Giáo trình Quản trị thiết bị may công nghiệp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
lượt xem 9
download
Giáo trình Quản trị thiết bị may công nghiệp cung cấp cho sinh viên những kiến thức như: Các loại thiết bị dùng cho quy trình sản xuất, các dạng mũi may cơ bản, cơ cấu tạo mũi, các dạng mũi may cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản trị thiết bị may công nghiệp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
- TRƯỜNG CAO KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP.HCM GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP (Lưu hành nội bộ) Thành Phố Hồ Chí Minh – 2017
- CHƯƠNG I THIẾT BỊ MAY Bài 1: CÁC LOẠI THIẾT BỊ DÙNG CHO QUI TRÌNH SẢN XUẤT Qui trình sản xuất gồm 03 khâu - Khâu chuẩn bị - Khâu gia công - Khâu hoàn thành Để thực hiện các khâu nói trên, ta có thiết bị như sau: * Khâu chuẩn bị: Gồm các loại thiết bị dưới đây, tùy theo từng công việc cụ thể. - Thiết bị xử lý nguyên liệu (vải): Máy đo, máy đếm, máy soi lỗi sợi, soi chọn về màu, dùng quang phổ, máy kiểm tra biên vải tự động. - Thiết bị thiết kế, ra mẫu, giác sơ đồ: Máy in mẫu, máy giác sơ đồ, nhảy sai nhảy cở. - Thiết bị trãi vải - Thiết bị cắt gồm các loại máy: Máy cắt cầm tay, máy cắt vòng, máy cắt dập, máy cắt đầu bàn, máy cắt vi tính, máy cắt định hình… + Thiết bị cắt tay có các loại: Lưỡi thẳng dùng cho hàng dệt thoi, dệt kim. Lưỡi tròn dùng cắt đầu bàn, số lớp vải mỏng. Lưỡi răng cưa dùng để cắt keo, các loại nguyên liệu có nhiều chất nhựa. + Thiết bị cắt dập: Cắt rất chính xác nhờ khuôn dao định hình, dùng để cắt định hình các chi tiết có yêu cầu độ chính xác tuyệt đối như: cổ, măng sét...Nhược điểm của máy cắt dập là làm khuôn dao khó, không tiết kiệm được nguyên liệu nên ít dùng. + Thiết bị cắt vòng: Cắt những chi tiết nhỏ, có độ chính xác cao. - Thiết bị ủi ép: + Thiết bị ủi: Định hình nẹp áo, túi + Thiết bị ép: Dùng ép col cổ, măng sết
- Máy cắt vòng Máy cắt tay dao thẳng Máy ép bằng thủy lực Máy ép nhiệt
- Thiết bị trải vải và cắt tự động - Thiết bị xử lý bán thành phẩm Gồm các Thiết bị dùng để đánh số, dùi dấu, gấp nếp, lộn cổ. * Khâu gia công - Thiết bị vắt sổ: . Vắt sổ 3 chỉ: Bọc mép nguyên liệu hàng dệt thoi . Vắt sổ 4 chỉ: Bọc mép nguyên liệu hàng dệt kim . Vắt sổ 5 chỉ: Vừa bọc mép nguyên liệu, vừa may ráp sản phẩm hàng dệt thoi . Vắt sổ 6 chỉ: Vừa bọc mép nguyên liệu, vừa may ráp sản phẩm hàng dệt kim
- Máy vắt sổ 6 chỉ - Thiết bị may: - Thiết bị may 1 kim - Thiết bị may 2 kim - Thiết bị may nhiều kim Máy may bằng 1 kim điện tử Máy may bằng 1 kim - Thiết bị đính: . Thiết bị đính bọ
- . Thiết bị đính nút Máy đính bọ Juki LK 1850 Máy đính cúc Juki - Thiết bị thùa: . Thiết bị thùa khuy đầu bằng . Thiết bị thùa đầu tròn Máy thùa khuy
- - Các thiết bị khác: . Thiết bị đính điểm, . Thiết bị may dây patxăng . Thiết bị mổ túi tự động . Thiết bị may giấu mũi . Thiết bị may nhãn . Thiết bị cuốn sườn . Thiết bị đóng nút . Thiết bị ép Simple - Thiết bị dò kim Máy may giấu mũi Máy cuốn sườn
- Máy kansai bông * Khâu hoàn thành - Thiết bị vệ sinh sản phẩm - Thiết bị ủi: . Thiết bị nhiệt hơi . Thiết bị ủi khí . Thiết bị ủi Form - Thiết bị đóng gói Thiết bị ủi form
- Bàn ủi hút chân không
- BÀI 2: CÁC DẠNG MŨI MAY CƠ BẢN I. Mũi may mắc xích đơn - Định nghĩa: Là dạng mũi may được thực hiện bởi một chỉ của kim, kết hợp với chuyển động của móc (không chỉ) tạo thành những móc xích khoá với nhau ở mặt dưới của nguyên liệu may. - Ký hiệu: 100 (gọi là họ 100) 1: Họ mũi mắc xích 00: Dạng tết chỉ - Kết cấu Mũi may mắc xích đơn - Đặc tính - Ưu điểm Có độ đàn hồi lớn, dùng rất thích hợp cho các nguyên liệu có tính co dãn lớn.. Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian do đó máy có thể có kết cấu rất gọn nhẹ. - Nhược điểm Độ bền kém, dễ bị tuột chỉ. - Phạm vi ứng dụng Dùng nhiều trong các loại máy may vắt lai, vắt ve.. Dùng cho một số máy chuyên dùng như: Đính cúc ( đính Juki MB 372, 373) II. Mũi may thắt nút - Định nghĩa Là dạng mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ của kim kết hợp 1 chỉ của ổ, chao tạo thành các nút thắt liên kết với nhau ở giữa hai lớp nguyên liệu . - Ký hiệu: 300 (gọi là họ 300)
- 3: Họ mũi thắt nút 00: Dạng tết chỉ - Đặc tính + Ưu điểm Rất bền chặt Hình dạng hai mặt giống nhau do đó thuận tiện cho việc thao tác công nghệ. Hướng may thực hiện 2 chiều. +Nhược điểm Bộ tạo mũi may phức tạp, chiếm nhiều không gian. Chỉ dưới bị giới hạn (Phải thay suốt ) Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt chỉ khi kéo dãn đường may. - Kết cấu Mũi may thắt nút : Chỉ mặt trên nguyên liệu (chỉ kim) : Chỉ mặt dưới nguyên liệu (chỉ thuyền suốt) - Phạm vi ứng dụng Dùng cho các loại máy 1 kim, 2 kim, ziczắc Dùng cho các loại máy chuyên dùng như thùa khuy bằng, đính bọ. III. Mũi may mắc xích kép - Định nghĩa Là dạng mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ của kim kết hợp với 1 chỉ của móc tạo thành những móc xích khóa lại với nhau nằm dưới 2 lớp nguyên liệu. - Ký hiệu: 400 (gọi là họ 400) 4: Họ mũi mắc xích kép
- 00: Dạng tết chỉ - Kết cấu Mũi may mắc xích kép Chỉ móc Chỉ kim - Đặc tính + Ưu điểm Mũi may có độ đàn hồi lớn Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian. Chỉ không bị giới hạn. Mũi may có độ bền ổn định. Hướng may thực hiện 2 chiều. + Nhược điểm Chiều dài mũi may không nhỏ hơn 0,5mm. - Phạm vi ứng dụng Ứng dụng cho máy may 1 kim, 2 kim, nhiều kim, cuốn sườn, vắt sổ 5 chỉ, 6 chỉ (đường may mắc xích kép) IV. Mũi may vắt sổ 3 chỉ - Định nghĩa: Là dạng mũi may được phát triển từ dạng mũi may mắc xích dùng 1 hoặc 2 chỉ kim phối hợp với 2 chỉ của móc tạo thành những mắc xích liên kết với nhau ở mặt trên, mặt dưới và cạnh mép nguyên liệu may. - Ký hiệu: 500 (gọi là họ 500)
- 5: Họ mũi vắt sổ 00: Dạng tết chỉ - Kết cấu Mũi may vắt sổ 3 chỉ 1; 2. Chỉ kim a. Chỉ móc trên b. Chỉ móc dưới Mũi may vắt sổ 3 chỉ - Đặc tính
- - Ưu điểm Mũi may có độ đàn hồi lớn Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian. Chỉ không bị giới hạn. Có cơ cấu xén mép nguyên liệu tạo khoảng cách đều trước khi vào đường may. - Nhược điểm: Bị phụ thuộc vào hướng may do đó chỉ thực hiện được 1 chiều. - Phạm vi ứng dụng Được dùng để bọc viền hoặc cuốn mép cắt các chi tiết sản phẩm. V. Mũi may trần diễu Định nghĩa: Là dạng mũi may trần nhiều kim trong họ mũi may mắc xích, nhưng có thêm cơ cấu móc chỉ phụ để tạo thành những đường chỉ diễu liên kết các đường may song song lại với nhau theo phương ngang ở mặt trên lớp nguyên liệu. - Ký hiệu: 600 (gọi là họ 600) 6: họ mũi may trần diễu 00: dạng tết chỉ - Kết cấu Mũi may trần diễu Chỉ kim Chỉ diễu Chỉ móc
- Mũi may trần diễu 2, 3 kim z: Chỉ diễu 1, 2, 3: Chỉ kim a: Chỉ móc - Đặc tính kỹ thuật Độ đàn hồi mũi may lớn Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian - Phạm vi ứng dụng Dùng trang trí, lắp ráp 2 chi tiết đặt sát cạnh lại với nhau Mũi may trần diễu
- CHƯƠNG II MÁY MAY BÀI 1: CƠ CẤU TẠO MŨI Cơ cấu tạo mũi bao gồm: Cơ cấu trụ kim và cơ cấu bắt mũi I. Cơ cấu trụ kim 1. Kim: Kim là chi tiết quan trọng, có công dụng mang chỉ xuyên qua nguyên liệu phối hợp với các chi tiết bắt mũi tạo thành mũi may. Tùy theo dạng mũi may khác nhau mà người ta sử dụng các chi tiết bắt mũi khác nhau và do đó có các loại kim tương ứng. * Cấu tạo kim: Cấu tạo chung của kim gồm 3 phần: Đốc kim, thân kim và mũi kim. Trên thân kim có lỗ kim, 2 rãnh dọc thân kim và một vẹt lõm. Tùy theo chủng loại chi tiết bắt mũi và chức năng máy chuyên dùng mà hình dáng, kích thước của kim dược thay đổi thích hợp. Ở tài liệu này, chúng ta khảo sát sâu kim may dạng mũi thắt nút, chi tiết bắt mũi là ổ quay. Các loại kim khác, được chế tạo từ cơ sở là kim may, được thay đổi nhiều yếu tố cho phù hợp. Đốc kim Đốc kim là phần dùng để gắn vào trụ kim Đốc kim thường có tiết diện tròn, có hoặc không có vạt một bên, đầu đốc kim có nhiều dạng như: Côn, vát, chỏm cầu, nhọn. Đốc kim dẹp: Có tiết diện tròn, vạt dọc một phía, phần vạt thường nằm bên rãnh ngắn của kim. Khi lắp kim phải đặt phần vạt luôn luôn xoay về phía mỏ ổ. Loại này thường được sử dụng trong máy gia đình để dễ lắp kim. Đốc kim tròn: Thường được sử dụng trong máy may công nghiệp để tiện việc điều chỉnh kim (xoay kim trong trụ kim). Kích thước đốc kim gồm có đường kính đốc kim và chiều dài đốc kim.
- Cấu tạo kim may A. Đường kính đốc kim B. Đường kính thân kim C. Chiều rộng rãnh dài D. Đầu đốc kim đến mép trên lỗ kim N. Đốc kim E. Mép trên lỗ kim đến mũi kim F. Chiều dài kim Y. Phần chuyển tiếp K. Chiều rộng lỗ kim G. Đường kính rãnh dài
- Thân kim Là phần chính để mang chỉ xuyên qua nguyên liệu, thân kim có dạng trụ tròn, có 2 rãnh chạy dọc ở 2 phía đối diện nhau cùa thân kim. Hai rãnh này thường là 1 rãnh dài, 1 rãnh ngắn hoặc cả 2 cùng là rãnh dài. Cuối thân kim là lỗ kim, ở trên lỗ kim, phía trên rãnh ngắn có vạt lõm vào thân kim. - Rãnh dài: Chạy suốt từ đốc kim tới lỗ kim. Có công dụng chứa chỉ kim, khi kim xuyên qua nguyên liệu. Nhờ nằm lọt trong rãnh, nên chỉ ma sát với nguyên liệu giảm, khi kim đâm xuyên qua nguyên liệu, đồng thời để chỉ thoát xuống dễ dàng khi mỏ ổ đã lấy vòng chỉ kim trong khi kim còn chưa rút lên khỏi nguyên liệu. Nhờ vậy, chỉ không bị tưa sợi, bị đứt, hay bị xô lệch vòng chỉ ở lỗ kim gây ra bỏ mũi Tùy theo độ lớn của thân kim mà rãnh có độ sâu, rộng tương ứng. - Rãnh ngắn: Chạy từ lỗ kim tới vẹt lõm thoát mỏ ổ. Rãnh ngắn cũng có tác dụng như rãnh dài. Nó được chế tạo ngắn nhằm mục đích sau + Khi kim tận cùng dưới rút lên, nhờ phần trên rãnh ngắn không có rãnh nên nhánh chỉ tại đây chịu ma sát nhiều với nguyên liệu may và bị cản lại bên dưới lớp nguyên liệu, chỉ phồng ra, tạo thành vòng chỉ ở phía trên lỗ kim để mỏ ổ dễ dàng bắt lấy vòng chỉ kim. + Khi may hàng dày, lực ma sát giữa chỉ và nguyên liệu giữ đủ chỉ để tạo thành vòng chỉ hợp lý, nên đảm bảo được việc bắt mũi. Khi may hàng quá mỏng, do lực ma sát giữa chỉ và nguyên liệu yếu nên độ phồng chỉ kém, gây khó bắt mũi. Tuy nhiên, khi may hàng dày, rít như da, cao su, hoặc may nhiều lớp nguyên liệu, thì độ ma sát giữa chỉ và nguyên liệu may quá lớn. Khi kim đi xuống xuyên qua nguyên liệu thì do ma sát với nguyên liệu nên chỉ bị dãn ra, khi kim rút lên, chỉ co lại làm vòng chỉ hình thành bé, gây bỏ mũi. + Khi may hàng mỏng thì lượng chỉ tạo thành vòng chỉ bị thừa, vòng chỉ có thể bị bẽ xuống, mỏ ổ không bắt được, gây bỏ mũi. + Ở máy may mắc xích, thường sử dụng kim có 2 rãnh dài. Khi kim rút lên, chỉ phồng ra cả 2 bên lỗ kim. Để đảm bảo việc bắt mũi tốt, ở các loại máy này người
- ta thiết kế khoảng rút lên của kim từ tận cùng dưới tới điểm bắt mũi lớn hơn so với mũi may thắt nút. Khoảng rút lên của kim từ tận cùng dưới tới vi trí mỏ móc gặp thân kim là 3 – 5mm. Ngoài ra, còn dùng bảo hiểm kim để đẩy vòng chỉ sang phía bắt mũi (bảo hiểm kim là chi tiết dùng để đở kim, nâng cao độ cứng vững của kim). - Lỗ kim: Là nơi xâu chỉ của kim. Kích thước lỗ kim phụ thuộc vào kích thước thân kim. Thân kim lớn lỗ kim cũng lớn. - Vẹt thoát mỏ ổ: Là vạt lõm nằm phía trên lỗ kim và rãnh ngắn, có tác dụng sau: để dễ bắt mũi, mỏ ổ được điều chỉnh nằm sát kim, nhờ vạt lõm này mà mỏ ổ không chạm thân kim nên gọi là vẹt thoát mỏ ổ. Hình dạng, vị trí, kích thước của vạt lõm tùy thuộc vào loại kim chuyên dùng cho từng chủng loại máy. Mũi kim Là phần kim đục xuyên qua nguyên liệu. Tùy thuộc vào chủng loại nguyên liệu và chức năng công nghệ máy mà mũi kim có hình dạng và kích thước khác nhau. Hình dạng mặt cắt đầu mũi kim Dạng tròn có 2 loại: Nhọn và chõm cầu Dạng thoi, dạng quả trám và các dạng hình học khác: Mũi có tác dụng như 1 lưỡi cắt.
- Mũi kim Chủng loại nguyên liệu và dạng mũi kim sử dụng Nguyên liệu dệt: Được dệt từ sợi, bề mặt nguyên liệu có những canh sợi. - Đối với hàng dệt thoi: Sợi dệt có độ co dãn và đan theo phương vuông góc với nhau, nên khả năng kim đâm đứt sợi chỉ ít, sử dụng kim mũi nhọn - Đối với hàng dệt kim: Sợi dệt có độ co dãn và đan thành hình dạng phức tạp. Mũi kim phải có khả năng lựa theo khe hở sợi cao, nên sử dụng kim mũi dạng chõm cầu để tránh đâm đứt sợi. - Nguyên liệu da, giả da, cao su: Bề mặt nguyên liệu không có khe hở, do đó mũi kim có nhiệm vụ đục thủng nguyên liệu, tạo thành những khe hở thích hợp để kim, chỉ đi qua dễ dàng. Sử dụng kim có lưỡi cắt để dễ dàng xuyên thủng nguyên liệu đối với hàng da, giả da: Dùng kim dạng thoi, quả trám. Đối với hàng cao su dùng kim mũi tam giác, tứ giác. + May hàng mỏng dùng kim mũi dài. May hàng dày dùng kim mũi ngắn để tăng độ bền cho kim. + Kim đính cúc phải có mũi kim ngắn hơn kim may để tránh kim vướng vào lỗ cúc gây gãy kim và đủ độ bền để đính nhiều mũi vào một vị trí 2. Chủng loại kim Tùy thuộc vào chức năng công nghệ và kết cấu của máy mà mỗi loại máy có 1 loại kim riêng biệt của nó. Ta gọi là chủng loại kim của máy. Các chủng loại kim khác nhau có hình dạng và kích thước khác nhau. Về hình dạng, chúng khác nhau
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thiết bị may công nghiệp và bảo trì (dùng cho trình độ cao đẳng nghề): Phần 1 - Tạ Thị Ngọc Dung
114 p | 1116 | 252
-
Giáo trình Quản lý bảo trì công nghiệp - Phần 7: Phụ tùng và quản lý tồn kho
13 p | 369 | 161
-
Giáo trình Quản lý bộ phận máy - MĐ01: Máy trưởng tàu cá hạng 4
80 p | 103 | 22
-
Giáo trình Bảo trì máy công cụ CNC (Nghề: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
166 p | 65 | 13
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện tàu thuỷ (Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
63 p | 23 | 11
-
Giáo trình Quản lý bảo trì công nghiệp: Phần 1 - ThS. Nguyễn Phương Quang
101 p | 42 | 7
-
Giáo trình chuyên đề Trang bị điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)
34 p | 14 | 6
-
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
69 p | 13 | 6
-
Giáo trình Bảo trì máy điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
80 p | 24 | 6
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống bôi trơn làm mát (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
61 p | 22 | 5
-
Giáo trình Đại cương thiết bị cơ điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
68 p | 18 | 5
-
Giáo trình Thiết bị cơ khí đại cương (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
90 p | 38 | 5
-
Giáo trình Bảo trì máy điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
80 p | 18 | 5
-
Giáo trình Bảo trì máy điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
81 p | 14 | 4
-
Giáo trình Bảo trì mạch điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
124 p | 16 | 4
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống bôi trơn làm mát (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
61 p | 20 | 4
-
Giáo trình Bảo trì mạch điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
118 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn