ● Menu chính (ESC/> Stop) ● Menu chương trình (ESC/> Stop > Program) ● Menu chuyển đổi (ESC /> Stop > Card)
- 19 ● Menu thiết lập (ESC /> Stop >Setup) ● Menu hoạt động (ESC/> RUN)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lắp đặt hệ thống thiết bị điều khiển tự động (Nghề: Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp - CĐ) - Trường Cao đẳng nghề Số 20
222 p | 23 | 17
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí cục bộ (Nghề: Lắp đặt, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí - Sơ cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
343 p | 41 | 13
-
Giáo trình Lắp đặt vận hành hệ thống cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
68 p | 47 | 12
-
Giáo trình Hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
192 p | 20 | 11
-
Giáo trình Lập trình PLC nâng cao (Nghề: Tự động hoá công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
175 p | 21 | 11
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường tự động hóa 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
288 p | 27 | 10
-
Giáo trình Lập trình PLC cơ bản (Nghề: Điện tử dân dụng - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới
224 p | 13 | 8
-
Giáo trình Lắp đặt vận hành hệ thống cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
67 p | 13 | 7
-
Giáo trình Lắp đặt, lập trình PLC (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
115 p | 16 | 7
-
Giáo trình Lắp đặt hệ thống tự động hóa 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
288 p | 24 | 7
-
Giáo trình Lắp đặt, lập trình PLC nâng cao (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
119 p | 14 | 6
-
Giáo trình Lắp đặt, vận hành hệ thống cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
248 p | 14 | 6
-
Giáo trình Lắp đặt hệ thống tự động hóa 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
288 p | 15 | 6
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
343 p | 29 | 6
-
Giáo trình Lắp ráp và điều chỉnh các mối ghép của máy (Nghề: Nguội lắp ráp cơ khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
71 p | 12 | 4
-
Giáo trình Cài đặt và thử nghiệm các hệ thống điều khiển với PLC (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
135 p | 8 | 2
-
Giáo trình Lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống tín hiệu cảnh báo và điều khiển từ xa (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
127 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn