Giáo trình Phay, bào mặt phẳng - bậc - rãnh (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 3
download
Giáo trình "Phay, Bào mặt phẳng - bậc - rãnh (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được các các thông số hình học của dao bào mặt phẳng, mặt bậc, rãnh; nắm được các dạng và ứng dụng của dao phay mặt phẳng, mặt bậc, rãnh; nêu được yêu cầu kỹ thuật và phương pháp khi phay, bào mặt phẳng bậc và rãnh đơn giản;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phay, bào mặt phẳng - bậc - rãnh (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH Mô đun 15: PHAY, BÀO MẶT PHẲNG - BẬC - RÃNH NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này là giáo trình nội bộ của trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo tại trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh đều bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Nghề cắt gọt kim loại là một trong những nghề rất cần thiết trong sự phát triển nền công nghiệp hiện nay, đặc biệt là công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo máy. Với tầm quan trọng đó việc xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo rất quan trọng và cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo hiện nay. Trong đó mỗi môn học/Mô đun được xây dựng một phần kiến thức, kỹ năng cần thiết của nghề. Mô đun Phay, Bào mặt phẳng - bậc - rãnh là một mô đun rất quan trọng đảm bảo đào tạo đầy đủ kiến thức và kỹ năng gia công các chi tiết dạng mặt phẳng, bậc, rãnh được sử dụng rất phổ biến trong thiết bị máy móc thực tế hiện nay. Cấu trúc chương trình và giáo trình rất thuận lợi cho người học có thể xác định được kiến thức, kỹ năng cần thiết của mô đun. Người học có thể vận dụng được trong khi học tập và thực tế làm việc thông qua giáo trình này với nội dung như: Lý thuyết cơ bản để thực hiện các kỹ năng cần thiết; Quy trình thực hiện các kỹ năng để thực hiện sản phẩm thực tế; Thực hành các kỹ năng cơ bản trên sản phẩm thực tế. Người học có thể tự nghiên cứu về lý thuyết hướng dẫn để thực hiện các kỹ năng, hướng dẫn về kiểm tra, hướng dẫn đánh giá, hướng dẫn quy trình thực hiện kỹ năng và thực hành các sản phẩm tương tự thực tế có hướng dẫn hoặc độc lập thực hiện sản phẩm có khả tự kiểm tra đánh giá sản phẩm thông qua giáo trình. Nội dung giáo trình có thể đáp ứng để đào tạo cho từng cấp trình độ và có tính liên thông cho 3 cấp đảm bảo kỹ năng thực hành với các mục tiêu sau: - Tính quy trình trong công nghiệp - Năng lực người học và tư duy về mô đun đào tạo ứng dụng trong thực tiễn. - Phẩm chất văn hóa nghề được đào tạo. Trong quá trình biên soạn giáo trình khoa đã tham khảo ý kiến từ doanh nghiệp, giáo trình của các trường Đại học, học viện,... Nhóm biên soạn đã cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất, nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc để được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Bình Định, ngày ..... tháng ..... năm 20..... Tham gia biên soạn 1- Chủ biên : Lê Cương Trực 2- Hỗ trợ chuyên môn: Bộ môn CGKL 3
- MỤC LỤC Bài 1: THỰC HIỆN AN TOÀN KHI GIA CÔNG MẶT PHẲNG, MĂT BẬC, RÃNH.... 9 Giới thiệu:....................................................................................................................... 9 Mục tiêu:......................................................................................................................... 9 Nội dung......................................................................................................................... 9 1.1. Nội quy – quy chế của xưỡng máy công cụ....................................................... 9 1.2. Quy trình an toàn khi gia công phay bào mặt phẳng - bậc - rãnh.................... 10 1.2.1. Trước khi thực hành.................................................................................10 1.2.2. Trong quá trình thực hành........................................................................10 1.2.3. Sau khi kết thúc thực hành.......................................................................11 1.3. Các dạng tai nạn và trình tự xử lý khi có sự cố tai nạn trong khi gia công mặt phẳng - bậc – rãnh................................................................................................... 11 1.3.1. Các dạng tai nạn trong khi gia công mặt phẳng - bậc – rãnh...................11 1.3.2. Trình tự xử lý khi có sự cố tai nạn trong khi gia công mặt phẳng - bậc – rãnh.................................................................................................................... 11 Câu hỏi ôn tập:.............................................................................................................. 11 Bài 2: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHAY, BÀO VẠN NĂNG.............. 12 Giới thiệu:..................................................................................................................... 12 Mục tiêu:....................................................................................................................... 12 Nội dung:...................................................................................................................... 12 2.1. Vận hành máy phay.......................................................................................... 12 2.1.1. Cấu tạo của máy phay và các phụ tùng kèm theo....................................12 2.1.2. Quy trình vận hành máy phay.................................................................. 17 2.2. Vận hành máy bào............................................................................................19 2.2.1. Cấu tạo của máy bào và các phụ tùng kèm theo......................................19 2.2.2. Quy trình vận hành máy bào....................................................................21 BÀI TẬP THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY PHAY, MÁY BÀO.............................. 25 Bài 3: LỰA CHON DAO PHAY - BÀO MẶT PHẲNG, BẬC, RÃNH.................... 27 Giới thiệu:..................................................................................................................... 27 Mục tiêu:....................................................................................................................... 27 Nội dung....................................................................................................................... 27 3.1.Lựa chọn dao bào - mài dao bào phẳng, bậc, rãnh............................................27 3.1.1. Dao bào phẳng, bậc, rãnh.........................................................................27 3.1.2.Mài dao bào phẳng, bậc, rãnh................................................................... 30 3.2.Lựa chọn dao phay mặt phẳng, bậc, rãnh..........................................................33 4
- 3.2.1. Các loại dao phay mặt phẳng, bậc, rãnh.................................................. 33 3.2.2. Lựa chon các loại dao phay mặt phẳng, bậc, rãnh................................... 36 Câu hỏi ôn tập:.............................................................................................................. 37 Bài 4: PHAY – BÀO MẶT PHẲNG, SONG SONG, VUÔNG GÓC....................... 38 Giới thiệu:..................................................................................................................... 38 Mục tiêu:....................................................................................................................... 38 Nội dung....................................................................................................................... 38 4.1. Phay, bào mặt phẳng ngang, song song............................................................38 4.1.1.Lý thuyết phay, bào mặt phẳng ngang, song song.................................... 38 4.1.2. Trình tự thực hiện phay, bào mặt phẳng ngang, song song..................... 46 4.1.3.Thực hành................................................................................................. 49 4.2. Phay, bào mặt phẳng vuông góc.......................................................................50 4.2.1.Lý thuyết phay bào mặt phẳng vuông góc................................................50 4.2.2. Trình tự thực hiện gia công mặt phẳng vuông góc.................................. 51 4.2.3.Thực hành................................................................................................. 56 Bài 5: PHAY – BÀO MẶT PHẲNG NGHIÊNG....................................... 58 Giới thiệu:..................................................................................................................... 58 Mục tiêu:....................................................................................................................... 58 Nội dung....................................................................................................................... 58 5.1.Lý thuyết phay, bào mặt phẳng nghiêng............................................................58 5.1.1 Yêu cầu kỹ thuật khi phay mặt phẳng nghiêng.........................................58 5.1.2.Phương pháp gia công mặt phẳng nghiêng...............................................58 5.2. Trình tự thực hiện phay, bào mặt nghiêng........................................................64 5.2.1 Trình tự thực hiện phay mặt phẳng nghiêng bằng phương pháp gá nghiêng phôi.................................................................................................................... 64 5.2.2 Trình tự thực hiện bào mặt phẳng nghiêng bằng phương pháp xoay đầu dao......................................................................................................................66 5.2.3. Vệ sinh công nghiệp................................................................................ 67 5.3.Thực hành..........................................................................................................67 BÀI TẬP MỞ RỘNG................................................................................................... 68 Bài 6: PHAY – BÀO MẶT BẬC............................................................. 70 Giới thiệu:..................................................................................................................... 70 Mục tiêu:....................................................................................................................... 70 Nội dung....................................................................................................................... 70 5
- 6.1.Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp phay, bào mặt bậc...................................... 70 6.1.1 Yêu cầu kỹ thuật khi phay, bào mặt bậc.................................................. 70 6.1.2.Phương pháp phay, bào mặt bậc............................................................... 70 6.2. Trình tự thực hiện phay, bào mặt bậc............................................................... 73 6.2.1 Trình tự thực hiện phay mặt bậc bằng dao phay đĩa.................................73 6.2.2 Trình tự thực hiện bào mặt bậc bằng dao đầu cong kết hợp với xoay đầu dao......................................................................................................................74 6.2.3. Vệ sinh công nghiệp................................................................................ 75 6.3.Thực hành..........................................................................................................75 BÀI TẬP MỞ RỘNG................................................................................................... 76 Bài 7: PHAY – BÀO RÃNH............................................................ 78 Giới thiệu:..................................................................................................................... 78 Mục tiêu:....................................................................................................................... 78 Nội dung....................................................................................................................... 78 7.1.Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp gia công rãnh.............................................. 78 7.1.1 Yêu cầu kỹ thuật khi gia công rãnh.......................................................... 78 7.1.2.Phương pháp phay, bào mặt rãnh..............................................................78 7.2. Trình tự thực hiện phay, bào mặt rãnh..............................................................81 7.2.1 Trình tự thực hiện phay rãnh bằng dao phay đĩa...................................... 81 7.2.2 Trình tự thực hiện bào rãnh bằng dao bào rãnh........................................ 83 7.2.3. Vệ sinh công nghiệp................................................................................ 84 7.3.Thực hành..........................................................................................................84 BÀI TẬP MỞ RỘNG................................................................................................... 85 Tài liệu tham khảo:....................................................................................................... 86 6
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tênmôđun:PHAY, BÀO MẶT PHẲNG- BẬC - RÃNH Mã số của mô đun: MĐ 15 Thời gian thực hiện mô đun:90 giờ(LT: 30; TH: 58; KT: 2) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: +Mô đun phay bào mặt phẳng - bậc - rãnh được bố trí sau khi sinh viên đã được học xong mô đun Tiện trụ ngoài và trước khi thực hiện mô đun Phay bào rãnh – chốt đuôi én. - Tính chất: +Mô đun phay, bào mặt phẳng - bậc – rãnhlà mô đun chuyên ngành được giảng dạy tích hợp tại xưởng phay, bào, trang bị cho người học kỹ năng cơ bản về phay, bào mặt phẳng - bậc – rãnh. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các các thông số hình học của dao bào mặt phẳng, mặt bậc, rãnh; + Trình bày được các dạng và ứng dụng của dao phay mặt phẳng, mặt bậc, rãnh; + Trình bày được yêu cầu kỹ thuật và phương pháp khi phay, bào mặt phẳng bậcvà rãnh đơn giản; + Chọn chế độ cắt khi phay, bào mặt phẳng, bậc và rãnh; + Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Kỹ năng: + Mài được dao bào mặt phẳng đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. + Vận hành thành thạo máy phay, bào để gia công mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng và mặt bậc đúng qui trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm và giải quyết công việc hoặc sự cố trong khi gia công; + Có năng lực quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của cá nhân và nhóm; + Phải tự đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành của cá nhân và cả nhóm. III. Nội dung mô đun: 7
- Số Thời gian Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT 1 Bài 1:Thực hiện an toàn khi gia công mặt 3 1 2 phẳng, mặt bậc, rãnh 1.1. Nội quy - quy chế của xưỡng máy công cụ. 1.2. Quy trình an toàn khi gia công phay bào mặt phẳng, bậc, rãnh. 1.3. Các dạng tai nạn và các biện pháp xử lý khi có sự cố tai nạn trong khi gia công phay bào. 2 Bài 2: Vận hành và bảo dưỡng máy phay, bào 3 1 2 vạn năng. 2.1. Vận hành máy phay. 2.2. Vận hành máy bào. 3 Bài 3: Lựa chọn dao phay, bào mặt phẳng, mặt 6 2 4 bậc, rãnh. 3.1.Lựa chọn dao bào - mài dao bàophẳng - bậc. 3.2.Lựa chọn dao phay mặt phẳng - bậc. 4 Bài 4: Phay, bào mặt phẳng song song, vuông 24 8 15 1 góc. 4.1. Phay, bào mặt phẳng ngang, song song. 4.2. Phay, bào mặt phẳng vuông góc. 5 Bài 5: Phay, bào mặt phẳng, nghiêng. 12 4 8 6 Bài 6: Phay, bào mặt phẳng bậc. 24 8 16 7 Bài 7: Phay, bào rãnh. 18 6 11 1 Cộng 90 30 58 2 8
- Bài 1: THỰC HIỆN AN TOÀN KHI GIA CÔNG MẶT PHẲNG, MĂT BẬC, RÃNH MÃ BÀI: MĐ 15-01 Thời gian: 3 giờ (LT: 01;TH: 01;Tự học: 1; KT: 0) Giới thiệu: Máy công cụ là máy chủ lực trong gia công cơ khí. Đi đôi với những mặt tích cực thì nó cũng có thể gây ra những tai nạn lao động từ những chấn thương nhẹ đến mất mạng. Do đó trong quá trình lao động người công nhân cần tuân thủ nghiêm quy trình thao tác kỹ thuật an toàn, vận hành theo trình tự và thi công đạt năng suất cao, nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ sản suất. Để thực hiện dược điều này thì người công nhân phải có những kiến thức và kỹ năng nhận biết, đề phòng và các biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố xẩy ra khi đang gia công tại xương phay, bào. Mục tiêu: + Trình bày và thực hiện nghiêm nội quy – quy chế của xưởng máy công cụ; + Thực hiện thành thục quy trình an toàn khi gia công phay bào mặt phẳng - bậc– rãnh; + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung 1.1. Nội quy – quy chế của xưỡng máy công cụ. *Nội quy an toàn trong xưởng cơ khí 1. Ăn mặc quần áo và trang thiết bị an toàn một cách gọn gàng và đầy đủ phù hợp với công việc được giao. 2. Có tinh thần trách nhiệm về an toàn bản thân và an toàn cho các đồng nghiệp. 3. Suy nghĩ cẩn thận và làm việc an toàn mọi lúc mọi nơi. 4. Luôn luôn mang kính an toàn trong phân xưởng. 5. Khi làm việc bạn không nên đeo nhẫn, dây chuyền, bông tai, vòng tay, đồng hồ,. . . 6. Không mang găng tay khi vận hành máy. 7. Tóc dài phải bảo vệ bằng lưới bọc tóc hoặc nón bảo hộ thích hợp. 8. Trong công việc bắc buộc mang giày an toàn. 9. Luôn luôn dừng máy trước khi làm vệ sinh, tra dầu mỡ cho máy. 10. Luôn luôn giữ sạch máy và dụng cụ cầm tay. 11. Luôn luôn sử dụng bàn chải, không dùng vải để loại bỏ các phoi vụn. Các bề mặt dính dầu mỡ phải được lau sạch bằng vải (giẻ lau). 12. Không nên đặt các dụng cụ và vật liệu trên bàn máy, nên đặt trên bàn kê gần máy. 13. Giữ sàn xưởng sạch, không dính nước, dầu mỡ. 14. Không để các dụng cụ hoặc vật liệu trên sàn xưởng gần nơi để máy, do các dụng cụ đó có thể cản trở công nhân vận hành máy. Trả vật liệu dư trở lại kho sau khi cắt đúng kích thước để gia công. 15. Không dùng khí nén để thổi các phoi vụn khỏi máy, trừ một số trường hợp đặt biệt. 9
- 16. Không được vận hành máy khi chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động của máy và chưa biết cách dừng máy nhanh chóng. 17. Trước khi vận hành máy phải dược trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ và các thiết bị an toàn. 18. Luôn luôn tắt máy và cắt nguồn điện vào máy ở tủ điện khi thực hiện sửa chữa máy. Đặt dấu hiệu cho biết máy ngừng hoạt động và đang được sửa chữa. 19. Bảo đảm lắp chuẩn xác dụng cụ cắt và chi tiết gia công trước khi khởi động máy. 20. Để tay cách xa các bộ phận chuyển động. 21. Luôn luôn dừng máy trước khi đo, làm vệ sinh hoặc thực hiện các điểu chỉnh. 22. Không để giẻ hoặc vải vụn ở gần các bộ phận máy chuyển động. 23. Khi vận hành máy không nên có hơn một ngưòi ở bên máy. Sự không biết có người khác bên cạnh có thể gây ra tai nạn. 24. Sơ cứu ngay sau khi bị chấn thương dù chỉ là vết thương nhỏ. Báo cáo ngay về chấn thương, vết đứt tay nhỏ cũng phải được xử lý để tránh bị nhiễm trùng. 25. Trước khi gia công chi tiết, cần loại bỏ các ba vía và các mép sắc bằng giũa nhẹ. 26. Không nên gắng sức một mình nâng các vật nặng hoặc các vật cồng kềnh. Đối với các vật nặng, bạn cần phải nâng chúng một cách an toàn. 27. Sử dụng các dụng cụ thích hợp cho công việc, thay các đai ốc bị mòn. 28. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy và chữa cháy (báo cháy, cắt cầu dao điện, gọi điện thoại cho cơ quan cứu hỏa, sử dụng các phương tiện cứu hỏa sẵn có,. . .) Việc tuân thủ các nội quy an toàn xưởng cơ khí không chỉ giúp cho người vận hành máy móc được an toàn mà còn giúp cho người chủ sở hữu máy móc thiết bị cơ khí giảm thiểu các thiệt hại về vật chất 1.2. Quy trình an toàn khi gia công phay bào mặt phẳng - bậc - rãnh 1.2.1. Trước khi thực hành. - Công nhân phải được hướng dẫn cách vận hành máy thành thạo - Phải chọn vị trí đứng gia công thích hợp với từng loại máy - Phải trang bị bảo hộ lao động đúng quy định - Kiểm tra và thử máy, nếu cần thì phải điều chỉnh, tra dầu mỡ… đạt điều kiện an toàn thì mới vận hành. - Nếu máy, thiết bị không đảm bảo an toàn thì phải dừng lại, không gia công và báo lên cấp trên - Kiểm tra, sắp xếp vị trí công tác gọn gàng, ngăn nắp 1.2.2. Trong quá trình thực hành. - Cần che chắn vùng hoạt động cắt gọt - Khi tháo lắp dao, phôi và các thiết bị khác phải sữ dụng dụng cụ chuyên dung - Chú ý chiều quay của dao và chiều tiến của phôi phải phù hợp để tránh hiện tượng tự tháo phôi 10
- - Hệ thống cử, phanh phải hoạt động tốt, nhạy và bảo đảm an toàn - Tốc độ cắt lớn nên hệ thống làm nguội phải hoạt động tốt 1.2.3. Sau khi kết thúc thực hành. -Khi nghe hiệu lệnh báo hết giờ làm việc, phải dừng máy, tắt điện vào máy, đưa máy về vị trí an toàn - Tháo dao, chi tiết ra khỏi máy; nếu cần thiết tháo đồ gá ra khỏi máy -Sắp xếp phôi, chi tiết, các thiết bị, dụng cụ vào đúng nơi quy định. -Vệ sinh, lau chùi máy sạch sẽ -Vệ sinh, khu vực công tác, xưỡng sạch sẽ; chú ý đến việc PCCC. -Tập trung cuối ca để nghe quản lý nhận xét và rút kinh nghiệm; viết báo cáo nếu có yêu cầu. 1.3. Các dạng tai nạn và trình tự xử lý khi có sự cố tai nạn trong khi gia công mặt phẳng - bậc – rãnh. 1.3.1. Các dạng tai nạn trong khi gia công mặt phẳng - bậc – rãnh. - Chấn thương thể hình: tổn thương phần mềm; chảy máu; gẫy xương… - Bỏng: do nhiệt, do hóa chất - Hôn mê, choáng: điện giật; do va chạm, té ngã; do chật độc công ngiệp… 1.3.2. Trình tự xử lý khi có sự cố tai nạn trong khi gia công mặt phẳng - bậc – rãnh. (Tham khảo giáo trình ATLĐ CGKL) Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày các qui tắc an toàn chung trong gia công cơ khí ? 2. Phân tích sụ ảnh hưởng của các yếu tố : Vi khí hậu xấu, Bức xạ và ion hóa, bụi công nghiệp và tiếng ồn để thấy rõ tác hại của chúng và đưa ra biện pháp vệ sinh phòng chống ? 3. Phân tích các tác hại của chiếu sáng, thông gió không hợp lý và đua ra các yêu cầu khắc phục? 4. Trình bày các qui tắc, biện pháp vận hành an toàn khi sử dụng các loại : máy mài, máy khoan, máy tiện, máy phay, bào ? 5.Trình bày mục đích, công dụng của các loại trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân ? 6. Trình bày các biện pháp sơ cứu khi xãy ra tai nạn cơ khí? 11
- Bài 2: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHAY, BÀO VẠN NĂNG MÃ BÀI: 15-02 Thời gian: 3 giờ (LT: 01;TH: 01;Tự học: 01; KT: 0) Giới thiệu: Phay, bào là phương pháp gia công phổ biến, có khả năng công nghệ rộng rãi. Ngoài gia công mặt phẳng, phay, bào còn gia công được nhiều bề mặt định hình khác nhau như rãnh, bậc, ren, bánh răng .... Trong sản suất loạt lớn, khối phay thay thế hoàn toàn cho bào, xọc (ít). Gia công phay, bào được thực hiện trên máy phay đứng, máy phay, bào vạn năng; máy phay, bào giường, máy phay nhiều trục và máy phay chuyên dùng. Việc vận hành và bảo dưỡng thành thạo máy phay, bào vạn năng là kỹ năng cơ bản trước khi tiến hành gia công. Mục tiêu: + Trình bày được tính năng, cấu tạo của máy phay, bào; các bộ phận máy và các phụ tùng kèm theo máy; + Trình bày được quy trình thao tác vận hành máy phay, bào; + Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy phay, bào; + Vận hành thành thạo máy phay, bào đúng quy trình, quy phạm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy; + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung: 2.1. Vận hành máy phay. 2.1.1. Cấu tạo của máy phay và các phụ tùng kèm theo 2.1.1.1. Cấu tạo - công dụng – phân loại máy phay vạn năng. a. Cấu tạo cơ bản máy phay Dù là máy phay ngang hay đứng thì chúng đều được tạo thành bỡi các bộ phận chính sau: Đế máy: Dùng nâng đỡ các bộ phận khác của máy bao gồm cả thân máy đồng thời là nơi chứa các dung dịch trơn nguội. Thân máy: Được lắp trên đế máy đồng thời là nơi gá lắp và nâng đỡ toàn bộ các bộ phận khác của máy. Bàn máy: Thực hiện chuyển động chạy dao thẳng đứng (Sđ) đồng thời là nơi gá lắp và dẫn hướng cho bàn dao ngang (sn). Bàn dao dọc(Sd) nằm trên bàn dao ngang, trên bàn dao dọc là băng máy có rãnh chữ T để gá đặt và kẹp chặt phôi gia công. Hộp tốc độ: Tạo ra các cấp tốc độ cho chuyển động chính (n) 12
- Hộp bước tiến: Tạo ra các bước chuyển động khác nhau của bàn máy khi chạy tự động. Đầu máy (Máy phay đứng), có thể xoay qua lại một góc 450. Cần ngang (máy phay ngang) Dùng để lắp giá đỡ đỡ trục chính. Tùy thuộc vào số lượng dao và yêu cầu thực tế của chi tiết gia công mà ta lắp 1 hoặc nhiều giá đỡ phù hợp. Trục chính: Mang dụng cụ cắt và truyền chuyển động quay cho nó .Trục chính có thể nằm ngang hoặc thẳng đứng tuỳ máy . Ngoài các bộ phận chính trên máy phay còn có nhiều bộ phận phụ khác như các cơ cấu điều khiển bằng cơ khí, điện, thủy lực… Hình 2. 1 b. Công dụng: Dùng để gia công các chi tiết dạng phẳng, rãnh, bậc, ren, răng, định hình …. với độ chính xác cao. c. Phân loại: - Máy phay vạn năng Theo cách bố trí trục chính người ta phân máy phay vạn năng thành 2 loại đó là máy phay đứng và máy phay ngang. 13
- Hình 2. 2 Máy phay ngang Hình 2. 3 phay đứng - Máy phay chuyên dùng để gia công một số loại bề mặt nhất định như : Máy phay bánh răng ,máy phay ren ... - Máy phay giường thường dùng để gia công các chi tiết lớn như thân, hộp… dùng trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt. *Ngoài ra còn có các loại máy phay khác như :Máy phay thùng, máy phay nhiều trục; máy phay chép hình dùng để gia công các chi tiết có hình dạng phức tạp; máy tọa độ; máy CNC..... Hình 2. 4Máy phay giường Hình 2. 5 Máy phay tọa độ 14
- Hình 2. 6 Máy phay cnc 2.1.1.2 Đặc tính kỹ thuật của máy phay thông dụng: a. Nguyên lý làm việc: Chuyển động cắt gọt trên máy phay được thực hiện dựa trên nguyên lý cắt gọt sau: dụng cụ cắt quay theo trục chính, phôi chuyển động thẳng theo bàn máy. Dựa trên nguyên lý đó chuyển động tạo hình trong quá trình phay được thực hiện bởi sự phối hợp đồng thời của 2 chuyển động: Chuyển động chính và chuyển động chạy dao. - Chuyển động chính: Là chuyển động quay của dao do trục chính của máy thực hiện. Đây là chuyển động chủ yếu thực hiện quá trình cắt tạo ra phoi . - Chuyển động chạy dao: Là chuyển động tịnh tiến dọc, ngang, hoặc thẳng đứng do bàn máy mang phôi thực hiện, chúng thường vuông góc với trục dao. Đây là chuyển động để thực hiện quá trình cắt liên tục và cắt hết chiều dài chi tiết. b. Đặc tính kỹ thuật: Tùy thuộc vào từng máy cụ thể, từng hãng sản xuất mà từng máy có các số liệu đặc tính kỹ thuật khác nhau: kích thước máy, khối lượng máy, kích thước vật gia công, số cấp tốc độ, bước tiến, công suất động cơ…. c. Các cơ cấu điều khiển và phương pháp điều chỉnh. Máy được điều khiển thông qua các công tắc điện, nút điều khiển tự động, các tay quay để thực hiện chuyển động chạy dao, các cần gạt để tạo các cấp tốc độ, các cấp bước tiến ... Hệ thống điều khiển chung, hệ thống tưới nguội, bôi trơn, chiếu sáng. 2.1.1.3 Các phụ tùng kèm theo, công dụng của các phụ tùng. a. Đồ gá -1 Định nghĩa: - Đồ gá là một loại trang bị công nghệ dùng để xác định vị trí của phôi so với dụng cụ cắt và giữ chặt phôi ở vị trí dưới tác dụng của lực cắt trong khi gia công. -2 Chức năng: - Bảo đảm vị trí chính xác giữa phôi và dụng cụ cắt. - Giảm thời gian phụ và thời gian máy. - Tận dụng và mở rộng khả năng công nghệ của máy. - Giảm cường độ lao động của công nhân. - Giảm thấp yêu cầu bậc thợ. b. Công dụng các loại dụng cụ gá đơn giản thường dùng: 15
- - 1. Êtô: thường dùng gá kẹp những chi tiết đơn giản mang tính chất chuyên dùng, thường gá những chi tiết dạng khối, hộp… Ê tô hàm song song có đế xoay Ê tô xoay vạn năng Hình 2. 7 -2. Đòn kẹp: Dùng để kẹp trực tiếp các chi tiết lớn hoặc các chi tiết có hình dáng phức tạp. Hàm kẹp:dùng trong sản xuất hàng loạt. Ưu điểm: Đơn giản, tháo lắp nhanh, đạt độ chính xác cao. -3. Gá kẹp chi tiết trên khối V: Gá kẹp những chi tiết dạng tròn. -4. Đầu phân độ Hình 2. 8 Hình 2. 9 Hình 2. 10 * Ngoài các dụng cụ, thiết bị nói trên tùy thuộc vào kết cấu chi tiết gia công mà ta chế tạo ra các dụng cụ gá kẹp cho phù hợp. 16
- 2.1.1.4 Nguyên tắt chọn và gá lắp dụng cụ gá: a. Nguyên tắc: -Phù hợp với kích thước và hình dáng của chi tiết gia công. -Đơn giản, chính xác và an toàn. - Đối với các chi tiết có dạng hình hộp: +Chi tiết có kích thước nhỏ thường dùng êtô để gá kẹp. +Chi tiết có kích thước lớn có thể gá trực tiếp trên bàn máy, gá bằng đòn kẹp, hàm kẹp… - Đối với chi tiết dạng trụ tròn thường chọn đồ gá bằng khối V - Để chia chi tiết thành nhiều phần bằng nhau như bánh răng, bánh vít ta sử dụng đầu phân độ. b. Các biện pháp an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ gá. - Chọn đúng dụng cụ gá phù hợp với đặt thù và yêu cầu chi tiết gia công. - Hiểu và sử dụng đúng quy trình. - Vệ sinh sạch sẽ và thực hiện đúng chế độ bảo dưỡng. 2.1.2. Quy trình vận hành máy phay. Bước 1. Kiểm tra nguồn điện Bước 2. Kiểm tra bôi trơn và hệ thống bôi trơn tự động Bước 3. Vận hành các chuyển động bằng tay. Điều khiển bàn máy bằng tay chuyển động theo các phương x, y, z bằng tay quay. 17
- Hình 2. 11 Bước 4. Điều chỉnh máy. - Điều chỉnh tốc độ quay trục chính Dựa vào nguyên lý cắt gọt, tốc độ cắt của phay được tính như sau: v = .(m/p) D: đ/k dao phay n: Vận tốc quay của trục chính n= .(v/p) - Điều chỉnh lượng chạy dao S: Vì chuyển động cắt được thực hiện bởi dụng cụ cắt có nhiều lưỡi cắt nên chuyển động chạy dao(Sd ,Sn ,Sđ) có gá trị được xác định bởi các đại lượng sau: + Lượng chạy dao răng Sz :Là lượng dịch chuyển của bàn máy khi dao phay được 1 răng(mm/răng) + Lượng chạy dao vòng Sn: Là lượng dịch chuyển của bàn máy sau khi dao quay 1 vòng Sv =Sz .Z (mm/v) Z: Là số răng của dao phay + Lượng chạy dao phút Sph : Là lượng dịch chuyển của bàn máy trong 1 phút Sph =Sz .Z .n =Sv .n (mm/p) - Xác lập chiều sâu cắt t; sau đó đưa dao về vị trí ban đầu. 18
- - Chọn bề rộng cắt B; là bề rộng cắt trong 1 hành trình phay theo phương song song với trục dao Bước 5. Vận hành tự động các chuyển động Điều chỉnh bước tiến tự động, điều chỉnh bàn máy chuyển động tự động. Bước 6. Báo cáo kết quả vận hành máy * Các quy tắc bảo dưỡng khi sử dụng máy phay. Trước khi làm việc, phải kiểm tra máy cẩn thận. Thao tác các cơ cấu điều khiển đúng quy tắc. Sử dụng chế độ cắt hợp lý, không quá công suất máy. Gá phôi bảo đảm vững chắc. Lắp trục dao và dao bảo đảm chính xác và chặt. Dầu mỡ bôi trơn phải đầy đủ và đúng loại. Sử dụng dung dịch tưới trơn bảo đảm chất lượng. Sau ca thực tập phải lau chùi máy cẩn thận. Thấy hiện tượng khác thường phải kịp thời ngừng máy, tìm nguyên nhân. Báo cáo với thầy hướng dẫn đến xem xét, không tự tiện tháo mở các bộ phận máy. 2.2. Vận hành máy bào. 2.2.1. Cấu tạo của máy bào và các phụ tùng kèm theo 2.2.1.1 Cấu tạo của máy bào. 1.Gá ổ dao; 2. Xa đứng 3. Đầu bào; 4. Cần khởi động 5. Tay siết vít hãm 6. Tay gạt cần số 7. Đầu điều chỉnh vít. 8. Vô lăng tay quay. 9. Động cơ 10. Thân máy 11. Bàn máy 12. Xa ngang 13. ổ dao 14. Bàn dao Hình 2. 12 19
- * Công dụng các bộ phận chính của máy: - Cơ cấu cu lít: Để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại. - Đầu trượt: Cùng bàn dao mang dao để thực hiện chuyển động chính . - Bàn máy: Mang phôi di chuyển theo chiều ngang trên mặt bằng thân máy. - Cơ cấu con cóc bánh cóc: Thực hiện chuyển động chạy dao ngang Sn của bàn máy khi đầu trượt chuyển động theo hành trình chạy không. - Hộp tốc độ: Tạo ra các cấp độ cho chuyển động chính của đầu trượt. Sd bao gồm hai cấp tốc độ cho hành trình cắt gọt. - Thân máy: Dùng để mang toàn bộ các bộ phận của máy. - Bàn dao: Bàn dao phải thực hiện chuyển động Sd. - Cơ cấu điều khiển của máy bào: + Bao gồm các tay quay bàn máy, tay quay trục tiến ngang của đầu trượt, cần gạt tốc độ.S + Công tắt điện 2.2.1.2 Các phụ tùng kèm theo, công dụng của các phụ tùng. * Các phụ tùng kèm theo, công dụng của các phụ tùng. (ê tô, đòn kẹp-xem phần đồ gá trên máy phay (2.1.1.3 Các phụ tùng kèm theo, công dụng của các phụ tùng) 2.2.2. Quy trình vận hành máy bào. Bước 1. Kiểm tra nguồn điện. Bước 2. Kiểm tra bôi trơn và hệ thống bôi trơn tự động Bước 3. Vận hành các chuyển động bằng tay. -Điều chỉnh hộp tốc độ: số hành trình kép trong 1 phút. -Điều chỉnh bàn máy: điều chỉnh bằng tay bàn máy qua lại theo phương ngang và phương đứng, điều chỉnh cần gạt tự động bước tiến ngang bàn máy. -Điều chỉnh bàn dao: điều chỉnh bàn dao lên xuống, kiểm soát giá trị dịch chuyển. Bước 4. Điều chỉnh máy. Khi gia công trên máy bào, tùy theo chiều dài cần bào của chi tiết gia công mà ta điều chỉnh trị số hành trình của đầu bào phù hợp. Ở máy bào ngang truyền động bằng cơ cấu culít , điều chỉnh trị số hành trình của đầu bào được tiến hành bằng điều chỉnh vị trí của con trượt n so với tâm quay O nhờ vặn tay quay của cơ cấu điều chỉnh. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - CĐ Công nghiệp và Thương mại
111 p | 50 | 9
-
Giáo trình Phay bào mặt phẳng bậc - CĐ Nghề Đắk Lắk
24 p | 34 | 6
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
109 p | 44 | 6
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng, bậc (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
111 p | 10 | 5
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
142 p | 25 | 5
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng bậc (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
52 p | 48 | 5
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng bậc (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
46 p | 31 | 5
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng bậc (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - CĐ Công nghiệp và Thương mại
47 p | 34 | 5
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng bậc, rãnh, cắt đứt (Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
55 p | 21 | 5
-
Giáo trình Phay bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
149 p | 16 | 4
-
Giáo trình Phay bào mặt phẳng bậc (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
69 p | 9 | 4
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
81 p | 27 | 4
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng nghề): Phần 1 - Tổng cục Dạy nghề
56 p | 22 | 4
-
Giáo trình Phay bào mặt phẳng bậc (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
69 p | 9 | 3
-
Giáo trình Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng nghề): Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề
56 p | 20 | 3
-
Giáo trình Phay bào mặt phẳng ngang, song song vuông góc (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
147 p | 8 | 2
-
Giáo trình Phay bào mặt phẳng bậc - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
29 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn