intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản trị mạng Windows Server (Ngành: Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Quản trị mạng Windows Server (Ngành: Công nghệ thông tin - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Sự khác nhau trong việc quản trị máy chủ (Server) và máy trạm (workstation); cài đặt được hệ điều hành server; tạo được tài khoản người dùng, tài khoản nhóm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản trị mạng Windows Server (Ngành: Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MẠNG WINDOW SERVER NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Quản trị mạng được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp ngành công nghệ thông tin ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. QUẢN TRỊ MẠNG là môn học cơ sở ngành nhằm cung cấp các kiến thức về quản trị hệ thống window server để thiết lập hệ thống domain và quản trị tài nguyên của hệ thống. Giáo trình QUẢN TRỊ MẠNG do biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Quản trị mạng, Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 04 chương Chương 1: Tổng quan về Windows Server Chương 2: Active Directory Chương 3: Quản lý tài khoản người dùng và nhóm Chương 4: Tạo và quản lý thư mục dùng chung Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Tin học cơ sở của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Chủ biên Ths. Lê Thị Lương
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER .............................................3 1.1.Giới thiệu ...................................................................................................................... 3 1.2. Chuẩn bị để cài đặt WINDOWS SERVER ............................................................. 3 1.2.1. Yêu cầu phần cứng .......................................................................................3 1.2.2. Tương thích phần cứng ................................................................................3 1.3. Cài đặt WINDOWS SERVER .................................................................................. 5 2.1. Các mô hình mạng trong môi trường Microsoft ................................................... 13 2.1.1. Mô hình Workgroup ...................................................................................13 2.1.2. Mô hình Domain ........................................................................................13 2.2. Active Directory ....................................................................................................... 14 2.3. Cài đặt và cấu hình Active Directory ..................................................................... 15 3.1. Định nghĩa tài khoản người dùng và tài khoản nhóm .......................................... 31 3.1.1. Tài khoản người dùng ................................................................................31 3.1.2. Tài khoản nhóm..........................................................................................31 3.2. Quản lý tài khoản người dùng và nhóm cục bộ .................................................... 31 3.2.1. Công cụ quản lý tài khoản người dùng cục bộ...........................................31 3.2.2. Tài khoản người dùng ................................................................................33 3.2.3. Tài khoản nhóm..........................................................................................44 4.1. Tạo các thư mục dùng chung .................................................................................. 50 4.1.1. Chia sẻ thư mục dung chung ......................................................................50 4.1.2. Cấu hình Share Permissions .......................................................................51 4.2. Quản lý các thư mục dùng chung ................................................................................ 53 4.2.1 Xem các thư mục dùng chung ............................................................................... 53 4.2.2. Xem các phiên làm việc trên thư mục dùng chung. ............................................. 54 4.2.3. Xem các tập tin đang mở trong các thư mục dùng chung .................................... 55 4.3. Quyền truy cập NTFS .................................................................................................. 56 4.3.1. Các quyền truy cập của NTFS .............................................................................. 56 4.3.2. Các mức quyền truy cập được dùng trong NTFS ................................................. 56 4.3.3. Gán quyền truy cập NTFS trên thư mục dùng chung ........................................... 57 4.3.4. Kế thừa và thay thế quyền của đối tượng con ...................................................... 60
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Quản trị mạng Mã môn học: MH14 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 02 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: 1. Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, trước các môn học, mô đun đào tạo cơ sở nghề. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên ngành đào tạo bắt buộc trong chương trình đào tạo công nghệ thông tin hệ trung cấp. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Phân biệt sự khác nhau trong việc quản trị máy chủ (Server) và máy trạm (workstation); + Cài đặt được hệ điều hành server; + Tạo được tài khoản người dùng, tài khoản nhóm; - Về kỹ năng: + Quản lý tài khoản người dùng, nhóm và sắp xếp hệ thống hoá các tác vụ quản trị tài khoản người dùng và tài khoản nhóm; + Chia sẻ và cấp quyền truy cập tài nguyên dùng chung; + Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng: Active Directory, tạo tài khoản người dùng và quản lý người dùng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. 1
  6. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER Mục tiêu bài học 1. Trình bày được khái niệm tổng quan về quản trị hệ thống window server; 2. Trình bày cách cài đặt window server; 3. Cài đặt được window server. 2
  7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER 1.1. Giới thiệu Windows server (máy chủ windows) là một nhánh trong hệ điều hành cho máy chủ được sản xuất bởi tập đoàn Microsoft. Chức năng của nó là giúp người dùng có thể quản lý cơ sở hạ tầng của họ một cách tin cậy, an toàn một cách tối đa và cung cấp môi trường môi trường máy chủ làm việc vững chắc. Windows Server 2008 cung cấp giải pháp quản lý tập trung, lưu trữ thông tin về tài nguyên hệ thống mạng trên toàn bộ domain. Bên cạnh đó, Window server dùng Active Directory sử dụng Domain Controllers có nhiệm vụ lưu trữ và phân phối dung lượng lưu trữ cho tất cả người sử dụng trong hệ thống, và thiết lập Windows Server 2008 kiêm luôn vai trò của Domain Controller. 1.2. Chuẩn bị để cài đặt WINDOWS SERVER 1.2.1. Yêu cầu phần cứng Để cài đặt Windows Server 2008, cần đảm bảo cấu hình phần cứng thỏa mãn các yêu cầu sau: Cấu hình tối thiểu: 1GHz (x86 processor) hoặc 1.4GHz (x64 processor) Khuyến Bộ vi xử lý: cáo: 2GHz hoặc cao hơn. Nhỏ nhất 512MB RAM - Khuyến cáo 2GB RAM hoặc cao Bộ nhớ hơn, Cao nhất (bản 32-bit) 4GB (bản Standard) hoặc 64GB (bản trong Enterprise và Datacenter) Cao nhất (bản 64-bit): 32GB (bản (RAM) Standard) hoặc 2TB (Enterprise, Datacenter hoặc Itanium-based Systems). Nhỏ nhất: 10GB - Khuyến cáo: 40GB hoặc cao hơn - Chú ý: Ổ cứng (HDD) Hệ thống có nhiều hơn 16GB RAM tốn nhiều dung lượng để paging, hibernation, và dump file. Ổ đĩa DVD - ROM Màn hình Màn hình VGA (800 x 600) hoặc cao hơn 1.2.2. Tương thích phần cứng Windows Server 2008 Standard Edition Windows Server 2008 là chủ yếu nhắm mục tiêu và các doanh nghiệp nhỏ và cỡ vừa (SMBs) và là lý tưởng cho việc cung cấp tên miền, web, truy cập vào DNS, truy 3
  8. cập từ xa, in, tập tin và dịch vụ ứng dụng. Việc hỗ trợ cho clustering sẽ không có trong phiên bản này. Chỉ có thể nâng cấp lên Windows Server 2008 Standard từ Windows 2000 Server và Windows Server 2003 Standard Edition. Windows Server 2008 Enterprise Edition Windows Server 2008 Enterprise Edition cung cấp chức năng lớn hơn và có khả năng mở rộng hơn so với bản tiêu chuẩn. Cũng như phiên bản Standard Edition thì phiên bản Enterprise cũng có cả hai phiên bản 32-bit và 64-bit. Hỗ trợ 8 bộ xử lý và lên tới 64GB bộ nhớ RAM trên hệ thống 32-bit và 2TB RAM trên hệ thống 64-bit. Các tính năng khác của ấn bản Doanh nghiệp bao gồm hỗ trợ Clustering đến 8 nút và Active Directory Federated Services (AD FS). Các phiên bản Windows Server 2000, Windows 2000 Advanced Server, Windows Server 2003 Standard Edition và Windows Server 2003 Enterprise Edition đều có thể được nâng cấp lên Windows Server 2008 Enterprise Edition. Windows Server 2008 Datacenter Edition Phiên bản Datacenter đại diện cuối cùng của loạt sản phẩm máy chủ Windows 2008 và mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi các doanh nghiệp ổn định và mức độ thời gian hoạt động cao. Windows Server 2008 phiên bản Datacenter là liên hệ chặt chẽ với các phần cứng cơ bản thông qua việc thực hiện tùy chỉnh Hardware Abstraction Layer (HAL). Cũng giống các phiên bản khác, Windows server 2008 Datacenter cũng hỗ trợ hai phiên bản 32 bit và 64 bit. Nó hỗ trợ 64GB bộ nhớ RAM trên nền 32 bit và lên tới 2TB RAM trên nền 64 bít. Ngoài ra phiên bản này còn hỗ trợ tối thiểu là 8 bộ vi xử lý và tối đa là 64. Để nâng cấp lên phiên bản này thì phải là các phiên bản Datacenter 2000 và 2003. Windows Web Server 2008 Windows Web Server 2008 là một phiên bản của Windows Server 2008 được thiết kế chủ yếu cho mục đích cung cấp các dịch vụ web. Nó bao gồm Internet Information Services (IIS) 7,0 cùng với các dịch vụ liên quan như Simple Mail 4
  9. Transfer Protocol (SMTP) và Telnet. Nó cũng có các phiên bản 32-bit và 64-bit, phiên bản và hỗ trợ lên đến 4 bộ vi xử lý. RAM được giới hạn 4GB và 32GB trên 32-bit và 64-bit hệ thống tương ứng. Windows Web Server 2008 thiếu nhiều tính năng hiện diện trong các phiên bản khác như phân nhóm, mã hóa ổ đĩa BitLocker, Multi I / O, Windows Internet Naming Service (WINS), Removable Storage Management và SAN Management 1.3. Cài đặt WINDOWS SERVER - Bước 1: Cho đĩa Window server 2008 vào ổ CD ROM và chọn boot từ first CD. - Bước 2: Sau đó sẽ ra giao diện như sau : bạn chọn ngôn ngữ cho phù hợp và chọn next - Bước 3: Bạn chọn Install now --> tiếp theo là bạn nhập CDkey vào 5
  10. - Bước 4: Sau đó chọn cấu hình phiên bản cần cài đặt vào trong máy. Nên chọn hệ điều hành window server 2008 Enterpires - Bước 5: Hệ thống sẽ tự động cấu hình và cài đặt các dịch vụ 6
  11. - Bước 6: Hệ thống sẽ tự động cấu hình và cài đặt hệ thống các file tích hợp - Bước 7: Tạo tài khoản người dùng và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống và kết thúc quá trình cài đặt hệ điều hành window server 2008 7
  12. Hệ thống kiến thức Chương 1 1. Yêu cầu về lý thuyết  Trình bày được khái niệm tổng quan về quản trị hệ thống window server;  Trình bày cách cài đặt window server; 2. Yêu cầu về bài tập: làm bài tập chương 1 3. Hệ thống các công thức đã học:  Tổng quan về window Server Windows server (máy chủ windows) là một nhánh trong hệ điều hành cho máy chủ được sản xuất bởi tập đoàn Microsoft. Windows Server 2008 cung cấp giải pháp quản lý tập trung, lưu trữ thông tin về tài nguyên hệ thống mạng trên toàn bộ domain  Các bước cài đặt Window Server - Bước 1: Cho đĩa Window server 2008 vào ổ CD ROM và chọn boot từ first CD. - Bước 2: Sau đó sẽ ra giao diện như sau: bạn chọn ngôn ngữ cho phù hợp và chọn next - Bước 3: Bạn chọn Install now --> tiếp theo là bạn nhập CDkey vào - Bước 4: Sau đó chọn cấu hình phiên bản cần cài đặt vào trong máy. Nên chọn hệ điều hành window server 2008 Enterpires - Bước 5: Hệ thống sẽ tự động cấu hình và cài đặt các dịch vụ - Bước 6: Hệ thống sẽ tự động cấu hình và cài đặt hệ thống các file tích hợp - Bước 7: Tạo tài khoản người dùng và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống và kết thúc quá trình cài đặt hệ điều hành window server 2008 4. Các bài tập chương 1: . Cài đặt window server 2008 trên phần mềm máy ảo - Bước 1: Chọn OK để đồng ý với các thông số của hệ thống 8
  13. - Bước 2: Máy sẽ tự động cài đặt window Server 2008 9
  14. - Bước 3: Sau khi cài đặt hệ thống và các dịch vụ và file update 10
  15. - Bước 4: Đăng nhập vào hệ điều hành Window Server 2008 >> sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Delete +Alt >> Chọn Cancel (vì chung hệ thống máy thật) >> chọn User (adminstrator) và pass (123456) để vào được hệ thống 11
  16. CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT DOMAIN CONTROLLER Mục tiêu bài học 1. Trình bày được các mô hình mạng 2. Trình bày cách thiết lập Active Directory 3. Cài đặt và cấu hình được Active Directory 12
  17. CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT DOMAIN CONTROLLER 2.1. Các mô hình mạng trong môi trường Microsoft 2.1.1. Mô hình Workgroup Mô hình mạng Workgroup là một nhóm máy tính mạng cùng chia sẻ tài nguyên như file dữ liệu, máy in. Nó là một nhóm logic của các máy tính mà tất cả chúng có cùng tên nhóm. Có thể có nhiều nhóm làm việc (workgroups) khác nhau cùng kết nối trên một mạng cục bộ (LAN).  Ưu điểm của mô hình Workgroup: Ưu điểm là Workgroups không yêu cầu máy tính chạy trên hệ điều hành Windows Server để tập trung hóa thông tin bảo mật; workgroups thiết kế và hiện thực đơn giản và không yêu cầu lập kế hoạch có phạm vi rộng và quản trị như domain yêu cầu; workgroups thuận tiện đối với nhóm có số máy tính ít và gần nhau (≤ 10 máy).  Nhược điểm của mô hình Workgroup: Nhược điểm là mỗi người dùng phải có một tài khoản người dùng trên mỗi máy tính mà họ muốn đăng nhập; bất kỳ sự thay đổi tài khoản người dùng, như là thay đổi mật khẩu hoặc thêm tài khoản người dùng mới, phải được làm trên tất cả các máy tính trong Workgroup, nếu bạn quên bổ sung tài khoản người dùng mới tới một máy tính trong nhóm thì người dùng mới sẽ không thể đăng nhập vào máy tính đó và không thể truy xuất tới tài nguyên của máy tính đó; việc chia sẻ thiết bị và file được xử lý bởi các máy tính riêng, và chỉ cho người dùng có tài khoản trên máy tính đó được sử dụng 2.1.2. Mô hình Domain Mô hình mạng Domain (hay mô hình Server) là một nhóm máy tính mạng cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu thư mục tập trung (central directory database). Thư mục dữ liệu chứa tài khoản người dùng và thông tin bảo mật cho toàn bộ Domain. Thư mục dữ liệu này được biết như là thư mục hiện hành (Active Directory). mô hình Domain thì việc quản lý và chứng thực người dùng mạng tập trung tại máy tính Primary Domain Controller. Các tài nguyên mạng cũng được quản lý tập trung và cấp quyền hạn cho từng người dùng. Lúc đó trong hệ thống có các máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và quản lý các máy trạm. 13
  18. Trong một Domain, thư mục chỉ tồn tại trên các máy tính được cấu hình như máy điều khiển miền (domain controller). Một domain controller là một Server quản lý tất cả các khía cạnh bảo mật của Domain. Không giống như mạng Workgroup, bảo mật và quản trị trong domain được tập trung hóa. Để có Domain controller, những máy chủ (server) phải chạy dịch vụ làm Domain controller (dịch vụ được tích hợp sẵn trên các phiên bản Windows Server của Microsoft; hoặc trên Linux, ta cấu hình dịch vụ Samba để làm nhiệm vụ Domain controller,…). Một domain không được xem như một vị trí đơn hoặc cấu hình mạng riêng biệt. Các máy tính trong cùng domain có thể ở trên một mạng LAN hoặc WAN. Chúng có thể giao tiếp với nhau qua bất kỳ kết nối vật lý nào, như: Dial-up, Integrated Services Digital Network (ISDN), Ethernet, Token Ring, Frame Relay, Satellite, Fibre Channel.  Ưu điểm của mô hình Domain Ưu điểm là cho phép quản trị tập trung. Nếu người dùng thay đổi mật khẩu của họ, thì sự thay sẽ được cập nhật tự động trên toàn Domain; Domain cung cấp quy trình đăng nhập đơn giản để người dùng truy xuất các tài nguyên mạng mà họ được phép truy cập; Domain cung cấp linh động để người quản trị có thể khởi tạo mạng rất rộng lớn.  Nhược điểm của mô hình Domain Domain phải tồn tại trước khi người dùng tham gia vào nó. Việc tham gia vào Domain luôn yêu cầu người quản trị Domain cung cấp tài khoản cho máy tính của người dùng tới domain 2.2. Active Directory Giới thiệu Active Directory là một hệ thống chuẩn và tập trung, dùng để tự động hóa việc quản lý mạng dữ liệu người dùng, bảo mật và các nguồn tài nguyên được phân phối, cho phép tương tác với các thư mục khác. 14
  19. 2.3. Cài đặt và cấu hình Active Directory  Cấu hình địa chỉ IP cho máy chủ - Bước 1: Click vào biểu tượng trên thanh task bar >> Click vào biểu tượng (biểu tượng mạng) trên khay hệ thống >> Open Network and Sharing Center > Change adapter Settings - Bước 2: Chọn vào cạc mạng máy chủ >> chọn Properties >> Xuất hiện hộp thoại để chọn giao thức 15
  20. Sau đó chọn giao thức Internet Protocol Version 4 (TCP/Ipv4) và cấu hình địa chỉ IP cho Adapter - Bước 3: Sau khi cấu hình địa chỉ IP, subnet mask, default gateway và DNS server >> chọn OK - Bước 4: Chọn Close để kết thúc quá trình đặt đỉa chỉ IP cho máy chủ Window Server 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2