MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................2<br />
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN<br />
MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT NAM ..................................................................3<br />
I. Nguồn gốc ra đời của môn bóng bàn .............................................................3<br />
II. Bóng bàn qua các giai đoạn phát triển ..........................................................4<br />
III. Quá trình phát triển môn bóng bàn ở Việt Nam ..........................................5<br />
CHƯƠNG II: CÁC ĐẶC ĐIỂM MẤU CHỐT CƠ BẢN<br />
KHI ĐÁNH BÓNG ..........................................................................................7<br />
I. Sự phân chia đường vòng cung và nửa quả bóng khi đánh bóng ..................7<br />
II. Mấu chốt cơ bản khi đánh bóng ....................................................................8<br />
CHƯƠNG III: NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT ĐÁNH BÓNG .......................10<br />
I. Khái niệm về kỹ thuật đánh bóng bàn ..........................................................10<br />
II. Phân loại kỹ thuật bóng bàn ........................................................................10<br />
III. Phân tích một số kỹ thuật cơ bản ...............................................................10<br />
1. Kỹ thuật giao bóng .................................................................................10<br />
2. Kỹ thuật líp bóng thuận tay ....................................................................13<br />
3. Kỹ thuật giật bóng thuận tay ..................................................................14<br />
4. Kỹ thuật đẩy bóng trái tay ......................................................................15<br />
5. Kỹ thuật giật bóng trái tay ......................................................................16<br />
6. Kỹ thuật gò bóng ....................................................................................17<br />
7. Kỹ thuật gò bóng thuận tay .....................................................................18<br />
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN .......................................20<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................24<br />
<br />
1<br />
<br />
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH<br />
I/VỊ TRÍ MÔN HỌC:<br />
Bóng bàn là một môn thể thao quần chúng được phát triển rộng rãi tại việt nam<br />
cũng như các nước khác trên thế giới. Đối với các trường đại học thí môn bóng bàn là<br />
môn học nằm trong chương trình các môn tự chọn không phân biệt chuyên nghành<br />
được phân bổ 30 tiết bao gồm lý thuyết và thực hành.<br />
II/ MỤC TIÊU:<br />
Nhằm đào tạo các sinh viên đại học phát triển toàn diện về mặt thể chất<br />
III/YÊU CẦU MÔN HỌC:<br />
1. Chính trị tư tưởng:<br />
Cũng như các môn học khác, môn bóng bàn sẽ góp phần giáo dục đạo đức tác<br />
phong, góp phần tích cực cho sự phát triển phong trào TDTT cơ sở.<br />
2. Chuyên môn:<br />
2.1 Lý thuyết:<br />
-Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của môn bóng bàn, phương<br />
pháp tập luyện và luật bóng bàn.<br />
2.2 Thực hành:<br />
- Sinh viên phải thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản nhất với một kỹ năng nhất<br />
định: Líp bóng thuận tay.<br />
Chặn đẩy trái tay.<br />
Gò bóng thuận tay<br />
Gò bóng trái tay<br />
IV. CẤU TRÚC CỦA MÔN HỌC:<br />
- Chương trình môn học gồm hai phần:<br />
+ Lý thuyết: 4 tiết<br />
+ Thực hành: 24 tiết<br />
+ Thi kết thúc: 2 tiết<br />
V. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ:<br />
Việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên được tiến hành theo<br />
hướng dẫn và quy chế chung về thi và kiểm tra kết thúc môn học của Bộ Giáo dục đào<br />
tạo bao gồm các nội dung sau:<br />
Kiểm tra kiến thức: nhằm đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng các kiến thức lý<br />
luận vào thực tiễn.<br />
Kiểm tra kỹ năng thực hành: Nhằm đánh giá năng lực tiếp thu và năng lực thực<br />
hành các kỹ thuật cơ bản đã học vào thực tiễn.<br />
Kiểm tra ý thức học tập của sinh viên: Nhằm đánh giá đúng ý thức, động cơ học<br />
tập (lý thuyết và thực hành môn học) trong quá trình học tập của sinh viên.<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG I:<br />
<br />
NGUỒN GỐC RA ĐỜI - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN<br />
MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT NAM.<br />
I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA MÔN BÓNG BÀN:<br />
Có nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của môn bóng bàn. Tuy nhiên, căn cứ vào<br />
các tư liệu lịch sử có thể tổng hợp thành một số ý kiến lớn như sau:<br />
Có ý kiến cho rằng, bóng bàn có xuất xứ từ môn quần vợt mà ra và được cải biến<br />
thành. Theo họ, vào cuối thế kỷ XIX ở nước Anh, môn quần vợt đã khá phát triển<br />
trong giới thượng lưu. Trong một lần tổ chức thi đấu môn quần vợt, các trận đấu đang<br />
diễn ra gay go, quyết liệt bổng nhiên trời đổ mưa to, cuộc đấu phải tạm dừng, những<br />
người tham gia cuộc chơi phải chú mưa trong một nhà căn tin gần đó. Nhưng mưa to<br />
và kéo dài, vì thế họ nghĩ ra một cách là mắc lưới trên giữa hai bàn ăn, lấy vợt và<br />
banh quần vợt đánh qua, đánh lại giữa hai cái bàn.Từ trò chơi này, họ đã nghĩ ra cách<br />
thức chơi mới, là chơi bóng trên bàn để các nhà quý tộc chơi trong nhà và có tên gơi là<br />
tennis de table, bóng bàn ra đời có xuất xứ từ trò chơi này.<br />
+ Có ý kiến khác cho rằng, vào khoảng năm 1895 cũng lối chơi như trên, nhưng<br />
bóng được thay bằng bóng nhựa và từ đó bóng nhựa dần dần được phổ biến. tiếng<br />
bóng nhựa này trên bàn gỗ phát ra tiếng kêu “ping ping”, “pông pông” do đó bóng bàn<br />
còn có tên mới là “ping pông”<br />
+ có ý kiến cho rằng môn bóng bàn xuất hiện sớm hơn môn quần vợt. Theo kêlen<br />
(hunggary) cách đây 2000 năm, trong cung đình Nhật Bản có trò chơi đá cầu lông,<br />
bóng bàn có xuất xứ từ trò chơi này cải biến thành.<br />
+ Cũng có tài liệu nói rằng, bóng bàn đầu tiên được lưu hành trong cung đình<br />
nước Anh và Đức nghe nói nữ hoàng Anh đã có lần tặng quà cho vua nước Đức những<br />
dụng cụ chơi bóng bàn, sau đó từ cung đình lan rộng ra ngoài trở thành trò chơi phổ<br />
biến trong công chúng, mang tính chất giải trí ở các nước Âu Châu.<br />
+ Theo Ivanốp cựu huấn luyện viên bóng bàn Liên Xô trong cuốn sách về huấn<br />
luyện bóng bàn có viết : đấu thế kỷ thứ XIX một số trí thức Nga ở Matxcơva và<br />
Lêningrát đã chơi trò chơi có dụng cụ là vợt căng bằng dây và bóng bằng lie có cắm<br />
lông, sau đó từ trò chơi này được cải biến thành trò chơi trong nhà, dùng gỗ làm vợt<br />
đánh qua đánh lại với nhau giữa hai cái bàn, sau này ghép hai bàn lại với nhau giữa có<br />
mắc lưới sợi và đó là tiên thân của môn bóng bàn. Lúc đó chưa có quy tắc chơi thống<br />
nhất như bây giờ.<br />
+ Theo Ông Môngtaga chủ tịnh danh dự hiệp hội bóng bàn thế giới thì khoảng<br />
năm 1880 có công ty ở nước Anh bán dụng cụ thể duc thể thaod9a4 đăng quảng cáo<br />
bán các thiết bị chơi bóng bàn .nên bóng bàn ra đời vào năm 1880 ở nước Anh là<br />
tương đối chính xác. ngoài ra các tư liệu lịch sử TDTT các nước không có tư liệu nào<br />
nói bóng bàn ra đời sớm hơn năm 1880.vì vậy đa số các ý kiến thống nhất môn bóng<br />
bàn ra đời vào khoảng năm 1880 ở nước Anh và ban đầu là một hình thức trò chơi giải<br />
trí.<br />
3<br />
<br />
II. BÓNG BÀN QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN:<br />
Thực tiễn đã chứng minh rằng,sự phát triển của môn bóng bàn phụ thuộc chủ yếu<br />
vào sự cải tiến các thiết bị dụng cụ chơi, cũng như các quy định về cách thức chơi.Tuy<br />
vậy thời gian đầu do dụng cụ chơi và luật lệ chơi đơn giản như : lúc đầu chơi sử dụng<br />
cây vợt gỗ bề mặt trơn, nhẳn,cứng nên độ ma sát với bóng ít, năng lực khống chế bóng<br />
kém, do vậy thời kỳ này các kỹ thuật phòng thủ thường được sử dụng như cắt,chặn đẩy<br />
bóng.Việc đánh giá trình độ VĐV chủ yếu thông qua việc đánh giá tính kiên trì, bền<br />
bỉ,dẻo dai,số lần đánh bóng qua lại nhiều hay ít.<br />
Qua một thời gian người ta thấy cần phải cải tiến vợt để tăng hiệu xuất đánh bóng<br />
bằng cách tăng ma sát với bóng.Vì vậy cây vợt gỗ đã được gián một lớp phủ lên bề<br />
mặt một lớp nhung, giấy ráp hoặc lie.Chiếc vợt này đã làm thay đổi một phần về trình<br />
độ kỹ thuật.Lúc bấy giờ, hiệu xuất cắt bóng đã đươc tăng lên và đã xuất hiện một vài<br />
quả tấn công đơn thuần.<br />
Năm 1902, vợt gai cao su ra đời bắt đầu từ VĐV người Anh sau một buổi tập trên<br />
đường đi về ngang qua chợ anh bỗng thấy trong hộp đưng tiền của người bán hàng có<br />
gián một lớp cao su để hạn chế tiếng kêu và làm cho những đồng su không nhảy ra ra<br />
ngoài…Sau đó về nhà anh cũng gián lên vợt gỗ của mình một lớp cao su để đánh<br />
bóng.Vợt gai cao su ra rời với tíh năng có độ đành hồi lớn hơn, nên có tác dụng tăng<br />
ma sát khi chạm bóng, đồng thời nâng cao tốc độ khi đánh bóng.Sự ra 9ời của vợt gai<br />
cao su đã giúp cho kỹ thuật bóng bàn phát triển thêm một bước mới, một số kỹ thuật<br />
tấn công như vụt,lít bóng đã xuất hiện, phạm vi đánh bóng được mở rộng, hình thành<br />
rõ nét các kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ, sự đối đầu giữ hai hệ thống kỹ<br />
thuật này dẫn đến sự phát triển ngày càng cao của môn bóng bàn.Tuy vậy, do quy định<br />
của kích thước bàn, lưới, thời gian một ván đấu lúc bấy giờ nên các kỹ thuật phòng thủ<br />
có lợi hơn tấn công, các kỹ thuật tấn công chưa được nâng cao, đa số các VĐV sử<br />
dụng các kỹ thuật phòng thủ vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy trong thi đấu đã xuất hiện nhiều<br />
trận đấukéu dài theo kiểu “maraton”.Ván đấu dài nhất trong lịch sử bóng bàn quốc tế<br />
là 8giờ giữ hai VĐV hasơnago (Pháp) và hebbecgie (Rumani) tại giải vô địch bóng<br />
bàn thế giới năm 1934 tổ chức tại Pari.Để giải quyết hiện tượng này, hiệp hội bóng bàn<br />
thế giới đã có những sửa đổi quan trọng. về luật lệ quy định thời gian một ván đấu là<br />
một giờ, sau là 30 phút, tiếp đến là 20 phút, rồi 15 phút và bây giờ là 10 phút, nếu chưa<br />
hết sẽ áp dụng luật “giải quyết nhanh” còn gọi là luật giao bóng luân lưu. Về cách tính<br />
điểm một ván đấu, trước kia là 30 điểm, tiếp đến là 21 điểm, và bây giờ là 11 điểm.<br />
Kích thước bàn chiều rộng trước kia là 1,464m và được nới rộng ra là 1,525m, chiều<br />
cao của lưới là 17cm rút xống còn 15,25cm, trước đây đánh bóng mềm nay chuyển<br />
sang bóng cứng… chính sự thay đổi này, là cuộc cách mạng quan trọng giúp cho các<br />
VĐV sử dụng các kỹ thuật tấn công được thuận lợi hơn từng bước chiếm dần ưu<br />
thế.Do vậy, kỹ thuật tấn công phát triển nhanh ngày càng hoàn thiện.<br />
Đến năm 1952,tại giải vô địch bóng bàn lần thứ XIX tổ chức tại Bombay(Ấn<br />
độ),đội tuyển Nhật Bản da94 đem đến đại hội một vũ khí mới-Đó là cây vợt mút hòan<br />
chỉnh.Với loại vũ khí mới này đội Nhật Bản đã chiếm hầu hết các giải của đại<br />
hội(đồng đội nam,đồng đội nữ,đơn nam,đơn nữ.Vợt mút ra đời với tính năng ưu việt<br />
làm nâng cao năng lực khống chế bóng,độ ma sát lớn,tốc độ bóng nhanh hơn,độ chính<br />
xác cao hơn.,uy lực vụt bóng hơn hẳn vợt cao su,phạm vi đánh bóng được mở rộng<br />
hơn..Do vậy,từ lối đánh phòng thủ chuyển sang lối đánh công thủ và tấn công nhiều<br />
hơn.Vợt mút ra đời đã giúp cho các VĐV sử dụng kỹ thuật tấn công dần dần chiếm ưu<br />
thế,phá vỡ chiến thuật phòng thủ của vợt gai cao su.<br />
4<br />
<br />
Đến năm 1961,tại giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 26 tổ chức tại Bắc<br />
Kinh(Trung Quốc),một lần nữa các VĐV Nhật Bản lại mang đến đại hội một thứ vũ<br />
khí mới-đó là kỹ thuật giật bóng.Dật bóng với tính năng tạo lực ma sát với bóng<br />
lớn,sức xoáy mạnh,tốc độ bóng đi nhanh,độ chuẩn xác cao,có khả năng đánh bóng<br />
được ở những “điểm chết” mà các kỹ thuật tấn công khác không sử dụng được.Với kỹ<br />
thuật này một thời gian dài,đội Nhật Bản đã “làm mưa làm gió” trên đấu trường Quốc<br />
tế,làng bóng bàn thế giới đã phải thốt lên: “Quả bóng ma quỷ Tokyo”.Giật bóng đã uy<br />
hiếp mạnh mẽ,phá vỡ chiến thuật của các VĐV phòng thủ.Trong suốt một thời gian<br />
dài các VĐV sử dụng kỹ thuật tấn công mà đặc biệt là kỹ thuật dật bóng đã chiếm ưu<br />
thế và giữ thành tích cao trong các cuộc thi đấu quốc tế.Để đối phó với sự ưu hiếp của<br />
kỹ thuật dật bóng,các VĐV đã nghĩ ra một loại vũ khí mới-đó là cây vợt “chống dật”<br />
hay còn gọi là “vợt phản xoáy”.Vợt phản xoáy đầu tiên xuất hiên năm 1972 do các<br />
VĐV châu âu sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao,đến năm 1973 khi các VĐV Trung<br />
Quốc sử dụng mới đưa cây vợt chống dật lên thành một vũ khí nguy hiểm.Đặc điểm<br />
nổi bật của vợt chống giật là làm thay đổi quy luật xoáy bóng,quỹ đạo bay của<br />
bóng.Do vợt phản xoáy làm ảnh hưởng đến nghệ thuật bóng bàn,phá vỡ các kỹ thuật<br />
động tác tấn công,nên giới bóng bàn đã lên tiếng phản đối.Vì vậy liên đoàn bóng bàn<br />
thế giới đã đưa ra một số biện pháp(như cấm dậm chân khi giao bóng) hoặc kể từ ngày<br />
1/1/1984 thì vợt thi đấu phải là hai màu khác nhau rõ rệt,một bên màu đen một bên<br />
màu đỏ tươi,trên mặt vợt phải có chữ ITTF mới được thi đấu các giải quốc tế.Với quy<br />
định này,uy lực của vợt phản xoáy đã giảm đáng kể bởi các VĐV đã phân biệt được<br />
nhờ hai màu khác nhau nên đã có điều chỉnh chiến thuật ti đấu cho phù hợp.Đến<br />
nay,vợt thi đấu của VĐV sử dụng rất đa dạng để phục vụ cho từng lối đánh sở trường<br />
khác nhau.<br />
Như vậy,quá trình phát triển của kỹ chiến thuật bóng bàn có quan hệ chặt chẽ với<br />
sự phát triển cải tiến của các dụng cụ đánh bóng cũng như những quy định về cách<br />
thức chơi…Sự thay đổi nhằm giải quyết các mâu thuẫn thực tế và đó chính là quy luật<br />
đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới sự phát triểncủa môn bóng bàn<br />
III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT NAM.<br />
Môn bóng bàn được du nhập vào việt nam vào khoảng năm 1920.Ở miền bắc do<br />
các thương gia Hoa Kiều, ở miền Nam do thực dân Pháp du nhập vào, đây cũng là<br />
môn thể thao giải trí dành cho giới thượng lưu.Đến năm 1924 bóng bàn đã phát triển<br />
mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hài Phòng, Huế, Sài Gòn.Lúc này đã tổ chức<br />
các giải bóng bàn theo miền là Bắc kỳ, Nam Kỳ, Trung kỳ.Lối đánh chủ yếu của thời<br />
ký này là dùng kỹ thuật cắt bóng gò lỳ,thỉnh thoảng có cơ hội bóng bổng thì vụt một<br />
quả,sau đó lại cắt tiếp<br />
Tháng 3/1938 đã tổ chức cuộc thi đấu quốc tế tại Việt Nam giữa vận động viên<br />
ke6lenva Srabados người Hunggary (cựu vô địch bóng bàn thế giới)với 2 vận động<br />
viên Việt Nam do hội thể thao bắc kỳ tiến cử là : Nguyễn Đình Thi (Nam Định)và Lý<br />
Ngọc Sơn (Hà Nội). kết quả mỗi vận động viên của ta đều thắng được 1 ván.Sau đó<br />
đội Việt Nam đi Campuchia thi đấu giải vô địch bóng bàn đông dương tại Nông Phênh<br />
gồm 3 vận động viên là Lý Ngọc Sơn, Nguyễn Đình Thi, Mai Duy Dưỡng kết quả vận<br />
động viên Lý Ngọc Sơn dạt chức vô địch đơn nam, cặp đôi nam Lý Ngọc Sơn và Mai<br />
Duy Dưỡng đoạt chức vô địch đôi nam.Với thắng lợi này, có thể nói rằng: Môn bóng<br />
bàn đã mang lại thành tích thi đấu quốc tế sớm nhất cho thể thao Việt Nam<br />
<br />
5<br />
<br />