Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập IV: Từ 1858 đến 1918): Phần 2
lượt xem 5
download
Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập IV: Từ 1858 đến 1918): Phần 2 gồm có 3 chương: Chương 4 Việt Nam từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX; chương 5 Việt Nam từ 1897 đến 1914; chương 6 Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập IV: Từ 1858 đến 1918): Phần 2
- ChươNq 4 VIỆT NAM TỪ 1885 ĐẾN c u ố i THÊ KỈ XIX NỘI DUNG CHƯƠNG - Tinh hình Việt Nam sau các hiệp ước Hácmãng và Patơnốt. Sự phân hoá trong nội bộ triều đình Huế. Cuộc tấn công quân Pháp của phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu (tháng 7/1885). - Vua Hàm Nghi rời bỏ Kinh thành hạ chiếu Cần Cương. Sĩ phu và nhân dân cả nước hưởng ứng. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng ra khắp cả nước. - Thực dân Pháp tiếp tục chính sách bình định bằng quân sự và bước đầu thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam. - Những biến đổi về kinh tế - xã hội nước ta trong những năm cuối thế kỉ XIX. I. NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐÂU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH BÌNH ĐỊNH CỦA THỰC DÂN PHÁP 1. Tình hình Việt Nam sau các hiệp ước 1883 và 1884 a. Nhà Nguyễn đâu hàng thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam tiếp tục đứng lên chống xâm lược Sau hai hiệp ước: Hácmăng (25/8/1883) và Patơnốt (6/6/1884), Nhà nước phong kiên Việt Nam độc lập đã bị sụp đổ hoàn toàn. Các hiệp ước này đã xác định quyền thống trị của tư bản Pháp trên đất nước ta, đồng thời xác định luôn vị trí tay sai của Nhà nước phong kiến Nguyễn đối với nền thống trị ấy. Liền sau Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã rơi vào một tình thế khó xử, phải đối phó với một tình thế chính trị vô cùng rối ren. Thứ nhất: Sau khi nhà Nguyễn đầu hàng toàn bộ, phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiếp tục bùng nổ. Các căn cứ, các trung tâm, các đạo nghĩa quân chống Pháp tiếp tục xuất hiện. Thứ hai: Tuy đã có Quy ước Thiên Tân (11/5/1884) nhưng quãn Thanh vẫn dùng dằng chưa chịu rút khỏi lãnh thổ Bắc Kì. Trong khi đó, phe chu chiến 166
- trong triều đình Huế đang khẩn trương chuẩn bị, quyết một phen sống mái với quân thù. Mười tám ngày sau khi Hiệp ước Patơnốt được kí kết, quân Pháp thua to ở cầu Quan Âm (23/6/1884) rồi' sau đó là trận Bắc Lộ (24/6/1884) khiến Nội các Pheri chao đảo. Lợi dụng sự rối loạn của quân Pháp, lực lượng kháng chiến do Hoàng Đình Kinh cầm đầu và các lực lượng nghĩa quân ở vùng đổng bằng, trung du Bắc Kì nhanh chóng được tổ chức lại, vừa đánh địch bảo vệ xóm làng, vừa ngăn chặn các cuộc hành quân bình định liên miên của thực dân Pháp. Để đối phó với các lực lượng yêu nước trên chiến trường Bắc Kì, thực dân Pháp đã phải huy độhg đến một lực lượng quân đội lớn đông đến trên 2 vạn do các tướng lĩnh, các đô đốc sừng sỏ, dày dạn kinh nghiệm làm tư lệnh, đồng thời ra sức sử dụng lực lượng nguỵ binh cũng như bọn phong kiến Nam triều, vừa đe doạ, vừa phủ dụ dân chúng. Tuy vậy, mọi nỗ lực của thực dân Pháp, từ Tướng Buê, Đô đốc Cuốcbê đến Tướng Milô đều bị thất bại. Cuối tháng 6/1884, các đạo nghĩa quân xuất hiện ngày càng nhiều ở đổng bằng và trung du Bắc Kì như Hà Nội, úng Hoà, Thanh Oai, Hoài Đức(l). Ngoài những khu vực quân Pháp lập đồn bốt, đóng quân thường trực, nhân dân hầu như vẫn làm chủ các địa phương còn lại. Sát gần Hà Nội như Hoài Đức, Vĩnh Thuận, nghĩa quân chống Pháp đã hoạt động không kể ngày đêm. Tại Sơn Tây, nghĩa quân do Lê Quán Chi cầm đầu đã xây dựng căn cứ ở Bùi Xá. Ở Bắc Ninh, từ ngày 12 đến 26 tháng 7 năm 1884, nghĩa quân kịch chiến với giặc ở căn cứ Ngọc Trì. Khắp lưu vực sông Thái Bình, nghĩa quân tung hoành ngang dọc. Thực dân Pháp phải điều các chiến thuyền Lahasơ, Mátscơtông, Áccơbuy, Lamátxuy đi thanh tảo, trấn áp nhưng không sao phá nổi các ổ đề kháng của quàn ta. Tại lưu vực sông Cầu, mọc lên hàng loạt căn cứ kháng chiến, mạnh nhất là các căn cứ ở Vạn Cót và Thượng Đồng. Ngày 3/8/1884, địch huy động một lực lượng lớn gồm 400 tên đánh phá ác liệt rồi cho thiêu huỷ cả hai cãn cứ này. Tại Hà Nam, Nam Định, các toán nghĩa binh cùng hoạt động mạnh. Họ có căn cứ Lai Thông. Trong những tháng cuối năm 1884, thực dân Pháp phải giăng quân ra, đối phó hết sức vất vả với phong trào nhân dân kháng chiến ở vùng Chũ - Lục Nam (Bắc Giang). Sang đầu năm 1885, nghĩa quân hoạt động mạnh (l) Đại N am Thực lục chính biên - đệ lục kỉ, NXB Khoa học xã hội, H. 1997, Tr 57. 167
- ở các tỉnh: Sơn Tây, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Bấc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hoá. Các đồn binh giặc ở vùng sông Thao, sông Đà cũng liên tiếp bị quấy rối. Ngày 10/3/1885, nghĩa quân tập kích tàu Gácniê của địch trên sông Thao (gần Hưng Hoá) sau đó đánh lui tiểu đoàn Ximông khiên chúng phải cầu cứu tiểu đoàn Milô đến giải vây. Trên khắp vùng trung du Bắc Kì, lực lượng kháng Pháp vẫn làm chủ tình thế. Bên cạnh các toán nghĩa binh người Kinh, còn xuất hiện các nhóm nghĩa binh người Mường ở Hoà Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá. Ngoài việc tổ chức các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, phong trào phản đối Hoà ước Hácmăng và Patơnốt tiếp tục dâng cao. Trước thái độ lấn lướt của thực dân Pháp và sự bạc nhược của triều đình Huế, đa số quan lại, tỉnh thần Bắc Kì đều không chịu phục tùng đám công sứ Pháp được cử đến theo Điều ước Hácmăng. Để tỏ thái độ, nhiều người đã tử tiết như tri huyện Trần Đôn. Có người trả lại ấn tín cho triều đình rồi mộ quân chống giặc như Tiễu phủ sứ Lương Tuấn Tú ở Cao Bằng - Thái Nguyên; Đô đốc Tạ Hiện ở Nam Định, Tán tương quân thứ Sơn Tây Nguyễn Thiện Thuật, án sát Thái Bình Phạm Vũ Mẫn, Tri phủ Kiến Xương Hoàng Văn Huề, Tán lí quân thứ Bắc Ninh Nguyễn Cao, Tuần phủ Hưng Hoá Nguyễn Quang Bích, Bố chánh Sơn Tây Nguyễn Văn Giáp, Tuần phủ Lạng Sơn Lã Xuân Oai, Tham biện các vụ Đỗ Huy Liệu... Cũng có người không chịu hợp tác với chính quyền của giặc, khước từ mọi chức tước của chúng như Tổng đốc Nguyễn Khuyến, Học sĩ Nguyễn Trực, sung quân thứ Sơn Tây Nguyễn Đức Nhuận, Thị độc học sĩ Thành Ngọc uẩn. Phong trào yêu nước chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng trong những năm 80 của thế kỉ XIX tiếp tục nổ ra ở Nam Bộ (nơi thực dân Pháp đã chiếm đóng từ năm 1867 và thiết lập một bộ máy cai trị, đàn áp bằng quân sự hết sức khốc liệt). Năm 1882 tại Long An nổ ra vụ mưu khởi nghĩa của Nguyễn Văn Quá, Nguyễn Văn Xe, Huỳnh Văn Trịnh. Năm 1885, Phan Văn Bường, Phan Văn Hớn tập hợp lực lượng nổi dậy, trừng trị tên đóc phủ tàn bạo, Trần Tử Ca. Chính phong trào chống xâm lược của nhân dân các địa phương đã trở thành cơ sở và nguồn cổ vũ quan trọng cho phái chủ chiến trong triều đình Huế, thúc đẩy họ mạnh dạn hành động và ra tay quyết liệt từ sau tháng 7/1883. Sự có mặt của quân Thanh đã làm nảy sinh xu hướng cầu cứu phona kiến Trung Hoa và là lí do khiến Tự Đức chư.1* chịu chấp nhận ngay một điều ước thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, giống như Điều ước ngày 12/8/1 §81 giữa Pháp 168
- và Tuynidi. Tuy nhiên, quân Thanh kéo sang Việt Nam không phải để bảo vệ nhà Nguyễn, làm bổn phận của nước Thiên triều mà là để gây sức ép, phân chia quyền lợi với thực dân Pháp. b. Sự phán hoá trong nội bộ triều đình H uế và hành động của phe chủ chiến Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, nhất là trong quá trình triều Nguyễn bàn bạc thảo luận tìm phương sách đối phó, trong nội bộ triều đình Huế đã xuất hiện hai luồng tư tưởng: chủ chiến và chủ hoà. Hai luồng tư tưởng này mâu thuẫn nhau, đối lập nhau, cũng có khi cân bằng nhau (lúc vua Tự Đức còn sống). Từ sau khi Tự Đức mất (17/7/1883), sự. phân hoá trong nội bộ triều đình Huế đã diễn ra gấp rút và quyết liệt, dẫn đến cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe: "chủ chiến" và "chủ hoà". Trong đó, phe chủ chiến không muốn khuất phục trước quyền thống trị của thực dân Pháp, trước hết là về nội trị. Còn phe chủ hoà thì muốn bắt tay với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. Cơ sở và chỗ dựa của phe chủ chiến là các lực lượng chống Pháp trong nhân dân. Còn chỗ dựa của phái chủ hoà là thực dân Pháp. Vì thế mâu thuẫn, xung đột giữa hai phe đã thường xuyên xảy ra. Trong khi phái chủ hoà (thực chất là đầu hàng) ngày càng gắn bó với thực dân Pháp, nhất nhất làm theo mệnh lệnh của chúng, thì phái chủ chiến cũng tìm mọi cách để đối phó. Với cương vị là những phụ chính đại thần, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết (chủ yếu là Tôn Thất Thuyết)(l) đã ra sức liên kết lực lượng, chuẩn bị mọi mặt để chờ ngày sống mái với quân thù. > Dựa vào quyền lực của mình, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết kiên quyết phế bỏ những ông vua có tư tưởng thân Pháp (do những người có thế lực trong hoàng gia thuộc phái chủ hoà đưa lên). Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi Tự Đức chết, liên tiếp đã có ba ông vua bị phế, lập. Đầu tháng 12/1883, vua Hiệp Hoà bị phế vì ông ta có ý muốn chấp nhận nền bảo hộ của Pháp, hơn nữa còn thông đồng với Pháp tìm cách hạn chế quyền hành của Tôn Thất Thuyết (đổi ông từ Bộ Binh sang Bộ Lại) và cuối cùng định giết cả Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. (l) Lúc đó ba vị: Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ Binh), Nguyễn Văn Tường (Thượng thư Bộ Lại) V " Trần Tiễn Thành được triều đình cử làm phụ chính, trong phụ chính Hội đồng. 169
- Con nuôi thứ ba của Tự Đức là ư ng Đăng được lập làm vua, hiệu là Kiến Phúc. Đổng thời đệ nhất phụ chính đại thần là Trần Tiễn Thành bị giết (ông này bị xem là người đứng đầu phái chủ hoà). Tuy Lý Vương Miên Trí cùng gia quyến trốn xuống tàu Vipe của Pháp bị bắt và bị đưa đi quản thúc. Nội các tham biện Hồng Tham, Lại bộ tham tri sang Bắc Kì Phó Khâm sai Hồng Phì bị xử chém. Gia Hưng quận vương cùng bọn công tử con cháu của Miên Trì, Miên Tăng cả thảy có đến trên hai mươi người đều bị giáng làm tôn thất và đưa về các địa phương giam giữ. Lợi dụng sự sơ hở của Hiệp ước Hácmăng không có khoản nào nói tới vấn đề quân sự của triều đình, Tôn Thất Thuyết đã cho tuyển mộ thêm binh lính, cho thành lập và củng cố các sơn phòng thay cho các quân thứ thời Tự Đức và cắt cử quan lại trông coi chu đáo. Tại Kinh đô, Tôn Thất Thuyết cho tổ chức và đẩy mạnh việc huấn luyện hai đội quân Phấn Nghĩa và Đoàn Kiệt. Lại ra lệnh cho các sơn phòng từ Ninh Bình tới Quảng Trị và từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận phải lo dốc sức xây dựng đồn luỹ, đắp thành, đào hào, xây cất nha Thự, kho súng, nhà lín h ... Chỉ huy xây dựng và củng cố các sơn phòng là các sơn phòng sứ, thường được chọn trong những người thuộc phe chủ chiến. Các sơn phòng được xây dựng ở những nơi có địa hình hiểm yếu, công việc xây dựng đồn luỹ thì được giao cho binh lính ở các tỉnh có sơn phòng đảm nhiệm. Nổi tiếng nhất trong các sơn phòng mà phe chủ chiến xây dựng thời kì này là sơn phòng Tân Sở, nơi sẽ giữ một vai trò trọng yếu trong phong trào Cần Vương sau này. Tân Sở nằm trên đường Lao Bảo - Mai Lĩnh cách huyện lị Cam Lộ (Quảng Trị) 15km có núi non trùng điệp, địa thế hiểm trở. Từ cuối năm 1883, Tôn Thất Thuyết đã cho bí mật xây dựng tại đây một bức thành dài hơn l/2km, rộng gần nửa cây số trên một khu đất rộng chừng 20 hécta, xung quanh trồng các hàng rào tre dày đặc. Bên trong là các kho lương, doanh trại của quân lính, chuồng voi, chuồng ngựa và một lớp thành nội. Trong thành nội dài khoảng 165mét, ngang 100 mét có hành cung, kho lẫm và trại lính. Vào Tân Sở có một vài con đường mòn, kín đáo và khó phát hiện. Còn từ Tân Sở đi cũng có các con đường thông ra Bắc. Rải rác trên các con đường này, nằm sâu trong rừng, có nhiều kho chứa lúa, chứa muối kín đáo, giao cho những người tin cẩn canh giữ. Từ hai nãm trước khi nổ ra vụ biến Kinh thành, Tôn Thất Thuyết đã huy động quân, dân chuyên đổ thóc lúa từ các tỉnh Bắc Kì, nhất là từ Nam Định vào 170
- Cửa Việt, dùng thuyền theo đường sông tập kết về đây rồi phân phát đi các nơi. Cho đến những tháng sát ngày nổ ra cuộc phản công, ông còn cho chuyển nhiều súng ống, đạn dược, tiền bạc, châu báu từ Kinh thành Huế ra Tân Sở01. Tỉnh lị Quảng Trị cũng được dời từ Động Ngang (huyện Thành Hoá) về Bảng Sơn - một nơi hiểm yếu thuộc huyện Cam Lộ. Các mỏ sắt gần các sơn phòng được đốc thúc khai thác và hoạt động nhằm cung cấp nguyên liệu cho việc đúc, rèn, đúc khí giới. Để ngãn tàu Pháp từ biển tiến vào nội địa, Tôn Thất Thuyết đã đặt làm 6km dây xích sắt lớn từ Hương Cảng và thuê một chiếc tàu của Đức chở về, chắn ngang các cửa sông lớn. Quân phí ở các tỉnh phía Bắc được tận thu, kết hợp với tiền bạc do bán thóc lúa ở các kho của tỉnh, dùng để mua sắm thêm vũ khí đạn dược. Để kích thích lòng trung nghĩa, phe chủ chiến đã xem xét án giảm tội trạng của quan quân các địa phương trong các trận Thuận An, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sơn Tây... xảy ra năm trước. Một số được khai phục phẩm hàm, binh lính chết trận được truy cấp tiền tuất, tiền bổng... Những quan lại có công như Hoàng Diệu được liệt vào thờ ở đền trung nghĩa... Trong khi phe chủ chiến đang tích cực hành động như vậy thì những quan lại thuộc phái chủ hoà lại tìm cách tư thông với Pháp, làm trở ngại công việc của phái chủ chiến. Do đó, ngày 31/7/1884, Kiến Phúc bị phế sau 8 tháng làm vua. Ưng Lịch (con thứ 5 của Kiên Thái vương Hồng Hội, em trai của Kiến Phúc) lúc đó mới 14 tuổi được đưa lên ngôi, bất chấp sự phản ứng của Khâm sứ Pháp Râyna (muốn lập Gia Hưng Quận vương, em vua Tự Đức, một phần tử trong phái đầu hàng làm vua). Không nhũng thế, ngay sau lễ tấn tôn Hàm Nghi, Gia Hưng Quận vương đã bị bắt giam. Sau nhờ có Râyna can thiệp, Gia Hưng Quận vương được tha, chỉ bị cách chức tước phương bị đưa đi đày ở Sơn Phòng Cam Lộ. Nguyễn Hữu Độ, một viên quan cao cấp có thái độ thân Pháp cũng bị bãi chức và được lệnh phải tự sát. Tại một số địa phương đã nổ ra nhiều vụ tấn công nhà thờ Thiên Chúa, đánh phá các làng giáo dân (những người bị nghi là phe cánh của Pháp). Thái độ của phe chủ chiến đã khiến cho thực dân Pháp hết sức bất bình. Ngay sau khi biết tin triều đình Huế tấn tôn Ưng Lịch làm vua mà không báo cho phía Pháp biết, Tổng trú sứ Râyna (Rheinart) đã cảm nhận thấy sự bất 0) Có 'ới 600.000 lạng vàng, bạc đã được chuyển từ Kinh đô H uế ra Quảng Trị. 171
- ổn trong chính sách chỉ dùng sức mạnh quân sự để áp đặt, mà muốn giành thêm quyền điều hành về chính trị đối với triều đình Huế. Sau khi căn vặn phái chủ chiến, được trả lời rằng trong hoà ước không có khoản nào nói khi nước Nam lập vua thì phải cầu kiến nước Pháp. Vả lại, ngôi vua không thể để trống vắng lâu ngày nên trong lúc bận công việc "chưa kịp báo cho Trú sứ biết". Đuối lí, Râyna liền điện về Pháp. Thủ tướng Pháp lúc đó là Pheri liền lệnh cho Millot sai một liên đội lính Pháp vào chiêm Kinh thành và làm lễ phong vương cho Hàm Nghi theo kiểu Thiên triều Mãn Thanh trước đây. Đại tá Gheriê (Guerrier) liền đem 600 quân và 2 đội pháo binh đi trên chiếc tàu Tam vào Huế. Đến nơi, Gheriê đưa tối hậu thư cho triều đình, buộc phải làm tờ xin phép lập Ưng Lịch làm vua. Tờ xin phép viết bằng chữ nôm, Râyna bắt bẻ, không chấp nhận, bắt phải viết lại bằng chữ Hán. Sau đó bày trò làm lễ tấn phong cho nhà vua. Sau hôm làm lễ tấn phong Hàm Nghi (12/8/1884) đại tá Gheriê, Tổng Trú sứ Râyna, thuyền trưởng tàu Tam Oanmê đem 25 sĩ quan và 160 lính vào điện Thái Hoà. Ba tên sĩ quan đi theo cửa giữa, 60 lính và 16 sĩ quan khác đi cửa bên, còn lại đều ở bên ngoài. Bất chấp các 'nghi thức đã được quan lại Bộ Lễ hướng dẫn, tên Đại tá Gheriê tiến đến trước ngai vàng, đọc một chúc thư của Chính phủ Pháp công nhận vua Hàm Nghi rồi gắn cho vua một chiếc mề đay Bắc đẩu bội tinh. Tiếp đó, Gheriê cho treo cờ Pháp ở đồn Mang Cá, nơi quân Pháp đã chiếm từ 15/7/1884. Hành vi của bọn thực dân trên đây đã khiến cho các quan lại trong triều, ngoài nội tức giận. Mâu thuẫn giữa phe chủ chiến với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. 2. Cuộc phản công của phe chủ chiến tại Kinh thành Huê - vua Hàm Nghi rời bỏ Kinh thành, kêu gọi Cần Vương a. Màu thuẫn giữa phe chủ chiến và thực dân Pháp trở nên căng thẳng Theo khoản 5 của hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) thì Tổng Trú sứ (Khâm sứ) Pháp được ở trong Kinh thành cùng một số lính. Một khoảnh đất ờ khu Mang Cá (Trấn bình đài) được nhượng cho Pháp để làm việc này. Nhưng việc quân Pháp ngang chiên chiếm đóng Mang Cá rồi ào ạt đưa lực lượng lính thuỷ đánh bộ đốns tới 2300 tên vào trong đồn, trong khi hiêp ước 172
- chưa được phê chuẩn0' đã khiến cho mâu thuẫn giữa chúng với phe chủ chiến ngày càng gay gắt. Phe chủ chiến đã nhiều lần viết thư cho Khâm sứ Pháp trách hỏi việc này và yêu cầu cho sửa khoản 6 của Hiệp ước. Theo đó quân Pháp chỉ nên đóng ở ngoài thành để khỏi ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Hoàng triều và làm kinh động đến nhân tâm. Ngoài ra Tôn Thất Thuyết còn gửi thư cho Lome (Thay Râyna làm khâm sứ từ tháng 10/1884) yêu cầu triệt thoái quân Pháp ở Bắc Kì, giao cho triều đình kết hợp với đại diện của Pháp đảm bảo trật tự, an ninh. Đáp lại, thực dân Pháp rắp tâm tìm cách loại bỏ những người cầm đầu phe chủ chiến. Ngay khi tới Huế, Lơme cho tăng thêm quân số ở Trấn Bình Đài (Mang Cá) và đòi triều đình phải triệt bỏ các khẩu súng đại bác được bố trí trên mặt thành, chĩa thẳng sang Sứ quán Pháp bên kia sông Hương(2) Tôn Thất Thuyết không chịu. Cuối cùng, trước sức ép của quân Pbáp, triều đình đành phải cho bịt miệng 45 khẩu thần công ở trên mặt thành và ở Đài Nam. Nhưng liền đó, Tôn Thất Thuyết đã cho điều quân từ các nơi về vào đóng chật Kinh thành Huế, kể cả trong thành nội. Thấy thế, quân Pháp yêu cầu phải giao tất cả các khẩu thần công của triều đình cho chúng. Tôn Thất Thuyết đã đối phó lại bằng cách cho chuyển các khẩu súng đó đi nơi khác. Đồng thời với những hành động lấn lướt ở Kinh đô, thực dân Pháp còn tìm cách triệt phá các cơ sở của phe chủ chiến tại các địa phương. Ở Bình Định, chúng cho quân chiếm Nha Thương chính, cướp tiền bạc, tự đứng ra thu thuế (như ở Đà Nẵng), bất chấp các điều khoản đã được ghi trong Điều ước 1884. Nghiêm trọng hơn, chúng còn cho quân chiếm đài Hải Phòng, đóng đinh lấp các lỗ châu mai của 67 cỗ đại bác đặt ở đó, cướp đi vô số tiền bạc và thuốc súng của quân ta. Ngoài ra, chúng còn tìm cách giết hại, cướp phá, giam giữ, đánh đập hoặc bắt đưa vào Sài Gòn nhiều quan lại thuộc phe chủ chiến ở Bắc Kì. Tại Hải Dương, quân Pháp cho phá góc đông nam của tỉnh thành rồi cho 5-6000 lính Ả rập vào chiếm giữ. Chúng còn bắt hàng ngàn dân phu ngày đêm phục dịch, bắt quan lại sở tại cung ứng gạo, tiền, sửa sang đường xá, dinh thự (l) Tháng 6/1885/ Hiệp ước Patơnốt mới được Hạ viện Pháp phê chuẩn. ủ) Đại Nam Thực lục đệ Iigũ k ì (1883-1885), tập 36, NXB Khoa học xã hội, H. 1976 Tr 1999 173
- và các công trình quân sự cho chúng, ở những nơi có phong trào nhân dân kháng chiến, ngoài việc đưa quân đến đàn áp, thực dân Pháp đã tìm các biện pháp nhục hình, đánh đập tàn bạo các quan cai trị của triều đinh Huê không tiếc tay. Ngoài ra, thực dân Pháp còn đẩy mạnh việc xây dựng nguỵ binh. Tại Hà Nội, chúng lập 2 vệ lính tập, sau đó lại tiếp tục cho xây dựng các đơn vị như vậy ở các tỉnh khác(l) Đầu năm 1885, Pháp cho rút 6000 lính của Nam triều về huấn luyện rồi sử dụng vào các cuộc hành quân bình định. Dưới danh nghĩa tuyển mộ "dân phu", thực dân Pháp đã chuyển 2 vạn thanh niên Việt Nam thành lính tập. Triều đinh Huế cực lực phản đối, cho đó là trái với các điều khoản của Hiệp ước Patơnốt. Tôn Thất Thuyết gửi thư trách cứ Lơme. Ông còn cho sao lục bức thư gửi cho tất cả quan lại, tỉnh thần Bắc Kì, chỉ thị không được nghe theo lệnh của người Pháp. Hành động của phe chủ chiến khiến cho thực dân Pháp lo ngại khi biết chắc chắn rằng phe này đáng ráo riết bị đối phó ra mặt. Trước đó, Tôn Thất Thuyết đã phái Hoàng Tá Viêm dọn một con đường thượng đạo từ núi rừng Thanh Hoá ra vùng Hưng Hoá, tìm cách bắt liên lạc với đạo quân Thanh ở Vân Nam, đề phòng bất trắc, có thể đưa cả triều đình kháng chiến ra vùng Thanh - Nghệ. Cho dù từ lâu, thực dân Pháp đã biết rõ kẻ thù đáng sợ nhất của chúng là lực lượng kháng chiến của nhân dân chứ không phải là lực lượng quán đội triều đình. Nhưng vào lúc này, sự tồn tại của phe chủ chiến, nhất là sự có mặt của Tôn Thất Thuyết đã trở thành mối nguy hiểm trực tiếp cho chúng, cản trở chúng trong việc biến triều đinh Huế thành công cụ tay sai để "bình định'' và tổ chức cai trị. Đổng thời chúng cũng biết rằng, chính sự tổn tại đó là chỗ dựa của phái chủ chiến ở các tỉnh đang tiếp tục hoạt động cũng như thúc đẩy phong trào kháng chiến của nhân dân ở khắp nơi. Vì thế, thực dân Pháp tìm mọi cách loại trừ phe chủ chiến ra khỏi triều đình và thủ tiêu quân đội triều đình đang nằm trong tay Tôn Thất Thuyết. Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Tướng Đờ Lítxlo (Brière de L'Isle) muốn buộc tội Hội đồng Phụ chính do Thuyết đứng đầu phải từ chức để đưa một hội đồng khác thuộc phe đầu hàng lên thay. (1) Trích theo Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sứ (1862-1845), Sài Gòn. 1971. Tr 340. 174
- Bên Pháp, chủ trương đẩy mạnh việc hoàn thành chiếm đóng Việt Nam lúc này cũng đã đạt được sự nhất trí. Ngày 31/3/1885, sau khi Nội các Pheri (Ferry) bị đổ vì vụ Lạng Sơn, Hạ viện Pháp đã gấp rút thông qua khoản ngân sách 500 triệu phơrăng để làm việc này. Nội các Brítxông (Brisson) lên thay ngày 6/4/1885 tiếp tục đường lối của nội các Pheri, gửi thêm 6000 quân sang Việt Nam. Ngày 31/5/1885, Phờrâyxinê (Freysinet) Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp điện cho Khâm sứ Lơme (Le Maire) phải tìm cách loại trừ Tôn Thất Thuyết khỏi triều đình Huế. Bức điện của Lơme có đoạn viết "không thể không trừng phạt hành vi của viên Thượng thư Bộ Binh nước Nam... Ông cho triều đình ấy biết rằng, chúng ta không thể chịu đựng được rằng Thuyết còn giữ chức phụ chính lâu nữa, và ông phải đòi người ta cho bãi chức viên ấy và đưa đi xa". Cùng ngày hôm đó, Nội các Brítxông và cử Tướng Đờ Cuốcxy, một viên tướng hung hãn và thô bạo sang Việt Nam, nắm toàn quyền quân sự và chính trị. Đầu tháng 6/1885, Đờ Cuốcxy (De Courcy) đến Hạ Long, hắn tuyên bố "Các nút của vấn đề nước Nam là ở Huế” rồi hắn cho gọi Lơme ra báo cáo tường tận và cử Sămpô thay Lơme làm khâm sứ Huế. Tiếp đó, được lệnh của Pari, Đờ Cuốcxy đem 4 đại đội lính thuỷ đánh bộ, 2 tàu chiến chở 800 lính Ả Rập từ Hải Phòng vào thẳng Huế. Ý đồ của Cuốcxy là dùng áp lực quân sự loại trừ phe chủ chiến, giải tán quân đội triều đình và bắt cóc người cầm đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. ốệ Cuộc phản công quân Pháp ở H uế 51711885 Ngày 2/7/1885, Đờ Cuốcxy đưa quân đến cửa biển Thuận An. Phái bộ của triều đình có hai đại thần cùng Khâm sứ Sãmpô ra Thuận An nghênh đón. Kinh thành treo cờ và bắn 19 phát đại bác chào mừng, nhưng khi biết Cuốcxy đem theo nhiều binh lính, vũ khí thì quan quân triều đình tỏ ra lo ngại. Khi tới Huế, Đờ Cuốcxy kéo cả bộ hạ về sứ quán Pháp rồi mời Hội đổng Phụ chính qua sông hội thương về việc Đờ Cuốcxy xin triều yết Hàm Nghi và trình quốc thư, nhân cơ hội đó mà giữ Tôn Thất Thuyết không cho về. Nhưng Tôn Thất Thuyết cảnh giác, cáo bệnh không đi. Sang gặp Đờ Cuốcxy có Nguyễn Văn Tường đi cùng Phạm Thận Duật. Đờ Cuốcxy nhất định không chịuỂCác quan lại triều đình thấy tình hình căng thẳng, nhiều người đã khuyên Tôn Thất Thuyết sang hội thương "trang trải cho yên việc nước" nhưng ông không nghe mà chỉ chú tâm chấn chỉnh binh lực, sắp đặt súng ống, khí giới. Nhiều người nghĩ là ông chỉ muốn phô trương thanh thế. 175
- Sau mấy lần bức bách Thuyết sang gập không được, Cuốcxy bèn phái một viên thầy thuốc (bác sĩ Magin) đến xin chữa bệnh cho quan phụ chính, nhằm dò xét thực hư. Nhưng Thuyết không tiếp, chỉ cho người ra từ chối khéo, rằng mình không quen dùng thuốc tây. Trước thái độ bức bách của thực dân Pháp và sự nao núng, khiêp nhược của triều đình, Tôn Thất Thuyết càng quyết tâm chuẩn bị chiến đấu. Ong ra lệnh gấp rút đào hào, đắp luỹ ngay trong thành Huế, cho chuyển gấp tài sản từ các kho ra Quảng Trị, lại trực tiếp cùng Hồ Văn Hiển, Tôn Thất Lệ chỉ huy hai đạo quân Phấn Nghĩa, Đoàn Kiệt bố trí phòng thủ Hoàng thành. Thành Huế được xây dựng từ 1805 - 1820 dưới thời vua Gia Long. Thành có hình vuông, mỗi bề 2,5km, các phía có hào sâu. Phía trước nhìn ra sông Hương. Tường thành xây bằng gạch, đá cao 10 mét. Trên mật thành, Tôn Thất Thuyết cho bố trí 336 khẩu thần công, trong đó có 173 khẩu bằng gang, còn lại là đại bác bằng đổng. Với mưu mô hắỉ cho bằng đươc Tôn Thất Thuyết, giải tán Hội đồng Phụ chính, Đờ Cuốcxy cố tình khiêu khích. Ngày 3/7/1885 Đờ Cuốcxy cho Sămpô đứng ra thương thuyết với quan lại triều đình Huế về nghi lễ triều yết. Cuốcxy muốn hạ nhục triều đình bằng cách yêu cầu Hàm Nghi phải xuống ngai ra đón để hắn trao tờ Hiệp ước Giáp Tuất (1884) mà Nghị viện Pháp mới phê chuẩn. Phía triều đình thì yêu cầu Đờ Cuốcxy phải làm đúng nghi lễ: vào triều không được mang gươm, khi đến cây cột thứ hai (Điện Thái Hoà) thì phải dừng lại đưa quốc thư cho một vị đại thần dâng lên, nhưng Cuốcxy không chịu. Phía triều đình lại yêu cầu chỉ có Cuốcxy được đi cửa giữa - Ngọ môn, còn các quan theo hầu phải đi cửa cạnh. Sămpô đồng ý nhưng Đờ Cuốcxv phản.đôi Hắn nói: “Tôi muốn không chỉ quan theo tôi vào cửa giữa mà quân lính theo tôi cũng vào cửa giữa. Đến khi được cố đạo Cátspa(Caspard) báo cáo về tinh hình chuẩn bị gấp rút của phe chủ chiến trong mấy ngày qua thì Đờ Cuốcxy càng tức giận, hắn hung hăng tuyên bố nếu cần, sẽ dùng vũ lực để đối phó. Trưa ngày 4/7/1885, phía Nam triều lại cử người sang Sứ quán Pháp để tiếp tục bàn luận, nhưng Đờ Cuốcxy trịch thượng không tiếp, nói rằng chờ đến ngày quan phụ chính (Tôn Thất Thuyết) khỏi bệnh, sẽ bàn định. Bà Từ Dũ Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) lo ngại, cho đem vật phẩm sang tặng để “cầu thân” cũng bị Đờ Cuốcxy cự tuyệt, không nhận. Căng thẳng đã lên đến cực độ. Tối ngày 4/7/1885 (22/5 ám lịch), Đờ Cuốcxy bày tiệc đãi bọn sĩ quan Pháp tại Sứ quán và họp bàn kế hoạch hành 176
- động. Chúng âm mưu tổ chức một cuộc thị uy quân sự lớn vào đúng hôm Cuốcxy vào triều yết Hàm Nghi. Chừng 11 giờ đêm hôm đó, khi tiệc vừa tan thì xung quanh sứ quán Pháp có tiếng huyên náo khác thường, ghe thuyền qua lại trên sông không ngớt. Một viên trung uý giữa phiên trực hôm đó vào báo cáo với Đờ Cuốcxy nhưng bị hãn khiển trách, doạ sẽ phạt tù vì man báo. Trong lúc đó, Tôn Thất Thuyết đã bí mật phân chia các doanh vệjphòng thủ kinh thành làm hai đạo, một đạo do TônThất Lệ (em Tôn Thất Thuyết) chỉ huy, có nhiệm vu vươt sông Hương, phối hợp với quân của một số đô đốc và hiệp lí thuỷ quân ở trại thuỷ sư, tấn công thẳng vào Toà sứ Pháp, nơi đặt bản doanh của tướng Đờ Cuốcxy. Đao thứ hai do đích thân Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Sqan chỉ hu^, đạo này có nhiệm vụ đánh úp, tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Pháp đang đóng trong đồn Mang Cá (Trấn Bình đài). Ngoài ra còn có một lực lượng nhỏ, bố trí mai phục ở cầu Thanh Long, có nhiệm vụ tiêu diệt bọn sĩ quan Pháp, vừa dự tiệc ở Sứ quán Pháp trở về Mang Cá đi qua đó. Khoảng 1 giờ sáng ngàỵ 5/7/1885 khi trăng vừa mọc, trong cảnh khuya tĩnh mịch của chốn đế đô, người ta bỗng nghe một tiếng đại bác nổ xé trời. Rồi kế đó, tiếng súng nổ vang rền, lửa cháy sáng rực ở đồn Mang Cá và cả ở phía bên kia sông Hương, nơi có Sứ quán Pháp. Tại Mang Cá, các trại lính cỉxa Pháp &ị-ềết chá^L, rồi lợi dụng ánh lửa, quân của TộnjrhấLThuyết dùn^ súng4)há cửa Tây, xông vào trong đồn. Bọn lính và SŨ quan Pháp ở đây thức dậy, nghe tiếng súng vang rền, lửa ncng, hoảng hốt, rối loạn. Đai ụý Ẹòrunô (Bruneau) 14 một phát đan xuỵên qua ngực, chết ngạy. Đại ụỵ Đờruin (Đrouin) bị gãy hai ống chân. Đai uỵ Rơroan tử thương. Viên Đai tá PécnốLchỉ huy quân Pháp ở Mang Cá vội vàng trấn tĩnh tinh thần binh sĩ, chia quân làm ba đội, tổ chức phòng giữ. Một tốp lấy các bao bột, thùng gỗ đổ đầy đất lấp cửa đồn. Một tốp cố dập tắt các đám cháy. Một tốp khác giữ các bức tường, bảo vệ kho thuốc súng. Khi ở Mang Cá đã bắt đầu công kích thì đồng thời ở phía Toà sứ Pháp, quân của Tôn Thất Lê cũng hành đông. Tại đây, quân Pháp trù trong các trại lính ở phía sau Toà Khâm cũ. Quân ta pháf hoả, đốt cháy mấv doanh trại và các nhà phụ thuộc khu Sứ quán. Các khẩu đại bác của ta vừa được chở đến bằng thuyền từ thành Huế qua sông Hương đặt quanh Toà Khâm sứ Pháp nhất loạt nhả đạn vào bên trong. 177
- Quân Pháp đang ngủ, nghe tiếng súng nổ choàng dậy đã thấy khói toả nghi ngút, lửa cháy rực trời. Chúng hốt hoảng bỏ chạy, nhiều tên không kịp mang theo súng, có kẻ còn đang mặc quần áo ngủ, đi chân đất. Một số lách qua được đám đông người đang đứng chặn họ, tìm lối thoát ra. Một tốp chạy vào dinh Sứ quán, naLĐỜ Cuốcxỵ đang trú ẩn. Mái nhà và gầm toà sứ bị trúng đạn sụp đổ nhiều chỗ. Từ các cửa sổ của toà nhà này, quân Pháp bắn loạn xạ vào các đám cháy và những nhóm người mà họ nhìn thấy nhờ ánh lửa. Vì vậy quân của Tôn Thất Lệ không thể vào sâu được. Từ 2 giờ sáng ngày 5/7/1885 trở đi, khi thấy phía trong đồn Mang Cá vẻ yên ắng, Trần Xuân Soạn ngỡ rằng quân Pháp ở đây đã bị tiêu diệt hết, nên đã hạ lệnh chuyển hướng đại bác đặt trên mặt thành Huế và họ chuyển thêm súng lớn đặt ở gần cửa Thượng Tứ, bắn qua sông Hương vào Toà Khâm sứ Pháp. Đạn đại bác đã rơi trúng nhiều mục tiêu của toà nhà, gây hư hại nặng. Đờ Cuốcxy không dám ra ngoài, chỉ ra lệnh cho quân sĩ cố thủ chờ sáng. Khi những giờ phút kinh hoàng đã qua, quân Pháp ở Mang Cá dưới sự chỉ huy của Đại tá Eécnết (Pem otlbắt đầu tổ chức cuộc phảnxcmg. Pécnốt thấy lửa cháy nhiều nơi, e khó có thể dập tắt nên chuyển sang chiếm Hoàng thành. Hắn chia quân làm ba đội kéo đi. Dọc đường quân Pháp ra sức bắn phá, đốt cháy các bộ, viện, doanh trại, dinh thự, nhà cửa, lửa cháy rừng rực 2 ngày sau chưa tắt hẳn. Gặp người nào, bất kì £ia trẻ, gái trai, chúng đều giết chết. Tiếng than khóc, kêu la xen lẫn tiếng đạn rền, tre nổ làm náo động cả một góc trời. Tôn Thất Thuỵết và Trần Xuân -Soạn, đếc quân kháng cư kịch liệt. Trong tiếng trống trân đổ liên hồi, tiếng thanh la cùng với tiếng hò hét xung trận, quân ta vừa dùng súng, vừa dùng mã tấu, đoản đao chặn đánh quân Pháp. Có lúc, từ'một nơi ẩn nấp, quân ta bủa ra, lăn xả vào đâm chém quân địch, làm chúng kinh hồn: Trung uý Cơroa (La Croix) bị một viên đạn xuyên qua bụng. Trungjiy Hâusen bi tử thương_cùng một vài tên lính đi cùng. Trong khi đó, một chiếc pháo hạm JBhạp đâu ở sóng Bao Vinh cũng bắn đại bác lên những nơi mà nhờ có ánh lửa chúng đã trống thấy. Đến gần sáng, đại bác phía ta bắn thưa dần vì đã gần hết đạn. Mờ sáng ngày 5/7/1885 (tức ngày 23/5 âm lịch), một đội quân Pháp đi từ đầu Sứ quán kéo sang, vào cửa An Hoà, gặp ai giết nấy(1). Chúng vào từng nhà lục soát cướp phá. để kích động binh lính, Đờ Cuốcxy ra lệnh cho chúng được tự do hành động trong vòng 48 tiếng đồng hổ. Quân ta ở cả hai phía bắt đầu rút lui.
- Khi đến đầu cầu Thanh Long, quân Pháp bị phục kích và bị chết khá nhiều. Tuy vậy, cnối cùng chúng vẫn vượt qua được trận địa mai phục của ta, xông đến cửa Hiển Nhân của Hoàng thành. Nhưng tấm cửa kiên cố, giặc không phá được. Chúng bèn hò nhau đi tìm lối khác. Khoảng 8 giờ 10 phút sán^ngày 5/7/1 &S5 quân Pháp chiếm được kì đài và 9 giờ sáhg, chúng chiếm được Hoàng thành. Nhưng lúc này, Hoàng thành đã trở nên hoang vắng. Lực lượng của Tôn Thất Thuyết đã kịp rút ra ngoại ô. c. Vua Hàm Nghi xuất bôn, hạ chiếu Cần Vương Kế hoạch đánh úp quân Pháp ở Toà Khâm sứ và Trấn Bình Đài được Tôn Thất Thuyết giữ bí mật cho đến tận lúc cuối. Sáng hỏm sau f5/7/18851 vua Hàm .Nghi mới biết là quân Pháp đang đánh chiếm Hoàng thành. Nguỵễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết vào tâu xin rước vua va tam cung0* lên tạm trứ ỉĩ Khiêm lãng (Lăng^Tư Đức). &froảii£ 7h30’ sáng ngày 5/7, xa giá vua Hàm Nghi và Tam cung ra cửa Chương Đức rồi đi về phía Chùa Thiên Mụ. Theo xa giá ước chừng có 1000 người, phần đông là các ông hoàng, bà chúa, các quan đại thần, Đỏ thống Hồ Văn Hiển và gần 100 lính có súng. Chưởng vệ quân Phấn Nghĩa Trần Xuân Soạn đi trước mở đường. Nguyễn Văn Tường đi đoạn cuối. Đến Kim Long, Nguyễn Văn Tường lẻn vào nhà thờ gặp cố đạo Cátspa (Caspard). Tôn Thất Thuyết rút sau cùng, ông theo kịp xa giá và đưa đoàn người ra ngả Trường Thi, đến làng La Chử (cách Kinh thành khoảng lOkm), trên đường ra Quảng Trị chứ không lên Khiêm Lăng nữa. Tại đây, các ông Phạm Thận Duật (Thượng thư Bộ Hộ), Trương Văn Để (Tham tri Bộ Binh) và Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Lệ đều đến và gia nhập vào đoàn xa giá. Sau mấy giờ nghỉ ngơi đoàn người tiếp tục lên đường. Tối ngày J /7 . đoàp đến làng Văn Xá và nghỉ lại. Ngay đêm hôm đó, Tôn Thất Thuyết vâng mệnh nhà vua viết Hich Cần Vương gửi đi khắp nước. Gà gáy sáng họ lại lên đườnc. Trưa ngày 6/7/1885, Tôn Tất Thuyết đưa vua tới Quảng Trị. Tuần phu Trương Quang Đản đón vua vào hành cung. Các quan lại tham dự cuộc phản công Kinh thành đêm 4/7/1885 như Hậu quân Nguyễn Hanh, Đô thống Ngô Thất Ninh, Tả quân Đinh Tử Lựu, Tham tri Bộ Công Tôn Thất Phan Thuỷ sư - Bà Từ Dũ Thái hậu (mẹ vua Tự Đức). - Bà Hoàng Thái hậu Thuận Hiến (Trang Ý) - vợ vua Tự Đức và mẹ nuôi của vua Dục Đức - Bà Học Phi vợ thứ của vua Tự Đức, mẹ nuôi của vua Kiến Phúc.
- hiệp lí Cao Hữu Sung, Phủ doãn Nguyễn Đình Dương, Toản tu Phạm Phú Lâm... cũng lục tục theo kịp nhà vua ra Quảng Trị. Sau cuộc hội ngộ này, trong nội bộ phe chủ chiến đã diễn ra cuộc phân hoá mới, cuộc phân hoá cuối cùng, để rồi chỉ còn lại những phần tử trung kiên nhất cùng vua Hàm Nghi tiếp tục di chuyển ra phía bắc tổ chức và lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong những năm tiếp theo. Khi vua và Tam cung đã rời khỏi Kinh thành, cờ tam tài của Pháp đã treo trên kì đài, quan lại, quân dân quanh thành Huế bắt đầu hoang mang, tìm đường tản cư. Quân Pháp tiếp tục đốt phá dinh thự của hai bộ (Bộ Binh và Bộ Lại) - nơi ở của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Địch vào hoàng thành cướp 1% vàn» bac. châu báu và các bảo vật của cung điện đem đi, giá trị của số của cải đó không biết bao nhiêu mà kể. Lính Pháp được lệnh “tự do hành động” cũng tranh thủ cướp bóc, túi đứa nào đứa ấy đầy ắp “bạc thoi bạc nén”. Sau đó quân pháp chia nhau đóng giữ các vị trí xung yếu, lấy lúa gạo trong kho, bắt dân dọn dẹp xác chết và chỗ ở cho chúng. Rồi thu hết_súng đạn, được 812 khẩu đại bác,'16.000 súng tay tại Võ khố; vô số súng trường và gươm giáo trong đại nội. Tuy nhiên, sự trống vắng của Hoàng thành đã khiến cho Đờ Cuốcxy bối rối vì sứ mạng của hắn là thiết lập nền bảo hộ ở Việt Nam, nay đã không còn triều đình thì biết bảo hộ ai. Cuốcxy điện về Pari hỏi ý kiến nhưng Nội các Brítxông cũng không biết làm gì hơn, chỉ ra lệnh cho Cuốcxy tìm cách “làm cho tình hình khá hơn”. Giữa lúc Đờ Cuốcxy đang lúng túng th ì,'Nguyễn Văn Tường nhờ cố đạo Cátspa làm môi giới xin ra đầu thú. Đờ Cuốcxy tiếp nhận, đữaTữơng đến Viện Thương bạc (trụ sở cơ quan đối ngoại cấp cao của triều đình Huế), giao cho các viên sĩ quan cùng một toán lính Pháp canh giữ, hẹn cho Tường trong vòng hai tháng phải đưa được vua Hàm Nghi trở lại Huế. Ngày hôm sau, trong lúc Hàm Nghi cùng đoàn hộ tống đang trên đường ra Quảng Trị thì Nguyễn Vãn Tường đã bàn bạc với Đờ Cuốcxy ra một bản cáo thị, đóng dấu của văn phòng Khâm sứ Pháp, nói rằng hai nước Pháp - Nam vẫn giao hảo như trước. Một tờ sức khác yêu cầu quan quân theo Tồn Thất Thuyết phải ra đầu thú trong thời hạn 12 ngày. Một tờ sức thứ ba: t>ãi hết binh lính nước Nam tất cả vũ khí của Nhà nước phong kĩen Ngụỵễn ghíìi ỊỊộp về Hue. Tiếp đó, Nguyễn Văn Tường phái Thị lang Phạm Hữu Dụng tức tốc ra Quảng Trị rước xa giá trở lại Kinh đô. 180
- Biết đươc âm mưu phản trắc của_Nguyễn Văn Tường, trước mặt nhà vua, Tôn Thất Thuyết đã sai người về đốt nhà riêng của ông ta và tìm cách ngăn trở Phạm Hữu Dụng không cho gặp vua Hàm Nghi. Những bản sớ của Nguyễn Văn Tường gửi ra vấn an, ông cũng giấu không cho vua biết. Ngày 9/7/1885. quần thần xin được rước xa giá lên Sơn Phòng Tân sở để mưu tính việc khôi phục, nhưng bà Từ Dũ và hai bà thái hậu, có sự thông đồng của tuần phủ Quảng Trị Trương Quang Đản và theo lời dcLdànỈLcủa Nguỵễn Văn Tường đã kiên quyết từ chối. Hầu hết những người trong hoàng tộc, các quan đại thẩn ổều viện cớ phò tam cung để ở lại Quảng Trị, chờ ngày về Huế, trong số đó có cả anh ruột Hàm Nghi là Chánh Mông vương, sau này được Pháp đưa lên ngôi vua (vua Đồng Khánh). Trước khi lên Tân Sơ, vua Hàm Nghi vào bái biệt ba bà thái hậu. Xa giá đi được chừng một tiếng đồng hồ thì bọn lại nội giám bỏ cuộc. Theo vua lên Tân Sở chỉ còn ba cha con Tôn Thất Thuyết và rất ít quan lại. Ngày 10/7/1885, vua đến Tân Sở, ngậy 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, Tôn Thất Thuỹet phát dụ Cần Vương lần thứ nhất. Tờ dụ đề cập đến lí do cuộc phản công vừa qua và đó cũng là lí do khiến nhà vua phải lìa bỏ Kinh thành. ’Tờ dụ viết: “Từ xưa kế sách chống giặc không ngoài ba điều: đánh, giữ, hoà. Đánh thì chưa có cơ hội; giữ thì khó định hẹn được sức; hoà thì họ đòi hỏi không biết chán. Đang lúc sự thế thiên vạn nan như vậy, bất đắc dĩ phải dùng quyền. Thái dương ra đời ở đất kì, Huyền Tông sang chơi đất Thục, người xưa cũng đều đã có làm. Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ đến tự cường tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức, hiện tình mỗi ngày một quá thêm. Hôm trước chúng tăng thêm binh thuyền đến, buộc theo những điều mình không thể nào làm được; ta chiều lệ thường khoản tiếng, chúng không chịu một nhận một thứ gì... Kẻ đại thần mưu quốc, chỉ lo nghĩ đến kế yên xã tắc... đắn đo về hai điều: cúi đầu tuân mạng, ngồi để mất cơ hội, sao bằng nhìn thấy chỗ âm mưu biến động của địch mà đối phó trước? Vì bằng việc xảy ra không thể tránh, thì cũng còn có cái việc ngày nay để mưu tốt cái lợi sau này”(l). Về mục đích chiến đấu, tờ dụ nói rõ là để “chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại bờ cõi”. (l) Trích theo Trần Văn Giàu, Chống xâm lăng, quyển 3 - Phong trào Cần Vương, Xây dựng phát hành, 1957, Tr 70. 181
- Tờ dụ kêu gọi bá tính, trước hết là quan chức và nhân sĩ rồi đén dân, tất nhiên là không phân biệt hạng dân nào phải “tham gia công việc”, “nghiên rãng dựng tóc, thề giết hết giặc”. Kẻ có trí hiến mưu, kẻ dũng hiên sức, giàu có bỏ của ra giúp quân nhu, “cứu nguy chống đổ, mở chỗ chuân chuyên, giúp nơi kiển bách” Cơ sở để hô hào Cần Vương (giúp vua) là nghĩa vua tôi “Phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghĩ với nhau” Ở Tân Sở một thời gian, khoảng 4 - 5 ngày, thấy nơi đây không phải là một địa bàn có thể hoạt động lâu dài vì đất quá nghèo, dân quá ít, hơn nữa Tân Sở bị cồ lập. Nếu địch chiếm được Cam Lộ thì Tân Sở sẽ bị biến thành cái rọ nhốt người: ra biển, sang Lào, vào Nam, ra Bắc đều bất tiện... Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua ra Bắc - nơi mà từ lâu, phe chủ chiến đã dự định một kế hoạch quy mô, nếu tình thế bất trắc sẽ di chuyển cả triều đình ra Thanh Hoá, một nơi có đủ điều kiện “ĐỊâJơi, nhân hoà” có thể xây dựng thành một trung tâm kháng chiến lâu dài(1). Sau khi đã mộ thêm quân, củng cố đội ngũ, đưa lực lượng chiến đấu lên khoảng 700 người, Tôn Thất Thuyết ra lệnh rời Tân Sở đi Hướng Hoá ra Quảng Bình, nhưng đến Thượng Ba thì được tin quân Pháp đã cho tàu đổ bộ chiếm Đồng Hới, làm chủ tỉnh thành Quảng Trị và bao vây Nhật Lệ ngày 19/7/1885. Đường ra Thanh Nghệ bị nghẽn. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lại phải lộn về Tân Sở lần thứ hai. Nhưng Tân Sở và Cam Lộ cũng đã bị giặc chiếm. Tôn Thất Thuyết vội vã cho đoàn quân theo đường núi, qua Mai Lĩnh lên Lao Bảo sang địa phận nước Lào... tìm đường ra Bắc, bỏ lại vô số của cải, báu vật. Nhân dân các làng Mai Lộc, Bạng Mai, Đan Sơn đã anh dũng chống giặc đang đuổi theo để cho Hàm Nghi có thời giờ chạy thoát. Các làng này đã bị thực dân Pháp thiêu trụi. Bên kia biên giới, nhân dân Mường Ma (bộ tộc Lào) đã tận tình chăm sóc, che chở Hàm Nghi, dẫn đường và bảo vệ nhà vua rất chu đáo. Trong Mú 40 thì nhiều quan lại theo vua Hàm Nghi do không ch[u được gian khổ, cũng không tin ở tiền đồ tương lai, đã lần lượt bỏ vua vê theo chính quỵền mới, trong số đó có Trương Đăng Để (em Trương Quang Đản). Hồ Vãn Hiến, Phạm Thận Duật (sau nàyTHáp bắt Phạm Thận Duật xuống tàu chở vào (l) Nguyễn Văn Kiệm, Cuộc kháng chiến chống Pháp tiếp tục của nhà nước phong kiết, Việt Nam những năm 80 của th ể kỉ XIX, Ki yếu hội nghị khoa học. Đại học Sư phạm H uế 2001. 182
- Gia Định). Một vài kẻ trong số đó đã trở thành tay sai, dẫn đường cho giặc rượt đuổi Hẫnĩ Nghi và Tôn Thất Thuyết(1). Trung thành với Hàm Nghi và đi theo đoàn xa giá cho tới cùng chỉ có Tôn Thất Thuyết, hai con của ông là Tôn Thất Đam, Tôn Thất Thiệp và một ít quan lại như Trần Xuân Soạn, Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân... Đến đây phe chủ chiến trong triều đình coi như bị tan rã. Chỗ dựa của những người cầm đầu phái Cần vương lúc này đã không còn là những trọng quan trong triều đình nữa mà là quảng đại quần chúng nhân dân yêu nước, ở khắp mọi nơi, kể cả đồng bào các dân tộc thiểu số. Họ đã hết lòng che chở cho một triều đình lưu vong và hăng hái gia nhập các đội nghĩa quân phò vua chống Pháp và chống triều đình đầu hàng. Tháng 9/1885, nhờ có sự giúp đỡ của nhân dân các địa phương, xa giá Hàm Nghi đã đến được đèo Quy Hợp; vượt đèo lối vùng Hàm Thảo thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Chính, người chỉ huy sơn phòng Hà Tĩnh đã đ q n 500 quân ra đón; đưa Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết về sơn phòng Ấu Sơn (Phú Gia, huyện Hương Khê). Vào thời gian này, tại các địa phương từ Quảng Bình trở ra, phong trào hưởng ứng chiếu Cần Vương của Hàm Nghi đã phát triển khá mạnh. Ngoài lực lượng của Phan Đình Phùng_ở Nghệ An, Hà Tĩnh, còn có Lê Ninh (Người La Sơn); Bố chánh LTKiên - người đã lãnh đạo thân hào, thân sĩ và nhân dân chiếm thành Hà Tĩnh, giết Lê Đại, bắt Trịnh Vãn Bưu... là những kẻ chống đối phong trào Cần Vương và cuộc nổi dậy của Phan Trọng Mưu, Hoàng Xuân Phong, Nguỵ Khắc Kiều, Phan Quang Tự... Ngày 20/9/1885, tại Sơn Phòng Ấu Sơn, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết viết chiếu Cần Vương lần thứ hai(2). Nội dung tờ chiếu (dụ) lần này xác định rõ ràng và cụ thể lí do của cuộc chiến đấu chonj, Pháp. Đó là vì chúng đang thôn tính từng bước đất nước ta, là âm mưu bắt vua Hàm Nghi để biến nhà vua thành bù nhìn, là việc chúng đàn áp, bóc lột nhân dân, là sự ngăn trở vua Hàm Nghi kêu gọi ứng nghĩa... (1) Trung tuần tháng 6/1885, bọn tay sai Nam triều phái 300 lính dưới sự chỉ huy của Trương Quang Đản đuổi theo Thuyết. Một đạo quàn khác dưới sự chỉ huy cùa Đinh Tử Lượng (thủ hạ cũ cùa Tôn Thất Thuyết) rượt đuổi theo đoàn xa giá. Chúng xông vào bắn Thuyết nhưng ông tránh được. Lực lượng hộ giá chống trả kịch liệt, buộc chúng phải lui. Sau đó, Trương Quang Đản, Trương Quang Để còn đưa quân đi tắt, đón đầu đoàn người Cần Vương, nhưng đường khó đi phải bỏ cuộc. (2) Xem Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sứ, NXB Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1971. 183
- Với lí do trên, chiếu Cần Vương lần 2 nói rõ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng Pháp, tuyên bố tính chất bất hợp pháp của các tờ sức cùa Nguyễn Văn Tường, Đờ Cuốcxy và các tờ dụ của Tam cung, của vua Đồng Khánh (từ sau ngày 14/9/1885); tô cáo âm mưu của thực dân Pháp trong việc lập bộ máy cai trị bù nhìn ở Huế và ở các tỉnh. Tờ Chiếu đề cập đến ý chí bất khuất và độc lập dân tộc, kêu gọi mọi người ứng nghĩa nhằm tiêu diệt thực dân Pháp và bọn bù nhìn phản quốc. Đối tượng kêu gọi Cần Vương lần này được mở rộng “Văn thân sĩ phu các nơi, hào mục các làng và dân chúng cùng binh sĩ, tất cả đều tề tựu Cần Vương”0 Như vậy, chiếu Cần Vương lần 2 của Hàm Nghi đã phản ánh tương đối đầy đủ và sâu sắc mâu thuẫn dân tộc, diễn ra từ sau khi nhà nước phong kiến đầu hàng. Và tuy chưa thật đầy đủ, nó đã có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, kịp thời vạch ra con đường chính nghĩa “chống giặc đến cùng”, nêu bật được ý thức tự chủ, truyền thống trung nghĩa của nhân dân, kích động và lôi kéo được các sĩ phu văn thân yêu nước ngả hẳn về phía nhân dân, tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp. 3. Bước đầu chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam a. Nền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam hình thành Ngày 5/7/1885 khi quân của Đờ Cuốcxy chiếm được Hoàng thành thì quan quân triều đình đã bỏ đi hết. Trên đường hộ giá Hàm Nghi, Nguyễn Văn Tườn^đã lẻn vào nhà thờ Kim Lon&rổi ra đầu thú thực dân Pháp'2’ Sự trống vắng ở kinh thành Huế đã khiến Đờ Cuốcxy bối rối. Hắn phân vân vì nếu áp đặt ngay một chế độ thuộc địa thì rất có thể sẽ dẫn tới một cuộc xung đột Pháp - Thanh mới, vì theo ước Thiên, Pháp chỉ được thiêt lập nền bảo hộ ở nước Nam mà thôi; còn nếu lập vua khác thì sợ sĩ dân Việt Nam phản đối. Vì thế Đờ Cuốcxy vẫn quyết tâm đưa bằng được Hàm Nghi về triều.
- Sau một loạt tờ sức buộc Thuyết và những người theo Hàm Nghi ra đầu thú ikhông được, Nguyễn Văn Tường và Đờ Cuốcxy ra lệnh lùng bắt Tôn Thất Thuyết giải về Kinh và liên tiếp giục giã Tam cung hồi loan. Bà Từ Dũ Thái hậu đã cử người đi tìm, rước nhà vua về, nhưng vua và Tôn Thất Thuyết đã đi xa, không biết ở đâu. Tinh hình trên đã khiến Đờ Cuốcxy phái chọn một giải pháp tạm thời dựa vào Nguỵễn Văn Tường và bọn quan lại cao cấp đã chiu quy phục, thực dân Pháp từng bước thiết lập chính quyền phong kiến tay sai. Ngày J 6/7/1885, Đờ Cuốcxy cho triệu tập các hoàng thân tại Toà Khâm sứ Pháp ở Huế rồi đặt Thọ Xuân vương Miên Định, 75 tuổi, chú của vua Tự Đức lên làm giám quốc, nhiếp lí việc nước và giao cho Sămpô (De Chanpeaux) làm thượng thư bộ binh, còn Cơ mật viện thì giao cho Nguyễn Văn Tường đứng đầu. Ngày 17/7/1Rfi5r ha bà thái hậu đến Huế, tạm trú tại Khiêm Lăng. Theo yêu cầu của Đờ Cuốcxy, Tam cung ra chỉ dụ cho thân hào, quan lại phải tuân thủ chính quyền mới. Ai còn lánh ở các nơi, phải trở về Kinh đô lạnrvĩệc như cũ. Để tập trung vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng tnểu chính ở Huế, Đờ Cuốcxy điện về Pháp, xin tạm hoãn các công việc ở Bắc Kì để lò cho vấn đề Trung Kì. Hắn cho triệu viên Quản đốc Bắc Kì là Sinvéttơ (Silvestre) cùng Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ vào Huế làm tư vấn. Rồi sau khi bàn bạc, bọn thực dân đã bổ sung vào Hiệp ước 1884 một bản phụ ước mới, thủ tiêu nốt quyền lực của nhà, nước, phong kiến Viêt Nam mà trước đó, hai hiệp ước Hácmăng và Patơnốt còn buộc phải để lại, bắt Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Hữu Độ thay mặt triều đình kí vào hản_phu ước này. Tuy nhiên, do Nội các Brítxông ở Pháp đang phải lo cho cuộc bầu cử nghị .viện tháng 9/1885 nên đã không cho phép Đờ Cuốcxy hành động mạnh bằng quân sự và cũng kRông cho phép đả động đến vấn đề Bắc Kì. Tinh hình càng kéo dài, càng gây thèm khó khãn cho Đờ Cuốcxy. Trong lúc đó, phong trào ứng nghĩa của nhân dân đang lan rộng khắp Trung - Bắc; những cuộc hành quân liên m ieujipng môt đất nước xa la không hơp thuỵ thổ, khí hậu; dịch bênh thường xuyên \ảy ra, đã khiến cho binh lưc của (]uân Pháp suy giảm một cách đáng kể- Tính cho đến tháng 8/1885 (sau 4 tháng bình quân), sô Pháp chết ở Viêt Nam đã lên tới 4000. Nội các Brítxông lo lắng cho số phận của đám sĩ quan và binh lính Pháp ở Việt Nam, đưa vấn đe ra bàn tại Nghị viện và xin thêm kinh phí. BỊ phản đối quyết liệt, một chút nữa thì quân Pháp chi vì không tiền mà phải rút khỏi Việt Nam 1X5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tiến trình lịch sử Việt Nam (Giáo trình dùng cho đào tạo đại học từ xa): Phần 1
58 p | 1120 | 187
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000 - TS. Nguyễn Xuân Minh
446 p | 650 | 169
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000
446 p | 452 | 116
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam (1858 - 1945): Phần 1 - NXB Giáo dục
72 p | 386 | 56
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam (1858 - 1945): Phần 2 - NXB Giáo dục
70 p | 221 | 53
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX: Phần 1
63 p | 339 | 52
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ thứ X: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên)
43 p | 149 | 38
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ thứ X: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên)
51 p | 186 | 34
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX: Phần 2
18 p | 169 | 27
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000: Phần 1
233 p | 24 | 6
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập IV: Từ 1858 đến 1918): Phần 1
165 p | 22 | 6
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: Phần 1
85 p | 38 | 4
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000: Phần 2
216 p | 19 | 4
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập VI: Từ 1945 đến 1954): Phần 2
88 p | 26 | 4
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918: Phần 2
125 p | 33 | 3
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: Phần 2
66 p | 18 | 3
-
Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập VI: Từ 1945 đến 1954): Phần 1
117 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn