intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phay bào rãnh, chốt đuôi én (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Phay bào rãnh, chốt đuôi én (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được các thông số hình học của dao bào rãnh, chốt đuôi én; nắm được yêu cầu kỹ thuật của rãnh, chốt đuôi én; giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phay bào rãnh, chốt đuôi én (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH Mô đun 16: PHAY BÀO RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này là giáo trình nội bộ của trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo tại trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh đều bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nghề cắt gọt kim loại là một trong những nghề rất cần thiết trong sự phát triển nền công nghiệp hiện nay, đặc biệt là công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo máy. Với tầm quan trọng đó việc xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo rất quan trọng và cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo hiện nay. Trong đó mỗi môn học/Mô đun được xây dựng một phần kiến thức, kỹ năng cần thiết của nghề. Mô đun phay bào rãnh chốt đuôi én là một mô đun rất quan trọng đảm bảo đào tạo đầy đủ kiến thức và kỹ năng gia công một chi tiết Mộng đuôi én được sử dụng rất phổ biến trong thiết bị máy móc thực tế hiện nay. Cấu trúc chương trình và giáo trình rất thuận lợi cho người học có thể xác định được kiến thức, kỹ năng cần thiết của mô đun. Người học có thể vận dụng được trong khi học tập và thực tế làm việc thông qua giáo trình này với nội dung như: Lý thuyết cơ bản để thực hiện các kỹ năng cần thiết; Quy trình thực hiện các kỹ năng để thực hiện sản phẩm thực tế; Thực hành các kỹ năng cơ bản trên sản phẩm thực tế. Người học có thể tự nghiên cứu về lý thuyết hướng dẫn để thực hiện các kỹ năng, hướng dẫn về kiểm tra, hướng dẫn đánh giá, hướng dẫn quy trình thực hiện kỹ năng và thực hành các sản phẩm tương tự thực tế có hướng dẫn hoặc độc lập thực hiện sản phẩm có khả tự kiểm tra đánh giá sản phẩm thông qua giáo trình. Nội dung giáo trình có thể đáp ứng để đào tạo cho từng cấp trình độ và có tính liên thông cho 3 cấp đảm bảo kỹ năng thực hành với các mục tiêu sau: ● Tính quy trình trong công nghiệp ● Năng lực người học và tư duy về mô đun đào tạo ứng dụng trong thực tiễn. ● Phẩm chất văn hóa nghề được đào tạo. Trong quá trình biên soạn giáo trình khoa đã tham khảo ý kiến từ doanh nghiệp, giáo trình của các trường Đại học, học viện,... Nhóm biên soạn đã cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất, nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc để được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Bình Định, ngày ..... tháng ..... năm 2018 Tham gia biên soạn 1- Chủ biên : Nguyễn Tấn Phúc 3
  4. 2- Hỗ trợ chuyên môn: Bộ môn CGKL MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN...............................................................................................05 Bài 1. Cấu tạo và công dụng rãnh, chốt đuôi én............................................................06 1.1. Các loại rãnh, chốt đuôi én................................................................................ 06 1.2. Cấu tạo rãnh, chốt đuôi én ................................................................................ 07 1.3. Công dụng rãnh, chốt đuôi én............................................................................ 09 Bài 2. Bào rãnh, chốt đuôi én........................................................................................ 12 2.1. Dao bào rãnh, chốt đuôi én................................................................................ 13 2.2. Mài dao bào rãnh, chốt đuôi én..........................................................................14 2.3. Bào rãnh đuôi én................................................................................................ 16 2.4. Bào chốt đuôi én................................................................................................ 25 Bài 3. Phay rãnh, chốt đuôi én...................................................................................... 34 3.1. Dao phay rãnh, chốt đuôi én.............................................................................. 34 3.2. Phay rãnh đuôi én...............................................................................................35 3.3. Phay chốt đuôi én...............................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: PHAY BÀO RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN Mã số của mô đun: MĐ 16 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (LT: 30; TH 58; KT: 2) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: + Mô đun phay bào rãnh, chốt đuôi én được bố trí sau khi sinh viên đã được học xong mô đun Phay bào mặt phẳng - bậc – rãnh và sau khi học mô đun Phay răng. - Tính chất: + Mô đun phay, bào rãnh, chốt đuôi én là mô đun chuyên ngành cắt gọt kim loại được giảng dạy tích hợp tại xưởng phay, bào; Mô đun trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản về phay, bào một số loại rãnh chốt đuôi én thực tế. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các thông số hình học của dao bào rãnh, chốt đuôi én. + Trình bày được yêu cầu kỹ thuật của rãnh, chốt đuôi én. + Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Kỹ năng: + Mài được dao bào rãnh, chốt đuôi én đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị. + Vận hành thành thạo máy phay, máy bào để phay bào rãnh, chốt đuôi én đúng qui trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm và giải quyết công việc hoặc các sự cố xảy ra trong khi gia công. + Có năng lực quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của cá nhân và nhóm. + Phải tự đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành công việc của cá nhân và cả nhóm. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập. 5
  6. III. Nội dung mô đun: 1. Nôi dung tổng quát và phân bổ thời gian: Số Thời gian Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT Bài 1: Cấu tạo và công dụng rãnh, đuôi én. 1.1. Các loại rãnh, chốt đuôi én. 1 10 10 0 0 1.2. Cấu tạo rãnh, chốt đuôi én. 1.3. Công dụng rãnh, chốt đuôi én. Bài 2: Bào rãnh, chốt đuôi én 2.1. Dao bào rãnh, chốt đuôi én 2 2.2. Mài dao bào rãnh, chốt đuôi én 40 10 29 1 2.3. Bào rãnh đuôi én. 2.4. Bào chốt đuôi én Bài 3: Phay rãnh, chốt đuôi én. 3.1. Dao phay rãnh, chốt đuôi én. 3 40 10 29 1 3.2. Phay rãnh đuôi én. 3.3. Phay chốt đuôi én. Cộng 90 30 58 2 6
  7. BÀI 1: CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN Mã bài: MĐ 16-01 Thời gian: 10 giờ (LT: 04;TH: 0;Tự học: 06; KT: 0) Giới thiệu: Rãnh, chốt đuôi én là một trong những chi tiết máy được sử dụng phổ biến trong các thiết bị máy cơ khí và là chi tiết quan trọng cấu thành một cơ cấu máy hoàn chỉnh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định của máy như: Máy bào, máy tiện, máy phay...... Trong ngành chế tạo máy thì rãnh, chốt đuôi én không chỉ dùng trong các mối ghép cố định mà người ta còn sử dụng như cơ cấu dẫn hướng như đầu máy bào, bàn máy tiện,.... Trong đó chốt đuôi én (phần lồi) và rãnh đuôi én (phần lõm) được ăn khớp với nhau và di chuyển nhẹ nhàng, chính xác khi chuyển động dẫn hướng. Mục tiêu: + Trình bày được yêu cầu kỹ thuật của rãnh, chốt đuôi én; + Trình bày được cấu tạo và công dụng của rãnh, chốt đuôi én; + Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc, chủ động và tích cực trong học tập. Nội dung: 1.1. Các loại rãnh, chốt đuôi én. a- Rãnh, chốt đuôi én có hai mặt bên song song 7
  8. Hình 1.1: Chốt đuôi én hai mặt bên song song Hình 1.2: Rãnh đuôi én hai mặt bên song song b- Rãnh đuôi én hai mặt bên không song song Hình 1.3: Rãnh đuôi én hai mặt bên không song song 1.2. Cấu tạo rãnh, chốt đuôi én. 1.2.1. Cấu tạo rãnh đuôi én (Mộng lõm) Phần rãnh đuôi én lắp ghép với chốt đuôi én gồm các phần chính: - Chiều cao rãnh đuôi én (H) - Bề rộng đáy rãnh đuôi én (L) - Góc nghiêng mặt bên rãnh đuôi én (α) - Chiều dài rãnh đuôi én (L1) 8
  9. - Bề rộng đỉnh rãnh đuôi én (l) Hình 1.4: Cấu tạo rãnh đuôi én 1.2.2. Cấu tạo chốt đuôi én (Mộng lồi) 9
  10. Hình 1.5: Cấu tạo chốt đuôi én Phần chốt lắp ghép với rãnh đuôi én gồm các phần chính: - Chiều cao chốt đuôi én (H) - Bề rộng đỉnh chốt đuôi én đuôi én (L) - Góc nghiêng mặt bên chốt đuôi én (α) - Chiều dài chốt đuôi én (L1) - Bề rộng đáy chốt đuôi én (l) 1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của rãnh, chốt đuôi én - Yêu cầu về kích thước trên bản vẽ của rãnh, chốt: + Chiều rộng đáy rãnh đuôi én (L) hoặc chiều rộng đỉnh chốt đuôi én (L). + Chiều sâu rãnh và chốt đuôi én (H). + Góc nghiêng đuôi én (α). - Yêu cầu về sai lệch hình dạng hình học mặt phẳng: + Độ không phẳng < 0,05/100mm chiều dài. + Độ không thẳng < 0,05/100mm chiều dài - Yêu cầu về sai lệch vị trí tương quan giữa rãnh và góc so với các mặt khác < 0,05. - Yêu cầu sai lệch độ song song giữa các bề mặt rãnh, chốt đuôi én
  11. sử dụng ở các nhà xưởng sản xuất đồ nội thất tủ, hộp đựng đồ, mộng khung bao cửa gỗ; mộng cho khung bàn, khung cánh tủ bếp gỗ,… Hình 1.6: Ứng dụng trong bàn trượt máy tiện Hình 1.7: Ứng dụng trong đầu trượt máy bào 11
  12. Hình 1.8: Ứng dụng trong đầu trượt máy phay ngang Hình 1.9: Ứng dụng trong bàn trượt dọc máy mài Hình 1.10: Ứng dụng trong lắp ghép sản phẩm gỗ CÂU HỎI ÔN TẬP 1- Trình bày ứng dụng của rãnh chốt đuôi én trong thực tế? VD? 2- Trình bày yêu cầu kỹ thuật của rãnh, chốt đuôi én? Vẽ hình minh họa 12
  13. BÀI 2. BÀO RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN Mã bài: MĐ 16 – 02 Thời gian: 40 giờ (LT: 03; TH: 19; Tự học: 17; KT: 01) Giới thiệu Rãnh và chốt đuôi én được ứng dụng nhiều trong thiết bị máy thực tế, tuy nhiên chức năng cụ thể của rãnh, chốt đuôi én sẽ quyết định độ chính xác và phương pháp gia công. Do đó trong thực tế có thể lựa chọn nhiều phương pháp gia công khác nhau sao cho đảm bảo tối ưu nhất về mặt công nghệ và tính kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chức năng. Trong một số trường hợp phương pháp bào cũng là một phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay đối với rãnh, chốt đuôi én dài hoặc không cần độ chính xác cao. Mục tiêu - Trình bày được các thông số hình học của dao bào rãnh và chốt đuôi én. - Giải thích được dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Mài được dao bào rãnh, chốt đuôi én đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. - Vận hành thành thạo máy bào để gia công rãnh, chốt đuôi én đúng qui trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Rèn luyện tính kỷ luật trong khi mài dao, thể hiện sự kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc thực hiện đúng quy trình mài dao, chủ động, tích cực trong công tác đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi mài dao. Nội dung chính: 2.1. Dao bào rãnh, chốt đuôi én (dao bào góc) - Dao bào góc, có hai loại cán cong hoặc cán thẳng 13
  14. - Dao cán thẳng thường ít sử dụng vì khi cắt thường bị ăn lẹm vào bề mặt đã gia công, do hành trình về dao có khuynh hướng tì vào bề mặt đã gia công. Tuy nhiên loại dao này thuận tiện trong việc chế tạo (Hình 2.1: c) - Dao bào cán cong thường được sử dụng nhiều vì trong quá trình cắt nó khắc phục được nhược điểm của dao cán thẳng. Tuy nhiên loại dao này gặp khó khăn trong việc chế tạo. (Hình 2.1: d) Hình 2.1: c-Dao bào cán thẳng, d- Dao bào cán cong 2.2. Mài dao bào rãnh, chốt đuôi én: 2.2.1. Lý thuyết 2.2.1.1. Cấu tạo dao bào rãnh, chốt đuôi én *) Cấu tạo của dao bào góc về cơ bản giống dao bào phẳng thông thường. + Thân dao chế tạo từ thép các bon thông thường. + Phần cắt của dao được ghép mảnh thép gió, hợp kim,....bằng phương pháp hàn hoặc lắp ghép ren vít. 14
  15. Hình 2.2: Cấu tạo dao bào góc *) Các thông số cơ bản của dao bào góc - γ: Góc thoát phoi khoảng 80-10°. - β : Góc sắc lấy khoảng 700-72°. - α : Góc sau chính lấy khoảng 8°-100. - ϕf : Góc nghiêng phụ 3°. - ϕc : Góc nghiêng chính lấy khoảng (93°- 96°) + góc nghiêng rãnh đuôi én. để giảm ma sát giữa mặt cắt và thành rãnh. - ε : Lấy phụ thuộc vào góc nghiêng rãnh đuôi én. Hình 2.3. Các thông số hình học chính của dao bào góc *) Phương pháp mài dao bào rãnh, chốt đuôi én (tương tự mài dao bào phẳng) 2.1.2. Trình tự thực hiện mài dao bào góc: Bước 1: Kiểm tra đá mài - Kiểm tra độ đảo đá mài, hiệu chỉnh - Kiểm tra, điều chỉnh khe hở đá mài cách bệ tỳ 2-3mm (tùy theo tay người thợ) - Kiểm tra, siết chặt nắp che chắn đá mài - Kiểm tra đá mài có bị nứt, mẻ không? Rung động không? Bước 2: Mài góc sau chính: α = 80-150 (Tùy thuộc vào góc đuôi én) -Tay phải cầm ở phần đầu dao, tay trái cầm ở phần cuối dao 15
  16. -Ngón tay út kẹp vào bệ tỳ. -Để mặt thoát lên trên, điều chỉnh dao sao cho lưỡi cắt chính song song với mặt đầu của đá. -Nghiêng dao để tạo góc αc = 80-150 -Lực tỳ mài vừa phải, di chuyển dao chậm đều sang trái rồi sang phải. -Tiếp tục mài cho đến khi hoàn chỉnh. - Kiểm tra lưỡi cắt chính và góc bằng dưỡng. Bước 3: Mài góc sau phụ : α1 = 3 ÷ 80 (Tùy thuộc vào góc đuôi én) -Tương tự như mài mặt sau chính. -Nhưng chỉ thay đổi tay cầm sao cho thuận tiện và nghiêng dao để tạo đúng góc độ. - Kiểm tra lưỡi cắt phụ và góc bằng dưỡng. Bước 4: Mài góc thoát phoi γ = 40÷60, kiểm tra góc sắc β = 600-700 (Tùy thuộc vào góc đuôi én) -Đổi vị trí đứng khi mài. -Cho Mặt thoát hướng vào trong mặt đá. -Lưỡi cắt chính song song mặt đầu của đá. -Nghiêng dao tạo góc mài. -Thực hiện di chuyển dao như hai bước trên. - Kiểm tra mặt thoát và góc bằng dưỡng. Bước 5: Mài tinh - Dùng đá mịn rà tinh mặt trước và mặt sau gần lưỡi cắt, cho đến khi các bề mặt của dao nhẵn bóng. - Như vậy làm sắc lưỡi cắt mà còn làm tăng tuổi bền của dao. - Trình tự mài tinh theo các bước như mài thô. (Vê cung tròn mũi dao R0,15) Bước 6: Kiểm tra dao bào góc (Sử dụng dưỡng mài dao kiểm tra đúng các góc độ dao theo yêu cầu). Bước 7: Vệ sinh công nghiệp. 16
  17. - Tắt máy và nguồn điện thực hiện vệ sinh công nghiệp *) Chú ý an toàn khi mài: - Khi mài không đứng đối diện với đá mài, phải đứng lệch về một phía. - Đeo kính bảo hộ trước khi mài. - Không được mài bên hông đá mài. - Cầm dao chắc chắn, đảm bảo độ cứng vững trong khi mài. - Mài từng người một, không mài đồng thời nhiều người - Vệ sinh sạch sẽ máy mài sau khi kết thúc công việc mài. 2.1.3. Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục T Dạng sai hỏng Biện pháp khắc phục T 1 Dao mài không phẳng, nhiều mặt Phối hợp 2 tay nhịp nhàng và rê dao qua cong lại thật đều. 2 Không đúng góc độ Xác định góc cho phù hợp. 3 Các lưỡi cắt không thẳng Đặt lưỡi cắt song song mặt đầu đá mài, và rê dao đều trên bề mặt đá. 4 Dao bị cháy (chuyển màu) Thường xuyên làm nguội lưỡi cắt bằng nước đối với dao bằng thép gió 2.1.4. Thực hành: Mài dao bào góc hoàn thành theo yêu cầu sau: a) Yêu cầu: thực hiện thời gian 45 phút - Mài góc sau chính: α = 100 - Mài góc sau phụ : α1 = 50 - Mài góc thoát phoi γ = 40, kiểm tra góc sắc β = 700 - Các bề mặt dao phải phẳng, không lồi lõm b) Vật tư, dụng cụ: - Dao bào góc hợp kim - Dao bào thép gió - Dưỡng đo góc 17
  18. - Vật tư, dụng cụ phụ,.... 2.2. Bào rãnh đuôi én 2.2.1. Lý thuyết 2.2.1.1.Yêu cầu kỹ thuật của rãnh đuôi én (hình 2.4) Rãnh đuôi én phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: - Đảm bảo các kích thước chiều rộng đáy rãnh (L). - Đảm bảo kích thước chiều rộng đỉnh rãnh (l). - Đảm bảo chiều sâu rãnh (H). - Đảm bảo kích thước (A, L1). - Đảm bảo góc nghiêng của rãnh (α). - Đảm bảo độ không song song của rãnh tương ứng theo kích thước (L,l). - Đảm bảo độ phẳng, độ thẳng bề mặt rãnh và vị trí tương quan giữa các bề mặt chi tiết. - Đảm bảo độ bóng bề mặt rãnh ∇6÷∇8, tùy vào yêu cầu và chức năng của chi tiết cần gia công. 18
  19. Hình 2.4: Bản vẽ chi tiết rãnh đuôi én 2.2.1.2. Phương pháp gia công a-Bào rãnh vuông: - Đảm bảo kích thước bề rộng đỉnh rãnh đuôi én (l). - Đảm bảo chiều sâu rãnh vuông (h = H). - Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của rãnh vuông. (Thực hiện tương tự như phương pháp bào rãnh vuông mô-đun phay,bào rãnh). b-Bào rãnh đuôi én - Hướng tiến (S) của dao bào góc được thực hiện thông qua đầu dao đứng của máy bào và thực hiện chuyển động trên bằng tay của người thợ. Góc của hướng tiến phụ thuộc góc xoay đầu dao bào (góc nghiêng α của rãnh đuôi én). - Phương pháp gá lắp dao, điều chỉnh đầu dao bào góc. - Gá dao bào rãnh, chốt đuôi én cạnh vuông trái . Lưu ý: Phải đánh lệch giá mang ổ dao bào đúng chiều, - ϕc: = 90° + αmc + ( 3° đến 7° ) lệch sang phải. - ϕf = 3°. - ε < góc nghiêng rãnh đuôi én từ 6° -10°. 19
  20. - Gá dao bào cắt rãnh, chốt Thông số hình học: đuôi én cạnh vuông phải. - ϕc: = 90° + αmc +( 3° đến 7° ) - ϕf = 3°. - ε < góc nghiêng rãnh đuôi én từ 6° -10°. Lưu ý: Phải đánh lệch giá mang ổ dao bào đúng chiều, lệch sang trái. c-Phương pháp kiểm tra rãnh đuôi én. - Kiểm tra các kích thước của rãnh đuôi - l: kích thước này rất khó kiểm tra chính én. xác, vì khó đo trực tiếp chính xác được. + Kích thước (l) Người ta kiểm tra kích thước (l) gián tiếp thông qua 2 con lăn với công thức tính. Công thức kiểm tra gián tiếp: - Các kích thước còn lại kiểm tra bằng l = B + 2R + 2Rcotag α/2 thước cặp hoặc thước lá,..... - Kiểm tra góc nghiêng (α) của rãnh đuôi én. Kiểm tra góc nghiêng thực hiện bằng dưỡng đo góc mẫu, hoặc lắp ghép với chi tiết mẫu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2