Giáo trình Quản lý chương trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2
lượt xem 17
download
Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn giáo trình "Quản lý chương trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình", phần 2 trình bày các bài học: Quản lý đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ dân số; giám sát, đánh giá trong chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình tại cơ sở. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản lý chương trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2
- Bài 3 QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÀ CÁC DỊCH VỤ DÂN SỐ MỤC TIÊU: - Quản lý và phân loại được các đối tượng cần thực hiện kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) trong địa bàn xã để cung cấp các dịch vụ DS-KHHGĐ. - Trình bày đượ c cách lập dự trù, quản lý, phân phối các phương tiện tránh thai tại địa bàn. Quản lý các dịch vụ về DS-KHHGĐ. - Nắm được các ch ức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cơ bản của một cộng tác viên dân số-KHHGĐ ở tuyến cơ sở. - Phân tích được vai trò của văn bản kế hoạch hoạt động về DS-KHHGĐ tuyến cơ sở trong công tác quản lý. I. QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1. Khái niệm Đối tượng kế hoạ ch hóa gia đình là các cá nhân, cặp vợ chồng ( bao gồm cả vị thành niên và thanh niên ch ưa kết hôn) chưa sử dụng và đang sử dụng biện pháp tránh thai có trách nhiệm chấp nhận và tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai để chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. 2. Phân loại đối tượng 2.1. Các nhóm đối tượng KHHGĐ a) Nhóm đối tượng tiềm năng: - Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa áp dụng các biện pháp tránh thai (BPTT). - Đối tượng vị thành niên và thanh niên chưa kết hôn. b) Nhóm các cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT. c) Đối tượng khác . 2.2. Phân loại đối tượng để quản lý a) Nhóm đối tượng tiềm năng gồm: 98
- - Các cặp vợ chồng mới kết hôn chưa có con; - Các cặp vợ chồng đã sinh 1 con, có nguy cơ đẻ dầy ( con chưa được 36 tháng tuổi ) chưa áp dụng BPTT; - Các cặp vợ chồng đã có 2 con trở lên chưa áp dụng BPTT (đặc biệt các cặp vợ chồng sinh con một bề). - Đối tượng vị thành niên và thanh niên chưa kết hôn. b) Nhóm đối tượng đang sử dụng BPTT gồm: - Đối tượng sử dụng vòng tránh thai (dụng cụ tử cung - DCTC); - Đối tượng triệt sản nam; - Đối tượng triệt sản nữ; - Đối tượng sử dụng bao cao su; - Đối tượng sử dụng thuốc viên tránh thai; - Đối tượng sử dụng thuốc tiêm tránh thai; - Đối tượng sử dụng thuốc cấy tránh thai; - Đối tượng dùng các biện pháp khác. c) Nhóm phụ nữ có thai - Để sinh con; - Phá thai; - Sảy thai. Như vậy, có 15 nhóm đối tượng KHHGĐ cần thống kê biến động về số lượng hàng tháng theo bảng sau: TT Nhóm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 I. Đối tượng tiềm năng 1 Mới kết hôn chưa 3 có con 2 Đã sinh 1 con có nguy cơ đẻ dầy chưa áp dụng biện pháp tránh thai 3 Đã có 2 con trở lên chưa áp dụng biện pháp tránh 99
- TT Nhóm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 thai 4 VTN, thanh niên chưa kết hôn II. Đối tượng đang sử dụng BPTT 5 Vòng tránh thai 11 6 Triệt sản nam 7 Triệt sản nữ; 8 Bao cao su 9 Viên uống tránh thai 10 Thuốc tiêm tránh thai 11 Thuốc cấy tránh thai 12 Biện pháp khác III. Nhóm phụ nữ có thai 13 Để sinh con 2 14 Phá thai 15 Sảy thai Cách ghi biến động của các nhóm đối tượng KHHGĐ theo bảng trên như sau: - Các cột từ T1 đến T12 là các tháng trong 1 năm - Tại thời điểm cuối tháng, cộng tác viên đếm số đối tượng của từng nhóm đối tượng và ghi vào các ô của từng cột tháng. Ví dụ: Tháng 3 tại địa bàn xã có 3 cặp vợ chồng mới kết hôn chưa sinh con, tháng 5 có 11 đối tượng đặt vòng tránh thai, tháng 6 có 2 phụ nữ có thai… Bảng này nếu cộng tác viên không thống kê được biến động của các nhóm đối tượng hàng tháng, có thể điều chỉnh hàng quý. 3. Quản lý đối tượng KHHGĐ Quản lý đối tượng KHHGĐ được thực hiện bằng các phương thức khác nhau (thông qua việc ghi chép, hệ thống sổ sách và báo cáo định kỳ hoặc không thường xuyên…của cộng tác viên DS-KHHGĐ) nhằm mục đích nắm và tư vấn phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng về KHHGĐ cũng như những tai biến, tác dụng phụ sảy ra trong quá trình sử dụng các biện pháp KHHGĐ. 100
- 3.1. Phương thức quản lý theo các nhóm đối tượng 3.1.1. Nhóm đối tượng tiềm năng (chưa áp dụng các BPTT) - Tiếp cận các đối tượng tại nhà; - Truyền thông, t ư vấn cho các đối tượng các kiến thức cơ bản về KHHGĐ, sự cần thiết và lợi ích khi sử dụng các biện pháp tránh thai; - Giới thiệu các biện pháp tránh thai sẵn có tại địa phương, nêu rõ: + Cơ chế tác dụng của từng biện pháp tránh thai; + Hiệu quả tránh thai của từng biện pháp; + Thuận lợi và không thuận lợi của từng biện pháp; + Tác dụng phụ của từng biện pháp; + Cách sử dụng các biện pháp tránh thai; + Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng biện pháp tránh thai. - Có thể sử dụng tranh ảnh, hiệ n vật để minh hoạ cho đối tượng dễ hiểu. - Kiên trì vận động để đối tượng lựa chọn một biện pháp phù hợp. - Trong khi đối tượng chưa áp dụng biện pháp tránh thai, cần quản lý, theo dõi, hướng dẫn đối tượng phát hiện có thai sớm, tránh cho đối tượng phá thai to, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. - Khi đối tượng chấp nhận một biện pháp tránh thai lâm sàng như đặt dụng cụ tử cung, triệt sản, tiêm thuốc tránh thai… cộng tác viên dân số nên hướng dẫn đối tượng đến cơ sở y tế để thực hiện dịch vụ KHHGĐ. - Nếu đối tượng yêu cầu hướng dẫn biện pháp tránh thai truyền thống, cộng tác viên cần h ướng dẫn các nguyên tắc chi tiết cho đối tượng. 3.1.2. Nhóm đối tượng đang sử dụng các BPTT a) Nhóm đối tượng đặt dụng cụ tử cung – DCTC (vòng tránh thai) - Với người ngay sau khi đặt DCTC: + Cộng tác viên nhắc nhở đối tượng nằm nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 1 giờ, làm việc nhẹ và kiêng giao hợp trong thời gian 1 tuần; + Dùng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ Y tế; + Nếu thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu sau: Chậm kinh ; đau bụng dưới khi giao hợp ; sốt và ra khí hư hôi đối tượng tự kiểm tra không có dây 101
- vòng thì phải báo cho cộng tác viên DS-KHHGĐ biết hoặc đến ngay cơ sở y tế để khám và kiểm tra. - Với phụ nữ mới đặt vòng tránh thai, trong năm đầu cộng tác viên nên đến thăm 4 lần. + Lần 1: Tháng đầu sau đặt DCTC. + Lần 2: 3 tháng sau đặt DCTC. + Lần 3 : 6 tháng sau đặt DCTC. + Lần 4 : 12 tháng sau đặt DCTC. - Với phụ nữ đặt DCTC cũ (sau 12 tháng). + Mỗi năm cộng tác viên đến thăm đối tượng một lần vào tháng đối tượng đã đặt DCTC; + Nếu đối tượng có gì bất th ường, cộng tác viên đến thăm ngay; có thể hướng dẫn đối tượng đến trạm y tế xã để kiểm tra. - Hướng dẫn đối tượng đi kiểm tra hoặc tháo DCTC ra trong những trường hợp sau: + Khi không thấy dây vòng hoặc dây vòng dài ra hay ngắn đi; + Có thai trong khi vẫn đang mang DCTC. + Khi DCTC hết hạn sử dụng; + Khi đối tượng muốn có thai; + Khi đối tượng đã mãn kinh; + Khi có tác dụng phụ như viêm nhiễm, ra máu mà người dùng không thể chấp nhận được. b) Nhóm đối tượng triệt sản Ngay sau khi đối tượng triệt sản về nhà, cộng tác viên cần đến thăm và lập sổ theo dõi đối tượng. b1) Với đối tượng tri ệt sản nữ: - Khuyên đối tượng nghỉ ngơi hoàn toàn từ 2 -3 ngày; - Không làm việc nặng trong tuần đầu; - Giữ sạch vết mổ trong tuần đầu; - Tránh giao hợp ít nhất một tuần sau triệt sản hoặc lâu hơn nếu vết mổ còn đau; - Đưa đối tượng trở lại bệnh viện nếu đối tượng xuất hiện các dấu hiệu sốt cao (trên 38 độ C), chảy máu vết mổ, vết mổ đau hoặc có mủ, đau thắt bụng, nôn, chóng mặt, có dấu hiệu choáng, ngất. 102
- - Về lâu dài, cần giải thích cho đối tượ ng và theo dõi có thai vì vẫn có khả năng thất bại. Nếu có hiện tượ ng chậm kinh cần kiểm tra ngay để xác định có thai hay không. b2) Với đối tượng triệt sản nam - Nhắc nhở đối tượng giữ sạch vùng bìu; - Nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian 2 ngày, làm việc nhẹ trong vài ngày sau đó; - Đưa đối tượng trở lại bệnh viện để kiêm tra nếu xuất hiện các dấu hiệu sốt cao (trên 38 độ C), chảy máu, sưng tấy vùng có vết mổ; tụ máu ở bìu. - Nhắc đối tượng dùng bao cao su trong 20 lần quan hệ tình dục (xuất tinh) đầu tiên hoặc trong 3 tháng đầu sau triệt sản. - Giải thích cho đối tượng về khả năng có thai do thất bại biện pháp. Nếu vợ có thai, cần kiểm tra xác định. * Về lâu dài, cần theo dõi đối tượng để phát hiện có thai vì khôn g có biện pháp tránh thai nào đạt kết quả 100%. c) Nhóm đối tượng sử dụng bao cao su - Cộng tác viên cần theo dõi hàng tháng để đảm bảo đối tượng sử dụng đều và đúng cách. Cần có mô hình hiện vật, sách lật, tờ rơi để hướng dẫn cho đối tượng sử dụng đúng. - Theo dõi đối tượng sử dụng theo 2 kênh phân phối là tiếp thị xã hội và cấp phát miễn phí. - Bao cao su vừa là phương tiện tránh thai chính vừa là một biện pháp hỗ trợ sau triệt sản nam, sau khi quên uống thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai muộn (hỗ trợ trong thời gian 7 ngày). - Sử dụng bao cao su còn là biện pháp có tác dụng kép, vừa phòng tránh thai, vừa phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. d) Nhóm đối tượng sử dụng thuốc viên uống tránh thai - Cộng tác viên cung cấp thuốc đều đặn cho đối tượng, vỉ mới phải được phát cho đối tượng trước khi hết vỉ cuối cùng 7 ngày; Do vậy, cộng tác viên cần phải nắm chắc ngày sử dụng đầu tiên của đối tượng. - Dùng quy tắc 4 số 1 để nhắc nhở đối tượng sử dụng thuốc: + Số 1 đầu tiên: Uống vào ngày thấy kinh đầu tiên (thứ 1) của vòng kinh; + Số 1 thứ 2 : Ngày uống 1 viên; + Số 1 thứ 3: Uống vào một giờ nhất định; 103
- + Số 1 thứ 4: Uống một mạch không nghỉ với vỉ 28 viên, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp vỉ mới với vỉ 21 viên. - Hỗ trợ kịp thời khi người dùng quên uống thuốc (hướng dẫn đối tượng uống bù, dùng bao cao su hỗ trợ …). - Quản lý các tác dụng phụ, tư vấn cho đối tượ ng khi cần thiết. e) Nhóm đối tượng sử dụng thuốc tiêm tránh thai Thuốc tiêm tránh thai có 2 loại, loại có tác dụng tránh thai trong 3 tháng là DMPA (Depot medroxyprogesterone acetate) và trong 2 tháng là loại NET - EN. Hiện trong chương trình KHHGĐ quốc gia chủ yếu sử dụng loại thuốc tiêm tránh thai DMPA: Mỗi lần tiêm 1 lọ, có tác dụng tránh thai 3 tháng. Sau khi tiêm thuốc tránh thai, cán bộ y tế (hoặc cộng tác viên ) phải tư vấn và nhắc đối tượng : - Theo dõi những biểu hiện nhiễm trùng có thể xẩy ra ở vùng tiêm như: sưng tấy, đau nhức ở vùng tiêm; - Theo dõi các tác dụng phụ có thể gặp như: Ra máu âm đạo kéo dài hoặc ra nhiều (có thể xảy ra trong 1 hoặc 2 tháng đầu sau khi tiêm mũi thứ nhất), có thể mất kinh, cương vú nhẹ, buồn nôn, nhức đầu, nhưng sẽ hết dần sau mấy chu kỳ kinh nguyệt. - Quản lý ngày hẹn tiêm tiếp: Cộng tác viên phải nhắc nhở đối tượng đến tiêm đều đặn 3 tháng một lần, sau khi tiêm 3 tháng đối tượng cần đến tiêm tiếp. Ví dụ : Đối t ượng tiêm thuốc tránh thai ngày 15/1/2010, hẹn lần tiêm tiếp là ngày 15/4/2010. Nếu đối tượng đến trước hoặc sau 1 tuần vẫn có thể tiêm được. - Để dễ quản lý, kiểm tra nên có quyển sổ (hoặc phiếu ghi 12 tháng) ghi ngày tiêm và ngày hẹn tiêm tiếp (hoặc đặt phiếu hẹn vào ô phiếu 12 tháng) của đối tượng để nhắc nhở. Ví dụ: Lần tiêm tiếp sau hẹn vào tháng 4, sẽ đánh dấu vào ô tháng 4 hoặc để phiếu hẹn vào tháng 4. Danh sách người sử dụng thuốc tiêm tránh thai năm 2010 TT Họ và tên T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 1 Đặng Quỳnh Thư 15 15 f) Nhóm đối tượng sử dụng thuốc cấy tránh thai 104
- Hiện nay có 2 loại thuốc cấy đang được sử dụng ở nước ta là: + Thuốc cấy Implanon (gồm 1 que nang m ềm chứa thuốc): Dùng cấy dưới da, có tác dụng tránh thai trong 3 năm. + Thuốc cấy Norplant (là một bộ gồm 6 que nang mềm chứa thuốc): Dùng cấy dưới da, có tác dụng tránh thai trong 5 năm. Ngay sau khi cấy, cán bộ y tế và cộng tác viên phải tư vấn cho đối tượ ng: - Giữ sạch vùng cấy thuốc; - Theo dõi xem chỗ cấy thuốc có bị tụ máu, chảy máu tại chỗ cấy thuốc không; - Ngày thứ 2, thứ 3 và tuần lễ đầu chỗ cấy thuốc có bị nhiễm khuẩn không; - Gửi ngay đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sưng to, đỏ, đau vùng cấy thuốc, tuột nang cấy. - Phiếu theo dõi đối tượng phải được ghi rõ ngày cấy thuốc, vị trí cấy trên cánh tay một cách chính xác để vừa theo dõi, vừa dễ xác định vị trí khi cần tháo nang thuốc ra. Phiếu theo dõi phải được ghi họ tên đầy đủ và có chữ ký của cán bộ y tế làm kỹ thuật (người thực hiệncấy thuốc tránh thai). - Hết thời gian tránh thai của thuốc, cộng tác viên phải nhắc đối tượng trở lại cơ sở y tế để tháo ra và cấy nang khác nếu muốn tiếp tục sử dụng biện pháp này. - Đối tượng sử dụng thuốc cấy tránh thai có thể yêu cầu được lấy nang thuốc ra bất kỳ thời điểm nào do ý muốn cá nhân hoặc do những tác dụng không mong muốn của thuốc. - Theo dõi các tác dụng phụ: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, cương vú, thay đổi kinh nguyệt (ra máu kéo dài hoặc mất kinh) hoặc đau ở nơi cấy thuốc: Cộng tác viên giải thích cho đối tượng một số tác dụng phụ của thuốc, nếu đối tượng không chấp nhận được thì hướng dẫn đối tượng đến cơ sở y tế để tháo ra. g) Nhóm đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai khác Gồm những người sử dụng c ác biện pháp tránh thai tự nhiên như tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo, vô kinh cho con bú và các biện pháp ít được sử dụng như thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn âm đạo, màng ngăn cổ tử cung… 105
- Đối với người sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên cần theo dõi sát để tránh mang thai ngoài ý muốn. Nếu có thai thì tránh phá thai to. Cần vận động đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại có hiệu quả tránh thai cao. 3.2. Lập kế hoạch quản lý đối tượng KHHGĐ a) Lập kế hoạch theo các đối tượng Để quản lý các đối tượng đang áp dụng các biện pháp tránh thai và cần tư vấn, vận độ ng chấp nhận áp dụng các biện pháp tránh thai để thực hiện KHHGĐ, cộng tác viên cần phải lập kế hoạch quản lý, theo dõi. Các đối tượng được quản lý để thực hiện KHHGĐ gồm: - Số phụ nữ đã đẻ trong năm; - Số phụ nữ đã phá thai trong năm; - Số phụ nữ đã đẻ năm trước nhưng chưa áp dụng BPTT; - Số phụ nữ đã có 2 con trở lên nhưng chưa áp dụng BPTT; - Số phụ nữ áp dụng BPTT truyền thống có hiệu quả thấp, cần vận động dùng các BPTT hiện đại có kết quả cao hơn; - Số nam/nữ thanh niên chưa kết hôn. Phân loại và lập kế hoạch quản lý đối tượ ng rõ ràng sẽ giúp người cộng tác viên tìm hiểu được cụ thể về nguyên nhân đối tượng chưa sử dụng biện pháp tránh thai để tránh sinh để có giải pháp tuyên truyền vận động, tư vấn để đối tượng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai và lập kế hoạch cung cấp biện pháp tránh thai kịp thời theo nhu cầu của đối tượng. Ví dụ : Phân nhóm đối tượng theo các mức độ cần vận độ ng để lập kế hoạch quản lý. TT Nhóm đối tượng Mức độ vận động 1 Lấy chồng sớm x 2 Một con dưới 36 tháng xx 3 Từ 2 con trở lên xxx 4 Vị thành niên và thanh niên chưa kết hôn xx 5 Đang áp dụng BPTT 5.1 Đặt DCTC 106
- TT Nhóm đối tượng Mức độ vận động 5.2 Triệt sản nam 5.3 Triệt sản nữ 5.4 Bao cao su 5.5 Thuốc viên uống t ránh thai 5.6 Thuốc tiêm tránh thai 5.7 Thuốc cấy tránh thai 5.8 Biện pháp khác xx 6 Nhóm có thai 6.1 Để đẻ xxx 6.2 Phá thai xxx 6.3 Sảy thai xx Các mức độ vận động: - Rất cần vận động: xxx - Cần vận động: xx - Nên vận động: x b) Đánh giá kết quả quản lý KHHGĐ - Mức giảm tỷ suất sinh thô: Tuỳ từng địa phương mức sinh cao hay thấp mà có mức giảm tỷ suất sinh thô cho phù hợp. Nếu mức sinh cao có thể giảm 1%o (một phần nghìn), nếu mức sinh thấp thì hạ mỗi n ăm 0,5-0,6%o đã là một cố gắng lớn. - Mức tăng tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai (BPTT): Cũng tuỳ mức chấp nhận BPTT; nếu tỷ lệ BPTT hiện tại đang là 70% thì tăng 1-2% cũng có một ý nghĩa đáng kể. - Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (đặc biệt là các biện pháp có hiệu quả cao như triệt sản, dùng thuốc, đặt DCTC). - Tỷ lệ ngừng sử dụng đối với các biện pháp tránh thai. - Tỷ lệ thất bại của các biện pháp tránh thai: Các BPTT hiện đại về lý thuyết, ngay cả triệt sản cũng có tác dụng cao nhưng vẫn có tỷ lệ phần trăm (%) thất bại nhất định. Hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào cách sử dụng, việc giám sát và hướng dẫn sử dụng của người cung cấp dịch vụ. Trong quá trình 107
- theo dõi, quản lý, nếu tỷ lệ thất bại của các BPTT hiện đại quá cao so với tỷ lệ cho phép thì cán bộ chuyên trách cần xem lại mọi khía cạnh liên quan. II. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CỘNG TÁC VIÊN DS-KHHGĐ 1. Chức năng Cộng tác viên DS -KHHGĐ thôn bản có trách nhiệm cùng cán bộ y tế thôn bản tuyên truyền, vận động về DS -KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cộng tác viê n DS-KHHGĐ thôn bản hoạt động theo chế độ tự nguyện, có thù lao hàng tháng, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của trạm y tế xã. 2. Nhiệm vụ a) Xây dựng chương trình công tác tháng, tuần về DS -KHHGĐ; phối hợp với các tổ chức trên địa bàn triển kha i các hoạt động quản lý và vận động tới từng hộ gia đình. b) Trực tiếp tuyên truyền, vận động, tư vấn về DS -KHHGĐ và cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai đến từng hộ gia đình. c) Kiểm tra việc duy trì thực hiện các nội dung DS -KHHGĐ của các hộ gia đình tại địa bàn quản lý. d) Thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu, lập báo cáo tháng về DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành; lập các sơ đồ và biểu đồ, quản lý sổ hộ gia đình về DS-KHHGĐ tại địa bàn quản lý. đ) Bảo quản và sử dụng các tài liệu ( sổ sách, biểu mẫu báo cáo…) liên quan đến nhiệm vụ được giao. e) Dự giao ban cộng tác viên DS -KHHGĐ thôn, bản hàng tháng để phản ảnh tình hình và báo cáo kết quả hoạt động DS -KHHGĐ của địa bàn đư ợc giao quản lý. Giải quyết hoặc xin ý kiến cán bộ chuyên trá ch DS-KHHGĐ xã để giải quyết những vấn đề phát sinh. g) Tham dự đầy đủ các khóa tập huấn do cơ quan cấp trên tổ chức. h) Phát hiện và đề xuất với cán bộ chuyên trách DS -KHHGĐ xã các vấn đề cần thực hiện về DS-KHHGĐ tại địa bàn quản lý. 3. Tiêu chuẩn lựa chọn 3.1. Tiêu chuẩn 108
- Cộng tác viên DS -KHHGĐ thôn, bản do cán bộ chuyên trách DS- KHHGĐ xã phối hợp với trưởng thôn, bản vận động và tuyển chọn. Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản có tiêu chuẩn như sau: a) Là người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia công tác DS- KHHGĐ, có uy tín trong cộng đồng. b) Là cán bộ thôn, xã, công chức về hưu hoặc là người dân có trình độ văn hoá tốt nghiệp Phổ thông trung học; Đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng khó khăn nếu chưa tốt nghiệp Phổ thông trung học t hì ít nhất phải tốt nghiệp Phổ thông trung học cơ sở. c) Đã tham gia các lớp tập huấn về DS-KHHGĐ. d) Cư trú tại thôn, bản. e) Có sức khoẻ tốt; gương mẫu thực hiện KHHGĐ . 3.2. Tuyển chọn cộng tác viên Trên cơ sở số lượng cộng tác viên cần thiết theo từng đ ịa bàn và yêu cầu tiêu chuẩn tuyển chọn cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số-KHHGĐ xã phối hợp với trưởng thôn , bản, ngành đoàn thể tuyển chọn và vận động những người đáp ứng tiêu chuẩn tham gia công tác. Nếu là nhân viên y tế thôn, bản và có điều kiện tham gia làm cộng tác viên DS-KHHGĐ thì được ưu tiên lựa chọn. Ngoài ra, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã cũng phải có kế hoạch theo dõi sự biến động có thể xảy ra của đội ngũ cộng tác viên (chẳng hạn do tuổi tác, điều kiện gia đình, điều chuyển công tác hoặc lý do cá nhân khác ) và có phương án thay thế khi cần thiết để có thể chủ động, tránh đình trệ trong công việc. Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã cần có trao đổi với chính quyền, ban ngành, đoàn thể trong xã, thôn, bản nhằm giúp họ nhận thấy công tác DS- KHHGĐ đòi hỏi tính xã hội hóa cao, sự cần thiết của mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ để từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cộng tác viên hoạt động. Ngoài những tiêu chuẩn của cộng tác viên DS-KHHGĐ đã nêu trên, khi lựa chọn cộng tác viên cũn g có thể cân nhắc thêm một số tiêu chí khác như: - Về tuổi: Trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi), ưu tiên người đã lập gia đình và có 1 hoặc 2 con; 109
- - Về giới: Tùy thuộc vào tình hình địa phương , ưu tiên là nữ giới. - Dân tộc: Đối với vùng dân tộc cần ưu tiên là người dân tộc, biết nói và viết tiếng Kinh. - Khả năng giao tiếp: Có khả năng tuyên truyền (nói lưu loát, không nói ngọng, nói nhịu,…). - Điều kiện gia đình ổn định: Kinh tế gia đình tạm đủ ăn, được sự ủng hộ của các thành viên gia đình (chồng, vợ, con , bố, mẹ,…) khi tham gia công tác. Ngoài ra, cộng tác viên DS-KHHGĐ có thể đang tham gia các hoạt động xã hội khác và có thể lồng ghép với công tác DS-KHHGĐ để nâng cao hiệu quả. 4. Lập kế hoạch hoạt động Căn cứ vào kế hoạch công tác năm về DS-KHHGĐ được giao, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã cần hướng dẫn cộng tác viên lập kế hoạch hoạt động cho địa bàn mình phụ trách và sau đó tổng hợp các kế hoạch hoạt động riêng của các cộng tác viên thành kế haọch hoạt động chung cho cả mạng lưới cọng tác viên DS-KHHGĐ. Thông qua kế hoạch hoạt động, cán bộ chuyên trách có thể quản lý mạng lưới cộn gtác viên một cách có hiệu quả trên cơ sở mềm dẻo, linh hoạt vì cộng tác viên DS-KHHGĐ thực hiện công việc trên cơ sở tình nguyện, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng và đượ c cộng đồng chấp nhận, tạo điều kiện cho hoạt độ ng. Lập kế hoạch hoạt động của c ác cộng tác viên là một khâu rất quan trọng để đả m bảo rằng tất cả các nhiệm vụ của cộng tác viên được giao sẽ được thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả. Kế hoạch hoạt động của cộng tác viên DS-KHHGĐ nên được lập theo tháng. Kế hoạch hoạt động cần phải trả lời đượ c các câu hỏi: Làm gì? Làm như thế nào? Bằng phương tiện gìào lúc nào? Ở đâu? kết quả dự kiến là gì? Các bước lập kế hoạch hoạt động bao gồm: 4.1. Khảo sát nhu cầu Nhu cầu hoạt động có thể thu thập từ: - Nhu cầu từ cộng đồng: Căn cứ các thông tin, số liệu do cộng tác viên dân số-KHHGĐ thu thập được thông qua việc phỏng vấn, gặp gỡ tại hộ gia đình, thảo luận với các nhóm đối tượng. C ộng tác viên và cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã cần tìm nguyên nhân của các vấn đề tồn tại (bằng cách đặt câu hỏi tại sao?) để từ đó chọn ra được các vấn đề ưu tiên và đề ra kế hoạch hoạt động về tuyên truyền, vận động, cung cấp dịch vụ,…cho ng ười dân. 110
- - Nhu cầu từ mạng lưới cộng tác viên: Trên cơ sở tự đánh giá khả năng thực hiện công việc của bản thân cộng tác viên hoặc thông qua công tác giám sát trực tiếp của cán bộ chuyên trách đối với hoạt động của các cộng tác viên tại thôn, bản về các mặt kiến thức, kỹ năng,… để từ đó lập kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các cộng tác viên 4.2. Chọn các vấn đề (nhu cầu) ưu tiên thông qua cách cho điểm từng vấn đề và xếp thứ tự. Vấn đề là việc xác nhận ra và hiểu biết một hiện trạng đòi hỏi phải được thay đổi. Phân tích, đánh giá, lựa chọn vấn đề là một trong những khâu quan trọng trong tiến trình lập kế hoạch hoạt động của tuyến cơ sở. Vì nó được xem là nguyện vọng, động cơ để người dân tìm giải pháp đáp ứng cho lợi ích của chính họ. Do đó, xác định và đo lường được những cách biệt giữa tì nh trạng hiện nay và tình trạng mong muốn đạt được là cần thiết để xem những cách biệt nào cần được ưu tiên xoá bỏ trước. Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác DS -KHHGĐ đòi hỏi phải có những thông tin chính xác, đáng tin cậy và hữu dụng phản ánh được nh ững nhu cầu bức xúc của cộng đồng trong công tác DS-KHHGĐ. Do vậy, quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động về DS -KHHGĐ phải dựa vào sự tham gia tích cực của cộng đồng; vì chính họ biết hơn ai hết trong cộng đồng đang cần giải quyết những vấn đề gì về công tác DS-KHHGĐ. Khi đó, các mục tiêu đề ra cho kế hoạch hoạt động mới thực sự phản ánh các nhu cầu về DS-KHHGĐ của địa phương và sẽ góp phần nâng cao sự cam kết của cộng đồng trong việc thực hiện các mục tiêu của bản kế hoạch. 4.3. Đề ra mục tiêu đạt được Mục tiêu thường ngắn gọn v à là các mô tả chi tiết định hướng cho một kết quả cụ thể hay là sự mô tả chi tiết nội dung giải quyết các nhu cầu. Yêu cầu xác lập mục tiêu cụ thể ph ải: - Chi tiết; - Rõ ràng; - Định lượng được; - Có tính khả thi; - Dựa trên các nhu cầu đã xác định; - Bao gồm kế hoạch thời gian. 4.4. Đưa ra các giải pháp thực hiện 4.5. Liệt kê các hoạt động cần triển khai 111
- - Làm gì? - Ai làm: - Làm khi nào (thời gian bắt đầu, kết thúc)? - Ai giám sát? - Nguồn lực thực hiện? 4.6. Dự kiến kết quả 4.7. Viết kế hoạch 4.8. Ví dụ về một số bước lập kế hoạch hoạt động của cộng tác viên DS- KHHGĐ. a) Xác định những tồn tại, thách thức thường gặp (Xem điểm 2.2.2. Xem xét định hướng công việc của năm tới ; thuộc mục 2.2. Công tác chuẩn bị lập kế hoạch - khoản 2. Lập kế hoạch năm - phần II. Lập kế hoạch năm ở tuyến cơ sở). b) Xác lập mục tiêu - Nâng cao kiến thức, kỹ năng về ghi chép sổ sách, báo cáo. - Bổ sung kiến thức về chăm sóc bà mẹ khi có thai và lợi ích của tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ khi mang thai. c) Giải pháp thực hiện - Tổ chức tập huấn cho CTV về ghi chép sổ sách, báo cáo. - Tổ chức tuyên truyền vận động cho các bà mẹ có thai ở các xóm trong xã về cách chăm sóc khi mang thai và lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván. - Duy trì các hoạt động thường xuyên khác. Các cộng tác viên sẽ xây dựng kế hoạch của riêng mình trong phạm vi địa bàn phụ trách, sau đó cán bộ chuyên trách DS -KHHGĐ xã tổng hợp lại kế hoạch của các cộng tác viên để thành kế hoạch chung cho cả mạng lưới. Bảng tổng hợp có thể như sau: Bảng kế hoạch hoạt động tháng 3 năm X của cộng tác viên T Hoạt động Thời Địa Người Người Nguồn lực Dự kiến Ghi T gian điểm thực hiện giám sát kết quả chú 1. Giao ban 1/3 Trạm CBCT và Trưởng - Chè, nước Thống nhất tháng y tế các CTV trạm Y KH tháng xã tế 112
- T Hoạt động Thời Địa Người Người Nguồn lực Dự kiến Ghi T gian điểm thực hiện giám sát kết quả chú 2. Điều tra đối 4-7/3 12 Các CTV CBCT - Mẫu biểu Điều tra tượng thôn, 100% đối - Sổ, bút KHHGĐ xóm tượng 3. Tập huấn 16-17/3 Trạm CBCT và CB - Kinh phí 100% CTV CTV về ghi y tế các CTV TTDS 200.000đ ghi chép chép sổ xã huyện đúng sổ sách, báo sách cáo 4. Tuyên 20-23/3 6 xóm CTV của 6 CBCT - Tranh ảnh 80% bà mẹ truyền vận xóm hiểu được - Chè, Kẹo động về lợi ích của chăm sóc việc chăm bà mẹ khi sóc khi có mang thai thai 4. 9. Lợi ích của việc lập kế hoạch hoạt động cho mạng lưới cộng tác viên - Cộng tác viên được phân công công việc cụ thể và được cán bộ chuyên trách hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động cho riêng mình, góp phần nâng cao năng lực cho cộng tác viên.. - Mỗi cộng tác viên đều biết được công việc của những người khác. - Thấy rõ đượ c sự cần thiết phải phối hợp công tác. - Thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, điều hành. 5. Điều hành, giám sát và đánh giá hoạt động của cộng tác viên 5.1. Điều hành hoạt động của cộng tác viên Điều hành giúp người cán bộ chuyên trách xác định vấn đề, đ iều chỉnh lại hoạt động của cộng tác viên, xem xét kết quả mà cộng tác viên đạt được. Tại thôn, bản việc điều hành giúp cho người cán bộ chuyên trách biết được các hoạt động chủ yếu của cộng tác viên mà mình phụ trách và dự kiến được kết quả mà họ đạt được . Điều hành các hoạt động của cộng tác viên là chú trọng tới khối lượng công việc và tiến độ thực hiện các công việc đó của cộng tác viên. Ví dụ: Trong kế hoạch hoạt động tháng 10 sẽ tổ chức 6 cuộc nói chuyện tại 6 thôn, xóm trong tổng số 12 thôn, xóm của xã về chủ đề giáo dục sức khỏe cho vị thành niên. Mỗi cuộc nói chuyện bao gồm 10 -15 vị thành niên. 6 cộng tác viên thuộc 6 thôn, xóm đó có trách nhiệm tổ chức các cuộc nói chuyện. Cán 113
- bộ chuyên trách cần theo dõi và hỗ trợ các cộng tác viên này triển khai thực hiện các cuộc nói chuyện, đúng đối tượng và số lượng đề ra. 5.2. Giám sát hoạt động của cộng tác viên Giám sát hay còn gọi là giám sát hỗ trợ, đây là hình thức quản lý trực tiếp các cộng tác viên ở thôn, xóm. Trong đó, người cán bộ chuyên trách (người giám sát) xem xét, tìm ra những khó khăn của cộng tác viên mà mình phụ trách để cùng với họ và những người có liên quan tìm cách khắc phục. Cần lưu ý rằng : Giám sát các hoạt động của cộng tác viên là nhằm hỗ trợ, chỉ đạo và đào tạo tại chỗ cho các cộng tá c viên mà mình phụ trách. Như vậy, giám sát các hoạt động của cộng tác viên là chú trọng tới chất lượng công việc và nâng cao kỹ năng hoạt động của cộng tác viên ở thôn, xóm. a) Nội dung giám sát Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ nên sử dụng phương pháp giám sát trực tiếp các hoạt động của cộng tác viên với phương châm: Chân tình, hỗ trợ, cởi mở và mềm dẻo. Nội dung giám sát bao gồm: - Nguồn lực: Số cộng tác viên, kinh phí, phương tiện và quỹ thời gian cho phép. - Quá trình hoạt động: Căn cứ vào bản kế hoạch hoạt độ ng của cộng tác viên theo tháng, quý, năm để giám sát; Phải giám sát số lượng những hoạt động của cộng tác viên trong quá trình thực hiện một công việc nào đó. - Hiệu quả của việc thực hiện công việc đó. Ví dụ: Giám sát hoạt động cấp bao cao su trong quý I Người cán bộ chuyên trách cần phải biết: - Nguồn lực: Số lượng cộng tác viên thực hiện; số lượng bao cao su được cung cấp. - Quá trình hoạt động: Cộng tác viên có nắm được số đối tượng cần sử dụng không? Cộng tác viên có động viên và hướng dẫn đối tượng không? Số lượng bao cao su sẽ phát đến tay đối tượng là bao nhiêu? - Hiệu quả : Số phụ nữ nạo phá thai có giảm không? Số phụ nữ sinh con thứ 3 có giảm không? Sức khỏe người phụ nữ có được nâng cao không? b) Phương pháp giám sát Để giám sát hoạt động của cộng tác viê n, cán bộ chuyên trách có thể dùng các bảng kiểm. Sau đây là ví dụ về mẫu bảng kiểm dùng để giám sát mức độ nắm thông tin đối tượng thực hiện KHHGĐ của cộng tác viên. 114
- Bảng kiểm 1 GIÁM SÁT NẮM ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN KHHGĐ Huyện: Xã: Thôn/Xóm: Giám sát viên: Ngày giám sát: Các hoạt động Có Không - Nắm được tổng số đối tượng - Biết được số phụ nữ có gia đình trong độ tuổi sinh đẻ - Biết được số phụ nữ có từ 1 -2 con trong độ tuổi sinh đẻ - Nắm được các cặp vợ chồng mới xây dựng gia đình - Nắm đ ược số phụ nữ đang mang thai - Dự đoán được ngày đẻ cho số phụ nữ đang mang thai - Nắm được số phụ nữ đang đặt DCTC (vòng tránh thai) - Biết được số cặp vợ chồng đang sử dụng bao cao su - Nắm được số phụ nữ đang sử dụng thuốc uống tránh thai - Nắm được số phụ nữ đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai - Nắm được số phụ nữ đang sử dụng thuốc cấy tránh thai - Nắm được số cặp vợ chồng đang áp dụng các BPTT khác - Nắm được số nam giới đã triệt sản - Nắm được số phụ nữ có nguy cơ khi chửa đ ẻ - Nắm được số cặp vợ chồng có nhu cầu triệt sản - Nắm được số cặp vợ chồng có nhu cầu đặt vòng tránh thai - Nắm được số cặp vợ chồng có nhu cầu sử dụng bao cao su - Nắm được số cặp vợ chồng có nhu cầu sử dụng thuốc uống tránh thai - Nắm đư ợc số phụ nữ có nhu cầu sử dụng thuốc tiêm tránh thai - Nắm được số phụ nữ có nhu cầu sử dụng thuốc cấy tránh thai 5.3. Đánh giá hoạt động của cộng tác viên Đánh giá để đo lường, xem xét kết quả đạt được của một việc hoặc một hoạt động nào đó của cộn g tác viên tại thôn, xóm thực hiện. Qua đó rút kinh nghiệm và người cán bộ chuyên trách đưa ra quyết định đúng. 115
- a) Mục đích của đánh giá - Dựa vào kết quả đạt được thông qua các hoạt động của cộng tác viên để xem có phù hợp với họ không. - Thúc đẩy công việc đúng tiến độ và đạt yêu cầu đề ra. - So sánh nguồn lực bỏ ra và kết quả đạt được. - Rút ra bài học thành công, thất bại. b) Các loại đánh giá - Đánh giá trước: khi cộng tác viên đang thực hiện một hoạt động hoặc một công việc để đảm bảo công việc thực hiện theo đúng tiến độ. - Đánh giá sau: khi cộng tác viên đã hoàn thành công việc để đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu đề ra hoặc đánh giá hiệu quả mà hoạt động, công việc do cộng tác viên thực hiện trong một thời gian nhất định nào đó. Khi tiến hành đánh giá, n gười cán bộ chuyên trách cần xác định: - Hoạt động nào? Công việc nào cần đánh giá? - Đánh giá khi nào? Ở đâu? - Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm để hoạt động của cộng tác viên được tốt hơn. c) Một số ví dụ về đánh giá Ví dụ 1: Đánh giá hoạt động KHHGĐ - Đã tổ chức ở thôn, xóm được bao nhiều lần truyền thông, giáo dục, số lượt người nghe là bao nhiêu? - Số cặp vợ chồng sử dụng bao cao su? - Số phụ nữ sử dụng thuốc uống tránh thai? - Số phụ nữ sử dụng thuốc tiêm tránh thai? - Số phụ nữ sử dụng thuốc cấy tránh thai? - Số phụ nữ đặt vòng tránh thai? - Số người triệt sản, trong đó bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ? - Số người nạo, phá thai an toàn? - Tình hình dân số tăng hay giảm? Ví dụ 2 : Đánh giá khả năng ghi chép sổ sách, nắm đối tượng của cộng tác viên tại xóm, bản. - Có sổ sách khô ng? - Ghi chép sổ sách có đều không? 116
- - Ghi chép có đúng không? - Có dễ theo dõi không? - Cách nắm đối tượng như thế nào? - Có để sót không? Ví dụ 3: Đánh giá các hoạt động chăm sóc bà mẹ và trẻ em - Có nắm được số phụ nữ có thai không? - Có động viên, giải thích, đưa p hụ nữ có thai khám 1-2 hoặc 3 lần không? - Số phụ nữ có thai tiêm đủ 3 mũi phòng uốn ván? - Có động viên, hướng dẫn phụ nữ có thai đến đẻ ở cơ sở y tế không? - Có nắm được số trẻ mới sinh không? - Có biết hướng dẫn phụ nữ có thai ăn uống, làm việc thích hợp hay không? 6. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cộng tác viên Hướng dẫn nghiệp vụ cho cộng tác viên cần xuất phát từ nhiệm vụ, nhu cầu để đáp ứng yêu cầu công việc, chỉ cung cấp bổ sung những kiến thức tối thiểu cần cho kỹ năng thực hành, không nhất thiết từ A đến Z. Nhu cầu cần hướng dẫn chính là sự thiếu hụt giữa “cái” cộng tác viên đã có với yêu cầu để hoàn thành công việc được giao. Tùy từng nhiệm vụ cụ thể mà cần cung cấp kiến thức, thái độ hay kỹ năng thực hành cho cộng tác viên. Hướng dẫn nghiệp vụ trong quá trình t hực hiện công việc cho cộng tác viên là một khâu của giám sát hỗ trợ. Ví dụ: Sau khi xem xét cách ghi chép sổ sách, báo cáo của các cộng tác viên thấy chưa tốt, cán bộ chuyên trách DS -KHHGĐ xã có kế hoạch xây dựng nội dung huấn luyện với mục tiêu là: Sau khi học xong thì mỗi cộng tác viên có khả năng ghi chép đúng các sổ sách, báo cáo theo quy định. Việc hướng dẫn nghiệp cho cộng tác viên có thể được tiến hành một cách linh hoạt. Chẳng hạn, hàng tháng cán bộ chuyên trách DS -KHHGĐ xã đều tổ chức giao ban cộng tác viên, hoạt động này có thể được thực hiện sau khi trao đổi công việc tại trụ sở làm việc là có hiệu quả nhất. Ngoài ra cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã có thể hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cộng tác viên trong quá trình thực hiện công việc khi cần thiết. 117
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình quản lý Nhà nước về Đất đai - TS Nguyễn Khắc Thái Sơn
200 p | 2614 | 820
-
Giáo trình Quản lý đô thị - GS.TS Nguyễn Đình Hương
445 p | 1664 | 618
-
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - Phạm Văn Minh
125 p | 901 | 406
-
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - TS. Từ Quang Phương
303 p | 764 | 310
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 2 - GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Mai Văn Bưu (đồng chủ biên) (ĐH Kinh tế Quốc dân)
203 p | 710 | 265
-
Giáo trình Quản lý tài chính công (Chương trình dành cho các lớp không thuộc chuyên ngành Quản lý tài chính công): Phần 2
207 p | 331 | 97
-
Giáo trình Quản lý tài chính công (Chương trình dành cho các lớp không thuộc chuyên ngành Quản lý tài chính công): Phần 1
145 p | 228 | 89
-
Giáo trình quản lý dự án - Chương 8
8 p | 306 | 88
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1
138 p | 80 | 30
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2
130 p | 52 | 18
-
Giáo trình Quản lý chương trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 1
97 p | 128 | 15
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thu Linh
61 p | 32 | 13
-
Giáo trình Quản lý dự án công nghệ thông tin - Trường CĐ Cơ điện Hà Nội
53 p | 38 | 12
-
Giáo trình Quản lý chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình (tài liệu đào tạo sơ cấp Dân số y tế): Phần 2
27 p | 196 | 11
-
Giáo trình Quản lý chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình (tài liệu đào tạo sơ cấp Dân số y tế): Phần 1
58 p | 121 | 10
-
Giáo trình Quản lý học đại cương: Phần 1
102 p | 48 | 7
-
Giáo trình Quản lý học đại cương: Phần 2
77 p | 11 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn