Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
_______________________________<br />
<br />
TS. Bùi Hữu Đoàn<br />
<br />
Giáo trình<br />
<br />
Chăn nuôi<br />
Đà điểu và Chim<br />
<br />
Nhà xuất bản Nông Nghiệp<br />
Hà Nội - 2009<br />
<br />
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/<br />
<br />
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam<br />
<br />
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/<br />
i<br />
<br />
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tăng nhanh sản lượng, chất lượng các sản<br />
phẩm chăn nuôi gia súc gia cầm truyền thống như trâu bò, lợn, gà, ngành chăn nuôi nước ta<br />
đã hòa nhập với sự phát triển của nền chăn nuôi trên thế giới, bổ sung thêm nhiều đối tượng<br />
chăn nuôi mới như đà điểu, bồ câu và chim cút..., làm phong phú thêm các sản phẩm chăn<br />
nuôi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.<br />
Để góp phần vào sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ của nghành, cung cấp tài liệu học<br />
tập cho sinh viên, tài liệu tham khảo cho các học viên, cán bộ nghiên cứu, những độc giả<br />
quan tâm đến lĩnh vực này, chúng tôi biên soạn giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim, nhằm<br />
cung cấp những kiến thức cơ bản về chăn nuôi đà điểu, bồ câu và chim cút - những đối tượng<br />
rất mới, có tốc độ phát triển nhanh và giàu tiềm năng, nhiều triển vọng trong ngành chăn<br />
nuôi nước ta.<br />
Để sử dụng giáo trình có hiệu quả, khi học môn học này các học viên cần tham khảo<br />
thêm tài liệu các môn cơ sở như sinh lý, sinh hoá, dinh dưỡng, thức ăn, giống vật nuôi... để<br />
hiểu kỹ và ứng dụng tốt các kiến thức trình bày trong tài liệu.<br />
Về cấu trúc, giáo trình gồm 2 phần:<br />
Phần 1- Kiến thức cơ sở (gồm 4 chương: Nguồn gốc, đặc điểm sinh lý giải phẫu; Dinh<br />
dưỡng; Sức sản xuất và Ấp trứng chim)<br />
Phần 2- Kỹ thuật nuôi chim (gồm 4 chương: Thiết bị chuồng trại, Chăn nuôi đà điểu;<br />
Chăn nuôi bồ câu; Chăn nuôi chim cút).<br />
Trong quá trình biên soạn giáo trình, bên cạnh việc tham khảo các tài liệu quý trong<br />
và ngoài nước, chúng tôi còn mạnh dạn đưa vào nhiều kết quả nghiên cứu chuyên ngành của<br />
nhiều tác giả cũng như những tiến bộ mới trong sản xuất.<br />
Khi sử dụng giáo trình, sinh viên cần liên hệ với các bài giảng của giáo viên, với tình<br />
hình thực tiễn trong sản xuất, tham khảo thêm tài liệu chuyên môn để hiểu các nội dung được<br />
trình bày một cách có hệ thống.<br />
Nhân dịp hoàn thành cuốn giáo trình này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp<br />
đỡ và những ý kiến đóng góp hết sức quý báu của nhiều thế hệ các thầy giáo, cô giáo khoa<br />
Chăn nuôi và Nuôi trồng Thuỷ sản, khoa Thú y, các cán bộ nghiên cứu của Viện Chăn nuôi<br />
Quốc gia, các bạn đồng nghiệp; lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật các trang trại chăn nuôi; các thế<br />
hệ sinh viên và học viên cao học mà chúng tôi đã có cơ hội được giảng dạy.<br />
Hiện nay, các đối tượng chăn nuôi được đề cập đến trong giáo trình đang được coi là<br />
mới, những tài liệu được công bố có liên quan còn rất hạn chế... vì vậy, trong phạm vi có thể,<br />
chúng tôi đã cố gắng cung cấp được nhiều nhất những thông tin về các con vật mới mẻ này.<br />
Chúng tôi cũng hiểu rằng, mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng do thời gian eo hẹp và đặc biệt,<br />
những hiểu biết của mình về đà điểu, bồ câu và chim cút còn rất hạn chế, chắc chắn tài liệu<br />
sẽ có nhiều thiếu sót.<br />
Mong bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình này được hoàn thiện hơn trong những<br />
lần xuất bản sau.<br />
Tác giả<br />
<br />
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/<br />
1<br />
<br />
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam<br />
<br />
BÀI MỞ ĐẦU<br />
1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC<br />
1.1.1. Đối tượng của môn học<br />
Lớp chim với hơn 9600 loài, chia thành 3 nhóm chính :<br />
- Nhóm chim bay<br />
- Nhóm chim bơi<br />
- Nhóm chim chạy<br />
Trong giáo trình chăn nuôi gia cầm, chúng tôi đã đề cập đến chăn nuôi gà - một loài<br />
chim bay và thủy cầm - một số loài chim bơi. Trong giáo trình này, chúng tôi tiếp tục đề cập<br />
đến một loài chim chạy là đà điểu và hai loài chim bay nữa: bồ câu, chim cút, đó là một nhóm<br />
động vật thuộc lớp chim, đã được con người thuần hoá từ tổ tiên hoang dại thông qua quá<br />
trình thích nghi lâu dài.<br />
1.1.2. Mục đích của môn học<br />
Giúp học viên nắm được nguồn gốc tiến hoá và sự hình thành các loài đà điểu, bồ câu và<br />
chim cút, đặc điểm giải phẫu, sinh lý, nhu cầu dinh dưỡng, sức sản xuất, kỹ thuật ấp trứng,<br />
nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý các loại đà điểu, bồ câu, chim cút… ứng dụng vào thực tiễn<br />
chăn nuôi ở nước ta để cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.<br />
1.2.Tình hình chăn nuôi nói chung, chăn nuôi đà điểu, bồ câu và chim cút trên thế giới<br />
và ở Việt Nam<br />
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến động cả về<br />
tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân<br />
tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch<br />
bệnh mới….<br />
1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới<br />
Thịt và sản phẩm thịt là nguồn cung cấp quan trọng nhất về đạm, vitamin, khoáng<br />
chất… cho con người. Chất dinh dưỡng từ động vật có chất lượng cao hơn, dễ hấp thu hơn là<br />
từ rau quả. Trong khi mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở các nước công nghiệp rất cao<br />
thì tại nhiều nước đang phát triển, bình quân đạt dưới 10 kg, gây nên hiện tượng thiếu và suy<br />
dinh dưỡng. Ước tính, có hơn 2 tỷ người trên thế giới, chủ yếu ở các nước chậm phát triển và<br />
nghèo bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, iodine, sắt và kẽm, do họ không<br />
được tiếp cận với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trái cây và rau quả.<br />
Tại một số nước, tình hình tiêu thụ như sau: (mức hiện nay/40 năm trước): Mỹ 124/89;<br />
EU: 89/56; TQ: 54/4; Nhật 42/8; Brazin 79/28 kg.<br />
Sản lượng sữa toàn cầu năm 2002 là 580 triệu tấn, dự kiến đến năm 2050 là 1043 triệu tấn.<br />
Để đủ chất dinh dưỡng, mỗi người cần được ăn trung bình 20 g đạm động vật/ngày<br />
hoặc 7,3 kg / năm, tương đương với 33 kg thịt nạc, hoặc 45 kg cá, hoặc 60 kg trứng, hay 230<br />
kg sữa. Thịt được cung cấp chủ yếu từ chăn nuôi các động vật nông nghiệp: bò, lợn, gia cầm;<br />
một ít trâu, dê và cừu. Trong đó, thịt lợn là phổ biến nhất, chiếm trên 36%, tiếp theo là gia<br />
cầm 33% và thịt bò 24%.<br />
Một số khu vực khác còn có thêm thịt lạc đà, bò tây tạng, ngựa, đà điểu, bồ câu, chim<br />
cút… ngoài ra còn thịt cá sấu, rắn, thằn lằn…<br />
<br />
Bảng 1. Tiêu thụ thịt bình quân (kg/ người) trên thế giới trong một số năm gần đây<br />
<br />
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/<br />
2<br />
<br />
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
2006<br />
<br />
Toàn thế giới<br />
41.6<br />
Các nước phát triển<br />
81.1<br />
Đang phát triển<br />
30.7<br />
Chỉ số tăng giá<br />
Năm<br />
2006<br />
(Lấy giá năm 2000<br />
115<br />
là100%)<br />
* Tháng 1 đến tháng 4/2008<br />
<br />
Tăng 2008<br />
so với 2007<br />
1.1<br />
0.7<br />
1.8<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
41.6<br />
82.4<br />
30.5<br />
<br />
42.1<br />
82.9<br />
31.1<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008 Tăng từ 2007 đến 2008 (*)<br />
<br />
121<br />
<br />
131*<br />
<br />
10%<br />
<br />
Nguồn:FAO World Food Outlook, 2008.<br />
<br />
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt và trứng của Việt Nam<br />
Bảng 2. Số lượng gia súc gia cầm của nước ta trong một số năm gần đây<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Trâu<br />
<br />
Bò<br />
<br />
Lợn<br />
<br />
Ngựa<br />
<br />
2004<br />
2005<br />
2006<br />
2007<br />
<br />
2869,8<br />
2922,2<br />
2921,1<br />
2996,4<br />
<br />
4907,7<br />
5540,7<br />
6510,8<br />
6724,7<br />
<br />
26143,7<br />
27435,0<br />
26855,3<br />
26560,7<br />
<br />
110,8<br />
110,5<br />
87,3<br />
103,5<br />
<br />
ĐVT: ngàn con<br />
Gia cầm<br />
Dê, cừu<br />
(Ngàn con)<br />
1022,8<br />
218,2<br />
1314,1<br />
219,9<br />
1525,3<br />
214,6<br />
1777,6<br />
226,0<br />
<br />
Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về<br />
chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Theo quyết định đó, đến năm 2010 và 2015,<br />
mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008-2010 đạt khoảng 8-9% năm; giai đoạn 2010-2015<br />
đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm; Sản lượng thịt xẻ các<br />
loại: đến năm 2010 đạt khoảng 3.200 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn chiếm 68%, thịt gia cầm<br />
chiếm 27%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn<br />
65%, thịt gia cầm 31%, thịt bò 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt<br />
lợn 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%; Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2010 đạt khoảng 7 tỷ<br />
quả và 380 ngàn tấn; đến năm 2015: khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn; đến năm 2020:<br />
khoảng 14 tỷ quả và trên 1.000 ngàn tấn. Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm<br />
2010 đạt: 36 kg thịt xẻ, 82 quả trứng, 4,3 kg sữa; đến năm 2015 đạt: 46 kg thịt xẻ, 116 quả<br />
trứng, 7,5 kg sữa và đến năm 2020 đạt trên 56 kg thịt xẻ, trên 140 quả trứng và trên 10 kg sữa.<br />
Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2010 đạt<br />
khoảng 15%; đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%.<br />
Đến năm 2020, tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn<br />
lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%. Tổng đàn gà tăng bình quân trên 5% năm, đạt<br />
khoảng trên 300 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%. Đàn thủy<br />
cầm giảm dần còn khoảng 52-55 triệu con; đàn thủy cầm nuôi công nghiệp trong tổng đàn<br />
tăng dần, bình quân 8% năm. Đàn bò sữa: tăng bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 500 ngàn<br />
con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đàn bò thịt: tăng<br />
bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50%. Đàn trâu: ổn<br />
định với số lượng khoảng 2,9 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc,<br />
Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Đàn dê cừu: tăng bình quân 7% năm, đạt khoảng 3,9 triệu<br />
con.<br />
<br />
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/<br />
3<br />
<br />