intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phát hiện và tập trung đàn cá bằng phương pháp thủ công - MĐ02: Đánh bắt hải sản bằng lưới vây

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

111
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Phát hiện và tập trung đàn cá bằng phương pháp thủ công thuộc MĐ02 nghề Đánh bắt hải sản bằng lưới vây. Nội dung giáo trình được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 6 bài dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phát hiện và tập trung đàn cá bằng phương pháp thủ công - MĐ02: Đánh bắt hải sản bằng lưới vây

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÁT HIỆN VÀ TẬP TRUNG ĐÀN CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG Mã số: MĐ 02 NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI VÂY Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay có nhiều nghề đánh bắt có hiệu quả kinh tế cao. Một trong số đó phải kể đến nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây. Dựa trên cơ sở đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn chương trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới vây”. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị chuyến biển 2) Giáo trình mô đun Phát hiện và tập trung đàn cá bằng phương pháp thủ công 3) Giáo trình mô đun Thực hiện quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây 4) Giáo trình mô đun Bảo quản sản phẩm hải sản 5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản lưới 6) Giáo trình mô đun Thực hành an toàn lao động trên tàu cá Giáo trình mô đun “Phát hiện và tập trung đàn cá bằng phương pháp thủ công”, nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 6 bài: Bài 1: Chuẩn bị Bài 2: Tập trung cá bằng ánh sáng Bài 3: Tập trung cá bằng chà Bài 4: Phát hiện đàn cá bằng quan sát Bài 5: Phát hiện đàn cá bằng thả câu Bài 6: Xử lý sự cố trong quá trình phát sáng tập trung cá Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện
  4. 3 nghiên cứu Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v.. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới vây”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Phạm Sĩ Tấn (Chủ biên) 2. Đỗ Ngọc Thắng
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:................................................................................ 1 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 2 MỤC LỤC ........................................................................................................... 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT……………………...8 Bài 1: Chuẩn bị .................................................................................................. 10 A. Nội dung: ...................................................................................................... 10 1. Kiểm tra các thiết thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá ............................... 10 1.1. Giới thiệu các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá ........................................ 10 1.2. Các bước kiểm tra các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá ......................... 15 2. Mua sắm các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá ...................................... 16 2.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 16 2.2. Các bước mua sắm các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá ........................ 17 2.3. Những chú ý khi mua sắm các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá .......... 17 3.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 17 3.2. Các bước thay thế ...................................................................................................... 17 3.3. Những chú ý khi thay thế......................................................................................... 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 18 1. Các câu hỏi: ................................................................................................... 18 2. Các bài thực hành: ......................................................................................... 18 Bài 2: Tập trung cá bằng ánh sáng .................................................................... 19 A. Nội dung: ...................................................................................................... 19 1. Kiểm tra ......................................................................................................... 19 1.1. Giới thiệu phương pháp phát sáng tập trung cá ................................................. 19 1.2. Các bước kiểm tra trước khi phát sáng tập trung cá ......................................... 19 1.3. Những chú ý khi kiểm tra trước khi phát sáng tập trung cá ............................ 19 2. Cấp điện cho hệ thống chiếu sáng ................................................................. 19 2.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 19 2.2. Các bước cấp điện cho hệ thống chiếu sáng ....................................................... 19 2.3. Những chú ý trong quá trình cấp điện cho hệ thống chiếu sáng .................... 19 3. Phát sáng ........................................................................................................ 20 3.1. Ý nghĩa của việc phát sáng ...................................................................................... 20 3.2. Các bước phát sáng ................................................................................................... 20 3.3. Những chú ý trong quá trình phát sáng ................................................................ 20 5. Theo dõi nguồn sáng...................................................................................... 21 5.1. Ý nghĩa của việc theo dõi nguồn sáng .................................................................. 21 5.2. Các bước theo dõi nguồn sáng ............................................................................... 21 5.3. Những chú ý trong quá trình theo dõi nguồn sáng ............................................ 21 6. Báo cáo thuyền trưởng kết quả theo dõi ........................................................ 21 6.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 21 6.2. Các bước báo cáo thuyền trưởng ........................................................................... 21
  6. 5 6.3. Những chú ý khi báo cáo thuyền trưởng .............................................................. 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 22 1. Các câu hỏi: ................................................................................................... 22 2. Các bài thực hành: ......................................................................................... 22 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 22 Bài 3: Tập trung cá bằng chà ............................................................................. 23 A. Nội dung: ...................................................................................................... 23 1. Kiểm tra chà................................................................................................... 23 1.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra chà ................................................................................ 23 1.2. Các bước kiểm tra chà .............................................................................................. 23 1.3. Những chú ý trong quá trình kiểm tra chà ........................................................... 24 2. Sửa chữa, thay thế hư hỏng của chà .............................................................. 24 2.1. Ý nghĩa của việc sửa chữa thay thế hư hỏng của chà ....................................... 24 2.2. Các bước sửa chữa, thay thế hư hỏng của chà ................................................... 24 2.3. Những chú ý trong quá trình sửa chữa, thay thế hư hỏng của chà ................ 24 3. Thả chà xuống biển........................................................................................ 24 3.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 24 3.3. Những chú ý trong quá trình thả chà xuống biển .............................................. 25 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 25 1. Các câu hỏi: ................................................................................................... 25 2. Các bài thực hành: ......................................................................................... 26 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 26 Bài 4: Phát hiện đàn cá bằng quan sát ............................................................... 27 A. Nội dung: ...................................................................................................... 27 1. Chuẩn bị ......................................................................................................... 27 1.1. Giới thiệu phương pháp phát hiện đàn cá bằng quan sát ................................. 27 1.2. Các bước chuẩn bị trước khi phát hiện đàn cá bằng quan sát......................... 28 1.3. Những chú ý khi chuẩn bị trước khi phát hiện đàn cá bằng quan sát ........... 28 2. Phát hiện đàn cá bằng mắt thường ................................................................. 28 2.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 28 2.2. Các bước phát hiện đàn cá bằng mắt thường ...................................................... 29 2.3. Những chú ý khi phát hiện đàn cá bằng mắt thường ........................................ 29 3. Phát hiện đàn cá bằng ống nhòm ................................................................... 29 3.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 29 3.2. Các bước phát hiện đàn cá bằng ống nhòm ........................................................ 29 3.3. Những chú ý khi phát hiện đàn cá bằng ống nhòm ........................................... 29 4. Báo cáo thuyền trưởng kết quả quan sát........................................................ 30 4.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 30 4.2. Các bước báo cáo thuyền trưởng kết quả quan sát ............................................ 30 4.3. Những chú ý khi báo cáo thuyền trưởng kết quả quan sát .............................. 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 30 1. Các câu hỏi: ................................................................................................... 30 2. Các bài thực hành: ......................................................................................... 30 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 30
  7. 6 Bài 5: Phát hiện cá bằng thả câu ........................................................................ 31 A. Nội dung: ...................................................................................................... 31 1. Chuẩn bị ......................................................................................................... 31 1.1. Giới thiệu phương pháp phát hiện cá bằng thả câu .................................... 31 1.2. Các bước kiểm tra ...................................................................................................... 32 1.3. Những chú ý khi kiểm tra ........................................................................................ 32 2. Phát hiện cá bằng thả câu .............................................................................. 32 2.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 32 2.2. Các bước phát hiện cá bằng thả câu ...................................................................... 32 2.3. Những chú ý trong các bước phát hiện cá bằng thả câu .................................. 33 3. Báo cáo thuyền trưởng kết quả ...................................................................... 34 3.1. Ý nghĩa ......................................................................................................................... 34 3.2. Các bước báo cáo ....................................................................................................... 34 3.3. Những chú ý ................................................................................................................ 34 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 34 1. Các câu hỏi: ................................................................................................... 34 2. Các bài thực hành: ......................................................................................... 34 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 34 Bài 6: Xử lý sự cố trong quá trình tập trung cá ................................................. 35 A. Nội dung: ...................................................................................................... 35 1. Xử lý sự cố khi đèn không đúng vị trí ........................................................... 35 1.1. Nguyên nhân gây sự cố đèn không đúng vị trí ........................................... 35 1.2. Đề phòng sự cố đèn không đúng vị trí………………………………38 1.3. Các khắc phục sự cố khi đèn không đúng vị trí ................................................. 35 1.4. Những chú ý trong quá trình xử lý sự cố ............................................................. 35 2. Xử lý khi bè đèn bị đứt dây nối với thuyền ................................................... 36 2.1. Nguyên nhân gây sự cố bè đèn bị đứt dây nối với thuyền ......................... 36 2.2. Đề phòng sự cố bè đèn bị đứt dây nối với thuyền…………………....39 2.3. Cách khắc phục sự cố bè đèn bị đứt dây nối với thuyền ................................. 36 2.4. Những chú ý trong quá trình xử lý sự cố ............................................................. 37 3. Xử lý khi chà không đúng vị trí ..................................................................... 37 3.1. Nguyên nhân gây sự cố chà không đúng vị trí ................................................... 37 3.2. Đề phòng sự cố chà không đúng vị trí……………………………….40 3.3. Cách khắc phục sự cố chà không đúng vị trí ...................................................... 37 3.4. Những chú ý trong quá trình xử lý sự cố ............................................................. 37 4. Xử lý khi chà bị đứt dây buộc lá dừa ............................................................ 38 4.1. Nguyên nhân gây sự cố chà bị đứt dây buộc lá dừa.......................................... 38 4.2. Đề phòng sự cố chà bị đứt dây buộc lá dừa………………………….41 4.3. Cách khắc phục sự cố chà bị đứt dây buộc lá dừa ............................................. 38 4.3. Những chú ý trong quá trình xử lý sự cố ............................................................. 38 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 38 1. Các câu hỏi: ................................................................................................... 38 2. Các bài thực hành: ......................................................................................... 39 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 39
  8. 7 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 40 I. Vị trí, tính chất mô đun: ................................................................................. 40 II. Mục tiêu mô đun: .......................................................................................... 40 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập ........................................................... 41 V. Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 51 Phụ lục 1: Biểu bảng .......................................................................................... 52 Phụ lục 2: Hình ảnh ........................................................................................... 54 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP................................54
  9. 8 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT Aptomat Công tắc tự động Dinamo AC Máy phát có động cơ lai chạy bằng điện nguồn MĐ Mô đun PTNT Phát triển nông thôn
  10. 9 MÔ ĐUN PHÁT HIỆN VÀ TẬP TRUNG ĐÀN CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Mục tiêu của mô đun là giúp học viên nắm rõ kiến thức và kĩ năng về các phương pháp tập trung đàn cá như: tập trung đàn cá bằng ánh sáng, tập trung cá bằng chà. Về các phương pháp phát hiện đàn cá: phát hiện đàn cá bằng quan sát, phát hiện đàn cá bằng thả câu...và các nguyên nhân, cách đề phòng và cách khắc phục sự cố trong quá trình phát sáng tập trung cá. Mô đun gồm có 06 bài là: Chuẩn bị, Tập trung cá bằng ánh sáng, Tập trung cá bằng chà, Phát hiện đàn cá bằng quan sát, Phát hiện đàn cá bằng thả câu, Xử lý sự cố trong quá trình phát sáng tập trung cá. Thời lượng chung cho Mô đun này là 60 giờ, trong đó phần lý thuyết là 12 giờ, phần thực hành là 44 giờ và kiểm tra hết mô đun là 4 giờ. Phương pháp học tập của Mô đun này chủ yếu là thực hành, giáo viên sau khi hướng dẫn phần lý thuyết có liên quan, sẽ thực hành mẫu, học viên làm theo cho đến khi đạt yêu cầu của bài thực hành. Việc đánh giá kết quả học tập chủ yếu căn cứ trên kết quả thực hành của học viên qua các bài thực hành trong Mô đun. Gồm có hai tiêu chí đánh giá: đạt khi học viên thực hiện được các bài thực hành theo quy định, không đạt khi học viên không thực hiện được các bài thực hành theo quy định.
  11. 10 Bài 1: Chuẩn bị Mã bài: MĐ02-01 Mục tiêu: - Trình bày được các bước kiểm tra thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá. - Trình bày được các bước mua sắm các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá. - Thực hành được việc thay thế các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá bị hư hỏng. A. Nội dung: 1. Kiểm tra các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá 1.1. Giới thiệu các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá 1.1.1. Các thiết bị tập trung đàn cá - Hệ thống phát sáng gồm: + Máy phát.  Máy phát có động cơ lai trích lực từ máy chính. Thường dùng cho các tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Hình 2.1.1. Máy phát có động cơ lai trích lực từ máy chính  Máy phát có động cơ lai chạy bằng điện nguồn (Dinamo AC). Thường dùng cho các tàu có công suất nhỏ và trung bình đánh bắt gần bờ.
  12. 11 Hình 2.1.2. Dinamo AC  Máy phát có động cơ lai chạy dầu diezen hoặc xăng. Hình 2.1.3. Máy phát có động cơ lai chạy dầu diezen + Bóng đèn  Đèn neon Hình 2.1.4: Đèn neon  Đèn cao áp
  13. 12 Hình 2.1.5. Đèn cao áp + Phụ trợ  Máng đèn, chóa đèn.  Dây dẫn, công tắc, aptomat. Hình 2.1.6. Aptomat - Chà: Hiện nay có 2 loại chà được dùng phổ biến đó là: + Chà được làm hoàn toàn bằng dây tổng hợp, lá dừa và cây tre. Loại chà này thường được dùng ở vùng biển xa bờ, được thả đơn lẻ hoặc thả theo hệ thống.
  14. 13 Chú thích: 1. Phao cờ 2. Cây tre 3. Lá dừa 4. Dây tổng hợp 5. Rọ đá Hình 2.1.7. Chà được làm hoàn toàn bằng dây tổng hợp và lá dừa + Chà được làm từ dây tổng hợp, lá dừa và bè. Loại chà này được thả ở vùng biển gần bờ. Ít được sử dụng. Do đó trong giáo trình mô đun phát hiện và tập trung đàn cá bằng phương pháp thủ công chỉ đi sâu giới thiệu về loại chà được làm hoàn toàn bằng dây tổng hợp, lá dừa và cây tre. Chú thích: 1. Bè 2. Dây tổng hợp 3. Lá dừa 4. Rọ đá Hình 2.1.8. Chà được làm từ dây tổng hợp, lá dừa và bè. 1.1.2. Thiết bị phát hiện đàn cá - Ống nhòm: + Ống nhòm chuyên dụng Được sử dụng trong lĩnh vực quân sự, hàng hải…
  15. 14 Hình 2.1.9. Ống nhòm chuyên dụng + Ống nhòm hồng ngoại Hình 2.1.10. Ống nhòm hồng ngoại Ống nhòm hồng ngoại giúp bạn dễ dàng quan sát trong đêm tối. Thường được sử dụng trong chỉ huy, tác chiến quân sự trong đêm, sử dụng cho các lực lượng vũ trang, sử dụng cho kiểm lâm, hải quân trong công tác phòng chống buôn lậu, bảo vệ rừng… + Ống nhòm thông thường Loại ống nhòm này thường được sử dụng cho phát hiện đàn cá, khi đi du lịch, leo núi, thám hiểm. Ống nhòm thông thường quan sát tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với mục đích quan sát đàn cá. Hình 2.1.11. Ống nhòm thông thường
  16. 15 1.2. Các bước kiểm tra các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá 1.2.1. Các bước kiểm tra các thiết bị tập trung đàn cá - Hệ thống phát sáng + Nhận lệnh của thuyền trưởng. + Kiểm tra máng đèn và chóa đèn: Góc nghiêng của chóa đèn khoảng 650 - 700 so với phương thẳng đứng, góc nghiêng khoảng 600 so với phương thẳng đứng. Kiểm tra xem máng đèn hoặc chóa đèn góc nghiêng có bị lệch hay không, nếu lệch thì phải chỉnh sửa. + Kiểm tra bóng đèn: Kiểm tra bóng đèn có bị vỡ, bị cháy không. Nếu bị thì phải thay thế bóng mới. + Kiểm tra các thiết bị phụ trợ như công tắc, cầu dao, aptomat, dây dẫn: Kiểm tra công tắc, cầu dao, aptomat có bị cháy không. Kiểm tra dây dẫn có bị đứt không, dây có bị hở không nếu bị thì phải sửa chữa. + Báo cáo thuyền trưởng kết quả. - Chà + Nhận lệnh của thuyền trưởng. + Kiểm tra cây tre: Để làm một cội chà, dùng khoảng 3 ÷ 6 cây tre già, dài trên 15m và đặc ruột. Sau đó, dùng dây buộc theo khoảng cách từ 1 ÷ 1,5m/vòng buộc, cho đến khi hết chiều dài bó tre. Tiếp theo, dùng những gốc tre khác ngắn hơn bó ốp vào gốc bó tre dài, mục đích là làm cho bó tre nổi thẳng đứng trong mọi điều kiện thời tiết, sóng gió. Cần phải kiểm tra số lượng cây tre, chiều dài tre có đủ không. Kiểm tra chất lượng của cây tre (già hay non). + Kiểm tra lá dừa Lá dừa nhằm tạo bóng mát cho cá vào trú ẩn. Một cội chà dùng khoảng 300 tàu lá dừa, loại lá dừa xanh già. Cần kiểm tra được số lượng và chất lượng của lá dừa. + Kiểm tra dây tổng hợp Dây tổng hợp có chiều dài khoảng 30m dùng để bện lá dừa vào bên trái, bên phải của dây. Kiểm tra dây tổng hợp có bị đứt, bị ăn mòn không, nếu bị phải thay thế dây mới.
  17. 16 + Kiểm tra rọ và đá Rọ được làm từ dây tổng hợp hoặc mây to. Còn đá bỏ vào rọ là những hòn dạng tròn nặng đến vài tạ. Kiểm tra rọ có bị hư hỏng không, số lượng đá bỏ vào các rọ có đủ không. Nếu chưa đủ phải bổ sung thêm. Hình 2.1.12. Bện rọ bằng mây to + Kiểm tra phao cờ. Phao cờ có tác dụng giúp các tàu khác nhìn thấy cội chà để tránh. Phải kiểm tra số lượng của phao cờ cho đủ phù hợp với số cội chà dùng trên tàu. + Báo cáo thuyền trưởng kết quả. 1.2.2. Các bước kiểm tra thiết bị phát hiện đàn cá - Nhận lệnh của thuyền trưởng. - Kiểm tra ống nhòm bên ngoài + Kiểm tra dây đeo: Kiểm tra xem dây đeo có bị đứt hay không có dây đeo. Để sửa chữa hoặc bổ sung dây đeo vào. + Kiểm tra các bộ phận: Kiểm tra xem ống nhòm có thiếu bộ phận nào hay bị hư hỏng bộ phận nào không. - Kiểm tra ống nhòm bên trong + Kiểm tra kính của ống nhòm: Kiểm tra kính có bị mờ hay không, nếu mờ thì phải thay thế kính mới. + Kiểm tra điều chỉnh tầm nhìn của ống nhòm: Kiểm tra độ zoom (chức năng nhìn xa nhìn gần) của ống nhòm. Nếu bị hỏng phải sửa chữa. - Báo cáo thuyền trưởng kết quả. 1.3. Những chú ý khi kiểm tra các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá - Đảm bảo an toàn lao động. - Kiểm tra đầy đủ các bộ phận. - Tuân thủ lệnh của thuyền trưởng. 2. Mua sắm các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá 2.1. Ý nghĩa
  18. 17 Mua sắm các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá là một trong những bước quan trọng, ảnh hưởng tới giá thành và chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng. 2.2. Các bước mua sắm các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá - Đề nghị mua sắm. - Tham khảo giá thành, chất lượng sản phẩm và các điều khoản khác tại các đơn vị cung cấp. - Xin giấy báo giá. - Báo cáo thuyền trưởng thẩm định giá. - Ký hợp đồng kinh tế. - Thực hiện mua sắm. - Nghiệm thu và bàn giao sử dụng. - Thanh toán với đơn vị cung cấp. 2.3. Những chú ý khi mua sắm các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá - Chọn đơn vị uy tín. - Xem thông tin sản phẩm thật kĩ. - Lên danh sách những thứ cần mua. - Đảm bảo giao hàng đúng tiến độ. 3. Thay thế các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá hư hỏng 3.1. Ý nghĩa Nếu các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá bị hư hỏng, sẽ ảnh hưởng đến mật độ tập trung của đàn cá và khả năng quan sát phát hiện đàn cá. Do đó thay thế các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá bị hư hỏng có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến năng suất đánh bắt và hiệu quả kinh tế. 3.2. Các bước thay thế - Báo cáo thuyền trưởng. - Mua sắm thiết bị bị hư hỏng. - Thay thế thiết bị. - Nghiệm thu. 3.3. Những chú ý khi thay thế - Kiểm tra kĩ hư hỏng của các thiết bị. - Tuân thủ các bước mua sắm.
  19. 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: 1.1. Trình bày nội dung kiểm tra các thiết thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá. 1.2. Trình bày nội dung các bước mua sắm thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá. 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành 2.1.1: Thực hành kiểm tra các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá. 2.2. Bài thực hành 2.1.2: Thực hành thay thế các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá hư hỏng. C. Ghi nhớ: 1. Kiểm tra các thiết thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá. 2. Thay thế các thiết bị tập trung và phát hiện đàn cá bị hư hỏng.
  20. 19 Bài 2: Tập trung cá bằng ánh sáng Mã bài: MĐ02-02 Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về việc tập trung cá bằng ánh sáng. - Thực hành được việc phát sáng tập trung cá và theo dõi nguồn sáng. A. Nội dung: 1. Kiểm tra 1.1. Giới thiệu phương pháp phát sáng tập trung cá Người ta nhận thấy rằng vào ban đêm, những lúc tối trời, có nhiều loài cá bị hấp dẫn bởi ánh sáng, chúng thường tập trung thành những đàn lớn xung quanh nguồn sáng. Vì vậy người ta dùng ánh sáng đèn tập trung cá để đánh bắt vào ban đêm. Qua nghiên cứu người ta nhận thấy rằng đa số các loài cá bị hấp dẫn bởi ánh sáng thường là các loài cá thích nhiệt, sống ở tầng mặt, có vòng đời tương đối ngắn chẳng hạn cá trích, cá cơm, cá nục,… 1.2. Các bước kiểm tra trước khi phát sáng tập trung cá - Kiểm tra lại các thiết bị như bóng điện, dây dẫn và máy phát điện. - Kiểm tra nhiên liệu và nước làm mát đã đủ chưa để máy hoạt động có hiệu quả nhất. 1.3. Những chú ý khi kiểm tra trước khi phát sáng tập trung cá - Khi đang đổ nhiên liệu vào máy người vận hành không được hút thuốc để tránh xảy ra cháy nổ. - Cần kiểm tra kĩ các thiết bị như bóng điện, dây dẫn, máy phát điện... - Không được uống rượu bia để tránh người mệt mỏi, mất tỉnh táo. 2. Cấp điện cho hệ thống chiếu sáng 2.1. Ý nghĩa Cấp điện cho hệ thống chiếu sáng là bước quan trọng trước khi phát sáng, Cấp điện cho hệ thống chiếu sáng đúng ưu cầu sẽ giúp cho quá trình phát sáng đạt được hiệu quả cao. 2.2. Các bước cấp điện cho hệ thống chiếu sáng - Nhận lệnh của thuyền trưởng. - Bật công tắc hoặc cầu dao về vị trí làm việc 2.3. Những chú ý trong quá trình cấp điện cho hệ thống chiếu sáng - Thực hiện an toàn lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2