intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

550
lượt xem
208
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là phương pháp đánh giá cuộc đẻ khi khung chậu giới hạn, trọng lượng thai nhi bình thường hoặc khi khung chậu bình thường nhưng thai nhi lại khá to, nhằm đưa đến quyết định đúng là có thể đẻ được qua đường âm đạo hay phải mổ lấy thai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm

  1. Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm I. ÐỊNH NGHĨA • Là phương pháp đánh giá cuộc đẻ khi khung chậu giới hạn, trọng lượng thai nhi bình thường hoặc khi khung chậu bình thường nhưng thai nhi lại khá to, nhằm đưa đến quyết định đúng là có thể đẻ được qua đường âm đạo hay phải mổ lấy thai. II. CHỈ ĐỊNH • Khung chậu giới hạn. • Khung chậu bình thường, thai to. • Khung chậu hẹp, thai nhỏ. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH • Khung chậu hẹp hoàn toàn. • Thai suy. • Các ngôi không phải là ngôi chỏm. • Có sẹo phẫu thuật cũ ở tử cung. IV. ÐIỀU KIỆN • Phải là ngôi chỏm. • Có chuyển dạ thật sự. • Cổ tử cung xóa hết và mở 3cm. • Cơn co tử cung tốt. Nếu cơn co không tốt phải tăng co bằng oxytocin, nhỏ giọt tĩnh mạch. • Phải làm ở nơi có điều kiện phẫu thuật lấy thai ngay nếu thất bại. • Phải theo dõi cẩn thận để phát hiện kịp thời những biến chứng xảy ra trong khi làm nghiệm pháp lọt như sa dây rốn, thai suy, cơn co tử cung dồn dập, dọa vỡ tử cung. V. CHUẨN BỊ
  2. 1. Cán bộ chuyên khoa: • Y sĩ, bác sĩ chuyên khoa Phụ sản có khả năng phẫu thuật lấy thai mới được làm nghiệm pháp lọt. 2. Phương tiện. • Một kim dài 15cm hoặc một cành của kìm Kocher để bấm ối. • Thuốc tăng và giảm cơn co tử cung. • Phiếu theo dõi làm nghiệm pháp lọt. VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH • Sản phụ nằm ở tư thế sản khoa. • Khám kỹ sản phụ khoa, xác định rõ tình trạng tim thai, cơn co tử cung, ngôi thai, khung chậu. • Dùng kim bấm ối khi có cơn co tử cung và xé rộng màng ối để cho ngôi tỳ vào cổ tử cung. Nếu ngôi thai còn cao phải đề phòng xa dây rốn. • Ghi rõ giờ bắt đầu bấm ối và giờ bắt đầu có cơn co tốt. • Theo dõi thật sát cơn co tử cung, tim thai. Tình trạng cổ tử cung và ngôi thai được khám lại sau một giờ và sau hai giờ làm nghiệm pháp lọt để đánh giá sự tiến triển của cổ tử cung và ngôi thai, xem có sự xuất hiện bướu huyết thanh trên đầu thai không. • Nếu cơn co tử cung tăng nhiều, giảm số giọt oxytocin. Nếu trương lực tăng, dùng thuốc giảm co cùng lúc với oxytocin. • Chú ý: thời gian chờ đợi tối đa là 6 giờ vì nếu để nghiệm pháp kéo dài, có nguy cơ dọa vỡ tử cung, nhiễm khuẩn ối và suy thai. • Trong thời gian làm nghiệm pháp, nên cho kháng sinh dự phòng. VII. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN 1. Phẫu thuật cấp cứu lấy thai ngay trong các trường hợp • Cơn co tử cung dồn dập, liên tục dù đã ngưng oxytocin và cho thuốc giảm co. • Thai suy, ối trở nên xanh đặc, nhịp tim thai bất thường. • Sa dây rốn.
  3. • Sau 2 giờ làm nghiệm pháp này, cổ tử cung không mở thêm, rắn hơn hoặc phù nề nhiều; ngôi thai vẫn còn cao, không lọt và bắt đầu có bướu huyết thanh. 2. Theo dõi thêm chuyển dạ: • Nếu sau 2 giờ làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm mà cổ tử cung mở thêm ít nhất 1 - 2cm, tim thai vẫn đều đặn, ngôi thai xuống sâu hơn trong tiểu khung, trường hợp này nghiệm pháp có kết quả và có thể quyết định cho theo dõi thêm chuyển dạ; khi cổ tử cung mở hết, có thể cho sản phụ đẻ thường hay lấy thai ra bằng forceps, hút giác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2