Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 1
lượt xem 8
download
Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Mĩ thuật-sự hình thành và phát triển; Mĩ thuật và cuộc sống con người; các loại hình cơ bản của Mĩ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 1
- PHƯƠNGPHÁP DẠYHỌC MỈTHÚẬT NGUYÊN ỌC LIẸU NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM
- NGUYỄN QUỐC TOẢN G I Á O T R Ì N H lĩỉít h u ậ t _1 _ __ ___r VÀ PHU0NG PHÁP DẠY HỌC M Ĩ THUẬT (D à n h c h o s in h v iê n n g à n h G iáo d ụ c T iểu h ọ c) (In lần th ứ sáu) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM
- w UNIVERSITY OF EDUCATION PUBLISHING HOUSE GIÁO TRÌNH Mĩ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT Nguyẻn Quốc Toản Sách được xuát bản theo chl đạo biên soạn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phụt vọ công iát. đào tfo sinh viên nyành Glốo dục Tiếu học Mả sách quổc tẻ: ISBN 978-604-54-0761-5 Bản quyén xuăt bản thuộc về Nhà xuát bản Đại học Sư phạm. Mọi hình thức sao chép hay phát hành mà khống có sự cho phép bâng v in bản của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đều là vi phạm pháp luật. ( Chủng tôi luôn mong muón nhận được những ý kiến đóng góp của quý vi độc già để iách ngày cáng hoàn thiện hơn. Mọi góp ý vé iách, liin hệ về bàn thào và dịch vụ bàn quyén I xin vui lồng gửí vé địa chì email: kehoach@nxbdhsp.edu.vn Mả SỐ: 01.01.280/1095 - GT 2014 2
- MỤC LỤC Trang Lời nói đẩu ...................................................................................................................... 5 A. Giới thiệu chương t r ìn h ........................................................................................... 7 B. Nội dung chương trình ........................................................................................... 7 Phẩn thứ nhất. MỘT SÔ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA MĨ T H U Ậ T ....................................7 Chương I. Mĩ THUẬT - s ự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRlỂN .......................................7 I. Đôi điều về “cải gốc" của m ĩ thuật ....................................................................... 7 II. Vài nét về sự hinh thành và pháttriển của m ĩ thuật ..........................................8 III. Vài nét vê lịch sử m ĩ thuật Việt Nam ............................................................... 21 Chương II. Mĩ THUẬT VÀ c u ộ c SỐNG CON NGƯỜI...............................................45 /. Khái n iệ m ................................................................................................................. 45 II. M ĩ thuật và cuộc sống con n g ư ờ i ........................................................................ 51 III. Ngôn ngữ m ĩ thuật ............................................................................................... 53 IV. Chất liệu của m ĩ thuật ........................................................................................ 58 Chương III. CÁC LOẠI HÌNH c ơ BẢN CỦA Mĩ THUẬT .............................................63 I.H ộ ih o ạ ................................................................... ............................................ 63 II. Điêu k h ắ c ................................................................................................ 65 III. Kiến trú c ................................................................................................................. 67 IV. M ĩ thuật ứng d ụ n g ................................................................................................69 Phẩn thứ hai. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC MĨ THUẬT ở TIÊU HỌC .. .76 Chương IV. VẼ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VẼ THEO MẪU ở T]ỂU HỌC . . .76 I. Vẽ theo mâu ........................................................................................................... 76 II. Phương pháp dạy - học vẽ theo mẫu .............................................................. 90 Chương V. VẼ TRANG TRl VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VẼ TRANG TRÍ Ở TIỂU HỌC ............. .............................................................................. 103 I. Vẽ trang t r í ............................................................................................................. 103 II. Phương pháp dạy - học vẽ trang t r í ................................................................. 119 Chương VI. VẼ TRANH VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VẼ TRANH Ở TlỂU HỌC . . .129 /. Vẽ tr a n h ..................................................................................................................129 II. Phương pháp dạy - học vẽ tra n h ..................................................................... 139
- Chương VII. THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC THƯỜNG THỬC Mĩ THUẬT Ở TIỂU HỌC ............................................ 146 I. Thường thức m ĩ th u ậ t ............................................................................................ 146 II. Phương pháp dạy - học thường thức m ĩ thuật .............................................. 151 Chương VIII. TẬP NẶN TẠO DÁNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC TẬP NẦN TẠO D ÁNG.............................................................................. 161 I. Tập nặn tạo dáng ................................................................................................. 161 II. Phương pháp dạy - học tập nặn tạo dáng ..................................................... 164 Chương IX. s ự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN n g ô n n g ữ t ạ o h ìn h Ở TRẺ EM (Mẫu giáo và Tiểu h ọ c ) ...........................................................173 /. Trẻ em, nhìn từ góc độ chung ............................................................................. 173 II. Trẻ em với m ĩ thuật .............................................................................................174 III. Một vài điểm cần chú ý khi hướng dẫn trẻ v ẽ ............................................... 183 Chương X. SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN MĨ THUẬT ở TlỂU HỌC . . . .191 I. Sách giáo khoa ......................................................................................................191 II. Sách giáo viên m ĩ thuật ở tiểu h ọ c .................................................................... 197 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 200
- LỜI NÓI ĐẨU G iáo trình M ĩ th u ậ t và p h ư ơ n g p h á p dạy học m ĩ th u ậ t được biên soạn dào lạo sinh viền hệ C hính quy; Vừa làm vừa học và T ừ xa (giáo viên Tiểu học đ ã dược học chương trình M ĩ thuật 135 tiết hay 150 tiết à các trường Trung học Sư p h ạ m , Cao đẳng Sư phạm ). Giáo trình tập trung vào những nội dung sau: - C ung cấp m ột sô'kiến thức cơ bản vê m ĩ thuật. - Giới thiệu cách học và làm bài tập. - Trình bày vê phương p h á p dạy - học M ĩ thuật Ở Tiểu học. - Câu hỏi hướng dẫn tự học, các bài tập thực hành ở cuối m ỗi chương. N ộ i dung giáo trình gồm hai p hần c ơ bản: ~ Phần thứ nhất: M ột sô' vấn đê chung cùa M ĩ thuật. - Phần thứ hai: N ộ i dung và phương pháp dạy - học M ĩ thuật ỏ Tiểu học. Phần thứ hai gồm 7 chương, trong đó có 5 chương viết về các phân môn trong chương trình M ĩ thuật ở T iểu học, đó là: V ẽ theo m ẫu, V ẽ trang trí, V ẽ tranh, Thường thức M ĩ thuật và T ập nặn tạo dáng. C ác chương có cấu trúc thống nhất, gồm các nội dung sau: ~ K hái niệm - M ột sô' kiến thức cơ bản - Phương p h á p tiến hành bài tập - Phương p h á p dạy - học - H ướng dẫn cách học. C ấu trúc thống nhất của các chương giúp sinh viên d ề theo dõi, d ể đọc và hiểu vấn dê m ột cách lôgic. Trong quá trình học, sinh viên cần nghiên cứu các tài liệu được giới thiệu ở p h ầ n hướng dẫn cách học và sưu tầm thêm tư liệu đ ể kiến thức phong phú, sáu sắc hơn. D ể dạy - học giáo trình này đạt kết quả tốt, cần chú ỷ: - G iáo viên cần bám sát chương trình cho từng đôi tượng sao cho sát nội dung và thời lượng.
- - Sinh viên cần có cách học mới: tự giác, nghiêm túc thực hiện yê u cáu cùa bài học, thực sự cầu thị đ ể có được kết quà tốt, đặc biệt là đối với m ôn M ĩ thuật, môn học nghệ thuật tạo ra cái đẹp. C ái đẹp vốn không có q uy định khô cứng, công thức bất di bất dịch, càng không có đáp s ố cho tất cả, không sao chép, không rập khuôn... mà luôn biến ảo khôn lường đ ể có cái đẹp nhiều hình nhiêu vẻ, hợp với khả năng nhận thức, khả năng biểu hiện và cảm thụ riêng cùa m ỏ i người. Đ ổng thời học m ĩ thuật chù yếu là thực hành, vì trên c ơ sở thực hành, suy ngẩm, th ể hiện và sáng tạo mới hiểu rỗ phần li thuyết. V ì vậy, khâu làm bài tập là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện cho phép, giáo trình có những bài đọc thêm , những tư liệu cần thiết, m ột s ố tranh, ảnh, bài v ẽ đ ể m inh hoạ cho giáo trình ph o n g p h ú hơn. Đ ây là giáo trình đầu tiên vê M ĩ thuật và phương pháp dạ y học m ĩ thuật đào tạo sinh viên hệ Chính quy; Vừa làm vừa học và T ừ xa nên có th ể còn những thiếu sót. C húng tôi m ong nhận được sự góp ý của độc giả đ ể lấn xu ấ t bán sau giáo trình hoàn thiện hơn. T á c giả 6
- r ______________ A . M Ụ C TIẾU C Ủ A C H Ư Ơ N G TRÌN H__________ j - T rans bị cho sinh viên m ột số kiến thức phổ thông và cẩn thiết về m ĩ thuật: các khái niệm , các loại hình, các kiến thức cơ bán nhất, phươne pháp tiến hành bài tập, khả năng tạo hình của học sinh. - T ạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành được các bài tập quy định ở chương trình. - C ung cấp cho sinh viên phương pháp dạy - học M ĩ thuật, phươnc pháp dạy - học các phân môn, góp phần nâne cao hiệu quả giờ dạy mĩ thuật ờ Tiểu học ngày một tốt hơn. - N âng cao nhận thức thẩm mĩ cho sinh viên, tạo điều kiện cho m ọi người vận dụng nhữne hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống cá nhân, sia đình, cộ n s đồna, vào côn? việc dạy - học. B. IMỘI DUN G CHƯƠNG TRÌNH • • • PHẦN THỨ NHẤT * * » MỘT S Ố VẤN ĐÊ CHUNG CỦ A MĨ THUẬT C ìB H Í B il MĨ T H U Ậ T - S ự HÌNH THÀNH V À PH ÁT TRIEN I. ĐÔI ĐIỂU VỀ “CÁI G Ố C ” CỦA MĨ THUẬT Chịu khó quan sát thiên nhiên, ta thấy cỏ cây hoa trái, mây trời, núi sồng, biển, hang động, côn trùng, động vật và con người đều rất đa dạng về hình thể, phong phú về màu sắc, tất cả đều đẹp, cho ta cảm xúc bất tận. Rồi những hiện tượng nhơ gió, bão, sấm chớp, lụt lội, băng tuyết, sóng thần, núi lửa và động đất... đều rất bí hiểm. Ai đ ã sinh ra chúng? Thời xa xưa chưa lí giải nổi, người ta thường nói: Trời sinh ra thế, hoặc do chúa, do thánh thần sinh ra!
- N gày nay, khoa học và công nghệ phát triển cao, những b í ẩn của tạo hoá n g ày càng được hé mở, nhưng sự đa dạng của m uôn loài, sự h ù n g vĩ của vũ trụ có lẽ vẫn là trăn trở của loài người nhiều thế hệ nữa m ay ra mới làm sáng tỏ dần. Cũng từ những bí ẩn đó của vũ trụ m à con người sinh ra bao ngành khoa học: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong đó có khoa học về nghệ thuẠt nói chung, m ĩ thuật nói riêng. Chính nhờ vẻ đẹp m uôn hình vạn trạng của tạo hoá m à mĩ thuật mới có cơ sở để xây dựng nên những lí luận của m ình. V í dụ: Luật xa gần, m àu sắc, bố cục và các hình tượng... Có nghĩa là từ cơ sở thực tiền cùa tự nhiên, con người đã tạo ra nghệ thuật tạo hình, làm cho nó ngày một phong phú, đa dạng hơn để phục vụ cuộc sống ngày càng cao cùa m ình. Chính vì thế, có thể nói: Thiên nhiên là “ông thầy” vĩ đại nhất cùa m uôn loài, và nhờ có sự đa dạng phong phú của thiên nhiên m à loài người đã làm cho xã hội ngày càng tiến x a hơn, cao hơn. N ghệ thuật tạo hình cũng không nằm ngoài quy luật ấy, có nghĩa là: Thiên nhiên là người m ẹ hiền giàu có đã ban phát cho nghệ thuật tạo hình đầy đủ những yếu tố cần thiết để con người suy ngâm , chắt lọc tạo nên tác phẩm . Ngược lại, tạo hình do con người tạo ra cũng tuủn theo quy luật phát triển c ủ a xã hội loài người. II. VÀI NÉT VỀ S ự HÌNH THÀNH VÀ P H Á T TRIEN c ủ a m ĩ t h u ậ t X ã hội loài người đã trải qua nhiều phương thức sản xuất, đó là: cộng sản nguycn thuỷ, chiếm hữu nô lệ (hay cổ đại), phong kiến, tư bản chủ n g h ĩa1. Theo tiến trình lịch sử trên, M ác và Ả ngghen dự báo sẽ có phương thức sản xuất tiếp theo, đó là cộng sản chủ nghĩa. Phương thức sản xuất đó đang và sẽ trở thành hiện thực trong tương lai, tuy nhiên không phải m ột sớm m ột chiều m à có được. Bởi sự ra đời và đổi mới một phương thức sản xuất như chúng ta đã biết p h ải trải q u a in ộ l quú trin h lứu dùi, phủi m ấ t nhíổu nũm và p h ư ơ ng thức sau được thai nghén từ phương thức trước. Đ ó là quy luật, là tất yếu. Đ ồng thời sự phát triển của một phương thức còn phụ thuộc vào tác động ở bản thủn con người - động lực chính của quá trình phát triển xã hội. Cũng như các ngành, các lĩnh vực khoa học khác, m ĩ thuật sinh ra ở phưomg thức sản xuất nào sẽ m ang tên và dấu ấn của phương thức sản xuất ấy. Vì thế quá trình hình thành và phát triển của m ĩ thuật đều mang tên và chịu sự tác động của các phương thức sản xuất. 1 Trong nhiều tài liệu còn thêm cụm từ: “C hế đ ộ ” hay “xã hội” hoặc “thời”, ví dụ: chế độ cộng sản nguyên thuỳ; xã hội phong kiến; thời tư bản chù nghĩa. 8
- 1. Mĩ thuật thời nguyên thuỷ Qua kháo cổ học, chúng ta đểu biết ờ bát cứ đâu có sự sống của người tiền sử, ờ đó déu có dấu tích của nền vãn hoá nói chung, m ĩ thuật nói riêng. Đó là những nét vẽ. net khắc, hình vẽ ờ nơi những người xưa trú ngụ - ở hang động, ờ vách đá, các tảng đá; những còng cụ lao động làm từ đá; dàn đá, những tượng đầu hay toàn thân; rồi đổ vật dùng cho sinh hoạt hằng ngày... Những "sản phẩm” tạo hình đầu liên ây của con người tuy có đơn gián hoặc thô sơ nhưng lụi có giá trị không chi về lịch sử, mà củ về tạo hình, hời tính biểu cảm cùa chúng - vừa thực vừa hư và sống động lạ thường. Đến ngày nay, khi khoa học còng nghệ phát triển cao, chúng ta vẫn còn đặt câu hỏi: Vì sao lúc bấy giờ trình độ nhận thức còn vô cùng hạn hẹp, cuộc sống vật chất còn muôn vàn khó khăn và luôn bị thièn nhiên đe doạ... thê mà người nguyên thuý lại có những sàn phẩm tạo hình đẹp như vậy? Nhưng đó lại là sự thực sinh động ngày càng được chúng ta phát hiện ra. Điều đó có thê lí giải thê này chăng: T h ú nhứt: Thiên nhiên xung quanh đều đẹp và phong phú về hình thể, màu sắc và rất “ lạ”, đổng thời rất bí ẩn. Người tiền sử đều thấy cả nhưng do chưa có tiếng nói, chưa có chữ... nên phương tiện hữu hiệu nhất để tìm hiểu, để “nói” với nhau về mọi sự vật, hiện tượng diễn ra hàng ngày tốt nhất là vẽ, khắc, đẽo. Như danh hoạ Pi-cát-xô đã nói đại ý: Những gì ta chưa nói được thì phải vẽ! Ngay cả ngày nay cũng vậy. Đ ó phải chãng là tác dụng đặc biệt của tạo hình? Lúc đầu thấy vạch cái que trên nền đất “ sinh ra nét”, vạch viên sỏi có màu thấy “nét có m àu”; hết vạch ngang đến vạch dọc, cong queo, loằng ngoằng thấy giống cái này, cái nọ càng kích thích con người hoạt động. Dần dần nó thành trò chơi trong khi nhàn rỗi, con người bắt đầu thấy quả có dáng tròn, chiếc lá có nét cong cong, Ihấy con này con kia rất lạ... và họ bắt đầu trò chơi mô tả thiên nhiên - Họ đã vẽ, đã khắc, đã đẽo những gì nhìn thấy ở xung quanh mình. T h ứ hai: “Lao động” của con người có “sản phẩm ” càng kích thích trí tò mò, và họ làm ra sản phẩm là do ý thích, tuyệt nhiên không có “đơn đăt hàng”, không có “áp lực” từ bất cứ ai. Vì thẻ hình vẽ, hình khắc... sống động lạ thường, mặc dù còn đơn sơ, chưa có nhiều chi tiết. Các nhà nghiên cứu lịch sử, nghệ thuật hiện nay cho rằng m ột bức vẽ, bức khắc của người xưa có lẽ là của tập thể, vì thấy “hay hay” , mỗi người vẽ mội nét, một hình cho “vui” . Do đó đa số các sản phẩm vẽ, khắc của người nguyên thuỷ chưa có bố cục - tức sắp đặt theo ý tưởng như người sau này. Nhưng về dáng hình, nét khắc và màu sắc lại có sức diễn cảm lạ thường - có đậm, nhạt, có hoà sắc.... Phải chăng là do húng thú tạo nên? Trong nghệ thuật nói chung, tạo hình nói riêng, yếu tố hứng thú góp phần quan trọng đưa đến thành công trong sáng tạo. 9
- T h ứ bu: N hờ có nét vẽ, nét khắc các hình m à chữ của loài người ra đời. Đó là chữ tượng hình. Lịch sử đã chứng minh: bất cứ dân tộc n ào cũng có ch ữ viết của m ình, nhưng chữ đầu tiên là chữ tượng hình - chữ xuất p h át từ các nét, các hình khắc đơn sơ ban đầu. Có thể nói, nguồn gốc của chữ viết là do tạo hình m à có. Cùng vái sự phát triển trí tuệ, tạo hình của người nguyên thuỷ đã để lại dấu ấn khó quên. Họ đã ch ế tác ra màu vẽ - đỏ và đen từ sỏi đá, m àu vàng từ đất; biết dùng chất dính là nhựa cây, mỡ hoặc tuỷ sống động vật. H ọ không chỉ vẽ bằng que m à dùng tay để bôi, quét màu lên vách đá; làm tượng nhỏ bằng đất, đá, từ những mảnh xương, những cái sừng của súc vật... Từ đó ta thấy rằng ngay từ thuở sơ khai con người đã “ làm ” ra nghệ thuật bời lẽ đơn giản nghệ thuật lúc nào cũng bắt nguồn từ cuộc sống và là một trong những nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống con người. Cho dù còn đơn sơ nhưng nghệ thuật tạo hình thòi nguyên thuỷ rất chân thực, trong sáng và sinh động, cho đến nay chúng ta còn phải tìm hiểu, nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn giá trị nhiều m ặt của nó. 2. Mĩ thuật thời chiêm hữu nô lệ Trải qua thời gian dài tổn tại, phương thức sản xuất nguyên thuỷ suy tàn, bời con người “ lớn” dần, họ không chịu chế độ cùng làm, cùng hưởng nữa. X ã hội nảy sinh ra của cải và ý thức chiếm hữu của một số “ kẻ m ạnh” đ ã dần dẩn hình thành. Ban đầu là một nhóm, sau thành tập đoàn rồi trờ thành tổ chức có "vai vế” , có trên dưới rõ ràng. Đ ó là sự ra đời nhà nước cổ đại, m à tiêu biểu là Ai Cập, Hi Lạp, La M ã... Nếu tính về thời gian cũng đã cách chúng ta khoảng 5000 năm. Khi phưcmg thức sản xuất mới hình thành đã kéo theo mọi lĩnh vực phát triển. Thời kì này nghệ thuật nói chung, m ĩ thuật nói riêng có thể nói là phát triển rực rỡ, đầy đủ mọi ngành m à lịch sử ngày nay đánh giá rất cao, coi đó là sự “đột biến”, bao gồm: 2.1. Nghệ thuật kiên trúc thời cô dại Nghệ thuật kiến trúc thời kì này phát triển có thể nói là đạt tới đỉnh cao, để lại cho nhân loại những công trình vĩ đại, mang dấu ấn khó phai mờ, tiêu biểu là các kì quan th ế giới cổ đại, như: - Đ ền Pác-tẻ-nông (Hi Lạp) làm bằng đá cẩm thạch tráng lệ, cao tới 14m, chạm khắc hoa văn rất công phu. Đường diêm phù điêu dưới m ái đền dài tới 276m, m ô tả lễ tôn vinh nữ thần A-tê-na với hàng trăm nhân vật nhịp nhàng, uyển chuyển làm cho ngôi đển thêm uy nghi, linh thiêng. Tiếc thay, hiện nay đền
- chí còn những hàng cột vừa khoé khoắn, vừa thanh nhã và duyên dáng như thách thức với thời gian. - Kim tự tháp K ê-ốp (A i Cập) với kích thước to lớn: Đ áy là hình vuông, có cạnh là 228 mét, chiều cao 146 m é t1, được xếp bằng 2,5 triệu phiến đá, mỗi phiến nặng ít nhất là 2,5 tấn. X ếp các phiến đá như thế nào m à đỉnh của Kim tự tháp lại nhỏ đúng điểm gặp nhau của các đường chéo ở đáy? Đưa các phiến đá lớn như vậy bằng cách nào lên chiều cao và có độ chính xác như vậy vẫn còn là dấu hỏi đến tận ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển cao, trong khi Kim tự tháp Kê-ốp được xây vào 2900 trước Công nguyên, cách thời đại ngày nay chúng ta sống khoảng 4900 năm . Việc chuyên chở khối lượng đá lớn như vậy từ xa về, rồi làm sao để tháp khỏi bị lún trên nền cát, đục đẽo th ế nào đế xếp chổng lên nhau không cần chất kết dính... cũng còn là những trăn trở của các nhà khoa học. - Đ ấu trường C ô-li-dê (La Mã) có hình e-líp với đường kính bên ngoài là 188m X 156m, sân đấu là 86m X 54m, có sức chứa 50.000 người, chiều cao đấu trường là 49m và có 3 tầng, m ỗi tầng có 80 cửa vòm cuốn tạo cho công trình vẻ thanh ihoát. Ngoài ra, còn có các công trình kiến trúc đồ sộ khác như: Đ ền th ờ K ác-nác (Ai Cập) có diện tích trên 5000m 2, với 134 hàng cột, những cây cột to có đường kính 3,6m và cao 21 m; Đ ền A -bu-sim -ben (Ai Cập) xây dụng từ thế kỉ X III trước Công nguyên bằng cách đục chìm vào núi đá ngay sát bờ sông Nin; Khải hoàn m ôn Sép-ti-rni-út (La Mã) xây dựng vào năm 203, cao 20m , rộng 25m và dày 1lm , bằng gạch, đá vôi và bọc bằng đá cẩm thạch. Mặc dù các công trình trên không còn nguyên vẹn bởi thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết, nhưng chúng vẫn giữ được vẻ đẹp tráng lệ và huy hoàng, khiến m ọi người phải khâm phục về kĩ thuật xây dụng, vể tạo dáng và cách tạo không gian hợp lí, sáng tạo... 2.2. Nghệ thuật diêu khác thời cô dại N ghệ thuật điêu khắc thời kì này cũng đạt được những thành tựu “ ngang tầm ” với nghệ thuật kiến trúc và chịu ảnh hưởng của quan niệm tôn giáo tín ngưỡng. Vì thế trong điêu khắc xuất hiện nhiều cách diễn tả khác nhau, khi thì dáng tĩnh nghiêm trang, thường là nhìn chính diện, hoặc tượng các vị thần thể hiện ý tường tôn giáo, siêu hình và thần bí. V í dụ: 1 CÓ tài liệu: Kim tự tháp K ẻ-ốp cao l3Km, cạnh đáy là 225m. 11
- • Ớ Ai Cập: Tượng thần thường phối hợp m iêu tả giữa hình tượng người và thú, như: - Tượng Nlưin S I / đẩu người mình sư tử, có cánh, được tạc từ một khối đá nguyên khổng lồ, cao khoảng 20m, dài khoảng 60m. Từ xa đã nhìn thấy pho tượng sừng sững in trên nền trời oai phong, tượng trưng cho uy quyền của thần linh. - Tượng Thần HO-I us: đầu chim ưng, thân người. - Tượiig Thần A nu-bít: đẩu chó sói, thân cò... - Tượng Viền thư lụi (thư kí, người ghi chép) lại có cách diễn tả rất thực với thân hình cân đối, ngồi xếp bằng chững chạc, nhưng nét mặt và nhất là đôi mắt m ở to, nhìn thẳng, tập trung suy nghĩ cho công việc và nghiêm nghị; tay giữ sỏ, tay chuẩn bị ghi chép m ột điểu gì. Ngoài ra còn tượng Ra-lìô-tép, Nô-phrét, P ha-M -ông Ram -xét II. • Ớ Hi Lạp: Tượng thần được diễn tà với dáng vẻ hoàn thiện của con người, với những tỉ lệ vàn g 1 của người Hi Lạp lúc bấy giờ. Tượng được mô tả với ti lệ chuẩn mực, thường trong tư th ế động. Tượng nam là khoả thân, ngược lại tượng nữ đều “m ặc” trang phục. Tuy tượng được làm bằng đá nhimg các nhà điêu khắc đã tài tình “thổi” hồn vào đá làm cho ta cảm giác đấy là da thịt, là nếp vải mềm mại, uyển chuyển đế phô ra những nét đẹp của cơ thể, của cơ bắp bên trong. Các pho tượng tiêu biểu là: - Tượng Vệ n ữ M i-lô (tìm thấy ờ đảo M i-lô, 1820); - Tượng Người ném đĩa của M i-rông. - Tượriq Thần D ớ t của Phi-đi-át. - V ệ nữ X ni-ílơ của Pờ ra-xi-ten... Tượng và phù điêu của Hi Lạp cổ đại đã đạt tói đỉnh cao củ a sự cân đối hài hoà, dáng sinh động, không có vẻ thần bí, không dung tục và trở nên mẫu mực cho nghê thuât điêu khắc các thời kì sau này. • Ở La Mã: Tượng chân dung phổ biến nhằm suy tôn các hoàng đế. Vì thế các tác phẩm chân dung m ang tính cách nhân vật rõ rệt, sống động và biểu cảm. V í dụ: Plio tượtìg Ô -guỷt ờ Pri-m a Poóc-ta theo phong cách hiện thực, nét mặt cương nghị, tự tin, cơ thể cường tráng của một vị tướng đẩy vẻ kiêu hùng. Đổng thời với tượng chân dung, ờ La Mã thời kì này đã khai sinh ra tượng đài kị sĩ, tiêu biểu là tượng H oùng đ ể M ác 0-1 en trên litng ngựa. 1 Ti lệ vàng: ti lệ cân đối vé vé đẹp cùa con người. 12
- 2.3. Nghệ thuật hội hoạ thời cỏ dại So với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, nghệ thuật hội hoạ của thời kì này có phán “khiêm tốn” hơn, có nghĩa là chưa xuất hiện những tác phẩm “bề thế” hoặc là chưa được phát hiện, hoặc cũng có thể bị huý hoại bởi thời gian. • o Ai Cập: Tranh tường được vẽ trong các lăng mộ, đền thờ, đề tài liên quan đến những vị thần với đường nét đơn giản, khúc triết, m àu sắc hài hoà, làm tăng vẻ đẹp của các công trình kiến trúc. Nhiều bức ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Ví dụ: Tranh ờ m ộ của Sen-ne-ger được vẽ theo kiểu trang trí: hình ảnh là những dây nho trĩu quả, ảnh của Sen-ne-ger được vẽ trên CỘI hoặc tranh vẽ ông cùng ba bà vợ bằng các gam màu vàng - nâu - đen hài hoà và sống động. Vể lạo hình, người Ai C ập tuân theo ước lệ tạo hình cổ sơ, đó là: nhân vật theo hướng nghiêng 3/4; mật và bàn chân theo hướng nghiêng; mắt, vai ở tư thê nhìn thảng; hai chân chếch 3/4. Cách diễn tả như vậy đế tranh được cảm nhận ờ khống gian hai chiều, hình dàn trên mặt phẳng, nhờ đó đặc điếm nhân vật bộc lộ rõ ràng và tạo được hướng chuyển động cho nhân vật. • ơ Hi Lạp: Tranh còn lại nguyên vẹn thấy ở đồ gốm - đó là bản sao các tác phẩm hội hoạ, là những tranh kiệt tác. Đề tài thường là các trận đấu thể thao với cách vẽ hình, bố cục, m àu sắc rất sinh động. • Ớ La Mã: Phổ biến là tranh ghép mảnh trên tường lớn, sinh động, vẽ theo lối hiện thực (ờ thành phố Pom -gre-i và Ec-quy-la-num ). Tác phẩm tiêu biểu: Trận ỉ-xốt: Tuy không còn nguyên vẹn nhưng những gì còn lại cũng cho ta cảm nhận được không khí và th ế trận giữa đội quân cùa A -lếch-xăng đại đ ế và quân Ba Tư trước sự chỉ huy của vua Đa-ri-út. 3. M ĩ thuật thời phong kiên 3.1. Thời kì dầu Thời kì phong kiến đến sớm hơn ờ các nước phương Đ ông, từ khoảng m ấy thê ki trước C ông nguyên. Thời kì phong kiến châu Âu đến m uộn hơn, nhimg thời kì này nặng nể bời tôn giáo - chúa trời và các thánh thần ngự trị tất cả. Vì thế kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ đều hướng tới và phục vụ cho tôn giáo. a. Về kiến trúc N hà thờ, thành quách, lâu đài “m ọc” ở khắp nơi với quy mô lớn, kiên cố và có 13
- vẻ đẹp lộng lẫy. Trong đó kiến trúc nhà thờ giữ vị trí quan trọng và có thành tựu cao nhất. Ví dụ: - N hà thờ Đức Bà ở Pa-ri (Pháp) xây dựng từ 1163 - 1250. - N hà thờ Sác-tơ-rê, khởi công xây dựng năm 1194. - Toà thánh Sô-phi-a: Vòm chính có đưòng kính 33m , cách mặt nền 51,8m. N óc vòm thường được dát vàng hoặc kim loại, đá quý để tăng hiệu quả sang trọng và thu hút thị giác. b. Vé điêu khắc N ghệ thuật điêu khắc được phát triển m ạnh và gắn với kiến trúc: Phù điôu phát triển m anh giữ vai trò trang trí trong các nhà thờ. 3.2. Thời kì cuối V ào cuối thời kì phong kiến, khoa học phát triển m ạnh, đạt được nhiều thành tựu về m ọi mặt, m à cao trào cùa nó là phong trào vãn hoá Phục hưng. Ả ng-ghen đã nói: Thời kì Phục hưng là thời kì sinh ra những con người khổng lổ trên mọi lĩnh vực, trong đó có mĩ thuật, v ề nội dung, các tác phẩm mĩ thuật vẫn phản ánh tôn giáo, thán thoại. a. Về kiến trúc K ết hợp hài hoà giữa kiến trúc cổ đại và kiến trúc trung cổ, do đó m ang vẻ đẹp b ìn h dị, mực thước, trang nhã, trở thành khuôn m ẫu cho kiến trúc của thời đại. b. Về điêu khắc M iêu tả hình tượng con người với tỉ lệ mẫu mực về giải phẫu cơ thể. Ví dụ: - Tượng Đ a-vít củ a Mi kcn lăng giơ, b ằn g đ á cổ m th ạ c h , cao 5 ,5 m , là h ìn h ảnh cậu bé chăn cừu đã giết tên khổng lồ G ô-li-át: với dáng đứng, tư th ế của hai bàn tay và ánh mắt tạo cho pho tượng thêm sống động. - Tượng M ôi-dơ cùa M i-ken-lăng-giơ, bằng đá cẩm thạch, có thân hình khoẻ khoắn. Dáng ngồi, những tư th ế của hai chân, bàn tay và m ắt nhìn chăm chú lại cho chúng ta thấy điều gì đó sẽ xảy ra tức khắc. c. Về hội hoạ Hội hoạ thời Phục hưng phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ, thể hiện ở các đề tài, ờ minh hoạ hình ảnh con người trong tác phẩm mang tính trí tuộ, 14
- bác học như những quy luật về xa gần, về giải phẫu học, về cách phối hợp đường nét đậm nhạt, các m ảng sáng tối của màu sắc để giải quyết vấn đề không gian cùa tác phẩm. Nhưng quan trọng là cái thần thái của tác phẩm - vừa sống động, vừa bộc bạch được nội tâm của nhân vật, đúng như người xưa đã nói: Ngôn tại ý ngoại! Những danh hoạ và các tác phẩm tiêu biểu của thời Phục hưng: - Ti-xiêng: tranh L ễ thăng thiên và gia đình Đức mẹ. - Bốt-ti-xen-li: tranh M ùa xuân; Ngày sinh của Thẩn Vệ nữ... ~ Lê-ô-na đờ Vanh-xi: tranh Đ ức m ẹ và C húa H ài đồng; M ôn-na Li-da (Lư giô-công-đơ); Bữa tiệc biệt li (Buổi tiệc hội kín, Bữa ăn cuối cùng cùa chúa G iê-su); Đ ức m ẹ trên núi; Q uý bà với con chồn... - Ra-pha-en: Đ ức m ẹ đổng trinh và Chúa hài đồng; Trường học A -ten ; M a-đôn-na; Đức m ẹ Xch-xtin; Thiếu nữ và em bé; Hạ chúa Giê-su từ trên thánh giá... - Mi-ken-lãng-giơ: Thánh gia đình; Sự phán xét cuối cùng; Chúa tạo raA-đam... - G ioóc-giôn: V ệ n ữ ngủ... 4. M ĩ thuật thời tư bản chủ nghĩa Cuối thòi phong kiến, m ột loạt các cuộc cách m ạng nổ ra ở Anh (1642 - 1689); chiến tranh giành độc lập ở Bắc M ĩ và sự thành lập Hợp chủng quốc H oa Kì (1783); Cách m ạng tư sản Pháp (1789)... báo hiệu sự ra đi của chế độ phong kiến và sự hình thành chù nghĩa tư bản. Đ ến thời kì này, nghệ thuật tạo hình phát triển theo các xu hướng, trường phái khác nhau và tập trung vào các nước có cơ sở vững vàng như: Ý, Tây Ban N ha, Hà Lan, xứ Phờ-lăng-đrơ và Pháp. Đ ây là thời kì xuất hiện các xu hướng, các trường phái nghệ thuật, đó là tất yếu của quá trình phát triển lịch sử nói chung, nghệ thuật tạo hình nói riêng, và đó mới là đặc trưng của nghệ thuật — tìm tòi phát triển và sáng tạo khổng ngừng. Sự xuất hiện các xu hướng, trường phái khác nhau được thổ hiện ở: - Sự tôn thờ, sùng bái m ĩ thuật cổ đại - M ĩ thuật đề cao sự mẫu mực, lí tưởng và tuyệt đối vai trò lí trí, trí tuệ - tạo hình là cốt lõi của tác phẩm , còn màu sác chỉ là yếu tố phụ. Do đó tác phẩm thời kì này hình hoạ được chú trọng: xây dựng chắc chắn theo mẫu mực cổ đại, m à tiêu biểu là N i-cô-la Pút-sanh (1594 - 1665). - Đ ể cao nghệ thuật Ba-rốc - M ĩ thuật tìm đến vói cảm xúc sống động, m ạnh mẽ bằng nhiều yếu tố: m àu sắc, hình, sự chuyển động trong tranh và cách vẽ khoáng đạt, phóng khoáng. Đại diện cho xu hướng, trường phái này là: Pôn R u-ben-xơ (1577 - 1640); Ca-ra-va-giô; V ê-lát-skê và R em -brăng.
- - X u hướng nghệ thuật duyên dáng dễ thương, khuyến thiện - tập trung diễn tả và ca ngợi cuộc sống của quý tộc, phong kiến m ang đậm chất trữ tình. Các hoạ sĩ tiên phong cho xu hướng nay là Oát-tô; Grô-dơ và Sác-đanh. - X u hướng nghệ thuật Tân cổ điển - Nghệ thuật của các nghệ sĩ này lại hướng về nghệ thuật cổ đại m ột lần nữa để tìm cảm hứng từ hào quang của nghệ thuật La Mã, Hi Lạp, đại diện là G iắc-cơ Lui Đa-vít (1748 - 1825). Tuy nhiôn, trong tác phẩm của hoạ sĩ có đề cập đến những vấn đề đương thời, như M a-ra bị ám sát hay L ễ đăng quang cùa Na-pô-lê-ôn. - Chủ nghĩa hiện thực - Tranh nghệ thuật hiện thực phản ánh cuộc sống đương thời của người lao động - công việc và sinh hoạt của họ. Ban đầu bị sự phản đối của dư luận trong giới nghệ sĩ, vì nó “khác thường” trong đề tài, trong việc xây dựng hình tượng và m àu sắc... m à các xu hướng, trường phái nghệ thuật trước chưa ai đề cập đến. Tiêu biểu, đi tiên phong là hoạ sĩ G út-sta-vơ Cuốc-bô với các tác phẩm N hững cô kéo sợi ngủ quên; C hị sàng lúa; N hững người thợ đập đá; M ột đám tang ở O óc-năng;... - N ghệ thuật Ấn tượng, Tân Ấn tượng, H ậu Ấn tượng - Trường phái này tìm cách tách hội hoạ với nhiếp ảnh, bởi theo họ, hội hoạ phải khác nhiếp ảnh vể cách bố cục, xây dựng hình tượng và xử lí m àu sắc,... có nghĩa là không phản ánh cuộc sống nguyên hình, khuôn mẫu, m à phải thể hiện trực tiếp đối tượng bằng cảm xúc của m ình. Đi tiên phong trong trường phái này phải kể đến: X ê-dan (1839 - 1906); Van Gốc (1853 -1 8 9 0 ); G ô-ganh (1848 - 1903). Tuy cùng quan điểm nhưng ba hoạ sĩ này lại có cách vẽ khác nhau. Ví dụ: Xê-dan: Chú trọng sự chắc chắn của hình khối, bố cục tạo ra nhiều diện và xử lí m ối tương quan đậm - nhạt, nóng - lạnh để tả không gian. Van Gốc: Biểu hiện cảm xúc, tâm trạng của m ình qua nét bút cuồn cuộn, quằn quại và hoà sắc màu m ạnh mẽ. O ô -g an h : L ại say sư a với am hưửng và sự liu y ền b í kl cliẹu c ủ a m àu sác ilé diễn tả nét hoang sơ của cuộc sống, con người ở Ta-hi-ti.
- i ệ 0P> Ma-dỏn-na Môi-dơ Tranh sơn dầu của Ra-pha-en Tượng đá cẩm thạch của Mi-ken-lăng-giơ Mùa xuân. Tranh sơn dầu của Bốt-ti-xen-li 17
- Chân dung tự hoạ Hai cô gái bên bờ biển Tranh san dầu của Van Gốc Tranh sơn dầu của Gỗ-ganh Hoa diên v ĩ - Tranh sơn dẩu của Van Gốc 18 Vuivyii iVĩAi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo Trình thiết kế quần áo - TS. Trần Thủy Bình
229 p | 1222 | 296
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 : Tên bài dạy : Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật ý thời kì phục hưng
6 p | 528 | 56
-
Tài liệu Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học
116 p | 609 | 42
-
Giáo trình Thiết kế trang phục 1 (Ngành/nghề: Thiết kế thời trang - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
83 p | 85 | 20
-
Giáo trình Thiết kế, cắt, may áo sơ mi nam (Nghề: May thời trang - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
65 p | 35 | 15
-
Giáo trình mô đun Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật
207 p | 63 | 13
-
Giáo trình Kỹ thuật may (Ngành/nghề: Công nghệ may – Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
138 p | 56 | 13
-
Giáo trình May áo sơ mi nam, nữ (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
41 p | 60 | 11
-
Giáo trình Nối mi-uốn mi cơ bản và nâng cao - Trường Cao đẳng Y Hà Nội
57 p | 23 | 8
-
Giáo trình Thiết kế trang phục 1 (Nghề: Thiết kế thời trang - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
83 p | 27 | 8
-
Giáo trình Phương pháp dạy học Mĩ thuật (Tập 2): Phần 1 - Nguyễn Thu Tuấn
89 p | 57 | 7
-
Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 2
126 p | 19 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật may (Nghề: Công nghệ may - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Công nghệ TP HCM
138 p | 11 | 6
-
Một số phương pháp dạy học mĩ thuật phát huy tính tích cực học tập cho học sinh tiểu học
7 p | 64 | 6
-
Vai trò của dữ liệu hình ảnh trong giảng dạy môn Mĩ thuật cấp trung học cơ sở
3 p | 6 | 3
-
Biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập phân môn Thường thức mĩ thuật trong các giờ học mĩ thuật cho học sinh trung học cơ sở Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành
11 p | 47 | 3
-
Giáo dục mĩ thuật ở trường phổ thông qua hoạt động trải nghiệm
4 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn