intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp ráp, lập trình vi điều khiển (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lắp ráp, lập trình vi điều khiển (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được cấu trúc, ứng dụng cả vi điều khiển trong công nghiệp; kiểm tra và viết được các chương trình điều khiển. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp ráp, lập trình vi điều khiển (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH Mô đun: LẮP RÁP LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG – TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình này được biên soạn bởi tác giả là giảng viên bộ môn Điện tử tự động, khoa Điện tử - Tin học Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Giáo trình sử dụng cho việc giảng dạy và tham khảo cho giảng viên, sinh viên nghề Điện tử công nghiệp tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Mọi hình thức sao chép, in ấn và đưa lên mạng Internet không được sự cho phép Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn là vi phạm pháp luật./.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp ở trình độ Cao Đẳng Nghề và Trung Cấp Nghề, giáo trình Lắp ráp lập trình vi điều khiển là một trong những giáo trình môn học đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tuy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao Đẳng nghề Quy Nhơn, 172 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn. Biên soạn Lương Thanh Long
  4. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU 2 BÀI 1: KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỌ VI ĐIỀU KHIỂN 8051 VÀ CHƯƠNG TRÌNH KIEL C 5 1.1. Cấu trúc cơ bản của họ vi điều khiển 8051.................................................6 1.2. Giao diện phần mền Keil C.......................................................................11 1.3. Tạo dự án mới với Keil C......................................................................... 12 BÀI 2: LẬP TRÌNH C CĂN BẢN 19 2.1. Khai báo trong lập trình C 19 2.2. Thực hiện phép tính trong chương trình C............................................... 21 3.1. Điều khiển led đơn tích cực mức thấp...................................................... 25 3.2. Điều khiển led đơn tích cực mức cao....................................................... 27 BÀI 4: LẮP RÁP, LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HIỂN THỊ LED 7 ĐOẠN 30 4.1. Lập trình điều khiển hiển thị trên 1 Led 7 đoạn....................................... 30 4.2. Lập trình điều khiển hiện thị nhiều led 7 đoạn......................................... 32 BÀI 5: LẮP RÁP, LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HIỂN THỊ LED 34 MA TRẬN 8X8 34 5.1. Kết nối Led ma trận 8x8 với vi điều khiển............................................... 34 5.2. Lập trình hiển thị led ma trận 8x8............................................................ 36 BÀI 6: LẮP RÁP, LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HIỂN THỊ MÀN HÌNH LCD 16X2 38 6.1. Kết nối LCD với vi điều khiển................................................................. 38 6.2 Lập trình hiển thị màn hình LCD 16x2..................................................... 41 BÀI 7: LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG BỘ ĐỊNH THỜI TRONG ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ NGOẠI VI 44 7.1. Cài đặt chế độ cho bộ định thời................................................................ 44 7.2. Sử dụng bộ định thời tạo xung vuông 2Khz............................................. 47 7.3. lắp ráp, lập trình điều khiển động cơ điện một chiều............................... 48 BÀI 8: LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG NGẮT 52 8.1. Cấu hình hoạt động ngắt........................................................................... 52 8.2. Lập trình sử dụng ngắt.............................................................................. 58
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp ráp, lập trình vi điều khiển Mã mô đun: MĐ 20 Thời gian thực hiện mô đun: 135 giờ (Lý thuyết: 30;Thực hành:102;Kiểm tra: 3) I. Vị trí tính chất của mô đun: - Vị trí của mô đun: Mô đun được bố trí dạy sau khi học xong môn học mô đun: Kỹ thuật xung số điện tử cơ bản, điện tử nâng cao, điện tử công suất, và học trước môn vi mạch số lập trình.. - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề giúp người hoc ̣ có kiến thức về điều khiển hê ̣thống và thiết bi bằng ̣ Vi đều khiển . II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được cấu trúc, ứng dụng cả vi điều khiển trong công nghiệp. + Kiểm tra và viết được các chương trình điều khiển. - Kỹ năng: + Vận hành được các thiết bị và dây chuyền sản xuất dùng vi điều khiển. + Xác định được các nguyên nhân gây ra hư hỏng xảy ra trong thực tế. + Kiểm tra và viết được các chương trình điều kiển. + Xác định được các nguyên nhân gây ra hư hỏng xảy ra trong thực tế. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong học tập và thực hiện công việc III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT Bài 1: Khảo sát cấu trúc họ vi điều khiển 8051 và 1 16 6 10   chương trình Kiel C 2 Bài 2: Lập trình C 22 4 18   3 Bài 3: Lắp ráp, lập trình điều khiển hiển thị led đơn 8 2 6   4 Bài 4: Lắp ráp, lập trình điều khiển hiển thị led 7 đoạn 16 3 12 1 Bài 5: Lắp ráp, lập trình điều khiển hiển thị led ma 5 16 2 14   trận 8x8 Bài 6: Lắp ráp, lập trình điều khiển hiển thị màn hình 6 8 2 6   LCD 16x2 7 Bài 7: Lập trình ứng dụng bộ định thời 32 7 24 1 8 Bài 8: Lập trình ứng dụng ngắt 17 4 12 1 Tổng cộng 135 30 102 3
  6. BÀI 1: KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỌ VI ĐIỀU KHIỂN 8051 VÀ CHƯƠNG TRÌNH KIEL C Mã bài: MĐ20.01 Thời gian: 16 giờ (LT: 02, TH: 6, Tự học: 8) GIỚI THIỆU Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, từ sự ra đời của công nghệ bán dẫn, kỹ thuật điện tử đã có sự phát triển vượt bậc. Các thiết bị điện tử sau đó đã được tích hợp với mật độ cao và rất cao trong các diện tích nhỏ,nhờ vậy các thiết bị nhỏ hơn và nhiều chức năng hơn. Các thiết bị điện tử ngày càng nhiều chức năng trong khi giá thành ngày càng rẻ hơn, chính vì vậy điện tử có mặt khắp nơi. Bước đột phát mới trong kỹ thuật điện tử là tạo ra một thiết bị điện tử mới là Vi điều khiển. Một bộ vi điều khiển (microcontroller) được xem như là ―một máy tính trong một chip‖ – nó là một mạch điện tích hợp trên một chip, có thể lập trình được, dùng để điều khiển hoạt động của một hệ thống. Vi điều khiển được ứng dụng rất rộng rãi hiện nay. Đa số các lĩnh vực đều có thể ứng dụng vi điều khiển. Và đối với nền cơ khí tự động hoá bây giờ thì có lẽ nó đã gắn liền với vi xử lý. Vi điều khiển là một câu trúc siêu nhỏ, gồm các linh kiện điện tử có kích thước micro hoặc nano kết hợp với nhau, và được nối với các thiết bị bên ngoài qua các chân vi điều khiển. Vì vậy hiểu rõ cấu trúc của nó, ta sẽ hiểu được mình đang làm việc với cái gì? Và nó hoạt động như thế nào? Mục tiêu: - Trình bày được cấu trúc chung của vi điều khiển. - Phát biểu được các ứng dụng của vi điều khiển và hướng phát triển của vi điều khiển. NỘI DUNG CHÍNH Vi xử lý có rất nhiều loại bắt đầu từ 4 bit cho đến 64 bit, vi xử lý 4 bit hiện nay không còn nhưng vi xử lý 8 bit vẫn còn mặc dù đã có vi xử lý 64 bit. Lý do sự tồn tại của vi xử lý 8 bit là phù hợp với một số yêu cầu điều khiển trong công nghiệp. Các vi xử lý 32 bit, 64 bit thường sử dụng cho các máy tính vì khối lượng dữ liệu của máy tính rất lớn nên cần các vi xử lý càng mạnh càng tốt. Các hệ thống điều khiển trong công nghiệp sử dụng các vi xử lý 8 bit hay 16 bit như hệ thống điện của xe hơi, hệ thống điều hòa, hệ thống điều khiển các dây chuyền sản xuất,… Khi sử dụng vi xử lý thì phải thiết kế một hệ thống gồm có: Vi xử lý, có bộ nhớ, các ngoại vi.
  7. Bộ nhớ dùng để lưu chương trình cho vi xử lý thực hiện và lưu dữ liệu cần xử lý, các ngoại vi dùng để xuất nhập dữ liệu từ bên ngoài vào xử lý và điều khiển trở lại. Các khối này liên kết với nhau tạo thành một hệ thống vi xử lý. Yêu cầu điều khiển càng cao thì hệ thống càng phức tạp và nếu yêu cầu điều khiển đơn giản thì hệ thống vi xử lý cũng phải có đầy đủ các khối trên. Để kết nối các khối trên tạo thành một hệ thống vi xử lý đòi hỏi người thiết kế phải rất hiểu biết về tất cả các thành phần vi xử lý, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi. Hệ thống tạo ra khá phức tạp, chiếm nhiều không gian, mạch in, và vấn đề chính là đòi hỏi người thiết kế hiểu thật rõ về hệ thống. Một lý do nữa là vi xử lý thường xử lý dữ liệu theo byte hoặc word trong khi đó các đối tượng điều khiển trong công nghiệp thường điều khiển theo bit. Chính vì sự phức tạp nên các nhà chế tạo đã tích hợp bộ nhớ và một số các thiết bị ngoại vi cùng với vi xử lý tạo thành một IC gọi là vi điều khiển – Microcontroller. Khi vi điều khiển ra đời đã mang lại sự tiện lợi là dễ dàng sử dụng trong điều khiển công nghiệp, việc sử dụng vi điều khiển không đòi hỏi người sử dụng phải hiểu biết một lượng kiến thức quá nhiều như người sử dụng vi xử lý. Có rất nhiều hãng chế tạo được vi điều khiển, hãng sản xuất nổi tiếng là TI, Microchip, ATMEL, ST… trong phạm vi tài liệu này trình bày vi điều khiển họ 8051 của ATMEL. 1.1. Cấu trúc cơ bản của họ vi điều khiển 8051 1.1.1. Hình dạng bên ngoài và sơ đồ chân Đến thời điểm hiện nay có rất nhiều loại vi điều khiển hãng Atmel, trong tài liệu sẽ giới thiệu về họ vi điều khiển MCS – 52 và cụ thể là khảo sát vi điều khiển AT89S52. Vi điều khiển AT89S52 được đóng gói với định dạng DIP40 và TQFP44 Hình 1.1: Dạng đóng gói kiểu DIP40 Hình 1.2: Dạng đóng gói kiểu TQFP44
  8. Chức năng các chân của vi điều khiển AT89S52 Hình 1.3: Sơ đồ chân đóng gói Hình1.4: Sơ đồ chân đóng gói TQFP44 DIP44 Vi điều khiển AT89S52 có 40 chân. Trong đó có nhiều chân có chức năng kép (1 chân có 2 chức năng), mỗi đường có thể hoạt động như đường xuất nhập điều khiển IO hoặc là thành phần của các bus dữ liệu và bus địa chỉ để tải địa chỉ và dữ liệu khi giao tiếp với bộ nhớ ngoài. PORT0: có 2 chức năng: Trong các hệ thống điều khiển đơn giản sử dụng bộ nhớ bên trong không dùng bộ nhớ mở rộng bên ngoài thì port0 được dùng làm các đường điều khiển IO (Input- Output). Trong các hệ thống điều khiển lớn sử dụng thêm bộ nhớ mở rộng bên ngoài thì port 0 có chức năng là bus địa chỉ và bus dữ liệu AD7 ÷ AD0. (Address: địa chỉ, Data: dữ liệu) PORT2: có 2 chức năng: Trong các hệ thống điều khiển đơn giản không dùng bộ nhớ mở rộng bên ngoài thì port2 được dùng làm các đường điều khiển IO (Input- Output). Trong các hệ thống điều khiển lớn sử dụng thêm bộ nhớ mở rộng bên ngoài thì port2 có chức năng là bus địa chỉ cao A8÷A15.
  9. PORT3: có nhiều chức năng được liệt kê như sau: Bảng 1.5 Chức năng các chân của Port 3 - Chân VCC: Là chân cấp nguồn cho vi điều khiển (4.5 – 5.5V) - Chân GND: Là chân mass của vi điều khiển - Chân Reset (chân số 9): là chân cấp tín hiệu Reset cho vi điều khiển, vi điều khiển AT89S52 sẽ reset khi có mức logic [1] tại chân Reset. (xem sơ đồ kết nối hình dưới) - Chân XTAL1 và XTAL2 (chân số 18 và 19) là chân ngõ vào của bộ dao động thạch anh ngoài, khi sử dụng AT89S52 ở chế độ thạch anh ngoài, người thiết kế phải cần kết nối thêm thạch anh và các tụ như trong hình 2-3. Tần số tụ thạch anh thường sử dụng cho AT89S53 là 12Mhz ÷ 24Mhz (xem hình dưới)
  10. Hình 1.6 : Sơ đồ kết nối vi điều khiển AT89S52 1.1.2. Đặc tính kỹ thuật - 8 Kbyte bộ nhớ FLASH ROM bên trong dùng để lưu chương trình điều khiển. - 256 Byte RAM nội và các thanh ghi có chức năng đặc biệt. - 4 Port xuất/nhập (Input/Output) 8 bit. - Khả năng giao tiếp truyền dữ liệu nối tiếp. - 6 nguồn ngắt. - 3 timer 16 bit. - Cho phép lập trình nối tiếp theo chuẩn SPI với điện áp lập trình 5V. - Có thể giao tiếp với 64 Kbyte bộ nhớ bên ngoài dùng để lưu chương trình điều khiển. - Có thể giao tiếp với 64 Kbyte bộ nhớ bên ngoài dùng để lưu dữ liệu - Có 210 bit có thể truy xuất từng bit. Có các lệnh xử lý bit. 1.2.3. Cấu trúc bộ nhớ và các khối chức năng Các khối bên trong vi điều khiển bao gồm: Khối ALU đi kèm với các thanh ghi temp1, temp2 và thanh ghi trạng thái PSW: có chức năng thực hiện các phép toán, các thanh ghi lưu dữ liệu cho khối ALU thực hiện, thanh ghi trạng thái lưu trạng thái của kết quả sau khi thực hiện xong phép toán.
  11. Hình 1.7: Cấu trúc bên trong của vi điều khiển. - Bộ điều khiển logic (timing and control): có chức năng điều khiển các khối bên trong và bên ngoài để thực hiện lệnh. - Vùng nhớ Flash Rom: dùng để lưu chương trình. - Vùng nhớ RAM nội: dùng để lưu dữ liệu. - Mạch tạo dao động nội kết hợp với tụ thạch anh bên ngoài để tạo dao động. - Khối xử lý ngắt, truyền dữ liệu, khối timer/counter. - Thanh ghi A, B, DPTR và 4 port0, port1, port2, port3 có chốt và đệm.
  12. - Thanh ghi bộ đếm chương trình PC (program counter): có chức năng lưu địa chỉ của lệnh sẽ thực hiện, thanh ghi này có chức năng quản lý địa chỉ của bộ nhớ chương trình. - Con trỏ dữ liệu DPTR (data pointer): dùng để lưu địa chỉ khi truy xuất bộ nhớ dữ liệu bên ngoài hay quản lý địa chỉ của bộ nhớ dữ liệu bên ngoài. - Thanh ghi con trỏ ngăn xếp SP (stack pointer): quản lý địa chỉ của bộ nhớ ngăn xếp. - Thanh ghi lệnh IR (instruction register): dùng để lưu mã lệnh đón về từ bộ nhớ. - Ngoài ra còn có 1 số các thanh ghi hổ trợ để quản lý địa chỉ bộ nhớ ram nội bên trong cũng như các thanh ghi quản lý địa chỉ truy xuất bộ nhớ bên ngoài. 1.2. Giao diện phần mền Keil C Màn hình làm việc của Keil C bao gồm các thanh công cụ ở phía trên cùng và 3 vùng chính như trong hình Hình 1.8: Giao diện làm việc của phần mềm Keil C - Vùng 1: Là vị trí của các cửa sổ Project, cho phép ta quản lý các tập tin trong dự án, và cửa sổ Function, cho phép ta quản lý các chương trình con. - Vùng 2: Vùng soạn thảo. Đây là nơi ta sẽ soạn thảo chương trình.
  13. - Vùng 3: Cửa sổ Build Output. Hiển thị các thông tin trong quá trình biên dịch chương trình 1.3. Tạo dự án mới với Keil C 1.3.1. Lý thuyết liên quan: Trình biên dịch là phần mềm mà trên đó sẽ được viết các chương trình điều khiển để nạp cho vi điều khiển. Ta không thể viết chương trình cho vi điều khiển trên word, excel ... mà mỗi một loại vi điều khiển khác nhau lại phải dùng một phần mềm chuyên dụng riêng để viết chương trình cho nó. Hiện nay có khá nhiều trình biên dịch ngôn ngữ C cho dòng vi điều khiển 8051 như Mikro C, IAR, SDCC, Reads 51 … trong đó µVision Keil C là môi trường phát triển tích hợp (IDE: Integrated Development Environment)  (trình soạn thảo ngôn ngữ C, trình biên dịch và debug) của công ty Keil Software, và thường được gọi là Keil C. Phần mềm Keil C cho phép ta có thể viết chương trình bằng cả 2 loại ngôn ngữ là C hoặc ASM (hợp ngữ). Vậy tại sao lại phải viết trên các phần mềm chuyên dụng này? vì vi điều khiển không thể hiểu được các ngôn ngữ mà chúng ta viết chương trình, nó chỉ hiểu được các mã máy (mà do nhà sản xuất tạo ra), phần mềm này có chức năng "phiên dịch" các dòng lệnh mà ta viết bằng C hoặc ASM sang "ngôn ngữ mã máy"( tạo ra một file .hex) từ đó ta sẽ dùng mạch nạp để nạp file .hex này cho vi điều khiển. 1.3.2. Trình tự thực hiện Để thuận tiện trong việc quản lý các dự án, ta nên tạo từng thư mục riêng cho mỗi dự án, với tên thư mục là tên dự án kèm theo ngày lập dự án đó. Kèm theo đó, ta nên thêm một file text, có nội dung ghi lại những thay đổi của dự án, vào thư mục của dự án đó. Bước 1: chạy chương trình Keil C, Vào menu Project\New uVision Project để tạo project mới. Nhập đường dẫn và tên project vào hộp thoại. Nhấn OK.
  14. Bước 2: Chọn loại vi điều khiển cần sử dụng trong hộp thoại Select device …. Nhấn OK. Sau đó, chọn Yes trong hộp thoại “Copy Standard 8051 …” xuất hiện tiếp theo.
  15. Bước 3: Tạo một file lập trình mới :vào  File\New và lưu lại với định dạng *.c
  16. Bước 4: thêm File.C vào Project Ta cần phải liên kết File.C với Project vừa tạo với nhau: Trong giao diện Keil C, ở không gian làm việc của Project: Chuột phải vào phần “Source Group 1” -> Add files to Group “Source Group 1”:
  17. Bước 5: Cấu hình cho project: vào menu Project 🡪 Option for Group “Source Group 1” Tại thẻ output của cửa sổ vừa xuất hiện, ta tích chọn vào ô
  18. Creat hex file 1.3.3. Thực hành: Thực hành tạo project mới sử dụng phần mềm Keil C theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Hãy nêu cấu hình của vi điều khiển AT89S52. Câu 2: Hãy cho biết các loại bộ nhớ mà vi điều khiển AT89S52 tích hợp và mở rộng. Câu 3: Hãy trình bày tên và chức năng các port của vi điều khiển AT89S52. Câu 4: Hãy tìm hiểu quá trình phát triển của họ vi điều khiển MCS51 và MCS52. Câu 5: Hãy tìm hiểu các port vi điều khiển AT89C52 và so sánh với vi điều khiển AT89S52. Câu 6: Hãy tìm hiểu cấu hình vi điều khiển AT89S8252 và so sánh với vi điều khiển AT89S52. Câu 7: Hãy tìm hiểu cấu hình vi điều khiển AT89C51RD2 và so sánh với vi điều khiển AT89S52. Câu 8: Hãy tìm hiểu cấu hình vi điều khiển AT89C2051 và so sánh với vi điều khiển AT89S52. Câu 9: AT89S52 có bao nhiêu port: (a) 3 (b) 4 (c) 5 (d) 6 Câu 10: Tín hiệu nào của AT89S52 có chức năng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng: (a) ALE (b) PSEN (c) RST (d) EA Câu 11: Port nào của AT89S52 có chức năng tải địa chỉ byte thấp:
  19. (a) Port 0 (b) Port 1 (c) Port 2 (d) Port 3 Câu 12: Port nào của AT89S52 có chức năng tải dữ liệu khi giao tiếp bộ nhớ ngoại: (a) Port 0 (b) Port 1 (c) Port 2 (d) Port 3 Câu 13: Tín hiệu nào của AT89S52 có chức năng chốt địa chỉ: (a) ALE (b) PSEN (c) RST (d) EA Câu 14: Port nào của AT89S52 có chức năng tải địa chỉ byte cao: (a) Port 0 (b) Port 1 (c) Port 2 (d) Port 3 Câu 15: Tín hiệu nào của AT89S52 có chức năng reset vi điều khiển: (a) ALE (b) PSEN (c) RST (d) EA Câu 16: Khi reset vi điều khiển AT89S52 thì thanh ghi nào mang giá trị 07: (a) ACC (b) PC (c) SP (d) PS Câu 17: Khi reset vi điều khiển AT89S52 thì thanh ghi PC bằng: (a) FFFFH (b) 0007H (c) 1FFFH (d) 0000H Câu 18: Khi reset vi điều khiển AT89S52 thì thanh ghi nào bằng FFH: (a) PC (b) DPTR (c) Các port (d) SP Câu 19: Tín hiệu nào làm AT89S52 thực hiện chương trình ở bộ nhớ nội hay ngoại:
  20. (a) ALE (b) PSEN (c) RST (d) EA Câu 20: Sau khi tách địa chỉ và dữ liệu của AT89S52 thì bus địa chỉ có: (a) đường A7 ÷A0 (b) 16 đường A15 ÷A0 (c) đường A15 ÷A8 (d) 8 đường D7 ÷D0 Câu 21: AT89S52 có 2 ngõ vào nhận tín hiệu ngắt có tên là: (a) T0, T1 (b) RxD, TxD (c) INT 0 , INT1 (d) R, WR Câu 22: Port nào của AT89S52 có chức năng nhận xung cho timer T2: (a) Port 0 (b) Port 1 (c) Port 2 (d) Port 3 Câu 23: Port nào của AT89S52 có chức năng giao tiếp mạch nạp nối tiếp: (a) Port 0 (b) Port 1 (c) Port 2 (d) Port 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1