intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình mô đun Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình “Hệ thống máy lạnh dân dụng” nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về máy lạnh dân dụng thuộc nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. giáo trình gồm 10 bài, mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình mô đun Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT

  1. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Ban hành lần: 3 UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HỆ THỐNG MÁY LẠNH DÂN DỤNG NGHỀ : KỸ THUẬT MÁY LẠNH & ĐHKK TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 297/QĐ-CĐKTCN ngày 24 tháng 08 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT) BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu. Chúng tôi đã thực hiện biên soạn tài liệu Hệ thống máy lạnh dân dụng này. Tài liệu được biên soạn thuộc loại giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, lưu hành nội bộ trong nhà trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu. Chúng tôi đã thực hiện biên soạn tài liệu Hệ thống máy lạnh dân dụng này. Tài liệu được biên soạn thuộc loại giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, lưu hành nội bộ trong nhà trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “ Hệ thống máy lạnh dân dụng” nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên nghành về máy lạnh dân dụng thuộc nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Tài liệu gồm 10 bài. Bài 1: Tổng quan về máy lạnh dân dụng Bài 2: Các thiết bị chính trong hệ thống lạnh tủ lạnh gia đình Bài 3: Các thiết bị trong hệ thống điện tủ lạnh gia đình Bài 4: Sơ đồ mạch điện tủ lạnh gia dụng Bài 5: Hàn gió đá Bài 6: Cân cáp tủ lạnh gia đình Bài 7: Nạp gas lạnh tủ lạnh gia đình Bài 8: Sửa chữa hệ thống lạnh tủ lạnh gia đình Bài 9: Sửa chữa hệ thống điện tủ lạnh gia đình Bài 10: Sử dụng, bảo dưỡng tủ lạnh gia đình Yêu cầu đối với học viên: sau khi học xong module này học viên phải nắm được những kiến thức lý thuyết cơ bản về máy lạnh dân dụng và kỹ năng sửa chữa các hư hỏng về máy lạnh dân dụng. Giáo trình này là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên chuyên nghành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Trong quá trình biên soạn chắc chắn chúng tôi còn có nhiều thiếu sót, mong quý độc giả góp ý để tôi hoàn thiện tốt hơn cho lần chỉnh sữa sau. Mọi góp ý xin gửi về Email: congnt@bctech.edu.vn Tôi xin chân thành cảm ơn! Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 12 tháng 8 năm 2020 Người biên soạn hủ biên: Nguyễn Trọng Công
  4. MỤC LỤC TRANG BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY LẠNH DÂN DỤNG ..................................... 1 1. Khái niệm .......................................................................................................... 1 2. Phân loại tủ lạnh gia đình ................................................................................. 2 3. Các đặc tính của tủ lạnh gia đình ..................................................................... 2 3.1. Các thông số kỹ thuật chính ........................................................................... 2 3.2. Chỉ tiêu nhiệt độ ............................................................................................. 3 3.3. Hệ số thời gian làm việc ................................................................................. 4 3.4. Chỉ tiêu tiêu thụ điện ...................................................................................... 5 BÀI 2: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG LẠNH ..................... 6 TỦ LẠNH GIA ĐÌNH ......................................................................................... 6 1. Cấu tạo hệ thống lạnh của tủ lạnh gia đình ...................................................... 6 2. Máy nén (Block) ................................................................................................ 7 2.1. Vị trí lắp đặt ................................................................................................... 7 2.2. Chức năng ...................................................................................................... 7 2.3. Cấu tạo ........................................................................................................... 7 2.4. Nguyên lý hoạt động ..................................................................................... 10 3. Thiết bị ngưng tụ (Dàn nóng).......................................................................... 10 3.1. Nhiệm vụ và vị trí lắp đặt ............................................................................. 10 3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ................................................................... 10 3.3. Thông số kỹ thuật ......................................................................................... 11 4. Thiết bị bay hơi (Dàn lạnh) ............................................................................. 11 4.1. Nhiệm vụ và vị trí lắp đặt ............................................................................. 11 4.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ................................................................... 11 4.3. Thông số kỹ thuật ......................................................................................... 12 5. Thiết bị tiết lưu (Ống mao) .............................................................................. 12 5.1. Nhiệm vụ và vị trí lắp đặt ............................................................................. 12 5.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ................................................................... 12
  5. 5.3. Thông số kỹ thuật ......................................................................................... 13 6. Phin sấy lọc ..................................................................................................... 13 6.1. Vị trí lắp đặt và nhiệm vụ ............................................................................. 13 6.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ................................................................... 13 6.3. Thông số kỹ thuật ......................................................................................... 14 7. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh tủ lạnh ............................................................ 14 7.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh tủ lạnh trực tiếp .......................................... 14 7.2 Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh gián tiếp .................................................................. 15 BÀI 3: CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CHÍNH TRONG TỦ LẠNH GIA ĐÌNH .... 17 1. Máy nén ........................................................................................................... 18 1.1. Đấu nối máy nén tủ lạnh gia dụng ............................................................... 18 1.1.1. Xác định chân C-S-R của động cơ máy nén.............................................. 18 1.1.2. Đấu động cơ máy nén................................................................................ 18 1.2. Đánh giá chất lượng máy nén ...................................................................... 19 1.2.1. Các yêu cầu đánh giá .......................................................................... 19 1.2.2. Các yêu cầu kiểm tra ................................................................................ 19 2. Rơ le khởi động ............................................................................................... 22 2.1. Rơle khởi động kiểu dòng ............................................................................. 22 2.3. Tụ điện .......................................................................................................... 26 3. Rơ le bảo vệ block / thermic ............................................................................ 27 3.1. Chức năng .................................................................................................... 27 3.2. Cấu tạo ......................................................................................................... 28 3.3. Nguyên lý hoạt động ..................................................................................... 28 3.4. Hư hỏng thường gặp và cách khắc phục...................................................... 29 3.5. Thông số kỹ thuật ......................................................................................... 29 4. Thermostat (rơ le điều chỉnh nhiệt độ) ........................................................... 29 4.1. Nhiệm vụ ....................................................................................................... 29 4.2. Cấu tạo ......................................................................................................... 29 4.3. Nguyên lý hoạt động ..................................................................................... 30 4.4. Phương pháp kiểm tra .................................................................................. 31
  6. 4.5. Các hư hỏng thường gặp và cách khác phục ............................................... 31 5. Bộ phận xả đá .................................................................................................. 32 5.1. Chức năng của bộ phận xả đá...................................................................... 32 5.2. Các thiết bị trong bộ phận xả đá .................................................................. 32 5.2.1. Rơ le thời gian (Timer) .............................................................................. 32 5.2.2. Điện trở xả đá............................................................................................ 34 5.2.3. Sò lạnh (senso hay cảm biến nhiệt lạnh)................................................... 36 5.2.4. Sò nóng (cảm biến nhiệt nóng hay cầu chì nhiệt) .................................... 37 5.2.5. Nút nhấn xả đá: (hs đọc tham khảo) ......................................................... 38 5.3. Nguyên lý làm việc chung của bộ phận xả đá .............................................. 39 5.4. Hiện tưởng hư hỏng thường gặp ở bộ phận xả đá ....................................... 39 6. Quạt dàn lạnh .................................................................................................. 39 6.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ quạt gió................................ 39 6.2. Kiểm tra, sửa chữa, thay thế động cơ quạt gió ............................................ 40 7. Thiết bị điện khác. ........................................................................................... 40 7.1. Cầu chì nhiệt ................................................................................................ 40 7.2. Công tắc cửa ................................................................................................ 40 7.3. Đèn tủ lạnh ................................................................................................... 40 BÀI 4: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH GIA DỤNG ................................... 42 1. Mạch điện tủ lạnh trực tiếp ............................................................................. 42 1.1 Sơ đồ mạch điện ............................................................................................ 42 1.2. Nguyên lý hoạt động ..................................................................................... 43 1.2.1. Chức năng của các thiết bị trong sơ đô ................................................... 43 1.2.2. Nguyên lý làm việc của mạch điện ............................................................ 43 1.3. Thực hành lắp đặt mạch điện ....................................................................... 43 2. Mạch điện tủ lạnh gián tiếp ............................................................................ 44 2.1. Sơ đồ mạch điện ........................................................................................... 44 2.2.1. Chức năng của các thiết bị trong sơ đô ................................................... 44 2.2.2. Nguyên lý làm việc của mạch điện ............................................................ 45 2.3. Lắp đặt mạch điện ........................................................................................ 45
  7. 3. Một số sơ đồ mạch điện tủ lạnh khác .............................................................. 46 3.1. Tủ mát Sanaky .............................................................................................. 46 3.2. Tủ lạnh Panasonic....................................................................................... 46 3.3. Tủ lạnh Sanyo .............................................................................................. 47 3.4. Sơ đồ mạch điện tủ lạnh Timer mắc song song ........................................... 47 BÀI 5: HÀN GIÓ ĐÁ ........................................................................................ 48 1. Phương pháp cắt, loe, nong ống ..................................................................... 48 1.1. Cắt ống đồng ................................................................................................ 48 1.2. Leo (lã) ống đồng ......................................................................................... 49 1.3. Nong ống đồng ............................................................................................. 52 1.4. Uốn ống đồng ............................................................................................... 52 2. Hàn ống đồng bằng bộ hàn gió đá .................................................................. 53 2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 53 2.2. Các bộ phận chính của bộ hàn gió đá ......................................................... 53 2.2.1. Chai chứa Oxy: ......................................................................................... 53 2.3. Kỹ thuật hàn ống đồng ................................................................................. 58 3. Nối ống đồng bằng phương pháp dán ............................................................. 66 BÀI 6: CÂN CÁP TỦ LẠNH TỦ LẠNH GIA ĐÌNH .................................... 67 1. Khái niệm ........................................................................................................ 67 2. Thông số cân cáp............................................................................................. 67 3. Phương pháp cân cáp ..................................................................................... 68 3.1. Phương pháp cân cáp ngoài (cân cáp hở) ................................................... 68 3.2. Phương pháp cân cáp trong (cân cáp kín) .................................................... 70 BÀI 7: NẠP GAS TỦ LẠNH ............................................................................ 72 1. Thử kín hệ thống: ............................................................................................ 72 1.1. Sơ đồ thử kín: ............................................................................................... 72 1.2. Kết nối thiết bị theo sơ đồ ............................................................................ 73 1.3. Chạy máy kiểm tra toàn bộ hệ thống ........................................................... 73 2. Hút chân không hệ thống ................................................................................ 73 3. Nạp gas tủ lạnh ............................................................................................... 75
  8. 3.1. Sơ đồ thực hiện ............................................................................................. 75 3.2. Các bước thực hiện qui trình nạp gas .......................................................... 75 5. Kiểm tra tình trạng làm việc của tủ lạnh ........................................................ 77 5.1. Dấu hiệu làm việc bình thường của tủ lạnh ................................................. 77 5.2. Kiểm tra các thông số kỹ thuật ..................................................................... 78 5.3. Kiểm tra lượng gas nạp ............................................................................... 78 6. Các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục .......................... 78 BÀI 8: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH TỦ LẠNH GIA ĐÌNH ............... 81 1. Rò gas .............................................................................................................. 82 1.1. Hiện tượng .................................................................................................... 82 1.2. Phương pháp kiểm tra .................................................................................. 82 1.3. Phương pháp khắc phục ............................................................................... 82 2. Nghẹt gas ......................................................................................................... 83 2.1. Hiện tượng .................................................................................................... 83 2.2. Phương pháp kiểm tra .................................................................................. 83 2.3. Phương pháp khắc phục ............................................................................... 83 3. Hỏng máy nén.................................................................................................. 84 BÀI 9: SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN TỦ LẠNH GIA ĐÌNH ................. 85 1. Sữa chữa Block ................................................................................................ 85 2. Sửa chữa hệ thống xả đá ................................................................................. 85 3. Sửa chữa các thiết bị điện khác ...................................................................... 86 3.1. Rơ le khởi động ............................................................................................ 86 3.2. Rơ le bảo vệ block/ thermic .......................................................................... 86 3.3. Bộ điều nhiệt (thermostat) ........................................................................... 86 3.4. Quạt dàn lạnh ............................................................................................... 87 3.5. Thiết bị điện khác ......................................................................................... 87 BÀI 10: SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH GIA ĐÌNH .......................... 92 1. Sử dụng tủ lạnh ............................................................................................... 92 1.1. Điều chỉnh nhiệt độ làm việc của tủ ............................................................. 92 1.2. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh .............................................................. 93
  9. 1.2. Phá tuyết ....................................................................................................... 94 2. Bảo dưỡng tủ lạnh ........................................................................................... 94 2.1. Quy trình bão dưỡng .................................................................................... 94 2.2. Yêu cầu kỹ thuật an toàn: ............................................................................. 94 TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO ............................................................................ 96
  10. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Hệ thống máy lạnh dân dụng Mã môn học: MĐ17 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được học sau khi học các môn học, mô đun cơ sở và môn đun điện cơ bản, điện tử cơ bản. - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc đối với người học trình độ trung cấp, cao đẳng thuộc nghề Kỹ Thuật Máy Lạnh và Điều Hòa Không Khí - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun là mô đun chuyên ngành quan trọng làm cơ sở để học các mô đun chuyên nghành khác. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Hiểu được khái niệm, phân loại hệ thống lạnh gia dụng. + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh trong tủ lạnh gia đình. + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện trong tủ lạnh gia đình. + Trình bày được phương pháp hàn gió đá đúng kỹ thuật và an toàn. + Nắm được phương pháp cân cáp cho tủ lạnh gia đình đúng kỹ thuật. + Nắm được phương pháp nạp gas cho tủ lạnh gia đình đúng kỹ thuật và an toàn. + Phân tích được hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh gia đình. + Nắm được phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tủ lạnh gia đình đúng kỹ thuật. - Về kỹ năng: + Lắp đặt được mạch điện tủ lạnh tiếp xúc và mạch điện tủ lạnh không bám tuyết. + Hàn được mối hàn gió đá đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn. + Cân được cáp tủ lạnh gia đình đúng yêu cầu kỹ thuật. + Nạp được gas tủ lạnh gia đình đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
  11. + Sửa chữa được các hư hỏng của tủ lạnh gia đình. + Sử dụng và bảo dưỡng được tủ lạnh gia đình đúng kỹ thuật và an toàn - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học có khả năng làm việc độc lập hoặc làm nhóm, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện, có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Nội dung của mô đun:
  12. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY LẠNH DÂN DỤNG Giới thiệu: Bài tổng quan về máy lạnh dân dụng giới thiệu tổng quan về máy lạnh dân dụng. Cụ thể về khái niệm, phân loại và các đặc tính tủ lạnh gia dụng. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và phân loại được tủ lạnh gia đình theo từng căn cứ. - Trình bày được các đặc tính của tủ lạnh gia đình. - Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc theo nguyên tắc 5S, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau, có ý thức tự giác, kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm trong học tập. Nội dung: 1. Khái niệm Hệ thống máy lạnh được chia thành các mô đun như sau: máy lạnh dân dụng, máy lạnh thương nghiệp và máy lạnh công nghiệp. Máy lạnh dân dụng: là những hệ thống lạnh nhỏ sử dụng trong gia đình nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống. Máy lạnh thương nghiệp: là những tủ lạnh, quầy lạnh có công suất trung bình trong các nhà hàng, khách sạn, siêu thị…dùng để bảo quản số lượng sản phẩm nhiều để phục vụ cho nhu cầu lớn. Máy lạnh công nghiệp: thường là các loại máy lạnh cỡ lớn sử dụng để chế biến, bảo quản các mặt hàng mang tính công nghiệp như thủy hải sản. Các máy lạnh công nghiệp như là kho lạnh, tủ lạnh công nghiệp, tủ đông, tủ cấp đông nhanh (IQF)… Trong chương trình mô đun này chúng ta chỉ tìm hiểu về máy lạnh dân dụng - Khái niệm tủ lạnh là một thiết bị làm mát. Thiết bị này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để 1
  13. truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh. - Khái niệm tủ đá được sử dụng trong các hộ gia đình, trong công nghiệp và thương mại. Thức ăn được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn -18oC rất tốt. Hầu hết các máy ướp lạnh trong gia đình duy trì ở nhiệt độ từ -10 đến -23oC. Ngày này tủ lạnh và tủ đá trong gia đình được kết hợp chung với nhau để thuận tiện trong sử dụng. 2. Phân loại tủ lạnh gia đình Tủ lạnh gia dụng có nhiều cách phân loại, thường người ta phân loại như sau: - Theo cách làm lạnh: Tủ lạnh trực tiếp và tủ lạnh gián tiếp (quạt gió) - Theo công nghệ làm lạnh: Tủ lạnh đóng tuyết và Tủ lạnh không đóng tuyết. - Theo công nghệ tiết kiệm điện: Tủ lạnh inverter và Tủ lạnh thường (không có inverter. - Theo dung tích: Tủ lạnh có dung tích lớn, vừa và nhỏ. - Theo kiểu dáng: Top Freezer (ngăn đá phía trên), Bottom Freezer (ngăn đá phía duowic), French Door (Tủ lạnh cánh cửa kiểu Pháp hai cánh cửa hẹp ở trên và tủ đá phía dưới), Tủ lạnh Side-by-Side (tủ lạnh 2 cách 2 bên), Tủ lạnh lắp âm (Built-In), Tủ lạnh Compact hay tủ lạnh Mini. 3. Các đặc tính của tủ lạnh gia đình 3.1. Các thông số kỹ thuật chính Các thông số kỹ thuật chính của một tủ lạnh bao gồm: - Model: VD VH – 4899K - Điện áp sử dụng:110 hoặc 220 - Tần số: 50 hoặc 60Hz - Công suất/ Dòng điện. - Môi chất lạnh: VD R12/150g - Hãng sản xuất, nước sản xuất - Nhiệt độ ngăn đông 1, 2, 3… sao tương nhiệt độ -6, -12, -18… trong ngăn đông - Trọng lượng tịnh, Kích thước phủ bì. 2
  14. - Kiểu máy nén (blốc) đứng hay nằm ngang. - Số buồng: 1, 2, 3, … buồng, tương ứng với số cửa - Loại tủ đứng hay nằm, âm… - Loại tủ dàn lạnh tĩnh hay có quạt dàn lạnh, loại tủ No Frost. - Dung tích: ví dụ tủ 75 lít, 100 lít, 150 lít… Tủ lạnh gia đình thường có dung tích 40 đến 800 lít. Tủ lạnh thương nghiệp có dung tích đến vài mét khối. Trong các thông số kể trên, dung tích của tủ là thông sô quan trọng nhất vì qua đó ta có thể dự đoán được nhiều thông số khác của tủ Đặc trưng công suất động cơ và dung tích tủ Thực tế block tủ lạnh thường có công suất động cơ từ p1/20 HP (37W) đến 3/4 HP (560 W) nhưng đa số có công suất từ 1/12HP đến 1/6 HP Công suất động cơ của Dung tích tủ lạnh (lít) block Mã lực W 100 125 140 160 180 200 220 250 1/12 60 x x x x 1/10 75 x x x x x 1/8 92 x x x x x 1/6 120 x x x 3.2. Chỉ tiêu nhiệt độ  Phân loại theo chế độ nhiệt - Tủ mát: nhiệt độ dương từ 7 – 10oC dung để bảo quản rau quả tươi, nước uống như tủ Cocacola… - Tủ lạnh: nhiệt độ dưới 0oC dùng để bảo quản ngắn hạn thực phẩm sống và chín, thông thường từ 2 – 4oC. - Tủ đông: nhiệt độ -18 đến -35oC để bảo quản dài hạn thực phẩm lạnh đông, một số tủ còn có chức năng kết đông thực phẩm. - Tủ kết đông: nhiệt độ -25 đến -35oC để kết đông thực phẩm từ 4oC hoặc từ nhiệt độ môi trường xuống đến -18oC.  Phân biệt theo số (*) ký hiệu trong tủ lạnh 3
  15. - Tủ 1 sao (*) có nhiệt độ ngăn đông đạt -6oC. - Tủ 2 sao (**) có nhiệt độ ngăn đông đạt -12oC - Tủ 3 sao (***) có nhiệt độ ngăn đông đạt -18oC - Tủ 4 sao (****) có nhiệt độ ngăn đông đạt -24oC… 3.3. Hệ số thời gian làm việc Tủ lạnh làm việc theo chu kỳ. Khi nhiệt độ tủ thấp thermostat ngắt dòng điện cấp cho máy nén, tủ ngừng chạy. Khi nhiệt độ tăng quá mức cho phép, thermostat đóng mạch cho máy nén chạy lại. Hệ số thời gian làm việc là tỉ số thời gian làm việc trên thời gian toàn bộ chu kỳ. τ lv b= τ ck Trong đó: τlv: Thời gian làm việc của một chu kỳ τck: Thời gian của cả chu kỳ Ví dụ: Tủ lạnh cứ làm việc 4 phút lại nghỉ 8 phút thì: τlv = 4, τck = 4 + 8 = 12 b = 4: 12 = 0,33 hoặc 33% Vậy trong một giờ tủ chỉ làm việc có 60 x 0,33 ≈ 20 phút, nghỉ 40 phút. Hệ số thời gian làm việc của tủ phụ thuộc chủ yếu vào vị trí cài đặt núm điều chỉnh rơle nhiệt độ, nhiệt độ môi trường bên ngoài. Hình 1.1 Sự phụ thuộc của (b) vào nhiệt độ buồng lạnh, nhiệt độ ngoài trời và vị trí núm rơle nhiệt độ 4
  16. 3.4. Chỉ tiêu tiêu thụ điện Điện năng tiêu thụ cho tủ lạnh phụ thuộc vào yếu tố cơ bản là nhiệt độ ngưng tụ, nhiệt độ bay hơi và hệ số thời gian làm việc. Câu hỏi bài tập: 1.1. Nêu tổng quan về hệ thống lạnh dân dụng? 1.2. Trình bày phương pháp phân loại tủ lạnh theo cách làm lạnh, theo công nghệ tiết kiệm điện. Trình bày các thông số kỹ thuật chính của tủ lạnh gia dụng? 1.3. Trình bày các đặc tính của tủ lạnh gia đình? 5
  17. BÀI 2: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG LẠNH TỦ LẠNH GIA ĐÌNH Giới thiệu: Tủ lạnh bao gồm 2 phần chính, hệ thống làm lạnh và hệ thống điện. Bài 2 trình bày vị trí lắp đặt, chức năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống lạnh tủ lạnh gia dụng Mục tiêu: - Nhận biết được tất cả các bộ phận của hệ thống lạnh trong tủ lạnh gia đình - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén, dàn lạnh, dàn nóng, ống mao và phin sấy lọc của tủ lạnh gia đình. - Nắm được các thông số kỹ thuật các bộ phận của hệ thống lạnh trong tủ lạnh - Phân tích và khắc phục được các hư hỏng của các bộ phận của hệ thống lạnh trong tủ lạnh gia đình. - Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc theo nguyên tắc 5S, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau, có ý thức tự giác, kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm. Nội dung: 1. Cấu tạo hệ thống lạnh của tủ lạnh gia đình Hệ thống lạnh tủ lạnh gia đình bao gồm: - Máy nén (block) - Dàn bay hơi (dàn lạnh) - Dàn ngưng ( dàn nóng) - Ông mao (tiết lưu) - Phin sấy lọc Hình 2.1: Cấu tạo hệ thống lạnh của tủ lạnh gia đình 6
  18. 2. Máy nén (Block) 2.1. Vị trí lắp đặt Trong hệ thống lạnh máy nén được lắp sau dàn bay hơi và trước dàn ngưng tụ. Trong tủ lạnh máy nén được lắp bên dưới đáy phía sau tủ. 2.2. Chức năng Máy nén hay còn gọi là Block lạnh, trong hệ thống lạnh nói chung và trong tủ lạnh nói riêng được ví như là trái tim của tủ lạnh. Máy nén có chức năng sau: - Hút môi chất thể hơi ở áp suất thất P0 từ dàn bay hơi và đẩy hơi môi chất ở áp suất cao PK lên dàn ngưng tụ. - Tuần hoàn môi chất lạnh trong hệ thống lạnh, phù hợp với phụ tải nhiệt của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ. 2.3. Cấu tạo Nhìn chung máy nén của tủ lạnh gia dụng cơ bản là sử dụng loại máy nén pittong có cấu tạo như sau: Máy nén piton Gồm 2 phần: Động cơ điện và máy nén được bố trí trong một vỏ máy và được hàn kín Hình 2.2: Cấu tạo chung của máy nén tủ lạnh 7
  19. Hình 2.3: Cấu tạo máy nén Chú giải: 1: Thân máy nén 2: Xi lanh 3: Pittông 4: Tay biên 5: Trục khuỷu 6: Van đẩy 7: Van hút 8: Nắp trong xilanh 9: Nắp ngoài xilanh 10: Ống hút 11: Stato 12: Rôto 13: Ống dịch vụ 14: Ống đẩy  Phần động cơ điện: Gồm stato và roto Hình 2.4: Cấu tạo động cơ điện 8
  20. - Stato: Gồm lõi thép và dây quấn, dây quấn gồm 2 cuộn dây: cuộn làm việc CR và cuộn khởi động CS. - Rotor: gồm lõi thép, lồng sóc và trục được nối với trục khửu của máy nén  Phần máy nén pittông: - Gồm xilanh, piston, séc măng - Clape hút (van hút), clape đẩy (van đẩy) - Khoang hút, khoang đẩy - Tay biên và trục khuỷu Toàn bộ động cơ điện và máy nén được đặt trong một vỏ kim loại bọc kín trên 3 hoặc 4 lò xo giảm rung. Trên trục khửu có rãnh để hút dầu bôi trơn các chi tiết chuyển động. Hình 2.5: Cấu tạo máy nén pittông Chú giải: 1. Xilanh 2. Pittông 3. Séc măng 4. Clapê hút 5. Clapê đẩy 6. Khoang hút 7. Khoang đẩy 8. Tay biên 9. Trục khuỷu 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0