intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I

Chia sẻ: Tinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 gồm có những nội dung chính sau: Phân tích tài chính trong dự án đầu tư; phân tích kinh tế xã hội và đánh giá tác động về môi trường trong dự án đầu tư; ứng dụng excel trong lập dự án; một số nội dung về quản lý thực hiện dự án. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I

  1. Chƣơng 5: Phân tích tài chính trong dự án đầu tƣ 1. Mục đích, vai trò và yêu cầu trong phân tích tài chính dự án 1.1. Mục đích Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thị của dự án về mặt tài chính thông qua việc: - Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện hiệu quả dự án đầu tƣ. - Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án dƣới góc độ hạch toán kinh tế. - Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tƣ nhƣ: an toàn về nguồn vốn huy động, an toàn về khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ; an toàn cho các kết quả tính toán. 1.2. Vai trò - Đối với chủ đầu tƣ: Phân tích tài chính cung cấp thông tin cần thiết để chủ đầ tƣ đƣa ra quyết định có nên đầu tƣ hay không, vì mục đích của các tổ chức cá nhân đầu tƣ là lựa chọn phƣơng án đầu tƣ nào đem lại lợi nhuận tốt nhất. - Đối với cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc về phê duyệt dự án: Phân tích tài chính là căn cứ để các cơ quan này xem xét cho phép đầu tƣ, đặc biệt là đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách. - Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án: Phân tích tài chính là căn cứ đƣa ra quyết định tài trợ vốn cho dự án. - Phân tích tài chính là cơ sở để phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội. 1.3. Yêu cầu - Nguồn số liệu sử dụng để phân tích tài chính phải phù hợp và đảm bảo độ tin cậy cao, đáp ứng mục tiêu phân tích. - Phải sử dụng phƣơng pháp phân tích phù hợp và hệ thống các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh đầy đủ các khía cạnh của tài chính dự án. - Phải đƣa ra nhiều phƣơng án tài chính để từ đó lựa chọn phƣơng án tối ƣu. 2. Một số nội dung cần xem xét khi khi tiến hành phân tích TCDAĐT 2.1. Giá trị thời gian của tiền 2.1.1. Yếu tố ảnh hưởng: - Yếu tố lạm phát: Tiền sẽ mất sức mua trong điều kiện lạm phát, giá trị của tiền biểu hiện ở lƣợng hàng hóa mà nó mua đƣợc, với cùng một lƣợng tiền thì lƣợng hàng hóa cùng loại mà nó mua đƣợc ở thời kỳ sau giảm hơn thời kỳ trƣớc. - Do ảnh hƣởng của các yếu tố ngẫu nhiên: giá trị thời gian của tiền biểu hiện ở nhƣng giá trị gia tăng hoặc giảm đi theo thời gian do ảnh hƣởng của các yếu tố ngẫu nhiên. - Do ảnh hƣởng của thuộc tính vận động và khả năng sinh lời của tiền: Trong nền kinh tế thị trƣờng, đồng vốn luôn đƣợc sử dụng dƣới mọi hình thức để đem lại lợi ích cho ngƣời sở hữu nó, ngay cả khi tạm thời nhà rỗi vốn cũng có thể sinh lời nếu đƣợc gửi vào ngân hàng. 2.1.2. Lãi đơn và lãi kép: a) Lãi đơn: Trường hợp tiền lãi trả từng kỳ, tiền gốc trả cuối kỳ thanh toán 37
  2. Khi tiền lãi chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính thêm tiền lãi tích lũy. Tức là tiền lãi của thời đoạn trƣớc không nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn sau. Ngƣời ta gọi tiền lãi đó là lãi đơn. Tiền lãi = Số vốn vay * Lãi suất đơn * số thời đoạn đƣợc thanh toán. Lđ = Iv0 * s * n Ví dụ: Một công ty vay của ngân hàng 100 triệu đồng, với lãi suất 1,2%/tháng. Thời hạn vay là 6 tháng. Hỏi hàng tháng và cuối tháng thứ 6, công ty phải trả cho ngân hàng bao nhiêu tiền lãi? Tổng tiền lãi và tiền gốc công ty phải trả sau 6 tháng là bao nhiêu? Giải: Mỗi tháng công ty phải trả lãi nhƣ sau: Lđ = 100x0,012x1 = 1,2 triệu đồng Tổng tiền lãi trong 6 tháng là: 1,2 x 6 = 7,2 triệu đồng, hoặc 100x0,012x6 = 7,2 triệu đồng Tổng cộng số tiền công ty phải trả trong 6 tháng là: 100 triệu + 7,2 triệu = 107,2 triệu đồng b) Lãi kép: Trường hợp tiền lãi và tiền gốc trả cuối kỳ thanh toán Tức là tiền lãi của thời đoạn trƣớc đƣợc nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn tiếp theo. Nhƣ vậy công thức tính cả lãi và gốc phải trả nhƣ sau: Lg = Iv0 (1+r) n - Iv0 Trong đó: Lg: Lãi kép Iv0: Vốn vay r: Lãi suất n: Số thời đoạn vay. Ví dụ: Cũng tiếp ví dụ trên, hãy tính tiền lãi và gốc công ty phải trả cho ngân hàng sau 6 tháng? Giải: Lg = 100 x (1+0,012)6 – 100 = 7,4195 triệu đồng 2.2. Chuyển giá trị của tiền về hiện tại và tƣơng lai Bởi vì đồng tiền có giá trị theo thời gian nên với mỗi cá nhân hay tổ chức đều cần thiết phải xác định rõ các khoản thu nhập hay chi tiêu bằng tiền của họ ở từng thời điểm cụ thể. Một khoản tiền là một khoản thu nhập hoặc một khoản chi phí phát sinh vào bất kì một thời điểm cụ thể trên trục thời gian. Tuy nhiên, trong các bài toán học thuật, ngƣời ta thƣờng quy nó về đầu kì, giữa kì hay cuối kì. Vì hoạt động liên tục của các cá nhân hay các tổ chức làm xuất hiện liên tục các khoản tiền dòng tiền ra và dòng tiền vào theo thời gian tạo nên dòng tiền tệ. Dòng tiền tệ Dòng tiền tệ là chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số thời kì nhất định. Dòng tiền có nhiều hình thức khác nhau nhƣng nhìn chung có thể phân chia thành 2 loại là dòng tiền đều và dòng tiền hỗn tạp. Dòng tiền có thể đƣợc biểu diễn nhƣ sau: 0 1 n-1 2 3 4 5 n 38
  3. Đường thời gian biểu diễn dòng tiền tệ - Dòng tiền đều Dòng tiền đều là dòng tiền bao gồm các khoản tiền bằng nhau đƣợc phân bố đều đặn theo thời gian. Dòng tiền đều đƣợc phân chia thành ba loại: dòng tiền đều thông thƣờng - xảy ra vào cuối kì; dòng tiền đều đầu kì - xảy ra vào đầu kì; dòng tiền đều vình cửu - xảy ra vào cuối kì và không bao giờ chấm dứt. - Dòng tiền tệ hỗn tạp Trong tài chính, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp tình huống trong đó dòng tiền bao gồm các khoản thu nhập hoặc chi trả giống nhau qua các thời kì. Chẳng hạn nhƣ doanh thu và chi phí qua các năm thƣờng rất khác nhau. Vì thế, dòng thu nhập ròng của một công ty thƣờng là một dòng tiền tệ hỗn tạp, bao gồm các khoản thu nhập khác nhau, chứ không phải một dòng tiền đều. Nhƣ vậy, dòng tiền hỗn tạp là dòng tiền tệ bao gồm các khoản tiền không bằng nhau phát sinh qua một số thời kì nhất định. Trường hợp tính chuyển một khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai: - Giá trị tương lai của một khoản tiền: Giá trị tƣơng lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó có thể sinh ra trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại đến một thời điểm trong tƣơng lai. Vận dụng khái niệm lãi kép, chúng ta có công thức tìm giá trị tƣơng lai của một khoản tiền gởi vào cuối năm thứ n: FV = PV (1 + r )n n Giá trị tƣơng lai (FV) : là giá trị của khoản tiền ở hiện tại (PV) đƣợc quy đổi về tƣơng lai trong khoảng thời gian n với chi phí cơ hội vốn k. Trong đó : PV : giá trị của một khoản tiền ở thời điểm hiện tại k : chi phí cơ hội của tiền tệ n : số thời kỳ - Giá trị hiện tại của một khoản tiền Giả sử bạn có hai khoản tiền: 100 triệu đồng vào hôm nay và 200 triệu đồng sau 10 năm nữa; hai khoản tiền này đều chắc chắn và có chi phí cơ hội vốn là 8%/năm. Giá trị hiện tại của 100 triệu đồng hôm nay thì đã rõ còn 200 triệu đồng nhận đƣợc sau 10 năm đáng giá bao nhiêu ở thời điểm hiện tại. Nhƣ vậy, cần bao nhiêu tiền vào hôm nay để tăng lên thành 200 triệu đồng sau 10 năm nữa với lãi suất 8%/năm. Số tiền này chính là giá trị hiện tại của 200 triệu đồng sau 10 năm nữa đƣợc chiết khấu với lãi suất 8%/năm. Trong những bài toán giá trị hiện tại nhƣ vậy, lãi suất còn đƣợc gọi là tỷ suất chiết khấu. Quá trình tìm giá trị hiện tại là quá trình ngƣợc của quá trình ghép lãi. Vì thế, công thức tính giá trị hiện tại đƣợc suy ra từ công thức tính giá trị tƣơng lai của một khoản tiền nhƣ sau: 1 PV  FV . (1  R) n Trƣờng hợp tính chuyển một dòng tiền phân bố đều trong từng thời đoạn của thời kỳ phân tích về mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tƣơng lai. 39
  4. (1  r ) n  1 PV  A r (1  r ) n (1  r ) n  1 FV  A r Trong đó: A là giá trị khoản tiền phát sinh. Trƣờng hợp tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong từng thời đoạn của thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tƣơng lai: + Nếu các khoản tiền này phát sinh vào đầu các thời đoạn của thời kỳ phân tích, tổng của chúng đƣợc tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tƣơng lai theo các công thức sau: n FV   Ai (1  r ) ni 1 i 1 n 1 PV   Ai i 1 (1  r ) i 1 + Nếu các khoản tiền này phát sinh vào cuối các thời đoạn của thời kỳ phân tích, tổng của chúng đƣợc tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tƣơng lai theo các công thức sau: n FV   Ai (1  r ) ni i 1 n 1 PV   Ai i 1 (1  r )i Trƣờng hợp các khoản tiền phát sinh kỳ sau hơn hay kém kỳ trƣớc một số lƣợng không đổi: (1  R) n  1 G  (1  r ) n  1 n  PV  A    1 r (1  r ) n r  r (1  r ) n (1  r ) n  (1  r ) n  1 G  (1  r ) n  1  FV  A1    n r r  r  Trong đó: A1 là phần chi phí cơ bản phát sinh ở cuối thời đoạn thứ nhất và không đổi trong suốt n đoạn. G: Là phần chi phí gia tăng (hoặc giảm đi) bắt đầu từ cuối thời đoạn thứ hai của thời kỳ phân tích (G là hằng số) 2.3. Xác định tỉ suất tính toán và chọn thời điểm tính toán 2.3.1. Xác định tỉ suất tính toán: Suất chiết khấu trong dự án là suất sinh lời kì vọng của nhà đầu tƣ đối với số vốn cần đầu tƣ cho dự án. Suất chiết khấu đƣợc dùng để quy đổi dòng thu nhập tƣơng lai của các dự án về hiện giá rất đa dạng. Suất chiết khấu ảnh hƣởng trực tiếp đến giá trị hiện tại của các dự án và đến các quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án. Suất chiết khấu đƣợc chọn thƣờng căn cứ vào: - Chi phí cơ hội của vốn - Chi phí vốn 40
  5. - Tỷ lệ rủi ro của dự án - Tỷ lệ lạm phát 1. Trường hợp đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn tự có Trong trƣờng hợp này, mục đích đầu tƣ là nhằm thu lời lớn hơn việc gửi vốn trên thị trƣờng vốn. Do vậy tỷ suất tính toán của dự án theo nguồn vốn tự có (r vtc) phải đƣợc xác định cao hơn mức lãi suất tiền gửi (rgửi) ở thị trƣờng vốn. Tức là rvtc > rgửi Tỷ suất tính toán của nguồn vốn tự có có thể đƣợc lấy bằng lãi suất tiền vay của ngân hàng thƣơng mại. 2. Trường hợp đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn đi vay Để đảm bảo độ tin cậy của tính toán và an toàn về vốn, chủ đầu tƣ cần chọn tỷ suất tính toán của dự án theo vốn đi vay (r vđv) không nhỏ hơn mức lãi suất tiền vay (r vay) , tức là rvđv < rvay. 3. Trường hợp đầu tư vừa bằng nguồn vốn tự có vừa bằng nguồn vốn đi vay Trong trƣờng hợp này tỷ suất tính toán lấy theo mức trung bình chung lãi suất của cả 2 nguồn vốn và đƣợc xác định theo công thức: Kvtc * rvtc + Kvđv * rvđv Rc = Kvtc + Kvđv Trong đó: Kvtc : Vốn tự có rvtc : Mức lãi suất xác định cho vốn tự có Kvđv : Vốn đi vay rvđv : Mức lãi suất xác định cho vốn đi vay 4. Trường hợp đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau Trong trƣờng hợp này tỷ suất tính toán của dự án đƣợc xác định theo trung bình chung lãi suất của tất cả các nguồn vốn.  Ki * ri Rc =  Ki Trong đó: Ki : Giá trị nguồn vốn i ri : Mức lãi suất xác định cho nguồn vốn i Chú ý: Khi xác định tỷ suất tính toán của dự án đầu tƣ thƣờng gặp phải các trƣờng hợp sau: a. Các nguồn vốn vay có các kỳ hạn khác nhau: Trong trƣờng hợp này, trƣớc khi áp dụng công thức tính tỷ suất tính toán chung phải tính chuyển các mức lãi suất đi vay về cùng kỳ hạn là năm rn = (1 + rt)m – 1 Trong đó: rn : Mức lãi suất năm rt : Mức lãi suất theo kỳ hạn t (tháng, quý, 6 tháng) m : Số kỳ hạn t trong năm b. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực 41
  6. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi suất không trùng với thời đoạn ghép lãi kỳ hạn Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi suất trùng với thời đoạn lãi ghép. Trong thực tế nếu lãi suất không ghi thời hạn ghép lãi kèm theo thì lãi suất đó đƣợc hiểu là lãi suất thực và thời đoạn ghép lãi trùng với thời đoạn phát biểu mức lãi. Khi xác định tỷ suất tính toán của dự án, nếu lãi suất của một nguồn vốn nào đó là lãi suất danh nghĩa thì phải chuyển về lãi suất thực theo công thức: rdn m2 – 1 rthực = 1 + ( ) m1 Trong đó: rthực: Lãi suất thực rdn: Lãi suất danh nghĩa m1: Số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu mức lãi suất danh nghĩa m2 : Số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn xác định lãi suất thực 5. Tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo sự rủi ro Công thức tính nhƣ sau r R= 1–p Trong đó: R – Tỷ suất chiết khấu đƣợc điều chỉnh theo sự rủi ro r – Tỷ suất chiết khấu trƣớc khi điều chỉnh theo sự rủi ro p – Xác suất rủi ro 6. Tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát Lạm phát cũng đƣợc coi là một yếu tố rủi ro khi đầu tƣ. Vì vậy khi lập dự án đầu tƣ cần tính đến yếu tố lạm phát, trên cơ sở đó xác định lại hiệu quả của dự án đầu tƣ. Có thể sử dụng tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát làm cơ sở cho việc xác định lại hiệu quả dự án. Công thức xác định tỷ lệ chiết khấu đƣợc điều chỉnh theo lạm phát nhƣ sau: RL = (1 + r) (1 + L) – 1 Trong đó: RL - Tỷ lệ chiết khấu đƣợc điều chỉnh theo lạm phát r - Tỷ lệ chiết khấu đƣợc chọn để tính toán L – Tỷ lệ lạm phát 2.3.2. Chọn thời điểm tính toán: Thời điểm tính toán có ảnh hƣởng tới kết quả tính toán tài chính - kinh tế trong lập dự án đầu tƣ. Do vậy cần phải xác định thời điểm tính toán hợp lý. Thời điểm tính toán xác định theo năm và thƣờng đƣợc gọi là năm gốc. Đối với các dự án đầu tƣ có quy mô không lớn, thời gian chuẩn bị để đƣa công trình đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh không dài thì thời điểm tính toán thƣờng đƣợc xác định là thời điểm hiện tại hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án. Trong trƣờng hợp này, mọi chi phí và thu nhập của dự án đều đƣợc đƣa về năm gốc theo cách tính giá trị hiện tại và đƣợc so sánh tại năm gốc. 42
  7. Đối với các dự án có quy mô lớn, thời gian chuẩn bị để đƣa công trình vào sử dụng dài thì tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể có thể chọn thời điểm nhƣ sau: - Nếu chu kỳ dự án, tỷ lệ lạm phát và mức lãi suất của các nguồn vốn theo dự đoán biến động không đáng kể và tỷ suất tính toán đƣợc xác định đúng với phƣơng pháp khoa học, có tính đến các yếu tố rủi ro đối với sản xuất thì thời điểm tính toán có thể lấy là thời điểm hiện tại (thời điểm lập dự án) hoặc thời điểm bắt đầu thực hiện dự án nhƣ đối với dự án có quy mô đầu tƣ không lớn và thời gian chuẩn bị đƣa công trình đầu tƣ vào khai thác không dài. - Thời điểm tính toán là năm kết thúc giai đoạn thi công xây dựng công trình và đƣa công trình đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trƣờng hợp này, các chi phí trong giai đoạn thi công xây dựng công trình đƣợc tính chuyển về năm gốc thông qua việc tính giá trị tƣơng lai. Các thu nhập và chi phí khai thác trong gia đoạn khai thác công trình đƣợc tính chuyển về năm gốc thông qua việc tính giá trị hiện tại. Các thu nhập và chi phí của dự án đƣợc so sánh tại thời điểm tính toán. Cách chọn thời điểm tính toán này là có căn cứ và đảm bảo độ tin cậy cao vì tổng khoảng cách tính hiện giá của các dòng chi phí và thu nhập của dự án là nhỏ nhất. Tuy nhiên trong thực tế, để thuận tiện cho tính toán, nhiều dự án thời điểm tính toán thƣờng đƣợc chọn là thời điểm hiện tại (thời điểm lập dự án) hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án. 3. Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tƣ 3.1. Xác định tổng vốn đầu tƣ và cơ cấu nguồn vốn của dự án 3.1.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư: a) Nội dung tổng mức đầu tư:  Xác định vốn đầu tƣ cần thực hiện từng năm và toàn bộ dự án trên cơ sở kế hoạch tiến độ thực hiện đầu tƣ dự kiến. Trong tổng số vốn đầu tƣ trên cần tách riêng các nhóm: - Theo nguồn vốn: vốn góp, vốn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi xuất theo từng nguồn). - Theo hình thức vốn: bằng tiền (Việt Nam, ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản khác Tổng mức vốn đầu tƣ dự tính của dự án cần đƣợc xem xét theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tƣ và đƣợc xác định bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật hoặc bằng tài sản khác. Tổng mức vốn đầu tƣ của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đƣa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này đƣợc chia ra thành hai loại: Vốn cố định và vốn lƣu động. - Vốn cố định là những khoản chi phí chuẩn bị và và chi phí ban đầu đầu tƣ vào tài sản cố định. Các khoản chi phí này đƣợc phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm thông qua hình thức khấu hao. + Chi phí chuẩn bị là những khoản chi phí phát sinh trƣớc khi dự án thực hiện đầu tƣ. Chi phí chuẩn bị bao gồm: chi phí thành lập, nghiên cứu dự án, lập hồ sơ, trình duyệt, chi phí quản lý ban đầu (hội họp, thủ tục…), quan hệ dàn xếp cung ứng, tiếp thị… Chi phí chuẩn bị là một khoản khó có thể tính chính xác đƣợc. Chủ yếu ta không bỏ sót các hạng mục chi tiết và dự trù kinh phí cho các hạng mục đó. Những chi phí này cần có sự nhất trí thông qua thỏa thuận của các bên tham gia đầu tƣ. 43
  8. + Chi phí ban đầu đầu tƣ vào tài sản cố định gồm các khoản chi phí ban đầu về đất, chi phí về máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, chi phí chuyển giao công nghệ… cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với các quy định của Bộ Tài chính. - Vốn lƣu động là số vốn cần thiết đƣợc chi cho những khoản đầu tƣ nhất định vào một số hạng mục để tạo sự thuận lợi cho công việc kinh doanh của dự án. Nhu cầu vốn lƣu động đƣợc xác định cho từng năm và theo từng thành phần cụ thể. Vốn lƣu động của dự án thƣờng đƣợc xác định theo công thức: Vốn lƣu động = CB + AR – AP + AI Trong đó: CB : Tồn quỹ tiền mặt AP : Khoản phải trả AR : Khoản phải thu AI : Tồn kho Bảng 1. Dự trù vốn lƣu động Năm Khoản mục I II III 1. Tồn quỹ tiền mặt (CB) 2. Khoản phải thu (AR) 3. Khoản phải trả (AP) 4. Tồn kho (AI) Tổng vốn lƣu động (1 + 2 – 3 + 4)  Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lƣợng và tiến độ: - Xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lƣợng và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể là ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác. - Vì vốn đầu tƣ phải đƣợc thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án, để đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc chung của dự án và để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ đƣợc xem xét không chỉ về mặt số lƣợng mà cả thời điểm nhận đƣợc tài trợ. Sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Tiếp đó phải so sánh nhu cầu với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các vốn về số lƣợng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án đƣợc chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật lao động để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án. Bảng 2. Cơ cấu nguồn vốn Chi phí Giai đoạn xây dựng Giai đoạn sản xuất vốn Tổng vốn Khoản mục (suất sinh Năm (tính Năm 1 Năm 2 --- Năm 1 --- lợi của 2 hiện giá) vốn) 1. Tổng vốn đầu 44
  9. tƣ 2. Nguồn vốn + Ngân sách + Vốn tự có + Vốn vay,… b) Phương pháp xác định tổng mức đầu tư: - Phƣơng pháp 1: Tính theo thiết kế cơ sở của dự án trong đó chi phí xây dựng đƣợc tính theo khối lƣợng chủ yếu, các khối lƣợng khác đƣợc dự tính theo giá xây dựng phù hợp với thị trƣờng. - Phƣơng pháp 2: Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận, kết cấu, theo diện tích, suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình tƣơng ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chƣa tính trong giá xây dựng tổng hợp để xác định tổng mức vốn đầu tƣ. - Phƣơng pháp 3: Tính trên cơ sở số liệu của dự án có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tƣơng tự đã thực hiện. - Phƣơng pháp 4: Kết hợp các phƣơng pháp trên để xác định tổng mức đầu tƣ của dự án. Trong thời gian lập dự án, có thể áp dụng nhiều phƣơng pháp tính toán khác nhau để xác định chỉ tiêu tổng mức đầu tƣ. 3.1.2. Nguồn vốn của dự án: - Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh đóng góp, vốn tự có của chủ đầu tƣ hoặc từ các nguồn huy động khác. - Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tƣ của dự án và để tránh ứ đọng vốn, các nguồn tài trợ cần đƣợc xem xét không chỉ về mặt số lƣợng mà cả về thời điểm nhận tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải đƣợc đảm bảo chắc chắn, sự đảm bảo này thể hiện ở tính pháp lý và cơ sở thực tế của các nguồn huy động. - Cần chú ý tới uy tín của các tổ chức cung cấp vốn cũng nhƣ sự cam kết về số lƣợng và tiến độ vốn góp của các cổ đông và các bên liên doanh, trƣờng hợp là vốn tự có cần xem xét tình hình sxkd của cơ sở ít nhất từ 3 năm trƣớc và cả ở hiện tại để chứng tỏ rằng cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả, có tích lũy nhờ đó đảm bảo có vốn để thực hiện dự án. - Cần so sánh nhu cầu về vốn cho dự án với khả năng đảm bảo vốn của các nguồn về số lƣợng và tiến độ thông qua lập bảng cân đối đầu tƣ. Nếu khả năng huy động vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu vốn sử dụng thì dự án đƣợc chấp nhận, ngƣợc lại cần xem xét các phƣơng án giảm nhu cầu vốn. 3.2. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tƣ 3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: 1. Hệ số vốn tự có so với vốn vay: Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu đƣợc là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi. 45
  10. 2. Tỷ trọng vốn tự có trong vốn đầu tƣ phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án có triển vọng, hiệu quả rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40%, thì dự án thuận lợi. 3. Tỷ lệ giữa tài sản lƣu động có so với tài sản lƣu động nợ 4. Tỷ lệ giữa vốn lƣu động và nợ ngắn hạn 5. Tỷ lệ giữa tổng thu từ lợi nhuận thuần và khấu hao so với nợ đến hạn phải trả Trong năm chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu thứ 3 chỉ áp dụng cho các dự án của các doanh nghiệp đang hoạt động, bốn chỉ tiêu còn lại áp dụng cho mọi dự án. Hai chỉ tiêu đầu nói nên tiềm lực tài chính đảm bảo cho mọi dự án thực hiện đƣợc thuận lợi, 3 chỉ tiêu sau nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính. 3.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án: a) Chỉ tiêu lợi nhuận thuần: Wi = Oi - Ci Trong đó: Oi Doanh thu thuần năm i Ci Các chi phí ở năm thứ i bao gồm: chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý hành chính, chi phí khấu hao, chi phí trả lãi vốn vay, thuế thu nhập và các chi phí khác. b) Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án (Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần NPV)  Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án đƣợc chiết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.  Công thức tính: Hay Trong đó: Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu đƣợc (nhƣ doanh thƣ bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..) Ci (Cost) - Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (nhƣ chi đầu tƣ, chi bảo dƣỡng, sửa chữa, chi trả thuế và trả lãi vay…) r – Tỷ lệ chiết khấu. n – Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) i – Thời gian (i = 0,1…n) (1  r ) n  1 Trƣờng hợp Pi = (Bi – Ci) đều hàng năm thì NPV  P  r  (1  r ) n Trƣờng hợp Pi+1 = Pi + G hay P tăng đều 1 khoản là G thì G  (1  r ) n1  1  NPV     (n  1) r  (1  r )  n r  46
  11. Trƣờng hợp Pi+1 = Pi – G hay P giảm đều 1 khoản là G thì: G  (1  r ) n  1  NPV   n   r  r  (1  r ) n   Công thức tính trong Excel Hàm NPV: NPV(rate,value1,value2,…) NPV của dự án: Vốn đầu tƣ (năm 0) + hàm NPV Trong đó: rate: chi phí sử dụng tiền hay tỷ suất chiết khấu (thông thƣờng đó là lãi suất NH) value1, value2…: là các khoản tiền thu đƣợc theo từng kì của vòng đời dự án.  Đánh giá chỉ tiêu NPV: - Nếu dự án có NPV lớn hơn 0 thì dự án đó đáng giá về mặt tài chính - Nếu dự án có nhiều phƣơng án loại bỏ nhau thì phƣơng án có NPV lớn nhất là phƣơng án đáng giá nhất về mặt tài chính. - Nếu các phƣơng án của dự án có lợi ích nhƣ nhau thì phƣơng án có giá trị hiện tại của chi phí nhỏ nhất thì phƣơng án đó đáng giá nhất về tài chính.  Ƣu và nhƣợc điểm của chỉ tiêu NPV - Ưu điểm: Cho biết quy mô tiền lãi thu đƣợc của cả đời dự án. - Nhƣợc điểm: o NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu dùng để tính toán. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn trong thị trƣờng vốn đầy biến động. o Sử dụng chỉ tiêu này đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của cả đời dự án. Đây là một công việc khó khăn, không phải lúc nào cũng dự kiến đƣợc. o Chỉ tiêu này chƣa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn. o Chỉ tiêu này chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trƣờng hợp tuổi thọ nhƣ nhau. Nếu tuổi thọ khác nhau, việc lựa chọn căn cứ vào chỉ tiêu này sẽ không có ý nghĩa. 3.2.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận – chi phí (B/C)  Khái niệm: Là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu đƣợc với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra  Công thức tính n Bi  B/C  i 0 1 r i n Ci  i 0 1 r i  Đánh giá chỉ tiêu B/C Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trƣờng hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn.  Ƣu nhƣợc điểm của chỉ tiêu B/C - Ưu điểm: nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. 47
  12. - Nhƣợc điểm: o Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán. o Đây là chỉ tiêu đánh giá tƣơng đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thƣờng phƣơng án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa. o B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của ngƣời đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của ngƣời đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính. 3.2.4. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: Có hai trƣờng hợp tính thời gian hoàn vốn. Đó là tính thời gian hoàn vốn không theo giá trị tiền tệ và thời gian hoàn vốn tính theo giá trị tiền tệ. Xu hƣớng sử dụng phƣơng pháp tính thời gian hoàn vốn tính theo giá trị tiền tệ cao hơn vì nó phản ánh đúng giá trị thực của đồng tiền. Cách tính cụ thể nhƣ sau: Trường hợp 1. Thời gian hoàn vốn không theo thời giá tiền tệ Năm 0 1 2 3 4 NCF -1000 300 500 700 600 NCF tích lũy -1000 -700 -200 500 1100 Ghi chú: NCF (net cash flow) là dòng thu nhập thuần hàng năm.  Thời gian hoàn vốn (Pay back Period): PP = 2 + 200/700 = 2,28 (năm) Trường hợp 2. Thời gian hoàn vốn tính theo thời giá tiền tệ 0 1 2 3 4 năm NCF -1000 300 500 700 600 Hệ số chiết 1.00 0.91 0.83 0.75 0.68 khấu PV @10% -1000 273 413 526 410 PV tích lũy -1000 -727 -314 212 622 Ghi chú: PV (present value) là giá trị hiện tại, được tính bằng cách lấy NCFi nhân cho hệ số chiết khấu từng năm. Hệ số chiết khấu được tính với suất chiết khấu là 10%/năm. Công thức tính hệ số chiết khấu: = 1/(1+r%)n, với n là số thứ tự của năm dự án.  Thời gian hoàn vốn (Pay back Period): PP = 2 + 314/526 = 2,59 (năm) Về lý thuyết ta có cách tính thời gian hoàn vốn bằng công thức dƣới đây. Tuy nhiên công thức này không khuyến khích sử dụng vì nó không phản ánh đúng thời gian hoàn vốn thật sự. Thu nhập ròng đƣợc lấy từ báo cáo thu nhập đƣợc tính theo số bình quân nên không phản ánh đúng kết quả sản xuất kinh doanh từng năm của dự án (thu nhập ròng đều nhau hàng năm là không thực tế). Hơn nữa, dùng cách này rất dễ sai lầm khi bỏ qua những dự án mà những năm đầu thu ít, về sau thu nhiều hơn (mặc dù NPV của dự án là cao). Công thức: 48
  13. Co Toång voán ñaàu tö PP = = NI + Khaáu hao Thu nhaäp roøng + Khaáu hao  Ƣu nhƣợc điểm: - Ưu điểm: Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho biết lúc nào thì vốn đƣợc thu hồi, từ đó có giải pháp rút ngắn thời gian đó. - Nhƣợc điểm: o Không đề cập đến sự diễn biến của chi phí và lợi ích của dự án sau khi hoàn vốn. Một dự án tuy có thời gian hoàn vốn dài hơn song lợi ích tăng nhanh hơn thì vẫn là một dự án tốt. o Dễ ngộ nhận phải chọn dự án có T nhỏ nhất, do đó có thể bỏ qua các dự án có NPV lớn. o Phụ thuộc nhiều vào lãi suất tính toán r Trƣờng hợp đầu tƣ hoạt động trong điều kiện không an toàn Trong thực tế, các kết quả dự tính thu đƣợc trong tƣơng lai là không chắc chắn vì có thể xảy ra nhiều điều bất thƣờng, không lƣờng hết đƣợc. Trong điều kiện đó, phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp hơn 3.2.5. Chỉ tiêu tỉ lệ hoàn vốn nội bộ IRR:  Khái niệm: Tỷ lệ này đƣợc biểu hiện bằng mức lãi suất mà nếu dùng nó để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại thực chi phí.  Công thức tính Hay Trong đó: Bi - Giá trị thu nhập (Benefits) năm i Ci - Giá trị chi phí (Cost) năm i n- thời gian hoạt động của dự án Có 2 phƣơng pháp chính để tính toán chỉ tiêu IRR của dự án Phƣơng pháp nội suy: chỉ cần lựa chọn hai suất chiết khấu cao và thấp, để cho hai giá trị NPV tƣơng ứng: một có giá trị âm và một có giá trị dƣơng. Rồi sau đó áp dụng công thức: NPV1 IRR  r1  (r2  r1 )  NPV1  NPV2 Trong đó: r1 là suất chiết khấu cho giá trị NPV1 > 0 r2 là suất chiết khấu cho giá trị NPV2 < 0 Phƣơng pháp hình học: Tƣơng tự ý tƣởng của phƣơng pháp trên, ta biểu diễn chúng trên đồ thị, dùng hệ quả tam giác đồng dạng (hoặc phƣơng pháp đại số ) để xác định IRR = r tƣơng ứng tại NPV bằng không. 49
  14. A NPV1 r1 r2 O B I C r (%) NPV2 D Giải thích: Đoạn OI = IRR (suất chiết khấu r để NPV = 0) Xét hai tam giác đồng dạng:  ABI và  DCI ta có đẳng thức: AB BI AB BI     BI ; OI  OB  BI CD CI CD  AB CI  BI  Công thức tính trong Excel Với cách tích nêu trên, việc tính toán chỉ số IRR là rất phức tạp. Chƣơng trình Microsoft Excel có một hàm tài chính dùng để tính toán chỉ số IRR. Cú pháp của hàm nhƣ sau: IRR(values) Values là dãy chứa giá trị thu đƣợc qua các kì, tƣơng đƣơng với dãy value1, value2 trong hàm NPV. IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng đƣợc. Nếu phải vay với lãi suất lớn hơn IRR thì dự án có NPV nhỏ hơn không, tức thua lỗ.  Đánh giá: - Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định sẽ khả thi về tài chính. - Trong trƣờng hợp nhiều dự án loại bỏ nhau, dự án nào có IRR cao nhất sẽ đƣợc chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn.  Ƣu nhƣợc điểm của chỉ tiêu IRR: - Ưu điểm: Nó cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận đƣợc, nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án. - Nhƣợc điểm: o Tính IRR tốn nhiều thời gian o Trƣờng hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đƣa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thông thƣờng dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ) o Dự án có đầu tƣ bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định đƣợc IRR. 3.3. Phân tích điểm hoà vốn của dự án  Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm có mức sản lƣợng hoặc mức doanh thu đảm bảo cho dự án đầu tƣ không bị thua lỗ trong năm hoạt động bình thƣờng. Điểm hoà vốn có thể đƣợc thể hiện bằng mức sản lƣợng hoặc mức doanh thu.  Công thức tính Điểm hoà vốn tính bằng mức sản lƣợng Qn đƣợc xác định nhƣ sau: 50
  15. Nếu gọi: F là tổng chi phí cố định (định phí) của dự án v là chi phí biến đổi (biến phí) tính cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ p là giá đơn vị sản phẩm dịch vụ Q0 là sản lƣợng hoà vốn Ta có: p . Q0 = v . Q0 + F p . Q0 - v . Q 0 = F Q0 (p – v) = F F Q0 = p–v Điểm hoà vốn tính bằng mức doanh thu D0 đƣợc xác định nhƣ sau: p F F D0  Q0  p0   pv v 1 p Công thức trên tính cho trƣờng hợp sản xuất cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ. Nếu sản xuất cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ cần tính thêm trọng số của từng loại sản phẩm dịch vụ.  Đánh giá - Dự án có điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, khả năng thua lỗ càng nhỏ - Nếu dự án có nhiều phƣơng án thì phƣơng án nào có điểm hoà vốn nhỏ hơn đƣợc đánh giá cao hơn Trong thực tế, dự án thuộc các ngành khác nhau có cơ cấu đầu tƣ vốn khác nhau nên điểm hoà vốn rất khác nhau. Do đó, điểm hoà vốn chỉ xét riêng cho từng dự án cụ thể.  Ƣu nhƣợc điểm của chỉ tiêu - Ưu điểm: Cho biết sản lƣợng hoà vốn, từ đó có các biện pháp rút ngắn thời gian để đạt đƣợc sản lƣợng hoà vốn. Điều này rất có ý nghĩa khi thị trƣờng có nhiều biến động. - Nhược điểm: Chỉ tiêu này không nói lên đƣợc quy mô lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. 3.4. Phân tích rủi ro của dự án Phân tích rủi ro của dự án đầu tƣ nên phân biệt hai trƣờng hợp sau:  Trƣờng hợp dự án đầu tƣ với lợi ích định lƣợng đƣợc Khi phân tích dự án đầu tƣ nếu không đề cập đến những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án thì sẽ không hoàn chỉnh. Những rủi ro này sẽ đƣợc phát hiện qua phân tích độ nhạy và sắp xếp theo thứ tự tác động đến chỉ tiêu hiệu quả dầu ra. Độ rủi ro của dự án đầu tƣ trực tiếp liên quan đến độ lớn của chỉ số độ nhạy các biến số chủ chốt. Khi các biến số đƣợc kiểm định có chỉ số độ nhạy lớn hơn 1 thì chúng cần đƣợc phân nhỏ ra nữa để tìm nguyên nhân chính gây ra độ nhạy cao nhƣ vậy. Tác dụng của phân tích độ nhạy chủ yếu là ở chỗ nó đã tách biệt đƣợc các thông số với nhau, chỉ ra đƣợc nguồn rủi ro chính của dự án và nếu những rủi ro đó là do những nguyên nhân có thể giám sát hoặc điều chỉnh đƣợc thì cho ta cơ sở đề xuất các giải pháp cần thiết. Ngay cả khi những rủi ro đó nằm ngoài tầm kiểm soát của dự án đầu tƣ, thì ít nhất nó cũng báo trƣớc 51
  16. về bản chất và mức độ rủi ro tiềm ẩn của dự án dể có thể ra những quyết định có ý thức về việc thực hiện dự án đầu tƣ. Trong các loại rủi ro cần hết sức chú ý đến những loại rủi ro làm giảm mạnh IRR của dự án, hoặc đẩy dự án đến ngƣỡng không khả thi do IRR nhỏ hơn chi phí cơ hội của vốn. Rủi ro chứa đựng trong trƣờng hợp thứ 2 này cần phải đƣợc đặc biệt lƣu ý, vì nếu IRR của dự án rất nhạy cảm với rủi ro đó thì chỉ cần một thay đổi nhỏ trong biến số ấy cũng có thể biến dự án trở thành không khả thi. Ngay cả khi IRR của dự án không nhạy cảm với rủi ro này, nhƣng nếu những thay đổi bất lợi diễn ra cùng một lúc thì cũng có thể dễ dàng làm phƣơng hại đến khả năng đứng vững của dự án. Trong trƣờng hợp này, các giải pháp đƣợc đề xuất và áp dụng để đảm bảo tính khả thi của dự án phải đƣợc giải thích thật cụ thể. Phân tích rủi ro dự án đầu tƣ nêu trên chỉ mới dựa vào các giá trị đơn lẻ của biến số mà độ nhạy cảm với chúng đƣợc kiểm định dựa trên giả định về mức độ thay đổi theo nhiều biến số khác nhau và mỗi phƣơng án đều có xác suất xuất hiện nào đó. Để có thể đánh giá đƣợc một chuỗi các tình huống có thể xảy ra ứng với từng khả năng biến động của biến số, có thể áp dụng một phƣơng pháp phân tích rủi ro tinh vi hơn, đó là phƣơng pháp phân tích xác suất. Phân tích xác suất có thể đƣợc tiến hành tách biệt hoặc kết hợp với phân tích độ nhạy và nó đặc biệt cần thiết với những dự án nào mà mức độ bất định của các kết cục xảy ra rất cao.  Trƣờng hợp dự án đầu tƣ với lợi ích không định lƣợng đƣợc Một số dự án đầu tƣ trong các lĩnh vực xã hội có rất nhiều lợi ích không định lƣợng đƣợc. Vì vậy rủi ro của dự án không thể hiện qua phân tích độ nhạy. Trong trƣờng hợp đó, mối quan hệ giữa rủi ro của dự án và mục tiêu của dự án phải đƣợc giải thích rõ. Những tình huống có thể cản trở việc thực hiện mục tiêu của dự án phải đƣợc trình bày trong mối quan hệ với lợi ích và chi phí dự án, cũng nhƣ với các mục tiêu xã hội mà dự án muốn góp phần thực hiện. Trong các dự án xã hội, chi phí đầu tƣ chủ yếu phát sinh trong khâu xây dựng các công trình kết cấu và cung cấp trang thiết bị. Vì thế, rủi ro về phía chi phí thƣờng liên quan đến các yếu tố có thể làm chậm chễ việc thực hiện dự án đầu tƣ nhƣ việc rót vốn đúng thời hạn, khả năng thực hiện của các bộ phận chức năng của dự án. Trong những dự án này rủi ro về phía lợi ích thƣờng lớn hơn. Mặc dù không thể loại bỏ hết rủi ro, nhƣng vẫn có thể cố gắng giảm thiểu đƣợc. Vì thế những rủi ro cần đƣợc làm rõ, các giải pháp khắc phục phải đƣợc đề xuất và giải thích cụ thể. 52
  17. Chƣơng 6: Phân tích kinh tế xã hội và đánh giá tác động về môi trƣờng trong dự án đầu tƣ 1. Sự cần thiết phải phân tích kinh tế xã hội và môi trƣờng trong DAĐT 1.1. Khái niệm Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án tức là đánh giá đóng góp của dự án vào sự gia tăng thu nhập quốc dân hay sự tăng trƣởng của nên kinh tế. Việc đánh giá này về cơ bản cũng dựa vào những phƣơng pháp nhƣ trong phân tích tài chính nhƣ giá trị hiện tại thuần, tỉ suất hoàn vốn nội bộ, tỉ lệ lợi ích/chi phí... Việc sử dụng những tiêu chuẩn này chấp nhận, bác bỏ hay so sánh và lựa chọn các dự án đầu tƣ cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ phân tích tài chính. Tuy vậy có những điểm khác nhau quan trọng khi đánh giá hiệu quả trên các phƣơng diện tài chính và kinh tế. Đó là: + Thứ nhất, cơ sở đánh giá khác nhau: trong phân tích tài chính lấy lợi nhuận làm tiêu chuẩn cơ bản, phân tích kinh tế lấy giá trị gia tăng làm tiêu chuẩn cơ bản. + Thứ hai, giá cả khác nhau: trong phân tích tài chính dùng giá thị trƣờng, trong phân tích kinh tế dùng giá kinh tế, kể cả tỉ giá hối đoái. + Thứ ba, lãi suất sử dụng: trong phân tích tài chính là lãi suất tính toán (itt) đƣợc xác định trên cơ sở chi phí sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau, còn trong phân tích kinh tế, lãi suất đƣợc sử dụng là lãi suất kinh tế (Iam) đƣợc xác định trên cơ sở lãi vay trên thị trƣờng vay vốn dài hạn thực tế của đất nƣớc và khả năng tiếp nhận và cho vay trong nƣớc cũng nhƣ một số chính sách phát triển của Nhà nƣớc. 1.2. Sự cần thiết phải phân tích kinh tế xã hội và môi trƣờng Lợi ích kinh tế - xã hội và môi trƣờng là một phạm trù kinh tế tƣơng đối. Một mặt nó phản ánh lợi ích trên phạm vi toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mặt khác phản ánh lợi ích từng mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đồng thời có mối quan hệ thống nhất và mâu thuẫn giữa ba mặt đó trong từng thời gian nhất định. Chủ đầu tƣ bỏ vốn để thực hiện dự án đầu tƣ, mục tiêu chủ yếu là thu đƣợc nhiều lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của một dự án là thƣớc đo chủ yếu để thu hút các nhà đầu tƣ, mức sinh lợi càng cao thì sự hấp dẫn càng lớn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bất cứ dự án đầu tƣ nào có khả năng sinh lợi lớn và mức an toàn tài chính cao đều có lợi ích kinh tế, xã hội và môi trƣờng cao. Phân tích kinh tế xã hội và môi trƣờng của dự án đầu tƣ là phải xem xét những lợi ích xã hội đƣợc thụ hƣởng là gì? Đó chính là sự đáp ứng của dự án đối với mục tiêu chung của xã hội và nền kinh tế quốc dân. Theo nghĩa hẹp, lợi ích kinh tế phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tƣ về mặt kinh tế xét trên phạm vi nền kinh tế quốc dân. Theo nghĩa rộng là phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tƣ cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Theo nghĩa này, lợi ích kinh tế là tổng thể các lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã hội thu đƣợc khi dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tƣ, xã hội cũng phải đóng góp hoặc bỏ ra những chi phí. Nhƣ vậy lợi ích kinh tế - xã hội và môi trƣờng là phần chênh lệch giữa lợi ích đƣợc dự án đầu tƣ tạo ra so với cái giá mà xã hội phải trả. Phần chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế - xã hội càng cao. Các lợi ích kinh tế - xã hội và môi trƣờng có thể là 53
  18. lợi ích định lƣợng đƣợc nhƣ mức gia tăng sản phẩm, mức tăng thu nhập quốc dân, sử dụng lao động, tăng thu ngân sách…, cũng có thể không định lƣợng đƣợc nhƣ sự phù hợp của dự án đầu tƣ với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, những lĩnh vực ƣu tiên… Chính vì vậy việc tính toán và đo lƣờng các chỉ tiêu lợi ích kinh tế – xã hội và môi trƣờng phải có phƣơng pháp luận đúng đắn với những thông số đƣợc lựa chọn hợp lý, đảm bảo độ tin cậy cao, tránh sai sót có thể xảy ra. 2. Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội Thời gian: 1giờ 2.1. Khác nhau về mục tiêu phân tích - Nghiên cứu tài chính chỉ mới xét trên tầng vi mô, còn nghiên cứu kinh tế - xã hội sẽ phải xét trên tầng vĩ mô. - Nghiên cứu tài chính mới xét trên góc độ của nhà đầu tƣ, còn nghiên cứu kinh tế - xã hội phải xuất phát từ quyền lợi của toàn xã hội. - Mục đích chính của nhà đầu tƣ là tối đa lợi nhuận, thể hiện trong nghiên cứu tài chính, còn mục tiêu chủ yếu của xã hội là tối đa phúc lợi sẽ phải đƣợc thể hiện trong nghiên cứu kinh tế - xã hội. 2.2. Khác nhau về mặt tính toán 1. Thuế: Các loại thuế mà dự án có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nƣớc là một khoản chi phí đối với nhà đầu tƣ thì nó lại là một khoản thu nhập đối với ngân sách quốc gia, đối với nền kinh tế quốc dân. Việc miễn giảm thuế để ƣu đãi, khuyến khích nhà đầu tƣ lại là một sự hy sinh của xã hội, một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu. Mặt khác thuế chiếm một phần trong giá. Ngƣời tiêu thụ phải trả các khoản thuế chứa đựng trong giá của hàng hoá. Chính phủ là ngƣời thu các khoản thuế này để tái đầu tƣ hoặc chi dùng vào các việc chung. Vì vậy, xét trên phạm vi toàn thể cộng đồng thì hai khoản này triệt tiêu nhau, nó không tạo ra hoặc mất đi một giá trị nào cả. Tuy nhiên khi tính toán thu nhập thuần (lãi ròng), trong nghiên cứu tài chính đã trừ đi các khoản thuế, nhƣ là các khoản chi thì bây giờ trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải cộng lại các khoản này để xác định giá trị gia tăng cho xã hội do dự án mang lại. 2. Lương: Lƣơng và tiền công trả cho ngƣời lao động (lẽ ra phải thất nghiệp) là một khoản chi của nhà đầu tƣ nhƣng lại là một lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội. Nói một cách khác trong nghiên cứu tài chính, đã coi lƣơng và tiền công là chi phí thì nay trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải coi lƣơng là thu nhập. Trên thực tế, tiền lƣơng, tiền công trả cho ngƣời lao động chƣa phải là thƣớc đo chính xác giá trị sức lao động mà ngƣời lao động đã phải bỏ ra. Trong các nƣớc còn nhiều thất nghiệp, bán thất nghiệp thì tiền lƣơng, tiền công càng sai biệt so với giá trị thực của sức lao động. Nói một cách khác, tiền lƣơng, tiền công tính trong nghiên cứu tài chính là đồng tiền chi thực, nhƣng trên bình diện xã hội thì nó không phản ảnh đƣợc giá trị lao động đóng góp cho dự án. Vì vậy ở nhiều nƣớc trong nghiên cứu kinh tế - xã hội, thƣờng sử dụng khái niệm "lƣơng mờ". Tại một số nƣớc tiên tiến, sử dụng lý thuyết cận biên (Marginaltheory) để xác định tiền lƣơng. Cũng có nƣớc dùng phƣơng pháp điều chỉnh đơn giản nhƣ sau: - Đối với lao động có chuyên môn: để nguyên nhƣ trong phân tích tài chính. 54
  19. - Đối với lao động không có chuyên môn: chỉ tính 50%. Ở nƣớc ta hiện nay chƣa có quy định về vấn đề này, tạm thời có thể tham khảo cách tính của các nƣớc. Trong nghiên cứu tài chính đã xem tiền lƣơng, tiền công là một khoản chi, thì nay trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải xem là một khoản thu. 3. Các khoản nợ: Việc trả nợ vay (nợ gốc) là các hoạt động thuộc nghiệp vụ tín dụng, chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng vốn từ ngƣời này sang ngƣời khác mà không làm tăng hoặc giảm thu nhập quốc dân. Trong nghiên cứu tài chính đã trừ đi các khoản trả nợ, thì nay trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải cộng vào, khi tính các giá trị gia tăng. 4. Trợ giá, bù giá: Trợ giá hay bù giá là hoạt động bảo trợ của Nhà nƣớc đối với một số loại sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Đây là một loại chi phí kinh tế mà cả xã hội phải gánh chịu đối với việc thực hiện dự án. Nhƣ vậy trong tính toán kinh tế xã hội phải trừ đi các khoản trợ giá, bù giá nếu có. 5. Giá cả: Trong nghiên cứu tài chính giá cả đƣợc lấy theo giá thị trƣờng, ảnh hƣởng đến các khoản thực thu, thực chi của xí nghiệp, của nhà đầu tƣ. Nhƣng nhƣ đã biết giá thị trƣờng không trùng hợp với giá trị hàng hoá. Tại những nƣớc có chính sách bảo hộ mậu dịch, thuế ƣu đãi, lãi suất trợ cấp... thì giá thị trƣờng càng bị bóp méo, khác biệt với giá trị đích thực của hàng hoá. Vì vậy lợi nhuận tính trong nghiên cứu tài chính không phản ảnh đúng đắn mức lời, lỗ cho cả đất nƣớc. Khi nghiên cứu kinh tế xã hội cần phải loại bỏ những méo mó nói trên của giá cả, phải sử dụng giá phản ảnh đƣợc giá trị thực của hàng hoá. Giá này không tồn tại trong thế giới thực nên đƣợc gọi là "giá mờ". Việc nghiên cứu tiền lƣơng nói trên cũng thuộc phạm vi "giá mờ", vì tiền lƣơng chính là giá cả của của sức lao động. Việc xác định "giá mờ" hiện nay rất khó khăn. Nhà nƣớc ta chƣa có quy định gì về mặt này, cần phải có công trình nghiên cứu chuyên đề kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn mới giải quyết đƣợc. Vì vậy hiện nay về phƣơng diện giá cả nhất là giá cả các tài nguyên đƣợc sử dụng trong dự án trong tính toán có thể tham khảo cách tính của các nƣớc. 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong dự án đầu tƣ 3.1. Giá trị gia tăng thuần (NVA)  Định nghĩa Tổng giá trị gia tăng thuần của dự án (NVA) là giá trị tăng thêm mà dự án đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế quốc gia trong tuổi thọ kinh tế của dự án.  Ý nghĩa Giá trị gia tăng thuần của dự án càng lớn thì sự đóng góp của dự án vào tăng trƣởng kinh tế quốc gia càng nhiều.  Công thức n n NVA   NVAi   (Oi  MI )iPV  I v 0 i 0 i 0 Trong đó: NVA: Tổng giá trị gia tăng trong nƣớc thuần trong tuổi thọ kinh tế dự án NVAi: Giá trị gia tăng trong nƣớc thuần hàng năm của dự án Oi: Tổng giá trị các đầu ra hàng năm của dự án MIi: Tổng giá trị các đầu vào vật chất thƣờng xuyên hàng năm của dự án Iv0: Giá trị vốn đầu tƣ đã qui chuyển về đầu thời kỳ phân tích. 55
  20.  Tổng giá trị các đầu ra hàng năm của dự án (Oi – Outputs) Các thành phần trong tổng giá trị các đầu ra hàng năm của dự án gồm có: 1. Doanh thu sản phẩm xuất khẩu 2. Doanh thu sản phẩm để thay thế nhập khẩu 3. Doanh thu sản phẩm để tiêu dùng trong nƣớc 4. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khác của dự án 5. Giá trị còn lại vào năm cuối cùng 6. Các khoản thu khác  Tổng giá trị đầu vào hàng năm của dự án Các thành phần trong vốn đầu tư của dự án gồm: 1. Vốn góp của Bên nƣớc ngoài 2. Vốn góp của Bên Việt Nam dùng để nhập khẩu, kể cả nguồn vốn vay của Bên Việt Nam từ nƣớc ngoài 3. Vốn của Bên Việt Nam dùng trong nƣớc Các thành phần trong tổng giá trị tiêu hao vật chất thường xuyên hàng năm của dự án gồm: 1. Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, bao bì nhập khẩu. 2. Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, bao bì trong nƣớc. 3. Sử dụng các dịch vụ hạ tầng (điện, nƣớc…) trong nƣớc 4. Các khoản chi khác  Thực chất, giá trị gia tăng trong nƣớc thuần của dự án đƣợc đánh giá không phân biệt tính chất sở hữu nguồn vốn trong dự án. Giá trị gia tăng trong nƣớc thuần bao gồm cả phần giá trị tăng thêm thuộc sở hữu của Bên nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. 3.2. Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPVE) Giá trị hiện tại ròng kinh tế là chỉ tiêu phản ánh tổng lợi ích thuần của cả đời dự án trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế qui về mặt bằng thời gian hiện tại. Công thức tính: n BEi  CEi NPVE   i 0 (1  rs )i Trong đó: BEi là lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục đƣợc coi là thu và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. CEi là chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây là các khoản chi của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục đƣợc coi là chi và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. rs là tỷ suất chiết khấu xã hội. Dự án đƣợc chấp nhận trên góc độ hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế khi NPV E > 0. Tức là khi đó tổng thu kinh tế của cả đời dự án lớn hơn tổng chi của cả đời dự án qui về mặt bằng thời gian hiện tại. Nếu NPV E < 0 thì có thể bác bỏ hoặc điều chỉnh lại dự án đứng trên góc độ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế. 3.3. Tỷ suất lợi ích - chi phí kinh tế (B/CE) 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2