Giáo trình Phục hồi chức năng (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Giáo trình "Phục hồi chức năng (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng)" trình bày những nội dung chính như sau: Khoa học cơ bản về vật lý trị liệu-phục hồi chức năng; các phương pháp lượng giá, chẩn đoán điều trị phục hồi chức năng một số dạng tàn tật thường gặp nhất; khám lượng giá, chẩn đoán điều trị phục hồi chức năng một số dạng tàn tật thường gặp nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phục hồi chức năng (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÀNH : Y SĨ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 686/QĐ-CĐYT, ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, năm 2023
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Phục hồi chức năng được các giảng viên Bộ môn PHCN - YHCT biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Y sĩ đa khoa dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Phục hồi chức năng giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về các đơn vị trong ngành y tế. Môn học “Phục hồi chức năng.” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về Phục hồi chức năng đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, Năm 2023 3
- Tham gia biên soạn 1. Chủ biên TS.BS MAI VĂN BẢY 2. Những người biên soạn Th.S BS Trịnh Thu Hiền CN: Tào Văn Minh CN: Trần Đức Hưng 4
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3 MỤC LỤC ............................................................................................................. 5 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ............................................................................... 6 BÀI 1: QUÁ TRÌNH TÀN TẬT, PHÒNG NGỪA VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ............................................................................................................................... 7 Bài 2. CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU ........................................... 15 Bài 3. CÁC PHƯƠNG THỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ............................... 20 Bài 4. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU ........................................................................... 24 Bài 5. CÁC THƯƠNG TẬT THỨ PHÁT THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA ................................................................................................................. 29 Bài 6. THĂM KHÁM VÀ LƯỢNG GIÁ NGƯỜI TÀN TẬT ........................... 38 Bài 7. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ........................................................................... 48 Bài 8. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ BẠI NÃO ................................... 61 Bài 9. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG ........... 65 5
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: BỆNH HỌC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Mã mô đun: MĐ 35 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết:14 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 44 giờ; Kiểm tra: 2 giờ). I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Là mô đun chuyên ngành, mô đun bắt buộc, được bố trí học sau các môn học cơ sở và cơ sở ngành. - Tính chất: Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức khoa học và các kỹ năng cơ bản về phục hồi chức năng cho người tàn tật và phòng ngừa tàn tật. II. Mục tiêu mô đun 1. Kiến thức - Trình bày được những kiến thức khoa học cơ bản về vật lý trị liệu-phục hồi chức năng. - Trình bày được các phương pháp lượng giá, chẩn đoán điều trị phục hồi chức năng một số dạng tàn tật thường gặp nhất. - Vận dụng kiến thức đã học để khám lượng giá, chẩn đoán điều trị phục hồi chức năng một số dạng tàn tật thường gặp nhất. 2. Kỹ năng - Hỏi bệnh, khám lượng giá chính xác tình trạng bệnh nhân - Lập kế hoạch , chương trình luyện tập phục hồi chức năng phù hợp . - Theo dõi, phát hiện và phòng ngừa các thương tật thứ phát, diễn biến trong quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh. - Thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. - Làm bệnh án phục hồi chức năng - Giao tiếp hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho gia đình người bệnh. - Lượng giá chính xác tình trạng bệnh nhân - Lập kế hoạch, chương trình tập PHCN phù hợp 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Rèn luyện tính tích cực trong học tập, có khả năng thực hành độc lập, có tinh thần phối hợp làm việc theo nhóm. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn trong công việc thăm khám bệnh nhân. - Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về phục hồi chức năng cộng đồng một số dạng tàn tật thường gặp nhất - Tuân thủ các quy định của pháp luật cơ sở thực hành III. Nội dung mô đun 6
- BÀI 1: QUÁ TRÌNH TÀN TẬT, PHÒNG NGỪA VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Giới thiệu Khuyết tật không phải là một vấn đề của riêng quốc gia nào mà là vấn đề mang tính toàn cầu. Nơi đâu trên thế giới cũng có người khuyết tật, ở dạng này hay dạng khác, mức độ nặng hay nhẹ, trẻ em hay người lớn. Trong bất kỳ chế độ chính trị, xã hội nào thì người khuyết tật cũng là một phần không thể tách rời khỏi cộng đồng. Người khuyết tật cũng là những công dân trong xã hội. Không ít người khuyết tật đã và đang đóng góp rất nhiều cho xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Phục hồi chức năng là trả lại các khả năng đã bị giảm hoặc mất cho người khuyết tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng khuyết tật của mình trong khi ở nhà và ở cộng đồng. Mục tiêu 1. Trình bày được về khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật. 2. Trình bày được các khái niệm và hình thức phục hồi chức năng. Nội dung: 1. SỨC KHOẺ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU 1.1. Định nghĩa về sức khoẻ Định nghĩa sức khoẻ là tình trạng hoàn chỉnh về thể chất, tinh thần, môi trường xã hội, đồng thời không có bệnh và tàn tật. Năm 1978, Hội nghị quốc tế ở Alma-Ata đã ra tuyên ngôn về “chăm sóc sức khoẻ ban đầu” với khẩu hiệu sức khoẻ cho tất cả mọi người. Hội nghị cũng đã xác nhận sức khoẻ là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất, xây dựng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khoẻ, bao gồm chăm sóc các mặt thiết yếu của sức khoẻ dựa vào dự phòng, sử dụng các biện pháp kỹ thuật khoa học cơ bản có hiệu quả với giá thành thấp để mọi người có thể thực hiện được dễ dàng ngay tại cộng đồng đang sinh sống. 1.2. Các yếu tố chăm sóc sức khoẻ ban đầu - Giáo dục sức khoẻ, nâng cao sức khoẻ cho mọi người. - Phòng ngừa bệnh, tai nạn, tàn tật, hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ và các thương tật thứ phát. 7
- - Điều trị sớm, đúng bệnh, đặc biệt phát triển y học gia đình, tổ chức mạng lưới y tế cơ sở thích hợp, cung cấp thuốc thiết yếu, kiểm soát giá hợp lý, phát triển y học cổ truyền. - Phục hồi chức năng cho người tàn tật và phòng ngừa tàn tật. 1.3. Nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu - Giáo dục sức khoẻ. - An toàn thực phẩm, lương thực. - Cung cấp đủ nước sạch. - Thanh khiết môi trường cơ bản. - Tiêm chủng đầy đủ và đúng các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu. - Phòng ngừa và khống chế các bệnh lây nhiễm tại mỗi địa phương. - Chữa các bệnh và chấn thương thông thường. - Cung cấp đầy đủ các thuốc thiết yếu. - Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ. - Thống kê, báo cáo định kỳ. 2. BỆNH VÀ QUÁ TRÌNH TÀN TẬT 2.1. Bệnh Khi có một bệnh nguyên: vật lý, hoá học, sinh học, di truyền làm thay đổi sinh lý, sinh hoá của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý và thường dẫn đến bệnh. Bệnh là quá trình của bệnh nguyên, bệnh sinh tác động vào tế bào, cơ quan bộ phận của cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của con người. Sau khi bị bệnh, bị tai nạn, người bệnh có thể tự khỏi, được điều trị khỏi hoặc có thể bị khiếm khuyết, bị giảm khả năng hoặc tàn tật được gọi là quá trình tàn tật. 2.2. Quá trình tàn tật Tàn tật là một quá trình từ khiếm khuyết, tàn tật và tàn phế. 2.2.1. Khiếm khuyết (impairment) 2.2.1.1. Định nghĩa: Là tình trạng thiếu hụt, bất thường về tâm lý, sinh lý, giải phẫu hoặc chức năng nào đó của cơ thể. Khiếm khuyết chủ yếu đề cập đến mức độ của cơ thể. 2.2.1.2. Ví dụ: - Cụt chi - Đục nhân mắt. - Các tật tim bẩm sinh. 2.2.1.3. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản Để một người không bị khiếm khuyết gọi là phòng ngừa tàn tật cấp 1 bao gồm: - Tiêm chủng đủ, đúng. - Phát triển tốt y học cộng đồng. - Bảo đảm 5 yếu tố bảo vệ sức khoẻ. - Chống bạo lực. 8
- - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. - Phát triển ngành phục hồi chức năng, phát hiện tàn tật sớm, tìm nhu cầu phục hồi chức năng, cung cấp tốt, kịp thời mắt kính, máy trợ thính, dụng cụ chỉnh hình, xe lăn để giảm tác động của khiếm khuyết. 2.2.2. Tàn tật (Disability) 2.2.2.1. Định nghĩa: Tàn tật là tình trạng hạn chế hoặc thiếu khả năng (thường do tình trạng khiếm khuyết gây nên) để thực hiện một hoạt động chức năng nào đó so với người bình thường. Tàn tật đề cập đến tổn thương mức độ hoạt động chức năng con người. 2.2.2.2. Ví dụ - Cụt chân gây đi lại khó khăn. - Đục nhân mắt gây khó khăn nhìn. - Khiếm khuyết về trí tuệ gây khó khăn về học hành. 2.2.2.3. Phòng ngừa tàn tật Các biện pháp để ngăn ngừa người bị khiếm khuyết không bị tàn tật gọi là phòng ngừa tàn tật cấp 2, bao gồm: - Các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết. - Giáo dục hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt cho trẻ bị khiếm khuyết là cần thiết. Giáo dục đặc biệt là phương pháp giáo dục bao gồm lượng giá khả năng của học sinh trước khi đề xuất mục tiêu và phương pháp đào tạo phù hợp với dạng tàn tật. - Dạy nghề, tạo việc làm cho người bị khiếm khuyết. - Phát triển ngành phục hồi chức năng đặc biệt các chuyên khoa Ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình chi giả, Hoạt động trị liệu, Vật lý trị liệu. 2.2.3. Tàn phế (Handicap) 2.2.3.1. Định nghĩa: Tàn phế là tình trạng bất lợi của một cá thể do khiếm khuyết, tàn tật không được phục hồi tạo nên, cản trở người đó tham gia, thực hiện vai trò của mình để tồn tại trong xã hội trong lúc những người khác cùng tuổi, cùng giới, cùng hoàn cảnh xã hội, văn hóa có thể thực hiện được, Tàn phế được đề cập đến vai trò của một cá thể tham gia vào các hoạt động có liên quan trong xã hội, bị hạn chế hoặc mất. Các biện pháp phòng ngừa một người tàn tật không trở nên tàn phế gọi là phòng ngừa tàn tật cấp 3. 2.2.3.2. Ví dụ: - Người cụt chân không đi học được, không có việc làm… - Đục nhãn mắt không nhìn được, không đọc được, không có việc làm... - Tim bẩm sinh không lao động được do suy tim… 9
- 2.2.3.3. Nguyên nhân của tàn tật: - Do khiếm khuyết. - Do giảm chức năng. - Do thái độ thành kiến xã hội, do môi trường, do ngành y học quá lạc hậu hoặc phát triển cứu sống nhiều người bệnh nặng, tuổi thọ tăng. 2.2.3.4. Phân loại tàn tật: - Tàn tật về thể chất: tổn thương các cơ quan vận động như não, tủy sống, thần kinh ngoại biên, các tổn thương xương cơ khớp, tổn thương do các cơ quan cảm giác nội tạng. - Tàn tật do tổn thương tâm thần tâm lý, các dạng rối loạn phổ biến như chậm phát triển tinh thần, tâm thần phân liệt, tự kỷ… - Đa tàn tật: người có hai tàn tật trở lên, thường do tổn thương sau đột quỵ, sau chấn thương sọ não, sau viêm não, bại não. 2.2.3.5. Phòng ngừa tàn tật: Là các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết, giảm chức năng. Cần chú ý đến cải thiện môi trường và thái độ của xã hội, phát hiện tàn tật sớm 1849 cộng đồng và can thiệp thoả đáng. 2.2.3.6. Hậu quả của tàn tật: - Với xã hội và gia đình: người tàn tật không có hoặc giảm khả năng sản xuất và là gánh nặng chăm sóc phục hồi chức năng. - Với người tàn tật: + Tuổi thọ thấp. + Tỷ lệ mắc bệnh cao. + Ít có cơ hội vui chơi, học tập, đào tạo. + Tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, ít có cơ hội xây dựng gia đình. + Thường bị xã hội lãng quên nhu cầu. Tàn tật là một thử thách lớn với người tàn tật mà họ phải chịu đựng, phấn đấu vượt qua suốt cả một đời. 3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 3.1. Định nghĩa Phục hồi chức năng là các biện pháp y học, xã hội, hướng nghiệp, giáo dục làm hạn chế tối đa giảm chức năng, tạo cho người tàn tật có cơ hội tham gia các hoạt động để hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng trong cộng đồng xã hội. 3.2. Mục đích của phục hồi chức năng - Giúp cho người tàn tật khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành vi ứng xử, nghề nghiệp, thu nhập. - Phục hồi tối đa giảm khả năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã hội. - Ngăn ngừa các thương tật thứ phát. 10
- - Tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả tàn tật - Thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đẳng của xã hội, - Cải thiện môi trường, rào cản để người tàn tật hội nhập xã hội như đường đi, công sở, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa, du lịch, thể thao. - Tạo thuận lợi để người tàn tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội để họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn như tự chăm sóc, tạo việc làm, vui chơi giải trí. 3.3. Các kỹ thuật phục hồi chức năng Kỹ thuật phục hồi chức năng rất phong phú và đa dạng: 3.3.1. Các kỹ thuật y học can thiệp vào cơ thể người tàn tật - Y học: phẫu thuật chỉnh hình, y học nội khoa, các kỹ thuật chẩn đoán y khoa. - Sản xuất cung cấp các dụng cụ chỉnh hình, thay thế như mắt kính, tai nghe, xe lăn, máy phát âm (thường để khắc phục tình trạng tàn tật)... - Ngôn ngữ trị liệu. - Hoạt động trị liệu. - Vận động trị liệu. - Tâm lý trị liệu. 3.3.2. Các kỹ thuật giúp đỡ người tàn tật tham gia hội nhập xã hội - Cán bộ xã hội: nghiên cứu các khía cạnh của xã hội có liên quan đến người tàn tật và khắc phục có hiệu quả. - Giáo dục đặc biệt: giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt. - Dạy nghề: tạo việc làm cho người tàn tật. - Cải thiện môi trường như đường đi, nhà ở, phương tiện đi lại để người tàn tật có thể đến những nơi họ cần đến, làm các việc có ích cho cuộc sống của họ mà họ muốn. 3.4. Các hình thức phục hồi chức năng Để phục hồi chức năng cho người tàn tật có 3 hình thức đã được áp dụng: 3.4.1. Phục hồi chức năng tại trung tâm Là hình thức phục hồi chức năng đã có trên 150 năm nay. Người tàn tật đến các trung tâm có cán bộ chuyên khoa và trang thiết bị phục hồi cho đầy đủ. Ưu điểm: kỹ thuật phục hồi chức năng tốt, cán bộ được đào tạo chuyên khoa sâu. Nhược điểm: người tàn tật phải đi xa, giá thành cao, số lượng người tàn tật được ít, không đạt được mục tiêu hòa nhập xã hội. Vì vậy, ở các trung tâm chỉ phục hồi chức năng với người tàn tật nặng, nơi đào tạo nghiên cứu khoa học và chỉ đạo ngành, là cơ sở có trang bị kỹ thuật cao để chẩn đoán và phục hồi chức năng tuyến dưới chưa có điều kiện. 3.4.2. Phục hồi chức năng ngoài trung tâm (PHCN ngoại viện) 11
- Là hình thức phục hồi chức năng mà cán bộ chuyên khoa cùng phương tiện đến phục hồi chức năng ở địa phương người tàn tật sinh sống. Ưu điểm: người tàn tật không phải đi xa, số lượng người tàn tật được phục hồi có tăng lên, giá thành chấp nhận được. Người tàn tật được phục hồi chức năng tại môi trường mà họ sinh sống. Nhược điểm: không đủ cán bộ chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu cho người tàn tật, không có khả năng để triển khai các kỹ thuật lượng giá và phục hồi chức năng ở mức độ hiện đại. 3.4.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Là chiến lược phát triển cộng đồng về lĩnh vực phục hồi chức năng, bình đẳng phúc lợi và hội nhập xã hội của mọi người tàn tật. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai qua cố gắng hợp tác của người tàn tật, gia đình họ cũng như cộng đồng với dịch vụ xã hội, nghề nghiệp, giáo dục và sức khoẻ một cách thích ứng. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng thể hiện quyền của người tàn tật được bảo đảm; những ưu điểm của hình thức này: - Xã hội hóa cao: người tàn tật, cộng đồng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần phải tham gia. - Kinh phí chấp nhận được, kỹ thuật thích nghi. - Chất lượng phục hồi chức năng cao vì đáp ứng nhu cầu hội nhập xã hội giữa phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và phục hồi chức năng tại Viện có mối liên quan mật thiết. - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một thành tố của chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu. - Với phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, 85% người tàn tật được phục hồi - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có ý nghĩa khoa học, kinh tế, nhân văn 3.5. Nguyên tắc của phục hồi chức năng - Đánh giá cao vai trò của người tàn tật, gia đình họ và cộng đồng. - Phục hồi tối đa các khả năng bị giảm để người tàn tật có khả năng tham gia hoạt động trong các lĩnh vực tự chăm sóc, tạo ra của cải và vui chơi giải trí, có chất lượng cuộc sống tốt hơn. - Phục hồi chức năng dự phòng là nguyên tắc chiến lược trong phát triển ngành phục hồi chức năng 3.6. Hội nhập xã hội Người tàn tật được sống bình đẳng và được tham gia các hoạt động theo nguyện vọng, điều kiện khả năng của họ trong gia đình và xã hội. 12
- Hội nhập xã hội với người tàn tật là mục tiêu cơ bản của chuyên ngành phục hồi chức năng. Đó cũng là nguyện vọng và quyền con người của người tàn tật. 3.6.1. Quá trình, ý tưởng hoà nhập xã hội trở thành hiện thực - Về kinh tế sau chiến tranh thế giới II, những người tàn tật được chăm sóc tại nhà hoặc tại trung tâm phục hồi chức năng lớn. Số người tàn tật được chăm sóc ở các trung tâm quá tốn kém. Vì vậy, có khuynh hướng đưa người tàn tật hoà nhập cộng đồng để giảm gánh nặng về chi phí - Đòi hỏi sự chăm sóc có hiệu quả: người tàn tật được chăm sóc ở gia đình, ở cộng đồng Họ muốn được chăm sóc với sự cải tiến môi trường thích hợp, kỹ thuật phục hồi chức năng thích nghi được phổ biến, người tàn tật được phục hồi chức năng tại nhà có cơ hội hoà nhập. - Nhà khoa học y học phát triển: như thuốc hướng thần điều trị bệnh nhân tâm thần, tạo nên hệ thống chăm sóc không còn khép kín, thuốc điều trị lao... Người tàn tật sống được lâu hơn. Vì vậy, người bệnh mạn tính, người tàn tật nếu được hoà nhập sẽ có chất lượng cuộc sống độc lập hơn hoặc tự lập hoàn toàn. - Hoà nhập xã hội phục hồi chức năng dựa vào gia đình và tự chăm sóc có hiệu quả, được thừa nhận. Các bệnh mạn tính như viêm khớp, tai biến mạch máu não, đau lưng, so với chăm sóc tại viện, đặc biệt về mặt nhân văn. Quá trình hình thành ý tưởng hoà nhập xã hội của người tàn tật tạo tiền đề cho chiến lược Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ngày nay đã được thế giới biết đến. 3.6.2. Bước đầu để xuất một số nội dung của quá trình hoà nhập xã hội. Về chất lượng cuộc sống của người tàn tật, nội dung cơ bản trong quá trình hoà nhập xã hội với người tàn tật hiển nhiên là rất quan trọng và là mục tiêu chiến lược của hoạt động chuyên ngành Phục hồi chức năng. Tuy vậy, chúng ta chưa có những nghiên cứu đầy đủ những vấn đề này. Cùng với người tàn tật, chúng ta phải tiến hành nay mai. Với hoà nhập xã hội có 3 vấn đề lớn cần quan tâm. 3.6.2.1. Người tàn tật khẳng định sự tồn tại bình đẳng và được chăm sóc cơ thể - Trẻ em bú sữa mẹ, có người chăm sóc nuôi dưỡng, được ăn uống học tập, vui chơi, không bị lạm dụng, không bị bỏ rơi, được chăm sóc sức khoẻ, được phát triển nhân cách của mình. - Với người lớn, được chăm sóc và phục hồi chức năng do giảm các khả năng, có cuộc sống gia đình, được phát triển nhân cách. - Với người lớn tuổi được chăm sóc và tự chăm sóc cơ thể, tinh thần được tôn trọng. 3.6.2.2. Người tàn tật có việc làm, có thu nhập: - Trẻ em được đi học, hướng nghiệp. 13
- - Người lớn được đào tạo, học nghề, có việc làm, có thu nhập, có kinh tế để tồn tại độc lập. - Với người tàn tật cao tuổi có nguồn sống ổn định, 3.6.2.3. Phúc lợi xã hội, giải trí Mọi người tàn tật hội nhập xã hội được hưởng các dịch vụ y tế, xã hội, bảo hiểm, được tham gia thể dục thể thao, hoạt động xã hội, tổ chức Hội người tàn tật… Ngày nay, chăm sóc người tàn tật là một hoạt động với ý nghĩa đầu tư cho cuộc sống chứ không phải đơn thuần là cứu trợ xã hội với lòng nhân ái như trước đây. Phát triển chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là chiến lược quan trọng để tạo thuận lợi phòng ngừa tàn tật, phục hồi chức năng cho người tàn tật, tạo cơ hội tốt cho quá trình hoà nhập xã hội của người tàn tật. Khi nào Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng chưa được coi là một thành tố phát triển cộng đồng về lĩnh vực phục hồi chức năng, người tàn tật, gia đình và cộng đồng (đặc biệt người tàn tật) chưa tham gia vào chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng thì Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng khó đạt được thắng lợi bền vững. Ghi nhớ - Quá trình tàn tật. - Các hình thức PHCN Lượng giá 1. Trình bày khái niệm khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật. 2. Liệt kê các giải pháp phòng ngừa khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật. 3. Liệt kê một số phương pháp VLTL thường dùng. 4. Trình bày các khái niệm Phục hồi chức năng. 5. Trình bày ưu nhược điểm của các hình thức Phục hồi chức năng 14
- Bài 2. CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU Giới thiệu Trong nhiều năm gần đây, phương pháp vật lý trị liệu được khá nhiều bác sĩ quan tâm do những hiệu quả mà kĩ thuật này mang lại cho người bệnh. Ngoài ra, mức độ rủi ro của phương pháp điều trị này cũng khá thấp, đề cao sự an toàn cho bệnh nhân. Mặc dù, đây không phải là một kĩ thuật mới trong y khoa nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều người hiểu rõ những chức năng của chúng. Mục tiêu: 1. Mô tả được bản chất, tác dụng sinh học, chỉ định và chống chỉ định áp dụng của các phương thức vật lý trị liệu :nhiệt trị liệu, thủy trị liệu, điện và ánh sáng trị liệu. 2. Trình bày được khái niệm cơ bản, chỉ định và chống chỉ định của kéo giãn cột sống. Nội dung 1.Đại Cương Vật lý trị liệu là dùng các biện pháp vật lý tác động lên cơ thể người mục đích để điều trị, PHCN và phòng bệnh. 1.1.Các phương pháp vật lý trị liệu thường dùng. - Vận động trị liệu. - Hoạt động trị liệu. - Ánh sáng trị liệu. - Điện trị liệu. - Xoa bóp trị liệu. - Nhiệt trị liệu. - Kéo nắn trị liệu. 2.Ánh sáng trị liệu. 2.1. Định nghĩa: Ánh sáng trị liệu là dùng tia tử ngoại và hồng ngoại nhằm điều trị và phòng bệnh. 2.2.Tử ngoại điều trị: 2.2.1. Nguồn gốc: - Tự nhiên: ánh sáng mặt trời. - Nhân tạo: Đèn tử ngoại ( Đặc tính không xuyên qua thủy tinh do đó bóng đèn được làm bằng thạch anh). 2.2.2. Tác dụng sinh lý: 2.2.2. Tác dụng sinh lý: - Làm đỏ da. - Tạo nhiễm sắc ở da. 15
- - Giãn mạch dưới da. - Kích hoạt VitaminD3, can xi, phosphat. - Giảm đau, an thần. - Tăng trương lực cơ. - Hại với mắt. - Diệt khuẩn, diệt nấm. 2.2.3. Liều lượng: Thời gian chiếu phụ thuộc vào liều đỏ da. 2.2.4. Chỉ định: - Còi xương. - Vết loét lâu lành. - Bệnh vẩy nến. - Lao xương, lao màng bụng. - Loãng xương. - Bệnh Zona. - Sẹo lồi, mụn nhọt,nấm da, viêm đa dây thần kinh. 2.2.5. Chống chỉ định: - Lao phổi tiến triển. - Xơ cứng động mạch. - Nhồi máu cơ tim. - Suy thận, suy gan. - Chàm cấp, Basedow. - Người mẫn cảm với ánh sáng. 2.3. Hồng ngoại trị liệu: 2.3.1. Nguồn gốc: - Tự nhiên: Ánh sáng mặt trời. - Nhân tạo: Đèn hồng ngoại. 2.3.2. Tác dụng sinh lý: - Giãn mạch, tăng cường lưu thông máu. - Tăng cường dinh dưỡng tổ chức. - Tăng bạch cầu tại chỗ. - Giảm đau, thư giãn thần kinh. - Giãn nghỉ các cơ bị co cứng. 2.3.3. Kỹ thuật: Khoảng cách từ đèn đến NB từ 30 – 90 cm( tùy cảm giác của NB). - Mỗi lần điều trị từ 15 – 30 phút. - Mỗi ngày 1 – 2 hoặc 3 lần. 2.3.4. Chỉ định: - Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu. 16
- - Điều trị chống viêm: Viêm khớp, viêm dây thần kinh, viêm tổ chức dưới da. - Thoái hóa khớp, sẹo sau mổ. 2.3.5. Chống chỉ định: - Vùng da mất cảm giác. - Một số bệnh ngoài da. - Say nắng, say nóng, không chịu được nóng. 3. Điện trị liệu. 3.1. Dòng điện thấp tần: Galvanic ( dòng điện 1 chiều có điện thế không thay đổi) 3.1.1. Tác dụng sinh lý: - Thay đổi các chuyển dịch ion qua màng tế bào tạo nên những biến đổi thứ cấp sinh học phức tạp trong cơ thể, nhờ vậy người ta ứng dụng để điều trị. - Cực âm: Giảm ngưỡng kích thích vận động do đó điều trị cho những NB liệt mềm. - Cực dương : Giảm đau xương, cơ, khớp, thần kinh. - Giữa 2 điện cực giãn mạch 3 – 5 lần, áp dụng điều trị cho bệnh viêm tắc động mạch, đề phòng viêm tắc tĩnh mạch. - Tăng cường dinh dưỡng, làm mau lành vết thương do loét. 3.1.2. Quy tắc điều trị. - Tránh làm lo lắng cho người bệnh. - Để NB ở tư thế thoải mái. - Tăng, giảm cường độ từ từ. 3.1.3. Liều lượng: - Thời gian 5 – 10 – 15 – 20 phút. - Ngày 2 – 3 lần. 3.1.4. Chỉ định: - Giảm đau tại chỗ: cơ, xương, khớp. - Viêm tắc động mạch. - Kích thích dinh dưỡng cơ bị liệt, teo nhỏ. - An thần, hạ huyết áp. - Mềm cơ, tăng tái tạo tổ chức bị thương. - Chống viêm: viêm mãm tính. - Khi cần đưa 1 số thuốc vào cơ thể (Lidocain, Hydrocortizol..). - Có thể rút bớt hoặc hủy hoại một số ion có hại cho cơ thể. 3.1.5. Chống chỉ định. - Người bệnh đang sốt. - Suy tim nặng. - Viêm da. 17
- 3.2. Dòng điện xung trị liệu. 3.2.1. Tác dụng sinh lý: - Kích thích cơ và thần kinh. - Giảm đau. - Tăng cường lưu thông máu. 3.2.2. Các loại dòng điện xung dùng trị liệu: - Dòng Nemec. - Dòng biến điện hình sin. 3.3. Dòng điện cao tần trị liệu: Sóng ngắn. 3.3.1. Tác dụng sinh lý: - Tăng nhu cầu o xy, dinh dưỡng. - Tăng bạch cầu. - tăng hoạt tính mao mạch. - Giảm đau. - An thần. - Tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi. - Giãn nghỉ cơ. - Tăng miễn dịch. - Tăng nội tiết. 3.3.2. Chỉ định. - Tình trạng viêm. - Sau chấn thương. 3.3.3. Chống chỉ định. - Huyết khối. - Chảy máu. - Lao tiến triển. - U các loại. - Hành kinh, có thai. 3.4. Siêu âm điều trị. 3.4.1. Tác dụng sinh lý. - Oxy hóa khử tăng lên ở vùng cơ thể được trị liệu. - Tăng cung cấp máu. - Dịu đau. - Cải thiện dinh dưỡng. 3.4.2. Chỉ định: - Đau khớp, chạm thương. - Viêm dính, sơ dính. 3.4.3. Chống chỉ định. - U ác tính. 18
- - Viêm tắc động mạch nặng. - Có thai. - Vùng da mất cảm giác. Ghi nhớ - Vật lý trị liệu là dùng các biện pháp vật lý tác động lên cơ thể người mục đích để điều trị, PHCN và phòng bệnh - Các phương pháp vật lý trị liệu thường dùng. • Vận động trị liệu. • Hoạt động trị liệu. • Ánh sáng trị liệu. • Điện trị liệu. • Xoa bóp trị liệu. • Nhiệt trị liệu. • Kéo nắn trị liệu. . Lượng giá : *Câu hỏi tự luận: 1. Trình bày tác dụng sinh lý, chỉ định và chống chỉ định của điện trị liệu 2. Trình bày tác dụng sinh lý, kỹ thuật điều trị, chỉ định và chống chỉ định của siêu âm điều trị. Hãy khoanh tròn A cho câu đúng, B cho câu sai để trả lời cho các câu hỏi sau: 1.Tử ngoại trị liệu được chỉ định trong các trường hợp sau: A. Còi xương. B. Vết loét lâu lành. C. Lao xương, lao màng bụng. D. Câu A và C. E. Cả 3 câu A,B,C. 2. Tác dụng sinh lý của hồng ngoại trị liệu là: A. Giãn mạch , tăng cường lưu thông máu. B. Tăng cường dinh dưỡng tổ chức. C. Giãn nghỉ các cơ bị co cứng. D. Câu A và B. E. Cả 4 ý trên. Câu 3: Thời gian chiếu đèn hồng ngoại trong điều trị bệnh viêm khớp, viêm dây thần kinh, viêm tổ chức dưới da được chỉ định như sau: A. Dựa vào liều đỏ da. B. Tùy vào cảm giác của NB. C. Mỗi lần điều trị từ 10 – 15 phút. D. Mỗi lần điều trị từ 15 – 30 phút. E. Mỗi lần điều trị từ 20 – 30 phút. 19
- Bài 3. CÁC PHƯƠNG THỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Giới thiệu Phục hồi chức năng là chuyên khoa chuyên về khám, đánh giá và hồi phục tối đa chức năng cơ thể đã suy yếu hoặc khuyết tật của người bệnh. Không chỉ nằm trong hình thức vận động trị liệu, phục hồi chức năng gồm các phương pháp khác như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp hồi phục chức năng, các dịch vụ xã hội. Mục tiêu: 1. Mô tả được vai trò của các thành viên nhóm phục hồi chức năng. 2. Trình bày được nội dung chủ yếu của các phương pháp phục hồi chức năng thường được ứng dụng. Nội dung : 1.Nhóm phục hồi chức năng 1.1. Định nghĩa Nhóm PHCN (Rehabilitation Team): Gồm nhiều chuyên gia ở các ngành, chuyên ngành, chuyên khoa khác nhau cùng phối hợp trong đánh giá, điều trị PHCN và hỗ trợ một người bệnh. Để tối ưu hóa quá trình PHCN, cần sự hợp tác một cách hệ thống của tất cả các thành viên nhóm, cùng hướng đến mục tiêu chung nhằm phát triển kế hoạch can thiệp cá nhân và đánh giá quá trình thực hiện để đạt được các mục tiêu đó. 1.2. Thành viên và vai trò của các thành viên trong nhóm phục hồi Kỹ thuật phục hồi chức năng gồm vật lý trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng và kỹ thuật khác. Cụ thể: - Vật lý trị liệu (VLTL) là kỹ thuật sử dụng các tác nhân vật lý nhằm mục tiêu nâng cao sức khỏe; điều trị, can thiệp, phục hồi chức năng bệnh lý, sau chấn thương hoặc điều chỉnh, thích nghi với các khiếm khuyết của cơ thể người bệnh; phòng ngừa các yếu tố nguy cơ khuyết tật liên quan đến vận động; - Hoạt động trị liệu (HĐTL) là sử dụng các kỹ thuật huấn luyện kỹ năng, thay đổi cách thức thực hiện hoạt động chức năng, điều chỉnh môi trường sống và cung cấp các dụng cụ thích nghi nhằm tăng cường khả năng tham gia các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người bệnh, phù hợp với nhu cầu và theo cách người đó mong muốn; - Ngôn ngữ trị liệu (NNTL) là kỹ thuật sử dụng các hình thức giao tiếp và tương tác để lượng giá, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị, can thiệp, nghiên cứu các vấn đề rối loạn về giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói, giọng nói, sự trôi chảy (nói khó), nghe, nhận thức và nuốt của người bệnh; 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phục hồi chức năng vật lý trị liệu - BS. Nguyễn Hữu Điền
80 p | 1681 | 289
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 1
8 p | 709 | 144
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 2
8 p | 472 | 104
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 3
8 p | 332 | 90
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 5
8 p | 324 | 76
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 7
8 p | 250 | 74
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 6
8 p | 251 | 72
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 8
8 p | 251 | 71
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 4
8 p | 259 | 70
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 10
8 p | 238 | 67
-
Giáo trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu part 9
8 p | 268 | 67
-
Giáo trình Phục hồi chức năng và vật lý trị liệu - Trường TC Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
52 p | 73 | 15
-
Giáo trình Phục hồi chức năng (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
98 p | 31 | 9
-
Giáo trình Phục hồi chức năng (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
63 p | 24 | 7
-
Giáo trình Phục hồi chức năng - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
60 p | 15 | 5
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Hiệu quả chương trình phục hồi chức năng tại nhà
6 p | 49 | 2
-
Giáo trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn