intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Pháp lý đại cương: Phần 1 - Trường Đại học Ngoại thương

Chia sẻ: Minh Quan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

81
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Pháp lý đại cương: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: lí luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật; một số vấn đề cơ bản về pháp luật dân sự Việt Nam; công pháp quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Pháp lý đại cương: Phần 1 - Trường Đại học Ngoại thương

  1. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “Pháp lý đại cương” được biên soạn để phục vụ cho chương trình đào tạo đại học đang được triển khai ở Trường Đại học Ngoại thương. Đối tượng nghiên cứ của môn học “Pháp lý đại cương là những vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật; về pháp luật trong nước (pháp luật dân sự) và về pháp luật quốc tế (công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế). Khi nêu ra đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã căn cứ vào mục tiêu về kiến thức pháp lý cần được trang bị cho sinh viên các trường đại học kinh tế với các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và một số ngành học khác; căn cứ vào mục tiêu đào tạo cán bộ kinh tế đối ngoại nói chung và cán bộ quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng của Trường Đại học Ngoại thương. Đối tượng phục vụ của giáo trình là sinh viên thuộc mọi loại hình đào tạo thuộc ngành kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế… đang học tập ở Trường Đại học Ngoại thương. Để đáp ứng nhu cầu học tập trong trong trường, kể từ lần xuất bản thứ nhất (năm 1990) cho đến nay, giáo trình đã được tái bản nhiều lần. Trong lần tái bản thứ sau này, các tác giả có sửa chữa, bổ sung và chỉnh lí nội dung của giáo trình cho phù hợp với những đổi thay của pháp luật trong nước và quốc tế của môi trường kinh doanh cũng như của tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Giáo trình gồm 4 chương. Nội dung các chương liên quan tới những kiến thức chung về nhà nước và pháp luật, về bản chất và vai trò của pháp luật, về pháp luật dân sự, về Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế. Giáo trình cũng đề cập tới những nguyên lý chung về kí kết và thực hiện hợp đồng dân sự, về thời hiệu tố tụng, về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài v.v.. Ngoài ra, còn có ba phụ lục kèm theo làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Giáo trình do tập thể giáo viên Bộ môn Luật (Khoa Quản trị kinh doanh) Trường Đại học Ngoại thương biên soạn: Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Nhà giáo Nhân dân NGUYỄN THỊ MƠ, Chủ biên, biên soạn Chương I, Chương III và chịu trách nhiệm sửa chữa toàn bộ cả 4 chương trong lần tái bản thứ sáu này.
  2. Cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Luật HOÀNG NGỌC THIẾT, biên soạn Chương II và Chương IV. Giáo trình “Pháp lý đại cương” đề cập tới những vấn đề pháp lý chủ yếu nhất liên quan tới các môn học ở giai đoạn chuyên ngành. Những kiến thức có được từ môn học pháp lý đại cương góp phần làm phong phú thêm khối kiến thức về các môn học cơ bản, giúp cho sinh viên có hành trang cơ bản để tiến tới nghiên cứu các môn học “Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại” hoặc môn học “Pháp luật thương mại quốc tế, môn học “Pháp luật doanh nghiệp”v.v.. ở giai đoạn giáo dục chuyên ngành. Đó là những vấn đề pháp lý chủ yếu có liên quan tới các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động kinh doanh quốc tế nói riêng. Những vấn đề như vậy không thể chứa đựng hết trong khuôn khổ của một giáo trình, vì vậy giáo trình còn tồn tại những sai sót là không thể tránh khỏi. Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của độc giả. Chúng tôi chân thành cảm ơn bạn đọc về những ý kiến đóng góp quý báu. T/M Các tác giả Chủ biên GS. TS. NGND NGUYỄN THỊ MƠ
  3. CHƯƠNG I LÍ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC LÍ LUẬN MÁC – LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Là một môn khoa học xã hội, lí luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật nghiên cứu những hiện tượng xã hội nhà nước và pháp luật. Lí luận về nhà nước và pháp luật sẽ giải đáp những vấn đề chung, cơ bản về những nguyên nhân, điều kiện phát sinh nhà nước và pháp luật; về những quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật; thay thế kiểu nhà nước và pháp luật này bằng kiểu nhà nước và pháp luật khác; về bản chất, hình thức, chức năng của nhà nước và pháp luật, đặc biệt là nhà nước và pháp luật XHCN; về mối quan hệ hữu cơ giữa nhà nước và pháp luật. Lí luận về nhà nước và pháp luật là môn khoa học nhập môn đối với luật học. Nó giới thiệu những khái niệm và phạm trù cơ bản về nhà nước và pháp luật, vì vậy nó mang tính chất triết học khái quát. Đây là môn khoa học về phương pháp luật, có nhiệm vụ trình bày đặc thù của việc áp dụng phương pháp biện chứng Mác-xít vào các hiện tượng nhà nước và pháp luật. Lí luận về nhà nước và pháp luật chiếm một vị trí trung tâm trong hệ thống các môn khoa học chuyên nghiên cứu về những hiện tượng nhà nước và pháp luật. Mác, Ănghen, Lênin là những người đặt cơ sở cho khoa học về lí luận nhà nước và pháp luật. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nghiên cứu rất sâu những quy luật phát sinh và phát triển của nhà nước và pháp luật. II. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, vấn đề nhà nước là vấn đề chủ yếu, vấn đề then chốt trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đây cũng là “… vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất… là vấn đề mà các học giả, các nhà văn, các nhà triết học tư sản đã làm cho rắc rối nhất”.
  4. Để có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của nhà nước và pháp luật, theo lời dạy của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta phải dựa trên quan điểm lịch sự, để nghiên cứu các hiện tượng nhà nước và pháp luật. Điều đó có nghĩa là phải bắt đầu bằng việc phân tích nguồn gốc lịch sử, điều kiện lịch sử làm xuất hiện nhà nước và pháp luật, phải nghiên cứu xem nhà nước và pháp luật đầu tiên ra như thế nào, do những nguyên nhân gì? 1. Quan điểm Mác – Lênin về nguồn gốc phát sinh nhà nước và pháp luật Chủ nghĩa Mác – Lê nin coi nhà nước và pháp luật là những hiện tượng lịch sử, không cùng xuất hiện với loài người mà chỉ xuất hiện ở nơi nào, lúc nào mà xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giữa những giai cấp ấy không thể điều hòa được. Trước đây, đã có một thời kì không có nhà nước và pháp luật. Đó là xã hội Cộng sản nguyên thủy. a. Xã hội loài người thời kì Cộng sản nguyên thủy Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, lúc đầu còn người sống thành từng bầy lưu động, không lớn và đi lang thang tìm kiếm hoa quả làm thức ăn. Trải qua nhiều thế hệ, loài người đã biết dùng lửa, biết làm ra những công cụ bằng đá, biết tạo ra cung tên và biến nghề săn bắn thành nguồn cung cấp tư liệu sinh hoạt cho mình. Vì trình độ sản xuất lúc đó còn rất thấp, công cụ sản xuất còn rất lạc hậu, thô sơ, người ta không thể đấu tranh riêng lẻ với thiên nhiên và thú dữ. Muốn sống còn, những người cùng chung một huyết tộc tập hợp lại với nhau, cùng lao động tập thể và cùng nhau thừa hưởng những thành quả lao động đó. Lối sống lao động tập thể này đã dẫn đến chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm đã sản xuất ra. Mọi người đều bình đẳng đối với tư liệu sản xuất và địa vị của con người trong xã hội cũng bình đẳng với nhau. Vì trình độ sản xuất còn quá thấp nên người ta không thể sản xuất ra một số sản phẩm nhiều hơn so với nhu cầu của bản thân con người, do đó giữa con người với nhau không có và không thể có sự phân chia giai cấp, không có và không thể có bóc lột. Mọi người trong xã hội nguyên thủy đều làm chung, ăn chung, thậm chí ở chung với nhau không có gì phân biệt nên thời kì này còn được gọi là thời kì “Cộng sản nguyên thủy”. Hình thức cơ bản về cách tổ chức đời sống của người nguyên thủy là
  5. Thị tộc. Thị tộc cũng là đơn vị sản xuất và là hình thức tổ chức kinh tế đầu tiên của loài người. Thị tộc là tập hợp những người, gồm từ hàng chục đến hàng trăm người được tổ chức theo quan hệ huyết thống, có cùng một dòng máu. Là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của loài người, Thị tộc là đặc trưng của chế độ Cộng sản nguyên thủy phát triền. Về điều này, F. Ăngghen đã từng kết luận: Đây là “… một chế độ chung cho tất cả các người dã man mãi cho đến khi họ bước sáng thời đại văn minh, thậm chí còn sau hơn nữa”. Mỗi thị tộc đều có một Tộc trường đứng đầu, thời chiến còn có Thủ lĩnh quân sự. Tộc trưởng và Thủ lĩnh quân sự do toàn thể thành viê trong Thị tộc bầu ra và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. Tộc trường chỉ là người đại biểu và chấp hành ý chí của toàn thể thành viên trong Thị tộc. Họ không có bất kì đặc quyền nào khác, họ cùng lao động và cùng sinh hoạt chung với các thành viên khác của Thị tộc. Trong Thị tộc không có bất kì cơ quan cưỡng chế nào. Quan hệ giữa các thành viên trong Thị tộc là quan hệ bình đẳng. Nhiều Thị tộc thống nhất hợp lại với nhau thành Bộ lạc. Mỗi Bộ lạc đều có lãnh thổ riêng, có tên gọi riêng. Các Thị tộc hợp thành Bộ lạc cùng nói chung một ngôn ngữ, cùng có chung một loại thần thánh nhất định. Đứng đầu Bộ lạc là một Thủ lĩnh do các thành viên Bộ lạc bầu ra. Thủ lĩnh này cùng với các Tộc trưởng và các Thủ lĩnh quân sự của các Thị tộc thành viên hợp thành Hội đồng Bộ lạc để bàn bạc và giải quyết những vấn đề trong nội bộ cũng như những vấn đề quan hệ với các Bộ lạc láng giềng. Các cuộc họp của Hội đồng Bộ lạc được tiến hành công khai để cho bất kì thành viên nào của Bộ lạc cũng có thể tham dự và đóng góp ý kiến. Khi Hội đồng đã ra quyết định thì mọi người đều tuân theo và chấp hành một cách tự giác trên cơ sở tôn trọng các Thủ lĩnh. Mọi sự tranh chấp hay xích mích đều do các bên hữu quan tự giải quyết, hoặc là do tập thể giải quyết một cách ổn thỏa theo phong tục, tập quán má không cần tới bất kì cơ quan bạo lực nào cả. Như vậy, trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, do sức lao động còn thấp kém, công cụ lao động còn thô sơ, cơ sở của lao động sản xuất là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có tài sản tư hữu, không có giai cấp nên
  6. không có mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Do đó mà không có nhà nước và pháp luật. b. Sự tan rã của chế độ Cộng sản nguyên thủy và sự xuất hiện nhà nước và pháp luật Sức sản xuất trong xã hội nguyên thủy tuy rất chậm chạp những đã phát triển không ngừng. Sự ngừng phát triển của sức sản xuất trong xã hội là nhân tố có tính chất quyết định làm phát sinh chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất: công cụ sản xuất được cải tiến, đặc biệt kĩ thuật luyện sắt được phát minh, người ta đã có thể chế tạo ra đồ sắt, năng suất lao động được nâng cao, của cải làm ra càng dồi dào hơn, có sự dư thừa so với trước. Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, xã hội loài người đã trải qua ba lần phân công lao động. Lần thứ nhất là giữa trồng trọt và chăn nuôi. Lần thứ hai là giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp. Lần thứ ba là giữa sản xuất và những người chuyên làm nghề buôn bán (tức là khi thương nghiệp xuất hiện). Ba lần phân công lao động lớn trong xã hội làm cho trao đổi ra đời và phát triển. công cụ sản xuất được cải tiến, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời dần dần thay thế cho độ công hữu về tư liệu sản xuất. Công xã bắt đầu chia thành gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ. Con người ngày xàng sản xuất ra nhiều hơn của cải để sống, tạo ra tài sản dư thừa. Hiện tượng chênh lệch về của cải đã đưa công xã đến tình trạng phân ra người giàu và người nghèo. Chiến tranh trở thành phương tiện cướp bóc của cải để làm giàu và bắt tù binh làm nô lệ nhằm bóc lột sức lao động của họ. Số người nghèo trong công xã cũng bị đẩy xuống là nô lệ. Trong Thị tộc xuất hiện người giàu và người nghèo, xuất hiện những người bóc lột và người bị bóc lột, xuất hiện giai cấp chủ nô và nô lệ. Xung đột giữa những tập đoàn người này, giữa những giai cấp này ngày càng gay gắt đưa đến sự tan rã của xã hội Thị tộc. Công xã nguyên thủy không có giai cấp đã bị xã hội có giai cấp (chế độ chiếm hữu nô lệ) thay thế. Bắt đầu từ đấy lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp.
  7. Lợi ích vật chất của hai giai cấp chủ nô và nô lệ căn bản đối lập nhau. Chủ nô là người chiếm hữu nô lệ, cưỡng bức nô lệ lao động một cách nặng nhọc, chiếm hữu sản phẩm lao động của nô lệ. Còn nô lệ thì lao động quanh năm mà không đủ nuôi thân, hàng loạt nô lệ bị hành hạ đến chết. Nô lệ chẳng những không có quyền lợi nào về mặt kinh tế mà về mặt chính trị họ cũng không có chút đảm bảo và địa vị nào cả. Chủ nô có quyền bắn hoặc thậm chí giết nô lệ. Tình trạng đó tất nhiên dẫn đến sự phản kháng của nô lệ và như vậy giữa chủ nô và nô lệ đã diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được. Muốn củng cố địa vị thống trị của chủ nô, cần phải có một cơ quan bạo lực đặc biệt, nếu không sẽ không thể trấn áp được sự phản kháng của nô lệ, không thể củng cố được sự thống trị của chủ nô. Tổ chức Thị tộc không thể hoàn thành được nhiệm vụ này mà cần thiết phải xây dựng một tổ chức bạo lực mới để thay thế tổ chức Thị tộc. Tổ chức bạo lực đó chính là nhà nước. V. I. Lênin đã trình bày lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc của nhà nước trong một công thức ngắn gọn như sau: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được. Như vậy, nguyên nhân căn bản, chủ yếu làm cho Công xã nguyên thủy tan rã và nhà nước xuất hiện là:  Sự phát triển kinh tế trong nội bộ xã hội dẫn đến sự phát sinh và phát triển của chế độ tư hưu về tư liệu sản xuất.  Sự phát sinh giai cấp và mâu thuẫn giữa những giai cấp đối kháng tới mức không thể điều hòa được. Nhà nước xuất hiện tức là xuất hiện một bộ máy thống trị tách ra khỏi xã hội và đứng trên xã hội, gồm một nhóm người đặc biệt chuyên làm công tác lãnh đạo, sử dụng bộ máy cưỡng bức đặc biệt gồm: hiến binh, quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù… nhằm đàn áp các giai cấp đối lập. Nhà nước xuất
  8. hiện để duy trì chế độ tư hữu, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội và để duy trì mãi mãi địa vị của giai cấp thống trị đó. Chính vì vậy, Lênin đã nêu một định nghĩa rằng: “Nhà nước là một bộ máy để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”. Bản chất của nhà nước, bất kể là nhà nước của giai cấp nào cũng đều là công cụ, là cơ quan, là bộ máy áp bức giai cấp, là chuyên chính giai cấp. Quyền của giai cấp thống trị thông qua nhà nước bắt buộc cả xã hội phải phục tùng gọi là quyền thống trị chính trị, tức là chuyên chính giai cấp. Không có nhà nước, giai cấp thống trị không thể thực hiện được quyền lực của mình đối với xã hội. Nhà nước là tổ chức chính trị của xã hội, của các giai cấp thống trị về mặt kinh tế. Nhà nước là biểu hiện trực tiếp của chuyên chính giai cấp. Đặc trưng của nhà nước so với Thị tộc:  Dân cư được phân theo khu vực địa lí chứ không phân theo quan hệ huyết thống. Dân cư sống trong khu vực địa lí do một nhà nước quả lí đều có quyền và có nghĩa vụ đối với nhà nước đó.  Nhà nước là tổ chức quyền lực của giai cấp thống trị, gồm những người tách ra khỏi nhân dân, đứng trên nhân dân và thực hiện quyền lực tách khỏi dân cư. Đó là quyền lực chính trị. Nhà nước do đó vừa là công cụ tổ chức giai cấp, vừa là hình thức thực hiện quyền lực xã hội công khai.  Thuế xuất hiện, nhà nước chỉ có thể tồn tại nhờ có thuế do nhân dân lao động đóng góp. Cùng với sự ra đời của nhà nước, pháp luật cũng phát sinh. Dưới chế độ Công xã nguyên thủy, quan hệ giữa người với người do phong tục, tập quán điều chỉnh. Phong tục, tập quán nảy sinh ra từ trong lòng xã hội nguyên thủy, xác định cái gì có thể làm, cái gì không được làm, cái gì tốt, cái gì xấu. Tập quán phản ánh ý chí của mọi thành viên trong xã hội, đại biểu cho lợi ích của tất cả mọi người. Tập quán dựa vào sự tuân thủ tự giác của con người và được bảo đảm thực hiện bằng dư luận xã hội và sức mạnh truyền thống. Nhưng khi xã hội đã nảy sinh ra hai giai cấp đối lập, khi cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được thì những tạp quán trước đây vốn
  9. tiêu biểu cho lợi ích của toàn thể thành viên trong xã hội sẽ không còn sức mạnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để củng cố địa vị thống trị của mình, giai cấp bóc lột cần phải có những quy tắc điều chỉnh hành vi mới, những quy tắc này chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. Muốn làm cho giai cấp bị thống trị phục tùng những quy tắc này, thì những quy tắc điều chỉnh này phải được nhà nước chế định ra và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Những quy tắc điều chỉnh hành vi mới này chính là pháp luật. Pháp luật cũng như nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Pháp luật thay thế tập quán nguyên thủy không phải trong một lúc mà phải trải qua một quá trình lâu dài và phức tạp. Thoạt đầu, người ta sửa lại những tập quán cũ cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và dần dần người ta quy định, ban hành thêm những quy tắc mới. Pháp luật lúc đầu biểu hiện bằng tập quán pháp (bất thành văn) và thực tiển xét xử (tiền lệ pháp). Sau này, nhà nước mới chế định ra một số luật thành văn (văn bản pháp luật). Pháp luật là những quy tắc điều chỉnh hành vi của con người, do nhà nước ban hành và có tính cưỡng chế. Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã định nghĩa: “Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đưa lên thành lên, ý chí đó do những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định”. Định nghĩa kinh điển này đã nói lên bản chất của pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được để lên thành luật. Từ định nghĩa này, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của pháp luật:  Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, tức là của giai cấp thực hiện quyền lãnh đạo của nhà nước đối với xã hội, giai cấp nắm chính quyền;  Ý chí đó được đề lên thành pháp luật, tức là được quy định thành những quy tắc điều chỉnh hành vi của mọi người, có tính chất cưỡng chế, bắt buộc tất cả mọi người phải phục tùng;  Pháp luật là những quy tắc có tính chất cưỡng chế chung;
  10.  Ý chí nêu lên thành luật là do điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định, tức là do điều kiện kinh tế xã hội chi phối;  Pháp luật là một trong những công cụ quan trọng nhất để giai cấp thốn trị thực hiện chuyên chính giai cấp. 2. Các học thuyết phản động, phản khoa học về nguồn gốc của nhà nước và pháp luật Cuộc đấu tranh giai cấp được phản ánh ngay trong cuộc đấu tránh giữa các quan điểm về vấn đề nguồn gốc và bản chất của nhà nước và pháp luật. Sở dĩ có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc và bản chất của nhà nước và pháp luật vì mỗi người đều xuất phát từ lợi ích của một giai cấp để nhìn nhận vấn đề.  Những người đại diện cho giai cấp bóc lột xuất phát từ quan điểm duy tâm, phản động, xuyên tạc nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện nhà nước và pháp luật, che đậy bản chất giai cấp của hai hiện tượng lịch sử này, cho rằng nhà nước là một cái gì thần bí (đại diện cho quan điểm này là Kan, Hêghen, Tibô v.v…) tồn tại vĩnh viễn trong lịch sử nhân loại, nhà nước thay mặt thượng đế để cai trị dân chúng… Múc đích của quan điểm duy tâm này là mê hoặc quần chúng, làm cho quần chúng an phận thủ thường, tin vào định mệnh và từ bỏ cuộc đấu tranh chống lại nhà nước của giai cấp thống trị.  Quan điểm phản khoa học thứ hai cho rằng: trong nhân dân có người này sẵn có ý thức phục tùng,còn người khác vốn có ý thức quản lí, lãnh đạo, và sự kết hợp hai loại tâm lí này làm nảy sinh ra nhà nước và pháp luật (đại diện cho quan điểm này là A-ris-tot). Khi chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn tột cùng là chủ nghĩa đế quốc, học thuyết về ý thức phục tùng và ý thức lãnh đạo được truyền bá rất rộng rãi và được sử dụng làm cơ sở để bào chữa cho chính sách bành trướng xâm lược và nô dịch của các nước đế quốc đối với các dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ - Latinh, bào chữa cho chính sách áp bức, bóc lột nhân dân lao động ở các nước tư bản. Những học thuyết cơ bản nêu trên đều là phản khoa học, không dựa vào quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét các hiện tượng xã hội nhà nước và pháp luật.
  11. III. CÁC KIỂU, HÌNH THỨC, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. Các kiểu, hình thức, chức năng của nhà nước a. Kiểu nhà nước Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ những nhà nước cùng ra đời trên một cơ sở kinh tế và cùng có một bản chất giai cấp nhất định. Kiểu nhà nước do kiểu quan hệ sản xuất và do bản chất giai cấp của nhà nước quyết định. Từ khi lịch sử xã hội loài người xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp đến nay, trong xã hội có bốn cơ sở kinh tế khác nhau, kế tiếp, thay thế nhau: cơ sở kinh tế chiếm hữu nô lệ, cơ sở kinh tế phong kiến, cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa và cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thích ứng với bốn cơ sở kinh tế đó thì có bốn kiểu nhà nước: kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa và kiểu nhà nước XHCN. Các kiểu nhà nước này có bản chất giai cấp khác nhau. Kiểu nhà nước biểu lệ bản chất của nhà nước. Nhà nước có bản chất tư bản thì nhà nước đó được tổ chức theo kiểu tư bản của nó. Nó không thể sử dụng kiểu nhà nước phong kiến hay kiểu nhà nước XHCN. b. Hình thức của nhà nước Hình thức nhà nước cũng là vấn đề quan trọng trong lí luận về nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bản chất của nhà nước là công cụ thống trị của một giai cấp, là quyền lực chính trị. Nhưng quyền lực đó tồn tại dưới hình thức nào, được tổ chức như thế nào, được sắp xếp như thế nào thì lại là những vấn đề thược nội dung của lí luận về hình thức nhà nước. Nhà nước có hai loại hình thức: Hình thức tổ chức và hình thức chính thể.  Về hình thức tổ chức: nhà nước có hai loại là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Nhà nước đơn nhất là nhà nước trong đó chỉ có một hệ thống cơ quan quyền lực tối cao duy nhất thực hiện chủ quyền quốc gia (Việt Nam, Lào, Bun-ga-ri, Pháp, Nhật Bản, v.v…), còn nhà nước liên bang là nhà nước có nhiều hệ thống cơ quan quyền lực tối cao: cơ quan
  12. của liên bang và cơ quan của từng nước thành viên trong liên bang. Mỗi hệ thống cơ quan quyền lực tối cao thực hiện chủ quyền quốc gia của mình trong phạm vi thẩm quyền đã được phân chia (ví dụ: Liên Xô cũ, Tiệp Khắc cũ, Liên bang Đức và đặc biệt là Hợp chủng quốc Hoa Kì hiện nay…).  Về hình thức chính thể: người ta chia hình thức nhà nước ra làm hai loại cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Hình thức chính thể quân chủ có những đặc điểm như sau: người đứng đầu nhà nước và thống trị suốt đời là vua. Vua lên ngôi theo thừa kế, cha truyền con nối. Vua có toàn quyền định đoạt mọi công việc của quốc gia (quân chủ tuyệt đối) hoặc chỉ có danh vọng, không có thực quyền hay thực quyền bị hạn chế trong một phạm vi nhất định (quân chủ lập hiến). Hình thức chính thể cộng hòa là hình thức trong đó người đứng đầu nhà nước là cá nhân hay tập thể do bầu cử mà ra và chỉ thi hành quyền hạn của mình trong một thời hạn nhất định (nhiệm kì). Trong chính thể cộng hòa có cộng hòa quý tộc (La Mã, Hy Lạp cổ đại) và cộng hòa dân chủ. Trong chính thể cộng hòa dân chủ có chính thể cộng hòa tổng thống (ví dụ: Hoa Kì) và cộng hòa đại nghị (ví dụ: Cộng hòa Pháp). Hình thức nhà nước có liên quan chặt chẽ với kiểu nhà nước. Cùng một kiểu nhà nước có thể có nhiều hình thức khác nhau và một hình thức có thể áp dụng trong nhiều kiểu nhà nước khác nhau. Nhưng, có những hình thức chỉ thích hợp với một kiểu nhà nước nào đó chứ không thể thích hợp với các kiểu khác. Ví dụ: Hình thức chính thể quân chủ không thể có ở kiểu nhà nước XHCN v.v… c. Chức năng của nhà nước Chức năng của nhà nước là phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong từng thời kí nhất định. Nhà nước có hai chức năng cơ bản là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Chức năng đối nội gồm:  Trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối lập nhằm bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp thống trị;
  13.  Tổ chức xây dựng kinh tế phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị;  Tổ chức giáo dục văn hóa nhằm bảo đảm sự thống trị của hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Chức năng đối ngoại gồm:  Bảo vệ đất nước chống sự xâm lăng của nước ngoài;  Thi hành chính sách đối ngoại phục vụ quyền lực của giai cấp thống trị. Tất cả những chức năng nêu trên đều liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và biểu hiện bản chất của nhà nước. 2. Các kiểu, hình thức, chức năng của pháp luật a. Kiểu pháp luật Kiểu pháp luật là khái niệm gắn liền với kiểu nhà nước vì pháp luật do nhà nước chế định ra. Nhà nước thuộc kiểu nào thì chế định ra pháp luật thuộc kiểu ấy. Từ xưa đến nay có bốn kiểu nhà nước thì cũng có bốn kiểu pháp luật: kiểu pháp luật nô lệ, kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật tư sản và kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa. Kiểu pháp luật nói lên bản chất của pháp luật, tức là nói pháp luật đó phục vụ cho giai cấp thống trị nào, thực hiện chuyên chính đối với giai cấp nào. b. Hình thức của pháp luật Pháp luật biểu hiện dưới nhiều hình thức như Hiến pháp, Luật, Nghị định, Quyết định, Mệnh lệnh, Chỉ thị v.v… Hình thức pháp luật còn bao gồm cả phong tục, tập quán được nhà nước thừa nhận và các tiền lệ xét xử (Án lệ) của các tòa án. c. Chức năng của pháp luật Chức năng của pháp luật gắn liền với chức năng của nhà nước và biểu hiện cụ thể ở bốn chức năng chủ yếu sau đây:  Ấn định tổ chức của quốc gia, của xã hội;  Điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất như quan hệ giữa các cơ quan quyền lực với nhau, giữa các cơ quan chính quyền và nhân dân, quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân với nhau;  Định ra những chuẩn mực, khuôn phép cho những hành động hoặc các cư xử của nhân dân;
  14.  Xây dựng trật tự xã hội. d. Các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới Theo sự phân loại của Tòa án Quốc tế Liên hợp quốc (International Court of Justice), có sáu hệ thống pháp luật cơ bản là Common law, Islamic law, Indian law, Chinese law và Law inspired by Communism.  Common law là hệ thống pháp luật hình thành ở Anh, sau đó là ở Hoa Kì và các nước từng là thuộc địa của Anh, Mỹ. Đặc điểm của Common law là khi mới ra đời, các quy tắc pháp luật chủ yếu là bất thành văn. Common law là tập hợp các quy tắc từ các tập quán và các án lệ (tiền lệ xét xử). Ngày nay, những nước xây dựng hệ thống pháp luật theo Common law cũng đã và đang từng bước pháp điển hóa pháp luật dưới hình thức văn bản. Tuy nhiên, án lệ và tập quán ở những nước này vẫn đóng vai trò quan trọng.  Civil law là hệ thống pháp luật hình thành lần đầu tiên ở La Mã cổ đại, sau này là ở Pháp và các nước TBCN ở lục địa châu Âu. Đặc điểm của Civil law là hệ thống pháp luật được xây dựng dưới hình thức thành văn. Các quy tắc pháp luật được xây dựng một cách có hệ thống, rõ ràng và được tập hợp trong các bộ luật, luật hoặc văn bản dưới luật. Ở những nước này, án lệ không đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng pháp luật.  Islamic law là hệ thống pháp luật hình thành ở các nước hồi giáo. Đặc điểm của Islamic law là chịu nhiều ảnh hưởng của các đạo giáo, đặc biệt là đạo Hồi. Vì vậy, người ta gọi Islamic law là luật Hồi giáo.  Indian law là hệ thống pháp luật của Ấn Độ Đặc điểm của Indian law là chịu nhiều ảnh hưởng của các tập quán, phong tục, lễ nghi, văn hóa của Ấn Độ. Indian law chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Hindu.  Chinese law là hệ thống pháp luật của Trung Quốc.
  15. Chinese law chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Khổng Tử cũng như nền văn hóa của Trung Quốc. Ngày này, Chinese law chịu nhiều ảnh hưởng của một nước Trung Quốc hai chế độ.  Law inspired by Communist (Hệ thống pháp luật XHCN) là hệ thống pháp luật tồn tại ở các nước XHCN như Liên Xô (cũ) và ở Việt Nam hiện nay. IV. CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC GIAI CẤP BÓC LỘT 1. Nhà nước và pháp luật Chiếm hữu nô lệ a. Cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước và pháp luật Chiếm hữu nô lệ Sau khi chế độ Cộng sản nguyên thủy tan rã, nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ ra đời. Đây là kiểu nhà nước và pháp luật đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người. Kiểu nhà nước và pháp luật này xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập (năm 2000 trước Công nguyên) và Hy Lạp (năm 600 trước Công nguyên). Cơ sở kinh tế của nhà nước và pháp luật của các giai cấp bóc lột là chế độ chiếm hữu tư nhận về tư liệu sản xuất. Nhưng trong xã hội chiếm hữu nô lệ, tư liệu sản xuất nói chung như hầm mỏ, ruộng đất chưa phải là đối tượng chiếm hữu chủ yếu, mà người nô lệ là đối tượng chiếm hữu chính của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị, bóc lột, có mọi quyền lực trong tay. Giai cấp nô lệ là giai cấp bị bóc lột chỉ có nghĩa vụ mà không có bất kì quyền lợi gì. Ngoài hai giai cấp chủ yếu này ra còn có bọn quý tộc, tăng lữ (thuộc giai cấp thống trị) và những người dân tư do (thược giai cấp bị trị). Cơ sở chính trị của nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ là sự thống trị của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ. b. Nhà nước Chiếm hữu nô lệ Bản chất của nhà nước chiếm hữu nô lệ là chuyên chính của giai cấp chủ nô, là bộ máy thống trị, công cụ áp bức bóc lột và đàn áp của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Chức năng của nhà nước Chiếm hữu nô lệ.  Về đối nội:
  16.  Bảo vệ quyền sở hữu của giai cấp chủ nô về tư liệu sản xuất, chủ yếu là quyền sở hữu của giai cấp chủ nô về người nô lệ;  Tổ chức và bảo vệ địa vị thống trị, ách áp bức, bóc lột của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác;  Đàn áp nô lệ và các tầng lớp lao động khác bằng các hình thức bao lực, tư tưởng và tôn giáo;  Củng cố sự thống nhất trong giai cấp thống trị nhằm củng cố nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.  Về đối ngoại:  Bảo vệ đất nước, chống nạn xâm lăng của nước ngoài;  Tiến hành chiến tranh để bắt nô lệ, chiếm đoạt đất đai của nước khác nhằm mở rộng lãnh thổ và vơ vét của cải. Hình thức chính thể của nhà nước chiếm hữu nô lệ:  Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến trong thời kì chiếm hữu nô lệ;  Chính thể Cộng hòa dân chủ: ví dụ ở A-ten cổ đại, về hình thức, mọi người dân tự do đều có quyền bầu cử để bầu ra cơ quan quyền lực tối cao là Hội nghị nhân dân. Song, trong thực tế nền dân chủ ở A-ten chủ yếu là nền dân chủ của bọn chủ nô;  Chính thể Cộng hòa quý tộc: ví dụ ở La mã và cộng hòa X-pat trước đây, chỉ có những chủ nô đặc quyền, đặc lợi mới có quyền tham gia quản lí nhà nước thông qua việc bầu cử và sử dụng Viện nguyên lão và đại hội công dân. c. Pháp luật Chiếm hữu nô lệ Bản chất của pháp luật Chiếm hữu nô lệ là ý chí của giai cấp chủ nô được nhà nước chiếm hữu nô lệ đề lên thành những quy tắc, bắt buộc nhân dân phải thi hành. Pháp luật Chiếm hữu nô lệ bảo vệ chế độ chiếm hữu tư nhân về người nô lệ, hợp pháp hóa chế độ chính trị bất bình đẳng. Theo pháp luật, người nô lệ chỉ là đồ vật, là một thứ tư liệu sản xuất, là công cụ sản xuất “biết nói”, do đó họ không có quyền mà chỉ có nghĩa vụ.
  17. Hình thức pháp luật Chiếm hữu nô lệ: pháp luật Chiếm hữu nô lệ biểu hiện chủ yếu dưới hình thức tập quán không thành văn. Những tập quán này phần lớn do bọn thống trị đặt ra rồi thi hành lặp đi, lặp lại nhiều lần và trở thành những quy tắc chung cho xã hội. Khi cần thiết, bọn thống trị vứt bỏ đi những tập quán cũ, không còn thích hợp với quyền lợi của chúng và đặt ra những tập quán mới bắt nhân dân phải tuân theo. Khi những mối quan hệ torng xã hội Chiếm hữu nô lệ phát triển thì tập quán pháp không thể đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh những mối quan hệ đó, do đó, những quy phạm có tính chất tập quán dần dần được thay thế bằng luật thành văn. Những bộ luật thành văn đầu tiên là Bộ luật 12 bảng ở La Mã cổ đại, Bộ luật Ma-nu ở Ấn Độ, Bộ luật Dra-côn ở A-ten v.v… 2. Kiểu nhà nước và pháp luật Phong kiến a. Nhà nước Phong kiến Cơ sở kinh tế của nhà nước Phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến, cụ thể là chế độ chiếm hữu tư nhân của giai cấp địa chủ, phong kiến về tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất). Bọn địa chủ phong kiến làm chủ ruộng đất, cho dân cày cấy để thu tô. Nền kinh tế dưới chế độ phong kiến rất phân tán, mang tính chất tự nhiên, nhất là ở giai đoạn đầu của thời kì phong kiến. Giai cấp địa chủ, phong kiến chiếm thiểu số trong xã hội là giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột. Giai cấp nông nô (nông dân) chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội là giai cấp bị trị và trị bóc lột. Ngoài hai giai cấp chủ yếu nói trên, trong xã hội còn có tầng lớp xã hội khác như tăng lữ, thợ thủ công, thương nhân. Cơ sở chính của nhà nước và pháp luật Phong kiến là sự thống trị của chú phong kiến, địa chủ đối với nông dân và các tầng lớp lao động khác.  Chức năng của nhà nước Phong kiến: Về đối nội:  Củng cố và bảo vệ quyền chiếm hữu tư nhân về ruộng đất của giai cấp phong kiến, địa chủ;  Củng cố và bảo vệ các hình thức bóc lột phong kiến;
  18.  Đàn áp sự phản kháng của nông dân và các tầng lớp lao động khác bằng thủ đoạn chính trị, kinh tế, tư tưởng tôn giáo và bạo lực công khai. Về đối ngoại:  Bảo vệ đất nước chống ngoại xâm. Tiến hành chiến tranh xâm lược khi có điều kiện để chiếm đoạt lãnh thổ nước khác và biến dân cư nước này thành nông nô của mình.  Hình thức chính thể của nhà nước Phong kiến: Hình thức chính thể điển hình và phổ biến của nhà nước Phong kiến là chính thể quân chủ, trong đó chính thể quân chủ phong kiến cát cứ và chính thể quân chủ tập quyền là chủ yếu. Ngoài ra, cón có hình thức chính thể cộng hòa phong kiến. b. Pháp luật Phong kiến Pháp luật Phong kiến là một công cụ chuyên chính của giai cấp phong kiến, địa chủ để củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất phong kiến và trật tự xã hội phong kiến nhằm duy trì sự thống trị và bóc lột của giai cấp phong kiến, địa chủ đối với nông dân và các tầng lớp lao động khác. Pháp luật Phong kiến xác lập một trật tự khắc nghiệt trong xã hội và gia đình; bảo vệ triệt để tôn giáo và lễ giáo phong kiến, không phân biệt ranh giới giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức và quy phạm tôn giáo. Pháp luật Phong kiến định ra những hình phạt tàn nhẫn và dã man như tùng xẻo, cho voi giày, bỏ vạc dầu, chu di tam tộc v.v… Hình thức của pháp luật Phong kiến được biểu hiện dưới dạng tập quán pháp và luật thành văn, trong đó tập quán pháp là hình thức chủ yếu ở giai đoạn đầu của thời kì phong kiến. c. Nhà nước và pháp luật Phong kiến Việt Nam Do hoàn ảnh lịch sử, để đảm bảo nhu cầu dựng nước và giữ nước, ở Việt Nam về cơ bản, quốc gia thống nhất được thành lập sớm, vì vậy nền quân chủ trung ương tập quyền của giai cấp phong kiến Việt Nam cũng nảy nở khá sớm.
  19. Nhà nước Phong kiến dưới các triều Lý Nam Đế, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn là các hình thức phong kiến trung ương tập quyền. Tính chất tập quyền của triều đại sau cao hơn triều đại trước. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức ngày một chặt chẽ và không ngừng được củng cố, có quân đội thường trực đủ mạnh để bảo vệ đất nước và đè bẹp cát cứ địa phương. Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng. So với các triều đại trước, tính chất tập quyền chuyên chế của nhà Nguyễn mạnh hơn. Là vương triều hàn yếu, phản động, triều Nguyễn đã bán rẻ chủ quyền nước ta cho thực dân Pháp để duy trì lợi ích giai cấp ích kỉ của họ. Pháp luật Phong kiến Việt Nam cũng sớm được hình thành. Bắt đầu từ triều Tiền Lê (979) một số luật lệ đã được ban hành. Đặc biệt năm 1042, Lý Thái Tổ cho ban hành Bộ luật Hình thư. Đến đời Trần, một Bộ luật Hình thư mới được công bố. Triều Trần còn có Bộ Quốc triều thống chế, quy định việc tổ chức chính quyền và các quy chế hành chính. Dưới triều Hậu Lê hoạt động tạp quán được đẩy mạnh và thể hiện ở nhiều mặt. Các chế độ quản lí và thể chế của bộ máy nhà nước dần dần được quy định thành luật lệ hoàn chỉnh. Đặc biệt, năm 1483, Lê Thánh Tông cho ban hành Bộ luật Hồng Đức gồm 721 điều, chia làm 6 quyển, 16 chương, bao gồm Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật dân sự và Luật Tố tụng dân sự. Luật Hồng Đức được thi hành đến cuối thế kỉ XVIII. Có thể nói, Bộ luật Hồng Đức là một công trình lập pháp lớn, chứng tỏ bước phát triển mới rất quan trọng của lịch sử pháp luật Việt Nam. Pháp luật đời Lý, Trần và Hậu Lê bảo vệ lợi ích và đặc quyền của giai cấp thống trị phong kiến, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế. Các hình phạt hà khắc còn duy trì, chế độ phân biệt các đẳng cấp trong xã hội thể hiện khá rõ nét. Song, các bộ luật trên, ở mức độ khác nhau cũng phản ánh và tôn trọng một số phong tục, tập quán của nhân dân và còn có tác dụng tích dực trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế. Năm 1915, Triều Nguyễn cho ban hành Bộ luật Gia Long. Bộ luật này chỉ là một bản sao chép gần như nguyên vẹn Bộ luật nhà Mãn Thanh. Bộ luật
  20. này mang nhiều tính chất phản động và khắc nghiệt hơn so với các bộ luật trước đó. 3. Nhà nước và pháp luật Tư bản chủ nghĩa a. Nhà nước Tư sản Nhà nước Tư sản là tổ chức chính trị, là công cụ của giai cấp tư sản để đàn áp bóc lột công nhân và nhân dân lao động. Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quyền sở hữu của giai cấp tư sản về tư liệu sản xuất. Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất nên phải bán sức lao động cho giai cấp tư sản. Khi tiến hành cách mạng Tư sản để đánh đổ giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã nêu ra những khẩu hiệu rất tiến bộ như: bình đẳng, tự do, bác ái. Ví dụ: trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và ân quyền của Pháp năm 1791” tuyên bố: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Giai cấp tư sản lúc đó đóng một vai trò lịch sử tiến bộ, đã xóa bỏ được chế độ phong kiến bất công, kìm hãm bước tiến của loài người trong hàng nghìn năm. Nền dân chủ tư sản được thiết lập đã chấm dứt đêm trường trung cổ là một thành quả to lớn của loài người trong quá trình đấu tranh giành tư do. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản không xóa bỏ áp bức bóc lột mà chỉ chuyển dịch quyền áp bức bóc lột xã hội từ tay giai cấp địa chủ, phong kiến sang tay giai cấp tư sản. Vì vậy, nhà nước tư sản vẫn mang bản chất là một nhà nước bóc lột.  Bản chất của nhà nước Tư sản là chuyên chính tư sản Việc theo đuổi lợi nhuận tối đa bắt buộc giai cấp tư sản phải cải tiến và mở rộng sản xuất. Việc mở rộng sản xuất đó diễn ra trong tình trạng tư do cạnh tranh. Trong quá trình cạnh tranh, những xí nghiệp lớn thôn tính những xí nghiệp nhỏ. Việc tập trung và tích tụ tư bản dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, tức là chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, xã hội tư bản và nhà nước tư bản đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn tư do cạnh tranh và giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mặc dù trải qua hai giai đoạn đó, nhà nước Tư sản không thay đổi về bản chất mà ngày càng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2