Giáo trình bóng chuyền<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
PHẦN I: LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN<br />
MÔN BÓNG CHUYỀN .................................................................2<br />
I. Nguồn gốc của môn Bóng chuyền .................................................................2<br />
II. Bản chất môn Bóng chuyền ..........................................................................3<br />
III. Quá trình phát triển của môn Bóng chuyền .................................................3<br />
IV. Tác dụng của môn Bóng chuyền .................................................................5<br />
PHẦN II: CÁC KỸ THUẬT TRONG BÓNG CHUYỀN............................6<br />
I. Tư thế đứng và di chuyển trong Bóng chuyền ...............................................6<br />
II. Chuyền bóng ...............................................................................................10<br />
III. Phát bóng ...................................................................................................18<br />
IV. Đập bóng ...................................................................................................24<br />
V. Chắn bóng ...................................................................................................29<br />
PHẦN III: CHIẾN THUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN ........................33<br />
I. Chiến thuật tấn công .....................................................................................34<br />
II. Chiến thuật phòng thủ .................................................................................41<br />
PHẦN IV: LUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN ..........................................47<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................95<br />
<br />
-1-<br />
<br />
Giáo trình bóng chuyền<br />
PHẦN I:<br />
LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN<br />
I. NGUỒN GỐC CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN<br />
II. BẢN CHẤT CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN<br />
III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN<br />
IV. TÁC DỤNG CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN<br />
• Mục tiêu:<br />
-<br />
<br />
Sinh viên nắm được nguồn gốc, lịch sử phát triển của môn Bóng chuyền.<br />
<br />
-<br />
<br />
Sinh viên nắm được những mốc thời gian quan trọng về sự phát triển môn<br />
Bóng chuyền Thế giới và sự gia nhập môn Bóng chuyền vào Việt nam.<br />
<br />
-<br />
<br />
Tác dụng của môn Bóng chuyền đối với đời sống thể chất và tinh thần của<br />
người tập và ảnh hưởng đến đời sống xã hội.<br />
<br />
I.<br />
<br />
NGUỒN GỐC:<br />
<br />
Vào năm 1895 William Morgan, một giáo viên Thể dục ở Hội các thành viên<br />
tôn giáo ( YMCA) trình diễn một trò chơi mới mang tên Mintonette. Đó là trò chơi<br />
dùng ruột của quả Bóng rỗ, được chuyền qua chuyền lại qua một tấm lưới căng ở độ<br />
cao 6,6 foot tại YMCA thành phố Holyoke bang Massachusete Mỹ.<br />
Với William Morgan trò chơi chuyền bóng qua lưới tương tự như Quần vợt, cái<br />
khác là ở chổ “ không dùng vợt mà phải dùng tay để chuyền bóng. Bóng không quá<br />
nhỏ mà phải có kích thước lớn”.<br />
Vào năm 1947 tại Paris ( Pháp) Ông Paul<br />
Libaud là người đã hợp nhất các liên đoàn Bóng<br />
chuyền quốc gia thành liên đoàn Bóng chuyền<br />
quốc tế ( FIVB).<br />
FIVB nhận trọng trách phát triển môn<br />
Bóng chuyền trên toàn thế giới.<br />
<br />
Vào năm 1984 Tiến sỉ Ruben Acosta người Mehico được bầu làm chủ tịch<br />
FIVB. Ông mơ ước bước vào thế kỷ 21 môn Bóng chuyền sẽ trở thành môn thể thao<br />
phổ cập nhất trên hành tinh.<br />
<br />
-2-<br />
<br />
Giáo trình bóng chuyền<br />
II.<br />
<br />
BẢN CHẤT MÔN BÓNG CHUYỀN:<br />
<br />
Bóng chuyền là một môn thể thao<br />
tập thể được ngăn cách giữa sân, cột và<br />
lưới. Chính vì có cột và lưới ngăn cách giữa<br />
hai đội cho nên nó là môn thể thao đối<br />
kháng không trực tiếp.<br />
Bóng chuyền khác với các môn thể<br />
thao khác là bóng không dừng lâu trên cơ<br />
thể. Sự tiếp xúc với bóng khác với các môn<br />
bóng đá, bóng rỗ, bóng ném là khi bóng<br />
chạm vào tay phải nhanh chóng bật bóng đi<br />
(ngoại trừ khi phát bóng)<br />
Phần lớn sự tiếp xúc với Bóng trong Bóng chuyền là sự tiếp xúc trong không<br />
gian.<br />
Việc tiếp xúc bóng là điều cơ bản, sự phối hợp với đồng đội là điều sống còn,<br />
phối hợp tốt sẽ dẫn đến thắng lợi.<br />
Bóng chuyền cần sự tập trung cao độ của người chơi, sự sắp xếp cầu thủ, khả<br />
năng di chuyển hợp lý trên sân là nền tảng cho sự thắng lợi. Thực hiện tốt các chức<br />
năng nhiệm vụ của từng cầu thủ là mấu chốt chiến thuật .<br />
III.<br />
<br />
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN<br />
<br />
Ra đời vào năm 1895 và ngay sau đó vào năm 1896 trò chơi này được đưa ra<br />
thảo luận tại Hội nghị YMCA thành phố Springfield bang Massachusete và trình diển<br />
trước các Giám đốc Giáo dục thể chất, sau đó được đổi tên là Volleyball (trái bóng<br />
bay) mà ở Việt nam chúng ta gọi là Bóng chuyền.<br />
Trong vòng 20 năm từ khi thành lập, Bóng chuyền phát triển rất nhanh. Số<br />
người chơi không quy định, không có chiến thuật, các kỹ thuật còn hạn chế chủ yếu là<br />
chuyền bóng, các điều luật còn đơn giản.<br />
Năm 1913 Bóng chuyền được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội thể<br />
thao vùng Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức tại thành phố Manila Philipine.<br />
Năm 1916 Hội thể thao Đại học toàn Mỹ thừa nhận Bóng chuyền là môn thể<br />
thao vì đã có trên 2000 người Mỹ mê say tập luyện môn thể thao này. Đồng thời lúc<br />
này Luật Bóng chuyền ra đời và ban hành tại Mỹ.<br />
<br />
-3-<br />
<br />
Giáo trình bóng chuyền<br />
Năm 1922 Giải Bóng chuyền toàn Mỹ<br />
lần đầu tiên được tổ chức<br />
Năm 1928 Liên đoàn Bóng chuyền<br />
Mỹ được thành lập<br />
<br />
Năm 1929 Liên đoàn Bóng chuyền Nhật bản được thành lập và môn Bóng<br />
chuyền được đưa vào thi đấu trong Đại hội thể thao Trung Mỹ và vùng biển Caribe.<br />
Vào ngày 20/04/1947 tại Paris (Pháp) Đại biểu của 14 nước gồm: Bỉ, Brazin,<br />
Tiệp khắc, Ai cập, Hunggari, Italia, Ba lan, Rumani, Mỹ…. thành lập liên đoàn Bóng<br />
chuyền Quốc tế FIVB (Federation International Volleyball).<br />
Chủ tịch liên đoàn Bóng chuyền Thế giới đầu tiên là Ông Paul Libaud người<br />
Pháp.<br />
Năm 1949 Giải vô địchBóng chuyền đầu tiên được tổ chức tại Praha (Tiệp<br />
Khắc).<br />
Năm 1957 Bóng chuyền được thừa nhận là môn thi đấu trong Thế vận Hội.<br />
Năm 1964 tại Thế vận hội lần thứ 18 ở Tokyo<br />
(Nhật Bản) lần đầu tiên chương trình thi đấu có môn<br />
Bóng chuyền .<br />
Ngày 26/07/1984 tại cuộc hội thảo ở bờ biển<br />
được tổ chức trong kỳ Thế vận hội ở Los Angeles.<br />
Tiến sỉ Ruben Acosta người Mêhico được bầu làm<br />
chủ tịch.<br />
Năm 1987 FIVB tổ chức Giải Bóng chuyền<br />
bãi biển lần đầu tiên.<br />
<br />
• Bóng chuyền gia nhập và phát triển ở Việt Nam:<br />
Ở Việt Nam: Bóng chuyền xuất hiện vào năm 1922, du nhập bằng con đường<br />
quân đội. Mới đầu môn Bóng chuyền không phát triển rộng khắp do chiến tranh liên<br />
tục, sự đầu tư cơ sở vật chất cũng như đội ngũ VĐV hạn chế. Khi nước nhà thống<br />
nhất, môn Bóng chuyền được phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, trong<br />
các nghành, các lĩnh vực, ở mọi lứa tuổi đều tham gia thi đấu.<br />
-4-<br />
<br />
Giáo trình bóng chuyền<br />
Hơn 30 năm qua, môn Bóng chuyền nước ta đã đạt được một số kết qủa cả hai<br />
phương diện: Bóng chuyền quần chúng và Bóng chuyền thành tích cao.<br />
Những năm gần đây, môn Bóng chuyền không ngừng phát triển và được coi<br />
là môn thể thao mũi nhọn. Được đầu tư và phát triển nâng cao thành tích thi đấu.<br />
Trong mấy năm qua, đội Bóng chuyền nước ta đã tham gia giải bóng chuyền Đông<br />
Nam Á cùng giải Bóng chuyền Châu Á và đã đạt được thành tích đáng khích lệ. Đặc<br />
biệt là chiếc huy chương đồng đầu tiên của đội bóng chuyền nữ nước ta tại Đại hội<br />
TDTT Đông Nam Á (Segames) 19 tổ chức tại Inđônêxia. Đã góp phần vào tiếng nói<br />
chung Bóng chuyền Việt Nam trên đấu trường Đông Nam Á.<br />
• Những nhân vật chủ chốt của FIVB:<br />
-<br />
<br />
1. William Morgan (Mỹ) là người sáng lập ra trò chơi chuyền bóng qua lưới.<br />
<br />
-<br />
<br />
2. Paul Libaud (Pháp) là người đã hợp nhất các Liên đoàn Bóng chuyền Quốc gia<br />
thành Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế FIVB.<br />
<br />
-<br />
<br />
3. Ruben Acosta (Mehico) Chủ tịch FIVB người mơ ước khi bước vào thế kỷ 21<br />
môn Bóng chuyền sẽ trở thành môn thể thao phổ cập nhất trên hành tinh.<br />
IV. TÁC DỤNG CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN:<br />
<br />
-<br />
<br />
Bồi dưỡng con người về mặt ý chí, phẩm<br />
chất và đạo đức.<br />
<br />
-<br />
<br />
Tăng cường sức khỏe và nâng cao thể lực.<br />
<br />
-<br />
<br />
Nâng cao tính kỷ luật, tập thể và tăng cường<br />
tình đoàn kết giữa các đơn vị, Dân tộc và<br />
các Quốc gia.<br />
<br />
Bóng chuyền còn là sự ngoại giao hợp tác giữa<br />
các Dân tộc và Quốc gia.<br />
<br />
-5-<br />
<br />