Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 2-4
lượt xem 39
download
CHƯƠNG II: LỚP CAUDOFOVEATA (CHAETODERMOMORPHA) Trước đây một số nhà nghiên cứu phân loại xếp lớp Caudofoveata và Solengastres chung vào một lớp là Aplacophora nhưng ngày nay chúng được tách thành hai lớp riêng biệt. Lớp Caudofoveata là gồm những loài Mollusca khác thường, không có vỏ, hình giun. Chúng hầu hết cơ thể dài theo trục trước sau, sống vùi trong lớp bùn mềm (phù sa) và phân bố hoàn toàn ở biển sâu. Cơ thể hình trụ, dài khoảng 2mm đến 14 cm phần đầu có miệng vùi trong bùn, Caudofoveata ăn thức ăn chứa trong bùn....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 2-4
- CHƯƠNG II: LỚP CAUDOFOVEATA (CHAETODERMOMORPHA) Trước đây một số nhà nghiên cứu phân loại xếp lớp Caudofoveata và Solengastres chung vào một lớp là Aplacophora nhưng ngày nay chúng được tách thành hai lớp riêng biệt. Lớp Caudofoveata là gồm những loài Mollusca khác thường, không có vỏ, hình giun. Chúng hầu hết cơ thể dài theo trục trước sau, sống vùi trong lớp bùn mềm (phù sa) và phân bố hoàn toàn ở biển sâu. Cơ thể hình trụ, dài khoảng 2mm đến 14 cm phần đầu có miệng vùi trong bùn, Caudofoveata ăn thức ăn chứa trong bùn. Xoang màng áo chứa một đôi màng hình lược nằm tận cùng phía sau của cơ thể (Hình 12, 13). Caudofoveata không có chân, màng áo bao lấy cơ thể. Chúng di chuyển nhờ vào nhu động của của hệ thống cơ phát triển mạnh trên thành cơ thể. Thay vì tiết ra vỏ thì biểu bì tiết những vảy xếp chồng lên nhau, chúng bao phủ toàn bộ bề mặt cơ thể. Một số cơ quan của nhóm này thoái hóa: đầu rất nhỏ, không có mắt và xúc tu cảm giác; không có cơ quan bài tiết và ống dẫn dinh dục (tuyến sinh dục thống với xoang bao tim); một số loài không có lưỡi sừng. Tận cùng của đầu có đĩa chitin và một vài tuyến mà cho đến nay chưa xác định được chức năng của chúng. Có khoảng 70 loài thuộc Caudofoveata, chúng là những loài ăn thức ăn lắng tụ ở đáy thủy vực. Hình 12: Hình thái bên ngoài củaThân mềm thuộc lớp Caudofoveata, loài Falcidens sp. Theo A.H. Scheltema. Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik, 2000. 144
- Hình 13: Hình thái cấu tạo của Thân mềm thuộc lớp Caudofoveata. Theo Aarhus University, 1999. The Invertebrates, An Illustrated Glossary. International M.Sc. Programme in Marine Sciences. 145
- CHƯƠNG III:LỚP SOLENGASTRES (NEOMENIOMORPHA) Các loài thuộc nhóm Solengastres có hình dạng bên ngoài tương tự như lớp Caudofoveata, cũng không có vỏ và gần như không có đầu. Cơ thể kéo dài theo trục trước-sau, không có tuyến bài tiết, ống sinh dục và một số loài không có lưỡi sừng. Chúng khác so với nhiều loài Mollusca nhưng có quan hệ rất gần với nhóm Mollusca có vỏ. Cơ thể Solengastres dài khoảng 1 mm đến 30 cm, cơ thể dẹp bên, có một rãnh bụng theo chiều dọc, trong đó có 1 hay nhiều nếp gấp được xem là để giảm tiết diện chân. Màng áo bao lấy cơ thể, và được ngăn cách bởi rãnh chân và trên bề mặt màng áo gắn một hoặc nhiều lớp vảy vôi hay các gai chitin. Phần trước của rãnh bụng có nhiều tiêm mao và miệng nằm ở mặt bụng của phần đầu; tận cùng phía sau của bụng là xoang màng áo, Solengastres không có mang lược nhưng mang thứ sinh có dạng nếp gấp hoặc các mấu lồi rất phát triển (Hình 14, 15). Solengastres là các loài ăn động vật, bắt mồi trên Cnidaria (Thích ty bào). Cách ăn mồi của Solengastres thì chưa được xác định rõ bởi vì lưỡi sừng bị thoái hóa hoặc không có lưỡi sừng. Mặc dù hệ cơ trên vách cơ thể rất phát triển nhưng sự di chuyển của Solengastres không nhờ vào sự vận động của cơ mà nhờ vào sự trượt bằng cách sử dụng các tiêm mao trên nếp gấp dọc theo rãnh bụng. Tất cả các loài thuộc Solengastres đều lưỡng tính, sự bắt cặp xảy ra nhờ các gai sinh dục (stylet). Ở một vài loài, tinh trùng được tồn trữ bởi cá thể nhận tinh trong các túi chứa tinh. Có 180 loài đã được mô tả hiện nay, tất cả đều sống ở biển và được chia thành 2 bộ dựa vào số lượng lớp vảy vôi trên màng áo. Hình 14: Hình thái bên ngoài của Thân mềm thuộc lớp Solengastres, loài Neomenia carinata. Theo Hyman. Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik, 2000. 146
- Hình 15: Hình thái cấu tạo của Thân mềm thuộc lớp Solengastres. Theo Aarhus University, 1999. The Invertebrates, An Illustrated Glossary. International M.Sc. Programme in Marine Sciences. 147
- CHƯƠNG IV:LỚP MONOPLACOPHORA Monoplacophora theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là mang một tấm vỏ (mono=một, placo=tấm, phora=mang hay đeo). Trước năm 1952, Monoplacophora chỉ được biết qua mẫu hóa thạch hình thành từ kỷ Cambria và Devon, một số mẫu hóa thạch thu được trong thập kỷ 1890 nhưng được xếp vào lớp Gastropoda hoặc chưa được chú ý đến. Đến năm 1952 cuộc thám hiểm “Galathea” đã thu được hơn 10 cá thể sống thuộc giống Neopilina từ vùng nước sâu khoảng 2.000m ngoài khơi bờ biển Mexico. Chúng được đặt tên là Neopilina galathea, nhưng vài năm sau đó loài thứ hai Neopilina ewingi cũng được phát hiện. Từ đó Monoplacophora mới được phân thành một lớp riêng biệt, hiện nay chỉ có hai đại diện thuộc lớp này được biết là còn sống sót. Monoplacophora có một tấm vỏ hình nón và không khác vỏ của ốc nón (Limpet). Vỏ của Monoplacophora trưởng thành có dạng dẹp mặc dù vỏ của ấu trùng có dạng xoắn. Kích thước vỏ tối đa ở cá thể trưởng thành của loài bé nhất khoảng 1mm, trong khi loài lớn nhất đạt đến 37mm (Hình 17a). Chân của Monoplacophora lớn và phẳng giống như chân của Gastropoda và Polyplacophora. Hai bên chân là rãnh màng áo có chứa 3, 5 hoặc 6 đôi mang lược đồng dạng. Bên trong, cơ thể có 8 đôi cơ lưng-bụng để điều khiển chân. Đặc điểm cấu tạo này được suy luận từ vỏ hóa thạch. Hệ tiêu hóa của Monoplacophora với miệng nằm ở phía trước, hậu môn nằm phía sau cơ thể, có sự hiện diện của lưỡi sừng và trụ thủy tinh (crystalline style), ruột thẳng (Hình 16). Giống như Polyplacophora, Caudofoveata và Solengastres, hệ thống thần kinh của Monoplacophora gồm một đôi dây thần kinh bên và và một đôi thần kinh chân (Hình 17b). Monoplacophora có 5-6 đôi thận nằm trên rãnh màng áo, số đôi thận tương đương với số đôi mang. Xoang cơ thể gồm xoang bao tim và xoang của hai đôi tuyến sinh dục. Tim nằm trong xoang bao tim gồm một tâm thất và hai đôi tâm nhĩ, tâm nhĩ trước và tâm nhĩ bên. 148
- Hình 16: Hình thái cấu tạo của Thân mềm thuộc lớp Monoplacophora. Theo Aarhus University, 1999. The Invertebrates, An Illustrated Glossary. International M.Sc. Programme in Marine Sciences. Một số nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng cấu tạo của Monoplacophora là những bằng chứng tiến hóa về mối liên quan giữa Mollusca và Annelida (Mollusca có nguồn gốc từ Annelida-Giunđốt). Giữa Monoplacophora và Annelida khác nhau về sự phân đốt, Annelida có sự phân đốt thể hiện ra bên ngoài còn sự phân đốt của Monoplacophora không rõ ràng và không thể hiện ra bên ngoài. Các nhà khoa học giải thích sự phân đốt rõ ràng này là sự thể hiện tính thích nghi trên cơ sở thực hiện chức năng của một cơ quan chứ không phải là kết quả của sự phân đốt tự nhiên. 149
- Hình 17: (a) Vỏ của Monoplacophora trưởng thành. (b) Hệ thần kinh nhìn từ mặt lưng. Theo E.N.K. Clarkson, Invertebrate Palaeontology & Evolution, 2d ed. Copyright © 1986 Chapmean & Hall, Div. International Thomson Publishing Services Ltd., UK. Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik, 2000. 150
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đại cương cây bắp
13 p | 693 | 251
-
SỔ GIÁO ÁN THỰC HÀNH TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI - GIÁO ÁN SỐ 5
7 p | 445 | 95
-
Giáo trình cây hoa - Chương 4
14 p | 229 | 95
-
Kỹ thuật nuôi Trùn quế - Phần II
12 p | 261 | 94
-
Giáo trình : Công nghệ sản xuất chè đen part 9
12 p | 217 | 80
-
Giáo trình cây hoa - Chương 2
15 p | 202 | 68
-
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 8
7 p | 271 | 56
-
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 6
9 p | 390 | 53
-
Giáo trình giống vật nuôi Chương 2
39 p | 197 | 38
-
Kỹ Thuật Trồng Cải Bẹ Xanh
7 p | 212 | 29
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa thiên lý
5 p | 222 | 22
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KHUYẾN NÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG - PHẦN II THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG - CHƯƠNG 5
26 p | 122 | 22
-
Nhân giống và trồng cây mít nghệ
3 p | 128 | 11
-
Kinh nghiệm trồng đậu nành
10 p | 86 | 10
-
Kỹ thuật canh tác cây mồng tơi
4 p | 181 | 10
-
Kỹ Thuật Trồng Khổ Qua An Toàn
4 p | 106 | 9
-
Cách Trồng Cây Diếp Cá
3 p | 179 | 5
-
Bài giảng bệnh chuyên khoa nông nghiệp : BỆNH HẠI CÂY XA BÔ (HỒNG XIÊM)
4 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn