Giáo trình Máy điện 2 (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
lượt xem 1
download
Giáo trình "Máy điện 2 (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Thí nghiệm máy biến áp; Thí nghiệm máy điện không đồng bộ; Thí nghiệm máy điện đồng bộ; Thí nghiệm máy điện một chiều;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Máy điện 2 (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
- UBND TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN GIÁO TRÌNH Mô đun: MÁY ĐIỆN 2 NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:…./QĐ-…..ngày….tháng…..năm 2019 của Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận Năm 2019 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Máy điện 2 là một trong những môđun cơ sở được biên soạn dựa trên chương trình khung và chương trình dạy nghề do Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận ban hành dành cho hệ Cao Đẳng và Trung Cấp Điện công nghiệp. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu nhất, trong mỗi bài đều có ví dụ và bài tập áp dụng để làm sáng tỏ lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp và tham khảo ở nhiều giáo trình hiện có để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung của mô đun gồm có 4 bài: Bài 2:Thí nghiệm máy biến áp Bài 3: Thí nghiệm máy điện không đồng bộ Bài 4: Thí nghiệm máy điện đồng bộ Bài 5: Thí nghiệm máy điện một chiều Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các ngành thuộc lĩnh vực điện dân dụng, điện cộng nghiệp, điện tử, cơ khí và cán bộ vận hành sửa chữa máy điện. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học củng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Ninh thuận, ngày 01 tháng 05 năm 2019 Tham gia biên soạn MỤC LỤC 3
- Tuyên bố bản quyền 2 Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 Môdun Máy điện 2 6 Bài 1: Thí nghiệm máy biến áp 9 1. Tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt động của máy biến áp 9 2. Thí nghiệm đặc tính không tải của máy biến áp 1 pha. 17 3. Thí nghiệm chế độ ngắn mạch của máy biến áp cảm ứng 1 pha. 22 4. Thí nghiệm xác định cực tính của máy biến áp cảm ứng. 24 5. Chỉnh lưới điện áp thứ cấp máy biến áp cảm ứng 24 6. Thí nghiệm máy biến áp tự ngẫu. 25 7. Thí nghiệm máy biến áp ba pha. 27 8. Nội dung và phương pháp đánh giá bài 1 31 Bài 2: thí nghiệm máy điện không đồng bộ 32 I. Thí nghiệm động cơ 1pha 32 1. Tìm hiểu cấu tạo và ghi các số liệu định mức của động cơ 1 pha 32 2. Đo điện trở của các cuộn dây stato 36 3. Thí nghiệm xác định cực tính của động cơ 1 pha 38 4. Thí nghiệm không tải 39 5. Thí nghiệm ngắn mạch 40 6. Thí nghiệm điều chỉnh tốc độ bằng cách thay R,U,P 41 II. Thí nghiệm động cơ 3pha 41 1. Tìm hiểu cấu tạo và ghi các số liệu định mức của động cơ 3pha 41 2. Đo điện trở của các cuộn dây stato 46 3. Thí nghiệm xác định cực tính của động cơ 3 pha 48 4
- 4. Thí nghiệm không tải 49 5. Thí nghiệm ngắn mạch 50 6. Thí nghiệm điều chỉnh tốc độ bằng cách thay R,U,P 51 7. Nội dung và phương pháp đánh giá bài 2 52 Bài 3: Máy điện không đồng bộ 53 1. Thí nghiệm không tải 53 2. Thí nghiệm lấy đặc tính ngắn mạch 54 3. Thí nghiệm lây đặc tính ngoài 55 4. Thí nghiệm lấy đặc tính điều chỉnh 57 5. Hòa đồng bộ máy phát điện đồng bộ 57 6. Nội dung và phương pháp đánh giá bài 3 60 Bài 4: Thí nghiệm máy điện 1 chiều 61 1. Đo điện trở một chiều của cuộn dây phần ứng vào cuộn dây kích từ 61 2. Thí nghiệm máy phát một chiều 62 3. Thí nghiệm động cơ điện một chiều 70 4.Nội dung và phương pháp đánh giá bài 3 84 5
- MÔ ĐUN MÁY ĐIỆN 2 Mã mô đun: MĐ 30 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này học sau các môn học , Mạch điện và mô đun máy điện 1. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề , thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. Mục tiêu của Mô đun: + Về kiến thức: Đấu dây đúng sơ đồ + Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra + Về thái độ: Đảm bảo an toàn cho nười và thiết bị trong quá trình thực hiện bài tập Nội dung của mô đun: Số Thời gian TT Tên bài K Tsố LT BT T MĐ30-01 Bài 1: Thí nghiệm máy biến áp 15 3 11 1 1.Tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt động 0.5 của máy biến áp 2.Thí nghiệm đặc tính không tải của 0.5 2 máy biến áp 1 pha. 3. Thí nghiệm chế độ ngắn mạch của 0.5 3 máy biến áp cảm ứng 1 pha Thời gian:1,5 giờ 4.Thí nghiệm xác định cực tính của máy 1 3 biến áp cảm ứng 5. Chỉnh lưới điện áp thứ cấp máy biến 1 áp cảm ứng 7. Thí nghiệm máy biến áp tự ngẫu. 1 8. Thí nghiệm máy biến áp ba pha 0.5 1 1 MĐ30-02 Bài 2: Thí nghiệm máy điện không 30 5 24 1 đồng bộ I. Thí nghiệm động cơ 1pha 1. Tìm hiểu cấu tạo và ghi các số liệu 0.5 1 định mức của động cơ 1 pha 6
- 2.Đo điện trở của các cuộn dây stato 0.5 1 3. Thí nghiệm xác định cực tính của 1 4.5 động cơ 1 pha 4. Thí nghiệm không tải 1 5. Thí nghiệm ngắn mạch 1 6. Thí nghiệm điều chỉnh tốc độ bằng 0.5 1 cách thay R,U,P II. Thí nghiệm động cơ 3pha 1 Tìm hiểu cấu tạo và ghi các số liệu 0.5 1 định mức của động cơ 3pha 2. Đo điện trở của các cuộn dây stato 0.5 1 3. Thí nghiệm xác định cực tính của 1 4.5 động cơ 3 pha 4. Thí nghiệm không tải 1 5. Thí nghiệm ngắn mạch 1 Thời gian:1 6. Thí nghiệm điều chỉnh tốc độ bằng 0.5 1 1 cách thay R,U,P MĐ30-03 Bài 3: Thí nghiệm máy điện đồng bộ 15 4 10 1 1. Thí nghiệm không tải 0.5 2 2. Thí nghiệm lấy đặc tính ngắn mạch 1 2 3. Thí nghiệm lây đặc tính ngoài 0.5 2 4. Thí nghiệm lấy đặc tính điều chỉnh 1 2 5. Hòa đồng bộ máy phát điện đồng bộ 1 2 1 MĐ30-04 Bài 4: Thí nghiệm máy điện 15 3 12 một chiều 1. Đo điện trở một chiều của cuộn dây phần ứng vào cuộn dây kích từ 1 4 7
- 2. Thí nghiệm máy phát một chiều 1 4 3. Thí nghiệm động cơ điện một chiều 1 4 8
- BÀI 1 THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP Mã bài: MĐ30-01 Giới thiệu: - Máy biến áp sản xuất theo tiêu chuẩn:TCVN:1011-2015, TCVN:3079- 2015,TCVN:2608-2015, TCVN 6306-1: 2015 (IEC 60076-1: 2011) và thiết kế, chế tạo theo yêu cầu khách hàng) - Tất cả các máy biến áp được thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 60076 tại phòng thí nghiệm, Theo tiêu chuẩn máy biến áp được thử nghiệm xuất xưởng (Routine test) và thử nghiệm điển hình (Type test). Thử nghiệm xuất xưởng được thực hiện theo các quy trình như sau: Mục tiêu: - Đấu dây đúng sơ đồ - Sử dụng các dụng cụ đo thành thạo - Xác đinh được chính xác các thông số máy biến áp - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị Nội dung chính: 1.Tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt động của máy biến áp 1.1. Cấu tạo Máy biến áp bao gồm ba phần chính: Lõi thép của máy biến áp (Transformer Core) Cuộn dây quấn sơ cấp (Primary Winding) Cuộn dây quấn thứ cấp (Secondary Winding) Lõi thép: Được tạo thành bởi các lá thép mỏng ghép lại, về hình dáng có hai loại: loại trụ (core type) và loại bọc (shell type) Loại trụ: được tạo bởi các lá thép hình chữ U và chữ I. Một lượng lớn từ trường sinh ra bởi cuộn dây sơ cấp không cắt cuộn dây thứ cấp, hay máy biến áp có 9
- một từ thông rò lớn. Để cho từ thông rò ít nhất, các cuộn dây được chia ra với một nửa của mỗi cuộn đặt trên một trụ của lõi thép. Loại bọc: được tạo bởi các lá thép hình chữ E và chữ I. Lõi thép loại này bao bọc các cuộn dây quấn, hình thành một mạch từ có hiệu suất rất cao, được sử dụng rộng rãi. Phần lõi thép có quấn dây gọi là trụ từ, phần lõi thép nối các trụ từ thành mạch kín gọi là gông từ. Dây quấn máy biến áp: Được chế tạo bằng dây đồng hoặc nhôm, có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật. Đối với dây quấn có dòng điện lớn, sử dụng các sợi dây dẫn được mắc song song để giảm tổn thất do dòng điện xoáy trong dây dẫn. Bên ngoài day quấn được bọc cách điện. Dây quấn sơ cấp (Primary Winding) Dây quấn thứ cấp (Second Winding) 10
- Hình 1. Hình dạng máy biến áp một pha loại trụ Hình 2. Hình dạng máy biến áp một pha loại bọc Dây quấn được tạo thành các bánh dây ( gồm nhiều lớp ) đặt vào trong trụ của lõi thép. Giữa các lớp dây quấn, giữa các dây quấn và giữa mỗi dây quấn và lõi thép phải cách điện tốt với nhau. Phần dây quấn nối với nguồn điện được gọi là dây quấn sơ cấp, phần dây quấn nối với tải được gọi là dây quấn thứ cấp. 11
- Các phần phụ khác Ngoài 2 bộ phận chính kể trên, để MBA vận hành an toàn, hiệu quả, có độ tin cậy cao ... MBA còn phải có các phần phụ khác như: Võ hộp, thùng dầu, đầu vào, đầu ra, bộ phận điều chỉnh, khí cụ điện đo lường, bảo vệ ... 1.1.1. Phân loại máy biến áp Theo công dụng máy biến áp có thể gồm các loại sau đây: - Máy biến áp điện lực: Dùng để truyền tải và phân phối điện. - Máy biến áp chuyên dùng: Dùng cho các lò luyện kim, máy biến áp hàn, các thiết bị chỉnh lưu,… - Máy biến áp tự ngẫu: Có thể thay đổi điện áp nên dùng để mở máy các động cơ điện xoay chiều. - Máy biến áp đo lường: Dùng để giảm các điện áp và dòng điện lớn để đưa vào các đồng hồ đo. - Máy biến áp thí nghiệm: Dùng trong các phòng thí nghiệm điện - điện tử. Có rất nhiều dạng máy biến áp nhưng tất cả nguyên lý đều giống nhau. Trong bài giảng chúng ta chỉ tập trung xem xét máy biến áp một hoặc ba pha. Còn các máy biến áp khác ta chỉ nghiên cứu sơ qua trong phần cuối chương, các bạn tự tham khảo thêm. 1.1.2. Công dụng của máy bíên áp Hình 2.5. Hệ thống truyền tải và phân phối điện Trong hệ thống điện, máy biến áp dùng để truyền tải và phân phối điện năng. Các nhà máy điện lớn thường ở xa các trung tâm tiêu thụ điện vì vậy phải xây dựng các đường dây truyền tải điện năng. Thông thường điện áp đầu cực 12
- máy phát tối đa khoảng vài chục kV, để truyền tải được công suất lớn và giảm tổn hao công suất trên đường dây bằng cách nâng cao điện áp. Vì vậy ở đầu đường dây đặt máy biến áp tăng áp và vì phụ tải chỉ có điện áp từ 0,4-6kV nên cuối đường dây đặt máy biến áp giảm áp. 1.2. Các đại lượng định mức Mục tiêu: - Biết được một số đại lượng định mức của máy biến áp - Phân biệt được một số loại đại lượng định mức của máy biến áp - Biết được công dụng của nó - Áp dụng vào thực tế - Có ý thức tự giác trong học tập Các đại lượng định mức của máy biến áp qui định điều kiện kỹ thuật của máy. Các đại lượng này do nhà máy chế tạo qui định và thường ghi trên nhãn máy biến áp 1.2.1 Điện áp định mức ở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp Điện áp sơ cấp định mức U1đm (V, kV): Là điện áp qui định cho dây quấn sơ cấp. Điện áp thứ cấp định mức U2đm (V, kV): Là điện áp của dây quấn thứ cấp khi máy biến áp không tải và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp bằng định mức. Chú ý với máy biến áp một pha điện áp định mức là điện áp pha, còn máy biến áp ba pha điện áp là điện áp dây. 1.2.2 Dòng điện định mức ở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp Dòng điện định mức(A): Là dòng điện qui định cho mỗi cuộn dây máy biến áp ứng với công suất định mức và điện áp định mức Với máy biến áp một pha: S dm S I 1dm ; I 2 dm dm ; U 1dm U 2 dm Với máy biến áp ba pha: 13
- S dm S dm I1dm ; I 2 dm ; 3U1dm 3U 2 dm Hiệu suất MBA: S2 U .I = = 2 2 = (75 - >90)% S1 U 1 .I 1 Nếu = 1 S1 = S2 U2đm. I2đm = U1đm. I1đm Ngoài ra trên máy biến áp còn ghi các thông số khác như: Tần số định mức fđm, số pha m, sơ đồ và tổ nối dây quấn, điện áp ngắn mạch Un%, chế độ làm việc, phương pháp làm mát,… 1.2.3 Công suất định mức của máy biến áp (S) Công suất định mức Sđm (VA, kVA): Là công suất biểu kiến đưa ra ở dây quấn thứ cấp của máy biến áp. 1.3. Nguyên lý làm việc của máy biến áp Mục tiêu: - Mô tả được nguyên lý làm việc của máy biến áp - Thành lập được công thức tính tỉ số biến áp - Áp dụng vào thực tế 14
- - Có ý thức tự giác trong học tập Hình 2.6. sơ đồ nguyên lý máy biến áp một pha I1: Dòng điện sơ cấp. I2: Dòng điện thứ cấp. U1: Điện áp sơ cấp. U2: Điện áp thứ cấp. W1=N1: Số vòng dây cuộn sơ cấp. W2=N2: Số vòng dây cuộn thứ cấp. : Từ thông cực đại sinh ra trong mạch từ. Như hình vẽ nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha có hai dây quấn W1,W2. Khi ta nối dây quấn sơ cấp w1 vào nguồn điện xoay chiều điện áp u1 sé có dòng điện sơ cấp i1 chạy trong dây quấn sơ cấp w1. dòng điện i1 sinh ra từ thông biến thiên chạy trong lõi thép, từ thông này móc vòng đồng thời với với cả 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, và được gọi là từ thông chính. 15
- Theo định luật cảm ứng điện từ sự biến thiên của từ thông làm cảm ứng d vào dây quấn sơ cấp sức điện động cảm ứng là: e2 w2 (2.3) dt d Cảm ứng vào dây quấn thứ cấp sức điện động cảm ứng là: e1 w1 (2.4) dt Trong đó w1 vá w2 là số vòng dây của cuộn dây sơ cấp, thứ cấp. Khi máy biến áp không tải dây quấn thứ cấp hở mạch, dòng điện i2 = 0, từ thông chính chỉ do cuộn dây w1 sinh ra có trị số đúng bằng dòng từ hóa. Khi máy biến áp có tải, dây quấn thứ cấp nối với tải Zt dưới tác dụng của sức điện động cảm ứng e2, dòng điện thứ cấp i2 cung cấp điện cho tải, khi đó từ thông chính trong lõi thép do đồng thời cả hai cuộn dây sinh ra. Điện áp U1 biến thiên dạng sin nên từ thông chính cũng biến thiên cos. d ( mcost ) e1 W1. .W1. m sin t Em1 sin t (2.5) dt d ( mcost ) e2 W2 . .W2 . m sin t Em 2 sin t (2.6) dt Trong đó: E1=4,44fW1Фm (2.7) E2=4,44fW2Фm (2.8) E1, E2 là trị số sức điện động cảm ứng sơ cấp và thứ cấp Sức điện động cảm ứng sơ cấp và thứ cấp có cùng tần số, nhưng trị hiệu dụng khác nhau E1 W1 Nếu chia E1 cho E2 ta c ó: K (2.9) E 2 W2 K được gọi là hệ số biến áp. Nếu bỏ qua điện trở dây quấn và từ thông tản ngoài không khí có thể coi gần đúng U1=E1,U2=E2 ta có: U 1 E1 W1 K (2.10) U 2 E 2 W2 Đối với máy tăng áp: U2>U1;W2>W1 16
- Đối với máy tăng áp: U2
- lớn. + Gián tiếp kiểm tra cách điện máy biến áp. Biện pháp an toàn thí nghiệm không tải máy biến áp + Khi thí nghiệm không tải ở cuộn dây LV > cảm ứng một sức điện động sang cuộn HV > Gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Do đó: - Cô lập máy biến áp, tạo khoảng cách an toàn cần thiết. - Căng dây an toàn, treo biển báo và cử người trông an toàn xung quanh máy biến áp. Phương pháp thí nghiệm không tải máy biến áp. + Ở mỗi đơn vị thí nghiệm sẽ có thiết bị đo không tải khác nhau, có thể đo gián tiếp qua Vonmet, Ampemet hay trực tiếp hiển thị giá trị I0%; P0% như Hioky PW, Norma D4000. + Nguyên tắc: - Hạng mục đo không tải phải được làm trước các hạng mục liên quan đến nguồn DC để tránh ảnh hưởng của từ dư. Hoặc ta phải khử từ trước khi tiến hành đo không tải. - Điện áp thí nghiệm U> 5%Uđm - Đưa điện áp thí nghiệm không tải vào cuộn hạ áp, các cuộn còn lại để hở mạch. Ví dụ: MBA 22/0,4kV ta sẽ đưa áp và cuộn dây LV, cuộn HV để hở mạch. -Tăng dần dần điện áp đặt vào cuộn dây máy biến áp đến giá trị định mức. Trong quá trình lên không được giảm điện áp để tránh ảnh hưởng của từ trễ. - Khi điện áp thí nghiệm U < Uđm ta phải quy đổi Pđo theo Uđm Thí nghiệm không tải bằng nguồn 1 pha + Cuộn dây MBA đấu Y - Đo không tải cuộn dây ab Mắc sơ đồ như hình dưới: 18
- -Kết quả thu được: P0ab = P0a + P0b I0ab Tương tự với cuộn bc, ca: -Kết quả thu được: P0bc = P0b + P0c P0ca = P0c + P0a I0bc; I0ca -Suy ra: Công suất không tải 3 pha P0 = P0a + P0b + P0c = (P0ab + P0bc + P0ca)/2 Dòng không tải trung bình: I0 = (I0ab + I0bc + I0ca)/3 + Cuộn dây MBA đấu Y0 - Đo cuộn dây an Mắc sơ đồ như hình dưới: 19
- - Kết quả thu được: P0a; I0a - Đo tương tự với cuộn bn, cn - Kết quả thu được: P0b; P0c; I0b; I0c - Suy ra: - Công suất không tải 3 pha: P0 = P0a + P0b + P0c Dòng không tải trung bình: I0 = (I0a + I0b + I0c)/3 + Cuộn dây MBA đấu Δ - Đo cuộn dây ab, nối tắt bc. Mắc sơ đồ như hình dưới: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình máy điện 1 - ĐH Sư phạm kỹ thuật HCM
162 p | 1236 | 463
-
Giáo trình máy điện - GV Nguyễn Ngọc Tuấn
107 p | 709 | 342
-
Giáo trình Máy điện 2 - ĐH Bách khoa
62 p | 771 | 237
-
Giáo trình Máy điện 2 - ĐH Bách khoa
62 p | 527 | 214
-
Giáo trình Máy điện - Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng (Tổng cục Dạy nghề)
215 p | 475 | 182
-
GIÁO TRÌNH MÁY ĐIỆN II - PHẦN III CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG CỦA MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU - CHƯƠNG 1
14 p | 249 | 104
-
Giáo trình Máy điện đặc biệt: Phần 1 - ThS. Nguyễn Trọng Thắng
37 p | 309 | 93
-
Giáo trình Máy điện - Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp (Tổng cục Dạy nghề)
215 p | 342 | 74
-
GIÁO TRÌNH MÁY ĐIỆN I - Phần Mở đầu
12 p | 208 | 73
-
Giáo trình Máy điện 2: Phần 2
37 p | 172 | 50
-
Giáo trình Máy điện 1 (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
73 p | 24 | 6
-
Giáo trình Thực tập lắp đặt thiết bị điện 2 (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
57 p | 9 | 6
-
Giáo trình Máy điện 2 (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
75 p | 34 | 6
-
Giáo trình mô đun Máy điện 2 (Nghề Điện công nghiệp - Trình độ cao đẳng nghề) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
49 p | 37 | 5
-
Giáo trình Máy điện 2 (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
70 p | 6 | 5
-
Giáo trình Máy điện 1 (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
58 p | 17 | 5
-
Giáo trình Trang bị điện 2 (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
60 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn