intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa bộ nguồn - Trường Cao đẳng nghề Số 20

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Sửa chữa bộ nguồn gồm có những nội dung chính sau: Sửa chữa bộ nguồn AC, sửa chữa nguồn DC, sửa chữa mạch tạo xung - ổn áp, sửa chữa biến thể, sửa chữa mạch điều khiển, sửa chữa mạch công suất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa bộ nguồn - Trường Cao đẳng nghề Số 20

  1. Lời nói đầu Cùng với các mô đun của ngành kỹ thuật sửa chữa máy tính, mô đun sửa chữa bộ nguồn là một mô đun kỹ thuật chuyên ngành quan trọng của ngành máy tính, hiện nay mô đun được ứng dụng trong hầu hết các ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực máy vi tính. Mô đun được ứng dụng cho sinh viên ngành kỹ thuật lắp ráp và cài đặt máy tính của trường ta. Bởi vậy để tạo để tạo điều kiện cho việc học tập và nghiên cứu mô đun của học viên được thuận lợi trong quá trình học tập. Khoa công nghệ thông tin trường cao đẳng nghề số 20 tổ chức biên soạn tài liệu: “Sửa chữa bộ nguồn” làm bài giảng lưu hành nội bộ. Trong quá trình biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, bởi vậy tôi mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp để cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 1
  2. MỤC LỤC Bài 1: Sửa chữa bộ nguồn AC…………………………………………………5 1. Tổng quát...........................................................................................................5 1.1. Nguyên lý nguồn xung..................................................................................5 1.1.1. Khái niệm..................................................................................................5 1.1.2. Các sơ đồ nghịch lưu ..........…………………………………………….5 1.2. Nguồn máy tính (ATX)……………......…………………………………..6 1.2.1. Chức năng……………………………………………………………….6 1.2.2. Sơ đồ khối nguồn ATX………………………………………………….6 1.2.3. Chức năng các khối..................................................................................7 1.2.4. Sơ đồ nguồn AC.......................................................................................8 2. Công tắc Power……………………………………………………………….9 3. Mạch lọc nhiễu………………………………………………………………..9 4. Hệ thống cầu chì bảo vệ……………………………………………………..10 Bài 2: Sửa chữa nguồn DC……………………………………………………11 1. Mạch chỉnh lưu................................................................................................11 1.1. Mạch chỉnh lưu một nửa bán kỳ.................................................................11 1.2. Chỉnh lưu toàn sóng với biến thế có điểm giữa...........................................12 1.2.3. Chỉnh lưu toàn sóng dùng cầu diode......................................................13 1.2.4. Chỉnh lưu với tụ lọc................................................................................15 2. Mạch chỉnh lưu trong bộ nguồn máy tính.......................................................17 3. Một số hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa…………………………19 Bài 3: Sửa chữa mạch tạo xung - ổn áp……………………………………...22 1. Mạch dao động………………………………………………………………22 1.1. Mạch dao động dùng IC TL494…………………………………………..22 1.2. Mạch dao động dùng IC 7500………………………...………………….22 2. Nguồn cấp cho mạch dao động………………………………………………23 2
  3. 2.1. Nguồn cấp trước...………………………………………………………..23 2.2. Mạch nguồn có hồi tiếp so quang………………………………………...24 3. Mạch ổn áp…………………………………………………………………..25 3.1. Mạch ổn áp tham số………………………………………………………25 3.1.1. Mạch ổn áp tham số dùng diode zenner……………………………….25 3.1.2. Mạch ổn áp tham số dùng transistor…………………………………...26 3.1.3. Mạch ổn áp dùng IC cố định…………………………………………...27 3.2. Mạch ổn áp có hồi tiếp……………………………………………………28 3.2.1. Các thành phần cơ bản của mạch ổn áp………………………………..28 3.2.2. Mạch ổn áp kiểu bù……………………………………………………30 3.3. Khái niệm về mạch ổn áp kiểu xung……………………………………..32 3.3.1. Nguyên lý chung ………………………………………………………32 3.3.2. Phương pháp thay đổi bề rộng xung…………………………………...32 3.3.3. Phương pháp điều chế độ rỗng xung…………………………………..34 3.3.4. Phương pháp điều chỉnh đồng thời bề rộng và độ rỗng xung………….35 3.3.5. Phương pháp ổn áp xung sơ cấp……………………………………….36 4. Một số hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa…………………………36 4.1. Hiện tượng 1……………………………………………………………...37 4.2. Hiện tượng 2……………………………………………………………...41 Bài 4: Sửa chữa biến thế...................................................................................42 1. Thiết kế bộ biến thế.........................................................................................42 1.1. Xác định cực tính máy biến áp...................................................................42 1.2. Tính toán thông số máy biến áp cách li…………………………………..42 1.3. Tính toán thông số máy biến áp tự ngẫu…………………………………61 2. Kỹ thuật quấn dây và lắp mạch từ…………………………………………...63 3. Sửa chữa biến thế…………………………………………………………….67 Bài 5: Sửa chữa mạch điều khiển…………………………………………….69 1. Các mạch điều khiển…………..…………………………………………….69 3
  4. 1.1. Mạch điều khiển standby dùng dao động blockin………………………..69 1.2. Mạch điều khiển ổn áp................................................................................74 1.3. Mạch điều khiển tạo điện áp P.G bảo vệ Mainboard…………………….76 1.3.1. Điện áp bảo vệ P.G.................................................................................76 1.3.2. Phân tích mạch tạo áp P.G trên bộ nguồn Power Master.......................77 2. Các dạng xung.................................................................................................79 2.1. Các dạng xung cơ bản.................................................................................79 2.2. Đo, đọc các thông số kỹ thuật của xung.....................................................79 3. Một số hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa........................................81 Bài 6: Sửa chữa mạch công suất......………………………………………….82 1. Các mạch công suất đẩy kéo Push – Pull...………………………………….83 1.1. Mạch công suất kiểu đối xứng – bổ túc......................................................84 1.2. Mạch điện thực tế.....……………………………………………………..86 2. Các phương pháp phân cực và ổn định nhiệt..……………………………….87 2.1. Các phương pháp phân cực……………………………………………….87 2.2. Ổn định nhiệt.................………………………………………………….92 3. Một số hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa........................................95 4
  5. BÀI 1: SỬA CHỮA NGUỒN AC 1. Tổng quát 1.1. Nguyên lý nguồn xung 1.1.1. Khái niệm : Mạch nguồn xung (còn gọi là nguồn ngắt/mở - switching) là mạch nghịch lưu thực hiện việc chuyển đổi năng lượng điện một chiều thành năng lượng điện xoay chiều. 1.1.2. Các sơ đồ nghịch lưu : Có 2 dạng nghịch lưu cơ bản : nối tiếp và song song. a. Sơ đồ nghịch lưu nối tiếp Sơ đồ tổng quát nghịch lưu nối tiếp - Ưu điểm : Đơn giản, dễ tính toán thiết kế, dễ lắp ráp. - Nhược điểm : Cho phép dung sai linh kiện rất thấp. Không cách ly được mass sơ cấp và thứ cấp nên gây giật cho người sử dụng, gây nguy hiểm cho các linh kiện nhạy cảm. Chính vì vậy nguồn kiểu này hiện nay rất ít được sử dụng. b. Sơ đồ nghịch lưu song song : 5
  6. Sơ đồ tổng quát nghịch lưu song song - Ưu điểm : Dễ thay đổi điện áp ra, cho phép dung sai linh kiện lớn. Mass sơ cấp và thứ cấp được cách ly tốt, an toàn cho người sử dụng và tải. - Nhược điểm : Mạch phức tạp, khó sửa chữa Do khả năng cách ly tốt nên mạch nghịch lưu song song được dùng trong tất cả cả các bộ nguồn máy tính, từ AT đến ATX. Loạt bài này sẽ tập trung phân tích mạch nghịch lưu song song trong nguồn ATX. 1.2. Nguồn máy tính (ATX) 1.2.1. Chức năng : - Biến đổi nguồn xoay chiều dân dụng (ở Việt Nam là 220v/50Hz, Nhật Bản là 110V/60Hz ...) thành các điện áp một chiều cung cấp cho PC. - Các mức nguồn một chiều ra bao gồm : +5V, +12V, +3.3V, -5V, -12V, +5V STB (standby – cấp trước, chờ), +4.5-5V PS-ON (Power Switch On – công tắc mở/bật nguồn), +5V PG (Power Good – Nguồn tốt, tín hiệu đồng bộ cho tất cả các mạch điện trong PC cùng khởi động). 1.2.2. Sơ đồ khối nguồn ATX 6
  7. Sơ đồ khối nguồn ATX 1.2.3. Chức năng các khối : - (1) Bảo vệ nguồn và tải khi bị sét đánh, khi điện áp vào tăng đột ngột. Lọc, loại bỏ hoặc giảm thiểu các xung nhiễu công nghiệp thông qua nguồn AC đi vào mạch nguồn ATX, nếu những nhiễu này không được loại bỏ có thể gây cháy nổ mạch nguồn, tải, giảm độ ổn định khi tải làm việc. - (2) Ngắt mở theo xung kích thích, nhằm tạo ra dòng điện không liên tục trên biến áp chính để lợi dụng hiện tượng cảm ứng điện từ tạo ra điện áp cảm ứng trên thứ cấp. - (3) Là tải của công suất chính, tạo điện áp ra thứ cấp, đồng thời cách ly giữa 2 khối sơ/thứ cấp để loại bỏ mass (điện áp cao) của sơ cấp bảo vệ tải và người sử dụng. - (4) Là một mạch nghịch lưu công suất nhỏ, có thể dùng dao động riêng hoặc blocking 7
  8. - (5) Là tải của công suất cấp trước, nhằm tạo ra điện áp cấp trước gồm 2 mức : 5V, 12-16V cung cấp cho dao động, PS-ON, STB và khuyếch đại kích thích. - (6) Nắn, lọc, ổn áp đưa ra các điện áp một chiều standby. - (7) Là một mạch dao động RC nhằm tạo ra xung vuông có tần số cố định (các nguồn đời cũ có tần số 13KHz, nguồn đời mới là 19KHz). Xung này được gửi tới điều khiển công suất chính đóng/mở. Xung ra từ dao động có độ rộng xung (tx) biến đổi theo điện áp ra, nếu điện áp ra cao hơn thiết kế thì độ rộng xung giảm xuống. Ngược lại, nếu điện áp ra giảm thấp hơn thiết kế thì độ rộng xung tăng lên. Vì vậy IC thực hiện dao động có tên là PWM (Pulse Wide Modulation – điều khiển độ rộng xung) - (8) Khuyếch đại tăng cường biên độ xung điều khiển. Đầu vào của mạch chính là xung vuông ra từ mạch dao động. - (9) Là tải của mạch khuyếch đại dao động kích thích với mục đích ghép xung kích thích sang công suất chính, đồng thời không làm mất đi sự cách ly giữa phần sơ cấp, thứ cấp. - (10) Bao gồm các mạch nắn, lọc, ổn áp. Đầu vào là điện áp xoay chiều lấy ra từ biến áp công suất chính, đầu ra là các mức áp một chiều ỏn định đưa đến jack ATX. - (11) Mạch hồi tiếp ổn định điện áp hoặc ngắt dao động khi điện áp ra quá lớn, ngắt dao động khi có chập tải để bảo vệ mạch nguồn cũng như bảo vệ tải (tránh hư hỏng thêm) - (12) Mạch khuyếch đại thuật toán, sẽ hoạt động sau khi máy được bật, tạo ra điện áp PG, thời điểm xuất hiện PG sẽ trễ hơn các điện áp chính khoảng 0.2- 0.5 giây, nhằm chờ cho các điện áp ra đã ổn định. PG đưa vào main và kích thích tất cả các mạch trên main bắt đầu hoạt động ở cùng 1 thời điểm (đồng bộ thời điểm gốc). 1.2.4. Sơ đồ nguồn AC TH1 C3 054 LF1 CX1 CX2 RV .47/275V Tới mạch 220VAC C4 .01 .01 chỉnh lưu F1 1M 222/275V 5A/220V 8
  9. Sơ đồ mạch nguồn AC - F1 : Cầu chì bảo vệ quá dòng. - TH1 : Cầu chì bảo vệ quá áp. - CX1, CX2 : Tụ lọc đầu vào, làm chập mạch các xung nhiễu công nghiệp tần số lớn. - LF1 : Cuộn cảm, ngăn chặn xung nhiễu tần số lớn không cho lọt vào nguồn. - RV/C3/C3 : Mạch lọc kiểu RC tạo đường thoát cho xung cao tần. 2. Công tắc power - PS ON: đây là tín hiệu điều khiển của bộ nguồn. Khi tín hiệu PS ON có trạng thái điện áp cao (logic H > +3v) bộ nguồn không hoạt động, chi duy nhất có điện áp +5v STB xuất ra từ bộ nguồn. Các nguồn khác (+12v, -12v, +5v, +3,3v) không có. Khi tín hiệu PS ON có trạng thái thấp (logic L  0v) thì bộ nguồn hoạt động và các điện áp DC xuất hiện đầy đủ. Trong hoạt động của máy tính, trạng thái tín hiệu PS ON do Mainboard điều khiển khi ta mở máy (ấn công tắc Power) hay shutdown máy. - PWR OK: hay còn gọi là power good (PG) là tín hiệu thông báo từ bộ nguồn đến mainboard cho biết trạng thái trạng thái tốt xấu của các điện áp ra. Tín hiệu PWR OK được sinh ra khi bộ nguồn qua được quá trình tự kiểm tra bên trong bộ nguồn và các dòng điện xuất ra ổn định. Quá trình này thường chiếm từ 0,1 đến 0,5s sau khi bộ nguồn hoạt động. Tín hiệu PWR OK từ bộ nguồn được gửi tới chip cầu nam (ICH) đến Mainboard. Nếu tín hiệu PWR OK là tốt, chíp cầu nam sẽ bỏ lệnh reset và toàn bộ hệ thống bắt đầu hoạt động (máy tính bắt đầu khởi động). Khi không có tín hiệu PWR OK hoặc nguồn cung cấp không đúng, không ổn định, chíp cầu nam đặt lệnh reset liên tục ngăn chặn hệ thống hoạt động bảo vệ Mainboard và chíp CPU hư hỏng. Tín hiệu PWR OK được xem là tốt khi nó có điện áp từ +3V đến +6V. Nếu điện áp PWR OK nhỏ hơn +3v hoặc lớn hơn +6v thì bộ nguồn đó được xem là xấu và máy tính khởi động lại. 3. Mạch lọc nhiễu 9
  10. Mạch lọc nhiễu gồm các tụ CX1, CX2 và kết hợp cuộn LF1 Cuộn lọc nhiễu 4. Hệ thống cầu chì bảo vệ Gồm có: - F1 : Cầu chì bảo vệ quá dòng, khi có hiện tượng chạm chập trong bộ nguồn làm cho dòng qua F1 tăng, dây chì của nó sẽ chảy, ngắt nguồn cấp để bảo vệ các linh kiện không bị hư hỏng thêm. - TH1 : Cầu chì bảo vệ quá áp, có cấu tạo là 1 cặp tiếp giáp bán dẫn, điện áp tối đa trên nó khoảng 230V-270V (tùy loại nguồn). Khi điện áp vào cao quá hoặc sét đánh dẫn đến điện áp đặt trên TH1 tăng cao, tiếp giáp này sẽ đứt để ngắt điện áp cấp cho bộ nguồn. 10
  11. BÀI 2: SỬA CHỮA NGUỒN DC 1. Mạch chỉnh lưu 1.1. Mạch chỉnh lưu một nửa bán kỳ Mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ Trong mạch này ta xét diode lý tưởng. Diode chỉ dẫn điện khi bán kỳ dương của vi(t) đưa vào mạch . Ta có: - Biên độ đỉnh của vo(t) Vdcm = Vm - 0.7V (1.6) - Ðiện thế trung bình ngõ ra: Vdcm VDC   0,318.Vdcm  - Dòng điện trung bình qua tải : VDC Vdcm I I DC    m ( 1.7) RL  .RL  Vdcm Trong đó I m  : Trị đỉnh của dòng điện qua tải. RL - Ðiện thế đỉnh phân cực nghịch của diode là: VRM=Vm (1.8) Ta cũng có thể chỉnh lưu lấy bán kỳ âm bằng cách đổi đầu diode 11
  12. 1.2. Chỉnh lưu toàn sóng với biến thế có điểm giữa Mạch cơ bản và dạng sóng như hình dưới : Mạch chỉnh lưu toàn sóng với biến thế điểm giữa - Ở bán kỳ dương, diode D1 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc diode D2 phân cực nghịch nên xem như hở mạch - Ở bán kỳ âm, diode D2 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc diode D1phân cực nghịch nên xem như hở mạch Ðể ý là trong 2 trường hợp, IL đều chạy qua RL theo chiều từ trên xuống và dòng điện đều có mặt ở hai bán kỳ. Ðiện thế đỉnh ở 2 đầu RL là: Vdcm=Vm-0,7V (1.9) Và điện thế đỉnh phân cực nghịch ở mỗi diode khi ngưng dẫn là: VRM=Vdcm+Vm=2Vm-0,7V (1.10) - Dạng sóng thường trực ở 2 đầu RL được diễn tả ở hình 3.5 12
  13. Dạng sóng mạch sau chỉnh lưu Vdcm - Điện thế trung bình ở hai đầu RL là : VDC  2  0,637 .Vdcm (1.11)  VDC - Dòng điện trung bình qua RL : I DC  RL Người ta cũng có thể chỉnh lưu để tạo ra điện thế âm ở 2 đầu RL bằng cách đổi cực của 2 diode lại. 1.2.3. Chỉnh lưu toàn sóng dùng cầu diode D1 D2 Vi D4 D3 VL RL Mạch chỉnh lưu cầu - Ở bán kỳ dương của nguồn điện, D2 và D4 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc D1 và D2 phân cực nghịch xem như hở mạch. - Ở bán kỳ âm của nguồn điện, D1 và D3 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc D2, D4 phân cực nghịch xem như hở mạch. Từ các mạch tương đương trên ta thấy: - Ðiện thế đỉnh Vdcm ngang qua hai đầu RL là: Vdcm =Vm-2VD=Vm-1.4V (1.12) - Ðiện thế đỉnh phân cực nghịch VRM ở mỗi diode là: VRM=Vdcm+VD=Vm-VD (1.13)  VRM =Vm-0,7V - Điện thế trung bình ở 2 đầu RL là : 2.Vdcm VDC  ( 1.14 )  - Dòng điện trung bình qua RL là : 13
  14. 2.I m 2.Vdcm I DC   ( 1.15 )   .RL Vdcm Trong đó : Im  RL Ðể ý là dòng điện trung bình chạy qua mỗi cặp diode khi dẫn điện chỉ bằng 1/2 dòng điện trung bình qua tải. 1.2.4. Chỉnh lưu với tụ lọc Ta xem lại mạch chỉnh lưu toàn sóng với biến thế có điểm giữa. Ta có kết quả - Ðiện thế đỉnh ở 2 đầu RL là: Vdcm=Vm-0,7V - Ðiện thế trung bình ở 2 đầu RL là: VDC=0,637Vdcm Nếu ta thay RL bằng 1 tụ điện có điện dung C. Trong thời điểm từ t=0 đến t=T/4, tụ C sẽ nạp nhanh đến điện thế đỉnh Vdcm. Nếu dòng rỉ của tụ điện không đáng kể, tụ C sẽ không phóng điện và điện thế 2 đầu tụ được giữ không đổi là Vdcm. Ðây là trường hợp lý tưởng. Thực tế, điện thế trung bình thay đổi từ 0,637Vdcm đến Vdcm. Ở bán ký dương tụ C nạp điện đến trị Vdcm. Khi nguồn điện bắt đầu giảm, tụ C phóng điện qua RL cho đến khi gặp bán kỳ kế tiếp tụ C mới nạp điện lại đến Vdcm và chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại. Hình 3.1.7 mô tả chi tiết dạng sóng ở 2 đầu tụ C (tức RL). Hiệu thế sóng dư đỉnh đối đỉnh được ký hiệu là Vr(p-p) 14
  15. Mạch chỉnh lưu có lọc 15
  16. Do điện thế đỉnh tối đa là Vdcm nên điện thế trung bình tối thiểu là Vdcmin = Vdcm – Vr(p-p) Khi chưa mắc tụ C vào thì trị trung bình là : 2Vdcm VDC   0,637 .Vdcm  Khi có tụ lọc C : VDCmin = Vdcm – Vr(p-p) Vr ( p  p ) Nên trị trung bình ở ngõ ra VDC  Vdcm  2 2. Mạch chỉnh lưu trong bộ nguồn máy tính Mạch chỉnh lưu trong bộ nguồn máy tính 16
  17. * Tác dụng linh kiện : - F1 : Cầu chì bảo vệ quá dòng, khi có hiện tượng chạm chập trong bộ nguồn làm cho dòng qua F1 tăng, dây chì của nó sẽ chảy, ngắt nguồn cấp để bảo vệ các linh kiện không bị hư hỏng thêm. - TH1 : Cầu chì bảo vệ quá áp, có cấu tạo là 1 cặp tiếp giáp bán dẫn, điện áp tối đa trên nó khoảng 230V-270V (tùy loại nguồn). Khi điện áp vào cao quá hoặc sét đánh dẫn đến điện áp đặt trên TH1 tăng cao, tiếp giáp này sẽ đứt để ngắt điện áp cấp cho bộ nguồn. - CX1, CX2 : Tụ lọc đầu vào, làm chập mạch các xung nhiễu công nghiệp tần số lớn. - LF1 : Cuộn cảm, ngăn chặn xung nhiễu tần số lớn không cho lọt vào nguồn. - RV/C3/C4 : Mạch lọc kiểu RC tạo đường thoát cho xung cao tần. D1-D4 : Mạch nắn cầu, biến đổi điện áp xoay chiều của nguồn cung cấp thành điện áp một chiều. - C5/C6 : Tụ lọc nguồn, san bằng điện áp sau mạch nắn. - R1/R2 : Điện trở cân bằng điện áp trên 2 tụ. - SW1 : Công tắc thay đổi điện áp vào. 220 – ngắt, 110V – đóng Dòng xoay chiều đi qua cầu chì, các xung nhiễu bị loại bớt bởi CX1/LF1 tới - RV. Mạch lọc bao gồm RV/C3/C4 sẽ tiếp tục loại bỏ những can nhiễu công nghiệp còn sót lại. Nói cách khác thì dòng xoay chiều đến cầu nắn đã sạch hơn. * Nguyên lý hoạt động Vì dòng xoay chiều là liên tục thay đổi nên điện áp vào cầu nắn sẽ thay đổi. Ví dụ bán kỳ 1 A(+)/B(-), bán kỳ 2 A(-)/B(+) … - Nếu điện áp vào là 220V (SW1 ngắt). + Khi A(+)/B(-) thì diode D2/D4 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D4 trở về điểm B, kín mạch. + Khi A(-)/B(+) thì thì diode D1/D3 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B qua D3, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D1 trở về điểm A, kín mạch. 17
  18. Như vậy, với cả 2 bán kỳ của dòng xoay chiều đều tạo ra dòng điện qua tải có chiều từ trên xuống. Điện áp đặt lên cặp tụ sẽ có chiều dương (+) ở điểm C, âm (-) ở điểm D (mass). Giá trị điện áp trên C5/C6 là : 300VDC + (220V-2×0.7) x sqrt2= 309,14V (nếu dùng diode silic, sụt áp trên mỗi diode ~0.7V) + (220V-2×0.3) x sqrt2= 310,27V (nếu dùng diode gecmani, sụt áp trên mỗi diode ~0.3V) - Nếu điện áp vào là 110V (SW1 đóng) + Khi A(+)/B(-) thì D2 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho C5, về B kín mạch. Giá trị điện áp trên C5 là : 150VDC. Khi A(-)/B(+) thì D1 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B nạp cho C6, qua D1 về A kín mạch. Giá trị điện áp trên C6 là : 150VDC.Tổng điện áp trên C5/C6 sẽ là : 300VDC. Đây chính là nguồn 1 chiều sơ cấp cung cấp cho toàn mạch nguồn, các bạn thợ quen gọi điện áp trên điểm A là điện áp 300V, dĩ nhiên gọi vậy là chưa chính xác về mặt giá trị. 3. Một số hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa * Hiện tượng 1 : Đứt cầu chì - Do quá áp, sét đánh. Thay đúng chủng loại. * Hiện tượng 2 : Đứt cầu chì, thay vào lại đứt. - Do chập 1, 2, 3 hoặc cả 4 diode nắn cầu. Khi đó đo điện trở thuận/ngược của chúng đều ~0Ω. Thay. - Do chập 1 trong các tụ lọc. Đo sẽ thấy trở kháng của chúng bằng 0Ω, thay. Tuy nhiên, nguyên nhân này cực kỳ ít xảy ra (xác suất 1%). Lưu ý : 1 số nguồn còn có ống phóng lôi (hình dạng như tụ gốm) bảo vệ quá áp mắc song song sau cầu chì F1, khi sét đánh hoặc điện áp cao thì nó sẽ chập làm tăng dòng và gây đứt cầu chì F1. Nếu nguồn sử dụng kiểu bảo vệ này thì ta phải đo kiểm tra, trở kháng bằng 0 thì thay. * Hiện tượng 3 : Điện áp điểm A thấp, từ 220V-250V. - Do 1 hoặc cả 2 tụ lọc bị khô. Khi tụ khô thường sẽ kèm theo hiện tượng máy không khởi động hoặc khởi động nhưng reser, treo do nguồn vào lúc đó được lọc ko kỹ, còn xoay chiều dẫn đến nguồn ra bị gợn. 18
  19. * Hiện tượng 4: Mất nguồn cấp trước 5V - Nguyên nhân + Mất điện áp 300V DC bên sơ cấp + Nguồn cấp trước không dao động - Kiểm tra và sửa chữa + Khi nguồn bị các sự cố như chập đèn công suất, chập các đi ốt chỉnh lưu sẽ gây nổ cầu chì và mất điện áp 300V DC 19
  20. + Nguồn cấp trước sẽ bị mất dao động khi bị các sự cố như đứt điện trở mồi, bong mối hàn đèn công suất và các điện trở, tụ điện hồi tiếp để tạo dao động. + Nếu đứt điện trở mồi hoặc bong chân R, C hồi tiếp thì nguồn cấp trước sẽ mất dao động, mất điện áp ra + Nếu bong chân đèn công suất thì mạch cũng mất dao động và mất điện áp ra + Nếu chập đèn công suất thì sẽ nổ cầu chì, đứt điện trở nhiệt và có thể làm chập các đi ốt chỉnh lưu điện áp AC 220V + Nếu chập hoặc đứt các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra cũng làm mất điện áp 5V STB 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2