Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 (Chương 4)
lượt xem 813
download
Người dùng có các loại quyền sau: User Right; Permission Quyền User Right: Định nghĩa: Quyền User Right là quyền cấp cho user thực thi một số tác vụ trên hệ thống tức là một số quyền mà user được sử dụng trên server.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 (Chương 4)
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Chương 4 QUYỀN NGƯỜI DÙNG Người dùng có các loại quyền sau: User Right Permission I. Quyền User Right 1. Định nghĩa: Quyền User Right là quyền cấp cho user thực thi một số tác vụ trên hệ thống tức là một số quyền mà user được sử dụng trên server. 2. Một số quyền User Right Để biết quyền User Right có thể cấp cho người dùng là những quyền nào ta mở như sau: Start/ Administrative Tool/ Domain Security Policy/ Local Policy/ User Rights Assignment Trên màn hình bên phải là các quyền User Rights sẽ cấp cho người dùng. Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 1
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Chức năng của một số quyền: + Access this computer from the network: Quyền được truy cập vào server thông qua mạng. + Act as part of the operating system: Quyền được thi hành một số phần của hệ điều hành. + Add workstation to domain: Quyền được thêm trạm làm việc vào domain. + Allow logon locally: Quyền được đăng nhập cục bộ. + Allow log on through terminal Services: Quyền đăng nhập thông qua dịch vụ Terminal. + Back up files and directories: Quyền sao lưu files và thư mục + Change the system time: Quyền thay đổi thời gian hệ thống. + Deny log on locally: không được quyền đăng nhập cục bộ + Shut down the system: Quyền tắt máy. Một người dùng khi được cấp quyền User Rights thì chỉ được thực hiện chức năng được cấp ngoài ra không được làm bất cứ việc gì khác Ví dụ: Một người được cấp quyền log on locally thì chỉ có thể mở máy ngoài ra không có việc gì khác kể cả việc tắt máy cũng không được 3. Cách cấp quyền User Rights Giả sử người dùng u1 không được cấp quyền Logon locally để logon nếu vẫn dùng tài khoản u1 để đăng nhập sẽ báo lỗi như sau: Đăng nhập bằng tài khoản u1 khi chưa được cấp quyền logon locally Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 2
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Thông báo của hệ thống là không thể log on Để cấp quyền log on locally ta thực hiện như sau: Trên màn hình Domain Security Policy /Local Policies /User Rights Assignment nhấp đúp vào mục Allow logon locally Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 3
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Trên màn hình Allow log on locally Properties đánh dấu chọn mục Define these policy setting sau đó nhấp nút add xuất hiện màn hình Add User or Group Trên hộp thoại Add User or Group nhấp nút Browse làm xuất hiện hộp thoại Select Users, Computers, or Groups trên hộp thoại này nhấp nút Advanced rồi nhấp Find, nhấp chọn u1 trong hộp search results: Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 4
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Nhấp OK 3 lần để áp dụng và đóng hộp thoại này và trở về hộp thoại Allow log on locally properties Nhấp OK để kết thúc quá trình cấp quyền và đóng hộp thoại Allow log on locally properties. Làm tương tự để Add u1 vào Domain Controller Security Policy \Local Policy \User Rights Assignment \Allow log on locally Kiểm tra kết quả + Log off server và đăng nhập với tài khoản u1 và đăng nhập thành công. + Thử tạo tài khoản mới: trên màn hình Active Directory Users and Computers khi đăng nhập bằng u1 nhấp phải chuột vào OU User ta không thấy mục New để tạo các đối tượng mới như vậy là không tạo được gì Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 5
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Trên menu thứ cấp này không có mục New để tạo các đối tượng mới Kể cả khi u1 tắt máy cũng không được Bằng cách tương tự thử lại với các quyền khác và với các Users khác nhau Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 6
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng II. QUYỀN PERMISSION Người dùng có 2 loại quyền truy cập đó là: Share và NTFS Share: cấp quyền truy cập thư mục dùng chung NTFS: cấp quyền truy cập cho thư mục và tập tin 1. Một số đặc điểm quyền NTFS: Quyền NTFS chỉ có thể được cấp trên volume được định dạng là NTFS. Quyền truy cập NTFS cung cấp khả năng bảo mật cao hơn so với FAT và FAT32, vì chúng áp dụng cho thư mục và cho từng tập tin cá thể. Quyền truy cập tập tin NTFS áp dụng cho cả những ngừơi làm việc tại máy tính lưu trữ dự liệu, lẫn người dùng truy cập thư mục hoặc tập tin qua mạng bằng cách kết nối tới thư mục dùng chung. Có thể dùng quyền truy cập NTFS để bảo vệ tài nguyên khỏi người dùng có thể truy cập máy tính bằng 2 phương pháp sau: + Đăng nhập Cục bộ, ngồi ngay trước máy tính có tài nguyên đang thường trú. + Kết nối từ xa tới thư mục dùng chung. Có thể áp đặt nhiều cấp độ cho phép truy cập lên từng tập tin trong một thư mục. Ví dụ: Cho phép người này đọc và thay đổi nội dung của tập tin Cho phép ngừoi kia chỉ được quyền đọc tập tin và không cho bất cứ ai trong nhóm người còn lại được truy cập dưới bất kì hình thức nào. Chú ý: Khi một volume được định dạng NTFS thì Permission mặc định của Volume đó sẽ là group Everyone và có quyền Full ConTrol. Trên Volume NTFS khi bạn tạo 1 thư mục thì bạn sẽ sở hữu thư mục đó. Nếu người này thuộc group Administrator thì toàn bộ administrator sẽ sở hữu thư mục này. 2. Cách áp dụng quyền NTFS Quyền Truy Cập NTFS được cấp cho tài khoản người dùng hoặc cho tài khoản Group. Ngừơi dùng có thể được cấp quyền truy cập 1 cách trực tiếp hoặc theo nhóm mà người này là thành viên trong nhóm. Nên cấp quyền truy cập thông qua nhóm. Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 7
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Khác với quyền truy cập thư mục dùng chung, quyền truy cập NTFS bảo vệ tài nguyên cục bộ tức là có thể bảo vệ tài nguyên theo cấu trúc phân tầng trên máy tính mà người dùng đó đăng nhập cục bộ. Chú ý: Nếu người dùng được cấp quyền Read với thư mục và quyền Write với tập tin trong thư mục đó thì người dùng vẫn có thể thay đổi nội dung của tập tin nhưng không thể tạo tập tin mới trong thư mục. kết luận: Quyền truy cập NTFS cung cấp mức độ bảo mật cao cho thư mục và từng tập tin trên những Volume đã được định dạng NTFS. Quyền truy cập NTFS áp dụng cả cho những người làm việc tại máy tính có lưu trữ tài nguyên và những người truy cập tài nguyên qua mạng. Quyền truy cập NTFS có thể cấp cho người dùng hoặc nhóm. Tương tự với quyền truy cập thư mục dung chung, cấp độ truy cập hiệu lực của ngừơi dùng là sự kết hợp với cá nhân hoặc group mà ngừoi đó là thành viên. Quyền truy cập NTFS có thể được cấp cho các thư mục và tài nguyên khác trong hệ thống mạng phân tầng. Quyền truy cập NTFS được ưu tiên trước các quyền truy cập khác áp cho thư mục hay tập tin đó. 3. Kết hợp giữa Share và NTFS So sánh ưu nhược điểm của quyền Share và quyền NTFS 3.1. Quyền Share Muốn cho phép người dùng có thể truy cập tài nguyên qua mạng thì các thư mục chứa tài nguyên phải được share. Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 8
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Khi một thư mục đã được share, bạn có thể bảo vệ thư mục bằng cách ấn định quyền truy cập thư mục dùng chung cho người sử dụng hoặc nhóm sử dụng theo mục đích thích hợp mà bạn đề ra. Tuy nhiên, quyền truy cập thư mục dùng chung sẽ cung cấp mức độ bảo mật giới hạn vì các lí do sau đây: + Cho phép người dùng truy cập mọi thư mục và tập tin trong phạm vi thư mục dùng chung với cùng cấp độ. + Không có hiệu lực khi người dùng ngồi ngay trước máy tính chứa tài nguyên và tìm cách truy cập tài nguyên trên máy này. + Không thể dùng để bảo vệ từng cá thể tập tin. 3.2. Quyền NTFS Nếu thư mục dùng chung thường trú trên một volume NTFS, có thể dùng quyền truy cập NTFS để bảo vệ thư mục và tập tin. Mức độ bảo mật thư mục và tập tin cao nhất bằng cách kết hợp quyền truy cập NTFS với quyền truy cập thư mục dùng chung…. Cách cấp quyền NTFS Nhấp phải chuột vào Folder hoặc File rồi chọn Properties rồi nhấp thẻ Security Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 9
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Tại mục Group or User names: Chứa người dùng và nhóm được cấp quyền Tại mục Permission: Là các quyền có thể cấp cho người dùng hoặc nhóm Tương ứng với các quyền là 2 cột Allow là cho phép và Deny là cấm Ngoài ra để cấp quyền truy cập đặc biệt nhấp nút Advanced Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 10
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Trên màn hình Advanced Security Setting bỏ dấu check tại Allow inheritable permissions from the parent to propagate to this object and all child objects. Include these with entries explcitly defined here làm xuất hiện màn hình Security như sau: Trên màn hình này nếu nhấp nút Copy tức là chúng ta sẽ copy các quyền đã cấp cho thư mục Parent xuống cho các thư mục con theo cấu trúc phân tầng. Nếu nhấp nút Remove chúng ta sẽ loại bỏ các quyền đã cấp và cấp lại quyền khác cho các thư mục con theo cấu trúc phân tầng. Nhấp nút Copy và nhấp OK để trở lại màn hình thuộc tính của thư mục. Trên màn hình này giờ muốn cấp quyền cho người dùng nào chỉ việc nhấp nút Add và chọn. Sau đó trong mục Permission nhấp chọn quyền thích hợp rồi nhấp OK để áp dụng và đóng hộp thoại. 3.3. Kết hợp Share và NTFS Cách dễ dàng nhất để kết hợp quyền truy cập thư mục dùng chung với quyền truy cập NTFS là: + Với Share giữ nguyên default Full Control gán cho nhóm Everyone + Sau đó cấp quyền truy cập NTFS cho tài khoản người dùng hoặc tài khoản Group cụ thể để truy cập thư mực và tập tin chứa trong hệ thống phân tầng của forlder share Permiss. Khi kết hợp quyền truy cập NTFS với quyền truy cập share thì cấp độ truy cập giới hạn nhất luôn là cấp độ hiệu lực. Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 11
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Ví dụ : Nếu được cấp quyền truy cập với mức độ Full Control cho 1 forlder, đồng thời lại được cấp quyền truy cập NTFS ở cấp độ Read cho cùng thư mục đó, thì mức độ hiệu lực sẽ là Read vì đây là cấp độ giới hạn nhất. Xét 1 ví dụ cụ thể sau: Trên Server tạo thư mục dungchung, trên thư mục dùng chung tạo các file data1 và data2 Tạo các User: u1, u2 Cấp quyền truy cập cho u1 như sau: + Truy cập thư mục dungchung với quyền Full Control + Quyền NTFS là Full Control với file data1 + Quyền NTFS là Read với file data2 Cấp quyền truy cập cho u2 như sau: + Truy cập thư mục dungchung với quyền Read + Quyền NTFS là Full với file data1. + Quyền NTFS là Read với file data2. Lúc này cấp độ hiệu lực của u1 là: Full với file data1 và Read với file data2 Cấp độ hiệu lực của u2 là: Read với file data1 và Read với file data2 dungchung ` Data2 Data1 Share Full cho u1 Share Read cho u2 NTFS cho u1 - Full NTFS cho u2 - Full NTFS cho u1 - Read NTFS cho u2 - Read Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 12
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Cách thực hiện như sau: Trên Server: Cấp quyền truy cập thư mục Dungchung cho u1 là Full Control Trên màn hình Permission: Remove nhóm Everyone và Add vào u1 Trong khung Permission nhấp chọn vào ô Allow tương ứng với Full rồi nhấp OK để áp dụng và đóng hộp thoại Permission Cấp quyền truy cập thư mục Dungchung cho u2 là Read: Làm tương tự như đã cấp quyền cho u1. Sau khi cấp quyền cho u2 màn hình Share Permission như minh họa Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 13
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Tiếp theo cấp quyền NTFS cho data1 Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 14
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Nhấp phải chuột vào file data1 chọn properties trên màn hình xuất hiện, nhấp thẻ Security rồi nhấp nút Advanced và bỏ dấu check tại Allow Inheritable permission from the parent to propagate to this object and all child objects. Include these with entries explicity defined here Nhấp chọn nút Copy và nhấp OK để trở lại màn hình thuộc tính của file Trên màn hình thuộc tính file Add vào người dùng cần cấp quyền và quyền sẽ cấp rồi nhấp OK để áp dụng và thoát khỏi màn hình. Làm tương tự để cấp quyền truy cập tập tin data1 cho u2 là Read. Nhấp OK để áp dụng và thoát khỏi hộp thoại. Tiếp theo làm tương tự để cấp quyền NTFS cho data2 Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 15
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Nhấp OK để áp dụng và thoát khỏi màn hình Như vậy ta đã cấp quyền NTFS xong NGUYÊN TẮC KHI ÁP DỤNG QUYỀN TRUY CẬP NTFS II. Trước khi bắt đầu chỉ định cấp độ truy cập NTFS đối với thư mục và tập tin. nên xác định đâu là những cấp độ truy cập cần thiết và nên cấp chúng cho ai. Trong phần này sẽ trình bày những nguyên tắc phải tuân thủ khi quyết định sử dụng quyền NTFS. Mục đích của phần này là giúp cho người học có thể: + Hoạch định một cách rõ ràng những cấp độ truy cập định gán cho cá nhân hoặc cho group đối với chương trình, dữ liệu mạng, và thư mục cá nhân. + Nắm vững các tác vụ cần thiết để tạo thư mục cá nhân trên volume NTFS. 1. Nguyên Tắc Hoạch Định Thư Mục Chương Trình Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 16
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Dưới đây là 1 số nguyên tắc chung cần áp dụng khi chỉ định các cấp độ truy cập NTFS cho thư mục: + Bỏ quyền truy cập NTFS mặc định ở cấp độ Full Control từ nhóm Everyone và đem cấp cho nhóm Administrators. + Chỉ định cấp độ truy cập Full Control hoặc Change đối với thư mục thích hợp cho những nhóm chịu trách nhiệm nâng cấp và xử lí lỗi phần mềm. + Nếu các chương trình mạng thường trú dùng chung, hãy cấp quyền truy cập ở cấp độ Read cho nhóm Users. 2. Nguyên Tắc Hoạch Định Thư Mục Dữ Liệu Có 2 nguyên tắc chung khi chỉ định quyền truy cập NTFS cho thư mục và dữ liệu: + Bỏ quyền truy cập NTFS ở cấp độ mặc định Full Control từ nhóm Everyone và đem cấp cho nhóm Administrator + Chỉ Định cấp độ truy cập Add&Read cho nhóm Users và cấp độ Full Control cho nhóm Creator Owner. Việc làm này sẽ cung cấp cho người dùng đăng nhập cục bộ khả năng hủy bỏ và sửa chữa chỉ những thư mục và tập tin họ đã sao chép hoặc tạo ra trên máy tính nơi họ đăng nhập. 3. Nguyên Tắc Hoạch Định Thư Mục Cá Nhân Cuối cùng là nguyên tắc áp dụng khi chỉ định các cấp độ truy cập NTFS cho thư mục cá nhân.: + Tập chung mọi thư mục cá nhân trên 1 Volume NTFS (Trên 1 server nào đó) riêng biệt với Volume chứa hệ điều hành và các chương trình, nhằm hợp lí hóa công tác quản trị và sao lưu dữ liệu. Thường thì cái gì cũng vậy, nếu chúng ta gọn gàng thì sẽ rất dễ cho công việc sau này. + Dùng biến %Usersname% để tự động gán tên tài khoản của người dùng cho thư mục cá nhân và tự động chỉ định quyền truy cập NTFS ở cấp độ Full Control cho người dùng tương ứng. Tạo Thư Mục Cá Nhân (Home Folder) Trên Volume NTFS Lưu trữ thư mục cá nhân trên một Volume NTFS có thuận lợi rất lớn, đó là có thể tổ chức chúng thành hệ thống phân tầng và giới hạn khả năng truy cập ở những người dùng tương ứng mà không cần chia sẻ từng thư mục. Các bước để tạo thư mục cá nhân trên Volume NTFS: Tạo thư mục có tên Users trên một Volume riêng biệt với Volume chứa hệ điều hành, làm thế thư mục cá nhân sẽ được bảo toàn nếu xảy ra sự cố đòi hỏi phải định dạng lại volume có chứa hệ điều hành. Chia sẻ thư mục Users nhằm cung cấp một điểm truy cập đơn lẻ cho người dùng mạng và điểm quản trị đơn lẻ cho nhà quản trị. Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 17
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Bỏ chế độ mặc định Full Control từ Everyone và cấp quyền truy cập thư mục dùng chung (share Permis) ở cấp độ Full Control cho nhóm Users. Dùng biến %Username% để tự động gán tên tài khoản của người dùng cho thư mục cá nhân của người này. Biến %Username% còn có thể tự động chỉ định quyền truy cập NTFS ở cấp độ Full Control cho ngừoi dùng tương ứng (Trên FAT, thư mục cá nhân chỉ có thể được hạn chế truy cập thông qua quyền truy cập thư mục dùng chung). Trong UserManager for Domains, tạo 1 tài khoản người dùng mới hoặc double Click và tài khoản sẵn có. Trong hộp thoại Newuser hoặc User Properties,click vào Profile, sau đó gõ \\PC name\Users\%Username% vào hộp thoại Home Directory To. Lưu ý: Khi đã tạo thư mục cá nhân nên yêu cầu User của mình lưu trữ dữ liệu mạng và dữ liệu cá nhân vào thư mục cá nhân của họ. Nếu thư mục cá nhân của họ được chuyển từ server này sang server khác thì chỉ cần chuyển đường dẫn là xong. 4. Điều kiện để cấp quyền NTFS Muốn cấp quyền truy cập NTFS người dùng phải thỏa các điều kiện sau: + là chủ sở hữu của tập tin hoặc thư mục, + phải có quyền truy cập ở cấp độ FC,hoặc quyền truy cập ở cấp độ Change Permiss hay Take Ownership. 5. Quyền truy cập đặc biệt Trong hầu hết các trường hợp của Windows dùng quyền truy cập chuẩn (standard permission) là có thể bảo vệ tập tin và thư mục. Tuy nhiên trong 1 vài trường hợp cần chỉ định quyền truy cập đặc biệt (special access permiss) quyền này cho phép khả năng cấp quyền truy cập cá nhân (individual) cho từng tài khoản người dùng hoặc cho group. Nên cấp quyền truy cập đặc biệt cho user nhằm mục đích sau: Cho phép người dùng khác quản lí quyền truy cập những tập tin do bạn sở hữu, cấp cho ngừoi dùng quyền truy cập ở cấp độ Change Permis (P) Bảo vệ các tập tin chương trình hỏi bị hủy bỏ do sơ ý hoặc do Virus phá hoại, Cấp cho mọi tài khoản ngừoi dùng, kể cả tài khoản của nhà quản trị Administrator. Cấp quyền truy cập ở cấp độ READ đối với các tập tin điều hành. Cho phép nhà quản trị chỉnh sửa tập tin điều hành, Cấp cho nhóm Administrator quyền truy cập Change Permissions. Quyền truy cập này cung cấp cho nhà quản trị khả năng thay đổi quyền truy cập với những tập tin chỉ đọc Read only nếu cần. Chú ý: Quyền truy cập đạc biệt này giống nhau cho cả tập tin và thư mục. Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 18
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng 6. Take Ownership Mặc định người dùng nào tạo ra tập tin hoặc thư mục sẽ hiển nhiên là chủ sở hữu của tập tin và thư mục hoặc tập tin đó. Khi đã là chủ sở hữu thư mục hoặc tập tin có thể ấn định quyền truy cập nhằm kiểm soát những gì người khác có thể thực hiện cho tập tin và thư mục này. Trong vài trường hợp có lúc những người quản trị cần phải tước bỏ quyền sở hữu của người dùng vì lý do an ninh. Đó gọi là Take Ownership. Cách xác định quyền truy cập và quyền sở hữu tập tin Nhấp phải chuột vào tập tin/ properties/ Security/ Advanced/ Permission Trong màn hình này quyền truy cập được xác định trong khung Permission entries. Để xác định quyền sở hữu tập tin nhấp thẻ owner Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 19
- Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 Chương 4 – Quyền người dùng Người dùng trong khung này là người có quyền sở hữu tập tin Cấp quyền Take Ownership cho một người dùng Nhấp phải chuột vào tập tin/ Properties/ Security/ Advanced/ Permission Biên soạn: Võ Khôi Thọ Trang: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 - Phần 2
23 p | 908 | 495
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 - Phần 1
22 p | 844 | 429
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 - Phần 3
13 p | 681 | 373
-
Giáo trình quản trị mạng Windows 2000 nâng cao
36 p | 383 | 148
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường TCN Quang Trung
267 p | 84 | 26
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Serve
198 p | 91 | 15
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server (Bậc Cao đẳng) – CĐ Kinh tế - Kỹ thuật
106 p | 63 | 14
-
Giáo trình Quản trị mạng máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
119 p | 21 | 13
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
106 p | 63 | 10
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server nâng cao (Ngành: Công nghệ thông tin) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
137 p | 67 | 10
-
Giáo trình Quản trị mạng 1 (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
195 p | 14 | 10
-
Giáo trình Quản trị mạng: Phần 2 - Từ Thanh Trí
68 p | 114 | 9
-
Giáo trình Quản trị mạng nâng cao (Nghề: Quản trị mạng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
77 p | 33 | 9
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server 2003 - Trường Trung cấp Tây Bắc
148 p | 62 | 9
-
Giáo trình Quản trị mạng: Phần 2 - Nguyễn Văn Phác
54 p | 85 | 8
-
Giáo trình Quản trị mạng (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
92 p | 31 | 7
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề Quang Trung
267 p | 15 | 6
-
Giáo trình Quản trị mạng Windows Server (Ngành: Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
70 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn