Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
lượt xem 8
download
Giáo trình Phát triển cộng đồng Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) giúp học sinh liên hệ với thực tế qua các hoạt động tại các địa phương, và các dự án phát triển cộng đồng đang được thực hiện nhiều nơi đặc biệt tại các khu vực dân cư nghèo, ở cả nông thôn và thành thị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
- SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCTM ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Tháp Mười. Tháp Mười, năm 2020
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Phát triển cộng đồng tại Việt Nam rất gần gũi với các chủ trương chính sách của nhà nước như chương trình Xoá đói giảm nghèo, Quy chế Dân chủ cơ sở, Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, hoặc những nỗ lực cải thiện đời sống của người dân xuất phát từ dưới lên, với sự hỗ trợ của chính quyền. Phát triển cộng đồng như một phương pháp can thiệp của công tác xã hội bên cạnh phương pháp công tác xã hội cá nhân và nhóm trong thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp. Phương pháp phát triển cộng đồng nhằm vận động, tổ chức và nâng cao năng lực cho người dân trong các khu vực dân cư. Qua đó, người dân có thể tham gia và tự quyết định mọi việc liên quan đến cải thiện và nâng cao đời sống của họ. Môn học Phát triển cộng đồng sẽ giúp học sinh liên hệ với thực tế qua các hoạt động tại các địa phương, và các dự án phát triển cộng đồng đang được thực hiện nhiều nơi đặc biệt tại các khu vực dân cư nghèo, ở cả nông thôn và thành thị. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả cảm ơn sự phối hợp và những ý kiến góp ý có giá trị từ các giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp bạn. Nhóm tác giả hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng và những công cụ hữu ích cho việc giảng dạy, học tập trong quá trình đào tạo nghề công tác xã hội. Trong quá trình xây dựng giáo trình, vì là sự vận dụng, lồng ghép từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo nên chắc chắn giáo trình không tránh khỏi những sai sót, các tác giả mong đón nhận và rất cảm ơn các góp ý của quý đồng nghiệp, quý đọc giả./. Đồng Tháp, ngày tháng năm 2020 Tham gia thực hiện 1. Kiều Văn Tu 2. Võ Trí Trọng 3. Nguyễn Hòa Thuận 4. Nguyễn Văn Cường
- MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên mô đun: Phát triển cộng đồng Mã số mô đun: MĐ19 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí mô đun phát triển cộng đồng là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề bắt buộc quan trọng của chương trình đào tạo trung cấp nghề công tác xã hội liên quan tới trang bị nghiệp vụ của tác viên cộng đồng. - Tính chất của mô đun: Là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các khái niệm cơ bản về phát triển cộng đồng. + Các nguyên tắc làm việc với cộng đồng. + Vai trò của tác viên cộng đồng. + Hiểu thế nào là dự án và xây dựng, quản lý dự án phát triển cộng đồng. - Kỹ năng: + Tổ chức họp dân để huy động nguồn lực và xác định vấn đề ưu tiên. + Phân tích tình hình cộng đồng. + Sử dụng các phương pháp PRA. + Xây dựng dự án phát triển cộng đồng. + Tổ chức triển khai các dự án hỗ trợ cộng đồng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thông với những cộng đồng yếu thế và mong muốn cùng người dân phát huy năng lực xây dựng xã hội tốt đẹp.
- PHẦN A: LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Giới thiệu Mục tiêu - Trình bày được các khái niệm phát triển, phát triển cộng đồng và đặc điểm phát triển cộng đồng ở Việt Nam. - Trình bày được mục tiêu, nguyên tắc phát triển cộng đồng, tiến trình phát triển cộng đồng. - Vận dụng được các nguyên tắc và tuân thủ theo tiến trình trong phát triển cộng đồng. Nội dung chính 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm phát triển Theo từ điển tiếng Việt “Phát triển là làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp”. “Phát triển mang tính so sánh, mang tính thời gian. Phát triển là sự thay đổi theo hướng khác biệt đi theo hướng tốt hơn, hài lòng và ổn định hơn” (Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ) “Phát triển là tạo ra sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, chất lượng hơn”. 1.2.Khái niệm phát triển cộng đồng “Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy” (Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ) Khái niệm phát triển cộng đồng được chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940: “Phát triển cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để cải thiện hạ tầng cơ sở và tăng khả năng tự lực của cộng đồng” Theo Murray G. Ross, 1955: “Phát triển cộng đồng là một diễn tiến qua đó cộng đồng nhận rõ nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển của cộng đồng; biết sắp xếp ưu tiên các nhu cầu vì mục tiêu này; phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng; biết tìm đến tài nguyên bên trong và ngoài cộng đồng để đáp ứng chúng, thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong cộng đồng”
- Theo Nguyễn Thị Oanh, 1995: “Phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, và tiến tới tự lực, phát triển”. Định nghĩa chính thức của Liên Hiệp Quốc, 1956: “Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia” Định nghĩa này nhấn mạnh hai yếu tố: Sự tham gia của người dân với sự tự lực tối đa và sự hỗ trợ về kỹ thuật và dịch vụ của nhà nước để khuyến khích sáng kiến, sự tự giúp, những cố gắng của người dân. 2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của khoa học về phát triển cộng đồng 2.1. Lịch sử ra đời và phát triển: Phát triển cộng đồng (PTCĐ) như một khái niệm lý thuyết và thực hành, được dịch từ tiếng Anh là Community Development, xuất hiện vào những năm 1940 tại các thuộc địa đầu tiên của Anh. Ở Ghana một người Anh sáng kiến giúp dân tự cải thiện đời sống bằng các nỗ lực chung của chính quyền và người dân địa phương. Một bên góp công, một bên góp của để đắp đường, xây trường học, trạm xá…Qua đó, cho thấy dân nghèo không chỉ là một đám đông dốt, lười, cam chịu với số phận mà họ có thể tích cực tham gia đóng góp công sức, tiền của vào các chương trình, dự án có mục đích cải thiện đời sống của chính họ. Kinh nghiệm này cũng cho thấy phát triển phải đồng bộ và mọi khía cạnh của đời sống từ kinh tế, sức khỏe, văn hóa phải được nâng lên cùng một lúc mới có thể phá vỡ cái vòng lẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát, bệnh tật… Năm 1950 Liên Hợp Quốc công nhận khái niệm PTCĐ và khuyến khích các quốc gia sử dụng PTCĐ như một công cụ để thực hiện các hương trình phát triển quốc gia. Thập kỷ 1960-70 được chọn là thập kỷ phát triển thứ nhất (The first elopment decade) với những chương trình viện trợ qui mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và vốn. Năm 1970 Liên Hiệp Quốc lượng giá thập kỷ phát triển rút ra 1 số phương hướng sau đây được nhấn mạnh:
- Sự tham gia của quần chúng là yếu tố cơ bản. Yếu tố tổ chức hết sức quan trọng. Cần phải xây dựng các thiết chế xã hội để làm công cụ, môi trường cho sự tham gia của người dân, các tổ chức chính quyền địa phương phải được điều chỉnh để thực hiện chức năng phát triển. Trong PTCĐ không đặt nặng chương trình, dự án từ bên trên, bên ngoài đưa vào mà khuyến khích các sáng kiến, các công trình vừa sức do người dân tự đề xướng và thực hiện với sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng, bao gồm sự thay đổi nhận thức, hành vi người dân nhằm mục đích phát triển, và sự chuyển biến trong tổ chức, cơ cấu và các mối tương quan lực lượng trong xã hội. PTCĐ chỉ có hiệu quả, khi nằm trong một chiến lược phát triển quốc gia đúng đắn, phát triển làng xã phải đặt trong kế hoạch phát triển cấp vùng. Huấn luyện để trang bị cho dân và những người có trách nhiệm kỹ năng tổ chức, lãnh đạo là một hoạt động không thể thiếu 2.2. Phát triển cộng đồng là một khoa học và nghề nghiệp Phát triển cộng đồng là một phương pháp vận động giáo dục và tổ chức quần chúng nên triết lý và phương pháp của nó được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: khuyến nông, giáo dục sức khỏe, xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh tế gia đình, tín dụng tiết kiệm xây dựng nếp sống đô thị…. Phát triển cộng đồng vận dụng nhiều ngành khoa học khác như: tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học, công tác xã hội, quảng trị học, kinh tế học, chính trị học, tổ chức học… 2.3. Phát triển cộng đồng ở Việt Nam 2.3.1. Phát triển cộng đồng ở Việt Nam xem xét dưới góc độ phong trào dân chủ, dân sinh Cũng như lịch sử phát triển cộng đồng trên thế giới, ở Việt Nam nếu xem xét phát triển cộng đồng từ góc độ cuộc đấu tranh giành quyền dân chủ, dân sinh thì có thể chắc chắn mà nói rằng: tư tưởng và hành đọng của phương pháp phát triển cộng đồng, tư tưởng lấy dân làm gốc, tư tưởng đoàn kết dân tộc để đấu tranh giành độc lập tự do, để dân cày có ruộng, để mọi người được hưởng cuộc sống tốt đẹp đã có từ rất sớm. Một số mốc lịch sử quan trọng và coi đó là những mốc lịch sử của phương pháp phát triển cộng đồng ở Việt Nam:
- Các phong trào yêu nước dân chủ tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kĩ XX: Thành lập nhiều tổ chức; tổ chức hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc thành lập và bồi dưỡng, những lớp tập huấn đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam từ những năm 1925 – 1927 tổ chức tại Quảng Châu. Một số quan điểm cách mạng liên quan đến phát triển cộng đồng: + Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người + Cách mệnh là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy phải động viên tổ chức và lãnh đạo đong đảo quần chúng vùng lên. + Muốn người ta giúp mình thì trước hết mình phải tự giúp mình đã….. + Muốn đưa cách mệnh đến thắng lợi, trước hết phải có Đảng cách mệnh. Như vậy, có thể thấy những quan điểm cơ bản của phát triển cộng đồng về nâng cao năng lục của người dân, về sự tham gia của người dân, sự cần thiết phải tổ chức người dân dưới sự lãnh đạo chung, về tự lực cánh sinh… 2.3.2. Phát triển cộng đồng ở Việt Nam xem xét như một phương pháp công tác xã hội Miền Nam Việt Nam biết đến PTCĐ từ thập kỷ 50 thông qua một số dự án “Trường cộng đồng” của UNESCO với mô hình trường vừa là một trung tâm đóng góp vào sự phát triển của địa phương, vừa phát triển dựa vào sự hỗ trợ của địa phương. PTCĐ cũng được giảng dạy ở một vài trường sư phạm. Vào thập kỷ 70 có những dự án phát triển cục bộ và PTCĐ được giảng dạy ở Trường Công tác xã hội quốc gia (cũ) do những giảng viên tốt nghiệp đầu tiên từ Mỹ, Anh và Philippine. Tuy vậy, PTCĐ chưa bao giờ được sử dụng như một phương thức phát triển ở cấp quốc gia, chủ yếu vì chiến tranh kéo dài. Sau giải phóng, nhất là từ thập kỷ 90, nhiều tổ chức quốc tế vào Việt Nam sử dụng phương thức PTCĐ (vận động sự tham gia của người dân) vào các dự án phát triển ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Có những dự án lớn do các tổ chức quốc tế đầu tư hay những dự án vừa và nhỏ do địa phương chủ xướng. Ở nông thôn các dự án thường liên quan đến vệ sinh môi trường, nước sạch, sức khỏe, tín dụng… Ở thành phố có những dự án cải thiện đời sống ở các khu dân cư nghèo trong phạm vi khu xóm, phường xã. Từ vài năm nay PTCĐ có nghĩa là sự tham gia, nâng cao nhận thức, tăng năng lực của người dân và cán bộ địa phương, và cũng cố các thiết chế ở cơ sở, trở thành một tiêu chí chính thức để hỗ trợ, bổ sung cho khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, trong các dự án lớn điển hình là dự án “Làm sạch và nâng cấp Kênh Lò
- Gốm (Quận 6, TP Hồ Chí Minh)”, một dự án hợp tác song phương giữa hai chính phủ Bỉ – Việt. Một số chương trình hợp tác địa phương và quốc tế khác (như Enda, Villes en Transition…) cũng đang thực hiện những chương trình PTCĐ đô thị với quy mô nhỏ hơn tại một số thành phố khác ở cả ba miền trong nước. Do các nhu cầu về PTCĐ ngày càng tăng, từ vài năm nay có rất nhiều khóa tập huấn ngắn hạn và PTCĐ cũng được giảng dạy như một bộ môn khoa học tại một số trường. 3. Đặc điểm phát triển cộng đồng tại Việt Nam 3.1. Hội Phụ nữ với phát triển cộng đồng Sự hòa nhập của phụ nữ (chiếm trên 50% dân sô) chính là điều quan trọng để xây dựng một xã hội phát triển, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, sự hòa nhập của phụ nữ có nhiều khó khăn. Do sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi giữa các thành phần kinh tế làm cho một bộ phận phụ nữ ít có điều kiện trham vào quá trình phát triển cộng đồng. Những phụ nữ ở vùng xâu, vùng xa, phụ nữ đông con thường không có đủ việc làm, không có điều kiện tham gia quản lý và không có sơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều phụ nữ nghèo không có điều kiện phải làm thuê hoặc tự kiếm việc làm và chấp nhận mọi việc làm không ổn định, tiền công thấp. Một bộ phận em bé gái đến tuổi đi học nhưng do điều kiện nhà nghèo không được đến trường, nhiều em phải bỏ học sớm để lao động giúp đỡ bố mẹ. Tất cả những vấn đề này đặt ra sự cần thiết phải xem xét và nâng cao điều kiện và hòa nhập của phụ nữ trong các hoạt động phát triển cộng đồng 3.2. Đoàn TN với phát triển cộng đồng Hoạt động tình nguyện nói chung và hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng nói riêng là những hoạt động thiết thực, có tầm quan trọng và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã và đang có sức lan tỏa rộng khắp, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, xã hội, bởi lẽ: Tinh thần tương thân, tương ái luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Tinh thần xung kích, vì cuộc sống cộng đồng là phẩm chất tự thân vốn có của thanh niên, của tuổi trẻ. Dù ở bất kỳ thời điểm lịch sử nào, tinh thần tình nguyện của thanh niên luôn là cơ sở cho những đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả với đất nước. Chính vì vậy, phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng đã và đang trở thành nét đẹp truyền thống của tuổi trẻ, làm đẹp thêm tinh thần dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, phong trào tình nguyện là môi trường rèn luyện, giáo dục đạo đức lý tưởng cho đoàn viên, thanh niên, là cơ hội để đoàn viên, thanh niên ý
- thức tốt hơn về vai trò của mình với cộng đồng, được giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ năng sống, nuôi dưỡng hoài bão qua trải nghiệm thực tiễn. Hình ảnh người thanh niên với màu áo xanh tình nguyện đã trở nên gần gũi, hòa vào cuộc sống của nhân dân và cộng đồng trên khắp mọi miền đất nước. Đó là minh chứng sống động về vai trò sáng tạo xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội, chia sẻ những khó khăn cùng cộng đồng 3.3. Các tổ chức dân sự xã hội khác Mọi hoạt động xã hội đều phải xuất phát từ tổ chức chính quyền hay đoàn thể quần chúng, mà hiện nay bộ máy còn khá nặng nề Bộ máy quản lý ở nhiều cơ sở còn non yếu, với cán bộ chưa đủ trình độ phẩm chất. Từ đó e ngại những sáng kiến xuất phát từ bên ngoài bộ máy. Điều này gây khó khăn nhất cho các chương trình PTCĐ Thời gian dài theo chế độ quản lý tập trung bao cấp, áp đặt từ trên làm cho những sáng kiến bị xem là xa lạ, khó chấp nhận. 3.4. Sự phối hợp với các tổ chức dân sự xã hội Việc khuyến khích sáng kiến từ dưới lên, người dân tự kết hợp để giải quyết vấn đề của mình còn chưa được tin tưởng PTCĐ là một khoa học xã hội ứng dụng được xây dựng dựa trên các khoa học xã hội hiện đại như Tâm lý học, Xã hội học, Khoa học Truyền thông, Tổ chức quản lý v.v.. mà ở Việt Nam thì những bộ môn này chưa phát triển. Dự án phát triển ngày càng nhiều trên toàn lãnh thổ Việt Nam với sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chưa có chính sách chung nên các nỗ lực này còn rời rạc. Hiện nay, nhiều địa phương tiếp nhận nhiều dự án khác nhau, nhiều phương thức khác nhau nên việc triển khai phương thức PTCĐ gặp cản trở (vì dự án PTCĐ thường đòi hỏi thời gian, sự kiên trì để khơi dậy tiềm năng cộng đồng và sự tham gia của người dân). 4. Quan điểm, nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng 4.1. Quan điểm định hướng trong phát triển cộng đồng 4.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng Một cách khái quát và bao trùm, PTCĐ nhằm mục đích tăng năng lực cho người dân và cải thiện điều kiện sống của họ để cộng đồng có thể tự lực, tự cường. Có thể chia mục đích cuối cùng của Phát triển cộng đồng thành ba nhóm chánh: - Năng lực của người dân được củng cố, tăng cường.
- - Cộng đồng tiến tới tự lực, tự cường do chính sự tham gia tích cực của người dân vào các hành động tập thể trong tiến trình thay đổi và chuyển hoá cộng đồng. - An sinh và hạnh phúc của người dân. Cụ thể là: - Dựa vào chuyển biến xã hội để đạt sự cải thiện về vật chất và tinh thần: Cải thiện cân bằng các điều kiện vật chất, tinh thần - Củng cố cac thiết chế xã hội: Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội - Tạo cơ hội cho sự tham gia tối đa của người dân: Bảo đảm sự tham gia tối đa về mọi mặt của người dân vào tiến trình phát triển - Đẩy mạnh công bằng xã hội: Đẩy mạnh công bằng xã hội bằng cách tạo điều kiện cho nhóm thiệt thòi nhất nêu lên nguyện vọng của mình và tham gia tích cực vào hoạt động phát triển 4.3. Nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng Nguyên tắc phát triển cộng đồng là những lý luận, nguyên tắc mà những người làm công tác phát triển cộng đồng cần phải tuân theo. Nguyên tắc phát triển cộng đồng là chỗ dựa để cân nhắc trong quá trình xác định mục tiêu, xây dựng hoạt động và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển trong những cộng đồng xác định. Các hoạt động phát triển cộng đồng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây: Sức khỏe sinh thái của cộng đồng cần được đảm bảo: Đây là cách tiếp cận mới so với truyền thống. Sức khỏe của cộng đồng cần phải được đặt trong bối cảnh có sự tác động qua lại giữa con người, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Mọi tác động đến môi trường tự nhiên đều nảy sinh sự tác động ngược trở lại đến sức khỏe của con người. Do đó, để cộng đồng được phát triển bền vững, sức khỏe con người phải đặt trong một môi trường tổng thể. Thu hút sự tham gia tối đa của cộng đồng: Không có sự phát triển cộng đồng nào có thể đạt được nếu không có sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng phải được thể hiện thông qua các bước: (1) phân tích và mô tả hoàn cảnh của cộng đồng; (2) xác định các vấn đề của cộng đồng; (3) phát triển phương án giải quyết vấn đề; (4) tham gia các hoạt động nhằm giải quyết vấn đề của cộng đồng; (5) cộng đồng hưởng lợi từ thành quả đạt được.
- Lợi ích của cộng đồng phải đặt lên trên hết: Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển cộng đồng chính là đem lại lợi ích cho cộng đồng. Hoạt động mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì không phải là phát triển cộng đồng bền vững. Các hoạt động phải mang tính khoa học, dựa trên bằng chứng: Các hoạt động phát triển cộng đồng cần phải do khoa học dẫn đường. Nếu không dựa trên khoa học thì các hoạt động phát triển cộng đồng sẽ không mang tính đồng bộ, thiếu thống nhất, không bền vững. Khoa học ở đây bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Các hoạt động phát triển cộng đồng phải được thiết kế dựa trên những bằng chứng xác thực chứ không phải là sự chủ quan, cảm tính của một vài cá nhân. Công bằng cần phải được đảm bảo: Sự phát triển không hướng tới công bằng cho các thành viên của cộng đồng trong việc tiếp cận cơ hội phát triển và sử dụng nguồn lực của cộng đồng sẽ là sự phát triển không bền vững. Công bằng được thể hiện thông qua việc các thành viên đều có quyền lợi như nhau trong trách nhiệm, hưởng thụ các quyền lợi xã hội. 5. Giới và Phát triển 5.1. Nguyên tắc và thực hành giới trong phát triển cộng đồng - Phụ nữ và nam giới có các vai trò truyền thống trong xã hội Việt nam - Phụ nữ đóng góp cho phát triển cộng đồng tại Việt nam - Mô hình phụ nữ quốc tế trong phát triển cộng đồng - Mô hình phụ nữ Việt nam trong phát triển cộng đồng 5.2. Khuyến khích nam giới, phụ nữ và trẻ em tham gia phát triển cộng đồng - Đạt được sự hỗ trợ của nam giới trong việc đưa phụ nữ và trẻ em vào quá trình phát triển cộng đồng - Đảm bảo sự an toàn của tất cả những người tham gia và không bị kỳ thị và đối xử tiêu cực trong quá trình phát triển cộng đồng - Đảm phụ nữ và trẻ em được tham gia - Hỗ trợ những phụ nữ và trẻ em vùng xa và dễ tổn thương được tham gia.
- 6. Tiến trình phát triển cộng đồng Phát triển cộng đồng được diễn ra theo các giai đoạn từ cộng đồng còn yếu kém đến thức tỉnh cộng đồng, rồi cộng đồng được tăng năng lực, và cuối cùng là cộng đồng có thể tự lực giải quyết vấn đề của mình. Cụ thể như sau:
- 6.1. Tìm hiểu phân tích cộng đồng: Trước tiên cộng đồng cần được giúp để tự tìm hiểu và phân tích nhằm biết rõ về những vấn đề của cộng đồng, những nguyên nhân và hậu quả do các vấn đề gây ra. Bên cạnh đó, người dân cũng tự nhận diện ra được những tài nguyên, tiềm năng và những khó khăn, thuận lợi từ cộng đồng để họ có cơ sở giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là cộng đồng cần nhận ra sự hợp tác của chính mình là yếu tố quyết định trong việc thay đổi tình trạng yếu kém hiện tại. 6.2. Thức tỉnh cộng đồng: Như một người bệnh, cần phải biết là mình đang mắc bệnh, mắc bệnh gì, tại sao bệnh, nghiêm trọng cỡ nào. Với một CĐ cũng vậy người dân cần biết rõ những vấn đề của CĐ, nguyên nhân và hậu quả của nó để còn tìm biện pháp giải quyết. Ngoài ra họ còn nhận ra tài nguyên, tiềm năng, khó khăn, thuận lợi để có
- cơ sở giải quyết vấn đề. Cuối cùng chính người dân trong cộng đồng thấy cần thay đổi tình trạng hiện tại của họ. 6.3. Tăng năng lực cho cộng đồng: Tăng năng lực cộng đồng là tăng khả năng cho người dân, chính quyền, đoàn thể để hoàn thành kế hoạch chương trình phát triển của cộng đồng một cách hiệu quả, bền vững. Cụ thể cải thiện các mặt như sau: đời sống kinh tế họ khá hơn, có ăn có mặc, hết nợ nần. Có kiến thức, hiểu biết về môi trường quanh họ. Có kỹ năng, biết cách làm ngành nghề sinh sống, biết sinh hoạt tập thể, biết quản lý các hoạt động gia đình và cộng đồng của họ. Họ được tham gia vào các tổ chức, đội nhóm, có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của chính mình và được dự phần quyết định những việc có liên quan với họ. Nội dung tăng năng lực cộng đồng: - Kinh tế: người dân có ý thức và thực hành tiết kiệm, tích lũy vốn hoặc được vay thêm vốn làm ăn, giảm tình trạng vay nợ nặng lãi, tăng thêm phương tiện công cụ sản xuất. - Điều kiện sinh hoạt (chất lượng cuộc sống): các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình được cải thiện như nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, thuốc chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác. Có trường học và nhà trẻ cho trẻ em. - Phát triển năng lực: người dân có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, tăng kiến thức và kỹ năng thuộc các lĩnh vực như kỹ thuật nuôi trồng, biết cách tổ chức làm ăn, quản lý cộng đồng, dự án, sinh hoạt nhóm; hiểu rõ các chủ trương chính sách có liên quan đến quyền lợi thiết thân của họ. Người dân được tập tành thực thi quyền dân chủ của mình, có tiếng nói và biết bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng. - Tinh thần trách nhiệm với cộng đồng: người dân hiểu biết và thông cảm hoàn cảnh khó khăn lẫn nhau, có ý thức tương trợ với người nghèo hay lúc hoạn nạn khó khăn. Có tinh thần tự nguyện tham gia vào vào các hoạt động vì lợi ích chung của CĐ. Biết tôn tạo và giữ gìn những giá trị tích cực của CĐ hay những công trình phúc lợi tập thể do chính họ làm ra.
- 6.4. Phát triển năng lực tự quản: Cộng đồng có khả năng tự quản lý các hoạt động, dự án phát triển, các vấn đề trong cộng đồng, bằng cách khai thác và sử dụng hợp lý và hiệu quả các tài nguyên bên trong và ngoài cộng đồng. Đảm bảo cân bằng sinh thái, nguồn tài nguyên để không ảnh hưởng đến việc đáp ứng cho nhu cầu của thế hệ tương lai 7. Vai trò, phẩm chất của tác viên cộng đồng 7.1. Vai trò Tác viên cộng đồng là nhân viên công tác xã hội làm việc với cộng đồng, giúp cộng đồng thực hiện các hoạt động phát triển. Tác viên cộng đồng đóng vai trò là người tổ chức, lập kế hoạch, người xúc tác cho quá trình hợp tác, người bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân về điều kiện sống và quyền an sinh và phát triển, đồng thời cũng là cầu nối giữa nhóm người nghèo, thiệt thòi với những nguồn lực sẵn có, tác viên công đồng có vai trò: - Người xúc tác: nhiệm vụ đầu tiên của tác viên là tập hợp quần chúng vào các nhóm để chia sẻ với họ những thông tin cuộc sống mới, là người tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để người dân tăng dần khả năng bàn bạc, chọn lựa, lấy quyết định và cùng hành động để giải quyết những vấn đề của họ, là người tạo bầu không khí thân tình cởi mở và đối thoại, khuyến khích sự tham gia của người dân vào tiến trình trưởng thành và phát triển của họ và cộng đồng. Điều quan trọng là tác viên phải giấu mình để người dân đóng vai trò nổi, chủ động - Người biện hộ: Tác viên với tư cách là người đại diện cho tiếng nói của nhóm/ cộng đồng đề đạt đến cơ quan công tác, các cấp thẩm quyền những vấn đề bức xúc của các nhóm và kêu gọi người khác hưởng ứng nhằm tạo ra một chuyển biến về nhận thức. Tác viên cũng sẽ hỗ trợ tích cực hơn và bênh vực quyền lợi chính đáng cho các đối tượng thiệt thòi, đồng thời giúp mọi người hiểu đúng hoàn cảnh thực trạng của người dân. Thí dụ, biện hộ cho việc chăm sóc bảo vệ trẻ em bị lạm dụng lao động. - Người nghiên cứu: Tác viên là người cùng với những người nòng cốt trong cộng đồng thu thập, tìm hiểu, và phân tích các thế mạnh, thế yếu, vấn đề, tiềm năng sẵn có trong cộng đồng. Tác viên giúp cộng đồng chuyển những phân tích đó thành những chương trình hành động cụ thể. Thí dụ: khảo sát việc chăm sóc trẻ mồ côi, chăm sóc người nhiễm HIV tại cộng đồng. - Người huấn luyện: Nhiệm vụ trước tiên là bồi dưỡng các nhóm trong cộng đồng hiểu biết về mục đích, chiến lược phát triển của dự án / chương trình hành
- động. Bên cạnh đó là bồi dưỡng kỹ năng làm việc chung trong nhóm, kỹ năng tổ chức và quản lý. Đặc biệt chú ý đến bồi dưỡng những giá trị, thái độ hợp tác và tôn trọng sự tham gia, sự tự quyết của người dân. Với tinh thần cởi mở, học hỏi và phát huy những kinh nghiệm tốt của cộng đồng, tác viên sẽ là người huấn luyện song hành với cộng đồng chứ không phải là thầy giáo của cộng đồng. Việc huấn luyện thường theo phương pháp giáo dục chủ động, giáo dục cho người lớn. - Người vạch kế hoạch: Tác viên sẽ tham mưu, phối trí để cộng đồng xây dựng chương trình phát triển cộng đồng, giúp người dân xây dựng kế hoạch các chương trình hành động bằng việc cùng họ bàn bạc, và sắp đặt một cách có hệ thống, có tính toán, có chỉ báo để đo lường được những mục đích mong muốn . Trao đổi lẫn nhau sẽ học hỏi được các tiến trình hoạch định và thi hành những quyết định do chính cộng đồng đề ra. Trong thực tế, tác viên sẽ cảm thấy khó tránh khỏi việc “cho ý kiến”. Do vậy, là tác viên thì bạn hãy cẩn thận khi được hỏi ý kiến bởi vì cách trả lời và câu trả lời của bạn dễ đẩy bạn vào vai trò chủ động, “làm thay”, “làm cho” chứ không phải “làm với” cộng đồng. Theo từng bước phát triển của cộng đồng, tác viên sẽ giảm dần thế chủ động của mình trong các vai trò trên để rút lui dần ra khỏi cộng đồng. - Tuyên truyền, vận động quần chúng: Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng là một nhiệm vụ quan trọng trong công phát triển cộng đồng. Tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng 7.2. Phẩm chất: - Năng lực: Tác viên cộng đồng phải qua huấn luyện, có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện tốt vai trò của mình, để tự tin và tạo niềm tin nơi dân. Tác viên cần có một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng viết báo cáo, sử dụng vi tính - Trung thực: Tác viên cộng đồng phải trung thực với dân và trong sáng với chính mình. Thứ nhất phải hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu cña mình để pháp huy mặt mạnh, chấp nhận mặt yếu để điều chỉnh. - Hòa đồng: Phong cách sống, làm việc phù hợp với người dân, biết lắng nghe và đồng cảm với người dân. muốn tiếp cận cộng đồng, tác viên phải có phong cách hoà đồng, cùng ăn – cùng ở - cùng làm với dân. Nhưng trong hoà
- đồng cũng đừng sa lầy về nhậu nhẹt, Tránh các mối quan hệ quá riêng tư làm ảnh hưởng đến quan hệ chung với toàn cộng đồng. - Khiêm tốn: Không khoe khoang, dám nhận những hạn chế của mình và sẵn sàng lắng nghe, học tập những cái hay của dân. - Khách quan đạo đức trong sáng: trong nhận diện, phân tích, đánh giá tình hình, con người. Khách quan là điều quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng và làm tốt vai trò xúc tác, liên kết các nhóm. Tác viên cộng đồng phải có cuộc sống đạo đức phù hợp với các giá trị, mẫu mực của xã hội. Ngoài ra, tác viên cần lạc quan về cuộc sống và tin tưởng nơi con người; có sự hiểu biết về chính mình; dễ dàng chấp nhận người khác và thích nghi tốt. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài tập 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu chọn 1 cộng đồng yếu kém và tiến hành phân tích các bước trong tiến trình phát triển cộng đồng cho cộng đồng đó. - Tìm hiểu phân tích cộng đồng - Thức tỉnh cộng đồng - Tăng năng lực cho cộng đồng - Phát triển năng lực tự quản Bài tập 2: Chọn 1 cộng đồng yếu kém thực hiện tiến trình PTCĐ Sắm vai Thể hiện các vai trò và phẩm chất của tác viên cộng đồng trong tiến trình PTCĐ. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày khái niệm phát triển cộng đồng? Câu 2: Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phát triển cộng đồng? Câu 3: Trình bày Quan điểm, nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng? Câu 4: Trình bày Tiến trình phát triển cộng đồng? Câu 5: Trình bàyVai trò, phẩm chất của tác viên cộng đồng?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội: Phần 1
181 p | 389 | 84
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng - Lý luận và ứng dụng trong phát triển nông thôn: Phần 2
69 p | 52 | 11
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng - Lý luận và ứng dụng trong phát triển nông thôn: Phần 1
87 p | 51 | 8
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
83 p | 28 | 8
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
88 p | 18 | 6
-
Giáo trình Quản trị ngành công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
35 p | 38 | 5
-
Giáo trình Văn hóa cộng đồng (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
43 p | 23 | 5
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
71 p | 48 | 5
-
Giáo trình Văn hóa cộng đồng (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
18 p | 37 | 4
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
80 p | 19 | 4
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
65 p | 13 | 4
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng: Phần 2
64 p | 11 | 4
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng: Phần 1
108 p | 15 | 4
-
Quá trình truyền nhập và phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai
13 p | 37 | 3
-
Giáo trình Phát triển một số kỹ năng quản lý hợp tác xã nông nghiệp (Nghề: Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp)
99 p | 9 | 3
-
Phát triển ngành Đông Nam Á học – Hệ đào tạo từ xa góp phần thực hiện xây dựng cộng đồng Asean 2015
6 p | 32 | 1
-
Giáo trình Phát triển cộng đồng (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
87 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn