intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu cải tiến chương trình giảng dạy môn Bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên Khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

32
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu cơ sở cải tiến chương trình môn Bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang; lựa chọn các nội dung cải tiến chương trình môn Bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang; Xây dựng cấu trúc, cách thức biên soạn giáo án và phương pháp giảng dạy môn bóng chuyền nhằm cải tiến chương trình giảng dạy môn Bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu cải tiến chương trình giảng dạy môn Bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên Khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang

  1. NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN BÓNG CHUYỀN VÀO GIỜ TỰ CHỌN CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG ThS. Trần Bảo Ngọc1, ThS. Nguyễn Hữu Tri2 1 Trường Đại học Kiên Giang 2 Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở cải tiến chương trình môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang; lựa chọn các nội dung cải tiến chương trình môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang; xây dựng cấu trúc, cách thức biên soạn giáo án và phương pháp giảng dạy môn bóng chuyền nhằm cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang. Từ khóa: xây dựng, chương trình giảng dạy, bóng chuyền, tự chọn, sinh viên, Kinh tế, Trường Đại học Kiên Giang. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Kiên Giang là cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa – kỹ thuật của vùng. Nhiệm vụ của trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế kỹ thuật của vùng. Hàng năm trường đào tạo hàng trăm kỹ sư, cử nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cho các địa phương, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực đa dạng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trường mới thành lập nên việc giáo dục thể chất còn hạn chế, vì thế việc rèn luyện, tăng cường thể chất cho sinh viên là một yêu cầu quan trọng. Qua sự kiểm tra, đánh giá sẽ tìm ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp, đồng thời qua bảng đánh giá thể chất sinh viên có thể đánh giá được quá trình giảng dạy của người thầy; nhờ đó chất lượng đào tạo sẽ được tăng lên. Cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: -Nghiên cứu cơ sở cải tiến chương trình môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang; -Lựa chọn các nội dung cải tiến chương trình môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang; - Xây dựng cấu trúc, cách thức biên soạn giáo án và phương pháp giảng dạy môn bóng chuyền; - Cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang. 1187
  2. Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường qui trong nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, giáo dục thể chất: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp phỏng vấn bằng phiếu, phương pháp toán thống kê. Khách thể nghiên cứu: 379 sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kiên Giang, năm học 2018 – 2019. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Cơ sở cải tiến chương trình môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang Chương trình môn học giáo dục thể chất của Trường Đại học Kiên Giang mang tính chất mềm dẻo, có nhiều lựa chọn cho sinh viên hoàn thành theo yêu cầu ngành đào tạo đại học. Đề tài tiến hành phỏng vấn, khảo sát nhu cầu của 379 sinh viên năm thứ nhất Khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang về hình thức lựa chọn học chương trình môn học giáo dục thể chất. Kết quả khảo sát được trình bày ở biểu đồ 3.3: Biểu đồ 2.1: Kết quả phỏng vấn tỷ lệ (%) lựa chọn hình thức học chương trình môn học giáo dục thể chất của sinh viên Khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang (n=379) Qua biểu đồ 3.1, ta thấy 95.51 % sinh viên Khoa Kinh tế lựa chọn hình thức học chương trình môn học thể chất môn thể thao tự chọn 90 tiết để hoàn thành theo yêu cầu của Nhà trường. Điều này cũng hết sức phù hợp với xu hướng hiện nay trong các trường đại học, cao đẳng, môn điền kinh cơ bản ngày càng có ít sinh viên lựa chọn học tập, rèn luyện trong chương trình môn thể thao tự chọn. Kết quả khảo sát nhu cầu lựa chọn môn thể thao được sinh viên Khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang yêu thích để hoàn thành 90 tiết môn học giáo dục thể chất được trình bày qua biểu đồ 3.4 như sau: Biểu đồ 2.2: Kết quả phỏng vấn tỷ lệ (%) lựa chọn môn thể thao tự chọn trong chương trình môn học giáo dục thể chất của sinh viên Khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang (n=379) 1188
  3. Qua biểu đồ 3.4, ta thấy, môn thể thao tự chọn được sinh viên Khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang lựa chọn như sau: môn bóng đá có 30.34 % (115/379 SV) sinh viên lựa chọn; môn bóng chuyền có 56.46% (214/379 SV) sinh viên lựa chọn; môn bóng rổ có 7.65 % (29/379 SV) sinh viên lựa chọn và môn bóng chuyền có 5.54 % (21/379 SV) sinh viên lựa chọn. Qua khảo sát cho thấy đa số sinh viên năm nhất Khoa Kinh tế Nhà trường yêu thích, lựa chọn môn bóng chuyền để hoàn thành 90 tiết môn học giáo dục thể chất. Như vậy, xuất phát từ điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ, trình độ giảng viên của Trường Đại học Kiên Giang và xuất phát từ nhu cầu của đa số sinh viên năm nhất Khoa Kinh tế cho thấy việc cải chương trình thể thao tự chọn nói chung và chương trình giảng dạy tự chọn bóng chuyền nói riêng cho sinh viên nhà trường là một trong những yêu cầu thực tiễn, cấp bách cần được quan tâm thực hiện. 2.2 Lựa chọn các nội dung cải tiến chương trình môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn, các giáo án, chương trình giảng dạy, huấn luyện môn bóng chuyền của các trường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở xác định các nội dung giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên trường Đại học bao gồm: Lý luận về Giáo dục thể chất; lý thuyết trong môn bóng chuyền; các bài kỹ thuật cơ bản; kỹ chiến thuật thi đấu bóng chuyền; luật bóng chuyền; trò chơi và thi đấu; những bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn… Để hoàn thiện và thay đổi nội dung chương trình giảng dạy môn bóng chuyền giờ tự chọn của trường Đại học Kiên Giang và thu được kết quả cao, chúng tôi tiến hành phỏng vấn để lựa chọn những nội dung phù hợp, nhằm phát triển hình thái, thể lực cho sinh viên, đảm bảo yêu cầu môn học. Đề tài tiến hành phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi 30 giảng viên giảng dạy và huấn luyện bóng chuyền các trường cao đẳng, đại học trong khu vực miền Tây Nam bộ như: Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Xây dựng miền Tây, Đại học Bạc Liêu, Đại học SP Kỹ thuật Vĩnh Long… Đề tài tiến hành phỏng vấn 02 lần, mỗi lần phỏng vấn cách nhau 10 ngày, có hai mức lựa chọn là “Dùng được” và “không dùng”. Kết quả phỏng vấn được trình bày qua bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1: Kết quả phỏng vấn nội dung cải tiến chương trình môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang (n = 30) Dùng được Không dùng Lần 1 Lần 2 TB Lần 1 Lần 2 TB NỘI DUNG (%) (%) TT PHỎNG VẤN hai hai n % n % lần n % n % lần PV PV A. Lý thuyết Ảnh hưởng của việc tập 1 luyện TDTT đối với sự 11 36.67 14 46.67 41.67 19 63.33 16 53.33 58.33 phát triển con người Ảnh hưởng của môn 2 bóng chuyền với sự 24 80 27 90 85 6 20 3 10 15 phát triển con người 1189
  4. Dùng được Không dùng Lần 1 Lần 2 TB Lần 1 Lần 2 TB NỘI DUNG (%) (%) TT PHỎNG VẤN hai hai n % n % lần n % n % lần PV PV Các nguyên tắc tập 3 22 73.33 24 80 76.67 8 26.67 6 20 23.33 luyện bóng chuyền Xu hướng bóng chuyền 4 10 33.33 12 40 36.67 20 66.67 18 60 63.33 hiện đại Chấn thương thể thao, cách phòng ngừa và 5 26 86.67 25 83.33 85 4 13.33 5 16.67 15 điều trị trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền Lịch sử hình thành và phát triển môn bóng 6 27 90 26 86.67 88.33 3 10 4 13.33 11.67 chuyền thế giới và Việt Nam Chiến thuật thi đấu bóng 7 14 46.67 9 30 38.33 16 53.33 21 70 61.67 chuyền cơ bản Nguyên lý kỹ thuật cơ 8 25 83.33 26 86.67 85 5 16.67 4 13.33 15 bản bóng chuyền Phương pháp tổ chức 9 23 76.67 22 73.33 75 7 23.33 8 26.67 25 thi đấu Phương pháp trọng tài 10 24 80 26 86.67 83.33 6 20 4 13.33 16.67 môn bóng chuyền Giới thiệu về sân bãi, 11 23 76.67 22 73.33 75 7 23.33 8 26.67 25 dụng cụ Luật thi đấu bóng chuyền 12 8 26.67 12 40.00 33.33 22 73.33 18 60 66.67 bãi biển Luật thi đấu bóng 13 14 46.67 23 76.67 61.67 16 53.33 7 23.33 38.33 chuyền B. Thực hành Các bài khởi động 14 27 90 28 93.33 91.67 3 10 2 6.67 8.33 (chung, chuyên môn) Tư thế chuẩn bị và di 15 28 93.33 26 86.67 90 2 6.67 4 13.33 10 động Tư thế đánh bóng: tư thế 16 cao, tư thế trung bình, tư 20 66.67 18 60 63.33 10 33.33 12 40 36.67 thế thấp 17 Di chuyển, chạy, bước 17 56.67 19 63.33 60 13 43.33 11 36.67 40 18 Chuyền bóng cơ bản 29 96.67 30 100 98.33 1 3.33 0 0 1.67 Chuyền bóng nâng cao 19 (sau đầu, một tay 24 80 25 83.33 81.67 6 20 5 16.67 18.33 chuyền bóng…) 20 Đệm bóng cơ bản 30 100 29 96.67 98.33 0 0 1 3.33 1.67 1190
  5. Dùng được Không dùng Lần 1 Lần 2 TB Lần 1 Lần 2 TB NỘI DUNG (%) (%) TT PHỎNG VẤN hai hai n % n % lần n % n % lần PV PV Đệm bóng nghiêng mình 21 20 66.67 18 60 63.33 10 33.33 12 40 36.67 bằng hai tay Đệm bóng nâng cao 22 (lăn ngã đệm bóng, đệm 25 83.33 27 90 86.67 5 16.67 3 10 13.33 một tay…) Phát bóng thấp tay trước 23 18 60 19 63.33 61.67 12 40 11 36.67 38.33 mặt Phát bóng thấp tay 24 27 90 24 80 85 3 10 6 20 15 nghiêng mình Phát bóng cao tay 25 29 96.67 28 93.33 95 1 3.33 2 6.67 5 trước mặt Phát bóng cao tay 26 19 63.33 20 66.67 65 11 36.67 10 33.33 35 nghiêng mình 27 Kỹ thuật nhảy phát bóng 18 60 17 56.67 58.33 12 40.00 13 43.33 41.67 Kỹ thuật đập bóng 28 19 63.33 19 63.33 63.33 11 36.67 11 36.67 36.67 nghiêng mình Kỹ thuật đập bóng quay 29 20 66.67 18 60 63.33 10 33.33 12 40 36.67 người Đập bóng theo phương 30 28 93.33 29 96.67 95 2 6.67 1 3.33 5 lấy đà 31 Chắn bóng cá nhân 27 90 28 93.33 91.67 3 10.00 2 6.67 8.33 32 Chắn bóng tập thể 28 93.33 29 96.67 95 2 6.67 1 3.33 5 Các bài tập thể lực 33 28 93.33 27 90 91.67 2 6.67 3 10 8.33 (chung, chuyên môn) Phát triển tố chất sức 34 18 60 19 63.33 61.67 12 40 11 36.67 38.33 nhanh 35 Phát triển tố chất sức mạnh 18 60 17 56.67 58.33 12 40 13 43.33 41.67 Phát triển tố chất sức bền 36 20 66.67 16 53.33 60 10 33.33 14 46.67 40.00 chung Phát triển mềm dẻo, khả 37 25 83.33 27 90 86.67 5 16.67 3 10 13.33 năng phối hợp vận động Phát triển sức nhanh, tốc 38 18 60.00 19 63.33 61.67 12 40 11 36.67 38.33 độ chuyên môn Phát triển sức mạnh bền 39 19 63.33 22 73.33 68.33 11 36.67 8 26.67 31.67 chuyên môn Phối hợp kỹ thuật, di 40 29 96.67 27 90 93.33 1 3.33 3 10 6.67 chuyển đội hình Thi đấu tập, luật và 41 24 80 25 83.33 81.67 6 20 5 16.67 18.33 phương pháp trọng tài Các bài tập thả lỏng, 42 29 96.67 29 96.67 96.67 1 3.33 1 3.33 3.33 hồi phục 1191
  6. Để tiến hành cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên trường Đại học Kiên Giang, đề tài lựa chọn các nội dung phỏng vấn qua 2 lần được đánh giá “dùng được” trung bình tỷ lệ (%) từ 75% trở lên. Kết quả tại bảng 3.1, đề tài đã lựa chọn được đầy đủ hệ thống nội dung giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn (là những nội dung có trên 75% số phiếu tán thành). Bao gồm nội dung sau: * Nội dung lý thuyết: + Ảnh hưởng của môn bóng chuyền với sự phát triển con người + Các nguyên tắc tập luyện bóng chuyền + Chấn thương thể thao, cách phòng ngừa và điều trị trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền + Lịch sử hình thành và phát triển môn bóng chuyền thế giới và Việt Nam + Nguyên lý kỹ thuật cơ bản bóng chuyền + Phương pháp tổ chức thi đấu + Phương pháp trọng tài môn bóng chuyền + Giới thiệu về sân bãi, dụng cụ + Luật thi đấu bóng chuyền * Nội dung thực hành: + Các bài khởi động (chung, chuyên môn) + Tư thế chuẩn bị và di động + Chuyền bóng cơ bản + Chuyền bóng nâng cao (sau đầu, một tay chuyền bóng…) + Đệm bóng cơ bản + Đệm bóng nâng cao (lăn ngã đệm bóng, đệm một tay…) + Phát bóng thấp tay nghiêng mình + Phát bóng cao tay trước mặt + Đập bóng theo phương lấy đà + Chắn bóng cá nhân + Chắn bóng tập thể + Các bài tập thể lực (chung, chuyên môn) + Phát triển mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động + Phối hợp kỹ thuật, di chuyển đội hình + Thi đấu tập, luật và phương pháp trọng tài + Các bài tập thả lỏng, hồi phục 1192
  7. 2.3 Cấu trúc, cách thức biên soạn giáo án và phương pháp giảng dạy môn bóng chuyền Sau khi lựa chọn được nội dung giảng dạy chúng tôi tiến hành hành tìm hiểu và rút được những yêu cầu về cấu trúc buổi tập, cách biên soạn và phương pháp giảng dạy môn bóng chuyền. Cấu trúc giáo án của buổi tập môn bóng chuyền: Buổi học môn bóng chuyền gồm 3 phần chính: phần chuẩn bị (phần khởi động), phần cơ bản (phần chuyên môn chính), phần kết thúc. * Phần chuẩn bị (khởi động): chiếm 20-25% thời gian. Nhiệm vụ của phần khởi động: giảng viên cho ổn định tổ chức lớp, tạo trạng thái tâm lý để sinh viên tự giác tích cực và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ. Sắp xếp tập trung theo đội hình để bắt đầu tập luyện. Nội dung phần khởi động + Các động tác làm nóng cơ khớp. + Các tư thế căng cơ. + Các bài tập khởi động di chuyển: bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp sau… + Các bài tập khởi động với bóng Mục đích các bài tập khởi động nhằm đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động để chuẩn bị cho các hoạt động chính tiếp theo. * Phần cơ bản (phần chính): chiếm từ 65-70% tổng số thời gian. Nhiệm vụ của phần cơ bản: các bài tập phải có tác dụng toàn diện đến các chức năng cơ thể và biết vận dụng khả năng chuyển tốt các kỹ xảo vận động. Phát triển các tố chất thể lực. Các nhóm cơ lớn tham gia vận động phải luôn thay đổi phù hợp. Đảm bảo những chu kỳ lặp lại có hiệu quả và phát triển sức mạnh, duy trì phát triển sức bền. Nội dung chính của phần cơ bản: Bao gồm tổ hợp động tác của các bộ phận cơ thể được phối hợp vận động với nhau. Yêu cầu về kỹ thuật phải được giáo viên xác định rõ ràng, hướng dẫn sinh viên một cách chi tiết cụ thể. Các nội dung thường được sắp xếp theo cách thức sau: Các bài tập mới, kỹ thuật phức tạp vào đầu phần cơ bản; tiếp tục cũng cố, hoàn thiện động tác vào giữa hay cuối phần cơ bản. sắp xếp trình tự động tác theo các nhóm bộ phận cơ thể cần phát triển như: Các động tác tay (chuyền bóng, đập bóng…). * Phần kết thúc: chiếm 5 – 10% tổng số thời gian. + Nhiệm vụ: Đây là phần sau của buổi tập, cơ thể sinh viên chuyển dần từ trạng thái gần với lúc yên tĩnh, để góp phần chuyển hướng thuận lợi sang một hoạt động học tập khác. + Nội dung chính của phần kết thúc: 1193
  8. Với các hoạt động nhẹ nhàng, ít dùng các động tác sức mạnh tốc độ, thường dùng các bài tập mang tính điều hòa hô hấp, căng ép dẻo nhẹ nhàng, thả lỏng đến mức tối đa, kết hợp với trò chơi vận động nhẹ giúp sinh viên trở lại trạng thái bình thường và có sự phấn khởi vui vẻ sau buổi tập. Giáo viên nhận xét đánh giá những ưu nhược điểm, kết quả buổi tập một cách ngắn gọn và giao bài tập về nhà cho sinh viên tập thêm (bài tập phải ngắn gọn, nhẹ nhàng vừa sức). Cách biên soạn giáo án giảng dạy môn bóng chuyền: - Bóng chuyền là một môn thể thao mang tính nghệ thuật cao, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn cơ bản cao, nắm vững kỹ thuật chuẩn, rõ ràng động tác. Phải hiểu biết được ý nghĩa tác động của mỗi động tác lên cơ thể con người. Các động tác phải được liên kết với nhau một cách logic có nguyên tắc. - Khi biên soạn phải tìm hiểu về đối tượng thực hiện bài tập và xác định được mục đích cần phát triển của đối tượng trong từng buổi tập để từ đó lựa chọn những bài tập phù hợp, bởi vì các động tác kỹ thuật của môn Bóng chuyền không những chỉ là những động tác thể thao phát triển các tố chất cơ thể mà nó còn mang tính nghệ thuật được thể hiện qua mỗi động tác. - Với đối tượng là sinh viên trường Đại học Kiên Giang, giảng viên cần phải lựa chọn những bài tập mang tính phát triển toàn diện cơ thể, tăng cường sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng phối hợp vận động, uốn nắn sửa chữa những tư thế cơ bản. Khi biên soạn và giảng dạy giảng viên cần phải chuẩn bị cho mình kỹ các tổ hợp động tác và phải chuẩn bị thể lực tốt để thực hiện lại các động tác trong bài tập làm mẫu cho sinh viên. - Trong quá trình giảng dạy GDTC sẽ không tránh khỏi những kỹ thuật ngẫu hứng để tạo cho bài tập được phong phú hơn, đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị tốt về chuyên môn của mình. Phương pháp giảng dạy: - Người giảng viên luôn phải chú ý đến vấn đề ổn định tổ chức kỷ luật, coi đó là một bước không thể thiếu trong quá trình thực hiện mỗi buổi lên lớp. - Điều tra sức khỏe và sắp xếp tổ chức lớp học một cách hợp lý. Dựa vào tình trạng sức khỏe của sinh viên để sắp xếp bài tập trên lớp có hiệu quả, nâng cao dần sức khỏe nhưng vẫn phù hợp với chương trình đã được sắp đặt. - Khi giảng dạy giảng viên cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sư phạm: Sắp xếp thứ tự bài tập từ dễ đến khó theo logic, dễ nhìn, dễ hiểu, có kỹ thuật độ khó phù hợp với thể lực sinh viên. Khi thực hiện chỉ dẫn cho sinh viên, trước hết người giảng viên phải chỉ dẫn trực tiếp, thực hiện các động tác làm mẫu, tư thế phải chuẩn, đẹp và dễ hiểu. Các tư thế làm mẫu phải được thực hiện cùng chiều đứng với sinh viên, làm với nhịp điệu chậm và xoay các hướng cho sinh viên nắm bắt được cách thực hiện một cách dễ dàng nhất. Đối với các động tác kỹ thuật liên hoàn cần phải phân chia theo từng giai đoạn sau đó mới lắp ghép toàn bộ động tác. 1194
  9. Mỗi giờ tập 150 phút, vì vậy LVĐ phải phù hợp. Giảng viên cần bố trí hướng dẫn sinh viên tuân thủ cấu trúc của một giờ học, bảo đảm các bước: khởi động, cơ bản và kết thúc để cho sinh viên tiếp thu tốt các nội dung của giờ học và phòng tránh chấn thương. 2.4 Cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang ➢ Đặc điểm đối tượng Là các em sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang 18 tuổi , không bị bệnh tật và dị tật bẩm sinh. Các em đều yêu thích tập luyện môn Bóng chuyền. ➢ Mục đích và nhiệm vụ giảng dạy Mục đích: - Phát triển các tố chất thể lực và khả năng phối hợp vận động, góp phần nâng cao sức khỏe cho sinh viên trường Đại học Kiên Giang. - Nhằm thí điểm và làm cơ sở để phát triển môn Bóng chuyền trong giờ học tự chọn ở trường Đại học Kiên Giang, cũng như tạo cho các em một sân chơi, tập luyện môn thể thao mà mình yêu thích. Góp phần làm phong phú và đa dạng các hoạt động thể thao trong nhà trường. Nhiệm vụ: Việc tập luyện môn Bóng chuyền tự chọn tại giờ học thể dục ở trường Đại học Kiên Giang sẽ giúp cho sinh viên có thể nắm bắt những kỹ thuật cơ bản ban đầu của môn bóng chuyền. Giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đào tạo chung của chương trình. Ngoài ra sau khi kết thúc chương trình học, những sinh viên nào thật sự yêu thích và có năng khiếu với môn Bóng chuyền có thể tham gia vào đội Bóng chuyền của trường, tham gia thi đấu Hội thao của sinh viên các trường trong khối Đại học – Cao đẳng, giải sinh viên toàn quốc và các giải phong trào. Phân phối chương trình giảng dạy. Với kết quả nghiên cứu trên, cho phép chúng tôi tiến hành phân phối lại thời gian giảng dạy môn bóng chuyền tự chọn tại trường Đại học Kiên Giang, nội dung chương trình được trình bày tại bảng 2.2 như sau: 1195
  10. Bảng 2.2: Bảng phân phối nội dung giảng dạy môn bóng chuyền tự chọn tại trường Đại học Kiên Giang Thứ Nội Thời Tổng tự dung Nội dung giảng dạy lượng số tiết môn học Lý thuyết: - Ảnh hưởng của môn bóng chuyền với sự phát triển con người - Các nguyên tắc tập luyện bóng chuyền - Chấn thương thể thao, cách phòng ngừa và điều trị trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền 6 tiết - Giới thiệu về sân bãi, dụng cụ - Nguyên lý kỹ thuật cơ bản bóng chuyền Học Bóng Thực hành: kì 1 chuyền 1 45 tiết - Các bài khởi động (chung, chuyên môn) - Tư thế chuẩn bị và di động - Chuyền bóng cơ bản - Đệm bóng cơ bản - Phát bóng thấp tay nghiêng mình - Các bài tập thể lực (chung, chuyên môn) - Phát triển mềm dẻo, khả năng phối hợp vận 39 tiết động - Các bài tập thả lỏng, hồi phục Thi kết thúc học kì Lý thuyết: - Lịch sử hình thành và phát triển môn bóng chuyền thế giới và Việt Nam 6 tiết - Phương pháp tổ chức thi đấu - Phương pháp trọng tài môn bóng chuyền - Luật thi đấu bóng chuyền Thực hành: Học Bóng kì 2 chuyền 2 + Các bài khởi động (chung, chuyên môn) + Chuyền bóng nâng cao (sau đầu, một tay 45 tiết chuyền bóng…) + Đệm bóng nâng cao (lăn ngã đệm bóng, đệm 39 tiết một tay…) + Phát bóng cao tay trước mặt + Đập bóng theo phương lấy đà + Chắn bóng cá nhân + Chắn bóng tập thể + Các bài tập thể lực (chung, chuyên môn) + Phát triển mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động + Phối hợp kỹ thuật, di chuyển đội hình + Thi đấu tập, luật và phương pháp trọng tài + Các bài tập thả lỏng, hồi phục Thi kết thúc học kì 1196
  11. Từ bảng 2.2 có thể nhận thấy nội dung, cấu trúc chương trình môn bóng chuyền tự chọn đang được thực nghiệm tại trường như sau: + Phần lý thuyết: 12 tiết chiếm 13,33% tổng thời gian. Nội dung lý thuyết được giảng dạy lồng ghép trong giờ học thực hành bao gồm các nội dung: ảnh hưởng của môn bóng chuyền đến sự phát triển của con người, chấn thương thể thao, cách phòng ngừa và điều trị, lịch sử hình thành và phát triển môn bóng chuyền, nguyên lý kỹ thuật môn bóng chuyền, luật và chiến thuật thi đấu bóng chuyền… + Phần thực hành: 78 tiết chiếm 86.7% bao gồm các kỹ thuật cơ bản, các kỹ thuật nâng cao, phối hợp kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu tập và các bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn. Việc xây dựng chương trình được tuân thủ theo nguyên tắc từ dễ đến khó, LVĐ phù hợp với lứa tuổi cùng với thời gian hoạt động linh hoạt thuận lợi, không ảnh hưởng đến giờ học các môn chuyên ngành sinh viên. Chương trình học môn bóng chuyền tự chọn được chúng tôi xây dựng với số tiết là 90, chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ 45 tiết, mỗi tuần tập 3 tiết, mỗi tiết 50 phút. Nội dung chương trình giảng dạy và tiến trình biểu giảng dạy khi thực nghiệm, Bảng phân phối chương trình giảng dạy, nội dung cụ thể cho từng buổi, từng tiết học và giáo án mẫu được trình bày tại phần phụ lục 2 của luận văn. Khi kiểm tra kết thúc học kỳ môn bóng chuyền gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành (kỹ thuật). trong đó: + Điểm lý thuyết: Học kì 1: Phần kiểm tra lý thuyết cho sinh viên làm tiểu luận ở nhà. Học kì 2: Phần kiểm tra lý thuyết cho sinh viên làm tiểu luận ở nhà. + Điểm thực hành (kỹ thuật). Như vậy điểm kết thúc mỗi học kì được tính như sau: Điểm học phần = (điểm LT + điểm TH)/2. 3. KẾT LUẬN Tổng số 95.51 % sinh viên Khoa Kinh (379 sinh viên được khảo sát) thực tế lựa chọn hình thức học chương trình môn học thể chất môn thể thao tự chọn 90 tiết để hoàn thành theo yêu cầu của Nhà trường. Điều này cũng hết sức phù hợp với xu hướng hiện nay trong các trường đại học, cao đẳng, môn điền kinh cơ bản ngày càng có ít sinh viên lựa chọn học tập, rèn luyện trong chương trình môn thể thao tự chọn Đề tài xây dựng cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên nam, nữ năm nhất khoa Kinh tế Trường Đại học Kiên Giang, với tổng thời gian là 90 tiết học. Để tiến hành cải tiên chương trình giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên trường Đại học Kiên Giang, đề tài lựa chọn các nội dung phỏng vấn qua 2 lần được đánh giá “dùng được” trung bình tỷ lệ (%) từ 75% trở lên. Kết quả tại bảng 3.7, đề tài đã lựa chọn được đầy đủ hệ thống nội dung giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn (là những nội dung có trên 75% số phiếu tán thành). 1197
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2 Iu.N.Klesep-A.G.Airianx (1997), Bóng chuyền, NXB TDTT, Hà Nội. 3 Huỳnh Trọng Khải - Đỗ Vĩnh (2010), “Giáo trình thống kê”, NXB TDTT. 4 Nguyễn Thành Lâm - Lâm Quang Thành (2005), “Đo lường thể thao”, trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh. 5 Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2008), Giáo trình TDTT trường học, NXB TDTT, Hà Nội. 6 Nguyễn Xuân Sinh (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 7 Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Văn Hòa (2016), Đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất tại Ttrường đại học Cần Thơ. NXB ĐHCT. 8 Tổng cục TDTT (1996), Chương trình môn học Bóng chuyền dành cho đại học chính qui chuyên ngành GDTC, NXB TDTT, Hà Nội. 9 Viện khoa học TDTT (2003), “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 16 đến 20 tuổi thời điểm 2001”, NXB TDTT, Hà Nội. 1198
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2