Giáo trình mô đun Hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
lượt xem 7
download
Giáo trình “Hệ thống máy lạnh công nghiệp” nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về hệ thống máy lạnh công nghiệp . Tài liệu gồm 20 bài, trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết cơ bản về và kỹ năng lắp đặt, sửa chữa các hư hỏng. Giáo trình này là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình mô đun Hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
- BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Ban hành lần: 3 UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HỆ THỐNG MÁY LẠNH CÔNG NGHIỆP NGHỀ : KỸ THUẬT MÁY LẠNH & ĐHKK TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 297/QĐ-CĐKTCN ngày 24 tháng 08 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT) BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2020
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu. Chúng tôi đã thực hiện biên soạn tài liệu hệ thống máy lạnh công ngiệp này. Tài liệu được biên soạn thuộc loại giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, lưu hành nội bộ trong nhà trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu. Chúng tôi đã thực hiện biên soạn tài liệu Điện cơ bản này. Tài liệu được biên soạn thuộc loại giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, lưu hành nội bộ trong nhà trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “ hệ thống máy lạnh công nghiệp” nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên nghành về hệ thống máy lạnh công nghiệp . Tài liệu gồm 20 bài. Yêu cầu đối với học viên: sau khi học xong module này học viên phải nắm được những kiến thức lý thuyết cơ bản về và kỹ năng lắp đặt, sửa chữa các hư hỏng. Giáo trình này là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên chuyên nghành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Trong quá trình biên soạn chắc chắn chúng tôi còn có nhiều thiếu sót, mong quý độc giả góp ý để tôi hoàn thiện tốt hơn cho lần chỉnh sữa sau. Mọi góp ý xin gửi về Email: quoctv@bctech.edu.vn Tôi xin chân thành cảm ơn! Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 12 tháng 8 năm 2020 Người biên soạn Chủ biên: Trần Văn Quốc 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 4 BÀI 1: ĐỌC BẢN VẼ THI CÔNG, SỬ DỤNG THIẾT BỊ AN TOÀN .............. 4 1. Đọc bản vẽ mặt bằng lắp đặt. ........................................................................ 4 2. Đọc sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh ............................................................... 5 3. Đọc bản vẽ mạch điện động lực và điều khiển hệ thống lạnh. ..................... 7 4. Sử dụng bộ hàn hơi. ...................................................................................... 8 5. Sử dụng bộ hàn điện. ................................................................................... 10 6. Sử dụng đồng hồ đo kiểm. .......................................................................... 10 Bài 2: LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG KHO LẠNH .................... 15 1. Lắp đặt cụm máy nén. ................................................................................. 16 2. Lắp đặt cụm ngưng tụ.................................................................................. 18 3. Lắp dàn bay hơi - van tiết lưu. .................................................................... 20 Bài 3: LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG KHO LẠNH ......................... 22 1. Các thiết bị điều chỉnh và bảo vệ trong kho lạnh. ....................................... 22 2. Lắp hệ thống đường ống dẫn gas ................................................................ 23 3. Lắp đặt hệ thống nước giải nhiệt, tải lạnh ................................................... 24 4. Lắp đặt hệ thống nước xả băng ................................................................... 27 5. Lắp đặt hệ thống điện động lực-điều khiển................................................. 27 BÀI 4: HÚT CHÂN KHÔNG - NẠP GAS, CHẠY THỬ HỆ THỐNG ............ 27 1. Vệ sinh công nghiệp hệ thống. .................................................................... 28 2. Thử kín hệ thống ......................................................................................... 29 3. Hút chân không-nạp gas hệ thống ............................................................... 30 4. Chạy thử hệ thống ....................................................................................... 34 BÀI 5: ĐỌC BẢN VẼ THI CÔNG, SỬ DỤNG THIẾT BỊ AN TOÀN ............ 35 1. Đọc bản vẽ mặt bằng lắp đặt ....................................................................... 35 2. Đọc sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh. ............................................................ 35 3. Đọc bản vẽ mạch điện động lực và điều khiển. .......................................... 36 4. Sử dụng bộ hàn hơi ..................................................................................... 37 5. Sử dụng bộ hàn điện .................................................................................... 37 6. Sử dụng các đồng hồ đo kiểm ..................................................................... 37 BÀI 6: LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG MÁY ĐÁ ....................... 38 1. Lắp đặt cụm máy nén .................................................................................. 38 2. Lắp đặt cụm nhưng tụ.................................................................................. 38 3. Lắp đặt bể đá-máy khuấy ............................................................................ 40 4. Lắp đặt dàn bay hơi-van tiết lưu ................................................................. 41 BÀI 7: LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG MÁY ĐÁ ............................ 43 1. Các thiết bị điều chỉnh, bảo vệ máy đá cây ................................................. 43 2. Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn gas. ......................................................... 44 3. Lắp đặt hệ thống nước giải nhiệt ................................................................. 46 4. Lắp đặt hệ thống điện động lực-điều khiển................................................. 47 BÀI 8: HÚT CHÂN KHÔNG - NẠP GAS, CHẠY THỬ HỆ THỐNG ............ 48 1. Vệ sinh công nghiệp hệ thống ( xin xem chi tiết trang 25 và 26) ............... 48 2
- 2. Thử kín hệ thống ......................................................................................... 48 3. Hút chân không-nạp gas hệ thống ............................................................... 48 4. Chạy thử hệ thống ....................................................................................... 50 BÀI 9: SỬ DỤNG THIẾT BỊ AN TOÀN, KIỂM TRA HỆ THỐNG LẠNH .. 51 1. Sử dụng thiết bị an toàn............................................................................... 51 2. Kiểm tra hệ thống lạnh. ............................................................................... 51 BÀI 10: KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG .................................................................. 52 * Giai đoạn chuẩn bị vận hành. ....................................................................... 52 * Giai đoạn vận hành. ...................................................................................... 52 * Giai đoạn dừng máy ..................................................................................... 53 BÀI 11: MỘT SỐ THAO TÁC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH ............. 55 1. Quy trình rút gas- xả gas ............................................................................. 55 2. Quy trình nạp dầu – xả dầu cho hệ thống lạnh ........................................... 55 3. Quy trình xả khí không ngưng .................................................................... 56 4. Quy trình xả tuyết cho hệ thống lạnh .......................................................... 57 BÀI 12: THEO DÕI CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT ....................................... 59 1. Theo dõi các thông số điện của hệ thống .................................................... 59 2. Theo dõi các thông số áp suất của hệ thống ................................................ 59 3. Theo dõi các thông số nhiệt độ của hệ thống .............................................. 59 4. Ghi nhật ký vận hành .................................................................................. 60 BÀI 13: SỬ DỤNG THIẾT BỊ AN TOÀN, KIỂM TRA HỆ THỐNG LẠNH 61 1. Sử dụng thiết bị an toàn............................................................................... 61 2. Kiểm tra hệ thống lạnh ................................................................................ 61 BÀI 14: LÀM SẠCH HỆ THỐNG LẠNH ........................................................ 64 1. Làm sạch bình ngưng tụ - bình bay hơi ...................................................... 64 2. Làm sạch tháp giải nhiệt. ............................................................................ 66 3. Làm sạch hệ thống đường ống dẫn nước .................................................... 67 4. Làm sạch hệ thống lưới lọc gió ................................................................... 67 5. Làm sạch phin lọc gas ................................................................................. 68 6. Làm sạch dàn bay hơi - Dàn ngưng ............................................................ 68 BÀI 15: BẢO TRÌ – BẢO BƯỠNG CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ... 69 1. Bảo dưỡng bơm ........................................................................................... 69 2. Bảo dưỡng quạt, máy khuấy ....................................................................... 70 3. Bảo trì hệ thống bôi trơn máy nén .............................................................. 71 4. Bảo dưỡng clape .......................................................................................... 73 5. Bảo trì - bảo dưỡng hệ thống điện động lực ............................................... 73 6. Bảo trì - bảo dưỡng hệ thống điện điều khiển ............................................. 74 BÀI 16: SỬ DỤNG THIẾT BỊ AN TOÀN, KIỂM TRA XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG .............................................................................................. 75 1. Sử dụng thiết bị an toàn............................................................................... 75 2. Kiểm tra, xác định hư hỏng trong hệ thống lạnh ........................................ 75 BÀI 17: SỬA CHỮA CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG LẠNH 76 1. Sửa chữa máy nén ....................................................................................... 76 2. Sửa chữa bình ngưng tụ - bình bay hơi ....................................................... 80 3. Sửa chữa dàn ngưng tụ - dàn bay hơi.......................................................... 81 3
- 4. Thay phin lọc – van tiết lưu ........................................................................ 81 BÀI 18: SỬA CHỮA CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG HỆ THỐNG LẠNH...... 83 1. Sửa chữa bơm .............................................................................................. 83 2. Sửa chữa tháp giải nhiệt .............................................................................. 83 3. Sửa chữa máy khuấy ................................................................................... 85 4. Sửa chữa động cơ ........................................................................................ 86 5. Sửa chữa các thiết bị bảo vệ ........................................................................ 87 6. Sửa chữa các thiết bị điều chỉnh.................................................................. 87 BÀI 19: SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN ......................................................... 89 1. Tắt nguồn tổng cáp vào máy ....................................................................... 89 2. Xác định hư hỏng trong hệ thống điện ........................................................ 89 3. Sửa chữa, thay thế các thiết bị hỏng ........................................................... 89 4. Làm sạch tiếp điểm, xiết chặt các mối nối cầu đấu .................................... 89 5. Lắp ráp hoàn trả hệ thống............................................................................ 90 BÀI 20: SỬA CHỮA HỆ THỐNG NƯỚC - HỆ THỐNG DẪN GIÓ ............. 91 1. Kiểm tra, xác định hư hỏng của hệ thống ................................................... 91 2. Lập quy trình, tiến độ thay thế, sửa chữa. ................................................... 91 3. Sửa chữa, thay thế các thiết bị hư hỏng ...................................................... 92 4. Chạy thử ...................................................................................................... 92 BÀI 1: ĐỌC BẢN VẼ THI CÔNG, SỬ DỤNG THIẾT BỊ AN TOÀN 1. Đọc bản vẽ mặt bằng lắp đặt. 1.1. Đọc bản vẽ mặt bằng lắp đặt kho lạnh 4
- 3200 1600 800 800 DÀN LẠNH BUỒNG CẤP ĐÔNG -23 ĐỘ BẢO QUẢN CÁ TƯƠI 0 ĐỘ GIAN MÁY DÀN NGƯNG BCCA 1200 MÁY NÉN TRỤC VÍT KHO LẠNH -25 ÷ -30 ĐỘ PHÒNG CHỜ 4800 3800 Hình 1: Bản vẽ mặt bằng kho lạnh 1.2. xác định được các ký hiệu, số lượng các thiết bị có trong bản vẽ. Trên là bản vẽ mặt bằng 1 kho lạnh 270 tấn ( 1200 x 3200) có đầy đủ tất cả các phòng chức năng như sau: - Phòng máy. - Phòng chờ. - Phòng bảo quản cá tươi 00C. - Kho lạnh bảo quản sản phẩm sau khi đông từ - 25 đến -300 C. - Buồng cấp đông -230C Các phòng được nối thông với nhau nhờ vào các cửa thông 2. Đọc sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh 2.1. Đọc sơ đồ nguyên lý hệ thống kho lạnh. 5
- 4 3 7 PI 2 1 5 PI PI PI LP OP HP Hình 2: Sơ đồ nguyên lý hệ thống kho lạnh 2.2. Xác định các ký hiệu, số lượng thiết bị có trong bản vẽ Trong hệ thống sơ đồ nguyên lý kho lạnh có các thiết bị sau: - 1: Máy nén lạnh (máy nén nửa kín). - 2: Bình ngưng. - 3: Dàn lạnh. - 4: Bình tách lỏng. - 5: Tháp giải nhiệt - 6: Bơm giải nhiệt. - 7: Kho lạnh. 2.3. Nguyên lý hoạt động của kho lạnh. Máy nén hút hơi môi chất từ thiết bị bay hơi, hơi môi chất trước khi về máy nén được đưa qua bình tách lỏng để tách các giọt lỏng bị cuốn theo đường hơi hút 6
- bảo đảm hơi về máy nén phải là hơi bảo hòa khô. Sau đó hơi bảo hòa hô được máy nén nén lên thiết bị ngưng tụ với áp suất ngưng tụ, nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ ngưng tụ được tháp giải nhiệt hạ nhiệt độ xuống nhiệt độ ngưng tụ và ngưng tụ lại thành lỏng cao áp tập trung tại bình chứa cao áp. Sau đó lỏng cao áp sẽ được đi theo đường cấp dịch qua phin lọc để lọc cặn bẩn, qua mắt gas và sau đó qua van tiết lưu để tiết lưu giảm áp suất, giảm nhiệt độ từ áp suất pk nhiệt độ tk xuống áp suất p0 nhiệt độ t0 đi vào dàn lạnh để thực hiện quá trình thu nhiệt độ của môi trường cần làm lạnh và bay hơi được máy nén hút về khép kín chu trình. 3. Đọc bản vẽ mạch điện động lực và điều khiển hệ thống lạnh. 3.1 Đọc bản vẽ mạch điện điều khiển. MCX AX RES MS HP MD AX STAR RES MD UP-ON AX T T MS MC HPX OP OPX OP STOP OPX DOWN-ON DOWN-ON MS MD HPX WPX T L1 MC MD MS 5S AX OFF MAN AUT OP OPX L2 COS OCR SV L3 L4 BẢO VỆ ÁP BẢO VỆ QUÁ DÒNG KHỞI ĐỘNG Y/∆ BẢO VỆ ÁP SUẤT DẦU GIẢM TẢI SUẤT CAO Hình 3: mạch điện điều khiển hệ thống lạnh Mạch điện điều khiển hệ thống lạnh có các bộ phận bảo vệ như bộ phạn bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp (áp suất cao), bảo vệ áp suất dầu, hệ thống chuyển đổi sao tam giác cho động cơ, bộ giảm tải cho động cơ máy nén. Tất cả các bộ phận nà phải được lắp đặt hoàn chỉnh và chính xác để đảm bảo cho hệ thống hoạt động nếu xảy ra sự cố thì phải tác động ngay, bảo vệ toàn bộ hệ thống tránh tình trạng hư hỏng có thể xảy ra. 3.2 Xác định được các ký hiệu, số lượng các thiết bị có trong bản vẽ. Nhìn vào sơ đồ mạch điện phải xác định được các ký hiệu của thiết bị, ký hiệu các loại công tắc thường đóng, thường mở, các đèn báo và các loại thiết bị bảo vệ và đo lường khác. 3.3. Đọc bản vẽ mạch điện động lực. 7
- MCCP1 MCCP2 MCCP3 MCCP4 200A 50A 15A 30A A4 A1 A2 A3 MCF2 MCF1 11A 11A OCRF1 MCP3 4,5A OCRF2 11A 4,5A MC OCRP3 MD MS MCP2 MCCF1 4,5A 100A 100A 80A MCCF2 11A 11A 11A OCRP2 OCRCF1 OCRCF2 OCR 3A 3A 4,5A 85A M MP2 MCF1 MCF2 MP3 75KW 3,7KW 1,5KW 1,5KW 2,2KW MF1 MF2 2,2KW 2,2KW E E E E E E E QUẠT GIẢI NHIỆT QUẠT DÀN LẠNH BƠM NƯỚC GIẢI MÁY NÉN KHỞI ĐỘNG Y/∆ BƠM NƯỚC XẢ NHIỆT BĂNG QUẠT 1 QUẠT 1 QUẠT 2 QUẠT 2 Hình 4: Mạch điện động lực hệ thống lạnh 3.4 Xác định được các ký hiệu, số lượng các thiết bị có trong bản vẽ. Sơ đồ mạch điện động lực hệ thống lạnh gờm các thết bị và khí cụ điện sau: các loại động cơ, các rơ le nhiệt, cầu dao, CB, MCCP, các biến dòng… 4. Sử dụng bộ hàn hơi. 4.1. Sử dụng được bộ hàn hơi. Trong sửa chữa ngành điện lạnh, phương pháp hàn sử dụng nhiều nhất đó là hàn khí (đối với hệ thống lạnh sử dụng các ống dẫn bằng kim loại màu), và hàn điện ( Đối với hệ thống lạnh sử dụng ống dẫn bằng kim loại đen như sắt, thép...). Vì vậy yêu cầu đối với phương pháp này là phải tạo được một mối hàn chắc, kín, không giảm tiết diện ống, mối hàn bóng đẹp phủ đều và phải an toàn khi sử dụng. Thiết bị hàn khí bao gồm: - Bình chứa O2 (gió) - Bính chứa C2H2 (Đá) - Van giảm áp bình O2 - Van giảm áp bình C2H2 - Dây hàn - Cần và mỏ hàn. + Bình chứa O2: Làm bằng thép không hàn có chiều dày từ (12 ÷ 16)mm. Chịu được áp tối đa lên đến 200 at. + Bính chứa C2H2 :Cũng làm bằng thép có chiều dày (10 ÷ 12)mm chiều cao thấp hơn bính O2 áp suất tối đa khoảng 20 at. C2H2 là loại khí rất dể cháy nỗ, nên hết sức cẩn thận khi sử dụng. + Van giảm áp: Công dụng của van giảm áp cho O2 và C2H2 là như nhau. Có nghĩa là nó làm giảm áp suất trong bình xuống bằng với áp suất sử dụng ở mỏ hàn. Khi sử dụng van giảm áp ta điều chỉnh tay vặn theo chiều kim đông hồ. 8
- 2 Đối với O2 từ (3 ÷ 6) kgf/cm 2 Đối với C2H2 từ (0,3÷ 0,6) kgf/cm Khi không sử dụng ta nới lỏng tay vặn. + Dây hàn: Dùng để dẫn khí từ van giảm áp đến cần và mõ hàn. Dây hàn chịu được áp suất lớn nhờ cấu tạo gồm nhiều lớp. Để tránh nhầm lẫn người ta qui ước dây đỏ cho C2H2, màu xanh cho O2. Ngoài ra các đầu nối đối với O2 có ren phải, C2H2 có ren trái, tránh lắp lẫn cho nhau. + Cần và mỏ hàn: Dùng để hoà trộn O2 và C2H2 và tạo ngọn lửa hàn, phụ thuộc vào công suất ngọn lửa mà ta có thể thay đổi mõ hàn bằng các kích cở khác nhau. 4.2. Sản phẩm hàn đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật. Hàn bạc Trong khâu chế tạo cũng như sữa chữa ngành nhiệt điện lạnh, người ta thường sử dụng bạc để hàn. Đối với bạc có một số đặc điểm sau: a. Đặc điểm: - Nhiệt độ nóng chảy vào khoảng > 900C (thấp hơn thau) - Độ chảy loảng, điền đầy cao, do đó rất dể thẩm thấu vào những khe nhỏ của mối hàn, làm cho mối hàn chắc, kín. - Mối hàn bạc có độ bện chắc ngang cả ở nhiệt độ khá thấp. - Mối hàn bạc thường đựơc sử dụng khi nối hai kim loại: Đồng với Đồng, đồng với thau. - Mối hàn có độ dẻo rất cao. b. Kỹ thuật hàn: - Đối với phương pháp hàn bạc, ngòn lửa hàn chỉnh hơi thừa C2H2 một ít. - Công suất ngọn lửa bằng 70% so với hàn thép cùng chiều dày. - Dùng ngọn lửa nung nóng kim loại cần hàn đến nhiệt độ khoảng 4500C. - Để làm sạch mối hàn cho thước hàn (Borăc: Na2B4O7) - Tiềp tục nung nóng mối hàn, để cho thuốc hàn tẩy sạch mối hàn, đến khi kim loại bắt đầu chuyển màu. - Đưa que hàn bạc vào vị trí cần hàn, bạc hàn nóng chảy và tự điển đậy mối hàn. - Ngọn lữa hàn không đặt quá gần mối hàn và dịch chuyển ( tránh bạc hàn loang đi nơi khác) - Không cho quá nhiều bạc hàn, vì làm cho mối hàn thô kệch, có khi làm bít đường ống. Hàn thau So với hàn bạc không thông dụng bằng, nhưng hàn thau vẫn được sử dụng trong ngành công nghệ nhiệt điên lạnh. a. Đặc điểm: - Nhiệt độ nóng chảy của than vào khoảng 8200C , cao hơn so với bạc. - Độ chảy loãng và thẩm thấu kém bạc. - Mối hàn có tính bền chắc và cứng vững cao. 9
- - Có thể dùng để ghép hai kim loại: đồng với đồng, đồng với thau, thép với đồng thép với thép… - Độ cứng cao nhưng độ dẻo kém bạc. - Mối hàn trở nên dòn khi làm việc ở nhiệt độ < -200C. b. Kỹ thuật hàn: Gần giống với kỹ thuật hàn của phương pháp hàn bạc, đối với hàn thau cần lưu ý thêm các điểm sau: - Ngọn lữa hàn có thể sử dụng ngọn lữa trung hoà (O2/C2H2 = 1,1 ÷ 1,2) - Công suất ngọn lửa gần bằng với hàn thép cùng chiều dày. - Vẫn sử dụng thuốc hàn là Borắc. 4.3. Thao tác đóng, mở van an toàn. Trong khi sử dụng bộ hàn thao tác đóng mở phải tuyệt đối chính xác và an toàn tránh các trường hợp xảy ra sự cố đáng tiếc. 5. Sử dụng bộ hàn điện. 5.1. Sử dụng được bộ hàn điện. Hàn điện đặc biệt được sử dụng trong hệ thống lạnh công nghiệp khi lắp đặt hệ thống hay khi bảo trì, sửa chữa. Vì vậy yêu cầu đối với phương pháp này là phải tạo được một mối hàn chắc, kín, không giảm tiết diện ống, mối hàn bóng đẹp phủ đều và phải an toàn khi sử dụng. Thiết bị bao gờm: Bộ máy hàn, dây hàn, đũa hàn, mặt nạ. 5.2. Sản phẩm hàn đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật. Sản phẩm sau khi hàn phải đẹp, đúng kỹ thuật và đặc biệt là phải kín, an toàn khi sử dụng. 5.3. Thao tác đóng, mở van an toàn. Đây là phương pháp hàn bằng điện cho nên các thao tác đóng mở các công tắc điện cần phải chính xác và tuyệt đối an toàn 6. Sử dụng đồng hồ đo kiểm. 6.1. Sử dụng được các đồng hồ đo kiểm. Thường sử dụng 2 dụng cụ đo kiểm đó là Ampe kìm và Đồng hồ vạn năng VOM. Ampe kìm: Hình 5: Am pe kìm Các yêu cầu cơ bản: 10
- + Dù V-O-M có thể đo cường độ nhưng chỉ tối đa là 1A, nên đo dòng qua tủ lạnh, máy lạnh… thường sử dụng loại Ampe kìm, nó có thể tiến hành đo ngay khi hệ thống đang vận hành. + Khi đo chỉ sử dụng gọng kìm kẹp một dây dẫn vào trong gọng kìm. + Hiện nay ngoài chức năng đo IAC Ampe kìm còn được chế tạo kết hợp đo UAC, đo R, phải sử dụng thêm que đo và bật thang cho phù hợp. Lưu ý: Khi đo IAC chỉ sử dụng gọng kìm kẹp. +Khi đo UAC, đo R phải sử dụng thêm que đo và bật thang cho phù hợp. * Những điều cần lưu ý : + Trước khi đo phải bật thang đo phù hợp. + Nếu chưa biết giá trị dòng điện hoặc điện áp cần đo luôn luôn chọn nấc thang đo cao nhất. Khi tìm ra nấc thang phù hợp thì chỉnh xuống nấc thang đó. + Không tiến hành đo với dòng điện trên 600 A quá thời gian quy định bởi vì nhiệt sinh ra trong ampe kìm sẽ làm mất chính xác giá trị đo. + Điện áp cao nhất mà dụng cụ đo được là 600 V. Để an toàn không bao giờ được đo điện áp cao hơn. +Khi đo dòng điện trong một trường điện từ mạnh, đôi khi kim đo sẽ lệch đi khi kìm không ngoạm vào một dây dẫn nào cả. Tốt nhất nên tránh đo đạt trong những trường hợp như vậy. + Không nên cất giữ amper kìm ở những nơi có độ ẩm cao và nhiệt độ cao. Cách sử dụng Ampe kìm : * Đo dòng điện ACA: Bước 1: Ước lượng dòng điện lớn nhất của máy(nếu không biết mức dòng điện cần kiểm tra, thì luôn bắt đầu từ thang đo cao nhất, rồi chỉnh đến một thang đo phù hợp) Bước 2: Chọn thang đo 6A,15A, 60A, 150A, 300A. Bước 3: Mở công tắc "ON" Bước 4: Chỉnh kim về vị trí zero (0). Bước 5: Tách riêng dây cần đo. Bước 6: Mở khoá kìm cho dây cần đo vào bên trong gọng kìm. Bước 7: Khởi động máy. Bước 8: Quan sát trên đồng hồ. Nếu thấy dòng thực tế nhỏ hơn nhiều so với giá trị lớn nhất trên thang đo ta điều chỉnh trên thang đo có giá trị số thấp hơn. Thường dòng cần đo lớn hơn 1/3 giá trị lớn nhất thang đo. Bước 9: Bật nút Lock về vị trí 2. Bước 10: Mở going kìm lấy Ampe kìm ra ngoài. Bước 11: Đọc trị số trên đồng hồ, ta tính giá trị số cần đo. Bước 12: Bật công tắc về "OFF" * Đo điện áp: Bước 1: Sử dụng hai dây đo, cắm đầu nối cuối mỗi que đo vào lỗ cắm COM, VOLT. Bước 2: Ước lượng điện áp cần đo (nếu không biết mức dòng điện cần kiểm tra, thì luôn bắt đầu từ thang đo cao nhất, rồi chỉnh đến một thang đo phù hợp), chọn thang đo : 150v, 300v, 600v. Bước 3: Mở công tắc "ON" 11
- Bước 4: Bật công tắc về vị trí 1. Bước 5: Chỉnh kim về vị trí zero (0). Bước 6: Gọt sạch cách điện hai đầu áp cần đo (Nếu cần). Bước 7: Đặt hai que đo vào hai đầu điện áp cần đo. Bước 8: Quan sát trên đồng hồ nếu thấy giá trị thực tế nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với giá trị max của thang đo đó, ta lấy hai que đo ra điều chỉnh về thang đo phù hợp. Sau đó đặt hai que đo vào vị trí cũ. Chú ý: - Cần phần cách điện hai que đo. - Đặt hai que đo nghiêng về hai phía khác nhau - Không để que đo chạm vào các phần tử khác. Bước 9: Đọc trị số trên đồng hồ, ta được giá trị điện áp cần đo. Bước 10: Lấy que đo ra. * Đo điện trở : Bước 1: Gọt sạch cách điện hai đầu cần đo. Bước 2: Sử dụng hai que đo, cắm đầu nối cuối mỗi que đo vào lỗ cắm COM, . Bướ 3: Mở công tắc "ON" Bước 4: Bật nút Lock về 1. Bước 5: Chỉnh hai que đo về vị trí zero (0). Nếu kim di chuyển không đến vị trí 0 thì phải thay pin. Nếu kim không chuyển động thì kiểm tra lại cầu chì (có bị đứt hay không). Bước 6: Đặt hai que đo vào hai đầu điên trở hay mạch điện cần đo. Bước 7: Quan sát đọc giá trị trên đồng hồ. Bước 8: Bậc công tắc về "OFF". Chú ý : - Không để 2 que đo chạm vào nhau và que đo không được chạm chập vào phần tử khác. - Khi đo điện trở trong mạch điện việc đầu tiên là tắt nguồn điện. Phải xã hết năng lượng điện hoàn toàn nếu trong mạch có lắp tụ điện. 2.2 Đồng hồ điện vạn năng VOM Vạn năng kế còn gọi là VOM (Volt - Ohm - Meter) có thể đo được nhiều đại lượng điện khác nhau: điện áp, dòng điện, điện trở, điện dung, công suất âm tần … Cấu tạo gồm: núm chọn thang đo, vít chỉnh zero, các lỗ cắm như: Com, Volt, Ohm,...Sau đây là cách đo một số đại lượng. Hình 6: đồng hồ VOM Các bước thao tác: 12
- Bước 1: Đọc thông thạo mặt số, các ký hiệu trên mặt đồng hồ đo. ACV : Đo điện áp xoay chiều. DCV. V : Đo điện áp một chiều. DCA. mA: Đo dòng điện một chiều. Đo điện trở (Rxl, Rx10, Rx lk, Rx 100k ). Bước 2: Bật thang đo Ohm, chập hai que đo, chỉnh kim về vị trí zéro (0). Bước 3: Chọn giai đo, thang đo cho phù hợp. Bước 4: Tiến hành đo hai que đo mắc song song khi đo Volt, mắc nối tiếp khi đo Ampère, đo Ohm không có nguồn vào. Bước 5: Đọc kết qủa đo (Trên mặt số giá trị V, A, đọc ngược chiều với giá trị đo Ohm). Chú ý: V-O-M hiện số điện tử khi đo giá trị cần đo hiện lên bằng số. Thang đo Ohm bình thường chỉ số 1, khi chập hai que đo thì chỉ zero (0) Khi đo đợi khi số không còn nhảy thì đọc số. a. Một số điều cần lưu ý 1. Trước mỗi lần đo đạc, luôn luôn kiểm tra xem kim đo có chỉ vào số 0 không, nếu không thì phài hiệu chỉnh lại 2. kiểm tra xem cầu chì có bị chảy đứt khi cho chập mạch que thử với nấc thang đo . Nếu vạn năng kế không hoạt động, trước hết nên kiểm tra cầu chì, rồi mới tiến hành kiểm tra các phần khác. 3. Cần phải chắc chắn rằng dòng điện và điện áp cần đo có trị số nhỏ hơn hoặc phù hợp với nấc thang đo đã chọn. Và khi thay đổi, nấc thang đo luôn luôn phải ngắt tiếp điểm với mạch đo bằng cách ngắt một que đo khỏi mạch điện. 4. Không sử dụng VOM này để đo điện áp cao trong các thiết bị vận hành với tần số cao, ví dụ lò vi sóng…Tần số cao làm giảm độ bền điện môi của VOM. 5. Không cất giữ VOM ở nơi có nhiệt độ cao và độ ẩm cao. 6. Thử pin. b. Chỉ dẫn sử dụng. * Chọn thang đo Khi đo một trị số điện áp hay dòng điện mà ta không biết, thì phải bắt đầu tại nơi có thang đo cao nhất, rồi chỉnh thang thấp hơn cho phù hợp. Đối với đo điện trở, kim phải ở khoảng gần giữa vạch chia trở về zero ohm thì mới đọc chính xác. * Đo VDC - Đo điện áp nguồn điện 1 chiều : - Đặt núm xoay vào nấc thang đo VDC phù hợp với điện áp nguồn điện cần đo. Cắm đầu nối que đo màu đen vào ổ nối (-) và que màu đỏ vào ổ nối (+). Mắc VOM song song với tải que màu đen với cực âm (-) và que màu đỏ với cực dương (+). * Đo DcmA - Đo mA nguồn điện 1 chiều. 13
- Hình 7: Đo điện áp 1 chiều bằng VOM - Đặt núm xoay vào nấc thang đo DCmA phù hợp với dòng điện nguồn cần đo. Cắm đầu nối que đo màu đen vào ổ nối (-) và que màu đỏ vào ổ nối (+). Cắt tải tiêu thụ ra khỏi mạch và mắc nối tiếp VOM với que màu đen với cực âm (-) và que màu đỏ với cực dương (+). *. Đo VAC - Đo điện áp xoay chiều. - Đặt núm xoay vào nấc thang đo VAC phù hợp cần đo. Sau đó cắm đầu nối que đo màu đen vào ổ nối (-) và que màu đỏ vào ổ nối (+). Đưa 2 đầu que đo vào 2 điểm cần kiểm tra điện áp VAC. Đọc trị số chỉ trên vạch chia VAC Hình 8: Đo điện áp xoay chiều bằng VOM *. Đo - Đo điện trở. Đặt núm xoay vào nấc thang đo phù hợp cần đo. Cắm đầu nối que đo màu đen vào ổ nối (-) và que màu đỏ vào ổ nối (+). Chập 2 que đo vào nhau và hiệu chỉnh kim về vị trí. số 0 bằng núm hiệu chỉnh 0 ADJ. Sau đó đưa 2 que đo vào hai đầu của điện trở hay mạch điện cần đo. Đọc trị số chỉ thị trên vạch chia Ohm. 14
- Hình 9: Đo điện trở bằng VOM Lưu ý : - Khi điều chỉnh 0 Ohm mà kim không chỉ đúng vạch 0 Ohm thì kiểm tra lại pin. Nếu pin kông đủ năng lượng thì thay ngay. - Khi đo điện trở trong mạch điện việc đầu tiên là tắt nguồn điện. Phải xã hết năng lượng điện hoàn toàn nếu trong mạch có lắp tụ điện. *. Đo transistor Xác định cực gốc B: vặn công tắc về thang đo điện trở đến mức x1K, đặt một đầu que đo vào một trong ba chân của transistor, còn que đo kia đặt lần lượt vào hai chân còn lại; nếu tìm được hai chân nào đó mà kim đồng hồ chỉ trị số bằng nhau (cùng nhỏ hoặc cùng lớn) thì chân mà que đo cố định trong khi đó chính là cực gốc B. Nếu đã đảo dây nhiều lần mà vẫn không tìm ra được hai chân có giá trị bằng nhau là transistor đã bị hỏng. Xác định transistor thuận (pnp) hay transistor ngược (npn): dùng que đo dương của đồng hồ (âm pin) đặt vào cực B (vừa tìm được) mà kim đồng hồ vọt lên thì đấy là transistor pnp. Nếu đặt que dương vào cực B (vừa tìm được) mà kim đồng hồ nằm im, số đo lớn thì đây là transistor npn. Xác định cực phát E và cực góp C: sau khi đã tìm được chân B; nếu cặp transistor có dấu chấm (.) ở vỏ gần chân thì đây là cực C; chân còn lại sẽ là cực E (chỉ dùng đối với transistor ký hiệu Nhật). *. Đo dB Cũng giống như đo điện áp xoay chiều nhưng đọc trị số trên thang đo dB. *. Đo nhiệt độ Khi đo nhiệt độ ta cần có đầu dò nhiệt độ. Đầu tiên ta sẽ lựa thang đo x100 (Temp). Sau đó cắm que đo màu đen của đầu dò nhiệt độ vào lỗ cắm (-), que đo màu đỏ của đầu dò nhiệt độ vào lỗ cắm (+) của đồng hồ. Đưa đầu dò nhiệt độ chạm vào vật cần đo và đọc trị số khi nhiệt độ đã ổn định. Lưu ý: không nên đo nhiệt độ trên 2000C vì với mức nhiệt độ này sẽ làm hỏng VOM. Các thông số kỹ thuật: - Mức sai số cho phép của các thang đo dưới 3%. - Nhiệt độ hoạt động: (0÷40)0C. - Cầu chì bảo vệ: 0,5A. 6.2. Điều chỉnh, đo thành thạo các đại lượng về nhiệt độ, áp suất, điện áp, dòng điện 6.3. Điều chỉnh và đo đúng quy trình 15
- Bài 2: LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG KHO LẠNH 1. Lắp đặt cụm máy nén. Trước khi lắp đặt 1 hệ thống lạnh công việc cần làm là kiểm tra tất cả các thông số kỹ thuật của máy nén xem có đúng với thông số mà nhà đầu tư yêu cầu không, nếu đúng thì tiến hành lắp đặt còn nếu chưa đúng thì phải yêu cầu bên cung cấp thiết bị phải thay đổi máy nén khác cho phù hợp với yêu cầu về các thông số kỹ thuật rồi mới tiến hành lắp đặt. * Công việc lắp đặt máy nén. - Đưa máy vào vị trí lắp đặt: khi cẩu chuyển cần chú ý chỉ được móc vào các vị trí đã được định sẳn, không được móc tùy tiện vào ống, thân máy gây trầy xước và hư hỏng máy nén. - Khi lắp đặt máy nén cần chú ý đến các vấn đề: thao tác vận hành, kiểm tra, an toàn, bảo trì, tháo dỡ, thi công đường ống, sửa chữa, thông gió và chiếu sáng thuận lợi nhất. - Máy nén lạnh thường được lắp trên các bệ móng bê tông cốt thép. Đối với máy nhỏ có thể được lắp đặt trên các khung sắt hoặc ngay trên các bình ngưng thành 1 khối như ở các cụm máy lạnh water chiller. Bệ móng phải cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh bị ướt bẩn khi vệ sinh gian máy. Bệ móng được tính toán theo tải trọng động của nó, máy được gắn chặt lên nền bê tông bằng các bu lông chôn sẳn, chắc chắn. khả năng chị đựng của nó phải đạt ít nhất 2-3 lần tai trọng của máy nén kể cả mô tơ. - Bệ móng không được đúc liền với kết cấu xây dựng của tòa nhà tránh truyền chấn động làm hỏng kết cấu xây dựng. Để chấn động không truyền vào kết cấu xây dựng của nhà khoảng cách tối thiểu từ bệ móng đến móng nhà ít nhất 30cm. Ngoài ra nên dùng vật liệu chống rung giữa móng máy và móng nhà. - Các bu lông cố định máy vào bệ móng có thể đúc sẳn trong bê tông trước hoặc sau khi lắp đặt máy rồi chôn vào sau cũng được. Phương pháp chôn bu lông sau khi lắp máy thuận lợi hơn. Muốn vậy cần để sẳn các lỗ có kích thước lớn hơn yêu cầu, khi đưa thiết bị vào vị trí, ta tiến hành lắp bu lông rồi sau đó cho vữa xi măng vào để cố định bu lông. - Nếu đặt máy ở tầng trên thì phải đặt trên các bệ chống rung. - Sau khi đưa được máy vào vị trí lắp đặt dùng thước level kiểm tra mức độ nằm ngang, kiểm tra mức độ đồng trục của dây đai. Không được cố đẩy các dây đai vào buli, nên nới lỏng khoảng cách giữa mô tơ và máy nén rồi cho dây đai vào, sau đó vặn bu lông đẩy bàn trượt. Kiểm tra độ căng của dây đai bằng cách ấn nếu thấy lỏng bằng chiều dài của dây là đạt yêu cầu. Tóm lại các bước lắp đặt cụm máy nén như sau: 1.1. Kiểm tra thông số kỹ thuật của máy nén. 1.2. Lấy dấu, xây móng máy. 1.3. Chế tạo khung đỡ máy nén và động cơ. 1.4. Đặt khung vào móng và bắt chặt. 1.5. Chuyển máy nén và động cơ lên móng. 1.6. Kiểm tra độ song song và vuông góc, bắt chặt máy và động cơ vào. 1.7. Lắp bộ truyền động và căn chỉnh. 16
- 125 1450 125 150 100 200 1200 600 1000 200 100 100 1700 100 Hình 10: móng cụm máy nén kho lạnh Giới thiệu một số cụm máy nén kho lạnh Hình11: Cụm máy nén kho lạnh (cụm máy nén nửa kín) Đối với kho lạnh công suất nhỏ có thể chọn cụm máy lạnh ghép sẳn của các hảng, cụm máy lạnh như vậy gồm có đầy đủ tất cả các thiết bị ngoại trừ dàn lạnh (hình 11 giới thiệu cụm máy lạnh ghép sẳn) Đối với hệ thống kho lạnh công suất lớn có thể sử dụng máy nén trục vít như đã giới thiệu ở hình 12. 17
- Hình 12: cụm máy nén trục vít sử dụng cho kho lạnh có công suất lớn. 2. Lắp đặt cụm ngưng tụ Công việc đầu tiên phải làm đó là kiểm tra cụm ngưng tụ xem có đúng yêu cầu về các thông số kỹ thuật hay không, có đúng loại mà nhà đầu tư đã đặt hàng hay không. Nếu đúng thì tiến hành lắp đặt, nếu không đúng theo yêu cầu đã đặt hàng thì yêu cầu nhà cung cấp đổi lại. Khi lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần lưu ý đến các vấn đề giải nhiệt của thiết bị, ảnh hưởng của nhiệt ngưng tụ đến môi trường xung quanh, khả năng thoát môi chất lỏng về bình chứa để giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt. - Để môi chất lạnh sau khi ngưng tụ có thể tự chảy về bình chứa cao áp, thiết bị ngưng tụ thường được lắp đặt trên cao, ở trên các bệ bê tông, các giá đỡ hoặc ngay trên bình chứa thành 1 cụm mà người ta quen gọi là cụm condensing unit. - Vị trí lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần thoáng mát cho phép dể dàng thoát nhiệt ra môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng tới con người và quá trình sản xuất. Quá trình lắp đặt một số thiết bị ngưng tụ thường được sử dụng đối với kho lạnh. Thường đối với kho lạnh thiết bị ngưng tụ được sử dụng nhiều nhất đó là + Bình ngưng tụ ống chùm nằm ngang (môi chất sử dụng là frêon). + Dàn ngưng không khí. * Đối với bình ngưng tụ ống chùm nằm ngang. - Bình ngưng tụ nằm ngang có cấu tạo tương đối gọn, tuy nhiên khi lắp cần lưu ý để dành các khoảng hở ở 2 đầu bình đủ để có thể vệ sinh trong thời gian bảo dưỡng. Các đoạn đường ống nước ra vào bình dể dàng tháo dỡ khi vệ sinh. Bình ngưng cần trang bị đồng hồ áp suất và van an toàn với áp suất tác động 19,5 kg/cm2. Các nắp về nơi các ống nước vào ra phải có các van xả air. Bình ngưng được sơn màu đỏ. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Mô đun: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống di chuyển - NXB Hà Nội
45 p | 377 | 138
-
Giáo trình Mô đun: Kỹ thuật kiểm định - Nghề Công nghệ ô tô
58 p | 207 | 39
-
Giáo trình Vận hành hệ thống điện - MĐ03: Máy trưởng tàu cá hạng 4
73 p | 100 | 22
-
Giáo trình Vận hành hệ thống điện tàu cá - MĐ03: Vận hành, bảo trì máy tàu cá
78 p | 143 | 21
-
Giáo trình mô đun Lắp đặt hệ thống điện thông minh (Nghề: Điện tử công nghiệp – Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
35 p | 42 | 16
-
Giáo trình Thực hành hệ thống điện lạnh: Phần 2
78 p | 95 | 14
-
Giáo trình mô đun Điện khí nén (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
109 p | 56 | 11
-
Giáo trình Mô đun: Lý thuyết gầm ô tô
96 p | 49 | 11
-
Giáo trình mô đun Lắp đặt và sửa chữa hệ thống lạnh cơ bản (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
101 p | 25 | 10
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống gạt mưa (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
22 p | 29 | 6
-
Giáo trình mô đun Điện khí nén (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ trung cấp) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
109 p | 50 | 6
-
Giáo trình mô đun Hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ trung cấp) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
94 p | 38 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống hiển thị - Tín hiệu - Cảnh báo (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 37 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống điện điều khiển thủy lực (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
41 p | 29 | 5
-
Giáo trình mô đun Lắp đặt hệ thống trang bị điện 2 (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
57 p | 13 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống gạt mưa (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
22 p | 25 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống hiển thị - tín hiệu – cảnh báo (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 31 | 4
-
Giáo trình mô đun Lắp đặt và bảo trì hệ thống cơ điện tử (Nghề Cơ điện tử - Trình độ trung cấp) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
26 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn