intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phương pháp học đại học và kỹ năng lập chiến lược phát triển thời sinh viên: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Phương pháp học đại học và kỹ năng lập chiến lược phát triển thời sinh viên" sẽ giúp các bạn biết cách làm thế nào để giỏi kỹ năng mềm; Rèn luyện phẩm chất thái độ; Biết cách lập kế hoạch học tập thời sinh viên;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phương pháp học đại học và kỹ năng lập chiến lược phát triển thời sinh viên: Phần 2

  1. 1. Học tất cả các chứng chỉ liên quan đến ngách, gồm: …………………….. ……………………………………………………………………………………… 2. Tập hợp và đọc tất cả các sách viết về ngách, gồm: …………………….. ……………………………………………………………………………………… 3. Đăng kí tất cả các học phần tự chọn chuyên sâu vào ngách, gồm: ……………………………………………………………………………………… 4. Có thể xin làm trợ lý cho giảng viên …………………………………………. Hoặc xin làm học trò của ………………………….………..………………… để được hướng dẫn con đường phát triển trong lĩnh vực đã chọn. 5. Đăng kí đề tài nghiên cứu khoa học về …………………………………….. 6. Tham gia các lớp học thực chiến, các hội thảo chuyên ngành về ngách, như: ………………………………………………………………………………… 7. Tham gia các cuộc thi như: ………………………………………………, tham gia câu lạc bộ sau: ………………………………………………………… 8. Đi làm thêm một công việc trong ngách, như: …………………………….., hoặc xin phụ việc cho …………………………………………………...……….. 9. Làm quen kết bạn với …………………………………………………………. 10. Khi đi thực tập thực tế, sẽ chọn thực tập trong …………………………… 11. Khi làm đồ án tốt nghiệp, sẽ chọn đề tài ứng dụng về …………………... Vậy, với phương pháp thứ 2: “Chọn ngách chuyên sâu & luyện lên đến đỉnh” thì đến lúc ra trường, trong khi các sinh viên khác mới bắt đầu loay hoay chọn cho mình một lối đi, thì bạn đã đi trên lối đi của mình ngay từ năm thứ nhất. Trong khi các sinh viên khác, số năm kinh nghiệm là 0, thì bạn đã có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Chắc chắn đó một lợi thế rất lớn so với các sinh viên khác nếu bạn muốn ứng tuyển vào làm việc tại một doanh nghiệp trong lĩnh vực mà mình đang thế mạnh. 53
  2. Cách 3. Sử dụng thế mạnh của tư chất để kết hợp với nghề Trong bốn cách để bứt phá về năng lực chuyên môn, thì cách thứ ba là dùng thế mạnh tư chất mà mình có để kết hợp với nghề. Năng lực chuyên môn thực chất là năng lực trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Năng lực này thường đến từ học tập rèn luyện mà có, nhưng tư chất cũng ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ phát triển của bất cứ một năng lực nào. Bởi mọi năng lực đều phải dựa trên một cơ sở vô cùng quan trọng, đó là não bộ. Não bộ tạm chia thành 52 vùng (theo bản đồ não bộ Brodmann). Mỗi vùng phụ trách một chức năng nào đó. Mỗi người sẽ “thuận” một số vùng, nhưng một số vùng khác thì không “thuận”. Việc thuận hay không thuận, mạnh hay yếu, khỏe khoắn hay tổn thương... của một vùng não sẽ ảnh hưởng đến một năng lực nhất định. Chẳng hạn như: - Với người yếu vùng cảm thụ âm nhạc ở khu vực thùy thái dương phải (thùy số 4 như hình vẽ bên dưới), khả năng âm nhạc của họ không cao hoặc phát triển hạn chế. Khi hát, họ thường xuyên lạc tông, lạc nhịp, không đúng cao độ hay trường độ... mà ta hay gọi là hát dở. Nếu họ chọn nghề ca sĩ, nhạc sĩ, DJ, giảng viên dạy thanh nhạc, kỹ sư âm thanh... thì rất khó để phát triển. Nếu họ cố gắng khổ luyện, họ cũng có thể hát hay hơn vì bộ não có tính linh hoạt tương đối. Tuy nhiên, tốc độ phát triển năng lực âm nhạc của họ sẽ chậm hơn và khó khăn hơn so với người có tư chất thuận lợi (có năng khiếu). Đây là một ví dụ để ta hình dung tư chất ảnh hưởng thế nào đến tốc độ phát triển của một năng lực nghề nghiệp. Mỗi khu vực của não bộ sẽ phụ trách một chức năng khác nhau, ứng với một năng lực trong thực tế 54
  3. - Với người bị yếu hoặc tổn thương vùng Broca (như hình bên dưới), khả năng diễn đạt rất hạn chế, ngôn từ lộn xộn hoặc ấp úng, hoàn toàn không phù hợp với những nghề như copywriter, biên tập viên, nhà báo, nhà văn, Mc, giáo viên... - Nếu bạn có tư chất tốt ở thùy chẩm, bạn sẽ dễ học hỏi và phát triển thuận lợi năng lực xử lý hình, phối hình, thẩm mỹ hình... Khi đó, năng lực chuyên môn bạn sẽ phát triển nhanh khi học nghề kiến trúc, nội thất, design, multimedia, video editor, thiết kế thời trang, hội họa... - Nếu bạn có tư chất tốt ở khu vực thùy trước trán trái, bạn sẽ thuận lợi khi phát triển chuyên môn về quản trị, quản lý, lập kế hoạch. Từ đó, thuận lợi khi học các ngành như quản trị kinh doanh, quản lý hành chính, chính trị. - Nếu tư chất thuận lợi ở thùy trước trán phải, bạn sẽ dễ dàng hơn khi rèn luyện năng lực giao tiếp, quản lý nhân sự, lãnh đạo con người, thấu hiểu tâm lý... Từ đó, chuyên môn được tư chất tạo điều kiện thuận lợi để học giỏi các lĩnh vực nghề nghiệp như chuyên gia tâm lý, giáo viên, nhân sự, công tác xã hội, chăm sóc tinh thần cộng đồng (tu sĩ), trainer, chuyên gia phát triển con người... - Nếu tư chất thuận lợi ở thùy trán trái, nhất là vùng tư duy logic, bạn sẽ học tốt các môn như Toán học, Vật lý... và có năng khiếu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ, công nghệ thông tin, lập trình, kế toán... => Do đó: Với những học sinh THPT quan tâm đến các phương pháp hướng nghiệp từ sớm và chịu khó tham gia các hoạt động để khám phá năng lực của bản thân, họ sẽ biết thế mạnh của mình là gì và chọn ngành đúng để học với tư chất mà mình thuận. Khi đó, việc học ở đại học và việc hành nghề của những bạn đó sẽ diễn ra một cách thuận lợi hơn. => Với sinh viên đang học ở bậc đại học, sẽ xảy ra các trường hợp: + Trường hợp 1: Việc chọn ngành đang học đã đúng với thế mạnh mạnh nhất của bản thân rồi. Khi đó, ta cần kết hợp thế mạnh khác (thế mạnh thứ nhì, hoặc thế mạnh thứ ba) với ngành đang học. Từ đó, ta sẽ 55
  4. biết mình nên chọn nghề gì hoặc ngách gì để theo đuổi. Việc chọn hai thế mạnh kết hợp lại sẽ giống như “hổ mọc thêm cánh”, giúp cho chuyên môn của ta càng mạnh thêm một bậc. Ví dụ 1: Một học sinh THPT, thông qua việc làm các bài test hướng nghiệp, bạn biết mình mạnh nhất là “Trí thông minh nội tâm”. Từ đó, học sinh này chọn học ngành Tâm lý học. Đây là ngành hoàn toàn phù hợp với thế mạnh mạnh nhất của học sinh ấy. Sau đó, khi đã trở thành sinh viên ngành Tâm lý học, do ngành học phù hợp với tư chất bản thân, bạn phát triển khá nhanh về mặt chuyên môn và tốc độ phát triển nổi bật hơn so với các bạn cùng trang lứa. Ngoài ra, thông qua việc tham gia các cuộc thi, bạn ấy lại khám phá ra thế mạnh thứ nhì của mình chính là “Năng lực diễn đạt”, hay thường gọi là khả năng thuyết trình, do bạn hay đạt giải trong các cuộc thi thuyết trình tại trường. Bạn thử kết hợp thế mạnh này với ngành mà mình đang học. Từ đấy, trong mười vị trí nghề nghiệp mà ngành của bạn tốt nghiệp ra trường có thể làm, bạn chọn được cho mình vị trí nghề nghiệp phù hợp nhất, đó là vị trí “Diễn giả” về Tâm lý học. Sau đó, khi đến năm cuối, nhờ việc tham gia rất nhiều dạng hoạt động khác nhau, và qua nhiều lần sinh trắc, bạn tiếp tục phát hiện thế mạnh thứ ba của mình chính là “Năng lực xử lý hình”, do bạn rất hay dùng chất liệu hình ảnh trong các buổi thuyết trình trên lớp và được giảng viên khen ngợi, đồng thời bạn có sở thích vẽ hình minh họa cho các ý tưởng mà mình muốn nói. Từ đó, bạn kết hợp ba thế mạnh của mình lại: Tâm lý học + Diễn giả + Hình => thành ra một vị trí ngách, đó chính là: “Diễn giả chuyên thuyết trình về các chủ đề Tâm lý học bằng chất liệu hình ảnh”. Sau khi ra trường, bạn phát triển dần dần theo hướng như trên và trở thành một diễn giả về Tâm lý học, trong đó, chất liệu diễn đạt mà bạn dùng chủ yếu khi hành nghề là hình ảnh. Giai đoạn đầu, bạn xây dựng thương hiệu bằng cách sản xuất các viral video clip trên kênh Youtube, video clip là chất liệu thuộc về kênh hình. Trong các buổi giảng, bạn thường xuyên sử dụng bài trình chiếu Powerpoint với rất nhiều hình ảnh minh họa, các sơ đồ do bạn vẽ, và chèn các clip có nội dung ấn tượng để thuyết trình. Nếu không có máy chiếu, bạn sẽ thay thế bằng hình thức sử dụng các hình ảnh ẩn dụ ví von, các đồ vật trực quan để diễn đạt điều muốn nói sao cho ấn tượng. Về sau, bạn đã sản xuất thêm khoảng hơn 40 bộ khóa học trên Youtube với tổng cộng với gần 400 56
  5. video. Ta thấy, trong quá trình hành nghề, các chất liệu mà bạn sử dụng để thuyết trình chủ yếu thuộc về kênh hình - vốn là kênh mà bạn mạnh. Ví dụ 2: Anh Lê Tấn Minh là sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Trong những năm đầu tiên, nhờ quá trình đi làm thêm và tham gia các dự án ngắn hạn bên ngoài, anh nhận thấy mình có khả năng thẩm mỹ khá tốt, đồng thời cũng yêu thích về hướng lập trình. Do đó, sau giai đoạn học tập khối kiến thức cơ sở, khi chọn hướng chuyên ngành, anh quyết định chọn hướng “Lập trình & thiết kế web”. Vì phù hợp với năng khiếu của bạn thân, anh học rất say mê hứng thú. Khi tốt nghiệp ra trường, trong quá trình giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng, anh được đồng nghiệp và cấp quản lý nhận xét rằng anh có khả năng giao tiếp rất tốt. Do đó, công ty hay cử anh gặp gỡ những khách hàng tiềm năng để lắng nghe nhu cầu của họ. Từ đó, ngoài vị trí Lập trình & Thiết kế web (Web Designer & Web Developer), anh còn làm thêm một công việc mà các đồng nghiệp khác trong công ty ít người làm được, đó là sale các dự án web. Từ đấy, anh có thêm một nguồn thu nhập khi được nhận hoa hồng 5% tổng giá trị hợp đồng mỗi lần thuyết phục được khách hàng đồng ý kí hợp đồng. Từ các ví dụ trên, ta thấy: nếu biết mình có tư chất gì thuận lợi, ta có thể kết hợp tư chất đó với ngành mà mình đang học, từ đó sẽ tìm ra nghề cụ thể phù hợp nhất mà mình nên làm sau khi ra trường. Nếu chọn đúng, ta sẽ phát triển “thuận theo tự nhiên”. Khi kết hợp được nhiều thế mạnh lại, giống như một phi thuyền được đẩy bằng nhiều động cơ tên lửa mạnh, tốc độ phát triển sẽ tăng cao và ta có thể bứt phá về năng lực chuyên môn so với các bạn cùng trang lứa. Một số ví dụ khác: NGÀNH HỌC TƯ CHẤT “NGHỀ” CHÍNH PHỤ TRỘI Lập trình Giao tiếp Sale phần mềm Tâm lý học Thuyết trình Diễn giả Kinh doanh máy Quản trị kinh doanh Kỹ thuật cơ khí móc Chuyên viên team- Hướng dẫn du lịch Quản trò building 57
  6. Trợ lý giám đốc; Tiếng Anh Giao tiếp Sales Đồ họa Chụp ảnh Studio Dược Giao tiếp thuyết phục Trình dược viên V.v... BÀI TẬP 11. KẾT HỢP THẾ MẠNH CỦA BẢN THÂN VỚI NGHỀ a. Bạn nên đăng ký học hoặc tìm đọc giáo trình của học phần “Kỹ năng khám phá bản thân”. Từ đó, ứng dụng sáu cách mà giáo trình hướng dẫn để xác định thế mạnh của mình. b. Sau khi xác định xong, hãy lần lượt thử kết hợp từng thế mạnh với ngành mình đang học để xem kết quả sẽ thành ra vị trí nghề nghiệp cụ thể nào. Cách 4. Chăm chỉ chịu khó Cách thứ tư để bứt phá về năng lực chuyên môn, đó là thái độ học tập tích cực, thể hiện qua sự chăm chỉ và chịu khó. Với những sinh viên có tư chất, nhưng không chịu luyện tập, tư chất sẽ dần thui chột và trở nên vô dụng. Giống như những hạt giống tốt, nếu không được vun trồng, cũng dần dần mục nát. Do đó, ta phải vun trồng các năng lực của mình bằng sự rèn luyện, chịu khó học hỏi, chịu khó thực hành. Với những sinh viên có tư chất tương đương nhau, ai chăm chỉ chịu khó hơn, người đó sẽ bứt phá và vượt lên dẫn trước. Thậm chí, trước những sinh viên có tư chất tốt nhưng lười biếng, thì những sinh viên có tư chất bình thường nhưng siêng năng vẫn hoàn toàn có khả năng bứt phá và chiến thắng. Như trong câu chuyện rùa và thỏ chạy đua, rõ ràng rằng đấu trường đó là đấu trường thuận lợi của thỏ. Tuy nhiên, sự lười biếng vẫn khiến nó trở thành kẻ thua cuộc, sự siêng năng cần cù vẫn khiến rùa trở thành kẻ chiến thắng. Huống hồ trong cuộc đua ở trường đại học, bạn chưa hẳn là rùa, mà bạn có thể là thỏ, và những người trong lớp của bạn cũng đều là thỏ. Do đó, thái độ học tập của bạn trên đường đua này sẽ quyết định đến chất lượng 58
  7. chuyên môn của bạn, và đến sự thành công của bạn khi bước vào đấu trường chính thức, đó chính là đấu trường nghề nghiệp trong tương lai. Để tự kiểm tra sự chăm chỉ chịu khó của mình, bạn hãy tự theo dõi xem mình đã tham gia đầy đủ các hoạt động sau đây hay chưa. BÀI TẬP 12. TỰ KIỂM TRA SỰ TÍCH CỰC, CHĂM CHỈ, CHỊU KHÓ CỦA BẢN THÂN TRONG SUỐT BỐN NĂM ĐẠI HỌC Đây là danh sách 17 hoạt động mà một sinh viên chịu khó sẽ trải qua trong suốt quá trình học tập của mình. Bạn hãy đánh dấu vào các hoạt động nào mà mình đã tham gia hoặc đã hoàn thành. Mục tiêu là sau bốn năm đại học, bạn sẽ trải qua tất cả 17 hoạt động sau đây của thời sinh viên: 17 HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SINH VIÊN CHỊU KHÓ HỌC TẬP CHUYÊN MÔN  1. Đọc trước bài ở nhà, đọc trước đề cương môn học  2. Đi học đầy đủ trên lớp  3. Nghe giảng & ghi chép nghiêm túc  4. Tích cực đặt câu hỏi khai thác kinh nghiệm của giảng viên  5. Chịu khó làm bài tập, bài thuyết trình, dự án nhóm  6. Đọc nhiều sách chuyên ngành & sách tham khảo  7. Tìm kiếm các tài liệu chuyên môn trên internet, ở các website chuyên ngành, đăng kí học các khóa đào tạo trực tuyến  8. Chịu khó nâng cao trình độ bằng cách đọc tài liệu tiếng Anh, học các khóa do chuyên gia nước ngoài giảng dạy (online hoặc trực tiếp)  9. Tham gia các hội thảo chuyên môn, các lớp học thực chiến  10. Học thêm các chứng chỉ chuyên ngành  11. Đăng kí và thực hiện đề tài «Sinh viên nghiên cứu khoa học»  12. Gia nhập các hội nhóm nghề nghiệp, làm quen kết bạn học hỏi người trong ngành  13. Làm trợ lý nghề nghiệp cho một người trong nghề; hoặc xin phụ việc cho một cơ sở sản xuất/ kinh doanh/ nhà xưởng/ văn phòng...  14. Tìm người làm mentor/ coach/ cố vấn/ hướng dẫn cho mình  15. Tìm kênh luyện tập ứng dụng, phòng thí nghiệm, câu lạc bộ thực 59
  8. hành, tự tập luyện  16. Tham gia các cuộc thi chuyên môn, cuộc thi kỹ năng nghề nghiệp trong trường và cuộc thi ngoài trường  17. Đi làm thêm liên quan chuyên môn Tóm lại, có 4 cách để bạn giỏi về chuyên môn: Cách 1. Phương pháp học thông minh & hút đủ chất. Cách 2. Chọn ngách chuyên sâu và luyện lên tới đỉnh. Cách 3. Sử dụng thế mạnh của tư chất để kết hợp với nghề. Cách 4. Chăm chỉ chịu khó. PHẦN 5. LÀM SAO ĐỂ GIỎI KỸ NĂNG MỀM? Kỹ năng mềm có thể chia thành 3 nhóm chính: Một là, các kỹ năng mềm để tự quản lý bản thân và phát triển bản thân. Hai là, các kỹ năng mềm sử dụng trong công việc. Ba là, các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống, hay còn gọi là kỹ năng sống. Thực ra, kỹ năng sống (hiểu theo nghĩa rộng nhất) sẽ bao hàm cả ba nhóm trên. Còn kỹ năng mềm (hiểu theo nghĩa hẹp nhất) thì chỉ gồm các kỹ năng ứng dụng trong công việc. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối vì kỹ năng này hay kỹ năng khác đều tương hỗ lẫn nhau và hầu như không chỉ ứng dụng riêng biệt ở một nơi nào cả. Chẳng hạn 60
  9. như, kỹ năng làm việc nhóm được xem là kỹ năng dùng trong công việc, nhưng nó cũng rất quan trọng khi chung sống trong một gia đình; hay kỹ năng quản trị cảm xúc là một kỹ năng để tự chủ bản thân, nhưng nó hầu như không thể thiếu khi làm việc trong tập thể. Do đó, quan trọng nhất là ta chọn những kỹ năng cụ thể nào mà mình thấy cần thiết nhất để tập luyện hình thành. Sau đây, giáo trình sẽ giới thiệu 15 kỹ năng mềm để bạn lên kế hoạch rèn luyện trong bốn năm sắp tới. Từ đó, hành trang việc làm của bạn không chỉ có chuyên môn giỏi, mà còn có các kỹ năng mềm cần thiết. Trong các kỹ năng này, có 8 kỹ năng mềm trong công việc và 7 kỹ năng phát triển bản thân. Chúng là những kỹ năng thường dùng nhất của một người đi làm chuyên nghiệp. 8 kỹ năng mềm để làm việc chuyên nghiệp: 1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP a. Tầm quan trọng của kỹ năng này: Có một câu nói đại ý rằng: “Nếu thiếu ngoại ngữ, bạn sẽ mất cơ hội vào các công ty tập đoàn lớn. Nếu thiếu bằng cấp, bạn sẽ mất cơ hội thăng tiến lên những bậc cao hơn. Còn nếu thiếu kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ mất tất cả!”. Câu nói trên tuy có hơi cường điệu, nhưng trong thực tế, việc giao tiếp có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình mà ta làm việc. Chẳng hạn như, không biết giao tiếp, bạn sẽ không thể hòa nhập với tập thể đồng nghiệp ở cơ quan. Không biết giao tiếp, bạn sẽ không thể có được sự gật đầu của khách hàng. Không có kỹ năng giao tiếp, bạn có thể bị lãnh đạo doanh nghiệp loại ngay từ vòng phỏng vấn. Chỉ cần một trắc trở nêu trên cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến công việc và hướng đi của bạn. 61
  10. Dân gian có một câu hỏi ẩn dụ vui rằng: “Bằng nào là mạnh nhất trong xã hội?”. Đó không phải bằng tiến sĩ, không phải bằng thạc sĩ, cũng không phải bằng cử nhân mà bạn sẽ có. Cái bằng quyền lực nhất trong cuộc sống chính là “bằng lòng”. Thật vậy, nếu bạn có bằng tiến sĩ đi chăng nữa, ban tuyển dụng chưa chắc sẽ gật đầu đồng ý nhận bạn vào làm trong tập thể của họ, nếu họ thấy bạn không phù hợp, hoặc không đáng tin, hoặc không biết điều khi giao tiếp. Tuy nhiên, một khi họ đã “bằng lòng”, thì dù bạn chỉ có tấm bằng cử nhân, họ vẫn đón chào bạn vào làm đồng đội của họ. Hoặc giả sử, nếu bạn không đi tìm việc, mà tự tạo công việc bằng cách khởi nghiệp, thì dù bạn có bằng tiến sĩ, nhưng lại không có kỹ năng giao tiếp, khiến khách hàng rất căm ghét, thì bạn vẫn thất bại như thường. Ngược lại, một khi khách hàng đã “bằng lòng” với bạn, thì dù sản phẩm dịch vụ của bạn có đôi chút chỗ cần cải thiện, họ vẫn vui vẻ mua hàng và trở thành khách hàng thân thiết. Phân tích này không phải để hạ thấp giá trị của bằng cấp, vì bằng cấp là một trong các loại chứng nhận năng lực có uy tín tại Việt Nam. Tuy nhiên, bằng cấp chỉ là một trong cách điều kiện cần, chứ chưa đủ. Cái đủ sẽ đến từ sự bằng lòng với nhau trong tiếp xúc, trong khi làm việc, thậm chí là trong cuộc sống gia đình, trong cư xử ngoài xã hội. Mà “bằng lòng” được tạo từ kỹ năng gì? Đó chính là kỹ năng giao tiếp. Một vệt mực tuy không thể làm hỏng cả chiếc áo sơ mi trắng, nhưng chiếc áo đó sẽ bị người ta cất vào trong tủ và hầu như nó không còn được mặc để ra đường. Hoặc khi đi mua trang phục, bạn có thể sẵn sàng từ bỏ không mua một chiếc váy nào đó chỉ vì phát hiện nó có một vết rách. Giao tiếp chính là bộ quần áo nhân cách của chúng ta. Cách mà ta giao tiếp sẽ thể hiện nhân cách của chính mình. Nếu nhân cách của ta thể hiện ra một “vết rách”, đối phương có thể sẽ mất lòng tin, hoặc phật ý. Từ đó, họ có thể sẵn sàng từ bỏ không thuê bạn, không muốn làm việc với bạn, hoặc không còn tin bạn, hoặc không chọn lựa bạn. Vài vết rách trong giao tiếp thường gặp như: cư xử thiếu lịch sự, dùng từ thô tục, email cộc lốc, đùa giỡn vô duyên, trang phục thiếu nghiêm túc, văn bản sai nhiều lỗi chính tả và ngôn từ nhí nhố, không biết quy tắc xã giao, cư xử càn quấy, hay gây mâu thuẫn, nói chuyện thiếu thiện cảm... sẽ khiến cho mọi người thầm nảy sinh ác cảm với ta. Nếu ta tránh được tất cả các điều trên, ta chỉ là mới đạt được “Level 1” trong giao tiếp, gọi là “Người lịch sự”. Trong giao tiếp, còn có rất nhiều “level” cao hơn, như “Người tốt”, “Người tinh tế khéo léo”, “Người biết dẫn dắt 62
  11. thuyết phục”, “Hình mẫu được tôn kính”.v.v… Ở những level đó, cần rất nhiều kỹ năng cũng như phẩm chất; mà nếu không học kỹ năng, không rèn phẩm chất, ta sẽ không thể nào hình thành được. b. Nội hàm của kỹ năng này: Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng lớn, bao hàm rất nhiều các kỹ năng con. Trong đó, 12 kỹ năng thường sử dụng gồm: 1. Phép lịch sự & các nghi thức xã giao cần thiết 2. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ 3. Kỹ năng giao tiếp tạo thiện cảm 4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bất đồng 5. Kỹ năng đàm phán - thuyết phục 6. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ 7. Kỹ năng giao tiếp trên bàn tiệc 8. Kỹ năng giao tiếp thanh lịch 9. Kỹ năng giao tiếp nơi công sở 10. Kỹ năng giao tiếp với sếp, giao tiếp với khách hàng 11. Kỹ năng tặng quà, cảm ơn, xin lỗi, bông đùa 12. Kỹ năng giao tiếp qua email, giao tiếp qua điện thoại, giao tiếp qua mạng xã hội Tùy vào nghề nghiệp bạn sẽ làm mà kỹ năng nào nêu trên sẽ được dùng thường xuyên nhất. Nếu bạn làm sales, thì kỹ năng đàm phán thuyết phục đôi khi còn quan trọng hơn cả toàn bộ năng lực chuyên môn cộng lại. Nếu bạn là kỹ sư làm việc với máy móc thôi, thì kỹ năng giao tiếp nơi công sở - giao tiếp tạo thiện cảm - thiết lập mối quan hệ sẽ giúp bạn làm quen được nhiều anh chị, nhất là với các kỹ sư đi trước, được họ yêu mến và tận tình chỉ dẫn dìu dắt ngay từ những ngày đầu bạn bỡ ngỡ bước vào xí nghiệp. c. Cách rèn luyện kỹ năng này:  Việc 1. Đăng ký học phần “Kỹ năng giao tiếp”, đọc kỹ giáo trình hướng dẫn kỹ năng này và làm hệ thống các bài thực hành mà giáo trình hướng dẫn. Ngoài ra, cần tham gia thêm các lớp đào tạo về kỹ năng giao tiếp ở các trung tâm bên ngoài nhà trường. 63
  12.  Việc 2. Đọc các sách hướng dẫn chung kỹ năng giao tiếp (như sách Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie), các sách hướng dẫn giao tiếp trong những trường hợp khác nhau (khi bán hàng, trong công sở, trong buổi tiệc...), các sách về nghi thức xã giao, sách về các phép lịch sự, sách về thấu hiểu tâm lý con người trong tiếp xúc. Việc này sẽ giúp bạn có nền tảng hiểu biết về chuẩn mực giao tiếp để thực hành ở những bước sau.  Việc 3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức, tuân thủ pháp luật, thường xuyên tự cảnh tỉnh bản thân, trau dồi sức mạnh của lương tâm, tự cảnh giác trước những ý định xấu, tự xấu hổ trước những lời nói và hành động thiếu lịch sự.  Việc 4. Thực hành tiếp xúc với nhiều dạng người, giao tiếp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Thực hành làm quen kết bạn - mở rộng mối quan hệ - tham gia các buổi xã giao - tham gia các câu lạc bộ, Đoàn, Hội - giao tiếp trong các buổi tiệc, liên hoan, sinh hoạt tập thể, event, cuộc thi - thực hành giải quyết mâu thuẫn khi va chạm - thực hành đàm phán thuyết phục khi cần thiết... Giao tiếp và va chạm trong môi trường thực tế chính là nơi tốt nhất để hình thành kỹ năng này. BÀI TẬP 13. THỰC HÀNH 4 VIỆC TRÊN ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP 2. KỸ NĂNG XÂY DỰNG MỤC TIÊU & LẬP KẾ HOẠCH a. Tầm quan trọng của kỹ năng này: “Không lập kế hoạch chính là đang lập kế hoạch cho sự thất bại.” (Châm ngôn) Toàn bộ cuộc sống của con người đều được dẫn dắt bởi các mục tiêu: mục tiêu cuộc đời, mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu gia đình, mục tiêu sức khỏe, mục tiêu tinh thần. 64
  13. Trong quá trình thực hành nghề nghiệp, ta lại tiếp tục thường xuyên đặt các mục tiêu cụ thể hơn như: mục tiêu từng dự án, mục tiêu tài chính, mục tiêu thăng tiến, mục tiêu học tập nâng cao trình độ,... Nếu là cấp quản lý, ta rất thường xuyên phải đặt ra mục tiêu làm việc của phòng ban, các chỉ tiêu bán hàng, chỉ tiêu giao việc. Với đa số mọi người, mục tiêu thường đồng nhất với cái họ muốn. Tuy nhiên, đó là cách đặt mục tiêu một cách bản năng, nên thường đa số chúng đều vô định và không khả thi. Vì vậy, biết cách đặt mục tiêu sao cho cụ thể, khả thi, đo lường được, có thời hạn rõ ràng, hợp lý và đầy kích thích... thì ta buộc phải có kỹ năng. Đặt một mục tiêu tốt chưa đủ, ta cần biết xây dựng kế hoạch để hiện thực hóa mục tiêu đó. Bản kế hoạch không chỉ đơn giản là một văn bản chỉn chu chuẩn mực và đầy đủ các mục, mà quan trọng nhất là ta phải biết chọn loại kế hoạch nào trong vô số loại kế hoạch để khớp với kiểu mục tiêu của mình. Hơn nữa, trong bản kế hoạch đó, thứ quan trọng nhất chính là xây dựng chiến lược thực hiện một cách khôn ngoan. Với người đi làm, đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch là tấm bản đồ để ta biết làm một cách khôn ngoan từng dự án, từng nhiệm vụ. Nếu làm việc mà không có kế hoạch, giống như đi đường mà không biết điểm đến, cũng chẳng hình dung sẽ đi con đường nào cho đúng, mọi thứ đều phó mặc cho số phận, “đến đâu hay đến đó”, thì tất yếu sẽ dễ lạc đường, gặp nhiều sai sót, thậm chí là liên tục thất bại. b. Nội dung của kỹ năng này: Kỹ năng xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch bao gồm 2 kỹ năng thành phần: 1. Kỹ năng xây dựng mục tiêu 2. Kỹ năng lập kế hoạch Riêng Kỹ năng triển khai kế hoạch nhằm đạt mục tiêu sẽ phụ thuộc vào năng lực của bạn ứng với loại công việc mà bạn phải làm. c. Cách rèn luyện kỹ năng này: 65
  14.  Việc 1. Đăng ký học phần “Kỹ năng xây dựng mục tiêu & lập kế hoạch”, đọc kỹ giáo trình hướng dẫn kỹ năng này và làm hệ thống các bài thực hành mà giáo trình hướng dẫn. Ngoài ra, nên tham gia thêm các lớp đào tạo về kỹ năng này tại các trung tâm.  Việc 2. Đọc các sách hướng dẫn cách xây dựng một mục tiêu tốt, sách hướng dẫn cách viết một bản kế hoạch tốt. Các sách viết về chủ đề này trong lĩnh vực kinh doanh (chẳng hạn như: cách đặt mục tiêu kinh doanh, cách lập kế hoạch kinh doanh) thường sẽ là nguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho kỹ năng này.  Việc 3. Tham gia Ban cán sự lớp, Ban chấp hành Đoàn - Hội, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, Ban tổ chức... để thực hành. Khi tham gia vào các ban này, bạn sẽ phải rất thường xuyên đề ra mục tiêu hoạt động, đặt ra mục tiêu cho từng sự kiện và viết kế hoạch tổ chức các sự kiện đó. Đồng thời, bạn cũng sẽ triển khai chính kế hoạch mà mình đã viết ra. Sau nhiều lần, bạn sẽ biết được nên viết một bản kế hoạch thế nào cho thực tế, dễ làm, rõ ràng, dễ theo dõi, dễ đánh giá và nhất là xây dựng chiến lược thực hiện thế nào cho khôn ngoan.  Việc 4. Ứng dụng những gì đã học trong lớp đào tạo và đã đọc trong sách để tiến hành tự xây dựng mục tiêu cuộc đời, mục tiêu học tập, mục tiêu công việc, mục tiêu gia đình, mục tiêu sức khỏe, mục tiêu tinh thần. Thực hành viết kế hoạch thực hiện cho các mục tiêu đó. BÀI TẬP 14. THỰC HÀNH 4 VIỆC TRÊN ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG MỤC TIÊU & LẬP KẾ HOẠCH 3. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN & TỔ CHỨC CÔNG VIỆC * Ghi chú: Quản lý thời gian thực chất là tổ chức công việc trong quỹ thời gian mình có, do đó quản lý thời gian và tổ chức công việc là cùng nói về một nội dung. a. Tầm quan trọng của kỹ năng này: Thời gian mà bạn có và những gì bạn làm trong thời gian đó sẽ hình thành nên cuộc đời của bạn. Do đó, biết quản lý thời gian chính là biết quản lý những gì mình nên làm trong cuộc đời, biết chọn lọc những gì mình nên làm trong học tập, biết sắp xếp những gì mình nên làm trong công việc, biết loại bỏ và giữ lại những gì mình sẽ làm trong cuộc sống. 66
  15. Quản lý thời gian là quyết định việc mà bạn sẽ làm, nên kỹ năng này sẽ quyết định đến hiệu quả sử dụng thời gian sống ít ỏi mà bạn có trong lần duy nhất mà bạn được sống trong vũ trụ này. Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian & tổ chức công việc, người đi làm hay bị rơi vào các trường hợp sau: - Bị rơi vào các “bẫy thời gian”, bận rộn với các việc không đâu, bị các “kẻ cắp thời gian” chiếm một thời lượng lớn trong cuộc sống, trong khi các việc quan trọng thì vẫn chưa làm. - Mục tiêu và kế hoạch đặt ra nhưng không bao giờ thực thi được, không hoàn tất được. Mỗi năm lại phải đặt lại mục tiêu lại y như năm trước. - Nếu được giao nhiều việc nhưng không biết sắp xếp sẽ dẫn đến bị quá tải công việc, từ đó dẫn đến căng thẳng stress, quên việc, sót việc, chán việc, sợ đi làm. - Bị rối trí, làm việc chụp giật, đụng đâu làm đó. - Bị cuốn theo các lời mời gọi rủ rê, các thói quen giải trí. - Bị hình thành thói quen trì trệ, “nước tới chân mới nhảy”, từ đó sinh ra thói quen làm để đối phó, làm cho qua chuyện, khiến chất lượng làm việc kém. Về lâu dài sẽ không được tín nhiệm, không thăng tiến, thu nhập thấp. b. Cốt lõi của kỹ năng thường gồm các phần: - Nhận ra các sai lầm khi quản lý thời gian - Bốn mức độ khôn ngoan khi sử dụng thời gian (bốn mindset) - Các nguyên tắc vàng về thời gian - Cách quản lý thời gian tầm cuộc đời - Cách quản lý thời gian tầm năm - Cách quản lý thời gian tầm tháng - Cách quản lý thời gian hàng tuần - Cách quản lý thời gian hàng ngày - Các công cụ & phần mềm hiện đại giúp quản lý thời gian dễ dàng hiệu quả c. Cách rèn luyện kỹ năng này: 67
  16.  Việc 1. Đăng ký học phần “Kỹ năng quản lý thời gian & tổ chức công việc”, đọc kỹ giáo trình hướng dẫn kỹ năng này và làm hệ thống các bài thực hành mà giáo trình hướng dẫn. Nếu có điều kiện, hãy tham gia thêm các lớp đào tạo về kỹ năng này tại các trung tâm nhà trường.  Việc 2. Đọc các sách về kỹ năng quản lý thời gian, sách hướng dẫn sử dụng cuộc đời, sách nói về việc sử dụng thanh xuân - tuổi trẻ, sách kể về các tấm gương danh nhân có cuộc đời mà bạn ngưỡng mộ và xem cách họ dùng thời gian của mình như thế nào.  Việc 3. Thực hành danh sách “17 hoạt động của một sinh viên chịu khó” đã được liệt kê ở Phần 3 - Mục 4 của quyển giáo trình này để thực hành những cách quản lý thời gian đã học trên lớp và trong sách.  Việc 4. Thường xuyên liệt kê danh sách công việc đang làm trong cuộc sống hàng ngày và tổ chức nó lại một cách khôn ngoan hơn. BÀI TẬP 15. THỰC HÀNH 4 VIỆC TRÊN ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN 4. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ & RA QUYẾT ĐỊNH * Tên gọi khác của kỹ năng này: Kỹ năng tư duy, Kỹ năng xử lý tình huống, Kỹ năng giải quyết khó khăn. Thực chất: quá trình giải quyết vấn đề chính là quá trình tư duy, còn ra quyết định chỉ là một khâu trong quá trình đó. a. Tầm quan trọng của kỹ năng này: Thực tế luôn luôn khó khăn hơn nhiều so với ta dự tính. Vì học tập, công việc, cuộc đời... không bao giờ hoàn toàn như ta hình dung, nên ta sẽ liên tục gặp các "vấn đề" trong việc mình đang làm. "Vấn đề" là bài tập mà ta thường xuyên phải giải dù đang làm việc ở bất cứ cơ quan, tổ chức, xí nghiệp nào. 68
  17. Thực tế thường luôn nhiều khó khăn hơn là những gì ta dự tính Nếu thiếu kỹ năng này, người đi làm thường rơi vào các trường hợp sau: - Lúng túng khi gặp vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, phản ứng chậm. - Bế tắc, bí lối, phải nhờ trợ giúp từ người khác trong khi đó là lĩnh vực trách nhiệm của mình. - Nếu thiếu kỹ năng ra quyết định, sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm; hoặc hay có tính do dự, phân vân lâu, không quyết đoán, không thể ra quyết định nhanh, từ đó làm lỡ việc, gây trì trệ chung cho tập thể. - Thiếu tự tin, hay phải nhờ người khác quyết định thay nên hình thành thói quen hay nghe theo lời người khác mà không có lập trường riêng. - Hay cầu an trong công việc (trong khi thị trường ngày nay liên tục biến động, đối thủ cạnh tranh liên tục cải tiến, tình hình xã hội liên tục biến chuyển nhưng lại mong công việc vĩnh viễn bình yên không phát sinh vấn đề thì mong muốn này là không thực tế). - Hay nản lòng, stress, thường xuyên bỏ việc vì không đáp ứng nổi yêu cầu công việc. - Hay đầu hàng, chịu thua số phận; hầu như hiếm khi nào đạt được mục tiêu, gặp thất bại hay than phiền đổ lỗi do cuộc sống nhiều trắc trở. b. Kỹ năng này thường gồm các kỹ năng thành phần đi theo tiến trình tư duy như: - Kỹ năng phân loại vấn đề - Kỹ năng tìm ý tưởng để giải quyết - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng thực thi quyết định c. Cách rèn luyện kỹ năng này:  Việc 1. Đăng ký học phần “Kỹ năng giải quyết vấn đề & ra quyết định”, tham gia các lớp đào tạo về kỹ năng tư duy ở các trung tâm.  Việc 2. Đọc các sách hướng dẫn kỹ năng giải quyết vấn đề, cách xử lý các loại khó khăn trong những trường hợp khác nhau.  Việc 3. Thường xuyên giải Toán, giải các bài tập trong các môn học, nghĩ cách giải quyết các nhiệm vụ giảng viên giao, giải quyết các bài 69
  18. tập nhóm... Tất cả các nhiệm vụ học tập đều là “vấn đề”, bạn hãy áp dụng các cách mà mình học được để thực hành giải quyết.  Việc 4. Tham gia các cuộc thi, tham gia tổ chức các sự kiện Đoàn - Hội - Câu lạc bộ - phong trào trong nhà trường là một cách rất hay để “đâm đầu vào vấn đề, đâm đầu vào áp lực”, từ đó giúp bạn hình thành phản xạ giải quyết vấn đề và ra quyết định nhanh, chính xác. “Vùng biển lặng khó tạo nên thủy thủ giỏi”, do đó, bạn nên đi làm thêm, hoặc lăn xả vào các hoạt động. Đương đầu càng nhiều vấn đề, bạn càng có cơ hội để phát triển kỹ năng này.  Việc 5. Ứng dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề & ra quyết định đã học được (từ lớp, từ sách, từ thực tiễn) để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hiện tại của bạn (ví dụ: giải quyết vấn đề trong gia đình, vấn đề tình cảm, vấn đề bạn bè, vấn đề tài chính, vấn đề giao tiếp, vấn đề sức khỏe...) BÀI TẬP 16. THỰC HÀNH 5 VIỆC TRÊN ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀN & RA QUYẾT ĐỊNH 5. KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO * Tên gọi khác của kỹ năng này: Kỹ năng tư duy đột phá, kỹ năng đi tìm ý tưởng. a. Tầm quan trọng của kỹ năng này: Có câu chuyện kể rằng: 8g sáng, ông chủ mang 20 cây rìu giao cho 20 người giúp việc, rồi yêu cầu mỗi người phải chặt đổ tối thiểu 50 cây trong cánh rừng mà ông trồng trước thời hạn 17g chiều, nếu ai chặt được nhiều hơn sẽ tùy theo số cây mà thưởng. Kết quả: 10 người không đạt chỉ tiêu và bị trừ lương; 5 người đạt chỉ tiêu nhưng hai bàn tay đều phồng rộp; 2 người thì bàn tay chỉ ê ẩm một chút nhưng vượt chỉ tiêu nên được thưởng; duy chỉ có 1 người đạt gấp đôi chỉ tiêu mà lại không có vẻ gì là quá mệt. Theo bạn, ai là người chiến thắng và vì sao họ thắng? + 10 người đầu tiên “nghĩ sao làm vậy”, tức làm việc theo kiểu lối mòn, ít động não, nên lao động vừa cực khổ mà lại không hiệu quả. + 5 người kế tiếp đạt chỉ tiêu vì sự chăm chỉ cố sức, nhưng về lâu dài sức lực sẽ hao mòn. 70
  19. + 2 người vượt chỉ tiêu biết đi mài rìu trước khi làm việc; “mài rìu” chính là chịu khó học hỏi, chịu khó suy nghĩ để làm việc theo cách sáng tạo hơn. + 1 người hiếm hoi chịu khó đầu tư để đổi thành chiếc cưa máy, từ đó có trong tay công cụ lao động hiệu quả, nên ngày nào cũng được tưởng thưởng và làm việc nhẹ nhàng. Đây là những người lao động vừa có tư duy sáng tạo, vừa chịu đầu tư ban đầu để nắm trong tay công nghệ, bắt công nghệ làm việc thay mình. + Tuy nhiên, người hưởng lợi nhiều nhất, đó là ông chủ. Ông đã từ lâu vượt khỏi lối tư duy của người đi làm thuê, để có một dòng tư duy khác hẳn với những người còn lại. Bạn thấy đấy, tư duy càng sáng tạo, càng vượt khỏi lối mòn, thì lối tư duy đó sẽ giúp bạn càng ở một vị trí tương ứng, thu nhập tương ứng, cuộc sống tương ứng. Bạn đang ở tầm nào và sẽ thuộc vào nhóm người nào? Không chỉ những ý tưởng lớn lao, mà sự sáng tạo cũng cần hiện diện trong những công việc hàng ngày của một người đi làm, dù bạn là ông chủ hay là nhân viên. Chẳng hạn như, kỹ năng này sẽ dùng đến khi ta cần: - Giải quyết một nhiệm vụ mới. - Nghĩ ra ý tưởng dự án mới; sáng tạo ra một chương trình mới. - Nghĩ ra một câu slogan mới/ viết một kịch bản mới/ tìm cách diễn đạt mới cho bài thuyết trình/ thiết kế một bao bì mới/ thay đổi một màu sắc mới cho sản phẩm/ tìm ra công thức chế tạo mới/ khai thác phân khúc khách hàng mới/ nảy sinh ý tưởng sản phẩm mới... - Tìm ra cách giải quyết mới hay hơn cho vấn đề đang đối diện. Khi cần bất kì điều gì “mới”, khi đó ta đều cần dùng đến kỹ năng tư duy sáng tạo. Thời đại của ý tưởng đã đến. Thế giới ngày nay là một thế giới phẳng mà ai tạo được sự khác biệt người đó sẽ chiến thắng. b. Kỹ năng này thường gồm các nội dung cốt lõi như: - Hai nguyên nhân lớn kiềm hãm sự sáng tạo trong tư duy & cách phá bỏ chúng. 71
  20. - Kỹ năng phát hiện vấn đề mà người khác không nhìn thấy. - Bộ 150 kỹ thuật tư duy sáng tạo ứng dụng khi cần tìm ý tưởng trong bất kỳ lĩnh vực nào. - Mô hình dùng đánh giá chọn lọc ý tưởng để tìm ra ý tưởng tối ưu. c. Cách rèn luyện kỹ năng này:  Việc 1. Đăng ký học phần “Kỹ năng Tư duy sáng tạo”, tham gia các lớp đào tạo về kỹ năng này ở các trung tâm.  Việc 2. Đọc các sách hướng dẫn kỹ năng tư duy sáng tạo, các sách của những người có suy nghĩ khác biệt, trái với đám đông.  Việc 3. Tìm đọc các ý tưởng đạt giải trong các cuộc thi sáng tạo trong ngành mà bạn đang học, trong các ngành liên quan và trong cả các ngành không hề liên quan.  Việc 4. Thường xuyên giải các câu đố mẹo (đòi hỏi phải nghĩ khác so với lối mòn tư duy thông thường); giải các bài tập ý tưởng, nghĩ ra cách làm mới khi giải quyết các nhiệm vụ giảng viên giao, sáng tạo khi thuyết trình.  Việc 5. Tham gia các cuộc thi ý tưởng, hoặc bất kì cuộc thi nào đòi hỏi bạn phải có sự khác biệt, phải có ý tưởng mới, phải có màu sắc riêng so với các đối thủ khác. Tham gia tổ chức các sự kiện Đoàn - Hội - Câu lạc bộ - phong trào trong nhà trường để thực hành tư duy sáng tạo khi lập kế hoạch, nghĩ ra ý tưởng truyền thông, sáng tạo chủ đề, đổi mới hình thức tổ chức, nghĩ ra cách thú vị để thu hút người tham dự, tạo ra một video sáng tạo để quảng cáo cho chương trình, tư duy sáng tạo khi xử lý cách vấn đề phát sinh... Tư duy ý tưởng càng nhiều, nhất là các hoạt động mang tính truyền thông, bạn càng có cơ hội để phát triển kỹ năng này.  Việc 6. Đăng kí làm nghiên cứu khoa học, hoặc đi làm thêm và áp dụng các kỹ thuật tư duy sáng tạo đã học được để tạo ra sáng chế mới/ phát hiện mới/ ý tưởng mới cho đề tài nghiên cứu hoặc cho cơ quan/ nhà xưởng/ xí nghiệp. BÀI TẬP 17. THỰC HÀNH 6 VIỆC TRÊN ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO 6. KỸ NĂNG HỢP TÁC 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0