Giáo trình Luật hình sự Việt Nam: Phần 1
lượt xem 103
download
"Luật hình sự Việt Nam" là môn học bắt buộc trong hệ thống đào tạo cử nhân luật ở nước ta hiện nay. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam cung cấp cho người học những lý luận cơ bản về tội phạm, cấu thành tội phạm, trách nhiệm hình sự và trừng phạt. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn giáo trình ngay sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam: Phần 1
- VIỆN ĐẠI HỌ C MỚ HÀ NỘI CHỦ BIÊN: GS.TS. N iỉlIY ẼN NGỌC ANH GIÁO TRÌNH LUẬT HÌNH Sự VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DẨN
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC Mỏ HÁ NỘI GS. TS. NGUYỄN NGỌC ANH (Chủ biên) TS. ĐỖ ĐỨC HỔNG HÀ GIÁO TRlNH LUẬT hình Sự VIỆT NAM ■ ■ ■ NHÀ XUẤT BẢN CỒNG AN NHÂN DÂN
- 80-201 2/CXB/13 1-90 CAND
- LỜI NÓI ĐẦU Xin chào các an h/ chị học viên! Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ các anh/ chị qua Giáo trình Luật hình sự Việt Nam. Luật hình sự Việt Nam là môn học bat buộc trong hệ thống đào tạo cử nhàn luật ớ nước ta hiện nay, được thiết kế dành cho sinh viên năm thứ hai nhằm cung cấp những lý luận cơ bán về tội phạm, cấu thành tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt; là cơ sở để giải quyết các vụ án hình sự về xác định tội danh và quyết định hình phạt. Giáo trinh này gồm nhùng nội dung bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đê giáng dạy cho sinh viên các trường đại học, học viện, cao đăng; bao gồm hai mô - đun, mỗi mô - đun úng với ba tín chỉ và chứa đựng 15 vấn đề. Cụ thể là: 15 VẤN ĐÈ TRONG MÔ - ĐUN 1 (Luật hình sự Việt Nam phần chung) Vấn đề 1. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam Vấn đề 2. Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực cúa Đạo luật hình sự Việt Nam Vấn đề 3. Tội phạm Vấn đề 4. Cấu thành tội phạm Vấn đề 5. Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm Vấn đề 6. Mặt khách quan của tội phạm Vấn đề 7. Chú thể của tội phạm và nhân thân người phạm tội Vấn đề 8. Mặt chù quan của tội phạm Vấn đề 9. Các giai đoạn thực hiện tội phạm Vấn đề 10. Đồng phạm Vấn đề 11. Những trường hợp không bị coi là tội phạm (phòng vệ chính đáng và tình thế câp thiết) Vân đề 12. Trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp Vấn đề 13. Quyết định hình phạt và tông hợp hình phạt Vấn đề 14. Các chế định liên quan đến chấp hành bản án hình sự Vấn đề 15. Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội 3
- 15 VẤN ĐÈ TRONG MÔ - ĐUN 2 (Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm) Vấn đề 1. Lý luận chung về định tội danh Vấn đề 2. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia Vấn đề 3. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người Vấn đề 4. Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người Vấn đề 5. Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân Vấn đề 6. Các tội xâm phạm sở hữu Vấn đề 7. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình Vấn đề 8. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Vấn đề 9. Các tội phạm về môi trường Vấn đề 10. Các tội phạm về ma tuý Vấn đề 11. Các tội xâm phạm an toàn công cộng Vấn đề 12. Các tội xâm phạm trật tự công cộng Vấn đề 13. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính Vấn đề 14. Các tội phạm về chức vụ Vấn đề 15. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp Trong từng vấn đề nêu trên chúng tôi đều trinh bày theo ba phẩn: mờ đầu, nội dung và kết luận. - Phần mờ đầu: Chi rõ nhũng nội dung chính sẽ được trình bày; mục tiêu chung và mục tiêu cụ the mà các anh/ chị càn đạt được; tống thời gian dành cho các anh/ chị nghiên cứu van đề này. - Phần nội dung: Trình bày cà lý thuyết lẫn thực hành về những nội dune cơ ban cua vân đê, những yêu càu cụ thê mà các anh/ chị cân đạt được và thời gian dành cho các anh/ chị nghiên cứu tùng nội dung. Sau mỗi nội dung, chúng tôi đều đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm với nhiủu sự lựa chọn khác nhau đổ các anh/ chị tự kiểm tra kiến thức cùa mình. - Phần kết luận: Tông kết lại những kiến thức cơ bàn cúa tùng vấn đề mà các anh/ chị cần ghi nhớ thông qua các câu hòi nội dung, câu hỏi suy luận và bài tập tình huống. Để giúp các anh/ chị tự kiểm tra, đánh giá kiến thức của mình và tự tin hơn trong học tập, nghiên cứu môn Luật hình sự Việt Nam, sau mỗi vấn đề 4
- chúng tôi đều đua ra đáp án cho từng câu hỏi trắc nghiệm. Ngoài ra, để các anh/ chị có thể mở rộng và nâng cao kiến thức của mình, cuối mỗi vấn đề chúng tôi đều tập hợp danh mục những tài liệu tham khảo có liên quan. Học liệu kèm theo Giáo trình này gồm: tài liệu in ấn và đĩa CD-ROM (sách điện tử) - nhũng thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh giúp anh/ chị hứng thú hơn trong học tập; sách điện tử giúp các anh/ chị tự luyện bài trắc nghiệm và tự luận... Ngoài ra, các vấn đề cơ bản của môn học còn được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và trang web "www.hou.edu.vn" là những nguồn thông tin bổ ích giúp các anh/ chị có thể học tập, nghiên cứu môn Luật hình sự Việt Nam mọi lúc, mọi nơi. Với cách viết ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu, chúng tôi tin rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các anh/ chị học tập tốt môn Luật hình sự Việt Nam. Mặc dù đã rất cố gắng trong biên soạn, song Giáo trinh Luật hình sự Việt Nam có thề vẫn còn những hạn chế nhất định. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến chân thành cùa các đồng nghiệp, các anh/ chị học viên và nhũng ai quan tâm để hoàn thiện hơn cuốn Giáo trình này cho lần tái bán sau. N H Ó M T Á C G IÁ 5
- 15 VẤN ĐÊ TRONG MÔ-ĐUN 1 (Luật hình sự Việt Nam phần chung) Luật hình sự Việt Nam phần chung là môn khoa học chuyên ngành luật rất quan trọng, được thiết kế dành cho học viên sau khi đã nghiên cứu các môn học như Triết học, Lý luận chung về nhà nirớc và pháp luật, Luật hiến pháp, Luật hành chính... nhằm cung cấp lý luận cơ bản về tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt; là cơ sờ để các anh/ chị nghiên cứu tiếp Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm và cung cấp cơ sờ lý luận giải quyét các vụ án hỉnh sự trong thực tiễn. Nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam phần chung giúp các anh/ chị nam được: khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bàn của Luật hình sự Việt Nam; khái niệm, cấu tạo và hiệu lực cùa Đạo luật hình sự Việt Nam; khái niệm và phân loại tội phạm; khái niệm và phân loại cấu thành tội phạm; bốn yếu tố cấu thành tội phạm; ý nghĩa của cấu thành tội phạm; khách thể và đối tượng tác động của tội phạm; khái niệm và các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm; chú thê của tội phạm và nhân thân người phạm tội; khái niệm và các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm; sai lẩm và trách nhiệm hình sự; khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm; chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành; trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; khái niệm đồng phạm, các loại người đồng phạm, hình thức đồng phạm có tổ chức, các vấn đề khác liên quan đến đồng phạm; những trường hợp không bị coi là tội phạm - phòng vệ chinh đáng và tình thế cấp thiết; trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp; những vấn đề chung về quyết định hình phạt và tồng hợp hỉnh phạt; quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt; tồng hợp hình phạt trong một sô trường họp đặc biệt; thời hiệu thi hành bàn án; miễn chấp hành hình phạt; giam thời hạn chấp hành hình phạt; án treo; hoãn, tạm đình chì chấp hành hình phạt tù; xoá án tích; một sổ vấn đề chung về người chưa thành niên phạm tội và trách nhiệm hình sự cua người chưa thành niên phạm tội... 6
- vấn đê 1 KHÁI NIỆM, NHIỆM vụ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỚ BAN CỦA LUẠT h ìn h s ự v i ệ t n a m MỞ ĐÂU A'in chào các anh, chị học viên! Chúng tôi rất hân hạnh được trao đổi với các anh/ chị vấn đề đầu tiên của môn Luật hình sự Việt Nam phần chung: v ấn đề khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bàn của Luật hình sự Việt Nam, gồm ba phẩn: - Phan I. Khái niệm Luật hình sự Việt Nam; - Phan II. Nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam; - Phần III. Các nguyên tắc cơ bán cùa Luật hình sự Việt Nam. Mục tiêu chung Nghiên cứu vấn đề này, anh/ chị có thể hiểu được những vấn đề cơ bản của Luật hỉnh sự và có thể phân biệt được Luật hình sự với các ngành luật khác cùa nước ta hiện nay. Mục tiêu cụ thê - Nêu được khái niệm Luật hình sự Việt Nam và phân biệt được Luật hình sự với các ngành luật khác. - Trinh bày được ý nghĩa của việc nghiên cứu Luật hỉnh sự Việt Nam. - Xác định được đối tượng và phưong pháp điều chinh cùa Luật hình sự Việt Nam. - Nêu được các nhiệm vụ cùa Luật hình sự Việt Nam. - Phân tích được mối quan hệ giữa các nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam. - Trình bày được các giải pháp đê thực hiện các nhiệm vụ cua Luật hình sự Việt Nam. - Nêu được khái niệm nguyên tắc cơ bán của Luật hình sự Việt Nam. - Phân tích được nội dung cùa các nguyên tắc cơ bán cùa Luật hình sự Việt Nam. - Trình bày được các giải pháp để thực hiện các nguyên tắc cơ bàn của Luật hình sự Việt Nam. Chúc các an h / chị đạt kết quả tốt! 7
- Phân I KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM Lý thuyết Giới thiệu Phần này giới thiệu với anh/ chị khái niệm Luật hình sự Việt Nam; ý nghĩa cùa việc nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam; đối tượng và phương pháp điều chinh của Luật hình sự Việt Nam. Sau khi tìm hiểu nội dung của phần này, anh/ chị có thê: - Nêu được khái niệm Luật hình sự Việt Nam và phân biệt được Luật hình sự với các ngành luật khác. - Trinh bày được ý nghĩa cùa việc nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam. - Xác định được đối tượng và phương pháp điều chinh cùa Luật hình sự Việt Nam. Nội dung 1.1. Khái niệm Luật hình sự Việt Nam Ớ mục này, các anh/ chị cần nêu được khái niệm Luật hình sự Việt Nam và phân biệt được Luật hình sự với các ngành luật khác. Luật hình sự Việt Nam là ngành luật độc lặp trong hệ thống pháp luật cùa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định hành vi nào bị coi là tội phạm và trách nhiệm hình sự cùa người thực hiện hành vi đó. Ví dụ: Theo quy định cùa Bộ luật hình sự năm 1999, hành vi dùng vũ lực nhàm chiếm đoạt tài sản bị coi là tội phạm cướp tài sản và người phạm tội này có thể bị xừ phạt đến tử hình... 1.2. Ỷ nghĩa cùa việc nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam ơ mục này, các anh/ chị cân trình bày được ý nghĩa của việc nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam. Nghiên cứu về Luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa sau: - Đè phân biệt được tội phạm với vi phạm pháp luật khác; - Đê định được tội danh (xác định đúng người, đủng tội); - Để quyết định được đúng hình phạt.
- 1.3. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam Ờ mục này, các anh/ chị cần xác định được đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam. - Đối tượng điều chinh của Luật hình sự Việt Nam là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Ví dụ: khoảng 20 giờ 30 phút ngày 18-4, Nguyễn Mạnh Điệp, Ngô Đức Hiền và Ngô Tiến Thành rủ nhau đến chơi nhà bạn ở thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm, huyện Đ, thành phố H. Khi đi đến đoạn đê lối rẽ xuống Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm thi cả bọn gặp Nguyễn Văn Phương là công nhân hợp đồng của Hợp tác xã nhựa Song Long đang đạp xe đến nhà chị gái ở thôn Thanh Am, xã Thượng Thanh, huyện G, thành phố H để ngú nhờ. Do tối hôm trước Nguyễn Mạnh Điệp có va chạm với một thanh niên đi đường tại dốc Vân, xã Mai Lâm nên khi gặp Phương đi đến đã hô: "nó đây rồi!" và cùng với Ngô Đức Hiền, Ngô Tiến Thành chặn Phương lại. Cùng lúc đó, Nguyễn Duy Trọng và Trần Báo Châu (là bạn Điệp) đi đến, Điệp gọi Trọng và Châu đứng lại cùng chặn Phương. Điệp lao vào đấm đá Phương, Hiền dùng khoá dây xe đạp vụt Phương. Do bị đánh đau, Phương rút con dao nhọn dài 18,6cm, lưỡi dài 6,4cm, bản rộng 2,lcm (dao Phương mang theo để gọt ba-via nhựa) đâm một nhát trúng ngực trái Điệp khi Điệp xông vào. Điệp sững người lại và hô: "Nó có dao" rồi ngã xuống. Thấy Điệp bị đâm, Trần Bảo Châu liền chạy đến giật chiếc bơm của Phương buộc ỡ sau xe đạp rồi cùng với Hiền, Trọng, Thành tiếp tục đuổi đánh Phương. Sau khi đuối được khoảng 20m, do không đuổi kịp Phương nên Hiền, Trọng, Thành, Châu quay lại đưa Điệp đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện G. Do vết thương quá nặng nên Nguyễn Mạnh Điệp đã chết trên đường đi cấp cứu. Nguyễn Văn Phương sau khi đâm Nguyễn Mạnh Điệp đã đến Công an xã Mai Lâm đầu thú. Theo kết quả giám định pháp y tử thi Nguyễn Mạnh Điệp tại Ban Giám định pháp y số 1888 ngày 25-4 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an thành phố H kết luận: "Nguyễn Mạnh Điệp chết do mất máu nhiều không phục hồi. v ế t thương thung qua thành cơ tim. Thương tích này do vật nhọn có một lưỡi sắc tác động gây nên". Trong vụ án này, thời điêm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người phạm tội Nguyễn Văn Phương là thời điểm Phương rút COI1 dao đâm Điệp. - Phương pháp điều chinh của Luật hình sự Việt Nam là phươna pháp sư dụng quyền lực nhà nước. Nội dung của phương pháp này là Nhà nước có quyền áp dụng biện pháp hình sự (chế tài hình sự) đối với người phạm tội mà không bị bất kỳ sự can trở nào. 9
- Thực hành Hãy chọn phương án trả lòi đúng nhất: Câu 1. Luật hình sự Việt Nam là gì? A. Một phạm trù lịch sử c . Một quy luật B. Một học thuyết D. Một ngành luật. Câu 2. Khi nào quan hệ giữa Nhà nirớc và người phạm tội phát sinh? A. Khi người phạm tội thực hiện tội phạm B. Khi người phạm tội bị bat c . Khi người phạm tội bị xét xử D. Khi người phạm tội bị áp dựng hình phạt. Phân II NHIỆM VỤ CỦA LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM Lý thuyết Giới thiệu Phần này giới thiệu với anh/ chị các nhiệm vụ của Luật hinh sự Việt Nam, mối quan hệ giữa các nhiệm vụ cùa Luật hình sự Việt Nam và các giải pháp đề thực hiện các nhiệm vụ cùa Luật hình sự Việt Nam. Sau khi tìm hiếu nội dung của phần này, anh/ chị có thế: - Nêu được các nhiệm vụ cùa Luật hình sự Việt Nam. - Phân tích được mối quan hệ giữa các nhiệm vụ của Luật hinh sự Việt Nam. - Trình bày được các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam. Nội dung 2.1. Các nliiệm vụ của Luật liìnli sự Việt Nam ơ mục này, các anh/ chị cần nêu được các nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam. Luật hình sự Việt Nam có bốn nhiệm vụ cơ bản sau: - Trừng trị, cái tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. 10
- - Giáo dục mọi người trong xã hội ý thức tôn trọng pháp luật và ý thức phòng, chống tội phạm. - Phòng ngừa và chống tội phạm. - Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh; tó t tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp cùa tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; nhũng lĩnh vực khác cùa trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 2.2. Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ cùa Luật hình sự Việt Nam Ở mục này, các anh/ chị cần phân tích được mối quan hệ giũa các nhiệm vụ cùa Luật hình sự Việt Nam. Mối quan hệ giũa các nhiệm vụ cùa Luật hình sự Việt Nam được thể hiện ở những nội dung cơ bản; đó là: trùng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội trớ thành người có ích cho xã hội sẽ góp phần giáo dục mọi người trong xã hội ý thức tôn trọng pháp luật và ý thức phòng, chống tội phạm, nhờ đó mà bảo vệ được chế độ xã hội chù nghĩa. 2.3. Các giải pháp đê thực hiện các nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam Ờ mục này, các anh/ chị cần trình bày được các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ cùa Luật hình sự Việt Nam. Các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam bao gồm: - Trùng trị nghiêm minh mọi hành vi phạm tội. - Tuyên truyền, phố biến, giáo dục sâu rộng pháp luật trong xã hội. - Khen thưởng kịp thời cá nhân, tố chức tích cực, dũng cảm đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực hành Hãy chọn phirong án trả lòi đúng nhất: C âu 1. Trong các nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam, nhiệm vụ nào sau đây là quan trọng nhất? A. Bào vệ chế độ xã hội chú nghĩa B. Phòng ngừa và chống tội phạm c . Giáo dục mọi người tôn trọng pháp luật D. Trừng trị, giáo dục người phạm tội. 11
- C âu 2. Trong các nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam, nhiệm vụ nào sau đây là quan trọng nhất? A. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. B. Phòng ngừa và chống tội phạm. c . Giáo dục mọi người trong xã hội ý thức tôn trọng pháp luật. D. Trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Phần III CÁC NGUYÊN TẮC c ơ BẢN CỦA LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM Lý thuyết Giới thiệu Phần này giới thiệu với anh/ chị khái niệm nguyên tắc cơ bản, nội dung và biểu hiện của các nguyên tắc cơ bán cùa Luật hình sự Việt Nam và các giải pháp để thực hiện các nguyên tắc cơ bản cùa Luật hình sự Việt Nam. Sau khi tìm hiểu nội dung của phần này, anh/ chị có thể: - Nêu được khái niệm nguyên tắc cơ bản cùa Luật hình sự Việt Nam. - Phân tích được nội dung cùa các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam. - Trình bày được các giải pháp để thực hiện các nguyên tác cơ bản của Luật hình sự Việt Nam. Nội dung 3.1. Kliái niệm nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam ơ mục này, các anh/ chị cần nêu được khái niệm nguyên tắc cơ bàn cùa Luật hình sự Việt Nam. Nguyên tấc cơ bàn cùa của Luật hình sự Việt Nam là những tư tường, quan điêm chì đạo toàn bộ quá trình xây dựng, giải thích và áp dụng các quy định của Luật hình sự vào đâu tranh phòng, chống tội phạm. Đó là các nguyên tăc được xây dựng trên cơ sờ các nguyên tắc cơ bản cùa pháp luật xã hội chù nghĩa. Các nguyên tấc đó là: - Nguyên tắc pháp chế xã hội chù nghĩa; - Nguyên tấc dàn chủ xã hội chủ nghĩa; - Nguyên tấc nhân đạo xã hội chủ nghĩa. 12
- 3.2. Nội dung và biểu hiện của các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam Ở mục này, các anh/ chị cần Phân tích được nội dung cùa các nguyên tắc cơ bàn cùa Luật hình sự Việt Nam. 3.2.1. Nội dung và biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa * Nội dung cùa nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tuân thủ pháp luật từ phía các cơ quan, tổ chức và cá nhân. * Biểu hiện cùa nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự Việt Nam: - Chi người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (xứ oan là vi phạm pháp chế). - Bất cứ ai, ờ bất cứ cương vị nào nếu phạm tội đều phải bị trùng trị nghiêm minh (bỏ lọt hay xử nặng hoặc xử nhẹ là vi phạm pháp chế). 3.2.2. Nội dung và biểu hiện cùa nguyên tắc dân chù xã hội chủ nghĩa * Nội dung của nguyên tắc dân chù xã hội chù nghĩa là coi nhân dân là chù nên nhân dân phải được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra việc áp dụng những quy định của Luật hình sự. * Biểu hiện của nguyên tắc dàn chủ xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự Việt Nam: - Luật hình sự bảo vệ và tôn trọng các quyền dân chủ cùa công dân. - Luật hình sự không phân biệt đối xử, không quy định những đặc quyền, đặc lợi cho riêng tầng lớp công dân nào. - Luật hình sự đám bảo cho nhân dân lao động tự mình hay thông qua các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dụng và áp dụng luật hình sự, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. 3.2.3. Nội dung và biêu hiện cùa nguyên tắc nhân đạo xã hội chù nghĩa * Nội dung của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa là xu hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. * Biếu hiện cùa nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự Việt Nam: - Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam không nhàm gây đau đớn về thế xác và không nhằm hạ thấp phẩm giá của con người; có nhiều hình phạt không tước tự do. 13
- - Luật hình sự Việt Nam khoan hồng đối với người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sứa chữa hoặc bồi thường thiệt hại. - Luật hình sự Việt Nam có nhiều quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là người chưa thành niên, phụ nữ có thai, người già, người bị bệnh nặng... 3.3. Các giải pháp để thực hiện cúc nguyên tắc cơ bủn cùa Luật hình sự Việt Nam Ở mục này, các anh/ chị cần trình bày được các giải pháp để thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam. Các giải pháp để thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Luật hinh sự Việt Nam bao gồm: - Không xừ oan người vô tội; - Không bó lọt tội phạm; - Hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cùa hành vi phạm tội; - Việc xây dựng, giải thích và áp dụng luật hỉnh sự phải trên cơ sỡ tôn trọng quyền con người, quyền tự do, dân chù của công dân. Thực hành Hãy chọn phưong án tră lòi đúng nhất: Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo xã hội chù nghĩa? A. Hình phạt trong Luật hỉnh sự Việt Nam không nhằm gây đau đớn về thế xác. B. Luật hình sự Việt Nam khoan hồng đối với người tự thú. c. Luật hình sự Việt Nam giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên. D. Luật hình sự Việt Nam đảm bào cho nhàn dân lao động tham aia đấu tranh chống tội phạm. Câu 2. Trong các nguyên tắc cơ bán của Luật hình sự Việt Nam, nauyên tắc nào quan trọng nhất? A. Pháp chế c . Nhân đạo. B. Dân chủ 14
- KẾT LUẬN Xin chúc mùng các anh/ chị đã hoàn thành bài học! Đe ghi nhớ những kiên thức cơ bản cùa vấn đề này, anh/ chị cần trả lời những câu hỏi sau: Câu hói nội dung C âu 1. Luật hình sự là gì? Vì sao phải nghiên cứu Luật hình sự? C âu 2. Luật hình sự Việt Nam có các nhiệm vụ gì? Làm thế nào để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó? C âu 3. Hãy trình bày nội dung và biểu hiện của các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam. Câu hói suy luận Anh/ chị hãy làm rõ luận điềm sau: "Luật hình sự Việt Nam là ngành luật độc lập và rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam". Bài tập tình huõng Khoảng 19 giờ ngày 27- 9, Hoàng Đình Vĩnh, Dương Huy Sơn, Nguyễn Ngọc Dũng rù nhau đến nhà Vũ Thị Hồng chơi. Khoảng 21 giờ cùng ngày, Dương Huy Sơn và Nguyễn Ngọc Dũng ra quán bia nhà anh Nguyễn Văn Báy trú tại xóm giữa Cộng Hoà, xã Thanh Trì, huyện T, thành phố H cách nhà Hồng khoảng lOOm để mua thuốc lá. Khi đến quán, Son và Dũng gặp các anh Trần Quang Khánh, Trần Văn Thái và Nguyễn Ngọc Anh vừa uống bia đi ra. Đen cửa quán, Khánh có va vào người Dũng. Khánh chửi Dũng dẫn đến hai bên cãi nhau và định đánh nhau nhung được mọi người can ngăn nên cả hai bỏ đi. Khi Khánh, Thái, Anh đi được một đoạn thì nghe tiếng Dũng chửi và thách đố đánh nhau. Thái liền quay lại lao vào đánh nhau với Dũng, còn Khánh lao vào đánh nhau với Sơn. Sơn vật Khánh ngã ngứa dưới đất và dùng chiếc kéo trong quán bia đâm liên tiếp nhiều nhát vào người, vào bụng Khánh rồi gọi Dũng bó chạy. Anh Trần Quang Khánh được inọi người đưa đến Bệnh viện Hai Bà Trưng cấp cứu nhưng đă chết. Tại Bán Giám định pháp y số 21/PC21PY ngày 06 -10, Tổ chức Giám định Kỹ thuật hình sự Công an thành phố H kết luận: "... Có 4 cặp vết thương ở hai mạn sườn, thắt lung trái và đùi phái, gây thúng phồi trái, thùng gan phải, thùng ruột. Nạn nhân Trần Quang Khánh chết do choáng mất máu cấp không hồi phục do đa chấn thương". Anh/ chị hãy cho biết thời điêm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người phạm tội Dương Huy Sơn? Bane kiến thức đã có, anh/ chị hăy giải thích quan điêm cùa minh. 15
- Tài liệu tham khảo 1. Giáo trinh (xếp theo tính liên quan) - N guyễn N gọc Hòa - Chù biên (2 006), G iảo trình Luật hình s ự Việt N am , Tập 1, N X B Công an nhân dân, Hà N ội, tr. 9-26. - Lê Cám - Chú biên (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), N X B Đại học quốc gia Hà N ội, tr. 7-82, 48 6 -4 9 1 , 509-512, 520-527. 2. Sách (xếp theo tinh liên quan) - N guyễn N gọc Hòa (2006), Mô hình Luật hinh sự V iệt Nam , N X B C õng an nhân dân, Hà N ội, tr. 7. - Đào Tri Ú c (2000), Luật hình sự V iệt N am (Quyền I), N X B Khoa học X ã hội, Hà Nội, ư. 216-287. - Lê Cám (2005), Sách chuyên kháo sau đại học: N hững vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), N X B Đại học Quốc gia Hà N ội, tr. 12-178, 860-872, 895-914. - Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp ]ý (1999), Binh luận khoa học B ộ luật hinh sự nãm 1999, N X B Chinh trị quốc gia, Hà N ội, (xem binh luận Điều 1). - Cao Văn Hào - Chù biên (2005), Hirớng dẫn học tập môn Luật hình sự Phần chung, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí M inh, ừ . 7-26. - Đ ỗ Đức Hồng Hà (2008), Bài tập tinh huống v ề các tội xâm phạm tính mạng, sức khoé của con người trong Luật hình sự và tố tụng hình sự, N X B Tư pháp, Hà N ội. 3. Văn bàn quy phạm pháp luật (xếp theo giá trị pháp lý) - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa V iệt Nam (1982), Hiến pháp nước C ộng hòa xã hội chù nghĩa V iệt Nam năm 1992. - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệt Nam (1999), B ộ luật hình sự cùa nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa V iệt Nam năm 1999. - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệt Nam (1985), B ộ luật hình sự cúa nuớc C ộne hòa xã hội chù nghĩa V iệt Nam năm 1985. 4. Tạp chi (xếp theo thứ tự thời gian và vần A , B, c theo tên cùa tạp chí) * Dãn chú và Pháp luậĩ - N guyễn Tiến Đạm (2002), "Phạm Vãn Công không phái chịu trách nhiệm hinh sự", Tạp chi Dân chù và Pháp luật, (số 8). - Đào Vãn Hội (2001), "Cán khãc phục tình trạng dùng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chắp kinh tế", Tạp chi D ân chù và P h áp luật, (số 11). * K hoa học p h á p lý - N guyên Văn Vân (2001), " v ề hiện tượng "hình sự hoá" các quan hệ kinh tế, dân sự trong lĩnh vực tin dụng ngân hàng", Tạp chi K hoa học p h á p lý, (số 2). - Lô Vãn Lý (1998), "Bộ luật hình sự năm 1999 với việ c tăng cường nguyên tẳc nhàn đạo trong pháp luật hình sự xà hội chù nahĩa", Tạp ch í K hoa học p h á p lý , (sổ 10). * Kiếm sát - Phạm Hông Hài (2001), "Vê một tinh trạns được gọi là "hình sự hoá các quan hệ dân sự và kinh tế" ớ nước ta hiện nay”, Tạp chi K iếm sáĩ, (số 3). 16
- * Luật học - Cao Thị Oanh (2 0 0 3 ), "Những biểu hiện cúa nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự trong đồng phạm”, Tạp chi Luật học, (số 6). - N guyễn N gọc Hoà (2 0 0 0 ), "Nguyên tẳc phân hóa trách nhiệm hinh sự trong B ộ luật hình sự năm 1999", Tạp chi Luật học, (số 2). - Lê Cám (2000), "Chế định về các nguyên tắc cùa Luật hình sự Việt Nam", Tạp chi Luật h ọ c, (số 6). * N hà nước và P h áp luật - Lê Cám (2 0 0 4 ), "Khoa học luật hình sự: Một số vấn đề cơ bàn về khái niệm, các phương pháp nghiên cứu, thành tựu, hạn chế và những phương hướng", Tạp ch í Nhà nước và P h áp luật, (số 8). - Hồ S ĩ Sơn (2 0 0 4 ), ''Nguyên tắc nhân đạo và việc hoàn thiện một số quy định thuộc cùa Bộ luật hình sự nước ta", Tụp ch i Nhà nước và Pháp luật, (số 6). - Chu Thị Vân Trang (2 0 0 1 ), 'T ìm hiểu một số nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quá trinh xét xử vụ án hình sự", Tạp chi Nhà nước và Pháp luật, (số 5). - Đ ào Trí Ú c (1 9 9 9 ), "Bán chất và vai trò cua các nguyên tác Luật hình sự V iệt Nam", Tạp chí N hà nước và Ph áp luật, (số 1). - Trần Văn Đ ộ (1 9 9 6 ), "Các nguyên iắc cùa Luật hinh sự và quyết định hinh phạt", Tạp ch í N hà nước và Ph áp luật, (số 5). * Tòa án nhăn dân - Đặng Quang Phương (2 0 0 4 ), "Giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh là đòi hỏi cốt yếu trong thi hành pháp luật", Tạp ch i Tòa án nhân dãn , (số 7). - Đinh Trọng Tài (2 0 0 1 ), "Một số vấn đề về nguyên tắc xử lý quy định trong Bộ luật hình sự 1999", Tạp chi Tòa án nhân dân, (số 11). - V õ Khánh Vinh (1 9 9 0 ), "Nguyên tắc cá thể hóa việc quyết định hình phạt", Tạp chí Tòa án nhãn dãn. (số 8). 5. Luận án, luận văn, đề tài khoa học, kỷ yếu, tài liệu hội thao (xếp theo thời gian) * Luận án - Cao Thị Oanh (2 0 0 8 ), N guyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự V iệt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội. - Hồ ST Sơn (2 0 0 7 ), N guyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội. * Luận văn - Đ ồ Thị Minh Phương (2 0 0 2 ), N guyên tác phàn hóa trách nhiệm hình sự và sự thể hiện nó trong Bộ luật hình sự năm 1999, Luận vãn Thạc sĩ Luật học, Hà N ội. - Phạm Văn Báu (2 0 0 0 ), N guyên tẳc cá thể hóa hình phạt trong Luật hình sự V iệt Nam, Luận văn Thạc s ĩ Luật học, Hà N ội. - Phạm Hùng V iệt (1 9 9 8 ), N guyên tắc phân hóa và cá thê hóa trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam , Luận văn Thạc sĩ Luậl học, Hà Nội. 17
- Vấn đê 2 KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU Lực CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM MỞ ĐÂU Xin chào các anh, chị học viên! Chúng tôi rất hân hạnh được trao đổi với các anh/ chị vấn đề thứ hai cùa môn Luật hình sự Việt Nam phần chung: Vân đê khái niệm, câu tạo và hiệu lực cùa Đạo luật hình sự Việt Nam, gồm ba phần: - Phần I. Khái niệm Đạo luật hình sự Việt Nam; - Phần II. Cấu tạo cùa Đạo luật hỉnh sự Việt Nam; - Phần 111. Hiệu lực cùa Đạo luật hình sự Việt Nam. Mục tiêu cltuiig Nghiên cứu vấn đề này, anh/ chị có thể hiểu được những vấn đề cơ bản cùa Đạo luật hình sự và có thể phân biệt được Đạo luật hình sự với luật hình sự, Bộ luật hình sự, các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác. Mục tiêu cụ thể - Nêu được khái niệm của Đạo luật hinh sự Việt Nam và phân biệt Đạo luật hình sự với khái niệm Luật hinh sự. - Phân tích được các đặc điểm của Đạo luật hình sự Việt Nam và phân biệt Đạo luật hình sự với Bộ luật hình sự, các đạo luật và văn bàn quy phạm pháp luật khác. - Nêu được cấu tạo cùa Đạo luật hình sự Việt Nam về hình thức. - Phân tích được cấu tạo cùa Đạo luật hình sự Việt Nam về nội dung. - Trình bày được hiệu lực của Đạo luật hình sự Việt Nam đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trong lãnh thố Việt Nam. - Trình bày được hiệu lực cùa Đạo luật hình sự Việt Nam đổi với nhữrm hành vi phạm tội được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. - Phàn tích được hiệu lực cùa Đạo luật hình sự Việt Nam đối với nhữna hành vi phạm tội được thực hiện trước, trong và sau khi Đạo luật hình sự Việt Nam có hiệu lực. Chúc các anh/ chị đạt kết quá tốt! 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần 1 - TS. Phạm Văn Beo
183 p | 1830 | 503
-
Giáo trình Luật hình sự
71 p | 1036 | 353
-
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 1 - PGS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên) (Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội)
290 p | 1280 | 343
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Phạm Văn Beo
279 p | 1018 | 339
-
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 2 - PGS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên) (Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội)
259 p | 563 | 218
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam
185 p | 546 | 150
-
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam: Phần 2
250 p | 837 | 103
-
Giáo trình Luật Hình sự
113 p | 560 | 72
-
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 1 - TS Nguyễn Ngọc Kiện
182 p | 150 | 48
-
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 2 - TS Nguyễn Ngọc Kiện
177 p | 117 | 33
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên
472 p | 47 | 20
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên
310 p | 70 | 19
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 2 - TS. Nguyễn Ngọc Điện
45 p | 81 | 14
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm): Phần 1 - TS. Cao Thị Oanh (Chủ biên)
129 p | 47 | 14
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm): Phần 2 - TS. Cao Thị Oanh (Chủ biên)
114 p | 31 | 13
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 1
191 p | 32 | 10
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 2
251 p | 31 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn