Giáo trình Luật Dân sự: Phần 2
lượt xem 12
download
Phần 2 cuốn giáo trình Luật Dân sự giới thiệu tới người đọc các nội dung: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thừa kế, những quy định về chuyển quyền sử dụng đất, quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghệ và quyền đối với giống cây trồng, chuyển giao công nghệ, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Luật Dân sự: Phần 2
- CHƯƠNG IX TRÁCH NHIỆM BỐI THU0NG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP DỔNG ■ m m m 1. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ TRÁCH NHIỆM Bổl THƯÒNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỔNG 1.1. Khái niêm vể trách nhiêm bồi thường thiêt hai Trong khoa học pháp lu ậ t dân sự, chúng ta đã gặp rấ t nhiêu các th u ậ t ngữ khác nhau như: nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự do v i phạm nghĩa vụ dân sự; trách nhiệm bồi thường th iệ t hại do vi phạm nghĩa vụ dân sự; trách nhiệm bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng. Quan hệ pháp lu ậ t dân sự có nội dung là một bên phải thực hiện hay không được thực hiện một công việc hoặc một sô" công việc nhất định để bên kia hưởng lợi ích từ công việc đã được thực hiện hoặc không được thực hiện đó được gọi là quan hệ nghĩn vụ dân sự. K h i một bên vi phạm nghĩa vụ (hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ) th ì kê từ thời điểm nghĩa vụ bị vi phạm bên vi phạm có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó đối với bên bị vi phạm. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự đã phát sinh. Quan hệ pháp lu ậ t được hình thành giữa người gây th iệ t hại và người bị th iệ t hại được gọi là trách nhiệm bồi thường th iệ t hại. Trong đó, nếu hành vi gây th iệ t hại là hành v i không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ đang tồn tạ i giữa họ với nhau th ì quan hệ giữa họ được gọi là trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ. 445
- Nếu hành v i gây th iệ t hại là hành vi vi phạm các quy định của pháp lu ậ t nói chung của một ngưòi bất kỳ gây ra th iệ t hại cho một người bất kỳ khác (giữa họ chưa tồn tạ i một quan hệ nghĩa vụ nào) th ì quan hệ giữa họ được gọi là trách nhiệm bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng. Như vậy, trách nhiệm dân sự nói chung là sự quy định của L u ậ t Dân sự về hậu quả pháp lý mà người có hành vi vi phạm quy tắc xử sự phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị xâm phạm. Trách nhiệm bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng là một hình thức cụ thể của trách nhiệm dân sự. Nếu trách nhiệm dân sự nói chung được phát sinh ngay sau kh i có hành vi vi phạm pháp lu ậ t thì trách nhiệm bồi thường th iệ t hại chỉ phát sinh chừng nào hành v i v i phạm pháp lu ậ t đã gây ra trong thực tê một th iệ t hại. Hành v i gây th iệ t hại rấ t đa dạng vối nhiều hình thức, tín h chất, nội dung khác nhau. Trách nhiệm bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường th iệ t hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ, trong đó ngưòi có hành v i trá i với quy định của pháp lu ậ t nói chung mà gây th iệ t hại phải bồi thường th iệ t hại cho ngưòi bị th iệ t hại. Điều 604 BLDS quy định: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tà i sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm đến uy tín tà i sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây th iệ t hại th ì phải bồi thường” . Như vậy, có thể nói rằng: Trách nhiệm bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng là quy định của L u ậ t Dân sự nhằm buộc người có hành v i xâm phạm đến tà i sản, sức khoẻ, tín h mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác mà gây ra th iệ t hại phải bồi thường những th iệ t hại do mình gây ra. 446
- 1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hỢp đ ồ n g Trách nhiệm bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng hết sức đa dạng có nhiều trường hợp bên gây th iệ t hại dù không có lỗi vẫn phải bồi thường. Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp biệt lệ và chỉ áp dụng trong trường hợp pháp lu ậ t có quy định khác. Căn cứ Điều 604 BLDS năm 2005, N ghị quyết sô" 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một sô" quy định của BLDS năm 2005 và bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng chỉ được áp dụng kh i có đủ các căn cứ sau đây: 1.2.1 Có h à n h v i t r á i p h á p lu ả t Hành vi trá i pháp lu ậ t là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trá i vối quy định (yêu cầu) của pháp luật. Trong trách nhiệm bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng, hành vi trá i pháp lu ậ t là những hành v i xâm hại tối tà i sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đa phần được thể hiện dưới dạng hành động. Tuy nhiên, những hành v i gây th iệ t hại do xâm phạm các yếu tô" trên nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp lu ậ t sẽ không bị coi là hành vi trá i pháp lu ậ t và vì vậy, người thực hiện hành vi đó không phải bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn: hành vi gây th iệ t hại trong giói hạn của phòng vệ chính đáng hoặc gây th iệ t hại đúng với yêu cầu của tìn h thê cấp thiết. 1.2.2. Có th iệ t h ạ i x ẩ y ra Như tên gọi của nó, trách nhiệm bồi thường th iệ t hại kh i được áp dụng là nhằm khôi phục tình trạng tà i sản cho người bị th iệ t hại nên th iệ t hại là yếu tô" không thể thiếu được trong việc áp dụng trách nhiệm này. Chỉ có thiệt hại mới phải bồi thưòng, chỉ kh i nào biết được th iệ t hại là bao nhiêu mới có thể ấn định người gây th iệ t hại phải bồi thường bao nhiêu. Vì vậy, muốn áp 447
- dụng trách nhiệm này th ì việc đầu tiên phải xem xét có th iệ t hại xẩy ra hay không và phải xác định được th iệ t hại là bao nhiêu. Theo nghĩa chung nhất, th iệ t hại được hiểu là sự m ất m át hoặc giảm sút thực tê về tà i sản, thể chất hoặc tin h thần. Trong đó, th iệ t hại về tà i sản là những tổn th ấ t vật chất thực tê được tín h thành tiền mà người có hành vi trá i pháp lu ậ t đã gây ra cho người khác, th iệ t hại về thể chất là sự giảm sút về sức khoẻ, m ất m át về tín h mạng, hình thể của ngưòi bị th iệ t hại; th iệ t hại về tin h thần là sự ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc suy sụp về tâm lý, tìn h cảm của người bị th iệ t hại. Để có cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường th iệ t hại, các th iệ t hại do xâm phạm đến sức khoẻ, tín h mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm cũng phải được xác định thành một khoản tiền cụ thể. Vì vậy, th iệ t hại là những tổn th ấ t xẩy ra được tín h th à n h tiền bao gồm những m ất mát, hư hỏng, hủy hoại vể tà i sản, nguồn th u nhập bị mất, chi phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tà i sản, sức khoẻ, tín h mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tin h thần. Về mặt lý luận, có thể chia thành hai loại thiệt hại sau đây: - T h iệ t hại trực tiếp: Là những th iệ t hại đã xảy ra một cách khách quan, thực tê và có cơ sở chắc chắn để xác định. Bao gồm m ất mát, hư hỏng vê tà i sản, các chi phí cho việc ngăn chặn, khắc phục các th iệ t hại. - T h iệ t hại gián tiếp: Là những th iệ t hại mà phải dựa trê n sự suy đoán khoa học mới có thể xác định được th iệ t hại. T h iệ t hại này còn được gọi là th u nhập thực tê bị mất, bị giảm sút, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tà i sản bị mất. Đối với loại th iệ t hại này nếu chỉ mang tín h giả định, không có cơ sở khoa học chắc chắn để xác định th ì không được đưa vào khoản th iệ t hại để áp dụng trách nhiệm bồi thường. 1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trá i p h á p luât và thiệt hai xảy ra M ối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, là mối liê n hệ phổ biến giữa các vật và hiện tượng. Bằng cặp phạm trù này, 448
- triế t học duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng trong quá trìn h phát sinh và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội thì giữa chúng luôn có mối quan hệ nội tại, tấ t yếu. Sự vật, hiện tượng này ra đời từ một hoặc nhiều sự vật, hiện tượng khác, trong mối liên hệ đó, các sư vật, hiện tượng khác và ngược lại. Tuy nhiên, xác định môi tương quan nhân quả trong quá trìn h phát sinh, phát triể n của các sự việc hiện tượng là một vấn để hết sức phức tạp bởi một sự vật, hiện tượng xuất hiện có thể là kết quả của một sự vậ t hiện tượng khác nhưng cũng có thể là kết quả của nhiều sự vật, hiện tượng trong đó, vai trò, ý nghĩa của mỗi sự vật, hiện tượng đối vối sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới là hoàn toàn khác nhau. Trong hàng loạt các sự vật, hiện tượng được coi là nguyên nhân làm xuất hiện sự vật, hiện tượng mối thì có những sự vật, hiện tượng là nguyên nhân trực tiếp, nhưng sự vật, hiện tượng khác lại chỉ là nguyên nhân gián tiếp. Dựa vào mối liên hệ này, khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp luật dân sự nói riêng xác định rằng: Chỉ những th iệ t hại nào được coi là hậu quả (kết quả) tấ t yếu, không thể tránh khỏi của hành vi trá i pháp luật thì ngưòi gây th iệ t hại đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường. Như vậy, trách nhiệm bồi thường th iệ t hại chỉ có thể được áp dụng k h i xác định chính xác hành vi trá i pháp lu ậ t là nguyên nhân của th iệ t hại. Hay nói ngược lại, th iệ t hại là hậu quả eủri hành vi trái pháp luật. Trong đó, hành vi trá i pháp lu ậ t phải là nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp của sự th iệ t hại. Trách nhiệm bồi thường do vi phạm nghĩa vụ là trách nhiệm được xác định giữa hai bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ đang tồn tạ i và chỉ kh i nào hành v i v i phạm nghĩa vụ của một bên là nguyên nhân trực tiếp làm cho bên kia bị th iệ t hại th ì họ mới phải bồi thường. Trong trách nhiệm bồi thường th iệ t hại ngoài hợp đồng, th ì về nguyên tắc chung, hành v i tr á i pháp luật cũng phải là nguyên nhân trực tiếp của sự th iệ t hại th ì người có hành vi trá i pháp lu ậ t mới phải bồi thưòng th iệ t 449
- hại. Nhưng ngoài ra còn có những trường hợp mà theo quy định của pháp luật, ngưòi có hành v i trá i pháp lu ậ t vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thưòng dù hành vi của họ chỉ là nguyên nhân gián tiếp đối với sự th iệ t hại. V í dụ: Người có lỗi gây ra tìn h thế cấp th iế t phải bồi thường th iệ t hại nếu th iệ t hại là do người khác gây ra đúng với yêu cầu của tìn h thê cấp thiết. 1.2.4. Có lỗi của người gãy thiệt hại Về bản chất, lỗi được các ngành lu ậ t xác định giông nhau. Đó là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trá i pháp lu ậ t với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật. K h i một ngưòi có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, trá n h th iệ t hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây th iệ t hại th ì ngưòi đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là th á i độ tâm lý của ngưòi có hành vi gây th iệ t hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành v i mà họ đã thực hiện. Căn cứ vào nhận thức của người gây th iệ t hại đối vói hành v i và hậu quả của hành v i mà họ thực hiện, lỗi được chia thành các hình thức và trạng th á i khác nhau như sau: - Lỗi cô" ý: M ột ngưòi bị coi là có lỗi cô' ý nếu họ đã nhận thức rõ hành v i của mình sẽ gây th iệ t hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành v i đó. Nếu ngưòi này mong muốn th iệ t hiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành v i th ì lỗi của họ là lỗ i cố ý trực tiếp. Nếu họ không mong muốn th iệ t hại xẩy ra nhưng để mặc cho th iệ t hại xẩy ra th ì lỗi của họ là lỗi cô" ý gián tiếp. - Lỗi vô ý: người có hành vi gây th iệ t hại được xác định là có lỗi vô ý nếu họ không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây th iệ t hại mặc dù họ họ phải biết hoặc có thể biết trước th iệ t hại sẽ xẩy ra k h i họ thực hiện hành vi đó. Nếu người này cho rằng th iệ t hại không xẩy ra th ì lỗi của họ được xác định là lỗi vô ý cẩu thả. Nếu họ cho rằng có thể ngăn chặn được th iệ t hại th ì lỗi của họ là lỗi vô ý vì quá tự tin . 450
- 1.3. N g u y ê n tắ c b ổ i th ư ờ n g th iệ t h ạ i Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chê định cụ thể trong BLDS nên khi giải quyết việc bồi thường, trước kh i áp dụng nguyên tắc cụ thể trong chê định này cần phải tuân theo nguyên tắc chung đã được quy định tại phần chung của BLDS. Theo nguyên tắc cơ bản và đậc trưng của pháp luật dân sự thì các chủ thể trong quan hệ dân sự có quyền tự thoả thuận kh i tham gia và thực hiện các quan hệ dân sự nếu sự thoả thuận đó không vi phạm điều cám của pháp luật, không trá i đạo đức xã hội, (xem Điều 4, BLDS). Vì thế, nếu có thiệt hại xảy ra, các bên được quyền tự thoả thuận vê việc bồi thường. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau thì việc bồi thường phải được thực hiện theo một nguyên tắc chung nhất là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại một cách kịp thời. Nguyên tắc này đã được thừa nhận rất sớm trong các quy định của dân luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong các bộ cổ luật ở thòi kỳ phong kiến Việt Nam, nguyên tắc này chỉ áp dụng đôi vối những trường hợp việc gây thiệt hại là do vô ý. Còn trong trường hợp cô" ý gây thiệt hại th ì mức bồi thường có thê lớn hơn gấp nhiều lần so vối thiệt hại thực tê đã xảy ra, (xem Điều 28, Bộ luật Hồng Đức). Đê tạo điều kiện thuận lợi cho người gây th iệ t hại trong việc bồi thường cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị th iệ t hại và tăng cưòng tính khả th i của bản án, quyết định của cơ quan áp dụng pháp luật, Điêu 605, BLDS đã quy định về nguyên tắc bồi thường th iệ t hại như sau: “ 1. T hiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thòi. Các bên có thể thoả thuận vê mức bồi thường, hình thức bồi thưòng bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp lu ậ t có quy định khác. 2. Người gây th iệ t hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây th iệ t hại quá lốn so với khả năng kin h tê trước m ắt và lâu dài của mình. 451
- 3. K h i mức bồi thường không còn phù hợp vối thực tê th ì người bị th iệ t hại hoặc ngưòi gây th iệ t hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nưốc có thẩm quyền khác th a y đổi mức bồi thường.” Theo quy định trên th ì kh i áp dụng trách nhiệm bồi thường th iệ t hại, cơ quan áp dụng luật cần phải xem xét khả năng kinh tế và hình thức lỗi của người gây th iệ t hại để xác định mức bồi thường cũng như k h i mức bồi thưòng không còn phù hợp với thực tê và nếu có yêu cầu của các bên đương sự thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng lu ậ t cần phải xem xét hoàn cảnh của các bên, điều kiện thực tế hiện tạ i để xác định lạ i mức bồi thường th iệ t hại cho phù hợp với thực tế vào thòi điểm đó. Vì vậy, tu ỳ theo từng trường hợp cụ thể, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường th iệ t hại cần phải tuân theo một trong ba nội dung sau đây: - B ồi thường toàn bộ th iệ t h ại Nguyên tắc này được áp dụng trong các trường hợp: + Người gây th iệ t hại có lỗi cố ý dù th iệ t hại xảy ra lớn hay nhỏ so với hoàn cảnh kin h tế của họ. + Ngưòi gây th iệ t hại có lỗi vô ý nhưng họ có khả năng để thực hiện việc bồi thường. + Ngưòi gây th iệ t hại có lỗi vô ý và th iệ t hại xảy ra quá lớn so với khả năng kin h tế trưốc m ắt của họ nhưng về lâu dài họ lạ i có khả năng kin h tế để thực hiện việc bồi thường. K h i áp dụng nguyên tắc bồi thường th iệ t h ạ i trong các trường hợp trên th ì cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc ngưòi gây ra th iệ t hại phải bồi thường toàn bộ th iệ t nếu các bên không có thoả thuận gì khác. - Bồi thường m ột phần th iệ t hại. Bồi thường một phần th iệ t hại được hiểu là mức bồi thường mà ngưòi gây th iệ t hại phải thực hiện ít hơn so với th iệ t hại đã xảy ra. Nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong những trường hợp việc gây th iệ t hại có đủ hai yếu tố: 452
- + v ề mặt chủ quan: Ngưòi có hành vi trá i pháp lu ậ t không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây th iệ t hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thê biết trước th iệ t hại sẽ xảy ra hoặc đã thấy trước hành vi của mình có khả năng gây th iệ t hại nhưng do cẩu thả hoặc quá tự tin cho rằng th iệ t hại sẽ không xảy ra hoặc có thê ngăn chặn được nên đã thực hiện hành vi đó và đã gây ra th iệ t hại ngoài mong muôn của mình. + Vê m ặt khách quan: Xét vê hoàn cảnh hiện tạ i cũng như lâu dài, người gây th iệ t hại không có khả năng kin h tế để bồi thường toàn bộ th iệ t hại vì th iệ t hại xảy ra quá lốn đối với khả năng k in h tê của họ. - Thay đổi mức bồi thường th iệt hại. Mức bồi thường th iệ t hại đã được ấn định theo thoả th uậ n của các bên hoặc Toà án quyết định có thể sẽ không còn phù hợp sau một thời gian nhất định. Nếu mức bồi thường đó không còn phù hợp với thực tế th ì Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có thê thay đổi mức bồi thường kh i có yêu cầu của m ột trong các bên đương sự. Để việc thay đổi mức bồi thường được phù hợp, Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải xem xét điều kiện thực tê của các bên, xem xét về th ờ i giá th ị trường v.v... Chẳng hạn: Người được bồi thường có th u nhập trở lại hoặc đã tăng thu nhập, người phải bồi thường quá khó khăn về kinh tế. 1.4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân Về nguyên tắc chung, một người chỉ phải chịu trách nhiệm đối vói hành vi của mình k h i họ có nhận thức để làm chủ và điểu khiển được hành vi đó “Chỉ đề cập đến vấn đề trách nhiệm cá nhân trong trường hợp con người, một mặt, có năng lực tự định hướng và chủ động lựa chọn xử sự của mình. M ặ t khác phải biết cân nhắc và đánh giá đối vối sự lựa chọn cũng như xác định được giá tr ị xã hội của hành vi đó. Nếu không có khả năng 453
- lựa chọn và cả năng lực hiểu được ý nghĩa xă hội của sự lựa chọn đó th ì không có tự do và đã không có tự do th ì không đặt ra vấn để trách nhiệm ” . Như vậy, người gây ra th iệ t hại chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường kh i họ có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên tắc này BLDS của nước ta còn hướng tới việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường cũng như khả năng bồi thường của những người gây th iệ t hại ở mức độ khác nhau tu ỳ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, khả năng kinh tế của họ. Rất nhiều trưòng hợp người gây th iệ t hại không có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường vì họ là người không có, chưa đủ hoặc bị hạn chê năng lực hành vi và cũng có nhiều trường hợp người gây th iệ t hại không có khả năng bồi thường vì họ không có tà i sản. Để đảm bảo quyền, lợi ích cho người bị th iệ t hại trong những trường hợp do những ngưòi nói trên gây ra và căn cứ vào năng lực chủ thê của người gây ra th iệ t hại, BLDS đã quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân như sau: - Nếu người gây th iệ t hại đã đủ 18 tuổi và có năng lực hành v i dân sự thì chính họ phải bồi thường th iệ t hại do m ìn h gây ra. Những người này đã có đủ khả năng nhận thức để kiể m soát và làm chủ mọi hành vi của mình nên phải tự mình gánh chịu hậu quả của hành vi đó. Vì vậy, họ phải bằng tà i sản của mình để bồi thường th iệ t hại. Nếu những người này chua cõ tà i sản riêng th ì Toà án có thể động viên cha, mẹ họ bồi thường thay. Nếu cha mẹ họ không tự nguyện bồi thường thay th ì Toà án quyết định người phải bồi thường là người đã gây ra th iệ t hại và quyết định bản án đó có thể được tạm hoãn th i h ìn h cho đến k h i họ có tà i sản để thực hiện việc bồi thường. - Đôi với th iệ t hại do người ở độ tu ổi 15 nhưng chua đ ủ 18 tuổi gây ra: Những ngưòi ở độ tuổi này đã có khả nărg n.hận thức để kiểm soát và làm chủ hành vi của mình. Tuy nhiiên, nhận thức của những ngưòi ở độ tuổi này còn hạn chế, họ ch ỉ có 454
- thể kiểm soát, làm chủ được một sô'hành vi nhất định nên L u ậ t Dân sự đã xác định những người ช độ tu ổi này chỉ có một phần năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, khi những ngưòi trong độ tu ổ i này gây th iệ t hại, họ phải chịu một phần trách nhiệm, và cha mẹ của họ củng phải chịu một phần trách nhiệm đối với th iệ t hại do họ gây ra. Chính vì thế, trong trường hợp này BLDS đã quy định rằng nếu người gây ra thiệt hại đã có tà i sản riêng th ì họ phải bằng tà i sản của mình để bồi thường, nếu họ không có tà i sản hoặc có nhưng không đủ để bồi thường th ì cha, mẹ của họ phải bằng tài sản của mình đê bồi thường thay. - Đôi VỚI th iệ t hại do người dưới 15 tu ổ i gây ra: Ngưòi ở độ tu ổi này củng là những người đã có một phần khả năng nhận thức nên BLDS củng đã xác định họ là ngưòi có m ột phần năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, nhận thức của những ngưòi nằm trong độ tuổi này còn rấ t hạn chê nên đa phần họ không thể làm chủ, điều khiển được các hành v i của mình. Để xác định và nâng cao trách nhiệm của cha, mẹ tro n g việc giáo dục và quản lý con cái nên BLDS đã quy định cha mẹ có trách nhiệm bồi thường th iệ t hại do con chưa đủ mười lăm tu ổ i gây ra. Trong trường hợp cha, mẹ không có tà i sản hoặc có nhưng không đủ để bồi thường mà ngưòi gây th iệ t hại lạ i có tà i sản riêng th ì cha, mẹ được dùng tà i sản đó để bồi thường phần th iệ t hại còn thiếu. - Đôi vối th iệ t hại do ngưòi đang được người khác giám hộ gây ra: Ngứdi đang cìứdc ngứdi khác giám hộ bao gồm người m ất nãng lực hành vi dân sự và ngưòi chưa thành niên mà không còn cha, mẹ; không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; bị Toà án hạn chế quyền của cha, rr.ẹ hoặc cha, mẹ không đủ điểu kiện chăm sóc, giáo dục người ió và nếu cha, mẹ có yêu cầu người khác giám hộ. K h i những người nói trên gây ra thiệt hại th ì việc bồi thường được quy định như sau: “người giám hộ được dùng tà i sản của ngưòi được giám hộ đê thực bồi thường; nếu người được giám hộ 455
- không có tà i sản hoặc không đủ tà i sản để bồi thường th ì người giám hộ phải bồi thường bằng tà i sản của mình; nếu người giám hộ chứng m inh được mình không có lỗi trong việc giám hộ th ì không phải lấy tà i sản của mình để bồi thường” (xem khoản 3, Điêu 606, BLDS 2005). 2. XÁC ĐịNH thiệt hại K h i có cơ sở để áp dụng trách nhiệm bồi thường th iệ t hại đối với một chủ thể nhất định th ì xác định th iệ t hại có vai trò quan trọng trong việc tín h toán tổng giá t r ị vậ t chất mà bên gây th iệ t hại phải bồi thường cho bên bị th iệ t hại. Các th iệ t hại xảy ra trong thực tế hết sức đa dạng, th iệ t hại có thể xảy ra ở nhiều lĩn h vực khác nhau: Có thể đó là những th iệ t h ại về tà i sản nhưng cũng có thể đó là sự th iệ t hại về sức khoẻ, tín h mạng, uy tín, danh dự, nhân phẩm. Trong những trường hợp hành v i trá i pháp lu ậ t xâm hại tới sức khoẻ, tín h mạng và các yếu tô" tin h thần phi vật chất th ì tổn th ấ t xảy ra là điều không thể lấy lạ i được nên xác định thiệt hại thực chất là tính toán ưốc lượng những tổn th ấ t về vật chất, tin h thần đã xảy ra để xác định việc bồi thường bằng một khoản tiên nhất định. Để đảm bảo quyền lợi cho người bị th iệ t h ại và tín h công bằng trong việc áp dụng trách nhiệm bồi thường th iệ t hại, cơ quan áp dụng lu ậ t phải xác định toàn bộ th iệ t hại một cách chính xác. Trong thực tế, có thể cùng một th iệ t h ại xẩy ra nhưng nếu ở những thời điểm và địa điểm khác nhau th ì tổn th ấ t về m ặt nội dung sẽ khác nhau. Vì thê để được chính xác th ì việc xác định th iệ t hại phải dựa vào tìn h tiế t khách quan của từng trường hợp gây th iệ t hại cũng như cần căn cứ vào th ờ i giá th ị trường tạ i địa điểm và thời điểm xác định th iệ t hại. K h i quyển và lợi ích của một chủ thể bị xâm hại chính là việc họ bị A •ร • • • I • • • người khác thực hiện hành vi trá i pháp lu ậ t xâm phạm đến tà i sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín . Vì vậy, th iệ t hại được xác định theo từng vấn đề sau đây: 456
- 2.1. Xác đ ịn h t h iệ t h ạ i do tà i sản b ị x â m p h ạ m Tài sản được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả tà i sản vô hình và tài sản hữu hình. Vì vậy, tấ t cả các hành vi xâm hại mà gây tổn th ấ t đến vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tà i sản, kể cả quyền sở hữu trí tuệ thì người có hành vi xâm hại phải bồi thường. Căn cứ Điều 608 BLDS, cách xác định th iệ t hại do tài sản bị xâm phạm như sau: - Tài sản bị mất, bị hủy hoại: về nguyên tắc, người gây th iệ t hại phải bồi thường toàn bộ giá tr ị của những tà i sản bị mất, bị hủy hoại. Vì vậy, nếu các bên không thoả thuận được mức th iệ t hại và mức bồi thường thì cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào tình trạng của tà i sản trước kh i bị mất, bị hủy hoại, tức là xác định giá t r ị thực tê của tà i sản tạ i thòi điểm xảy ra th iệ t hại để xác định th iệ t hại. Đôi với tà i sản là vật k h i bị mất, bị hủy hoại mà vẫn còn mới, chức năng sử dụng chưa suy giảm đáng kể th ì th iệ t hại được xác định là toàn bộ giá t r ị của vật nhưng được tín h tương đương với giá của hàng hoá cùng loại, cùng châ't lượng trên th ị trường tạ i nơi xảy ra th iệ t hại và tạ i thời điểm giải quyết vụ án (thòi điểm xét xử sơ thẩm). Ví dụ: Tài sản bị hủy hoại là chiếc xe máy Draem I I sản xuất tạ i V iệt Nam, người bị hại mua chiếc xe đó vào tháng 7/2005 với giá bán lẻ của nhà máy là 21.000.000 VNĐ, đến tháng 4/2006 vụ án được giải quyết sơ thẩm . Tại thời điểm này nhà máy hạ giá bán xuống còn 18.000.000 VNĐ, khi xảy ra th iệ t hại, chất lượng của chiếc xe đó giảm sút không đáng kể. Trong trường hợp này khoản th iệ t hại được xác định là: 18.000.000 VNĐ. Đôi vói tà i sản là vật đã qua quá trìn h sử dụng mà đã có khấu hao đáng kể thì th iệ t hại được xác định là giá t r ị còn lại của vật đã bị khấu hao. Giá tr ị của tà i sản được xác định tạ i thời điểm xẩy ra th iệ t hại. Từ giá tr ị đó của tà i sản mà xác định thành một khoản tiên theo thời giá th ị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm lần đầu. Như vậy, trong những trường hợp không 457
- thể bồi thường bằng hiện vậ t được th ì cơ quan có thẩm quyền xác định giá th ị trường của tà i sản đó ở tìn h trạ ng mới và nhân với phần tràm của chất lượng còn lại tạ i th òi điểm bị th iệ t hại. V í dụ: Tính toán th iệ t hại đối với một chiếc xe máy là: Giá th ị trường hiện tạ i của loại xe đó (mới) là 20 triệ u , kh i bị th iệ t hại, xe đó còn 50% giá t r ị th ì khoản tiền bồi thường là: 20.000.000 VNĐ: 100 X 50 = 10.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, k h i xác định khoản th iệ t hại này cần phải chú ý đến thời giá th ị trường hiện tạ i đôi với loại tà i sản đó. - T ài sản bị hư hỏng: Đây là trường hợp tà i sản bị xâm hại vẫn còn nhưng bị m ất hoặc giảm sút giá t r ị sử dụng trong tìn h trạ n g vẫn có thể khôi phục lại tín h năng võn có của nó thông qua việc sửa chữa.Vì vậy tín h toán th iệ t hại theo khoản này là xác định mức chênh lệch về t r ị giá của tà i sản trước và sau k h i bị th iệ t hại.Ví dụ: T rị giá của chiếc xe máy trưốc k h i bị hư hỏng là 20 triệu. K hi bị hư hỏng chỉ còn 10 triệ u th ì số’ tiền bồi thường là 10 triệ u đồng. - L ợ i ích gắn liền với việc sử dụng, kh a i thác tà i sản: Đây là khoản th iệ t hại do phần hoa lợi, lợi tức đáng đáng lẽ chắc chắn th u được từ tà i sản nhưng đã bị m ất do tà i sản bị xâm hại. Việc tính toán khoản th iệ t hại này phải dựa trên các cơ sở chắn chắn mà không được phép suy diễn. K h i xác định khoản hoa lợi không th u nhập được do cây ăn quả, hoa màu bị xâm hại cần xác định theo mức thu nhập bình quân của loại cây ăn quả, hoa màu trong vụ thu hoạch đó, nghĩa là phải lấy mức th u hoạch thấp nhất cộng với mức th u nhập cao nhất nhất của cùng một diện tích (hoặc sô' cây) và chia đôi để tính phần hoa lợi không th u nhập được. Nếu tà i sản bị xâm hại là gia súc th ì hoa lợi bị m ất chính là con vật con do súc vậ t sinh ra và khoản th iệ t hại này chính là khoản tiền tín h theo giá của súc vật con vào th ờ i điểm giải quyết vụ tra n h chấp đó. K h i xác định khoản lợi tức không th u nhập được do tà i sản là các đồ vậ t bị xâm hại phải dựa trên nguồn th u thực có đổi với việc kh a i thác tà i sản đó. 458
- Giả dụ: Một ngôi nhà bị xâm hại và hư hỏng nghiêm trọng nhưng nếu không được dùng đê cho thuê th ì không thể xác định được nguồn lợi tức bị mất là bao nhiêu. Ngược lại, nếu ngôi nhà đó đang cho thuê thì khoản lợi tức bị mất chính là khoản tiền thuê nhà được xác định theo hợp đồng thuê nhà nhân với thời gian bên cho thuê nhà không được hưởng khoản tiền đó do phải dừng hợp đồng đê sửa chữa nhà. Ví dụ: A có ngôi nhà cho B thuê vối giá 9.000.000.VNĐ/tháng. Nhà bị hư hỏng nặng nên phải sửa chữa hết ba tháng mười tám ngày mới mới tiếp tục cho thuê được. Vậy số lợi tức bị th iệ t hại là: 3.000.000 đồng: 30 X 108 ngày = 10.800.000 đồng. - Chi phí hợp lý đê ngăn chặn, hạn chế, khắc phục th iệ t hại: Bao gồm các khoản vật chất mà người bị th iệ t hại phải bỏ ra nhằm ngăn chặn, hạn chê th iệ t hại hoặc khôi phục tà i sản bị th iệ t hại. Để đảm bảo quyền lợi, đồng thòi giúp cho việc khôi phục những th iệ t hại xảy ra được nhanh chóng kịp thời, ngoài các khoán th iệ t hại đã được xác định trên th ì tiền bồi thường còn bao gồm các khoản: tiền công sửa chữa, tiền vật liệu thay thế, chí phí ngăn chặn th iệ t hại, chi phí sửa chữa, chi phí ngăn chặn th iệ t hại, chi phí giám định... Tất cả các khoản tiền này được coi là hợp lý khi đó là các khoản đã chi một cách thực tê và trong tình trạng cần th iế t phải chi. Chẩng hạn, chi phí vật liệu thay thè chỉ được coi là hợp lý nếu buộc phải có vật liệu đó để sửa chữa tà i sản, giá tiền vật liệu đó phải thấp hơn hoặc ngang bằng vối giá tiền của vật liệu, phụ tùng được thay thế. 2.2. Xác đ ịn h th iệ t h ạ i do sức khoẻ b ị xâ m p h ạ m Quyển được báo đảm an toàn về sức khoẻ là quyền của mọi cá nhân được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể hoá tại Điều 30 của BLDS. Vì vậy, người nào có hành vi trá i pháp lu ậ t xâm hại tới sức khoẻ của người khác th ì phải bồi thường. Những tôn th ấ t vê sức khoẻ của con người không thể cân đong đo đếm để tính toán thành tiền và không thể lấy vật chất để bù 459
- đắp được.Vì vậy xác định th iệ t hại k h i sức khoẻ bị xâm phạm thực chất là tính toán các tổn th ấ t liên quan phát sinh k h i sức khoẻ bị xâm hại thành một khoản tiền cụ thể với ý nghĩa tạo Điều kiện cho nạn nhân hoặc gia đình họ đỡ khó khăn trong việc cứu chữa vết thương cũng như trong cuộc sống về sau này. Điều 609, BLDS đã quy định: “ 1. T h iệ t hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị th iệ t hại; b) Thu nhập thực tê bị m ất hoặc bị giảm sút của người bị th iệ t hại; nếu th u nhập thực tế của ngưòi bị th iệ t hại không ổn định và không thể xác định được th ì áp dụng mức th u nhập tru n g bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần th u nhập bị m ất của người chăm sóc người bị th iệ t hại trong thời gian điều tr ị; nếu người bị th iệ t hại m ất khả năng lao động và cần có ngưòi thường xuyên chăm sóc th ì th iệ t hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị th iệ t hại. 2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn th ấ t về tin h thần mà ngưòi đó phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tin h thần do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được th ì mức tôi đa không quá sáu mươi tháng lương tô" thiểu do Nhà nước quy định.” Theo quy định trê n th ì k h i sức khoẻ bị xâm hại cần tín h toán các khoản th iệ t hại khoản sau đây; - Chi p h í cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ: Đây là tấ t cả các khoản chi phí phải bỏ ra để cứu chữa và phục hồi sức khoẻ của người bị nạn. Bao gồm tiề n thuốc, tiền viện phí, tiền tàu xe đưa bệnh nhân đến nơi điều t r ị và từ nơi điều t r ị về nhà, tiền chi cho các dịch vụ y tế khác, tiền công chăm sóc nạn nhân, tiền làm các bộ phận giả trên cơ thể. Các khoản tiề n 460
- trên chỉ được tính nếu có và phải là những khoản chi hợp lý. Ngoài việc phải dựa vào hoá đơn chứng từ, để bảo đảm tín h hợp lý kh i xác định các khoản chi phí nàv còn phải dựa vào tính cần th iế t của nó. Chẳng hạn, trong trường hợp gia đình nạn nhân đã yêu cầu cơ sở chữa bệnh chữa tr ị với chê độ đặc biệt (nằm phòng đặc biệt, biện pháp điều t r ị đặc biệt...) trong k h i với chế độ chữa t r ị thông thường vẫn đảm bảo cứu chữa và phục hồi được sức khoẻ cho nạn nhân một cách bình thường th ì chi phí đó không được coi là hợp lý nên chi phí này chỉ được tín h ngang bằng khoản tiền chi phí cho chê độ chữa t r ị thông thường. Để giúp nạn nhân nhanh chóng hồi phục sức khoẻ, L u ậ t Dân sự quy định người gây th iệ t hại còn phải chi cho nạn nhân một khoản tiền để bồi dưỡng sức khoẻ nhưng không quy định cụ thê khoản tiền này là bao nhiêu. Vì vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào mức độ thương tích, tình trạ ng sức khoẻ của nạn nhân cũng như dựa vào mức sinh hoạt tru n g bình tạ i địa phương nơi nạn nhân đang điều tr ị mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng lu ậ t xác định khoản tiền bồi dưỡng theo ngày trong th ời gian bệnh nhân điều t r ị thương tích. Ví dụ: V > kiện do anh Thanh (đại diện cho con gái là cháu Hiền 16 tuỏi; yêu cầu chị Chóng bồi thường th iệ t hại VI đã gây ra thương tích cho con m ình đã được TAND huyện Sóc Sơn xét xử sơ thẩm và TAN D thành phô" Hà Nội xét xử phúc thẩm. Nội dung củ vụ kiện được tóm t ắ t như sau: Ngày 30/7/1999 chị Chóng và cháu Hiền xô xát và cháu Hiền bị thươiig nhẹ. Gia đình anh Thanh đã đưa cháu Hiền vào bệnh viện huyện Sóc Sơn nằm Điều t r ị trong sáu ngày. Anh Thanh yêu cầu chị Chóng phải bồi thường sô" tiền thuốc theo hoá đơn là: 2.421.000 đ; tiền ăn và bồi dưông cho cháu Hiền là: 491.000 đ, tiền thuê xe chở cháu Hiền đi khám thương và xác định thương tậ t là: 250.000đ. Tổng cộng tấ t cả các khoản chi phí là: 3.162.800đ. Bản án dân sự sơ thẩm sô' 05/DSST ngày 29/2/2000 của Toà án nhân dân huyện Sóc Sơn tuyên buộc chị Chóng phải bồi thường 1.452.000đ. Chị Chóng 461
- kháng án và tạ i bản án phúc thẩm scí 122/DSPT ngày 7/6/2000, Hội đồng xét xử TAND thành phô' Hà Nội đã quyết định chấp nhận đõi với những th iệ t hại sau đây: + Tiền viện phí: 36.000đ + Tiền lệ phí chứng thương: 30.000đ + Tiền bồi dưỡng cho cháu Hiền trong sáu ngày: 60.000đ + Tiền th u nhập bị m ất của anh Thanh do phải nghỉ việc để chăm sóc cho cháu Hiền trong 6 ngày: 60.000đ + Tiền giám định: 70.000đ + Tiền thuê xe ôm cả đi và về Sóc Sơn - Hà Nội: 60.000đ Tổng cộng tấ t cả các khoản chi phí là: 316.000đ. Khoản tiền thuôc mà anh Thanh yêu cầu bồi thường không được HĐXX chấp nhận vì tu y có hoá đơn nhưng số thuổíc đó không theo chỉ định của bác sĩ điểu trị. Qua thực tế giải quyết vụ án trên chúng ta thấy rằng các khoản chi phí chỉ được chấp nhận k h i hợp lệ và chỉ được chấp nhận ở mức cần thiết. - Thu nhập thực tế b ị m ất của nạn nhăn Thu nhập thực tế là khoản th u nhập hợp pháp có cơ sở chắc chắn để xác định được theo hàng tháng. Thu nhập thực tê bị m ất của nạn nhân là khoản th u nhập hợp pháp mà nạn nhân chắc chắn th u được nhưng lạ i không th u được do sức khoẻ bị xâm hại. Đây được coi là một phần th iệ t hại do sức khoẻ bị xâm hại bởi nạn nhân m ất đi khoản th u nhập này là do bị xâm hại đến sức khoẻ. Vì vậy, người có hành v i trá i pháp lu ậ t xâm hại đến sứ khoẻ phải bồi thường tổn th ấ t này. Khoản th iệ t hại do th u nhập bị m ất của nạn nhân được tín h theo hai trường hợp: Thứ nhất, do phải nghỉ việc để điều trị. Tiền bồi thường trong trường hợp này được tín h trên cơ sở lấy th u nhập bình quân mỗi ngày trong tháng (trưóc k h i nạn nhân bị ta i nạn) nhân với thời gian nạn nhân phải nghỉ việc để điều trị. Trong trường hợp th u nhập của nạn nhân không ổn định th ì th u nhập thực tế của họ được tín h theo mức th u nhập tru n g 462
- bình của lao động cùng loại trong thời gian họ bị ta i nạn và tạ i địa phương nơi họ hành nghề sinh sông. Mức th u nhập tru n g bình được tính trên cơ cở lấy th u nhập của người lao động cùng loại có th u nhập thấp nhất cộng với mức th u nhập của người lao động cùng loại có thu nhập cao nhất và chia đôi. V í d ụ : Anh A. hành nghề xe ôm tạ i Hà Nội, ngày 2/3/2005, A bị N hành hung và phải vào bệnh viện điều t r ị hết 24 ngày (từ 2/3 2005 đến 26/3/2005). Trong những người chạy xe ôm tạ i Hà Nội tro ng th án g 3/2005, ngưòi có th u nhập thấp n h ấ t là 600.000đ/tháng, người có th u nhập cao n h ấ t là: 900.000đ/tháng. Vậy, N phải bồi thường cho A khoản th u nhập bị m ất là: p = (900.000đ + 600.000đ): 30 X 24 = 1200.000đ. Nếu người bị xâm hại đến sức khoẻ là người sản xuất nông nghiệp, th u nhập chung cùng gia đình theo thời vụ th ì xác định th u thập tru n g bình của họ theo tháng trên cơ sở lấy th u nhập lấy của gia đình trong năm sản xuất liền kề trưóc đó chia cho sô" ngưòi lao động trong gia đình và chia cho 12 tháng. Thứ hai, nạn nhàn m ất hoàn toàn khả nănẹ ”0 động sau k h i đả được cứu chữa và phục hổi sức khoẻ: Theo nguyên tắc chung th ì trong trường hợp này hàng tháng nạn nhân được bồi thường một khoản tiền bằng mức thu nhập thực tê của họ trước k h i bị ta i nạn. Tuy nhiên, trong thực tê kh i người bị xâm hại đến sức khuẻ mà m ất hoàn Loàiì khả n ăng lao động thì hàng tháng, người gây th iệ t hại chỉ phái cấp dưỡng cho họ một khoản tiền bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. - Thu nhập bị giảm sút của nạn nhân: Là khoản chênh lệch giữa th u nhập của nạn nhân trước k h i bị ta i nạn và thu nhập sau k h i bị tai nạn. Khoản th iệ t hại này cũng được xác định theo hai trường hợp: Thứ nhất, thu nhập giảm sút tạm th ờ i: Là khoản chênh lệch trong th u nhập của nạn nhân trước k h i bị th iệ t hại và trong th ời gian phải nghỉ việc để điểu t r ị thương tậ t. V í dụ: Anh 463
- A đang hưởng mức lương là: l.OOO.OOOđ/tháng, bị anh B gây thương tích nên phải nghỉ việc để Điểu tr ị trong thời gian là 15 ngày. Trong thòi gian nghỉ việc anh A chỉ được hưởng 70% của mức lương đó. Vậy, sô' tiền mà B phải bồi thường cho A là: (l.OOO.OOOđ : 30 X 70%) X 15 ngày = 350.00đ. Thứ hai, thu nhập giảm sút vĩnh viễn: Là khoản chênh lệch trong th u nhập của nạn nhân trước kh i bị th iệ t hại và sau k h i được cứu chữa và phục hồi sức khoẻ. Khoản th iệ t hại này được tín h trong trường hợp nạn nhân được cứu chữa nhưng do thương tậ t nên khả năng lao động của họ bị giảm sút so vói trước đó. - Chi phí hợp lý và th u nhập bị m ất của người chăm sóc nạn nhân: Trong trường hợp cần phải có ngưòi chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều tr ị theo yêu cầu của cơ sở điểu tr ị, bệnh viện và thực tê đã có người phải nghỉ việc để chăm sóc nạn nhân th ì cần phải xác định các khoản chi hợp lý về tiề n tàu xe đi lại, tiền ở trọ (nếu có) cho người chăm sóc nạn nhân và khoản th u nhập bị mất, bị giảm sút củ họ. Thu nhập bị m ất của người chăm sóc nạn nhân cũng được tín h theo công thức: p = N: 30 X T, trong đó: p là khoản tiên bồi thường, N: là th u nhập thực tê của người chăm sóc, T. là thòi gian nghỉ việc để chăm sóc nạn nhân. Thu nhập bị giảm sút của người chăm sóc nạn nhân là khoản chênh lệch trong th u n hập của người đó khi chưa nghỉ việc và trong thời gian nghỉ việc để chăm sóc nạn nhân nên cũng được tín h theo công thức tín h th u nhập bị giảm sút của nạn nhân. Trong trường hợp người bị th iệ t hại m ất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc th ì cần phải tín h các khoản tiền nói trên trong suốt thời gian nạn nhân có người chăm sóc. Ngoài ra có thể phải tính khoản tiền công cho người chăm sóc. T uy nhiên, nếu ngưòi chăm sóc nạn nhân đã được bồi thường khoản th u nhập bị mất, bị giảm sút th ì không được hưởng công chăm sóc và ngược lại. 464
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam - ThS. Vũ Thế Hoài
166 p | 558 | 190
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Quyển 2): Phần 1
198 p | 568 | 97
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Quyển 1): Phần 1
165 p | 761 | 92
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Quyển 2): Phần 2
147 p | 632 | 82
-
Giáo trình Luật dân sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
41 p | 236 | 67
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Quyển 1): Phần 2
176 p | 253 | 65
-
Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương: Phần 2
195 p | 210 | 59
-
Giáo trình Luật đất đai: Phần 2 - ThS Trần Quang Huy
131 p | 206 | 58
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - TS. Bùi Ngọc Tuyền
102 p | 233 | 24
-
Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải
158 p | 46 | 22
-
Tìm tiểu Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005: Phần 2
231 p | 138 | 17
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 2 - TS. Nguyễn Ngọc Điện
45 p | 78 | 13
-
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Đoàn Đức Lương
135 p | 43 | 13
-
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương
46 p | 34 | 8
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên)
80 p | 37 | 7
-
Giáo trình môn học Pháp luật (Trình độ cao đẳng): Phần 2
58 p | 65 | 5
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - TS. Nguyễn Hợp Toàn
229 p | 128 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn