YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình Quần vợt: Phần 1
14
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phần 1 cuốn giáo trình "Quần vợt" trình bày các nội dung 3 chương đầu bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển môn quần vợt, những kiến thức cơ bản của quần vợt, kỹ thuật quần vợt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quần vợt: Phần 1
- 60 NGUYỄN ĐỨC THÀNH ĐỖ DUY HẢI - LÊ MINH GIÁO TRÌNH QUẦN VỢT NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******************* PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH, ThS. ĐỖ DUY HẢI, ThS. LÊ MINH GIÁO TRÌNH QUẦN VỢT NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
- PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 2. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Minh CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 4. CHIẾN THUẬT QUẦN VỢT CƠ BẢN ThS. Đỗ Duy Hải, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 5. GIẢNG DẠY KỸ THUẬT QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Minh CHƯƠNG 7. LUYỆN TẬP THỂ LỰC TRONG QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 8. CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG QUẦN VỢT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, SƠ CỨU PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CÁC PHỤ LỤC PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Đỗ Duy Hải 2
- MỞ ĐẦU Quần vợt ra đời và phát triển rất sớm trên thế giới. Do đặc điểm phong phú đa dạng và hấp dẫn, quần vợt đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những môn thể thao được đông đảo người chơi yêu thích và được đưa vào thi đấu ở các kỳ đại hội Olympic (từ Thế vận hội Mùa hè 1896 và chính thức, đầy đủ tại Thế vận hội Mùa hè 1988). Nhờ tính hấp dẫn, sôi nổi, quần vợt đã du nhập (đầu thế kỷ 20) và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Phong trào quần vợt phát triển rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành, đặc biệt là trong các trường đại học trên cả nước. Là môn thể thao có tính chất đối kháng cao, người chơi phải nắm vững rất nhiều kỹ thuật (đánh bóng thuận tay, đánh bóng trái tay, giao bóng, vô lê, đập bóng, lốp bóng, cắt bóng, bỏ nhỏ,…), kỹ năng phối hợp động tác, khả năng quan sát, kỹ năng di chuyển (đổi hướng, biến tốc, thăng bằng,…) để lựa chọn cú đánh tối ưu. Do vậy, quần vợt được xem là một trong những môn thể thao có kỹ thuật đa dạng và có tính kỹ xảo cao kết hợp với các yếu tố như sự thông minh, tinh tế, nhanh nhạy trong xử lý tình huống… Bên cạnh đó, quần vợt còn là môn thể thao có nhiều lợi ích cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi. Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới, nếu tập luyện đủ và đúng cách, bộ môn quần vợt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như: Tác động nhiều nhóm cơ, tăng biên độ vận động các khớp, làm xương chắc khỏe hơn; Giúp kiểm soát lượng mỡ của cơ thể, giảm cân hiệu quả; Tăng sức chịu đựng và sức bền; Nâng cao khả năng hô hấp, tuần hoàn và bài tiết; Tăng cường giao lưu quan hệ xã hội… Tại Trường ĐH SPKT TPHCM, quần vợt là một trong những môn học tự chọn thuộc chương trình môn học giáo dục thể chất chính khóa, được sinh viên yêu thích. Tuy nhiên, tài liệu phục vụ giảng dạy chưa kiện toàn, thống nhất, chưa phù hợp với đặc thù đối tượng sinh viên và đặc điểm điều kiện tại trường. Do đó việc nghiên cứu, hệ thống hóa kiến thức và biên soạn thành giáo trình quần vợt phục vụ giảng dạy là rất cần thiết. Việc này giúp cho các giảng viên có được tài liệu tham khảo đầy đủ kiến 3
- thức chuyên môn, làm cơ sở định hướng trong giảng dạy, trang bị kiến thức và sửa chữa kỹ thuật cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường. Giáo trình quần vợt là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy chính khóa của các học phần thuộc chương trình môn học giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Nội dung của giáo trình được biên soạn dựa trên sự tổng hợp các tài liệu, sách tham khảo có liên quan nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về quần vợt. Giáo trình được biên soạn công phu và trình bày chi tiết với nhiều hình ảnh trực quan, gồm 7 chương: Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển môn quần vợt; Chương 2. Những kiến thức cơ bản của quần vợt; Chương 3. Kỹ thuật quần vợt; Chương 4. Chiến thuật quần vợt; Chương 5. Giảng dạy kỹ thuật quần vợt; Chương 6. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài quần vợt; Chương 7. Luyện tập thể lực trong quần vợt; Chương 8. Chấn thương thường gặp trong quần vợt và biện pháp phòng ngừa, sơ cứu; Các phần phụ lục liên quan. Trong quá trình biên soạn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong đón nhận những ý kiến đóng góp xây dựng của quý độc giả, các chuyên gia, quý giảng viên, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để giáo trình này được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn. Nhóm tác giả 4
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................3 CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN QUẦN VỢT................................................................................. 11 1.1. Khái quát sự phát triển quần vợt trên thế giới............................ 11 1.1.1. Nguồn gốc cổ đại................................................................... 11 1.1.2. Sự phát triển của bộ môn quần vợt........................................13 1.1.3. Sự xuất hiện của sân cỏ trong quần vợt.................................14 1.1.4. Quần vợt ngày nay.................................................................15 1.1.5. Một số cột mốc nổi bật của quá trình phát triển quần vợt..........15 1.2. Khái quát sự phát triển quần vợt ở Việt Nam..............................28 1.3. Các giải quần vợt thế giới nổi tiếng...............................................33 1.3.1. Giải vô địch Wimbledon.........................................................33 1.3.2. Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng (US Open).................................35 1.3.3. Giải Quần vợt Úc mở rộng....................................................37 1.3.4. Giải Quần vợt Roland Garros................................................40 1.4. Xu thế phát triển công nghệ trong quần vợt................................42 1.4.1. Những chiếc vợt được cải tiến chất liệu................................42 1.4.2. Công nghệ QLIPP..................................................................42 1.4.3. Cảm biến Sony Smart Tennis Sensor......................................43 1.4.4. “Mắt diều hâu” - Hawk-Eye..................................................44 1.4.5. Technis...................................................................................45 1.4.6. Đồng hồ thể thao TomTom Multi-Sport Cardio GPS.............46 1.4.7. Áo thun công nghệ cao Ralph Lauren Polo Tech shirt..........46 1.4.8. Ứng dụng The Championships...............................................47 CHƯƠNG 2. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA QUẦN VỢT..........50 2.1. Sân quần vợt (court).......................................................................50 2.2. Dụng cụ tập luyện môn quần vợt (vợt, giày, trang phục…)............55 2.2.1. Vợt quần vợt (racquet)...........................................................55 2.2.2. Bóng (ball).............................................................................56 2.2.3. Giày (shoes)...........................................................................57 2.2.4. Túi/Balo (bags/backpacks).....................................................57 2.2.5. Cuốn cán vợt (racket handle roller).......................................58 5
- 2.3. Một số kiến thức cơ bản về luật thi đấu quần vợt........................59 2.3.1. Sân.........................................................................................59 2.3.2. Thiết bị cố định......................................................................60 2.3.3. Bóng.......................................................................................61 2.3.4. Vợt..........................................................................................61 2.3.5. Phát bóng và đỡ phát bóng....................................................62 2.3.6. Chọn sân và chọn phát bóng..................................................62 2.3.7. Phát bóng...............................................................................62 2.3.8. Lỗi khi phát bóng...................................................................63 2.3.9. Trình tự phát bóng.................................................................63 2.3.10. Lỗi phát bóng.......................................................................63 2.3.11. Quả phát bóng thứ hai.........................................................64 2.3.12. Khi nào thì phát bóng..........................................................64 2.3.13. Quả đánh lại........................................................................64 2.3.14. Quả đánh lại trong phát bóng..............................................65 2.3.15. Thứ tự phát bóng..................................................................65 2.3.16. Đấu thủ đổi bên....................................................................65 2.3.17. Bóng trong cuộc...................................................................65 2.3.18. Đấu thủ phát bóng thắng điểm.............................................65 2.3.19. Đấu thủ đỡ phát bóng thắng điểm.......................................66 2.3.20. Đấu thủ thua điểm................................................................66 2.3.21. Cản trở đối phương..............................................................67 2.3.22. Bóng rơi trên vạch...............................................................68 2.3.23. Bóng chạm các thiết bị cố định............................................68 2.3.24. Đánh bóng trả tốt.................................................................68 2.3.25. Đấu thủ bị cản trở................................................................69 2.3.26. Tính điểm trong ván đấu......................................................69 2.3.27. Tính ván trong hiệp đấu.......................................................70 2.3.28. Số hiệp tối đa.......................................................................72 2.3.29. Vai trò của trọng tài trên sân...............................................72 2.3.30. Tiến trình trận đấu và thời gian nghỉ...................................72 2.3.31. Chỉ đạo viên.........................................................................74 2.3.32. Thay bóng............................................................................74 2.3.33. Sân đánh đôi........................................................................75 2.3.34. Thứ tự phát bóng trong đánh đôi.........................................75 2.3.35. Thứ tự đỡ phát bóng.............................................................75 2.3.36. Phát bóng không đúng thứ tự trong đánh đôi......................76 6
- 2.3.37. Lỗi thứ tự đỡ phát bóng trong đánh đôi...............................76 2.3.38. Lỗi phát bóng trong đánh đôi..............................................76 2.3.39. Đánh bóng trong đánh đôi...................................................76 2.3.40. Một số luật mới trong quần vợt............................................76 CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT QUẦN VỢT...............................................84 3.1. Cách cầm vợt (Holding a Racket)..................................................84 3.1.1. Kiểu cầm Eastern (số 3).........................................................86 3.1.2. Kiểu cầm Continental (số 2)..................................................87 3.1.3. Kiểu cầm Semi-Western (số 4)...............................................88 3.2. Tư thế đứng và cách di chuyển trong quần vợt............................90 3.2.1. Tư thế đứng trong quần vợt...................................................90 3.2.2. Cách di chuyển trong quần vợt (footwork)............................92 3.3. Nguyên lý kỹ thuật quần vợt cơ bản.............................................94 3.3.1. Cấu trúc sinh cơ học của hoạt động đánh bóng quần vợt...........95 3.3.2. Điều khiển hoạt động đánh bóng...........................................96 3.3.3. Các yếu tố đánh bóng............................................................97 3.3.4. Ảnh hưởng của lực đánh bóng và góc độ của mặt vợt khi tiếp xúc với đường bay của bóng...............................................97 3.3.5. Sức mạnh trong đánh bóng....................................................98 3.3.6. Tốc độ bóng...........................................................................99 3.3.7. Biến hóa điểm rơi của bóng.................................................100 3.3.8. Độ xoáy của bóng khi đánh.................................................100 3.4. Kỹ thuật đánh bóng cơ bản trong môn quần vợt.......................101 3.4.1. Kỹ thuật đánh bóng thuận tay (forehand)............................102 3.4.2. Kỹ thuật đánh bóng trái tay (backhand)..............................109 3.5. Kỹ thuật phát bóng (serve) và đánh trả phát bóng................... 115 3.5.1. Diễn biến các khâu phát bóng............................................. 115 3.5.2. Các kiểu phát bóng.............................................................. 118 3.6. Kỹ thuật cắt bóng (slice)...............................................................120 3.6.1. Quả cắt trái (backhand slice)..............................................121 3.6.2. Quả cắt thuận tay (forehand slice)......................................124 3.7. Kỹ thuật bỏ nhỏ (drop shot).........................................................127 3.7.1. Bỏ nhỏ thuận tay..................................................................128 3.7.2. Bỏ nhỏ trái tay.....................................................................129 3.8. Kỹ thuật lốp bóng (lob)................................................................130 3.8.1. Khái quát kỹ thuật lốp bóng.................................................130 7
- 3.8.2. Thời điểm thực hiện lốp bóng..............................................130 3.8.3. Cách thực hiện quả lốp bóng...............................................131 3.8.4. Ý đồ chiến thuật trong lốp bóng...........................................133 3.9. Kỹ thuật đánh bóng trên không (vô lê).......................................136 3.9.1. Quả vô lê phải......................................................................137 3.9.2. Quả vô lê trái.......................................................................138 3.10. Kỹ thuật đánh bóng nửa nảy (Haft Volley/Demi Volley).............143 3.11. Kỹ thuật đập bóng (Smash)........................................................145 3.11.1. Các bước thực hiện đập bóng............................................146 3.11.2. Những lỗi thường gặp khi thực hiện kỹ thuật đập bóng và cách khắc phục..........................................................................148 CHƯƠNG 4. CHIẾN THUẬT QUẦN VỢT CƠ BẢN.....................154 4.1. Kiến thức chung trong chiến thuật quần vợt.............................154 4.1.1. Chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật.....................................154 4.1.2. Các khu vực trên sân quần vợt.............................................154 4.1.3. Các loại quả đánh bóng trong chiến thuật quần vợt........155 4.1.4. Lý thuyết điểm giữa (đường phân giác)...............................156 4.2. Những nguyên tắc cơ bản của chiến lược và chiến thuật trong thi đấu quần vợt.........................................................................156 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến thuật trong quần vợt.............158 4.3.1. Năng lực của bản thân VĐV................................................158 4.3.2. Trình độ và năng lực chuyên môn của đối phương..............159 4.3.3. Yếu tố về môi trường............................................................159 4.3.4. Những điều kiện khác...........................................................160 4.4. Phân loại chiến thuật....................................................................160 4.4.1. Chiến thuật đánh đơn...........................................................160 4.4.2. Chiến thuật đánh đôi............................................................175 4.4.3. Chiến thuật thi đấu đôi nam nữ...........................................185 CHƯƠNG 5. GIẢNG DẠY KỸ THUẬT QUẦN VỢT.....................189 5.1. Cơ sở khoa học trong giảng dạy kỹ thuật quần vợt...................189 5.2. Các giai đoạn của quá trình học tập kỹ thuật quần vợt............189 5.2.1. Giai đoạn hình thành...........................................................190 5.2.2. Giai đoạn tập luyện (lặp lại và liên kết)..............................191 5.2.3. Giai đoạn tự động hóa/giai đoạn phân hóa.........................192 8
- CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI QUẦN VỢT..................................................................195 6.1. Công tác tổ chức thi đấu quần vợt..............................................195 6.1.1. Nhiệm vụ thi đấu..................................................................195 6.1.2. Tính chất thi đấu..................................................................195 6.1.3. Các giai đoạn tổ chức thi đấu..............................................195 6.2. Ban tổ chức quần vợt ...................................................................198 6.3. Thể thức thi đấu quần vợt............................................................199 6.3.1. Thể thức thi đấu đồng đội....................................................199 6.3.2. Thể thức thi đấu loại............................................................200 6.3.3. Thể thức thi đấu vòng tròn...................................................204 6.3.4. Thể thức thi đấu hỗn hợp.....................................................207 6.4. Điều lệ thi đấu quần vợt...............................................................208 6.5. Đăng ký và bốc thăm xếp lịch thi đấu.........................................209 6.5.1. Đăng ký thi đấu....................................................................209 6.5.2. Bốc thăm xếp lịch.................................................................210 6.6. Phương pháp trọng tài quần vợt.................................................210 6.6.1. Những yêu cầu đối với trọng tài quần vợt...........................210 6.6.2. Nhiệm vụ quyền hạn và sự phối hợp của các trọng tài trong điều hành trận đấu...............................................................213 CHƯƠNG 7. LUYỆN TẬP THỂ LỰC TRONG QUẦN VỢT........220 7.1. Khái quát về thể lực......................................................................220 7.1.1. Yếu tố di truyền....................................................................220 7.1.2. Yếu tố huấn luyện.................................................................221 7.1.3. Yếu tố lứa tuổi và giới tính...................................................222 7.1.4. Yếu tố chế độ dinh dưỡng....................................................223 7.1.5. Yếu tố môi trường và vị trí địa lý.........................................223 7.1.6. Trạng thái tâm lý..................................................................223 7.2. Luyện tập thể lực trong quần vợt................................................224 7.2.1. Tập luyện phần cơ bắp phía trên.........................................225 7.2.2. Tập luyện phần cơ bắp phía dưới........................................234 CHƯƠNG 8. CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG QUẦN VỢT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, SƠ CỨU.............238 8.1. Khái quát chấn thương trong quần vợt......................................238 8.2. Nguyên nhân chấn thương trong quần vợt.................................238 9
- 8.3. Phân loại chấn thương và cách sơ cứu trong quần vợt.............238 8.3.1. Chấn thương tay...................................................................239 8.3.2. Chấn thương chân...............................................................245 8.3.3. Căng cơ................................................................................255 8.3.4. Rách gân..............................................................................258 8.3.5. Chấn thương khớp vai..........................................................258 8.3.6. Chấn thương lưng................................................................260 8.4. Phòng tránh chấn thương trong quần vợt..................................262 8.4.1. Công tác chuẩn bị................................................................263 8.4.2. Trước khi tập luyện..............................................................264 8.4.3. Trong khi luyện tập..............................................................264 8.4.4. Sau khi chơi và luyện tập.....................................................266 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ KỶ LỤC TRONG TENNIS ........................268 PHỤ LỤC 2: THU NHẬP CỦA CÁC TAY VỢT TỐP ĐẦU ...........285 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH PHỔ BIẾN TRONG QUẦN VỢT ...............................................................287 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................306 10
- CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN QUẦN VỢT Quần vợt (tiếng Anh: Tennis) là môn thể thao chơi giữa hai người (đánh đơn) hay hai đội trong đó mỗi đội hai người (đánh đôi). Người chơi sử dụng vợt lưới để đánh một quả bóng làm bằng cao su bọc nỉ rỗng (gọi là bóng quần vợt) về phía sân đối phương. Quần vợt hiện nay là một môn thể thao rất phổ biến ở nhiều nước và được thi đấu tại các kỳ Thế vận hội. Trên thế giới có hàng triệu người chơi quần vợt và hàng triệu người hâm mộ. Hàng năm có rất nhiều giải quần vợt chuyên nghiệp được tổ chức khắp nơi trên thế giới, trong đó có 4 giải đấu lớn và danh giá nhất (gọi là các giải Grand Slam) bao gồm giải Úc Mở rộng, Pháp Mở rộng, Wimbledon và Mỹ Mở rộng. 1.1. Khái quát sự phát triển quần vợt trên thế giới 1.1.1. Nguồn gốc cổ đại Các trò chơi với bóng đã được chơi từ thời cổ đại với những mô tả đầu tiên có thể tìm thấy trên các bản khắc của ngôi đền Ai Cập có niên đại từ 1500 năm trước Công nguyên. Người ta nói rằng trò chơi bóng thực sự hình thành một phần nghi thức tôn giáo của người Ai Cập cổ đại. Truyền thống này đã được đưa đến châu Âu bởi người Moor vào thế kỷ thứ 8. Đó là các nhà sư Thiên Chúa giáo, bị ảnh hưởng bởi phong tục tôn giáo của người Moor, là những người châu Âu đầu tiên chơi dạng thô của bộ môn quần vợt. Trong phiên bản đầu tiên của trò chơi này, được gọi là “La Soule”, các vợt thủ đánh bóng với nhau, hoặc bằng tay trần hoặc bằng cách sử dụng gậy. Trò chơi đã trở nên phổ biến trong các tu viện trên khắp châu Âu, đến mức mà Giáo hội thậm chí còn dự tính cấm trò chơi. Đây là hình thức đầu tiên của trò chơi, trong đó bóng thường được đánh vào các bức tường của một sân, sớm bắt đầu được chơi bên ngoài các tu viện, và phát triển hơn nữa trong thế kỷ 12 và 13. Người chơi sớm phát hiện ra rằng họ có thể kiểm soát bóng tốt hơn chỉ với bàn tay của họ, mà 11
- sớm dẫn đến việc tạo ra một chiếc găng tay da. Không lâu sau đó, găng tay bắt đầu được gắn với một tay cầm bằng gỗ để tạo ra vợt quần vợt đầu tiên. Các quả bóng trải qua một số sàng lọc, thay đổi từ gỗ rắn thành cám được nhồi vào da. Trò chơi nhanh chóng trở nên rất phổ biến, đặc biệt là ở Pháp, nơi nó được đưa lên bởi hoàng tộc. Quần vợt bắt đầu phát triển thành một môn thể thao chuyên nghiệp từ năm 1872 khi câu lạc bộ quần vợt sân cỏ đầu tiên được thành lập. Hoa Pereira, một thương gia người Bồ Đào Nha và các bác sĩ Wellesley Tomkins và Frederick Haynes đã chơi một trò chơi của Tây Ban Nha với quả bóng có tên “pelota” trên bãi cỏ của khu nghỉ mát Leamington. Sau đó, các quy tắc cho môn quần vợt sân cỏ được thiết lập. Mặc dù không thể xác định rõ nguồn gốc của môn thể thao này nhưng mọi người cho rằng một sĩ quan quân đội Anh là Walter Clopton Wingfield đã phát minh ra các quy tắc cho môn quần vợt, sau đó gọi là “quần vợt sân cỏ” vào năm 1873. Ông nhận thấy tiềm năng thương mại đáng kể của quần vợt sân cỏ và muốn được công nhận là người sáng chế ra môn thể thao này nhưng ông đã thất bại trong việc chứng minh sự sáng tạo của mình. Wingfield (Nguồn: https://review.siu.edu.vn/the-thao/lich-su-mon-quan-vot/252/5681) Hình 1. Lawn Tennis 1887 (Hình ảnh cổ điển của những người ăn mặc thời trang chơi quần vợt. Một bản in thạch bản thế kỷ 19 của Prang) 12
- cho biết ông đã mượn các nguyên tắc từ môn thể thao của Hy Lạp có tên là Spairairikeike. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông chỉ sử dụng các nguyên tắc của môn cầu lông phổ biến của người Anh. Những người chơi quần vợt đầu tiên rất thích gọi môn thể thao này là Wingfield. Người Anh mang trò chơi sang đảo Bermuda năm 1873, và từ Bermuda nó được đem sang Mỹ năm 1874 và chơi ở Đảo Staten, New York. Như nhiều môn thể thao khác của người Anh, họ đã đem truyền bá chúng đi khắp các thuộc địa của họ trên thế giới làm cho bộ môn này phổ biến nhanh chóng. Quần vợt sân cỏ rất phổ biến ở Pháp thời trung cổ ngay cả trong giới thượng lưu. Trong cùng thời gian, nó cũng rất phổ biến ở Vương quốc Anh, đặc biệt là vào thời của Henry VIII. Các nhà sử học tin rằng hầu hết các thuật ngữ quần vợt bắt nguồn từ từ vựng tiếng Pháp. 1.1.2. Sự phát triển của bộ môn quần vợt Bộ môn quần vợt mà chúng ta chơi hàng ngày hiện nay, thực sự đã được trưởng thành ở Pháp. Ban đầu nó được đặt tên là “Jeu de paumme”, hoặc “trò chơi của lòng bàn tay”, nó đã trở thành một môn thể thao thời trang cao cấp do các vị vua và tầng lớp quý tộc chơi, trong thế kỷ 16, 17 và 18. Trong những ngày đó, các vợt thủ Pháp sẽ gọi ra ‘Tenez’, hoặc ‘Chơi’, khi bắt đầu trò chơi, và nó sớm được gọi là bộ môn thể thao Hoàng gia. Quần vợt thực sự khác với trò chơi được chơi ngày hôm nay. Nó từng là một trò chơi trong nhà, được chơi trong các phòng trưng bày lớn. Người chơi giành được điểm theo cách họ chơi bóng ra khỏi các bức tường phòng. Một cách khác trong đó đánh bóng khác với trò chơi ngày nay là một hệ thống các cuộc rượt đuổi được sử dụng. Trong trò chơi được chơi ngày hôm nay, quả bóng được coi là đã chết nếu nó bị trả lại hai lần. Tuy nhiên, trong quần vợt xưa, điểm mà quả bóng sẽ nảy lên lần thứ hai sẽ được đánh dấu bằng một điểm đánh dấu, được gọi là cuộc săn đuổi. Vì vậy, ngoài việc chơi cho các điểm, các vợt thủ sẽ cạnh tranh bằng cách cố gắng để đuổi theo bóng của họ càng gần tường của đối phương càng tốt. Do đó, một vợt thủ ghi được ít điểm hơn có thể thực sự thắng trận đấu bằng cách sử dụng đuổi theo kỹ năng hơn. 13
- Sau khi nổi tiếng với giới quý tộc Pháp, quần vợt bắt đầu lan rộng khắp châu Âu, đặc biệt phổ biến ở Anh. Ở đây cũng vậy, trò chơi đã nhanh chóng được thông qua bởi hoàng tộc, do đó được biết đến như là môn thể thao của các vị vua. Henry VIII, một người đam mê trò chơi, đã có một sân quần vợt được xây dựng tại Hampton Court, cung điện của mình, hiện vẫn đang được sử dụng bởi những người hâm mộ quần vợt. Tuy nhiên, quần vợt không bị giới hạn ở Anh và Pháp, vì nó sớm lan sang Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Ý và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, với các cuộc chiến tranh Napoléon và các cuộc cách mạng Pháp, trò chơi gần như bị loại bỏ trên khắp châu Âu trong thế kỷ 18. 1.1.3. Sự xuất hiện của sân cỏ trong quần vợt Vào thế kỷ 19, với sự phát triển phồn thịnh mạnh mẽ của Victoria đến từ nước Anh, trò chơi đã được hồi sinh trở lại. Một số nhà nước đáng chú ý có sân bóng được xây dựng trong cơ sở của họ cùng với sự xuất hiện đầu tiên của câu lạc bộ quần vợt cung cấp cơ sở vật chất cho các thành viên của họ. Những người đam mê trò chơi, trên thực tế, đã cố gắng sửa đổi trò chơi thành một môn thể thao ngoài trời trong một thời gian dài, cuối cùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của cao su lưu hóa. Điều này làm cho nó có thể tạo ra những quả bóng đủ mềm để không gây thiệt hại cho cỏ, nhưng vẫn giữ được sự sống động và đàn hồi của cao su. Một yếu tố góp phần cho sự hồi sinh của trò chơi là sự đơn giản và dễ dàng của phiên bản ngoài trời. Một bề mặt cỏ phẳng là tất cả những gì được yêu cầu, và chẳng mấy chốc nó trở thành một đặc điểm phổ biến để có các sân quần vợt cỏ. Trong khi quần vợt thực sự là một môn thể thao của hoàng tộc và tầng lớp quý tộc, ở nước Anh thời Victoria, đó là những tầng lớp thượng lưu chấp nhận môn thể thao này dưới hình thức chơi bóng quần vợt trên bãi cỏ. Đó là Arthur Balfour, một chính khách người Anh, người đã đặt ra thuật ngữ “bãi cỏ”, và ngay sau đó, nhiều phái sinh khác đã bắt đầu thay thế bề mặt sân quần vợt với cỏ, cuối cùng lại được thay thế với bề mặt bê tông và đất sét. Ngay sau đó, những bãi cỏ chơi quần vợt bắt đầu được thay thế với lối chơi mới như một môn thể thao chơi trong mùa hè. 14
- 1.1.4. Quần vợt ngày nay Quần vợt ngày nay đã trở thành một môn thể thao đẳng cấp thế giới có sức cạnh tranh cao, thu hút hàng ngàn người chơi cũng như người hâm mộ trên khắp thế giới. Có một chương trình liên tục của các sự kiện và giải đấu diễn ra suốt năm và các ngôi sao quần vợt hàng đầu đã trở thành biểu tượng của trò chơi cho thế hệ mới. Một trò chơi từng là trò tiêu khiển của hoàng tộc, giới thượng lưu, nay đã trở thành một môn thể thao nhận được sự hưởng ứng đông đảo của tất cả mọi người. Cùng sự phát triển và những thăng trầm, qua các giải đấu bộ môn thể thao này được nâng cấp lên trở thành một bộ môn khiến bất cứ một người nào cùng đều yêu mến nó. Chặng đường dài, trò chơi quần vợt này vẫn sẽ tiếp tục phát triển và đưa đến người chơi những giải đấu hấp dẫn và thú vị, tìm ra những cái tên mới cho làng thể thao quần vợt. 1.1.5. Một số cột mốc nổi bật của quá trình phát triển quần vợt - Thế kỷ 16: Giữa thế kỷ 16 và 18, trò chơi “palm” được các vị vua và quý tộc đánh giá cao. Các vợt thủ Pháp thường bắt đầu trò chơi này bằng cách hét lên từ “Tenez” (Chơi!). Trò chơi này đã sớm được gọi là “Quần vợt thực sự” hoặc “Hoàng gia”. - Thập kỷ 1530s: Vua Anh Henry VIII đã xây dựng một sân quần vợt tại Cung điện Hampton Court (sân này không còn tồn tại mà thay vào một sân tương tự được xây dựng ở đó vào năm 1625 và được sử dụng cho đến ngày nay). - Năm 1583: Cây vợt quần vợt đầu tiên được phát minh ở Ý. - Năm 1870: Tại quận Wimbledon (Luân Đôn) thành lập Câu lạc bộ Croquet All England. Quần vợt vẫn là một trò chơi trong nhà được chơi bởi các nhà hảo tâm hoàng gia và giàu có. - Năm 1873: Thiếu tá Walter Wingfield đã phát minh ra một phiên bản Real Tennis có thể chơi ngoài trời trên bãi cỏ. Trò chơi này có tên Sphairistike, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “chơi bóng”) và lần đầu tiên được giới thiệu đến xứ Wales (Anh). Được chơi trên các sân theo giờ trên bãi cỏ của Manor House bởi những người Anh giàu có. Đây chính là cái nôi 15
- đầu tiên để quần vợt ngày nay phát triển. Sau đó (năm 1873), người Anh đã phát triển trò chơi này sang đảo Bermuda, từ Bermuda nó được du nhập sang Mỹ (năm 1874) và được mọi người hưởng ứng ở Đảo Staten, New York. Và cũng như nhiều môn thể thao khác của người Anh, họ đã đem truyền bá quần vợt đi khắp các thuộc địa của mình trên thế giới và nhanh chóng làm cho bộ môn này phổ biến. - Năm 1874: Giải đấu quần vợt sân cỏ đầu tiên được tổ chức ở Mỹ. Hai anh em Joseph và Clarence Clark giành chiến thắng. - Năm 1875: Henry Cavendish Jones đã thuyết phục Câu lạc bộ Croquet All England thay thế một sân bóng vồ bằng sân quần vợt nền cỏ. Sau đó Câu lạc bộ Marylebone Cricket cũng thay đổi theo cho phù hợp. Câu lạc bộ Cricket Marylebone đã thực hiện những thay đổi đáng kể cho trò chơi này. Cụ thể, họ đã thêm luật tỉ số 40 đều (Deuce), luật lợi giao (Advantage) và 2 cơ hội cho mỗi cú phát bóng. Sân hình đồng hồ cát cũng được thay đổi thành hình chữ nhật, giống kích cỡ như chúng ta sử dụng ngày nay. - Năm 1877: Giải vô địch quần vợt thế giới đầu tiên được tổ chức tại Worple Road, Wimbledon, Luân Đôn (Anh), được tài trợ bởi Câu lạc bộ quần vợt All England. Chỉ có 22 người chơi tham gia nội dung duy nhất đơn nam, đó là sự kiện duy nhất. Khán giả đã chỉ trả 01 shilling để xem các trận chung kết. Tay vợt nam đầu tiên giành chiến thắng trong lịch sử quần vợt Wimbledon là Spencer Gore. - Năm 1880: Lần đầu tiên trong lịch sử quần vợt, cú đập Smash được đưa vào bởi hai anh em Renshaw ở giải Wimbledon. Họ đã thống trị giải Wimbledon trong một thập kỷ, thay phiên nhau giành tất cả các chức vô địch (trừ các năm 1880 và 1887). - Năm 1881: Hiệp hội Quần vợt Sân cỏ Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Lawn Tennis Association - USNLTA) được thành lập. Cùng năm này, giải vô địch quốc gia quần vợt đầu tiên (tiền thân của giải Mỹ Mở rộng - US Open) được tổ chức tại Newport, Rhode Island. Nhưng sau đó, giải chỉ giới hạn cho cư dân Mỹ. Người chiến thắng đầu tiên trong 16
- lịch sử quần vợt Giải vô địch quốc gia Hoa Kỳ là Dick Sears. - Năm 1884: Giải vô địch Wimbledon dành cho phụ nữ lần đầu tiên được tổ chức (chỉ có 13 người tham gia). Nội dung Đôi nam lần đầu tiên cũng được đưa vào trong lịch sử quần vợt. - Năm 1887: Giải vô địch Hoa Kỳ lần đầu tiên dành cho nữ. Lottie Dod thắng giải đơn nữ Wimbledon đầu tiên của mình. - Năm 1888: Hiệp hội Quần vợt Sân cỏ (Lawn Tennis Association - LTA) được thành lập nhằm duy trì các quy tắc và tiêu chuẩn mới của quần vợt. - Năm 1891: Giải vô địch Pháp lần đầu tiên diễn ra, những giải này chỉ dành cho cư dân Pháp. - Năm 1896: Quần vợt trở thành một trong những môn thể thao cốt lõi trong Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên. - Năm 1897: Giải vô địch Pháp lần đầu tiên dành cho nữ được tổ chức. - Năm 1900: Dwight F.Davis, một sinh viên của Đại học Harvard quyết định cấp bằng một trận đấu thử thách đồng đội giữa Hoa Kỳ và Quần đảo Anh. Chiếc cúp được khắc là “Cúp thử thách quần vợt sân cỏ quốc tế” (International Lawn Tennis Challenge Trophy), sau này được gọi là Cup Davis. - Năm 1905: Giải vô địch quốc gia Úc, sau này được gọi là Úc Mở rộng được thành lập, với địa điểm xen kẽ giữa các trung tâm ở Úc và New Zealand. - Năm 1912: Liên đoàn Quần vợt Sân cỏ Quốc tế (ILTF) ra đời với mục đích điều hành 4 giải vô địch quần vợt lớn (Giải vô địch Wimbledon, Giải vô địch Mỹ, Giải vô địch Úc và Giải vô địch Pháp). - Năm 1919: Suzanne Lenglen giành danh hiệu Wimbledon Ladies Championships, danh hiệu đầu tiên trong số 12 danh hiệu sau này đã trở thành giải đấu Grand Slam. 17
- (Nguồn: https://cdn.shopify.com/s/ (Nguồn: https://www.alamy.com/stock-photo/ files/1/0646/5773/products/lenglen. suzanne.html?blackwhite=1) jpg?v=1410870578) Hình 2. Suzanne Lenglen - Thần tượng của quần vợt nữ - Năm 1922: Giải vô địch Úc dành cho nữ lần đầu tiên được tổ chức. - Năm 1924: Quần vợt rút khỏi Thế vận hội Olympic (do sự thiếu chuyên nghiệp trong cách tổ chức sắp xếp). - Năm 1925: Quy định Giải vô địch Pháp “chỉ dành cho cư dân Pháp” bị bãi bỏ. Giải vô địch Úc đã trở thành Giải vô địch của người Úc và sẽ chỉ được tổ chức trên lãnh thổ Úc. - Năm 1927: Là năm hình thành Lịch sử giải Roland Garros. Trong Giải vô địch Wimbledon, ý tưởng về chọn hạt giống đã được trình bày lần đầu tiên. Người Pháp đã giành Cúp Davis, Hiệp hội Quốc gia Pháp đã giành đất từ chính quyền thành phố Paris để xây dựng một sân vận động quần vợt mới và đặt tên là Roland Garros (anh hùng của Pháp trong Thế chiến thứ nhất). - Năm 1928: Pháp lần đầu tiên trong lịch sử quần vợt đăng cai tổ chức giải Roland Garros. - Năm 1930: Cải tiến cấu trúc vợt quần vợt; Vợt quần vợt gỗ một mảnh được thay thế bằng gỗ nhiều lớp. 18
- - Năm 1933: Tay vợt Jack Crawford của Úc đã xuất sắc giành trọn bộ chiến thắng cả bốn danh hiệu lớn trong cùng một năm. Đó thực sự là một thành tích thể thao phi thường. Cho đến nay, kỷ lục này chỉ một số tay vợt xuất sắc là có thể nắm giữ. - Năm 1938: Tay vợt đầu tiên ôm trọn cả 4 Giải vô địch trong cùng một năm là Don Budge (Mỹ). Phóng viên quần vợt của tờ New York Times - Allison Danzig đã sử dụng cụm từ “a Grand Slam in tennis” cho các hiện tượng này, từ đó, thuật ngữ này đã chính thúc đi vào kho từ vựng quần vợt. - Năm 1947: Jack Kramer đã giành chiến thắng giải Wimbledon. Dù đã tham gia để chuyển sang chuyên nghiệp từ một năm trước nhưng Jack Kramer đã quyết tâm giành Wimbledon một lần, để tạo sự tin cậy cho cuộc công kích vào vòng đua chuyên nghiệp, cả với tư cách là một vận động viên (VĐV) cũng như một doanh nhân. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của thế giới quần vợt hiện đại. - Năm 1950: Pro Tour do Jack Cramer tạo ra trở nên rất phổ biến với cả người chơi quần vợt nghiệp dư và công chúng. (Nguồn: http://sportsthenandnow.com/wp/wp- (Nguồn: http://rafael-nadal.over-blog.com/ content/uploads/2010/10/kramerjack2.jpg) article-36041097.html) Hình 3. Jack Kramer - Người có ảnh hưởng lớn đối với thế giới quần vợt hiện đại - Năm 1953: Maureen Connelly là người phụ nữ đầu tiên giành được cả 4 chức vô địch trong lịch sử quần vợt và hoàn thành “Grand Slam”. 19
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn