Giáo trình Quản lý chương trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 1
lượt xem 15
download
Phần 1 cuốn giáo trình "Quản lý chương trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Quản lý chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản lý chương trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 1
- BỘ Y TẾ TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ , SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Hà Nội, tháng 11 năm 2011 1
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình SKSS Sức khỏe sinh sản DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình NKĐSS Nhiễm khuẩn đường sinh sản DS/SKSS/KHHGĐ Dân số/ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình SKSS/KHHGĐ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình CS SKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản BPTT Biện pháp tránh thai PTTT Phương tiện tránh thai DCTC Dụng cụ tử cung CBCT Cán bộ chuyên trách CTV Cộng tác viên UBND Ủy ban Nhân dân HĐBT Hội đồng Bộ trưởng TTg Thủ t ướng UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội NĐ-CP Nghị định – Chính phủ BVSKBMTE/KHHGĐ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ , trẻ em, kế hoạch hóa gia đình UBQG- DS&KHHGĐ Ủy ban Quốc gia Dân số & Kế hoạch hóa gia đình QLNN Quản lý nhà nước TSGTKS Tỷ số giới tính khi sinh NCT Người cao tuổi HDI Chỉ số phát triển con người Năm X Năm hiện tại 2
- Lời nói đầu Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, của từng gia đình và của toàn xã hội. Xác định mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác quản lý dân số, kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở. Giáo trình Quản lý chương trình dâ n số , sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được biên soạn làm tài liệu học tập cho đối tượng là học viên đạt trình độ chuyên môn Trung cấp dân số - y tế, trên cơ sở Chương trình đào tạo dân số - y tế trình độ Trung cấp chuyên nghiệp đã được Bộ Y tế phê duyệt tại công văn 751/BYT-K2ĐT ngày 16/02/2011. Mục tiêu của tài liệu nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về nghiệp vụ quản lý, quản lý chương trình DS -KHHGĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác DS -KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Giáo trình bao gồm bốn bài: Bài 1. Quản lý chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình. Bài 2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở. Bài 3. Quản lý đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ dân số. Bài 4. Giám sát, đánh giá trong chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình cơ sở. tại Công tác Dân số, kế hoạch hóa gia đình luôn vẫn là một lĩnh vực mới ở nước ta. Vì vậy, trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý và đông đảo bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Thay mặt các tác giả Ths. Trần Ngọc Sinh 3
- MỤC LỤC Nội dung Trang Danh mục chữ viết tắt 2 Lời nói đầu 3 Bài 1. Quản lý chương trìn h dân số, kế hoạch hóa gia đình 5 I. Những vấn đề cơ bản của quản lý 5 II. Quản lý chương trình DS-KHHGĐ 31 Bài 2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công 49 tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở. I. Những nội dung cơ bản của lập kế hoạch 49 II. Lập kế hoạch năm ở tuyến cơ sở 73 III. Lập kế hoạch tuần, tháng, qúy ở tuyến cơ sở 91 Bài 3. Quản lý đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình 98 và các dịch vụ dân số. I. Quản lý đối tượng KHHGĐ 98 II. Quản lý hoạt động của cộng t ác viên DS-KHHGĐ. 108 III. Quản lý các dịch vụ Dân số-KHHGĐ. 118 Bài 4. Giám sát, đánh giá trong chương trình dân số, kế 132 hoạch hóa gia đình tại cơ sở. I. Gám sát các hoạt động về DS -KHHGĐ 132 II. Đánh giá các hoạt động về DS-KHHGĐ 143 Đáp án câu hỏi lượng giá 151 Tài liệu tham khảo 159 4
- Bài 1 QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH MỤC TIÊU - Trình bày được các khái niệm về quản lý, quản lý nhà nướ c về dân số, kế hoạch hóa gia đình; - Phân tích đượ c các nguyên tắc và phương pháp quản lý, quản lý nhà nướ c về DS-KHHGĐ. - Trình bày được những nội dung chính của các chức năng quản lý, quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ và quản lý DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ 1. Khái niệm 1.1. Quản lý Quản lý là sự tác động có t ổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đ ặt ra trong điều kiện biến động của môi trường . Như vậy, nói đến quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau: - Phải có ít nhất một chủ thể là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất một đối tượng bị quản lý trực tiếp nhận tác động của chủ thể và các khách thể khác chịu sự tác động gián tiếp từ chủ thể. Thông thường, sự tác động diễn ra thường xuyên, liên tục. Điều đó đòi hỏi muốn quản lý thành công, trước tiên phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể quản lý. - Phải có một mục tiêu được định rõ từ đầu. Mục tiêu chính là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra những chuỗi các tác động cụ thể. Điều này đòi hỏi hành vi quản lý phải biết định hướng đúng, từ đó tạo ra mục tiêu đúng. - Chủ thể quản lý tạo ra tác động và phải biết tác động. Cho nên có thể nói, người biết quản lý chính là người biết tác động. Sự tác động này mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với các quy luật khách quan. - Quản lý là sự tác động vào con người , là sự vận động của thông tin. 5
- Chủ thể quản lý Mục tiêu Môi trường quản lý KT-XH Đối tượng quản lý Sơ đồ 1. Logic của khái niệm quản lý 1.2. Quản lý nhà nước Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người. Quản lý Nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể xã hội khác như Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… ở chỗ các c hủ thể này dùng hình thức giáo dục, vận động quàn chúng là chủ yếu; còn quản lý nhà nước sử dụng phương thức pháp luật và bằng luật là chủ yếu. Quản lý Nhà nước biểu hiện trước hết ở việc tác động vào nhận thức , hành vi của con người, các tổ chức , buộc mọi cá nhân, tổ chức phải hành động theo một định hướng và mục tiêu nhất định. Bên cạnh việc sử dụng pháp luật như một phương thức cơ bản, quan trọng nhất, Nhà nước cũng chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục và động viên tinh thần các công dân, kết hợp với việc xây dựng và thực hiện các chính sách đòn bẩy kích thích kinh tế, vật chất nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân. 1.3. Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là quá trình tác động có ý thức, có tổ chức của nhà nước đến các quá trình và yếu tố dân số nhằm làm thay đổi trạng thái dân số để đạt được mục tiêu đã đề ra. Chủ thể quản lý của nhà nước về DS -KHHGĐ là nhà nước với hệ thống các cơ quan của Nhà nước được phân chia thành các cấ p và bao gồm cả 3 khu vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp . Trong đó, quản lý hành chính (hành 6
- pháp) về DS-KHHGĐ là cực kỳ quan trọng. Trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, Nhà nước chỉ tác động vào nhận thức và hàn h vi về DS-KHHGĐ hoặc liên quan đế n DS-KHHGĐ. Đối tượng quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là các quá trình và yếu tố dân số bao gồm sinh, tử, di cư, quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số. Khách thể của quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ là các tổ chức, cá nhân. Mục tiêu quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là trạng th ái thay đổi về các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số, thực hiện KHHGĐ hoặc các quá trình sinh, chết, di dân... mà nhà nước mong muốn đạt được cho phù hợp điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ cũng như các lĩnh vực khác được thông qua việc ban hành và đảm bảo thực thi các đường lối, chính sách và pháp luật. Đồng thời, trong những điều kiện cụ thể, nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức, cung cấp các dịch vụ về dân số như là các dịch vụ công, để quá trình thay đổi nhận th ức và hành vi của công dân, tổ chức diễn ra đúng hướng và nhanh chóng hơn. Việc thực hiện quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ được diễn ra trong các điều kiện, bối cảnh cụ thể nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu về công tác DS- KHHGĐ, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Vai trò của quản lý 2.1. Vai trò chung Định hướng phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu quản lý và hướng đối tượng quản lý vào việc thực hiện mục tiêu quản lý; Thống nhất về ý chí và hành động của mọi đối tượng quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý ( cơ chế quản lý); Tổ chức, phối hợp, dẫn dắt đối tượng quản lý vào việc thực hiện mục tiêu quản lý hoặc hướng dẫn hoạt động của các đối tượng quản lý vào việc thực hiện mục tiêu quản lý để giảm độ bất định (kế hoạch hoạt động); Tạo động lực cho các đối tương quản lý bằng cách kích thích, đánh giá, động viên, khen thưởng đối tượng quản lý hoàn thành công việc có hiệu quả, uốn nắn những lệch lạc, sai sót của đối tượng quản lý nhằm giảm bớt những thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý ( chính sách khuyến khích); Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của cá nhân, đối tượng quản lý và phát triển chung của tổ chức quản lý, bảo đảm phát triển ổn định, bền vững và mang lại hiệu quả cao. 7
- 2.2. Vai trò của quản lý chương trình DS -KHHGĐ ở xã, phường Quá trình phát triển dân số ở xã, phường chịu nhiều sự tác động của các yếu tố con người, môi trường kinh tế -xã hội; Việc quản lý chương tr ình DS- KHHGĐ ở xã, phường không chỉ bảo vệ lợi ích của con người, mà còn hướng sự phát triển vào mục tiêu vì con người, tạo tiền đề cho sự phát triển và phát triển bền vững. Quản lý chương trình DS -KHHGĐ ở xã, phường là hết sức quan trọng, là trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội và là yếu tố quyết định thành công của công tác DS -KHHGĐ ở xã, phường . Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ các cấp, đặc biệt là tuyến xã, phường đóng vai trò chỉ đạo, huy động các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, chính trị -xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tham gia chương trình DS-KHHGĐ. 3. Chức năng quản lý 3.1. Khái niệm Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu. Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu . Chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ là tập hợp những nhiệm vụ quản lý khác nhau, mang tính độc lập tương đối , đượ c hình thành trong quá trình chuyên môn hoá hoạt độ ng quản lý mà cơ quan, tổ chức phải thực hiện nhằm đạ t đượ c các mục tiêu về DS-KHHGĐ đã đề ra. 3.2. Ý nghĩa của chức năng quản lý Chức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa cá c bộ phận, các khâu, các cấp trong hệ thống quản lý. Nếu không có chức năng quản lý thì bộ phận đó không còn lý do tồn tại. Từ những chức năng quản lý mà chủ thể xác định các nhiệm vụ cụ thể, thiết kế bộ máy và bố trí con người phù hợp. Chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ thể hiện nội dung các tác động của Nhà nước đến các yếu tố quy mô cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số cũng như đối với các tổ chức và cá nhân trong các loại hành vi về hoặc liên quan đến lĩnh vực DS-KHHGĐ. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ các cấp có thể theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt 8
- động của mỗi bộ phận trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về DS - KHHGĐ. 3.3. Phân loại chức năng quản lý 3.3.1. Theo phương hướng tác động Theo phương hướng tác động thì quản lý có hai chức năng sau: - Chức năng đối nội: là chức năng quản lý nội bộ tổ chức (bao gồm: tổ chức bộ máy và lề lối làm việc; phát triển và đào tạo nguồn nhân lực ; tạo thời cơ và nghệ thuật hoạt động); - Chức năng đối ng oại : là chức năng vận hành hệ thống trong môi trường biến động bên ngoài (như phân tích các đối tác, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu giúp công tác quản lý có chính sách đối ngoại hợp lý đó là sự hợp tác toàn bộ, hợp tác từng phần hay không hợp tác...). 3.3.2. Theo giai đoạn tác động Theo giai đoạn tác động thì quản lý có năm chức năng sau: - Chức năng hoạch định: là chức năng quan trọng nhất của quản lý , nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quản lý cần đạt được. - Chức năng tổ chức: là chức năng nhằm hình thành nhóm chuyên môn hoá, các phân hệ tạo nên hệ thố ng để cùng góp phần vào hoạt động của hệ thống đạt tới mục tiêu mong muốn. - Chức năng điều hành: là chức năng nhằm phối hợp các hoạt động chung của nhóm, của các phân hệ trong hệ thống. - Chức năng kiểm tra , giám sát: là chức năng nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động và các cơ hội đột biến trong hệ thống . Đây là chức năng quan trọng nhất của người lãnh đạo. - Chức năng đánh giá: là chức năng nhằm so sánh, nhận dạng và rút ra bài học để thông tin cho nhà quản lý những vấn đề chủ yếu làm cơ sở cho những quyết định liên quan đến kế hoạch, chương trình, dự án. Trong công tác DS-KHHGĐ, quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ bao gồm các chức năng như: hoạch định công tác DS -KHHGĐ, tổ chức bộ máy quản lý DS-KHHGĐ, điều hành, kiểm tra, giám sát v à đánh giá. + Chức năng hoạch định: bao gồm việc hoạch định, định hướng, dự báo các biến động, ổn định và đổi mới quản lý DS -KHHGĐ nhằm hoàn thành những mục đích của hệ thống đặt ra trong quá trình phát triển của hệ thống. 9
- Việc hoạch định bao gồm cả xây dựng pháp luật, chính sách dân số, chiến lược dân số, các chương trình DS -KHHGĐ, kế hoạch công tác DS-KHHGĐ ngắn hạn và dài hạn. + Chức năng tổ chức: nhằm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý, bảo đả m tính tối ưu của mô hình tổ chức của các cấp quản lý, bảo đảm sự phối hợp hài hòa trong các khâu quản lý, giữa các đối tượng quản lý và thực hiện tốt các mối quan hệ trong hệ thống tổ chức DS-KHHGĐ. + Chức năng điều hành : thể hiện quyền lực quản lý của chủ thể quản lý để chỉ đạo, ra quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch về DS -KHHGĐ; chức năng điều hành còn thể hiện rõ sự uỷ quyền của người lãnh đạo cấp trên đối với cán bộ quản lý dưới quyền trong việc ra quyết định và điều hành công tác quản lý về DS-KHHGĐ. + Chức năng kiểm tra, giám sát : nhằm phát hiện những sai sót, các ách tắc, ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý về DS- KHHGĐ để có giải pháp xử lý, đồng thời tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy việc đạt mục tiêu DS-KHHGĐ đã đặt ra. + Chức năng đánh giá : nhằm xem xét mức độ đạt được của các mục tiêu về DS -KHHGĐ đã đặt ra nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm về nguyên nhân thành công hay thất bại, trên cơ sở đó góp phần cải tiến các khâu trong quá trình quản lý trong tương lai. 3.4. Các chức năng quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ 3.4.1. Xây dựng pháp luật Xây dựng pháp luật về DS-KHHGĐ là toàn bộ quá trình nghiên cứu, soạn thảo, ban hành, phổ biến và thực thi các qui phạm pháp lu ật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của tổ chức, cá nhâ n trong các hoạt động về hoặc liên quan đến lĩnh vực DS -KHHGĐ. Đối tượng điều chỉnh của các văn bản qui phạm pháp luật về DS-KHHGĐ không chỉ bao gồm các tổ chức, cá nhân là đối tượng quản lý mà còn bao gồm cả các cơ quan, tổ chức cá nhân đóng vai trò là chủ thể quản lý. 3.4.2. Chức năng lập kế hoạch Chức năng lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn, xây dựng chương trình hành động trong tương lai của hệ thống. Trong công tác DS-KHHGĐ, lập kế hoạch là chức năng cơ bản của quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ, là sự mở đầu của quá trình quản lý, đồng thời là 10
- một biện pháp hữu hiệu của quản lý. Nhờ có kế hoạch mà hoạt động của toàn bộ hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ cũng như hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác DS-KHHGĐ được tiến hành thống nhất và hướng vào mục đích chung. Lập kế hoạch đòi hỏi các nhà quản lý phải dự đoán được những gì xẩy ra trong tương lai, những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong vô số những vấn đề về DS-KHHGĐ, giải pháp và phương thức thực hiện để đạt được kết quả mong muốn. Như vậy kế hoạch đề cập đến mục tiêu, mục đích của quản lý và các cách thức và phương tiện để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Kế hoạch còn là căn cứ cho các hoạt động tổ chức, điều hành, giám sát và đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ nói riêng, công tác DS-KHHGĐ nói chung. 3.4.3. Chức năng tổ chức , điều hành Tổ chức là sự phối hợp hài hòa giữa các đối tượng quản lý, giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm trong việc thực hiện những hoạt động chung nhằm đạt được các mục tiêu đặc thù. Điều hành là một quá trình chỉ đạo và thường xuyên ra các quyết định để giải quyết các khó khăn, duy trì các hoạt động hợp lý và đảm bảo tiến độ thực hiện. Chức năng tổ chức, điều hành công tác DS -KHHGĐ là tập hợp những nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước các cấp phải thực hiện nhằm thiết lập hệ thống quản lý cũng như vận hành hệ thống đó hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật theo định hướng của chính sách và kế hoạch về DS -KHHGĐ. Tổ chức, điều hành có vị trí then chốt trong tiến trình quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ: Tạo ra sự thống nhất, động lực sáng tạo cho các cơ quan, đơn vị trong hệ thống quản lý nhà nước, cơ quan quản lý các chương trình dự án DS-KHHGĐ. Huy động được và sử dụng có hiệu quả các lực lượng và nguồn lực công tác DS-KHHGĐ (bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực, nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài ). Chức năng tổ chức, điều hành thực h iện công tác DS -KHHGĐ gồm: + Tổ chức bộ máy quản lý về DS-KHHGĐ từ trung ương đến địa phương; + Tổ chức bộ máy quản lý các chương trình dự án về DS -KHHGĐ; + Đảm bảo sự vận hành của bộ máy quản lý nhà nước, quản lý các chương trình, dự án hoạt động theo định hướng kế hoạch của trung ương và địa phương về DS-KHHGĐ. 11
- 3.3.4. Chức năng giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá a) Giám sát Giám sát về DS -KHHGĐ là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm phát hiện, chấn ch ỉnh những lệch lạc trái pháp luật, sai mục tiêu trong công tác DS-KHHGĐ. Giám sát bao gồm 2 loại hình c hủ yếu : Các hoạt động giám sát của Quốc hội , Hội đồng Nhân dân, Tòa án nhân dân; Các hoạt động giá sát của các cơ quan hành chính nhà nước đối với cấp dưới và đối với các tổ chức, cá nhân. Các hoạt động giám sát của các cơ quan hành chính bao gồm: + Giám sát tuân thủ hiến pháp, pháp luật, chính sách của các cơ quan hành chính cấp dưới, của các tổ chức, công dân ; + Giám sát việc thực hiện mục tiêu cũng như thực hiện tiến độ của các chương trình, kế hoạch; + Giám sát việc phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồ n lực đầu tư cho thực hiện các chương trình kế hoạch, dự án. Mục đích của hoạt động giám sát này không chỉ đảm bảo việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ, mà còn dự báo xu thế vận động và phát triển của các yếu tố và quá trình dân số là căn cứ cho điều chỉnh chính sách phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, vướng mắc trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch dự án thuộc lĩnh vực DS-KHHGĐ. b) Kiểm tra Trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, kiểm tra được hiểu là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm xem xét mọi hoạt động c ủa cấp dưới nhằm làm cho các hoạt động nà y được tiến hành theo đúng pháp luật, chính sách, đúng mục tiêu và đạt kết quả cao ; Giúp phát hiện các sai sót, lệch lạc, vướng mắc trong hoạt động của cấp dưới để có biệ n pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng hướng. Thông qua kiểm tra để kiểm chứng xem mọi việc có được thực hiện theo như kế hoạch đã được vạch ra, theo những nguyên tắc đã được ấn định hay không. Kiểm tra có nhiệm vụ tìm ra những khuyết điểm và sai lầm để sửa chữa, ngăn ngừa sự vi phạm, phát hiện các s áng kiến để áp dụng rộng rãi hơn. c) Thanh tra Hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm các cơ quan thanh tra theo cấp Hành chính ( Tổng Thanh tra nhà nướ c, Thanh tra tỉnh, thành phố, 12
- Thanh tra huyện/quận) và cơ quan thanh tra ở các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực (Bộ, cơ quan ngang bộ và thuộc bộ, thanh tra Sở thuộc UBND tỉnh ). Thanh tra quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ thuộc loại thanh tra chuyên ngành. Hoạt động thanh tra được thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn kỹ thuật , quy tắc quản lý về DS-KHHGĐ (như các chuẩn mực thiết yếu đối với từng loại dịch vụ, chuẩn quốc gia về KHHGĐ….). Thực hiện chức năng này là công việc của Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Tổng cục DS-KHHGĐ và Thanh tra các Sở Y tế. Trong thực tế các cơ quan này không chỉ thực hiện việc thanh tra chuyên ngành mà còn có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng thực hiện thanh tra hành chín h đối với các cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế, Tổng cục DS - KHHGĐ và Sở Y tế. Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về DS-KHHGĐ; phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra là hoạt động thường xuyên, không chỉ được thực hiện kh i có đơn tố giác hoặc có vụ việc xảy ra, do vậy mục đích phòng ngừa là mục đích ưu tiên hàng đầu của thanh tra. Hoạt động thanh tra phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng của thanh tra . d) Đánh giá Đánh giá là một chức năng quan trọng của quản lý nói chung và quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ nói riêng, là khâu cuối và không thể thiếu của quá trình quản lý. Đánh giá là một hoạt động khoa học, có tính khái quát mà bản chất là sự so sánh giữa các phần việc, kết quả đã đạt được sau một khoảng thời gian nhất định với các mục tiêu đề ra để xem xét mức độ đ ạt được mục tiêu về DS-KHHGĐ. e) Điều phối Điều phối là một quá tr ình lồng ghép các hoạt động của nhiều đối tượng quản lý khác nhau (bao gồm các đối tượng quản lý trong và ngoài đơn vị ) 13
- nhằm đảm bảo cho các hoạt động được tiến hành đồng bộ, tuân theo trật tự, tạo nên sự cộng hưởng trong việc thực hiện mục đích đề ra. Điều phối l à chức năng tách biệt của nhà quản lý, song nên coi điều phối là thực chất của việc quản lý. Bởi vì, phối hợp việc thực hiện các chức năng quản lý chính là mục đích của quản lý. Điều phối tốt sẽ sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, cải thiện cung cấp dịch vụ, chia sẻ thông tin và bài học kinh nghiệm, mở rộng phạm vi hoạt động và tiếp cận có hiệu quả hơn đến các nhóm đối tượng. Trong công tác DS-KHHGĐ, việc phối hợp đã trở thành mộ t nhiệm vụ trung tâm nhằm tăng cường năng lực thực hiện công tác DS-KHHGĐ để đóng góp vào mục tiêu chung của chương trình. Công tác DS -KHHGĐ sẽ hiệu quả hơn nếu được sự phối hợp thực hiện tốt giữa cơ quan quản lý và cơ quan thực hiện ở các cấp. Việc phối hợp được thể hiện rõ không chỉ trong tổ chức thực hiện kế hoạch mà còn ở tất cả các khâu khác trong quá trình quản lý như lập kế hoạch, điều hành, xây dựng tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cũng như đánh giá việc thực hiện các mụ c tiêu chung của chương trình đã được đề ra. 4. Mục tiêu quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 4.1. Khái niệm Mục tiêu quản lý nhà nước về DS-KHHGÐ là trạng thái DS -KHHGÐ mong muốn, phải đạt tới tại một thời điểm nào đó trong tương lai hoặc sau một thời gian nhất định. Những mục tiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổi quan trọng nhất về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số. 4.2. Vai trò của mục tiêu quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ - Mục tiêu là điểm xuất phát quyết định diễn biến và hoạt động của toàn bộ quá trình QLNN về DS -KHHGÐ của toàn hệ thống. - Hệ thống các mục tiêu quản lý là căn cứ quan trọng để hình thành tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGÐ. - Mục tiêu là cơ sở của mọi tác động QLNN. Từ mục tiêu, các cơ quan QLNN về DS-KHHGÐ đề ra các giải pháp, quyết định để thực hiện mục tiêu. - Mục tiêu quản lý phản ảnh và quy tụ lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và của từng gia đình. 14
- Xác định đúng và phấn đấu đạt được các mục đích đã đề ra sẽ đảm bảo đạt được các lợi ích của Nhà nước, xã hội và c á nhân. 4.3. Hệ thống mục tiêu quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ Trong công tác DS-KHHGÐ có các mục tiêu trước mắt, mục tiêu quá độ và mục tiêu lâu dài (có tính chiến lược). Mục tiêu lâu dài, mục tiêu có tính chiến lược là cơ sở, là định hướng để hoạch định sắp xếp các mục tiêu quá độ và trước mắt. Ngược lại, phải thực hiện tốt các mục tiêu cụ thể ở từng thời điểm mới có thể đạt được mục tiêu lâu dài. Trong thực tiễn, đó là mục tiêu của chiến lược (10 năm), mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia (5 năm) và mục tiêu hàng năm. Theo cấp quản lý nhà nước : có mục tiêu DS -KHHGÐ chung của cả nước, mục tiêu của từng ngành (giáo dục, công an, quân đội...) và của từng địa phương. Mục tiêu của cả nước là cơ sở để hoạch định mục tiêu của các ngành và các địa phương. Thực hiện tốt mục tiêu của các ngành, các địa phương mới thực hiện được mục tiêu chung của cả nước. Theo nội dung hoạt động QLNN cụ thể : có các loại mục tiêu về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư và nâng cao chất lượng dân số. 4.3.1. Về quy mô dân số Kiểm soát quy mô dân số “..thực hiện gia đình ít con, tiến tới ổn định mô dân số một cách hợp lý..” thông qua chương trình KHHGĐ nhằm tạo thuận lợi cho sự nghiệp phát triển đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân luôn là mục tiêu được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực DS-KHHGÐ của Nhà nước ta từ khi bắt đầu công tác DS -KHHGÐ cho đến nay. - Giai đoạn 1961-1975: Trong giai đoạn này, mục tiêu của công tác DS - KHHGĐ là hướng tới quy mô gia đình 3 con, đẻ thưa, đẻ muộn nhằm bảo vệ sức khỏe bà mẹ, nuôi dạy con cái được chu đáo, bảo đảm hạnh phúc và sự hòa thuận của gia đình thông qua cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trước hết trong nữ công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và tập trung ở vùng đồng bằ ng đông dân. - Giai đoạn 1975 -1991: Công tác DS-KHHGĐ được xác định là vị trí quốc sách trong sự nghiệp phát triển đất nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ IV đã xác định "Mọi ngành, mọi cấp phải coi trọng cuộ c vận động sinh đẻ có kế hoạch là công tác có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa chính trị, kinh tế và 15
- xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của nhân dân ta” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật, Hà nội -1977, trang 72). Mục tiêu cuộc vận động trong giai đoạn này là đẻ ít (2 đến 3 con), đẻ muộn (từ 22 tuổi trở lên) và đẻ thưa (cách nhau từ 3 đến 5 năm). - Giai đoạn từ 1991 đến năm 2000: + Đại hội Đảng lần thứ VII xác định vị trí, vai trò và yêu cầu đối với công tác DS-KHHGĐ là “giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà nội -1991, trang 76). + Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách DS -KHHGĐ xác định: Mục tiêu tổng quát của chính sách DS-KHHGĐ là “Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”; Mục tiêu cụ thể là “Mỗ i gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. + Chiến lược DS-KHHGÐ đến năm 2000 đã cụ thể hóa thông qua việc xác định mục tiêu c ụ thể cho giai đoạn này là: Giảm nhanh tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên để đến năm 2000, tổng tỉ suất sinh ( số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ) đạt mức 2,9 hoặc thấp hơn và quy mô dân số dưới 82 triệu người . Thực tế, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp của chiến lược này chúng ta đã đạt vượt mức mục tiêu cụ thể đã đề ra trong chiến lược DS -KHHGÐ đến năm 2000. Theo tổng điều tra dân số 1/4/1999, dân số nước ta là 76,3 triệu người, tổng tỉ suất sinh là 2,3 con, thấp hơn nhiều so với mức dự k iến. - Giai đoạn 2001-2010: + Quyết định số 147/2000/QĐ -TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 -2010 xác định, mục tiêu cụ thể là “Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2010…”. + Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, nêu rõ mục tiêu về quy mô dân số: 16
- “Nhanh chóng đạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21”. Với các chỉ tiêu cụ thể về quy mô dân số phải đạt được vào năm 2010: Tổng tỉ suất sinh đạt mức thay thế, giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống 1,1%, dân số cả nước không quá 88 triệu người. Kết quả tổng điều tra dân số 1/4/2009 cho thấy, quy mô dân số là 85,759 triệu người, tỉ lệ phát triển dân số bình quân giai đoạn 10 năm 1999 -2009 là 1,2%, số dân tăng thêm trung bình mỗi năm là 947 ngàn người. Từ kết quả này suy ra, chúng ta đã đạt và vượt các mục tiêu về dân số đã đề ra cho giai đoạn 10 năm 2001-2010. Nếu tiếp tục duy trì nỗ l ực, trong những năm tiếp theo, cộng với tác động thuận chiều của những yếu tố KT-XH của những năm tới, chúng ta hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu về quy mô dân số là ổn định quy mô dân số ở mức thấp hơn đáng kể so với mức 115 -120 triệu mà Nghị quyết số 47 -NQ/TƯ đã đề ra. 4.3.2. Về cơ cấu dân số - Giai đoạn 1961 -2000: Các mục tiêu cụ thể về cơ cấu dân số là tạo điều kiện phát triển dân số của các dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm (người Rục, người Brâu); phát triển giáo dục, đào tạo nghề, tạo công ă n việc làm để sử dụng có hiệu quả lực lượng dân số trong độ tuổi lao động. - Giai đoạn 2001 đến nay : Bên cạnh việc tiếp tục giải quyết những mục tiêu như các giai đoạn trước, sau năm 2005, mục tiêu về cơ cấu dân số được mở rộng thêm nội dung : + Kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) nhằm hạn chế dần việc mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỉ số này trở lại mức cân bằng (105-106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái) vào năm 2025. Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta tăng liên tục từ mức 109 bé trai/100 bé gái năm 2005 lên 111,2/100 năm 2010 và 111,9/100 năm 2011. Mất cân bằng giới tính khi sinh trở thành vấn đề ”nóng” và dự kiến sẽ tiếp tục tăng . + Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thông qua việc tăng tỷ lệ các cơ sở y tế tuyến huyện t rở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng . Tỷ trọng dân số người cao tuổi (NCT – 60+) ngày càng tăng từ 7,2% năm 1989 lên 8,1% năm 1999 và 8,68% năm 2009; đến năm 2010 đã là 9,4%. Tỷ trọng NCT 65 + cũng tăng nhanh từ 4,7% năm 1989 lên 5,8% năm 1999 và 6,4 năm 2009; đến năm 2010 đã là 6,8%. 17
- 4.3.3. Về phân bố dân số - Giai đoạn 1961 -1986: Các mục tiêu chủ yếu về phân bố dân số được tập trung quan tâm gi ải quyết bao gồm phân bố lại dân cư giữa các vùng thông qua chương trình đưa lao động từ các vùng đồng bằng, đô thị quá đông dân, thừa lao động lên khu vực trung du, miền núi phía Bắc (trước 1975), Tây nguyên, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (từ sau 1975) để khai hoang và xây dựng các vùng kinh tế mới ; đồng thời hạn chế di dân vào các thành phố lớn. Các cuộc di dân phân bố lại dân cư đó đều được thực hiện theo các kế hoạch với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm. - Giai đoạn từ 1986 đến nay: Dưới tác động của những thay đổi căn bản của cơ chế quản lý , thực hiện cơ chế thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần các chính sách và mục tiêu phân bố dân cư thông qua di dân của nhà nước ta cũng có những chuyển hướng nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân bố lại dân cư phù hợp với sự phát triển KT -XH đất nước trong giai đoạn mới. Các mục tiêu chủ yếu về phân bố dân cư trong giai đoạn này gồm: + Đảm bảo di cư đáp ứng nhu cầu lao động của sự phát tri ển công nghiệp. + Thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn về đời sống, vùng biên giới, hải đảo, vùng suy yếu và rất suy yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiê m ngặt của rừng đặc dụng. + Thực hiện định canh, định cư, phấn đấu đến năm 2010, hoàn thành cơ bản việc định canh, định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư trên phạm vi cả nước; 70% số điểm định canh, định cư tập trung (thôn, bản) có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy hoạ ch chung (đường giao thông, điện, lớp học, nhà sinh hoạt cộng đồng v..v… ). 100% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư được tổ chức định canh, định cư theo qui hoạch có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt ; trong đó, trên 70% số hộ được sử dụ ng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 4.3.4. Về chất lượng dân số Trước năm 2000, mục tiêu về chất lượng dân số không được đặt ra rõ ràng, cụ thể. Giai đoạn 2001-2010, mục tiêu về chất lượng dân số được xác định rõ, cụ thể là: “Nâng cao chất lượng dân số v ề thể chất, trí tuệ và tinh thần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, 18
- hiện đại hoá đất nước , phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010” 1 . Bảng 1: Một số chỉ t iêu chính về chất lượng dân số Việt nam Mục tiêu của Kết quả TT Chỉ báo kiểm định mục tiêu Chiến lược đạt được đến đến năm 2010 năm 2009 1 Chỉ số phát triển con người (HDI – điểm) 0.70 – 0.75 0.725 2 Tuổi thọ trung bình (tuổi) 71 72,8 3 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (%) 1,1 1,09 4 Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (‰) 25 16 5 GDP đầu người (% so với hiện nay) 200 350 6 Tuổi thọ trung bình (tuổi) 71 72,8 7 Số năm học trung bình (năm) – năm 2006* 9 9,6 * 8 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%) 25 18,9 9 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV (%) 0,3 0,276 10 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị (%) 5,0 4,6 11 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (%) 40 40 12 Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái) 110,5/100 Nguồn: Kết quả TĐT Dân số và nhà ở năm 2009 - TCTK 5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ 5.1. Khái niệm Các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý lĩnh vực DS -KHHGĐ. Để thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, đòi hỏi trong quá trình quản lý các nguyên tắc cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - Phù hợp với mục tiêu quản lý về DS -KHHGĐ; - Phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý trong lĩnh vực DS - KHHGĐ, bao gồm cả tính chất và quan hệ chung, phổ biến của quản lý nhà nước nói chung và tính chất, quan hệ đặc thù riêng biệt của quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ; 1 quyết định số 147/2000/QĐ -TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 19
- - Phải đảm bảo tính hệ thống nhất quán và được đảm bảo bằng pháp luật nhà nước; - Phải phù hợp môi trường toà n cầu hoá và hội nhập ngày càng sâu, rộng vào đời sống chính trị - kinh tế quốc tế. 5.2. Các nguyên tắc quản lý DS-KHHGĐ của nhà nước ta 5.2.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DS -KHHGĐ Đảng ta là Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo toàn diện sự nghi ệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự tồn tại của nhà nước cũng như sự ổn định và phát triển đất nước. Công tác DS- KHHGĐ là công tác khó khăn, phức tạp và lâu dài. Để đảm bảo thành công, và thành công vững chắc trong lĩnh vực DS-KHHGĐ nhất thiết phải tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng. Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ ở các cấp phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung lãnh đạo củ a Đảng đối với quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ thể hiện tập trung ở những nội dung chủ yếu sau: - Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch về DS -KHHGĐ; - Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, bố trí cán bộ chủ trì các cơ quan quản lý này; - Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các mục tiêu DS - KHHGĐ; - Đảm bảo cán bộ, Đảng viên gương mẫu thực hiện chính sách, pháp luật về DS -KHHGĐ, đồng thời tích cực vận động nhân dân tham gia, thực hiện. Hình thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng là ban hành các Nghị quyết đại hội, Nghị quyết Ban chấp hành, cấp uỷ Đảng các cấp; phổ biến triển khai, kiểm điểm đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết đối với các tổ chức Đảng, cơ quan chính quyền nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng. 5.2.2. Tôn trọng quy luật khách quan Mọi sự vật và hiên tượng trong tự nhiên và xã hội bao gồm cả các yếu tố và quá trình dân số đều tồn tại và vận động theo các quy luật khách quan. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình quản lý Nhà nước về Đất đai - TS Nguyễn Khắc Thái Sơn
200 p | 2614 | 820
-
Giáo trình Quản lý đô thị - GS.TS Nguyễn Đình Hương
445 p | 1664 | 618
-
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - Phạm Văn Minh
125 p | 901 | 406
-
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - TS. Từ Quang Phương
303 p | 764 | 310
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 2 - GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Mai Văn Bưu (đồng chủ biên) (ĐH Kinh tế Quốc dân)
203 p | 710 | 265
-
Giáo trình Quản lý tài chính công (Chương trình dành cho các lớp không thuộc chuyên ngành Quản lý tài chính công): Phần 2
207 p | 331 | 97
-
Giáo trình Quản lý tài chính công (Chương trình dành cho các lớp không thuộc chuyên ngành Quản lý tài chính công): Phần 1
145 p | 228 | 89
-
Giáo trình quản lý dự án - Chương 8
8 p | 306 | 88
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1
138 p | 80 | 30
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2
130 p | 52 | 18
-
Giáo trình Quản lý chương trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2
63 p | 141 | 17
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thu Linh
61 p | 32 | 13
-
Giáo trình Quản lý dự án công nghệ thông tin - Trường CĐ Cơ điện Hà Nội
53 p | 38 | 12
-
Giáo trình Quản lý chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình (tài liệu đào tạo sơ cấp Dân số y tế): Phần 2
27 p | 196 | 11
-
Giáo trình Quản lý chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình (tài liệu đào tạo sơ cấp Dân số y tế): Phần 1
58 p | 121 | 10
-
Giáo trình Quản lý học đại cương: Phần 1
102 p | 48 | 7
-
Giáo trình Quản lý học đại cương: Phần 2
77 p | 11 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn