intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 2

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

376
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) gồm nội dung các chương: Chương 4-Các hình thức và phương tiện giáo dục thể chất mầm non, chương 5-Hướng dẫn một số nội dung và hình thức giáo dục thể chất mầm non qua các độ tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 2

  1. Chương IV: CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON 1. Các hình thức GDTC mầm non Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, có những hình thức giáo dục thể thể chất sau: Tiết học thể dục và giáo dục thể chất trong đời sống hàng ngày của trẻ (thể dục buổi sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi, tham quan, hội thi thể dục thể thao, tổ chức giáo dục thể chất trong thời gian tự hoạt động của trẻ). Tất cả các hình thức trên đều tham gia giải quyết nhiệm vụ giáo dục thể chất, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Các hình thức giáo dục thể chất có liên quan với nhau, tuy mỗi hình thức có nhiệm vụ chuyên biệt. Mối tương quan trong quá trình sử dụng các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ ở các lứa tuổi khác nhau, được xác định bởi nhiệm vụ giáo dục phù hợp với các lứa tuổi đó (đặc điểm phát triển của trẻ, mức độ chuẩn bị thể lực chung, những điều kiện cụ thể của lớp và trường...) 1.1. Tiết học thể dục 1.1.1. Tiết học thể dục - hình thức GDTC cơ bản nhất Trong tiết học thể dục với trẻ mầm non cô giáo cung cấp (rèn luyện) cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống và có kế hoạch. Nhiệm vụ chuyên biệt của tiết học thể dục là dạy trẻ những kỹ năng vận động đúng, hình thành và phát triển các tố chất thể lực cho trẻ ở các độ tuổi mầm non. Toàn bộ nội dung của GDCT mầm non được cô giáo tiến hành với trẻ trên các tiết học. Còn các hình thức giáo dục thể chất khác, thực chất sử dụng kỹ năng vận động mà trẻ đã học trên tiết học thể dục. 45
  2. Chẳng hạn trong thể dục buổi sáng, phút thể dục cô giáo lựa chọn những động tác của bài tập phát triển chung mà trẻ đã được học trên tiết thể dục. Hoặc trong trò chơi vận động, chủ yếu trẻ thực hiện một số động tác của bài tập vận động cơ bản đã học trên tiết thể dục. 1.1.2. Phân loại các tiết học thể dục Khi phân loại các tiết thể dục cho trẻ mầm non, các nhà nghiên cứu dựa vào nhiệm vụ (rèn luyện sức khoẻ, giáo dưỡng và giáo dục), mối tương quan giữa kiến thức (vận động) cũ và mới (trên tiết học có thể cho trẻ tập một hoặc hai cũ và một vận động mới), dựa vào nội dung (những bài tập vận động có trong chương trình giáo dục thể chất cho trẻ) và phương pháp tiến hành trên tiết học, để phân thành: tiết bài mới, tiết học trang bị vận động mới và củng cố vận động đã học (tiết tổng hợp), tiết học ôn luyện, tiết học kiểm tra và đánh giá kết quả. a) Tiết bài mới (trang bị vận động mới Mục đích: Trang bị cho trẻ vận động mới Đối với trẻ nhỏ (nhà trẻ và mẫu giáo bé, vào đầu năm học) khi làm quen với vận động, đặc biệt là những vận động phức tạp, khó, người ta sử dụng tiết bài mới, trong đó ở phần trọng động chỉ bố trí một vận động cơ bản. Tiết bài mới trên thực tế thường ít sử dụng trong trường mầm non. b) Tiết tổng hợp (trang bị vận động mới và củng cố vận động cũ) Mục đích của loại tiết học này là trang bị cho trẻ vận động mới và củng cố vận động cũ. Vì vậy, trong phần trọng động thường bố trí từ 2 vận động cơ bản, trong đó có 1 vận động cơ bản mới, còn lại 1 vận động trẻ đã được làm quen trong những tiết học trước đó. Khi tổ chức tiết tổng hợp ở phần trọng động-giai đoạn tập vận động cơ bản- cô giáo nên chia lớp thành các nhóm: nhóm trang bị vận động mới, nhóm ôn luyện vận động cũ, sau đó đổi cho nhau có như vậy mới đảm bảo thời gian của tiết học. Đối với trẻ lứa tuổi từ 18 đến 24 tháng, cô giáo tiến hành tiết học thể dục cá nhân, 46
  3. nhóm trẻ. Cô tiến hành các tiết học xoa bóp, các bài tập thụ động, bài tập thụ động - tích cực, bài tập tích cực,… Đối với trẻ từ 24 đến 72 tháng, cô giáo tiến hành các tiết học thể dục theo những nhóm nhỏ, cả lớp và tuân theo cấu trúc của một tiết học thể dục cho trẻ. c) Tiết ôn luyện Mục đích của loại tiết học ôn luyện là rèn luyện những vận động trẻ đã học, phát triển tố chất vận động ở trẻ. Trong cấu trúc của loại tiết học này, ở phần trọng động có thể bố trí từ 1-3 vận động cơ bản mà trẻ đã được làm quen. Vì thế giáo viên cần chú ý đến chất lượng thực hiện vận động. d) Tiết học kiểm tra và đánh giá kết quả Mục đích của loại tiết học là kiểm tra những vận động đã học, mức độ phát triển kỹ năng vận động và những tố chất vận động của trẻ, từ đó xác định được năng lực thể chất của từng trẻ cũng như nhóm trẻ để đưa ra những biện pháp giáo dục kịp thời. Tiết học này thường được tiến hành đầu năm (kiểm tra đầu vào của trẻ), sau một số tiết học, cuối học kỳ, cuối năm (kiểm tra đầu ra), để đánh giá kịp thời kết quả rèn luyện của trẻ. Cả bốn loại tiết học trên, cô giáo có thể tiến hành với trẻ dưới hình thức trò chơi, nhưng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của tiết thể dục. 1.1.3. Nội dung và cấu trúc của tiết học thể dục Những bài tập vận động trong tiết học thể dục được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phù hợp với đặc điểm tâm-sinh lý và khả năng làm việc của cơ thể trẻ, tạo nên nội dung của tiết học. Tiết học thể dục bao gồm ba phần: Khởi động, trọng động và hồi tỉnh. Mỗi phần giải quyết nhiệm vụ nhất định phù hợp với việc lựa chọn, sắp xếp bài tập vận động và cách thức tiến hành chúng. a) Khởi động 47
  4. Nhiệm vụ: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến tiết học: Tổ chức lớp, làm cho trẻ phấn khởi, thích thú tập trung vào tiết học. Nội dung: Tập hợp đội hình (hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn…). Rèn luyện đi bộ, chạy: Đi, chạy nhẹ nhàng, đi kết hợp với chạy và đi kết hợp với các kiểu đi (ví dụ: đi bằng đầu ngón chân 2m, đi thường 5m, sau đó 2m đi bằng gót chân, 5m đi thường, đi như vậy khoảng 2 đến 3 lần). Nếu cần tiến hành tiết học cá nhân, cô giáo cho trẻ tập một vài động tác khởi động nhẹ nhàng. Cách tiến hành: Để trẻ tập trung chú ý, cô giáo cần sử dụng những phương tiện khác nhau như trống, xắc xô, ngoài ra, nếu có điều kiện, cô sử dụng tín hiệu âm thanh (âm nhạc- đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ). Trong một tiết học, cô giáo nên dùng một loại tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, cô giáo còn sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh (nghỉ nghiêm, cả lớp chú ý đi, chạy, dừng lại …) một cách rõ ràng, dứt khoát và lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ. Cuối phần khởi động, cô có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như "Tiếng gọi của ai?", "Chuông reo ở đâu?". Có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. Kết thúc phần này cô giáo cho trẻ xếp đội hình để tiện cho tập các bài tập phát triển chung (hàng ngang, hàng dọc, bàn cờ, chữ u, vòng tròn) Thời gian: đối với trẻ lứa tuổi từ 12-18 tháng khoảng một phút, với trẻ từ 18 đến 24 tháng từ 1 đến 2 phút, với trẻ từ 24 đến 36 tháng khoảng 2 đến 3 phút. Đối với trẻ lớp mẫu giáo bé khoảng 3 phút, mẫu giáo nhỡ và lớn khoảng 3 đến 4 phút. b) Trọng động Đây là phần trọng tâm của tiết học, nó có tác dụng đến sự phát triển cơ thể của trẻ nhiều nhất, vì nó có nhiệm vụ thực hiện mục đích chủ yếu của tiết học. Phần này bao gồm 3 giai đoạn: thực hiện bài tập phát triển chung, vận động cơ bản và trò chơi vận động. 48
  5. b.1) Giai đoạn 1: Thực hiện bài tập phát triển chung. Nhiệm vụ: Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ mình, cơ chân, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản. Ví dụ: Vận động cơ bản là "ném xa" khi chọn động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản, cô giáo lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số nhiều lần hơn các động tác khác. Như vậy, nội dung (tổng số động tác, số động tác mới) số lần tập mỗi động tác của bài tập phát triển chung phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của bài tập vận động cơ bản và phụ thuộc và từng độ tuổi của trẻ. Cách tiến hành: Đối với trẻ lứa tuổi 3 đến 12 tháng cô giáo tập cho trẻ; Từ 12 đến 36 tháng: Cô tập cho trẻ, cô tập cùng với trẻ ; từ 36 đến 48 tháng: Cô tập mẫu, cô tập cùng với trẻ ; trẻ từ 48 đến 72 tháng; cô gọi tên động tác, cô tập mẫu, nếu động tác khó cô tập cùng với trẻ, động tác đơn giản cô hô cho trẻ tập. b2) Giai đoạn 2: Thực hiện bài tập vận động cơ bản: Nhiệm vụ: Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ. Nội dung: Nếu có một vận động cơ bản thì có thể là mới hoặc trẻ đã quen thuộc. Nếu có hai vận động cơ bản thì hoặc có một vận động mới, một vận động đã và đang ở giai đoạn củng cố và hoàn thiện hay cả 2 đều ở giai đoạn củng cố. Nếu có 3 vận động cơ bản thì tất cả chúng đang ở giai đoạn củng cố. Cách tiến hành: Đối với vận động mới cô giáo cần hướng dẫn thật tỷ mỷ. Tiến hành theo các bước sau: cô tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cho cả lớp tập. ở lớp mẫu giáo bé, cô giáo thường tập cùng trẻ, mẫu giáo nhỡ và lớn trẻ tự tập dưới sự hướng dẫn của cô. Với những vận động trẻ đã biết cô nên nhắc lại (tổ chức cho trẻ nhắc lại) cách thực hiện và tập thử, sau đó cả lớp tiến hành. 49
  6. Tổ chức tập trên tiết học đối với các lớp lớn cô giáo nên chia lớp thành hai hoặc ba nhóm cùng tập một lúc. Sau ít phút các nhóm cùng đổi cho nhau để cho trẻ được luyện tập các vận động khác nhau. b3) Giai đoạn 3: Thực hiện trò chơi vận động: Nhiệm vụ: Củng cố, rèn luyện, hỗ trợ cho vận động cơ bản. Cô giáo lựa chọn những trò chơi vận động quen thuộc đối với trẻ, nhằm mục đích rèn luyện và củng cố những kỹ năng vận động đã được hình thành. Cách tiến hành: Trò chơi vận động được cô giáo tiến hành với trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi của chúng. Đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé, cô giáo thường đóng vai trò chính trong trò chơi (ví dụ: trong trò chơi "mèo đuổi chuột" cô giáo đóng vai mèo ..), cô nhắc lại nội dung và quy tắc chơi trò chơi cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, cô giáo yêu cầu trẻ hoặc cô giáo nhắc lại quy tắc của trò chơi (có thể cô giáo cho trẻ tự phân vai chơi), trẻ tự chơi, nhưng cô vẫn là người hướng dẫn. Cô cần lưu ý: Trò chơi vận động ở các giai đoạn phụ thuộc vào vận động cơ bản đã thực hiện ở giai đoạn trước. Nếu vận động cơ bản tĩnh như … bò, trườn, thì trò chơi vận động phải động như trò chơi chạy nhảy "ngày và đêm ", "thỏ đổi chuồng ",.. Nếu vận động cơ bản như "ném kết hợp chạy nhảy", thì trò chơi vận động phải tĩnh như trò chơi: "tìm cờ ", "tiếng gọi của ai? "… Thời gian tiến hành trọng động chiếm 2/3 số thời gian cho tiết học thể dục của trẻ ở các lứa tuổi. c) Hồi tĩnh Nhiệm vụ: Đưa cơ thể trẻ về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Cô giáo phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Nội dung: Sử dụng các biện pháp hồi sức: Có thể cô cho trẻ đi bộ một đến 2 vòng quanh sân, lớp hoặc tiến hành trò chơi vận động tĩnh. 50
  7. Cách tiến hành: Cô giáo có thể tiến hành dưới nhiều hình thức: Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát nhẹ nhàng, cho trẻ đi tự do trên bãi tập (hoặc trong lớp), vừa đi vừa vươn vai hít thở những hơi dài; tiến hành trò chơi vận động tĩnh như "bóng bay xa", "tìm đồ chơi" … Thời gian tiến hành phần này tuỳ thuộc vào lứa tuổi của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo bé và nhỡ khoảng từ hai đến ba phút, trẻ mẫu giáo lớn từ 3- 4 phút. d) Nhận xét tiết học Khi tiến hành tiết học thể dục với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, cô giáo nhận xét trẻ ngay trong quá trình tiết học, cô chủ yếu động viên trẻ, khen là chính. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo cô giáo có thể tiến hành nhận xét ngay trong tiết học hoặc sau tiết học. Nếu nhận xét trong tiết học cô thường khen, chê trẻ kịp thời. Nếu tiến hành nhận xét trẻ ở cuối tiết học, trước hết cô giáo nêu lên những ưu và khuyết điểm chung của cả lớp. Sau đó cô tuyên dương những cháu tập tốt và ý thức tập tốt (biết thực hiện cùng cả lớp, chú ý lắng nghe cô giáo giải thích…). Ngoài ra, có thể cho trẻ tự phát biểu, rồi cô giáo tổng kết nhận xét chung cả lớp. 1.1.4 Yêu cầu chuẩn bị cho tiết học thể dục - Chuẩn bị giáo án: Cô giáo phải nắm được toàn bộ mục đích yêu cầu, nội dung cần dạy trẻ trên tiết học, các phương pháp và cách tiến hành tiết học phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Cô giáo dự kiến trước những tình huống xảy ra trong tiết học, uốn nắn những cháu nào còn yếu kém không theo kịp tiến độ chung. - Phương tiện giảng dạy (luyện tập) trên tiết học phải phù hợp với trẻ về kích thước, đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ và giáo dục, không dùng vật nhọn, thang thể dục phải vững… Trang phục của cô giáo phải trẻ và gọn gàng, thoải mái để dễ vận động. Tình trạng sức khoẻ của trẻ sau buổi tập phải được đảm bảo. Thời gian của tiết học phù hợp với độ tuổi của trẻ. 51
  8. - Khi tổ chức tiết học, cô giáo phải khẩn trương, không kéo dài những thủ tục không cần thiết. Cô điều khiển các tín hiệu rõ ràng, dứt khoát, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. 1.2. Thể dục buổi sáng Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ hít thở sâu, điều hoà nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng nhanh nhẹn, giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Thể dục buổi sáng được tiến hành vào sáng sớm khi đón trẻ và tốt nhất là cho trẻ tập ngoài trời, nơi có không khí thoáng mát. Bài thể dục buổi sáng bao gồm những động tác nhằm phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: Cơ bả vai, cơ mình, cơ chân, phát triển hệ hô hấp. Bài tập thể dục sáng được xây dựng từ những động tác thể dục quen thuộc mà trẻ đã biết trong các tiết học thể dục. Trong 1 tháng cô giáo cần thay đổi một số động tác trong buổi thể dục sáng để tăng thêm sự hứng thú và thay đổi các hoạt động cơ bắp. Sử dụng những tín hiệu, cô giáo nên thống nhất dùng một loại để tránh gây sự xao nhãng chú ý của trẻ (trống hoặc xắc xô..). Khi cho trẻ tiến hành bài tập thể dục sáng cô giáo phải đảm bảo các phần (khởi động, trong động, hồi tỉnh) và thời gian phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Cô giáo cần lưu ý những ngày có tiết học thể dục thì bài tập thể dục sáng nhẹ nhàng hơn (tập số lần một động tác ít hơn, xếp đội hình đơn giản hơn). Để nâng cao cảm xúc, gây cho trẻ cảm giác phấn khởi và vận động được uyển chuyển hơn, cô giáo có thể cho trẻ tập động tác kết hợp với bài hát có nhịp 2, 4, các bài thơ phù hợp với vận động, âm nhạc, như thế sẽ có tác dụng làm cho trẻ bắt đầu kết thúc bài tập kịp thời. 1.3. Phút thể dục 52
  9. Thực hiện một số động tác trong phút thể dục có tác dụng thay đổi hoạt động của trẻ nhằm chống lại sự mệt mỏi giúp trẻ dễ tập trung chú ý vào hoạt động tiếp theo. Phút thể dục được tiến hành trong thời gian giữa những tiết học hay hoạt động đòi hỏi sự tập trung chú ý của trẻ, cô cho trẻ tiến hành tại chỗ một số động tác thể dục quen thuộc có tác dụng tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, hệ cơ bắp, tăng quá trình tuần hoàn của máu… Phút thể dục được tiến hành sau khi trẻ ngủ trưa, thực hiện những vận động nhẹ nhàng giúp trẻ tỉnh táo sau giấc ngủ. 1.4. Trò chơi vận động Trò chơi vận động là một dạng hoạt động phức hợp, trong đó có sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận động cơ bản, giữa quá trình nhận thức và vận động của người chơi. Đối với trẻ mầm non các trò chơi vận động thường có chủ đề - đó là sự phản ánh cuộc sống và lao động của con người, hoạt động của sự vật, con vật... phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Trò chơi vận động là một hình thức GDTC có vị trí quan trọng trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày của trẻ. Nó có thể tổ chức vào nhiều thời điểm trong ngày (sau khi đón trẻ và trước khi trả trẻ, trong tiết học thể dục, giữa các hoạt động, trong hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, buổi tối...). Nó có thể tổ chức ở bất kỳ đâu (trong lớp, ngoài sân trường, ở nhà, trong khu phố, trong công viên...), không phụ thuộc vào số lượng người chơi và dụng cụ chơi. Cho dù là trò chơi quen thuộc nhưng mỗi lần chơi đem lại cho trẻ những cảm xúc mới, mãnh liệt bởi chính khả năng sáng tạo to lớn của chúng trong trò chơi- đưa vào trò chơi những yếu tố mới, tuỳ thuộc vào khả năng và nhu cầu của nhóm trẻ tham gia chơi. Vì thế, có thể cùng một chủ đề nhưng thường trò chơi này khác với trò chơi kia, lần chơi này khác với lần chơi trước, nhóm chơi này chơi khác với nhóm chơi kia... 53
  10. Khi chơi trẻ luyện tập các hành động vận động một cách hứng khởi, nhiều lần mà không mệt mỏi thông qua việc tuân thủ luật chơi, quy tắc chơi của trò chơi. Như vậy, trò chơi vận động có ảnh hưởng tích cực đến họat động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt nó có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất vận động cần thiết đối với trẻ mầm non. Khi tham gia vào trò chơi trẻ thường chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng tạo. Vì thế, trò chơi vận động còn là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. 1.5. Dạo chơi Tiến hành dạo chơi với trẻ cô giáo giúp trẻ nghỉ ngơi tích cực, củng cố kỹ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tự nhiên. Ngoài ra còn có giáo dục ở trẻ tính tập thể, lòng dũng cảm, ý thức chấp hành tổ chức kỷ thuật. Dạo chơi được tiến hành sau các tiết học buổi sáng. Để tiến hành cuộc dạo chơi nhằm mục đích rèn luyện thể chất, cô giáo cần lập kế hoạch cụ thể về ngày và thời gian kéo dài cuộc dạo chơi phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Từ 1 đến 2 tháng cô giáo tổ chức từ một đến 2 cuộc dạo chơi như vậy. Cô giáo đề ra nhiệm vụ cần thực hiện, lựa chọn những phương pháp sẽ sử dụng khi cho trẻ luyện tập các bài tập vận động đã định (bài tập thể dục, trò chơi vận động,…quen thuộc đối với trẻ). Cô giáo chuẩn bị những dụng cụ luyện tập sẽ mang theo như vòng, gậy, bóng…cũng như chú ý đến trang phục của trẻ. Cô có thể báo trước cho phụ huynh biết về buổi dạo chơi để có sự chuẩn bị quần áo, giày dép hợp vệ sinh, hợp mùa… Các buổi dạo chơi với mục đích rèn luyện cho trẻ thường được tiến hành với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt là lứa tuổi nhỡ và lớn, vì trẻ đã có nhiều kinh nghiệm về vận động. 54
  11. Tại địa điểm chơi, cô giáo cho trẻ khởi động, sau đó cô cho trẻ tự lựa chọn trò chơi (nên hướng về trò chơi vận động), có thể là những trò chơi bóng, gậy, vòng hoặc những vận động cơ bản. Trong quá trình trẻ vận động cô giáo có thể tổ chức trẻ theo nhóm để cho tiện theo dõi và uốn nắn trẻ. Cuối cuộc dạo chơi, cô giáo cho cả lớp chơi trò chơi vận động nhẹ nhàng (như liệu pháp trò chơi hồi sức cho trẻ). 1.6. Tham quan Tham quan có tác dụng giúp trẻ trực tiếp nhìn những hình ảnh động vật-nhân vật mà trẻ bắt chước khi chơi trò chơi vận động hoặc những động tác thể dục và sự luyện của các vận động viên, những dụng cụ thể dục thể thao… tham quan thường sử dụng nhiều với trẻ mẫu giáo lớn. Mỗi học kỳ cô giáo nên tổ chức ít nhất một lần. Địa điểm tham quan của trẻ thường là: Vườn bách thú, sân vận động, phòng thể dục thể thao. Sự chuẩn bị cho cuộc đi tham quan phải rất chu đáo, cô giáo phải liên hệ trước với những nơi sẽ đưa trẻ đến tham quan, có kế hoạch cụ thể về thời gian, người phụ trách trẻ.… Trước hoặc sau khi đi tham quan, cô giáo có thể cho trẻ xem tranh ảnh, tài liệu trực quan, phim đèn chiếu về động vật, nhân vật mà trẻ sẽ hoặc đã được tiếp xúc, hoặc cô giáo có thể tổ chức đàm thoại với trẻ, đặt ra những câu hỏi kích thích sự tò mò và củng cố những hình ảnh đã có ở trẻ. Trong quá trình tham quan, cô yêu cầu trẻ giữ gìn trật tự, hướng dẫn trẻ quan sát, chẳng hạn cuộc sống của động vật, chim, thỏ, công việc luyện tập của những nhà thể thao (kích thích lòng yêu thể dục thể thao ở trẻ). 1. 7. Hội thi thể dục - thể thao ở trường mầm non (hội khoẻ) "Hội thi thể dục thể thao” nhằm rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể dục thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kỹ năng vận động ở trẻ. Nó xác định kết quả giáo dục của cô giáo và sự tập luyện của trẻ, tạo ra không khí thi đua rèn luyện thể dục giữa các lớp trong một trường và các trường với nhau. 55
  12. Hội khoẻ được tổ chức nhằm mục đích cho tất cả các trẻ tham gia hoạt đông thể dục thể thao một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi. Qua đó thúc đẩy các hoạt động tập thể, gây không khí náo nức cho trẻ vì được tham gia "Biểu diễn" "Thi tài" của tập thể lớp mình cho các bạn xem. Trong quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ những cảm xúc vui tươi phấn khởi, óc thẩm mỹ về "những vận động viên tý hon" khi biểu diễn. Hội khoẻ được tiến hành một lần trong năm, vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4. Hội khoẻ cần được chuẩn bị một cách khoa học. Cần có cuộc họp bàn chung giữa ban giám hiệu trường và các cô giáo về các bước, nội dung thực hiện trong hội khoẻ, nhà trường tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các lớp: dụng cụ, nhạc cụ, quần áo …, chuẩn bị địa điểm, tiến hành trang trí … Cần thành lập các ban tổ chức ban thi đua, người điều khiển chính cuộc thi. Nội dung hội thi thể dục thể thao có thể là sự đồng diễn thể dục (thể dục tay không, thể dục dụng cụ, vòng, gậy…), chuyển đội hình, trò chơi vận động sau đó có thể là biểu diễn thể dục cá nhân (bật sâu, bật xa, chạy,...). Hội khoẻ thường tiến hành với lứa tuổi mẫu giáo, thời gian khoảng từ 45 đến 60 phút. 1.8. Tổ chức vận động trong thời gian tự hoạt động của trẻ- tập luyện mọi nơi mọi lúc Rèn luyện thể dục cho những trẻ hoặc những nhóm trẻ tập luyện các bài tập thể dục chưa đạt yêu cầu, những trẻ kém năng động, chậm chạp, nhằm mục đích cho trẻ đạt yêu cầu giáo dục thể chất chung phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, cô giáo còn bồi dưỡng cho những trẻ có năng khiếu - khả năng về thể dục thể thao. Đối với những trẻ này cô đòi hỏi cao hơn yêu cầu chung của chương trình thể dục hiện hành. Cô giáo tiến hành hình thức này vào thời gian tự hoạt động của trẻ: Buổi sáng sau các tiết học hoặc sau buổi chơi, giờ chơi buổi chiều. 56
  13. Con đường giáo dục cá biệt này cô giáo áp dụng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non dựa theo nguyên tắc rèn luyện các bài tập vận động cho trẻ. Cô giáo sử dụng các biện pháp rèn luyện thể chất (thực hiện các bài tập vận động). Nội dung và thời gian tiến hành phụ thuộc vào lứa tuổi và sức lực của trẻ. Cô giáo phải ghi nhớ những trẻ nào ở lớp mình phụ trách còn kém về mặt nào, kỹ năng vận động nào chưa đạt yêu cầu cụ thể là những vận động gì? những động tác gì?. Khi tiến hành rèn luyện với cá nhân hoặc theo nhóm (từ 8 đến 10 cháu) cô cần chú trọng rèn luyện và củng cố những vận động nào chưa đạt ở trẻ (tất nhiên phù hợp với yêu cầu lứa tuổi của trẻ). Ngoài ra, cô giáo nên tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ ở các lứa tuổi, có thể cho trẻ chơi các dụng cụ thể dục thể thao như: cầu trượt, đu quay, bóng, tuy nhiên, cô cần theo dõi quá trình tự chơi của trẻ nhằm đảm bảo an toàn cho chúng. 2. Các phương tiện GDTC mầm non 2.1. Đặc điểm chung của phương tiện GDTC mầm non Để giải quyết nhiệm vụ GDTC mầm non người ta sử dụng những phương tiện cơ bản sau đây: yếu tố vệ sinh, yếu tố thiên nhiên, bài tập vận động. Tác động toàn diện của GDTC mầm non chỉ có được khi sử dụng đồng bộ các phương tiện nói trên, bởi mỗi phương tiện lại có những tác động khác nhau đến các cơ quan trong cơ thể trẻ. a) Yếu tố vệ sinh: chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn ngủ, vệ sinh cá nhân và công cộng, trang thiết bị luyện tập …Các yếu tố vệ sinh nói trên góp phần nâng cao hiệu quả tác động của các bài tập vận động đến các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ: tiết học thể dục có tác động tốt đến sự phát triển của hệ cơ và hệ xương. Phòng tập thể dục, đồ dụng dụng cụ tập luyện, đồ chơi, quần áo, giày đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh sẽ giúp phòng bệnh cho trẻ. Đảm bảo chế độ vệ sinh còn hình thành ở trẻ 57
  14. những cảm xúc tốt đẹp và tạo ra những điều kiện thuận lợi để lĩnh hội bài tập vận động. Yếu tố vệ sinh còn có ý nghĩa khác: nó góp phần đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ quan và các bộ phận trong cơ thể. Ví dụ: dạo chơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ tiêu hoá, từ đó giúp các bộ phận trong cơ thể có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường, đảm bảo sự phát triển cho đứa trẻ. Chế độ chiếu sáng hợp lý sẽ ngăn chặn sự hình thành những bệnh về mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thích ứng của trẻ trong không gian. Hay việc tuân thủ ngiêm ngặt chế độ sinh hoạt trong ngày một cách khoa học sẽ giúp hình thành những đức tính cần thiết: tính tổ chức, tính kỷ luật.. b) Yếu tố thiên nhiên (ánh nắng, không khí và nước) làm tăng các tác động có lợi của các bài tập vận động đến các cơ quan trong cơ thể, tăng khả năng làm việc của con người. Những tiết học thể dục ngoài trời, khi có ánh nắng hay trong nước (bơi) làm hình thành ở trẻ những cảm xúc tốt đẹp, hoàn thiện các chức năng của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể (tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng hấp thụ ôxy…). ánh nắng, không khí và nước sử dụng để rèn luyện các cơ quan trong cơ thể, để nâng cao tính thích ứng của chúng với sự thay đổi môi trường xung quanh, và từ đó tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Những yếu tố thiên nhiên có thể sử dụng kết hợp với bài tập thể dục để tăng hiệu quả của chúng, nhưng cũng có thể làm phương tiện GDTC độc lập. Nước làm sạch da, tác động cơ học lên cơ thể con người. Không khí trong lành giúp tiêu diệt vi khuẩn, bổ sung nhiều oxy cho máu, ảnh hưởng tốt đến cơ thể. ánh sáng mặt trời có khả năng tạo ra sinh tố D dưới da, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có hại và tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. c) Bài tập vận động: 58
  15. Đây là phương tiện đặc biệt và cơ bản trong GDTC có tác động nhiều mặt đến cơ thể con người. Nó được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ, giáo dưỡng và giáo dục trong GDTC mầm non. Ngoài những phương tiện GDTC cơ bản nêu trên có thể kể thêm: thể dục nhịp điệu, các loại vận động khác nhau trong cuộc sống, matxa, những phản xạ không điều kiện… 2.2. Bài tập vận động như là phương tiện giáo dục thể chất cơ bản trong GDTC mầm non 2.2.1. Nguồn gốc và bản chất của BT vận động BT vận động xuất hiện khi con người nhận ra tầm quan trọng phải chuẩn bị về mặt thể lực cho cuộc sống và hoạt động của mình. Bằng kinh nghiệm người cổ đại nhận thấy mối quan hệ giữa việc chuẩn bị trước cho cuộc đi săn với kết quả của nó, từ đó đánh giá được tầm quan trọng của việc chuyển giao những kinh nghiệm vận động cho thế hệ sau. Vì vậy trước mỗi cuộc đi săn họ đã tiến hành luyện tập với những tình huống giả định: cố gắng vồ lấy những con thú bằng hình vẽ hay vật tượng trưng. Trong quá trình luyện tập nhiều lần những hành động như thế ở họ hình thành kỹ năng đạt được mục đích, phát triển tầm nhìn, sức lực và những tố chất vận động khác. Tóm lại: những bài tập vận động được hình thành từ chính những cử động vận động trong cuộc sống lao động của con người. Sự phát triển tiếp theo của BT vận động có sự ảnh hưởng của chiến tranh, khoa học hay nghệ thuật. Cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học GDTC sự giống nhau giữa hình thức lao động và BT vận động giảm đi. Điều đó cho phép phân chia những vận động phức tạp thành nhiều bài tập riêng rẽ và sử dụng chúng vào mục đích GDTC. Trong quá trình phát triển lý luận và thực tiễn GDTC người ta đã xây dựng những BT vận động dành cho những nhóm cơ riêng biệt (có sử dụng phương tiện và không sử dụng phương tiện..) cũng như những trò chơi thể thao (bóng đá, bóng 59
  16. chuyền…). Hiện nay có số lượng đông đảo những BT vận động và sự phát triển của chúng vẫn không ngừng tiếp diễn. 2.2.2. Nội dung và hình thức của BT vận động BT vận động khác nhau bởi nội dung và hình thức của chúng. Liên quan đến nội dung có những hành động trong các BT vận động và những quá trình (tâm lý, sinh lý, sinh hoá…) được hình thành trong cơ thể trẻ trong quá trình luyện tập. Việc thực hiện những BT vận động có liên quan đến biểu tượng về vận động, sự chú ý, tư duy, ý chí, tình cảm và những quá trình tâm lý khác. Khi thực hiện những BT vận động khác nhau diễn ra sự thay đổi trong hoạt động của hệ tim mạch, hệ hô hấp và các hệ thống khác. Sự chuyển dịch trong mức độ tương ứng làm thay đổi của các chức năng trong cơ thể dẫn đến sự tăng trọng lượng và phát triển cấu trúc của các bộ phận cơ thể. Điều quan trọng khi xem xét nội dung của các BT vận động theo quan điểm sư phạm là cần xác định ý nghĩa của chúng đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục. Hình thức của bài tập vận động đó là cấu trúc bên trong và bên ngoài của nó. Cấu trúc bên trong đó là mối quan hệ qua lại của các quá trình khác nhau trong cơ quan của cơ thể trong thời gian thực hiện bài tập vận động. Cấu trúc bên ngoài là hình thức quan sát được, được xác định bởi chính mối quan hệ qua lại của các thông số vận động như không gian, thời gian, động lực. Nội dung và hình thức của BT vận động có quan hệ với nhau. Nội dung đóng vai trò chủ đạo trong mối quan hệ với hình thức (ví dụ: cùng với sự tăng vận tốc chạy thì thay đổi độ dài của bước chân và góc co duỗi của đầu gối). Nhưng hình thức lại ảnh hưởng đến nội dung (ví dụ: việc đánh tay đúng khi ném xa thì ảnh hưởng tốt đến việc hình thành các tố chất thể lực- khoảng cách ném tăng lên, điều đó minh chứng cho việc giảm lực của cơ). 2.2.3. Kỹ thuật của BT vận động 60
  17. Đó là phương pháp thực hiện vận động nhờ đó giải quyết được những nhiệm vụ vận động, ví dụ: ném có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong kỹ thuật của BT vận động người ta chia ra nguyên lý kỹ thuật, những thành phần cơ bản và chi tiết kỹ thuật: - Nguyên lý kỹ thuật là thành tố cơ bản, không thể thiếu được khi thực hiện nhiệm vụ vận động của bài tập. Khi thiếu vắng một thành phần nào đó của nguyên lý kỹ thuật thì bài tập không thể thực hiện được hoặc là bị huỷ bỏ (bt sai). - Những thành phần cơ bản cuả kỹ thật đó là những phần tương đối quan trọng quyết định của cơ sở kỹ thuật của một vận động nào đó, ví dụ:đối với nhảy cao có bước chạy đà thì thành phần cơ bản của kỹ thuật sẽ là kỹ thuật dậm nhảy kết hợp với chân đánh lăng cao và nhanh (bay qua dây). Việc thực hiện những thành phần này trong bài tập thường diễn ra trong thời gian ngắn và đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của cơ. - Những chi tiết kỹ thuật: Đó là những đặc điểm thứ yếu của bài tập mà có thể thay đối không ảnh hưởng gì đến nguyên lý kỹ thuật.Ví dụ: Sau khi ném bóng để đảm bảo thăng bằng thì một số trẻ tiến hành thay đổi chân, một số khác bước chân về phía trước. Chi tiết kỹ thuật phụ thuộc vào đặc điểm thể hình cá nhân và đặc điểm chức năng của trẻ, vào điều kiện khi thực hiện bài tập thể chất. 2.3. Phân loại các bài tập vận động 2.3.1. Bài tập thể dục Đặc điểm đặc trưng của các BT thể dục là sự tác động có chọn lọc lên các bộ phận cơ thể, lên các nhóm cơ bắp, khớp, dây chằng, và lên những hoạt động khác của cơ thể (các hệ cơ quan), trạng thái của chúng (co, giãn cơ bắp), khả năng xác định trương lực, sự đa dạng của các bài tập, sử dụng dụng cụ, tập theo nhạc, hội thao thể dục. Những đặc điểm trên của BT thể dục cho phép sử dụng chúng để luyện tập cho tất cả các lứa tuổi với sự chuẩn bị thể lực và tình trạng sức khoẻ khác nhau. 61
  18. 2.3.2. Trò chơi vận động Các TCVĐ được phân biệt với các BT thể dục bởi đặc điểm tổ chức hoạt động chung. Trong TCVĐ hoạt động của trẻ được tổ chức dựa trên cơ sở nội dung hoặc nhiệm vụ của trò chơi đã được dự tính trước, trên cơ sở kết hợp các thao tác vận động và mang đặc điểm tổng hợp. 2.3.3. Bài tập thể thao Đó là hệ thống các BT vận động nhằm mục đích đạt thành tích cao khi tham gia vào cuộc thi. Thể thao đòi hỏi cao về thể lực và sức mạnh tinh thần của người luyện tập, do đó các bài tập thể thao chỉ được phép tiến hành với các độ tuổi nhất định và trong những điều kiện phù hợp với sự phát triển và chuẩn bị thể lực. Với trẻ em lứa tuổi mầm non người ta áp dụng những bài tập mang tính thể thao đơn giản như: đi xe đạp 4 bánh, tập bơi… 2.3.4. Bài tập trong Du lịch thể thao Các bài tập trong lĩnh vực này đều nhằm mục đích củng cố kỹ năng vận động và phát triển tố chất vận động trong điều kiện tự nhiên. Hình thức: tổ chức cho trẻ nhỏ dạo chơi kết hợp với việc luyện tập các bài tập thể dục và TCVĐ. 62
  19. Chương V: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON 1. Hướng dẫn thể dục sáng 1.1. Yêu cầu chuẩn bị. - Địa điểm: + Tập ngoài trời nếu thời tiết tốt, nếu không tập trong nhà. + Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng. + Lớp học sáng sủa thoáng mát - Đồ dùng, + âm nhạc + Cờ, nơ, gậy, cành lá đủ cho cô và tất cả trẻ + Quần áo cô và trẻ rộng rãi, thuận tiện 1.2. Cấu trúc của thể dục sáng và gợi ý cách hướng dẫn - Phần khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi (đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân), chạy với các tốc độ khác nhau, sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn hay hàng ngang theo tổ, dãn cách đều để tiện cho việc tập các động tác. Nếu tập với cờ, nơ thì để làm nhiều nơi cho trẻ dễ lấy. - Phần trọng động: Tập các động tác theo một trật tự nhất định: hô hấp, tay- vai, bụng- lườn, chân- bật. + Đối với trẻ mẫu giáo bé: * Các động tác mô phỏng: cô cùng làm với trẻ 3- 4 lần. * Các động tác tập theo nhịp hô (nhịp 2): tập 3-4 lần x 2 nhịp. * Tư thế đứng tập các động tác: đứng tự nhiên hoặc hai chân song song để tránh biến dạng bàn chân. * Thời gian: 6-7 phút + Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ: 63
  20. * Các động tác hô hấp: gà gáy, thổi nơ, thổi bóng bay…tập từ 4- 6 lần x 2 nhịp. * Các động tác tập theo nhịp hô: 3- 4 lần 4 nhịp. Cô có thể tập cùng trẻ 1-2 lần rồi hô cho trẻ tập. + Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ: Cô gọi tên bài tập, tập cùng với trẻ 1-2 lần rồi hô cho trẻ tập. * Động tác hô hấp tập 4-6 lần x 2 nhịp * Các động tác khác tập theo nhịp hô 2 lần x 8 nhịp - Phần hồi tĩnh: đi bộ với nhịp chậm dần và dậm chân tại chỗ, có thể chơi 1 TCVĐ nhẹ nhàng - Thời gian: Mẫu giáo bé: 6-7 phút. Mẫu giáo nhỡ và lớn: 7-8 phút 2. Hướng dẫn trò chơi vận động 2.1. Đối với trẻ mẫu giáo bé: Gợi ý cách hướng dẫn: Đặc điểm của trẻ mẫu giáo bé là sự hiểu biết về thế giới xung quanh còn ít, chú ý chưa bền vững, các kỹ năng vận động chưa hoàn thiện và khó phối hợp được hành động của mình với hàng động của bạn, vì thế mặc dù trẻ rất thích chơi các trò chơi vận động, nhưng trẻ không tự tổ chức được kể cả những trò chơi đã quen thuộc. Vì vậy, giáo viên phải là người tổ chức trò chơi vận động cho trẻ kể cả khi trẻ tự đưa ra trò chơi. Khi hướng dẫn giáo viên phải đảm bảo các mặt sau: a) Hướng dẫn trò chơi mới: + Giới thiệu trò chơi: Đối với mẫu giáo bé, khi giới thiệu trò chơi thì phải biểu lộ tình cảm và thể hiện tính cách nhân vật bằng điệu ngữ. Ví dụ: Nói về chim, thỏ thì giọng nói phải nhẹ nhàng. Nói về sói, cáo thì giọng thô hơn, to hơn ... 64
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0