Giáo trình Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng - MĐ02: Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá
lượt xem 39
download
Giáo trình Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng các máy Đo sâu, dò cá đứng phổ biến trên tàu cá hiện nay. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 4 bài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng - MĐ02: Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG Mã số: MĐ 02 NGHỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TRÊN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề/ dạy nghề dƣới 3 tháng Hà Nội, năm 2011
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 02
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, vấn đề xác định độ sâu, vị trí đàn cá và các chướng ngại vật trên biển là rất quan trọng. Vì vậy hầu như tất cả các tàu đánh cá hoạt động trên biển đều trang bị máy Đo sâu dò cá đứng. Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Định vị vệ tinh 2) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng 3) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Dò cá ngang 4) Giáo trình mô đun Sử dụng Ra đa hàng hải 5) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Thông tin liên lạc 6) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương Giáo trình Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng các máy Đo sâu, dò cá đứng phổ biến trên tàu cá hiện nay. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 4 bài: Bài 1: Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng Bài 2: Sử dụng máy Đo sâu, dò cá Koden CVS-106 Bài 3: Sử dụng máy Đo sâu, dò cá Furuno FCV-668 Bài 4: Sử dụng máy Đo sâu, dò cá JMC V-8202 Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v.. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ
- 3 Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1- Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên) 2- Đỗ Văn Nhuận 3- Hồ Đình Hải 4- Phạm Văn Khoát 5- Nguyễn Quý Thạc 6- Lê Trung Kiên
- 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG .................................... 6 Bài 1. CÁC BỘ PHẬN VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ....................... 6 MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG ........................................................................ 6 1. Các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng: ..................................................... 6 2. Nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng: ........................................ 7 Bài 2. SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG CVS – 106 ......................... 8 1. Giới thiệu chung: ............................................................................................ 9 1.1. Các thông số kỹ thuật: ................................................................................. 9 1.2. Sơ đồ mặt máy:.......................................................................................... 10 1.3. Tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển: ..................................... 10 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng Koden CVS – 106: .................................. 11 2.1. Chuẩn bị máy: ........................................................................................... 11 2.2. Mở máy, điều chỉnh độ sáng màn hình: ..................................................... 12 2.3. Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu đáy: ...................................................... 13 2.4. Đọc màn hình của máy đo sâu, dò cá đứng CVS – 106:............................. 14 2.5. Các chế độ đo sâu của màn hình: ............................................................... 15 2.6. Chọn tốc độ hình ảnh:................................................................................ 16 2.7. Chọn vị trí phóng đại: ................................................................................ 18 2.8. Chọn khoảng cách phóng đại: .................................................................... 19 2.9. Chế độ màn hình chữ lớn: .......................................................................... 19 2.10. Mở màn hình thực đơn: ........................................................................... 20 2.11. Đặt các chế độ báo động: ......................................................................... 22 2.12. Xử lý sự cố máy Đo sâu, dò cá Koden CVS- 106: ................................... 26 2.13. Tắt máy: .................................................................................................. 26 2.14. Bảo quản máy đo sâu, dò cá Koden CVS- 106: ....................................... 26 Bài 3: SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ FURUNO FVC-668 ................... 28 1. Giới thiệu chung: .......................................................................................... 28 1.1.Các thông số kỹ thuật: ................................................................................ 28 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển .............. 29 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: ............................................. 31 2.1. Chuẩn bị máy ............................................................................................ 31 2.2. Mở máy: .................................................................................................... 32 2.3. Điều chỉnh độ sáng màn hình: ................................................................... 32 2.4. Cách đọc tín hiệu trên máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: .................... 33 2.5. Lựa chọn thang đo sâu ............................................................................... 34 2.6. Lựa chọn các chế độ màn hình: ................................................................. 36 2.7. Các chế độ báo động của máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: ................ 40 2.8. Xử lý sự cố máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: ..................................... 43
- 5 2.9. Tắt máy: .................................................................................................... 43 2.10. Bảo quản máy Đo sâu, dò cá Furuno FVC-668: ....................................... 43 Bài 4. SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG JMC V-8202 .................... 46 1. Giới thiệu chung: .......................................................................................... 46 1.1.Các thông số kỹ thuật: ................................................................................ 46 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển: ............. 47 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng JMC V-8202: ........................................... 49 2.1. Chuẩn bị máy: ........................................................................................... 49 2.2. Mở máy: .................................................................................................... 50 2.4. Điều chỉnh độ khuếch đại: ......................................................................... 50 2.5. Chọn thang đo sâu: .................................................................................... 52 2.6. Cách đọc tín hiệu trên máy đo sâu dò cá JMC V-8202: ............................. 54 2.7. Các chế độ màn hình của máy Đo sâu, dò cá JMC V-8202: ....................... 54 2.8. Các chế độ báo động của máy đo sâu, dò cá JMC V-8202 ......................... 59 2.9. Khử nhiễu:................................................................................................. 61 2.10. Khử màu T.HLD ..................................................................................... 62 2.11. Chức năng vạch đường trắng W.LINE..................................................... 63 2.12. Điều chỉnh tốc độ chạy của màn hình: ..................................................... 64 2.13. Tắt mở đèn bàn phím ............................................................................... 64 2.14. Nhập mớn nước của tàu: .......................................................................... 64 2.15. Tắt mở tín hiệu tức thời: .......................................................................... 64 2.16. Thay đổi màu nền: ................................................................................... 65 2.17. Thay đổi luật màu: ................................................................................... 66 2.18. Chức năng mở rộng: ................................................................................ 67 2.19. Xử lý sự cố máy Đo sâu, dò cá JMC V-8202 ........................................... 69 2.20. Tắt máy: .................................................................................................. 69 2.21. Bảo quản máy đo sâu, dò cá JMC V-8202 ............................................... 69
- 6 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐO SÂU, DÒ CÁ ĐỨNG Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng; + Trình bày được các chức năng của máy Đo sâu, dò cá đứng. - Kỹ năng : + Kết nối được máy Đo sâu, dò cá đứng với nguồn và phụ kiện ; + Sử dụng được máy máy Đo sâu, dò cá đứng trong quá trình hàng hải và khai thác, đánh bắt hải sản ; + Xử lý được những sự cố thông thường của máy Đo sâu, dò cá đứng. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. Bài 1. Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng Mã bài: MĐ 02- 1 Mục tiêu: - Mô tả được các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng ; - Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng ; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. A. Nội dung: 1. Các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng: Máy Đo sâu, dò cá đứng hoạt động dựa vào sự thu phát sóng siêu âm (là sóng âm có tần số rất lớn trên 20KHz). Máy đo sâu dò cá đứng thường có 4 bộ phận chính: - Máy phát: có nhiệm vụ phát ra các xung điện; - Máy thu: có nhiệm vu thu và khuếch đại tín hiệu;
- 7 - Anten thu phát: có nhiệm vụ thu, phát các tín hiệu siêu âm; - Bộ chỉ thị: có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu thu nhận thành hình ảnh. 2. Nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng: Máy phát phát ra một xung điện, xung này được đưa đến anten thu phát. Anten có nhiệm vụ biến xung điện thành sóng siêu âm . Sóng siêu âm này được truyền xuống đáy biển. Khi gặp chướng ngại vật ( có thể là đàn cá hoặc đáy biển ), tín hiệu sẽ phản xạ trở lại anten. An ten lại biến sóng siêu âm thành các xung điện, các xung này được đưa đến máy thu. Do tín hiệu phản xạ trở về rất yếu nên máy thu làm nhiệm vụ khuyếch đại . Sau đó tín hiệu được đưa đến bộ chỉ thị cho ta hình ảnh của đàn cá hoặc đáy biển. Nếu biết được thời gian từ lúc phát đến lúc nhận được sóng siêu âm. Thì ta có thể biết được khoảng cách từ anten đến vật phản xạ. Khoảng cách đó được xác định như sau: H = C.t / 2 Trong đó: H: độ sâu từ đáy đến vật phản xạ ( m) C: tốc độ truyền sóng âm ( m/s) t: thời gian từ lúc phát đến lúc nhận tín hiệu( s) Đối với những máy dò cá thường có thêm cơ cấu quay và nâng hạ anten.
- 8 B. Câu hỏi: Câu hỏi 1: Trình bày các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng. - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được các bộ phận của máy Đo sâu, dò cá đứng. Câu hỏi 2: Trình bày về nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng. C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Nguyên lý hoạt động của máy Đo sâu, dò cá đứng Bài 2. Sử dụng máy đo sâu, dò cá đứng CVS – 106 Mã bài: MĐ 02- 2 Mục tiêu: - Trình bày được tên và chức năng của các phím, núm trên bảng điều khiển của máy đo sâu, dò cá CVS -106; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng máy Đo sâu, dò cá CVS -106 ; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng của bài. A. Nội dung: Máy đo sâu, dò cá CVS -106 do hãng KODEN Nhật Bản sản xuất
- 9 Máy đo sâu dò cá đứng KODEN CVS-106 1. Giới thiệu chung: 1.1. Các thông số kỹ thuật: - Màn hình màu 6 inches - Chỉ thị 8 màu - Tần số 50,120 hoặc 200 KHz - Công suất phát 200w - Độ sâu lớn nhất có thể đo được 320 m - Nguồn từ 11 – 40 VDC - Công suất của nguồn 25w 1.2. Sơ đồ mặt máy:
- 10 KODEN CVS- 106 MODE MENU GAIN RANGE ZOOM POSN MÀN HÌNH IMAGE ZOOM SPEDD RANGE UPPER ALARM LOWER ALARM BRT EVENT ON POWER OFF Sơ đồ mặt máy KODEN CVS-106 1.3. Tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển: - MODE: chọn màn hình thực đơn hay màn hình chữ lớn - MENU: màn hình thực đơn - GAIN: điều chỉnh độ nhạy của máy thu theo 20 mức - RANGE: chọn thang đo độ sâu - ZOOM POSN: chọn vị trí phóng đại - IMAGE: chọn tốc độ hình ảnh theo 5 cấp và dừng ảnh - ZOOM RANGE: chọn khoảng cách phóng đại ( ¼ hay ½) - UPPER ALARM: đặt báo động đáy trên hoặc giới hạn trên của tín hiệu đàn cá - LOWER ALARM: đặt báo động đáy dưới hoặc giới hạn dưới của tín hiệu đàn cá - BRT: điều chỉnh độ sáng màn hình ( theo 10 mức) - EVENT: lưu giữ vị trí hiện tại ( độ sâu đáy, nhiệt độ mặt nước, vị trí tàu) - POWER ON: bật nguồn - POWER OFF: tắt nguồn( ấn và giữ vài giây)
- 11 2. Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng Koden CVS – 106: 2.1. Chuẩn bị máy: Máy Đo sâu, dò cá CVS -106 Anten ( bầu dò) và cáp anten Dây nguồn Bộ đổi điện/ ác quy Chú ý:
- 12 - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Đo sâu, dò cá đứng. 2.2. Mở máy, điều chỉnh độ sáng màn hình: -Bước 1: ấn và giữ phím [POWER ON] - Bước 2: điều chỉnh độ sáng màn hình, ấn phím BRT trên màn hình sẽ xuất hiện chữ BRT Điều chỉnh độ sáng
- 13 Ta có thể điều chỉnh độ sáng luân phiên với 10 mức sau: 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Sáng Tối 2.3. Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu đáy: Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu đáy, ấn phím GAIN về phía hoặc trên màn hình sẽ xuất hiện chữ GAIN kèm theo số chỉ mức độ khuếch đại. Điều chỉnh độ khuyếch đại
- 14 Có 20 mức khuếch đại từ 1-20. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 2.4. Đọc màn hình của máy đo sâu, dò cá đứng CVS – 106: Nhiệt độ nước biển 18.20C Tốc độ tàu( hải lý/giờ) 12.6 KT Đoạn đường tàu đi 7.4 NM (hải lý) N 21029.122 Vị trí tàu E 107006.244 64.3 m Dữ kiện nhớ hiện tại 18.50C N 20012.345 E 106015.265 Độ sâu đáy biển 26.7
- 15 2.5. Các chế độ đo sâu của màn hình: 2.5.1. Thang đo được chọn tự động Lúc này trên màn hình xuất hiện chữ: AUTO RANGE Thang này được chọn tự động bằng máy. Khi ở chế độ tự động trên màn hình có chữ AR Chọn thang đo sâu, ấn phím RANGE về phía hoặc trên màn hình sẽ xuất hiện chữ AUTO RANGE hoặc RANGE + AUTO RANGE: tự động điều chỉnh thang đo độ sâu Màn hình đo sâu tự động 2.5.2. Thang đo sâu thông thường ( tự đặt bằng tay) Có các thang đo sau: 0-5; 0-10; 0-20; 0-40; 0-80; 0160; 0-320. Khi sử dụng thang đo sâu thông thường trên màn hình xuất hiện chữ: RANGE: Điều chỉnh thang độ sâu bằng tay.
- 16 Màn hình đo sâu điều chỉnh bằng tay Khi chọn RANGE, ấn phím hoặc sẽ tăng giảm thang đo sâu cho phù hợp. 5 10 20 40 80 160 320 2.6. Chọn tốc độ hình ảnh: Chọn tốc độ hình ảnh, ấn phím IMAGE SPEED: lúc này trên màn hình xuất hiện chữ IMAGE SPEED và phân số chỉ tốc độ.
- 17 Màn hình chọn tốc độ hình ảnh Có 5 mức tốc độ hình ảnh là: STOP; 2/1; 1/1; 1/2; 1/8. 2/1 1/1 1/2 1/4 1/8 STOP Nhanh Chậm
- 18 2.7. Chọn vị trí phóng đại: Chọn vị trí phóng đại, ấn phím ZOOM POSN về phía hoặc sẽ chọn được một trong hai chế độ: + AUTO ZOOM POSN: phóng đại tự động + ZOOM POSN: điều chỉnh chế độ phóng đại bằng tay, ấn phím hoặc sẽ giảm hoặc tăng độ sâu của vị trí phóng đại.
- 19 2.8. Chọn khoảng cách phóng đại: Chọn khoảng cách phóng đại, ấn phím ZOOM RANGE về phía hoặc sẽ chọn được một trong hai chế độ: chế độ 10 và chế độ 20. Ví dụ ở ở độ sâu là 40 m, nếu chọn 10 thì khoảng cách phóng đại từ 10 m - 20 m, nếu chọn 20 thì khoảng cách phóng đại từ 20m – 40 m. 2.9. Chế độ màn hình chữ lớn: Khi ấn phím MODE tất cả các số liệu của màn hình được thể hiện bằng chữ lớn:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật chế biến lương thực (Tập 1): Phần 1 - Bùi Đức Hợi (chủ biên)
156 p | 544 | 171
-
GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 1
0 p | 253 | 107
-
Giáo án về Kỹ thuật sấy nông sản - Chương 2
10 p | 226 | 71
-
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 2
14 p | 161 | 42
-
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - BÀI 4
13 p | 154 | 42
-
Giáo trình Sử dụng máy Dò cá ngang - MĐ03: Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá
56 p | 163 | 34
-
Giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim: Phần 1
104 p | 164 | 29
-
QUY TRÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC CHO LÚA, NGÔ, BÔNG VỪNG
2 p | 118 | 19
-
Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp: Hiệu Quả Từ Máy Phun Phân Bón Cho Lúa
3 p | 103 | 18
-
Phương Pháp Mới Bảo Quản Ngô Chống Nấm Mốc
2 p | 101 | 16
-
Sản xuất thành công bưởi da xanh theo hướng IPM
4 p | 122 | 15
-
Quản lý chất lượng nuôi trồng thủy sản-Chương 7
62 p | 86 | 12
-
Giáo trình phân tích tồn dư kim loại nặng trong sản xuất rau sạch với yêu cầu độ ẩm cao p8
9 p | 83 | 11
-
Giáo trình Lắp đặt và sử dụng tổ máy phát điện một pha sử dụng khí sinh học (Nghề: Lắp đặt và sử dụng thiết bị khí sinh học)
135 p | 45 | 8
-
Sử Dụng Bao Trái Chịu Mưa Để Phòng Chống Bệnh Thán Thư Trên Nho
3 p | 82 | 7
-
Giáo trình hướng dẫn ứng dụng cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại p4
9 p | 68 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn