Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 2
lượt xem 6
download
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: vẽ mẫu và phương pháp dạy học vẽ theo mẫu ở tiểu học; vẽ trang trí và phương pháp dạy học vẽ trang trí ở tiểu học; vẽ tranh và phương pháp dạy học vẽ tranh ở tiểu học; thường thức Mĩ thuật và phương pháp dạy học thường thức Mĩ thuật ở tiểu học;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 2
- PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP d ạ y ' - HỌC MĨ THUẬT ỏ TIẾU HỌC ■ ■ ■ ■ ----------------------------------- ^ ---------------------------------- VẼ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP D Ạ Y - HỌC VẼ THEO MẪU Ỏ TIỂU HỌC I. VẼ THEO MẤU 1. Khái niệm M uốn hiểu rõ khái niệm “vẽ theo m ẫu” cần hiểu thêm các thuật ngữ chuyên môn có liên quan sau đây: 1.1. Hình hoạ H ình hoạ là m ôn học ở các trường đào tạo cán bộ chuyên sâu về m ĩ thuật như: Trường Đ ại học M ĩ thuật, Trưòng Đ ại học M ĩ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm N hạc - H oạ Trung ương, Trường Đ ại học K iến trúc... H ình hoạ có hai loại: hình hoạ đen trắng - m ôn vẽ hình bằng chì đen, than và hình hoụ m ùu - vẽ bằng màu. Các bài tập của m ôn H ình hoạ là vẽ các hình khối cơ bản: hình lập phương, hình hộp, hình trụ, hình cầu, hình chóp, hình tháp, hình đa diện;... các đồ vật - các hình biến dạng từ hình khối cơ bản: ấm chén, chai lọ, phích (bình thuỷ), bát đĩa;... các loại quả; các m ô hình m ũi, m ắt, lai, m iệng, phù điêu hoa, lá...; động vật nhổi; tượng đầu người, tượng bán thân, tưọng toàn thân ờ các dáng khác nhau của người (ngồi, đứng...). Các bài tập vẽ người thật chiếm phần lớn thời gian của các m ôn học, đây cũng là đích cuối cùng của môn học. Bài tập theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ vẽ hình đến vẽ đậm nhạt và cuối cùng là vẽ m àu. Trọng tâm của hình hoạ là vẽ hình và tả khối tạo điểu kiện cho người vẽ luyện cách quan sát, nhận xét, đánh giá vể kích thước, tỉ lệ, đậm nhạt để “thuộc” hình, diễn tả được đối tượng, đồng thời cốn phục vụ cho quá trình sáng tác sau này. H ình hoạ là m ôn học cơ bản, hỗ trợ cho việc trang trí, vẽ tranh và điêu khắc. 76
- 1.2. Vé tà thực Vẽ tả thực là phân môn của m ĩ thuật ờ trường phổ thông - ờ Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (TH PT )1. Thuật ngữ này được dùng cho đến năm 1980 thì được thay bằng “ vẽ bằng m ẫu” . T h ế nào là vẽ tả thực? Vẽ tả thực được hiểu theo nhiều cách: Vẽ, tả lại đối tượng có thực ờ trước mắt. Đ ó là cách hiểu đúng đắn. N hưng một số người lại hiểu theo cách khác: phải vẽ như thực - giống thực 100% về kích thước tỉ lệ, đậm nhạt, chừng mực nào đó vẽ như ảnh. Như vậy cái “thực” ở đây bị hiểu sai, coi bài vẽ phải đúng như m ẫu đến từng chi tiết “chân tơ kẽ tó c”, như mẫu thiết kê (nếu là đồ vật). Do đó không ít giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ ô để vẽ. Kết quả là tất cả các bài vẽ dểu giông nhau như đúc. Vẽ như vậy là không đúng với “tả thực”, vì mỗi học sinh ngồi vẽ ở một hướng, lại có cách nhận xét, đánh giá, cảm thụ riêng của m ình... làm sao các bài vẽ giống nhau được. V ẽ tả thực, bản thân nó không sai, nhưng để nhiểu người khỏi hiểu sai, làm sai, năm 1980, Hội đồng bộ m ôn M ĩ thuật2 nhất trí thay “ tả thực” bằng “ vẽ th eo m ẫ u ” . 1.3. Vẽ theo mẩu Đ ế hiếu rõ thuật ngữ này, trước tiên chúng ta cẩn phân biệt từ “vẽ” khi đi cùng với các cụm từ khác sẽ có yêu cầu khác nhau. Ví dụ: a. Vẽ + k ĩ thuật - Vẽ kĩ thuật — Vẽ kĩ thuật đòi hỏi phải đúng: nét thẳng phải thẳng và phải dùng thước để kẻ (chứ không phải vẽ bằng tay); nét cong phải cong, phải dùng thước chuyên m ôn, com pa để thực hiện (chứ không được vẽ bằng tay). N ét của vẽ kĩ thuật phải đểu: nhỏ, m ành đểu hoăc to, đâm đểu. - Vẽ kĩ thuật đòi hỏi phải chính xác: chính xác đến tuyệt đối đê qua bản vẽ của nhà thiết kê người ta có thể làm ở nhiều nơi, mỗi nơi m ột số chi tiết, nhưng chúng vẫn khớp được với nhau khi lắp ráp (các chi tiết của xe đạp, quạt điện, ô tô, m áy bay...)- Vẽ kĩ thuật yêu cầu chính xác để có thể sản xuất hàng loạt. N hư vậy vẽ kĩ Ihuật khác xa với vẽ theo mẫu. 1 Ỏ THPT hiện nay không học mĩ thuật. Tiến tới, ớ THPT sẽ học mĩ thuật theo chương trình tự chọn. * 2 Hội đổng bộ môn Mì thuật thành lập nãm 1980 do Giáo sư - Viộn sĩ - Hoạ sì Trán Văn c ẩ n làm Chủ tịch, cỏ nhiệm vụ nghiên cứu chương trình m ì thuât phục vụ cho cài cách giáo dục (CCGD). 77
- b. Vẽ + bậy - Vẽ bậy - Vẽ bậy là vẽ những hình không nên vẽ - những hình “cấm ”, hình thô tục. - V ẽ bậy là vẽ vào những nơi không được vẽ, nếu vẽ sẽ làm chúng xấu đi, không còn đẹp như: m ặt bàn, tường... - Vẽ lăng nhăng, lít nhít không ra hình thù gì, ở bất cứ chồ nào. Các trường hợp trên đúng là vẽ bậy, song đúng hơn cả là cho những ai đã có ý thức, tức là biết th ế nào là tục, không nên nói, không nên vẽ; biết được nơi nào không được vẽ và ngưòi chưa có ý thức - trẻ em . H ai trường hợp dưới thường thấy ở trẻ em (trẻ m ẫu giáo và đầu tiểu học), chúng vẽ ở mọi nơi, vẽ lung tung, nhưng tuyệt nhiên không là vẽ bậy, vì chưa có ý thức th ế nào là bậy, m à đơn giản là thích hoạt động, thích vẽ. N ếu không hiểu được điều đó ta thấy trẻ vẽ m iệt mài say sưa trên bàn, trên tường... chưa ra hình gì đã vội kết luận là “ vẽ b ậy ” thì thật oan cho các em . c. Vê + theo m ẫ u - Vẽ theo m ẫu T hế nào là vẽ theo m ẫu? Trước tiên nên hiểu rằng vẽ ở đây không là vẽ “của” k ĩ thuật, càng không phải vẽ bậy, m à là vẽ “củ a” hội hoạ. N hư vậy: - N ét vẽ, hìn h vẽ của cách vẽ theo m ẫu không giống nét vẽ, hình vẽ của vẽ kĩ Ihuật, có nghĩa là không đòi hỏi thẳng băng, tròn trịa, đểu đều. N ét và hình của vẽ theo m ẫu chỉ là tương đối, biểu hiện đó là đường thẳng, đường cong hay đường tròn - đường thẳng, cong, tròn của hội hoạ. - H ình vẽ của vẽ theo m ẫu không đòi hỏi chính xác như hình vẽ kĩ thuật 100%, m à chính xác ở đây có nghĩa là chính xác như nó tồn tại trong không gian theo cách nhìn của người vẽ - chính xác của hội hoạ, hay nói cách khác là chính xác của nghộ thuật nói chung, chứ không phải sự chính xác của các m ôn khoa học tự nhiên, kĩ thuật. Nét vẽ, hình vẽ của vẽ theo m ẫu đều vẽ bằng tay, không dùng thước, com pa, dù là các nét thẳng của hình hộp, tường nhà, cột điện; đường tròn của m iệng lọ; nét cong cùa thàn h lọ (bình)... Vẽ theo m ẫu là nhìn đối tượng (m ẫu) có ở trước mật và vẽ lại - tả lại, mô phỏng lại b ằng cách nhìn, cách ng h ĩ và cách cảm thụ của chính người vẽ. Ta cần chú ý: tả, m ô phỏng lại theo m ẫu chứ không phải sao chép, rập khuôn như mẫu khi thiết kế. N hư vậy, tuy cùng m ột m ẫu, cùng một cách hướng dẫn nhưng tất cả các bài vẽ sẽ không giống nhau. Vì sao? Ta có thể lí giải như sau: 78
- - K hông có bài vẽ giống nhau theo m ẫu vì: + Mỗi người ngồi ở m ột vị trí khác nhau: ờ chính diện, ờ bên phải, bên trái nén cách nhìn mẫu khác nhau; người ngồi cao, thâ'p, người ngồi xa, gần sẽ nhìn mẫu không như nhau. + K hả năng so sánh, phân tích, ước lượng khác nhau nên nhận xét về kích thước, ti lệ cùa m ẫu ờ mỗi người cũng không giống nhau. + Cảm thụ vé đẹp của m ẫu ở mỗi người m ột khác, do vậy biểu hiện qua hình cũng khác nhau. Những điều trên đối với trẻ em ở bậc Tiểu học là m ột thực tế. Bài vẽ của các em dù là vẽ theo mẫu, nhưng đều được các em vẽ bằng sự thích thú và hiểu biết của mình. Bởi vậy chi là m ột m ẫu vẽ nhưng các bài vẽ sẽ không giống nhau. D ạy vẽ theo m ẫu hay dạy m ĩ thuật m à dạy theo cách kẻ ô cho cả lớp vẽ theo khuôn mẫu định sẵn của giáo viên là không đúng với dạy vẽ theo m ẫu. Bài vẽ theo m ẫu chỉ là m ô phỏng lại m ẫu có ờ trước mặt với hình dáng, kích thước, đậm nhạt như người vẽ nhìn thấy, quan trọng hơn là như họ cảm nhận chứ không phải vẽ mẫu như thiết kế. V í dụ: Cái ca sắt tráng m en, kích thước, tạo d áng luôn cố định là: m iệng ca hình tròn, có chiều cao, có quai, m àu đen trắng... như nhau, nhưng khi vẽ lại, nó sẽ có nhiểu dáng hình như sau: + N hìn từ trên xuống, hình cái ca chỉ là m ột hình tròn (m iệng ca) và 2 nét của quai. N hìn hình vẽ ta thấy cái ca giống như hình vẽ cái chảo từ trên nhìn xuống. N hư vậy, cái ca đã “m ất” chiều cao. + N hìn ờ giữa thân, cái ca chỉ là m ột hình chữ nhật, hai nét ở m iệng và đáy hơi cong, còn quai ca thì ở chính giữa, bên phải hay bên trái hoặc ở phía sau, trường hợp này quai ca lại “biến m ất” . + Nhìn từ cao hơn m iệng ca một chút, ta thấy m iệng ca là hình ô van, tuy trong thực tế nó là hình tròn xoay. N hư vậy hình tròn xoay trong trường hợp này đã biến dạng thành hình ô van. Đ ã nhìn thấy m ột phẩn m iệng ca thì chiểu cao của nó sẽ không đúng như thực - như thiết k ế m à “co lạ i” theo cách nhìn của người vẽ (H ình 7). Như vây, bài vẽ cái ca trong các trường hợp trên đều đúng - đúng và chính xác như cái ca đang tổn tại trong không gian theo cách nhìn, cách n g h ĩ và cảm nhận của người vẽ. Đ iểu quan trọng là giáo viên cẩn cho học sinh nhận ra hình vẽ cái ca nào đẹp hơn (vì vẽ đúng chưa chắc đã đẹp), sau đó bày m ẫu hướng dẫn cho nhiều 79
- học sinh vẽ theo cách nhìn cái ca có hình đẹp: bày nhiều mẫu và cho các em vẽ theo nhóm (tự để cái ca ở các vị trí khác nhau và quan sát, chứng m inh ch o nhận xét trên). Hình 7. Cách nhìn và vẽ cái ca 2. Một s ố kiến thức cơ bản cần th iết d ể vẽ theo mẫu 2.1. Nét Khi vẽ theo m ẫu ta thường dùng đến nét để vẽ khung hình, vẽ hình và vẽ đậm nhạt. N ét vẽ gồm có: a. N ét thẳng Nét thẳng cùa vẽ theo m ẫu chỉ là tương đối, không thẳng băng, ngay ngắn, đều đặn như nét vẽ kĩ thuật. Khi vẽ nét thẳng ở vẽ theo mẫu tuyệt đối không dùng thước để kẻ, m à chỉ nhìn m ép giấy để vẽ nét ngang, nét dọc sao ch o thẳng. Vẽ một lần chưa thẳng có thể vẽ lần thứ hai, đưa chì nhanh, vạch nét dài - khống vẽ từng đoạn nối tiếp nhau. N ét vẽ cần tự nhiên, m ạch lạc theo cảm xúc. Nét thẳng có thể ờ các th ế khác nhau: - N ét Ihảng ngang — N ét thẳng đứng — N ẽt thẳng nghiêng - N ét gấp khúc. Tuỳ thuộc vào cấu trúc của m ẫu vẽ m à sử dụng các nét thẳng cho hợp lí. b. N ét cong Nét cong ở vẽ theo m ẫu cũng chỉ là tương đối, không đòi hỏi đều đặn. Nét cong, nét lượn đế diễn tả vật thé ờ dạng tròn, mặt cong. 80
- N ét của vẽ theo mẫu không đều về to, nhò, đậm , nhạt m à có chỗ đậm , chỗ nhạt (mờ), chỗ lừng (ngắt quãng). Nét vẽ có đậm , nhạt tuỳ thuộc hướng ánh sáng chiếu vào mẫu và nhận thức của người vẽ. M ột bài vẽ có nét đ ẹp vừa diễn tả được hình, khối, làm cho hình vẽ không “d ín h ” vào trang giấy —bài vẽ có không gian. 2.2. Hình Khi vẽ theo m ẫu cần phải chú ý đến đạc điểm hình dáng của m ẫu: cái chai, cái lọ, cành lá... Cần quan sát kĩ, nhận xét đúng đê lột tả được hình d áng - những nét điên hình nhất của mẫu, không vẽ chung chung. M uốn làm tốt cần chú ý so sánh tỉ lệ các bộ phận của mẫu với nhau. 2.3. Hình m á n g Cấu trúc của vật thể khá phức tạp, do nhiều hình khối cơ bản tạo nên. V í dụ: hình hộp có các m ặt là hình tứ giác; cái chai có cổ là hình trụ, vai là hình chóp cụt,’, thân là hình trụ; m ật người có nhiều hình khối cơ bản biến d ạng tạo thành. Khi vẽ ta cần xác định được các hình đó trên m ặt phẳng. Do ở các hướng khác nhau, nhận ánh sáng không như nhau nên bề m ặt vật thể có ch ỗ đậm , chỗ nhạt, chỗ sáng. Chỗ đậm , chỗ nhạt trên vật thê đểu có hình dáng - hình m ảng đậm nhạt. Chính vì thê ta nhìn mọi vật có hình khối. 2.4. Khôi Mọi vật đểu có hình khối. N hờ có hình khối nên ta nhìn m ọi vật rõ ràng hơn, thật hơn. Bài vẽ theo m ẫu có sáng tối - có chỗ sáng, chỗ nhạt, ch ỗ đậm sẽ tạo cho nó có hình khối, có xa gần như nó tồn tại trong không gian. Có nhiều nguyên nhân khiến cho vật thể có độ đậm nhạt khác nhau: — V ật thể được cấu tạo bời nhiều hình khối, có các m ặt lồi lõm , theo các hướnsỉ khác nhau. — N h ậ n á n h s á n g ỏ c á c m ặ t k h á c n h a ir t r ir c H i ệ n , x i ê n , c h é o — M ỗi chất liệu nhận ánh sáng m ột khác. N hư vậy, nhờ có ánh sáng mà mọi vật có m àu sắc, đâm nhạt nên chúng có hình khối. Khi vẽ cần quan sát, xác định chất liệu của mẫu và nguồn ánh sáng chiếu tới: mạnh, yếu, chiếu trực diện hay chiếu xiên để xác định độ đậm , độ nhạt của bàĩ vẽ. 2.5. Cách nhìn xa gân (Luật xa gân) a. Khái niệm Phái nhìn mọi vật theo xa gần để vẽ cho đúng như chúng tổn tại trong không gian. Cách nhìn được thể hiện như sau: ở gần thì to, rõ; ở xa thì nhỏ, m ờ (gần thì 81
- to, cao, dài, đậm ; ờ xa thì nhỏ, thấp, ngắn, mờ). Cách nhìn xa gần còn gọi là Luột xa gần, là m ôn khoa học nghiên cứu về cách nhìn, cách diễn tả m ọi vật irong không gian và giải thích về sự biến đổi của chúng ở các vị trí khác nhau. b. Đường chân trời (hay đường tầm mắt) - Đ ường chân trời hay còn gọi là đường tầm m ắt (viết tắt là TM). Đường chân trời là đường thẳng nằm ngang, song song với mặt đất (coi như mặt đất là phẳng) và ngang với tầm mắt của người nhìn. Do vậy, đường tẩm mắt có thế là cao hay thấp phụ thuộc vào vị trí cao thấp của người nhìn: đứng nhìn sẽ có đường tầm mắt cao, ngồi sẽ có đường tầm mắt thấp. - Cách xác định đường tầm mắt: + Đứng trước biển, ranh giới giữa trời và mặtnước biển, đó là đường tẩm mắt (Hình 8). Hình 8. Đườnq tắm mắt + Đ ứng trước khoảng rông, đường ranh giới giữa đất và trời là đường tầm mắt. + Khi vẽ ở trong phòng, ta thường nâng m ặt phẳng của cái thước hay tấm bìa cứng lên ngang tầm mắt, tới lúc mặt phẳng “thu lại” chỉ còn là m ột đường thẳng, đó chính là đường tầm mắt. Đường tầm mắt có thể ờ trên hay cắt ngang mẫu vẽ. Cần xác định vị trí của đường tầm mắt trong trang giấy để vẽ hình đúng hơn. - Ý nghĩa của đường tầm m ắt trong tranh: Đ ường tẩm m ắt có ý nghĩa nhất định đối với tác phẩm hội hoạ, như tranh vẽ biển, phong cảnh rộng. 82
- + Đường tầm m ắt ở giữa chia tranh ra làm hai phần trên và dưới bằng nhau. Trường hợp này người ta thường tránh, vì nó tạo cho người xem thấy nặng nề, khó chịu và cảm giác buồn bởi đường chạy ngang chính giữa tranh chia cắt nó thành hai phần như đối xứng. Trong trường hợp này rất khó xử lí đê lấy lại thế cán bằng giữa trời và đất, trời và biển (giữa trên và dưới) của các hình m ảng và đủm nhạt. Lê-vi-tan, hoạ sĩ N ga thế kỉ XIX đã rất thành công ờ thế’ loại phong cánh và cách xử lí đường tầm mắt trong tranh, kể cả ở chính giữa. Đ ó là tài nghệ của ông mà không phải bất cứ hoạ sĩ nào cũng đạt đư ợ c1. + Đường tầm mắt ờ vị trí thấp (phần dưới - đất hoặc nước ít, phán trên - trời nhiéu) cho ta cảm giác rộng mênh m ang, thoáng đãng. Phần dưới - đất hay nước tuy có “ ít” nhung như thấy “nhiều” hơn, “rộng” hơn, nhir còn nữa và “đang chạy” vé phía xa. + Đường tầm m ắt ờ vị trí cao, thấy phần đất hay nước nhiều hơn, nhưng lại cho ta cảm giác cảnh hẹp, chật hơn. Khi người vẽ ở vị trí cao thì đường tầm mắt ờ ngoài tranh (phía trên), tất cả những gì nhìn thấy đều ở dưới tầm m ắt và diễn ra sôi động trên nền tranh - mặt phẳng tranh. c. Điểm tụ - Đ iểm tụ là điểm gặp nhau của các đường song song không cùng hướng với đường lầm mắt. Đ iểm tụ nằm ờ trên đường tầm mắt. + Các đường song song khác hướng nhau sẽ gặp nhau ở nhũng điểm khác nhau ở đường tầm mắt. + Các đường song song không cùng hướng với đường tầm mắt dù ở trêrì hay ờ dưới, ở bèn phải hay bên trái đều gặp nhau ờ đường tầm mắt. - Cách xác định điểm tụ: Khi đã xác định được đường tầm m ắt trong bài vẽ, đồng thời biết được hướng c ủ a đ ư ờ n g s o n g s o n g , ttt k c o d à i d ư ờ n g s o n g a o n g c h o t ớ i k h i c h ú n g g ũ p n h a u ở đường tầm m ắt tại m ột điểm , đó là điểm tụ. Từ điểm tụ đó, ta có thể vẽ m ột vật dề dàng, nhất là các hình hộp. Đ iểm tụ viết tắt là ĐT. d. Một s ố điểm cần chú ỷ khi vẽ theo Luật xa gần Khi vẽ ta có thể ngồi chính diện, ngồi bên phải hay bên trái m ẫu, đường tầm mắt có thế ngang mặt trên, ở giữa hay cao hơn mẫu. Ở những vị trí khác nhau như 1 Lẽ-vi-tan là hoạ sĩ chuyẽn vẽ tranh phong cảnh. Ông vẽ phong cảnh rộng vàthường có đường tám mát cát ngang tranh, nhưng tranh nào cũng đẹp. Bức M ùa thu vàng là một trong những tranh phong cành dẹp của ông, của nển hội hoạ thế giới. 83
- vậy thì nhìn m ẫu sẽ khác - m ẫu có những biến đổi theo cách nhìn của người vẽ. Do vậy ta cần phú ý: - Những nét chung: Khi nhìn theo xa gần thường thấy: + Ớ gần thì to, cao, dài, rộng, cách xa, đậm , rõ. + ở xa thì nhỏ, thấp, ngắn, hẹp, xít gẩn, nhạt, mờ. - Những điểm cụ thể (H ình 9): Hình 9. Điểm tụ + Các đường song song với đường tầm mắt thì luôn luôn song song, nhưng càng xa (tức là đến gần đường tầm m ắt) càng xít lại gần nhau hơn, và cuối cung tụ lại trên đường tầm mắt. Ở vị trí chính diện nhìn thấy các đường của bậc thém, của m ái, nóc nhà luôn song song với nhau. Các thanh tà vẹt ờ đường tàu hoả cũng song song và càng xa càng xít lại, ngắn dần đến khi còn lại là một điểm . + Gác đường vuông góc với đường tầm m ắt luôn luôn vuông góc (thằng đứng) và nếu là cách đều nhau thì càng xa càng gẩn nhau hơn, nếu là cao báng nhau thì càng xa càng thấp dần (Nhìn hàng cây (cho là cao như nhau) và hang cột điện sẽ thấy rõ hơn). + Các đường song song không cùng hướng với đường tẩm mắt (vuông góc hay chạy chéo với đường tầm m ắt) thì chạy về phía đường tầm mắt, gặp nó ờ một điểm (điểm tụ), càng gần đường tầm mắt thì khoảng cách giữa hai đường càng xít lại gần nhau hơn. Vì th ế ta nhìn con đường (coi như hai bờ và hai m ép song so n ^ th ấ y càng xa lòng đường càng hẹp lại. Khi vẽ hình hộp, căn nhà, ta cần chú ý đến kích thước ở gẩn và ờ xa của chúng để vẽ hình cho có chiều sâu. + Các đường song song không cùng hướng vói đường tầm m ắt thì dù chúng ở vị trí chính diện, ờ trên hay dưới, ờ bên phải hay bên trái đều chạy vể đương 84
- tầm mất (chạy xuống chạy iên). Khi vẽ hình hộp, hình trụ ta nên vẽ cả các mặt đáy cùa chúng đế nhìn rõ hơn (có thê đáy bị che khuất). - Hình hộp, hình trụ theo xa gần có thê thay đổi hình dạng như sau: + Hình hộp (Hình 10) d e • Chi thấy một mặt bên (mặt bên không thay đổi), khi nhìn ờ vi trí chính diện và đường tầm mắt ờ chính giữa chiều cao cùa hình hộp hay trùng với mặt đáy trên hoặc đáy dưới của nó (hình 10a, b, c). • Nhìn thấy hai mặt: mặt đáy trên (hay dưới) là hình thang (đã thay đổi hình dáng) và mặt bên (không thay đổi hình dáng), khi nhìn ờ vị trí chính diện và đường lầm mắl ờ cao (hay thấp) so với hình hộp (hình 10d, h). • Nhìn thấy ba mặt: mặt đáy trên (hay dưới) ]à hình bình hành và hai mặt ben déu la cac hình binh hanh (déu da thay dổi hình dáng), khi nhìn hình họp ớ vị trí chếch, mặt bên không song song với đường tầm mắt và đường tầm mắt ờ cao (hay thấp) so với hình hộp (hìnhlOe, g). + Hình lập phương Từ cách nhìn hình hộp, ta sẽ thấy các mặt của hình lập phương không phải lúc nào cũng vuông, mà có khi thay đổi thành hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật khi nhìn nó ở các góc độ khác nhau. + Hình trụ Từ cách nhìn hình lập phương, hình hộp ta đẻ dàng nhận thấy hình tròn (mặt 85
- hình trụ) không phải lúc nào cũng tròn, m à nó phải biến đổi theo các vị trí nhìn của người vẽ. V í dụ: • Mặt tròn của hình trụ chỉ là một nét thẳng hay hơi cong khi đường tầm mắt ở giữa chiều cao của hình trụ. Lúc này hình trụ chỉ là hình chữ nhật. Mặt trên (hay dưới) của hình trụ là hình ôvan, khi nhìn từ cao (hay thấp) đường tầm mắt ờ cao (hay thấp) so với nó. • Mặt hình trụ là hình tròn, khi nhìn trực diện từ trên xuống. Từ cách nhìn này ta có thể vẽ miệng chai, miệng cốc... một cách dễ dàng. 3. Phương pháp vẽ theo mẫu 3.1. Quan niệm Một số người khi vẽ thường không biết vẽ gì trước, gì sau, hoặc vẽ từ trên xuống dưới (từ m iệng chai, m iệng ấm tích, từ ngọn lá...), và vẽ đến đâu xong đến đấy. Học sinh tiểu học cũng thường thấy gì vẽ nấy, vẽ từ chi tiết trước. Cách vẽ như vậy đúng hay chưa đúng? Phương pháp vẽ theo mẫu sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên đây. Phương pháp vẽ theo m ẫu là cách tiến hành bài vẽ từ đầu đến khi kết thúc, từ cách nhìn, nhận thức đến cách vẽ. Nắm vững phương p háp vẽ chung có thể vận dụng vào tất cả các dạng bài tập vẽ theo m ẫu từ dễ đến khó, bài vẽ sẽ đúng và đẹp hơn, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên dạy vẽ theo m ẫu dễ d àn g hơn. Vẽ theo mẫu yêu cầu người vẽ phải ghi nhớ, tuân theo những quy định một cách nghiêm túc, nhất là đối với sinh viên học từ xa, đó là: - Phải có m ẫu thật khi vẽ. - Phải quan sát m ẫu thật kĩ để thuộc mẫu vể hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt và cảm thụ vẻ đẹp cùa nổ. - K hông vẽ từ chi tiết, bộ phận, m à vẽ từ bao quát đến chi tiết. 3.2. Phương pháp vẽ theo mẫu Vẽ theo mẫu dù đơn giản như vẽ chiếc lá, cái cốc hay phức tạp như vẽ đồ vật ghép, vẽ các con vật, vẽ người, đều tiến hành theo trình tự chung sau đây: a. Quan sắt m ẫu vẽ Q uan sát mẫu vẽ có vai trò rất quan trọng với vẽ theo mẫu. Cách quan sát như sau: 86
- - Q uan sát từ bao quát đến chi tiết, không sa vào chi tiết, bộ phận để nhận ra: + Hình dáng bể ngoài của mẫu (chiều cao, chiểu ngang và những nét cơ bản). + Đ ặc điểm chính của m ẫu (qua cấu trúc và kích thước). + Các m ảng đâm nhạt lớn. + Vẻ đẹp cùa mẫu, tạo hứng thú cho người vẽ. - Ọ uan sát m ẫu để suy nghĩ về bô' cục. + Vẽ hình trong tờ giấy theo chiều ngang hay chiều dọc là hợp lí. + Hình vẽ bàng nào là vừa, đặt nó ờ giữa hay lệch sang phải, sang trái hoặc lên trên, xuống dưới trang giấy đê có bố cục cân đối. Đây là bước khởi đầu: quan sát, tiếp cận đê hiểu sơ bộ về mẫu vẽ. Khi làm bài tập còn phải tiếp tục quan sát cho đến khi kết thúc bài vẽ. Q uá trình vẽ thường là: • Q uan sát đê nhận biết về m ẫu (ghi nhận về mẫu). • Vẽ: vẽ theo trí nhớ (không nhìn m ẫu) - nhớ lại những gì đã hiểu về mẫu để vẽ. , • Q uan sát tiếp khi người vẽ cảm thấy nghi ngờ vể những gì đang vẽ, hoặc cần nhận biết thêm về mẫu. • Vẽ tiếp... Quan sát mẫu và vẽ đan xen nhau cho đến khi bài vẽ hoàn thành. M uốn hiểu biết tương đối đầy đủ, ghi nhận được những nét đặc trưng, khi quan sát cần so sánh, đối chiếu để có nhận xét đúng. b. Cách vẽ Q uan sát từ bao quát đến chi tiết thì vẽ cũng tiến hành từ cái chung, cái lớn đến cái bộ phận, thường là: - Vẽ phác khung hình (H ình lla ) K hung hình là hình bao quanh, giới hạn của những chỗ cao, thấp, lồi lõm ờ mẫu. K hung hình thường là hình tam giác (khung hình của lá trầu...), hình tứ giác (hình vuông, hình chữ nhật), hình nhiều cạnh (khung hình của lá mướp, lá sắn, của con trâu...), hình tròn (khung hình của bông hoa, con gà...). Tuỳ theo hình dáng bên ngoài của m ẫu, ta phác hoạ khung hình cho phù hợp. K hung hình chỉ là hình do người vẽ hình dung ra, không có, không thấy ờ mẫu. 87
- 1fíV ! ' / 1 k 'h '= \ < Hình 11. Cách vẽ theo mẫu Khi vẽ khung hình cần chú ý: + Kích thước (chiều cao, chiều ngang hay những khoảng cách cùa khune hình) phải tỉ lệ với kích thước cùa mẫu. Khung hình sai, hình vẽ mẫu sẽ sai theo. Sau khi đã phác khung hình vào giấy, cần quan sát mẫu, có thể điều chỉnh tỉ lệ và vị trí sao cho hình vẽ sau này không to quá, nhỏ quá, hay bị lệch quá để bài vẽ cân đối. + Nét vẽ phác khung hình cần nhẹ nhàng đê sau này có thế tẩy bỏ dễ dàng. + Nêu là mẫu cún đối, như cái chui, chiếc lú bùng... cần VC phúc trục đối xứng đổ VC hình cho đều. + Nếu là mẫu ghép (2 - 3 vật mẫu) cần quan sát và ước lượng tỉ lệ và phác khung hình của từng vật mẫu. Cách vẽ khung hình riêng cũng như vẽ khung hình chung (Hình I la). - Ti lệ từng bộ phận cùa mẫu (Hình l lb). Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ các bộ phận và đánh dấu những điểm: cao thấp, rộng hẹp, lồi lõm theo chiều ngang, chiều cao: chiều ngang cùa miệng, chiều cao cùa cổ, vai chai; chiều ngang rộng nhất của lá bàng...
- - Vẽ phác các nét chính (Hình llb ) . D ựa vào những đặc điểm đã đánh dấu, vẽ phác các nét m ờ ta sẽ có hình dáng của m ẫu. Có thể vẽ phác nhiều nét để tìm nét đúng hơn, không nên tẩy nhiểu, tẩy ngay khi không thấy ưng ý. Tẩy nhiều sẽ làm rách giấy, bài vẽ sẽ bị nhàu nát, bẩn. Q uan sát và điều chỉnh tỉ lệ nếu thấy cần thiết. - Vẽ nét chi tiết. D ựa vào các nét chính đã ổn định, quan sát m ẫu thực để vẽ các nét chi tiết cho đúng mẫu hcm (H ình llc ,d ). ■ N ét vẽ chi tiết cần có đậm, nhạt, có thể vẽ nhiểu nét để có nét đúng, đẹp hơn. Đ ối với vật thể tròn (cái chai...) nên vẽ theo cấu trúc - vẽ cả các nét khuất của m iệng, vai, đáy để tạo không gian cho hình vẽ. - Vẽ đâm nhạt. V ẽ đậm nhạt (hay còn gọi là vẽ bóng) để bài vẽ có hình khối, xa gần - có không gian. Vẽ đậm nhạt cần tiến hành như sau: + Q uan sát m ẫu để xác định các độ đậm nhạt: độ đậm nhất, độ trung gian (đậm vừa), độ sáng. N ếu mẫu có nhiều chất liệu (sứ, gỗ, thạch cao...) hay cấu trúc khác nhau (m ặt phảng, mặt cong, m ặt chếch...) thì độ đậm nhạt rất phức tạp, cần quan sát để thấy những độ đậm nhạt chính. + Tìm vị trí và hình dáng các m ảng đậm nhạt và vẽ phác bằng nét mờ. + Vẽ đậm nhạt theo mảng: vẽ đậm trước, nhạt sau. Cần chú ý: • So sánh các độ đâm nhạt để bài vẽ có tương quan chung, tránh độ đậm nhạt quá tương phản (gay gắt, tách bạch quá), hay đổng đều, m ờ nhạt. • V ẽ đậm nhạt bằng những nét đan xen dầy, thưa, đậm nhạt khác nhau theo cấu trúc của hình: m ặt phẳng đứng, nghiêng; m ặt cong, chếch... K hông được cạo chì để “d i” trên giây. • CO' gáiig Uiẽii tả ch ấ t c ủ a m àu . c h ấ t g ỗ th ư ờ n g ch ắc; c h ấ t th u ỷ tin h , sứ thường m ềm , dịu; chất của vỏ trái cây xốp... M uốn diễn được chất cần quan sát kĩ để nhận ra cấu tạo của mầu (gồm có những gì, bằng gì), cấu trúc của nó ra sao (có m ặt lồi lõm, các hướng), đổng thời phân biệt được nguồn sáng m ạnh, yếu chiếu tói. • Có thể đặt bài vẽ gần với m ẫu để so sánh điều chỉnh độ đậm nhạt và tẩy bỏ những gì không cần thiết. Đ ến đây coi như bài vẽ theo m ẫu đã hoàn thành.
- II. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VẼ THEO MẪU N ắm được cách tiến hành bài vẽ, phần nào ta đã biết được cách dạy vẽ theo m ẫu ở Tiểu học. Song để có thể dạy vẽ theo m ẫu được dễ dàng, cần đưa học sinh vào nển nếp học tập ngay từ bài đầu tiên, cụ thể là: cách quan sát, nhận xét m ẫu thật, cách tiến hành bài vẽ. Vì vây các bài đầu, cần dạy kĩ để học sinh nắm được những yêu cầu chung, rèn luyện thói quen học tập. N hững bài tiếp theo, chỉ cần nêu lên các đặc điểm của mẫu, còn thời gian dành nhiều cho thực hành - học sinh tự quan sát và vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của riêng m ình. K hông áp đặt, bắt buộc các em vẽ theo khuôn mẫu - tất cả vẽ như hướng dẫn của giáo v iên 1. D ạy vẽ theo mẫu cần chú ý: 1. Chuẩn bị mẫu vẽ M ẫu vẽ ờ m ôn M ĩ thuật nói chung, ở vẽ theo mẫu nói riêng rất cần thiết, vì nó là nội dung - kiến thức chứa đựng trong mẫu. Do đó giáo viên cần lưu ý: 1.1. Tìm mẩu vẽ đẹp, họp với nội dung - G iáo viên cẩn nghiên cứu nội dung bài dạy để tìm m ẫu vẽ đẹp, vì m ẫu vẽ đẹp gây hứng thú cho học sinh, tạo điều kiện cho các em cảm thụ và vẽ có hiệu quả. M ẫu đẹp thể hiện ở cấu trúc - các bộ phận tạo nên hình dáng bề ngoài đẹp, có đậm , có nhạt. N ếu là mẫu ghép (2 đổ vật) cần chú ý đến tương quan tỉ lệ của chúng, tránh vật m ẫu to, cao quá so vói vật mẫu nhỏ, thấp, đồng thời chú ý đến độ đậm nhạt của chúng, tránh tương phản hay m ờ nhạt quá. - G iáo viên có thể chọn nhiểu mẫu có cấu trúc tương đương cho học sinh vẽ th eo nhóm đối vói m ẫu nhỏ, như chiếc lá, cành lá, cái cốc... - G iáo viên tìm thêm mẫu có hình dạng khác để học sinh tham khảo, so sánh thấy đirợc đặc điểm của mẫu sẽ vẽ. - M ẫu vẽ ở sách giáo khoa (SGK) chỉ là gợi ý, giáo viên cần tìm thêm n h iều m ẫu khác có ở các địa phương cho phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ củ a học sinh, như có thể thay đổi cái bình, cái xô bằng cái gùi; ch iếc lá bàng b ằn g lá khác... - N goài ra, giáo viên cần có định hướng sẵn cách vẽ và sưu tầm các bài vẽ đẹp của học sinh, các tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ cho các em tham khảo. - Có thể yêu cầu học sinh cùng chuẩn bị mẫu vẽ. 1 G iáo vién chỉ hướng dẫn chung, có thổ chi giới thiệu cách vẽ một hướng nhìn. 90
- 1.2 Đặt mẩu vẽ Đặl mẫu có ý nghĩa quan trọng đối với bài vẽ theo mẫu, vì đặt mẫu quyết định đến vẻ đẹp hay xấu của bố cục. Do đó, thường chọn cách đặt sau đây: a. Đối với m ẫu đơn (một vật mẫu) - K hông nên đặt xa quá so với tầm nhìn cùa học sinh. Nếu m ẫu nhỏ, nên chuẩn bị nhiều m ẫu đê các em vẽ theo nhóm. - K hông nên đặt cao hơn tầm nhìn của học sinh. Nên đặt mẫu dưới tầm nhìn mộ! chút để các em nhìn thấy m ặt trên của mẫu. b. Đối với m ẫu ghép (hai hay ba vật mẫu) - K hông nên đặt hai vật m ẫu thẳng hàng ngang. Nên đặt vật m ẫu ở trong, vật mẫu ờ ngoài để tạo không gian. - K hông nên đặt hai vật mẫu xít nhau, vì chúng tạo nên những đường nét trùng nhau, không đẹp. - Không nên đặt hai vật mẫu ở chính giữa nhau, tạo cho bố cục bài vẽ khó đẹp. - K hông nên đặt vật m ẫu nọ che khuất đúng một nửa vật mẫu kia. N ên đặt che khuất hoặc xa nhau vừa phải. 2. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Cần phân biệt m ột sô' thuật ngữ sau đây: - Tiến trình dạy - học; - Các hoạt động trên lớp; - Bài dạy. Các thuật ngữ trên đều chỉ quy trình của một giờ dạy, bao gồm: I Ô n đ in h tổ ch ứ c lớp; + Kiểm tra bài cũ; + Bài mới; + Củng cố; + Dặn dò (trước đây thường gọi là 5 bước lèn lớp, hay lên lớp gồm 5 bư ớ c)1. 1 Hiộn nay [hay đổi iền như sau: - Thiết kế bài dạy (trước là bài soạn hoăc giáo án). - Hoạt động dạy - học (trước là các bước lên lớp). Thay đổi cho phù hợp với thực lẻ' dạy - học hiện nay - đổi mới cách dạy, cách học. 91
- K hai thác nội dung bài dạy ở m ôn M ĩ thuật là bắt đẩu từ “ bài m ới” - bắt đầu dạy. H ai phần: ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ giáo viên chuẩn bị ờ thiết kế bài dạy, có thể có ở bài này, không có ờ bài khác. Bài dạy m ĩ thuật nói chung, bài vẽ theo m ẫu nói riêng thường tiến hành theo các hoạt động như sau: - H ướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét; - H ướng dẫn học sinh cách vẽ; - H ướng dẫn học sinh làm bài. Ba phẩn này ứng với SGK của học sinh để các em dễ học, đó là: - Q uan sát, nhận xét; - Cách vẽ; - Làm bài tập. Sau đây là nội dung từng phần trên: Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét M ặc dù giáo viên đã chuẩn bị m ẫu và có ý định đặt m ẫu, nhưng trưốc khi đặt m ẫu ch o học sinh vẽ, cần để các em nhận xét xem cách đặt m ẫu như th ế nào cho đẹp, như đã giới thiộu ở phẩn đặt m ẫu. Sau khi đặt m ẫu, giáo viên cẩn hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu để các em nhận ra: - H ình dáng, đặc điểm chung của m ẫu: cao, thấp, rộng, hẹp, phẩn trên, phán dưới, sáng, tối. T rong trường hợp này có thêm m ẫu thứ hai cho học sinh quan sát, thấy được những chỗ khác nhau và tìm ra đặc điểm của m ẫu sẽ vẽ. V í dụ: chiếc lá bàng và lá bưởi, hoặc hai cái chai khác nhau... - V ẻ đẹp của mẫu qua hình dáng, đường nét, hình mảng và đậm nhạt nhằm gây câm hứng cho học sinh, tạo điều kiên cho các em vẽ đạt kết quả hơn. G iáo viên chỉ vào m ẫu thực, xoay m ọi hướng để học sinh quan sát, nhận xét vể hình dáng, cấu trúc của m ẫu, đồng thời chỉ ra các hình m inh hoạ ở bộ đồ dùng dạy - học hay vẽ trên bảng. H ướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét giúp các em nắm sơ bộ về mẫu: hình d áng chung, kích thước chính, đậm nhạt lớn... Trong quá trình hướng dẫn, giáo viên nên đặt những câu hỏi cho học sinh suy nghĩ, trả led (có thể không Irả lời). V í dụ: Lá bàng khác lá bưởi ở chỗ nào? Ở lá bàng phẩn trên và phần dưới có giống nhau không? Sống lá bàng ờ giữa hay lệch? Lá bàng m àu gì? Chiều dài so với chiều ngang của lá th ế nào?... 92
- Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ Hướng dẫn học sinh cách vẽ là chỉ ra cho các em biết vẽ gì trước vẽ gì sau. Cách tiến hành bài vẽ thường từ bao quát đến chi tiết, theo trình tự chung, song cán cụ thể ờ mỗi bài: 3. Vẽ phác hình - N hìn m ẫu, ước lượng chiều cao, chiều ngang hay chiểu dài, chiều rông. Ví dụ: + Cái chai: Chiểu cao từ m iệng đến đáy, chiều ngang là chỗ rộng nhất của thân. So sánh hai kích thước này với nhau ta thấy tỉ lệ của khung hình cái chai sẽ là hình chữ nhật “đứng” . + Cái ca: C hiểu cao từ m iệng xuống đáy (kể cả phần m iệ n g là hình ôvan, nếu nhìn từ trên xuống), chiều ngang (kể cả phần q u ai). So sánh hai kích th ư ớ c này với n h au ta th ấ y tỉ lệ c ù a k h u n g h ìn h c á i c a sẽ là h ìn h c h ữ n h ậ t “ n ằ m ” ... + Lá bàng: Chiều dài từ ngọn lá đến cuống so với chiểu rộng nhất của nó thì tỉ 16 của khung hình sẽ là hình chữ nhật “đứng” . + Cái ấm tích và cái bát: Chiều cao sẽ là từ m iệng ấm đến tận cùng của mẫu (có thể là trôn bát), chiều ngang sẽ ờ chồ rộng nhất cù a hai đổ vật. Vậy khung hình của cái ấm tích và cái bát sẽ là hình chữ nhật “nằm n g an g ” . K hi đ ã ước lượng được tỉ lệ: c h iể u ca o , c h iẻ u n g a n g c ủ a m ẫu , p h ác hoạ k h u n g h ìn h vào tờ giấy. D ựa vào hìn h d á n g k h u n g h ìn h m à đ ặ t tờ g iấy nằm n g an g h ay d ọ c cho phù hợp, đảm b ảo tín h cân đ ố i c ủ a b ài vẽ (tờ g iấy và h ình vẽ), trá n h vẽ to, n hỏ hay xô lệ ch sang p h ải, sa n g trá i, lên trên hay x u ố n g dưới. Cũng cách quan sát, ước lượng tỉ lộ của m ẫu như trên, song ờ những m ẫu có hình dang bẻ ngoai phưc tạp, cố thẻ ve khung hlnh là các hlnh lam giác, hình tròn, hình nhiéu cạnh, hoặc phối hợp các hình hình học với nhau theo tỉ lệ của khung hình cho phù hợp. Lưu ý: - Nếu là m ẫu ghép (2 vật m ẫu), sau khi có khung hình chung, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, so sánh đé vẽ khung hình riêng từng vật mẫu. - N ét vẽ phác khung hình có thể vẽ m ột lần, đôi khi phải vẽ đến lần thứ hai, thứ ba mới được nét thẳng, nét cong như ý. Chú ý không cho họ c sinh dùng thước kẻ các nét thẳng. 93
- b. ư ớc lượng tỉ lệ bộ phận G iáo viên yêu cầu học sinh nhìn mẫu thật để ước lượng tỉ lệ các bộ phận của mẫu và đánh dấu ở khung hình. Cần hướng dẫn cho các em so sánh các bộ phận của m ẫu với nhau để ước lượng tỉ lộ: so sánh theo chiẻu ngang để thấy độ cao, thấp; so sánh theo chiểu dọc để thấy độ rộng, hẹp, lồi lõm của chúng. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, ước lượng tỉ lê, giáo viên không nên nêu ra tỉ lệ cô' định. Ví dụ: chiều cao bằng chiéu ngang hay chiểu ngang bằng 2/3 chiểu cao... m à nên nói chung chung là gần bằng hay hơn, kém ... để học sinh quan sát và ưỏc lượng theo khả năng phân tích, so sánh của m ình, không rập khuôn theo hướng dẫn của giáo viên. Hơn nữa mỗi học sinh ờ một vị trí: xa gần, cao thấp, bên phải, bên trái thì tỉ lệ của m ẫu sẽ không giống nhau. Ư ớc lượng tỉ lệ bộ phận sai, hình vẽ sẽ không rõ đặc điểm của m ẫu. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn kĩ ở các bài vẽ đầu tiên để học sinh có thể tự so sánh, ước lượng khi tìm tỉ lệ bộ phận của mẫu ở vị trí của m ình. c. Phác nét thẳng, mờ đối với các điểm đã xác định Có thể gọi là vẽ nét chính, vì: - V ẽ xong các nét này, ta đã có hình dáng và đặc điểm của mẫu. - N hờ có các nét chính này, ta có thể vẽ các nét chi tiết sau đúng hơn. - Sau khi vẽ xong các nét chính, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát m ẫu và đối chiếu với hình vẽ để có thể điều chỉnh lại tỉ lệ chưa hợp lí giữa các bộ phận làm cho hình vẽ gần vối mẫu thật hơn. d. Vẽ n ét chi tiết Sau khi đã có hình nét cơ bản, giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn m ẫu để vẽ các chi tiết: các nét cong, nét thẳng cho sát với m ẫu. Các nét này có thể trùng vói nét chính, hay ra ngoài, vào trong m ột chút. K hông nhất thiết phải theo nét vẽ chính. N ét vẽ chính chỉ là “hướng đi” của nét chi tiết m à thôi. Có thể vẽ nhiều nét mới được nét như ý. N hờ có các nét không đúng ban đầu m à biết nét vẽ sau đó đúng hom. K hông nên tẩy xoá nhiều, có thể tẩy hoặc không tẩy các nét “sa i” để tạo không gian cho hình vẽ. e. Vẽ đậm nhạt Cách tiến hành vẽ đậm nhạt như đã hướng dẫn ờ phần “cách vẽ theo m ẫu ” : Quan sát m ẫu tìm m ảng đậm nhạt, phác m ảng đâm nhạt, vẽ đậm nhạt. Ở Tiểu học, các lớp 1, 2, 3 chủ yếu là vẽ hình. Lớp 4, 5 vẽ đậm nhạt thường chỉ ở ba m ức độ đậm nhạt chủ yếu: đậm , trung gian (đậm vừa) và sáng (nền giấy). Song học sinh chưa 94
- biết tìm m ảng, chưa phân biệt mức độ đậm nhạt, nên các độ đậm nhạt chênh lệch nhau nhiêu làm cho vật thể tròn thường khô cứng, thiếu độ m ểm m ại, uyển chuyển. N hững bài yêu cầu vẽ đậm nhạt, giáo viên cần quan tâm đến những thiếu sót trên của học sinh để hướng dẫn, điều chỉnh. Bài vẽ theo mẫu được tiến hành trong vòng 40 phút. Phần hướng dẫn quan sát, iửiận xét và hướng dẫn cách vẽ thường chỉ từ 7 - 10 phút hoặc tối đa 14 phút. Tuỳ theo từng bài mà có thời gian hướng dẫn khác nhau ở phần 2 . 1 2 . 2 . cho hợp lí. Tliời gian còn lại khoảng 30 hoặc 25 phút để học sinh vẽ. Hoạt dộng 3. Hướng dẫn học sinh làm bài M ột sô' giáo viên cho rằng hướng dẫn lí thuyết xong, còn làm bài tập là nhiêm vụ cùa học sinh, giáo viên chỉ là người quản lí lớp... Đối với môn M ĩ thuật, giờ học sinh làm bài vai trò cùa giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng, vì: - H ọc sinh tiểu học thường “không ưa” nghe lí thuyết nhiều, các em m uốn vẽ ngay khi biết bài tập. N hiều bài chưa hiổu yêu cẩu của bài tập nhưng các em cứ vẽ, do đó nhiều bài vẽ thường chung chung, lặp lại bài cũ. - M ôn M ĩ thuật ở Tiểu học thường thực hành là chính - qua vẽ sẽ nâng cao dần nhân thức cho học sinh. Như vậy, lúc thực hành - lúc học sinh vẽ mới thực sự là học, bởi lẽ: + Khi vẽ, học sinh mới bộc lộ những ưu điểm , thiếu sót m ột cách khá rõ ràng ở phần lí thuyết. + K iến thức ờ bài vẽ thường chung chung, không có quy định cụ thể cho từng học sinh. Cung cấp lí thuyết, giáo viên chỉ nêu những công thức chung, nhưng khi thể hiện bài vẽ thì lại cụ thể với từng học sinh: hình vẽ vừa phải, to, nhỏ, hoặc xô lệch; tỉ lệ bộ phận đúng hay chưa đúng; nét vẽ thoáng, có đậm nhat hay khô cứng... Chỉ có trên bài vẽ thì m ọi tương quan mới “hiện lên” rõ ràng, đầy đủ và trên cơ sở - “hiện trạn g ” ấy m à nhân xét, góp ý mới hợp lí. N hu vậy, lúc học sinh làm bài, giáo viên cần “đến” với các em , cùng làm việc với các em ngay trên “hiện trạng” của mỗi bài vẽ. Công việc cụ thể của giáo viên là: - Q uan sát, bao quát lớp đế quản lí giờ học. - K hích lệ động viên những học sinh làm bài tốt. - Dựa vào thực tế bài vẽ của mỗi học sinh, chỉ ra những chỗ chưa hợp lí, gợi ý các em sửa chữa, điều chỉnh về bố cục, nét vẽ, hình vẽ, đậm nhạt... 95
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo Trình thiết kế quần áo - TS. Trần Thủy Bình
229 p | 1222 | 296
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 : Tên bài dạy : Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật ý thời kì phục hưng
6 p | 528 | 56
-
Tài liệu Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học
116 p | 609 | 42
-
Giáo trình Thiết kế trang phục 1 (Ngành/nghề: Thiết kế thời trang - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
83 p | 85 | 20
-
Giáo trình Thiết kế, cắt, may áo sơ mi nam (Nghề: May thời trang - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
65 p | 35 | 15
-
Giáo trình mô đun Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật
207 p | 63 | 13
-
Giáo trình Kỹ thuật may (Ngành/nghề: Công nghệ may – Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
138 p | 56 | 13
-
Giáo trình May áo sơ mi nam, nữ (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
41 p | 60 | 11
-
Giáo trình Nối mi-uốn mi cơ bản và nâng cao - Trường Cao đẳng Y Hà Nội
57 p | 23 | 8
-
Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 1
77 p | 16 | 8
-
Giáo trình Thiết kế trang phục 1 (Nghề: Thiết kế thời trang - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
83 p | 27 | 8
-
Giáo trình Phương pháp dạy học Mĩ thuật (Tập 2): Phần 1 - Nguyễn Thu Tuấn
89 p | 57 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật may (Nghề: Công nghệ may - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Công nghệ TP HCM
138 p | 11 | 6
-
Một số phương pháp dạy học mĩ thuật phát huy tính tích cực học tập cho học sinh tiểu học
7 p | 64 | 6
-
Vai trò của dữ liệu hình ảnh trong giảng dạy môn Mĩ thuật cấp trung học cơ sở
3 p | 6 | 3
-
Biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập phân môn Thường thức mĩ thuật trong các giờ học mĩ thuật cho học sinh trung học cơ sở Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành
11 p | 47 | 3
-
Giáo dục mĩ thuật ở trường phổ thông qua hoạt động trải nghiệm
4 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn