intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sữa chữa bộ truyền động và điện đầu máy

Chia sẻ: Ngo Khac Viet | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:131

412
lượt xem
156
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Sửa chữa bộ truyền động điện và điện đầu máy" được biên soạn chủ yếu làm tài liệu học tập cho học sinh chuyên ngành đầu máy diezen. Giáo trình gồm hai phần chính: Phần truyền động điện và Phần sửa chữa bộ truyền động điện và điện đầu máy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sữa chữa bộ truyền động và điện đầu máy

  1.  Truyền Động Điện Đầu Máy Thành ph ố Hồ Chí Minh, tháng năm … ..
  2. Giáo trình “Sửa chữa bộ truyền động điện và điện đâù máy” đ ược biên soạn chủ yếu làm tài liệu học tập cho h ọc sinh chuyên ngành đ ầu máy diêzen. Giáo trình gồm hai phần chính: Phần truyền động điện và Ph ần sửa chữa bộ truyền động điện và điện đầu máy. Nội dung giáo trình đề cập tới những vấn đề cơ bản nh ất về nguyên lý truyền động điện, về cấu tạo, nguyên lý làm việc và sửa ch ữa bộ truyền động điện trên đầu máy D12E; D18E cũng nh ư điện đầu máy trên đầu máy D4H. Vì khuôn khổ chương trình có hạn, nên không thể đề cập một cách đầy đủ và trọn vẹn những nguyên lý truy ền động đi ện và đi ện đầu máy của các loại đầu máy trên. Giáo trình còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công nhân và cán bộ kỹ thuật ngành đầu máy đang công tác tại hiện trường Vì điều kiện thời gian, tài liệu tham khảo và khả năng còn hạn ch ế, chắc chắn giáo trình không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong đồng nghiệp và các bạn đọc góp ý, bổ sung cho nội dung của giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghi ệp trong trường và các cán bộ kỹ thuật của ngành đầu máy đang công tác t ại các cơ quan xí nghiệp của liên hiệp đường sắt Việt Nam Tổ môn: Đầu máy-Toa xe PHẦN ĐIỆN ĐẦU MÁY
  3. _________&_________ PHẦN THỨ NHẤT : TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN ĐẦU MÁY D12E. GIỚI THIỆU CHUNG Thiết bị điện trên đầu máy D12E được thi ết k ế tính toán và đ ạt các yêu cầu: - Có độ tin cậy cao khi vận hành. - Đảm bảo tính kinh tế phù hợp với động cơ Diezel. - Bảo dưỡng đơn giản và điều khiển thuận tiện. - Đảm bảo sức kéo bám của đầu máy. Động cơ diezel kiểu K6S 230 DR có công suất định mức 736 kw ≈ 1000 mã lực ở vòng quay định mức 1150 V/phút, được ghép nối trực ti ếp với máy phát điện chính. Rô to của máy phát có một đ ầu n ối v ới m ặt bích trục cơ, một đầu gối trên vòng bi đỡ của máy phát. Máy phát điện (HG) có quạt làm mát riêng và được kích thích từ bên ngoài. Công suất của máy phát HG được điều chỉnh ở 610 kw và được nối với 4 mô tơ điện kéo loại TE 015B. Các mô tơ này được đấu thành hai nhóm song song với máy phát điện chính. Mỗi nhóm có hai mô tơ đấu nối tiếp với nhau và có công tắc tơ động lực khống chế (S1, S2). Cuộn đảo chiều của các mô t ơ được điều khiển bởi bộ đảo chiều (PZ) và bởi các công t ắc t ơ gi ảm y ếu t ừ trường (F1, F2, F3, F4) với hai cấp giảm từ (45% và 25%). Các động cơ điện kéo được gối trên trục bánh xe qua 2 ổ trượt. Các cặp bánh xe có đường kính tiêu chuẩn 1000mm, và được truyền động từ động cơ đi ện kéo thông qua cặp bánh răng trụ ăn khớp có tỷ số truyền i=7/16, được lắp trên trục bánh xe và trục của động cơ điện kéo. Động cơ điện kéo được làm mát từ bên ngoài nhờ quạt gió có công suất 70 m3/phút ở vòng quay định mức của động cơ diezel. Máy phát điện chính (HG) được kích thích bởi máykích từ (B), máy kích từ ngoài và cuộn phản kích từ (cuộn bù). Cuộn kích từ ngoài được điều khiển bởi các thành phần của bộ điều khiển sức kéo mà thực ch ất là sự đóng mở xung của các bóng bán dẫn. Bộ điều khiển sức kéo được điều khiển theo các tín hiệu t ừ các b ộ cảm báo dòng điện, cảm báo điện áp, cảm báo quay trượt bánh xe và c ảm báo vòng quay kích từ của máy phát để đạt được đường đặc tính c ủa máy phát theo yêu cầu. Đồng thời bộ điều khiển còn điều khiển các công tắc tơ Shunt để điều khiển chuyển ghép các mô tơ điện kéo.
  4. Việc điều khiển đầu máy được thực hiện bằng tay máy (JK) có 9 nấc, trên đầu máy D12E có hai bàn điều khiển và 2 bộ tay máy. Vòng quay của động cơ Diezen phụ thuộc vào vị trí của máy nhờ một động cơ điện phụ để xác định vị trí thanh răng trong bộ điều tốc của động cơ diezel. Trên động cơ còn được trang bị bộ điện trở điều chỉnh liên hợp giữa nhiên liệu và kích từ. Ngoài ra còn có nam châm tắt máy và nam châm điện để mở cánh bướm đóng gió nạp trong trường hợp tắt máy khẩn cấp. Mạch điện kéo và các thiết bị khác của đầu máy được trang bị một loạt thiết bị bảo vệ. Các hư hỏng được phát tín hiệu về trung tâm đi ều khiển để phân khai hư hỏng và báo sự cố. Các mạch điện phụ của đầu máy có điện thế định mức 110 vôn. Máy phát điện phụ (ND) cung cấp điện cho mạch phụ và nạp điện cho ắc qui, nó được kích thích nhờ bộ điều tiết điện áp (a= 115 vôn và I max = 63A). Ắc qui của đầu máy D12E là loại ắc qui kiềm. Gồm có 75 ngăn, mỗi ngăn có điện áp 1,2 vôn, và Q = 150 Ah. Ở chế độ khởi động động cơ máy phát làm việc như một động cơ điện một chiều kích t ừ nối ti ếp (làm nhiệm vụ máy đề).
  5. CHƯƠNG II - CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA ĐẦU MÁY D12E I- MÁY PHÁT ĐIỆN CHÍNH (HG) 1- CÔNG DỤNG : Máy phát điện chính được dẫn động từ động cơ diezel thông qua mặt bích nối. Nó là nguồn sản ra năng lượng điện để cung cấp cho các động cơ điện kéo, đồng thời nó còn làm nhiệm vụ của máy khởi động. 2- CẤU TẠO : Là loại máy phát điện một chiều, một ổ đỡ có 6 c ực t ừ, kích thích ngoài (cuộn dây F1-F2) và có cuộn dây khởi động (D1-D2) ở cực từ chính và cực từ phụ (A2/ B1). Các cuộn dây này nối tiếp với cuộn dây rô to (A 2/ B1 và D1-D2). Stato là kết cấu hàn được chế tạo từ thép tấm. Trên Stato có hàn các cánh và gờ để làm đế tựa và có các gân để đỡ ổ đỡ. Các khối giảm chấn được lắp vào giá đỡ chính. Máy phát điện chính có mặt bích đ ể nối với trục cơ của động cơ điezel tạo thành một khối cứng. Cả khối đó được đặt trên khung đầu máy. Rô to làm từ ống gang cầu rỗng, một đầu có mặt bích còn đầu kia lắp với ngõng trục để lắp ổ lăn, phần cuối ngõng trục b ắt puli truy ền động đai có kết cấu côn. Các tấm si líc được lắp trên ống gang và tỳ vào tấm nén qua các vật liệu đàn hồi, cổ góp điện làm từ các tấm đồng kiểu đuôi cá. Các đầu dây đồng đấu với các cổ góp bằng cách hàn. Phần góp điện có 6 ổ đỡ chổi than đặt xiên và có 4 chổi than trong một ổ đỡ. Nắp đậy lên cổ góp phía trên có cửa sổ để kiểm tra. Máy phát điện được làm mát nhờ quạt gió đặt ở phía mặt bích. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu máy : TD 805 T - Công suât ( PH) : 800 KW - Điện áp (UH) : 850 vôn. - Dòng điện ( IH) : 1250 A - Tốc độ (nH) : 1250 v/ph - Cuộn kích từ chính : F1-F2 - Cực từ phụ : A2/B1 - Cuộn dây khởi động : D1-D2 - Chế độ tải trọng : liên tục - Khối lượng : 3150 kg II- MÁY KÍCH THÍCH (B) 1- CÔNG DỤNG :
  6. Là máy phát điện phụ trợ, dùng làm nguồn cung cấp kích thích cho máy phát điện chính. Việc dẫn động máy kích thích nh ờ 3 dây đai hình thang. 2- CẤU TẠO : Máy kích từ là máy phát điện một chiều có 4 cực từ. Trên cực từ chính có hai cuộn dây : - Cuộn kích từ ngoài (1F1 - 1 F2) : Làm bằng dây đồng tròn có lớp sơn cách điện và cuộn dây được bọc cách điện 3 lớp. - Cuộn phản kích từ (2F 1 - 2F2) : Là các thanh đồng được bọc cách điện 3 lớp. Cực từ phụ cũng có 4 cuộn dây bằng thanh đồng trần bọc 3 lớp cách điện (ký hiệu B2). Rô to làm từ thép si líc cách điện và lắp trực tiếp lên trục, t ấm ép phía sau làm riêng, tấm ép phía trước đồng thời làm thân để lắp cổ góp điện. Dây cuốn trên rô to là các thanh đồng có lớp cách điện. Cổ góp điện có 4 giá chổi than, mỗi giá có 3 cục than lo ại SO 1061. Trên thân máy có cửa sổ để kiểm tra chổi than. Quạt gió làm mát b ắt ở đầu sau của máy. Ổ đỡ trước và sau có lắp vú mỡ. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu máy : D.212 T - Công suất : 8 kw - Điện áp : 63 vôn - Dòng điện : 126 A - Tốc độ : 7000 v/ph - Kích từ : độc lập có 2 cuộn là : 1E-2,3A và 2F-10,5A. - Chiều quay khi vận hành : thuận chiều. III- ĐỘNG CƠ ĐIỆN KÉO M(1-4) 1- CÔNG DỤNG : Động cơ điện kéo biến điện năng do máy phát điện chính cung c ấp thành cơ năng để truyền cho trục bánh xe thông qua cặp bánh răng trụ ăn khớp. 2- CẤU TẠO : Động cơ điện kéo là máy điện một chiều kích thích nối tiếp có 4 cực từ chính và 4 cực từ phụ và được làm mát nhờ quạt gió đặt trên giá xe thổi xuống. Vỏ (stato) được chế tạo từ thép đúc. Cực từ chính (có cuộn dây D 1- D2) làm bằng thép tấm si líc, cực từ phụ (có cuộn dây B 2) làm bằng thép đúc.
  7. Rô to gồm các tấm thép kỹ thuật, được lắp cùng v ới c ổ góp lên trục. Cổ góp điện có 4 giá chổi than và mỗi giá có 2 viên than, v ỏ b ọc bên ngoài có cửa sổ để kiểm tra chổi than. Chế độ làm việc là ghép nối tiếp với nhau thành một nhóm và bắt trên cùng một giá chuyển. Muốn đảo chiều chạy của đầu máy, ch ỉ c ần đảo chiều dòng điện chạy qua cuộn dây D1-D2 của cực từ chính. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu loại : TE 015B . Công suất định mức 292 297 287 (Kw) - Điện áp 534 900 493 (V) -Dòng điện 590 350 640 (A) -Tốc độ 820 2450 660 V/ph -Mức từ 100% 58% 100% -Khối lượng 1750 kg IV- BỘ CẢM BÁO DÒNG ĐIỆN (C1) VÀ ĐIỆN ÁP (C2) 1- CÔNG DỤNG : Cảm báo GA 17 là cảm báo dòng điện và điện áp tổng hợp cho bộ điều chỉnh sức kéo, đảm bảo phản ánh chính xác trị số điện áp và dòng điện trong mạch điện kéo. 2- CẤU TẠO : Về cơ bản bộ cảm báo là một bộ khuyếch đại, tín hiệu sau khi được khuyếch đại đưa ra đầu dây 412 và 420 để đưa tới bộ điều khiển trung tâm CR. Mạch vào được cấp điện áp ± 15 V từ bộ CR qua dây 400; 401; 402. Để đo dòng điện kéo, bộ cảm báo được nối với ampe kế (đầu vào 100mV). Để đo điện áp máy phát, bộ cảm báo được nối với máy phát (đầu vào 1000 V). Tín hiệu ra của bộ cảm báo được đ ưa v ề bộ CR đ ể x ử lý và điều chỉnh kích thích cho máy phát HG. 3- THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Ký hiệu : GA 17 - Điện áp cấp : ± 15 V (điện l chiều cấp từ CR) V- BỘ CẢM ỨNG QUAY TRƯỢT BÁNH XE ĐẦU MÁY CS/A VÀ CS/B 1- CÔNG DỤNG : Bộ GA 25 dùng làm bộ cảm báo quay trượt bánh xe của đầu máy khi các động cơ điện kéo làm việc. 2- CẤU TẠO : Ở mỗi nhóm mô tơ điện kéo được lắp bộ chia điện thế bằng đi ện trở R1; R2; R3 và cảm báo GA 22. Thiết bị làm việc trên nguyên t ắc ki ểm tra việc phân bố điện áp trên các rô to nối tiếp của động c ơ đi ện kéo. Khi bánh xe không quay trượt thì hiệu điện thế trên các rô to n ối ti ếp c ủa c ặp
  8. mô tơ điện kéo cân bằng. Khi cặp bánh xe quay trượt, trong bộ cảm báo có độ chênh lệch điện áp, nó tạo thành tín hiệu đưa v ề b ộ đi ều khi ển trung tâm CR. Bộ CR sẽ phát tín hiệu ra (đầu dây 430-IS0) đ ể đi ều ch ỉnh dòng kích thích của máy phát, bảo vệ chống trượt cho đầu máy. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu : GA 25 - Điện áp định mức : 90 vôn - Số cặp động cơ điện kéo : 2 - Hệ số độ nhạy : 6%. VI- BỘ ĐẢO CHIỀU ĐẦU MÁY PZ-792 1- CÔNG DỤNG : Bộ đảo chiều dùng để thay đổi chiều từ trường của động cơ điện kéo, do đó thay đổi hướng quay của nó. Bộ đảo chiều không dùng để ngắt công suất. Vì vậy việc đảo chiều chỉ có thể tiến hành khi đ ầu máy ng ừng chạy (động cơ điện kéo không có điện). 2- CẤU TẠO: Bộ đảo chiều có trục tiếp điểm gồm 8 tiếp đi ểm chính và 4 ti ếp đi ểm phụ được điều khiển bằng gió ép nhờ các van điện không. Các van điện không trong trường hợp bị hư hỏng thì có thể điều khiển trực tiếp bằng cờ lê 32 ở phần lục giác đầu trục. Bộ phận dẫn động gió ép gồm một xy lanh bên trong có hai pittông đ ối đỉnh. Ở hai đầu của xi lanh gió có nắp và đường thông gió ép v ới các van điện không. Các tiếp điểm phụ được điều khiển nhờ trục cam lắp trên trục ( bản vẽ B6). 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểm loại : PZ-792 - Điện áp định mức của tiếp điểm chính : 750 V- 1 chiều (D6). - Dòng điện định mức của tiếp điểm chính : 600A - Số tiếp điểm chính : 8 - Kiểu và số tiếp điểm phụ : SM 34 - 4 cái. - U và I của tiếp điểm phụ : 110 V- 5A. - Áp suất gió điều khiển : 4,5 - 8 Kg/Cm2. - Khối lượng : 66 kg. VII- CÔNG TẮC TƠ SD11 (S1; S2) 1- CÔNG DỤNG : Dùng để nối mạch điện kéo cung cấp điện từ máy phát chính (HG) đến các mô tơ điện kéo. Việc thực hiện đóng tiếp bằng gió nén thông qua các van điện không. 2- CẤU TẠO :
  9. Trên hai tấm cách điện lắp tiếp điểm tĩnh có cuộn dây dập lửa cùng buồng chắn lửa. Phía dưới cuộn dây dập lửa có xi lanh gió cùng với tiếp điểm động được điều khiển bằng cán pít tông của xi lanh gió. Ti ếp đi ểm này được đẩy về vị trí ngắt nhờ lò xo đặt trong xi lanh gió. Phía trên của công tắc tơ có hộp để dập tắt hồ quang. Tiếp điểm phụ được lắp vào xi lanh gió. Gió nén điều khiển được cấp từ các van điện không đặt bên ngoài. 3- THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu : SD 11 - Dòng điện định mức : 1000A - Điện áp định mức : 750 V-DC - Áp lực gió công tắc : 4,4 - 7,8 kg/cm 2. - Lực nén tiếp điểm : 500N - Số tiếp điểm phụ : 2 thường đóng (bản vẽ B 5) và 2 thường mở (bản vẽ B6). - Điện áp và dòng điện tiếp điểm : 110V-3(A) - Loại van điện không : EV 51/1-110 V. VIII - ĐIỆN TRỞ ĐIỀU CHỈNH NHIÊN LIỆU OR- 28T (KR) 1- CÔNG DỤNG : Dùng để điều chỉnh công suất máy phát điện kéo phù h ợp với công suất động cơ diezel. Việc điều khiển thực hiện thông qua bộ điều chỉnh liên hợp của động cơ diezel. 2- CẤU TẠO : Toàn bộ điện trở điều chỉnh OR- 28T được bố trí trong một h ộp làm bằng thép có mặt làm bằng mi ca, hai mươi tiếp điểm được h ợp vào tấm cơ sở của giá đỡ, các tiếp điểm này được bố trí thành vòng tròn và 20 ống điện trở cùng được bố trí xung quanh theo chu vi. Đối di ện vòng tròn các tiếp điểm là một thanh vòng được kẹp trên 3 bu lông cấy. Tại t ấm vòng tròn tạo bởi các tiếp điểm có bố trí một trục quay. Hai đầu trục quay có gắn bệ đỡ (giá) mang than. Trong giá mang than có 2 viên than, hai viên than này được lò xo đẩy ra hai phía ngược chiều nhau, m ột tỳ vào các ti ếp điểm, một tỳ vào các thanh vòng. Từng điện trở riêng được đấu theo nhóm tối ưu nhất để trị số của chúng ban đầu thấp và sau đó sẽ tăng nhanh số thứ tự điện trở được ghi trên sơ đồ điểm chính. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu loại : OR-28T - Số lượng điện trở điều chỉnh : 20 - Điện trở thay đổi : 0- 183 Ω.
  10. - Dòng điện : 1 - 0,5 A. - Điện áp làm việc : 110 V. - Trọng lượng : 3 kg. IX- BỘ ẮC QUI TRÊN ĐẦU MÁY D12E 1- CÔNG DỤNG : Để cung cấp điện cho máy phát điện HG, lúc này máy HG trở thành động cơ điện để khởi động động cơ điezel và nó còn là thi ết b ị đ ể d ự tr ữ điện năng. 2- CẤU TẠO Đây là loại ắc qui kiểu 75.NES. 150.Tổng số bình là 75, đ ược đóng thành 15 hộp đặt ở hai hòm ở hai bên đường đi khám máy. Điện áp mỗi bình nhỏ là 1,2 vôn. Dung lượng điện Q = 150 Ah → UBA = 90 V và Q = 150 Ah. a- Vỏ bình : Được chế tạo bằng vật liệu đặc biệt, bề mặt có ph ủ một lớp ch ất dẻo bằng nhựa không thấm dầu, nước và cách điện tốt. b- Dung dịch điện phân và chế độ làm việc : - Đây là loại ắc qui kiềm. Dung dịch điện phân gồm có H 2O và hyđrôxít ka li (KOH) có bổ sung thêm 10 gam LiOH. - Nhiệt độ cao nhất cho phép đối với chất điện phân : 450. - Thời hạn thay đổi chất điện phân là 36 tháng. - Mức dung dịch đổi gập trên tấm bản cực là : Lmax = 55mm và Lmin = 30mm. c- Chế độ nạp ắc qui : - Nạp định mức {trị số dòng điện nạp I = 30A { thời gian : liên tục từ 7 giờ trở lên. - Nạp theo cấp: + Cấp 1 : Inạp = 60A và thời gian nạp > 2 giờ 30 phút + Cấp 2 : I nạp = 30 A “ “ - Chú ý : khi nạp ắc qui tất cả các nút bình đều phải mở vì khi nạp có phát nhiệt và H2 bay hơi. 3- KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA ẴC QUI : a- Kiểm tra bảo dưỡng trên máy : - Vệ sinh sạch sẽ các bình ắc qui bằng thổi gió ép. - Kiểm tra và bắt chặt các cầu nối điện. - Bổ sung lớp mỡ thực vật để chống ô xy hoá bề mặt. - Nạp bổ sung theo định kỳ : dùng nguồn điện bên ngoài cắm vào ổ cắm (NZ) để nạp điện cho ắc qui.
  11. b- Bảo dưỡng và sửa chữa ắc qui tại xưởng : Được tiến hành sau 36 tháng hoặc bình hỏng. - Tháo ắc qui ra khỏi máy, làm vệ sinh sạch sẽ. - Cho các bình phóng hết điện. - Tháo các bình nhỏ ra khỏi hộp, mở nắp và dốc ngược bình b ỏ dung d ịch và để vậy khoảng 15-20 phút. - Đổ dung dịch điện phân mới với L mxx → làm sạch → nạp ắc qui với I nạp = 30 A đến khi no. X- MÁY PHÁT ĐIỆN PHỤ P 206T 1- CÔNG DỤNG : Để sản ra dòng điện có điện áp định mức 110V dùng cho các m ạch điện trên đầu máy (trừ mạch động lực) và để nạp điện cho ắc qui. Máy phát được dẫn động từ puly của máy phát điện chính thông qua 3 đai truyền hình thang. 2- CẤU TẠO : Là loại máy điện l chiều có kích thích song song. Có các cực từ phụ. Cuộn dây Stato cùng với cực từ tạo thành bộ, vì thế không th ể thay th ế riêng được. Lõi sắt rôto bao gồm các tấm thép si líc cách đi ện và đ ược l ắp tr ực tiếp trên trục. Cổ góp làm ở dạng đuôi én và được lắp cùng với tấm ép lõi sắt rôto, cuộn dây rôto là các thanh đồng, tất cả các thanh đ ồng đ ều đ ược phủ lớp cách điện. Cổ góp điện có 4 giá mang than, mỗi giá có 2 ch ổi than, xung quanh có 4 lỗ kiểm tra chổi than được che bằng 2 nắp tôn dập. Quạt được lắp ở phía sau máy phát đảm bảo việc làm mát máy phát. Ổ đỡ phía trước, phía sau được bôi trơn liên tục bằng mỡ (có vú mỡ). 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu máy : D 206 T - Công suất : 8,0/9,0 KW - Điện áp : 115 V - Dòng điện ; 70A - Vòng quay : 1150/1300 - 3000 Vòng/phút - Chiều quay vận hành : quay phải XI- TỦ ĐIỆN 1- CÔNG DỤNG : Tủ điện là nơi để lắp đặt tất cả các thiết bị điều khiển, đi ều ch ỉnh đo, chỉ thị, thiết bị điện kéo và thiết bị phụ. 2- CẤU TẠO:
  12. Tủ điện được gia công riêng từ thép góc, nó được đặt giữa ca bin và gian máy, thành phía sau của tủ điện được đóng kín, cách ly với gian máy, chỗ để kiểm tra tủ điện có hai cánh cửa tủ trên và dưới. Đồng th ời t ừ hai cửa ngoài lối đi hai bên thành đầu máy có thể kiểm tra tủ điện. Các dụng cụ và thiết bị bố trí trên tấm ngang tủ điện có th ể trực tiếp điều khiển từ ca bin là các dụng cụ và thiết bị sau : - A2; V : Am pe và vôn kế. - JD : công tắc chế độ vận chuyển (máy đơn hoặc ghép đôi). - JOK : nút ấn tái lập rơ le bảo vệ. - JKR : ngắt điện trở điều chỉnh liên hợp KR. - SY : Công tắc quạt. - IRH : Công tắc tín hiệu mức nước. - JV : Công tắc điều chỉnh công suất. - JM2; JM1 : Công tắc môn tơ điện kéo. - J1-J12 : Automat (cầu chì tự động). - PSI : đèn báo sự cố. Khi mở cửa tủ điện phía trên trong ca bin, công tắc t ơ đi ện TK1 tác động (đóng H3- TK1) các bóng Z20/1-Z20/4 được cấp điện để chi ếu sáng tủ điện, ở phía bên trái bố trí trạm đấu dây L1 - L4, ở giữa là hai dãy rơ le, phía bên phải là trung tâm CR. Ở phần trên tủ điện có tấm lắp đi ốt DD, ngoài các đi ốt chặn còn có các điện trở ống và các tụ DC của các mạch trì hoãn (thời gian). Phần dưới tủ điện bố trí các cầu chì điện áp thấp, các công tắc tơ thấp áp, hộp đấu dây phụ L6 và phần lớn các thiết bị cao áp. Vì vậy khi mở cánh tủ điện phía dưới, công tắc TK2 (B5) sẽ cấp điện cho van điện từ tắt máy để bảo vệ cho người kiểm tra. Phía sau của tủ điện, ở phía trên bố trí các điện trở gi ảm y ếu t ừ trường (Shunt) R1 - R4 và khung các điện trở nh ỏ (c ụm B), ph ần d ưới có cửa tháo được bảo đảm việc kiểm tra bộ đảo chiều và các đường gió. 3- ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT : - Khối lượng : 600 kg - Vị trí kẹp chì : + Nắp các công tắc tơ : JRR; SY: JRH; JV; JM1: JM2 + Công tắc ngắt rơ le mát. XII- RƠ LE ĐIỆN TỪ 1- CÔNG DỤNG : Rơ le này để nối các mạch điện phụ. 2- CẤU TẠO : Rơ le gồm có các tiếp điểm, cuộn
  13. dây, phần ứng mạch từ của nó được điều khiển do cuộn dây có lõi riêng (tháo được) và phần ứng lắp trên điểm tỳ.Phần ứng được giữ ở vị trí lệch bằng hai lò xo, mạch từ phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà lắp đệm đồng hay vít tỳ là đồng dưới cuộn dây. Các tiếp điểm động và tĩnh được lắp trên đế cách điện ,bề mặt các tiếp điểm bằng bạc. 3- THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu Rơ le : RA 110 RA 226 RA441 - Điện áp (V): 110 110 110 - Dòng điện tiếp điểm (A): 1 2 4 - Tiếp điểm thường đóng: 1 2 4 - Tiếp điểm thường mở: 1 2 4 - Trọng lượng (KG): 2,9 2,7 2,7 - Điện trở (Ω) : 445 850 850 - Số vòng dây: 8500 10.000 10.000 - Dây dẫn (mm): 0,25 0,2 0,2 4- RƠ LE BẢO VỆ MÁY PHÁT ĐIỆN (ROR) : Là loại rơ le điện từ kiểu RA-441. Khi rơ le này tác động s ẽ làm cho mạch kích thích của máy phát (B) mất điện dẫn tới máy phát chính (HG) ngừng phát điện. Rơ le (ROR) có tiếp điểm thường đóng (bản vẽ B6), th ường mở (bản vẽ B11) và tiếp điểm tự giữ ở (bản vẽ B3). XIII- RƠ LE RD 11 1- CÔNG DỤNG : Dùng để nối các mạch điện phụ với điện áp 110 V hay 24V trong quá trình vận hành. 2- CẤU TẠO : Rơ le bao gồm mạch từ và các tiếp điểm nối mạch từ có cuộn dây hình ô van và phần ứng lắp trên các tấm đỡ, phần ứng được hồi vị v ề v ị trí ngắt nhờ các lò xo. Hai tiếp điểm đồng được kẹp cách điện với phần ứng , nó dịch chuyển giữa 2 cặp má vít tĩnh, má vít tĩnh được kẹp trên giá cách điện, các bề mặt của tiếp điểm được phủ bạc, rơ le có thể được lắp thêm các ti ếp điểm phụ thường đóng. Tất cả các rơ le được lắp trên một tấm cách đi ện với tính toán sao cho nó chiếm chiều rộng nhỏ nhất. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu Rơ le : RD 11
  14. - Điện áp các tiếp điểm : 110V - Dòng điện tiếp điểm: 1A - Số tiếp điểm thường đóng/mở : 1/2 - Điện áp cuộn dây điều khiển : 110V - Điện trở dây ở 200C : 730 (Ω) - Trọng lượng : 1,75 (kg) 4- CÁC LOẠI RƠ LE RD11 : a- Rơ le chống giãy máy : (RS) Khi có hiện tượng giãy máy, bộ cảm biến CS/A và CS/B đ ưa tín hiệu vào bộ CR (qua dây 450). Bộ CR phát tín hiệu ra đầu dây 492 đi ều khiển rơ le RS tác động. Tiếp điểm thường đóng (B2) mở ra, đi ện áp c ủa máy phát HG được điều chỉnh . Để bảo đảm cho đầu máy làm việc với điều kiện cực đại trong mọi điều kiện sức bám. Tiếp điểm thường mở (B8) đóng lại làm đèn KRS bật sáng. b- Rơ le điều khiển các công tắc tơ F1-F2 là RZ1 và RZ2 : Các rơ le này được bộ CR điều khiển để giảm từ của các động cơ điện kéo. Mệnh lệnh do bộ CR phát ra luôn luôn sát với th ời đi ểm đ ạt được hiệu điện thế toàn phần của máy phát HG, nhờ đó trên tất cả các nấc của tay ga đều sử dụng hết công suất toàn phần của động cơ trong giải vận tốc. Việc giảm từ do bộ CR điều khiển chỉ được thực hiện khi đi ện trở KR làm việc tốt (JVCR) đóng. c- Rơ le bảo vệ động cơ khi mức nước giảm (RH): Khi nước làm mát cho động cơ bị giảm, điện cực truyền tín hiệu mức nước (EH) để phát tín hiệu đưa qua bộ cảm báo mức nước CH đến bộ điều khiển trung tâm CR ở đầu vào H1 và H2. Lúc này b ộ CR phát tín hiệu ra điều khiển rơ le (RH). Khi (RH) tác đ ộng, ti ếp đi ểm th ường đóng (B5) mở ra làm mất điện rơ le khởi động (RR) dẫn đến nam châm điện FP mất điện và động cơ điezel tắt máy (do FP1 và FP2 mất đi ện làm nhiên liệu đến bơm cao áp bị ngắt). Một tiếp điểm thường mở RH( B11) đóng lại, làm đi ốt phát quang D47 phát sáng. XIV- BỘ CẢM BÁO MỨC NƯỚC (CH) GA-27 1- CÔNG DỤNG : Cảm báo mức nước (CH) là thành phần liên hệ giữa đơn v ị đi ều khiển kiểm tra mức nước của bộ CR( YNN) với bộ phận kiểm tra mức nước là hai điện cực lắp trong thùng nước. 2- CẤU TẠO :
  15. Phần cơ bản của bộ cảm báo là bộ biến dòng. Biến điện áp cung cấp một chiều thành xoay chiều đưa vào mạch, đầu vào của c ảm báo nối với các điện cực kiểm tra mức nước. Nước giữa các điện cực tạo ra độ dẫn điện và là tải mạch vào cảm ứng dòng. Bộ cảm ứng sẽ biến nó thành tải đầu ra và Bloc YNV sẽ đánh giá điều đó như trạng thái bình thường đủ nước trong thùng tiêu hao. 3- THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu GA- 27 - Điện áp đầu vào : 15V. XV- BỘ CẢM BÁO CDI (GA-23) 1- CÔNG DỤNG : Cảm báo GA-23 cảm ứng với những thay đổi bất thường c ủa dòng điện phụ tải máy phát HG. Những thay đổi bất thường này có thể là nguyên nhân hay kết quả của sự hư hỏng trong mạch điện. 2- CẤU TẠO : Phần cơ bản của cảm báo là một biến thế, cuộn dây sơ cấp được nối song song với cực từ phụ của máy phát điện chính. Khi có s ự c ố thay đổi đột ngột dòng điện của máy phát, dòng điện trong cuộn sơ cấp thay đổi sẽ cảm ứng sang cuộn dây thứ cấp và báo cho thành ph ần b ảo v ệ (COR) của bộ điều chỉnh trung tâm CR. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu : GA - 23 - Điện áp định mức của mạch điện kéo : 90V. XVI - VAN ĐIỆN KHÔNG VSB 1- CÔNG DỤNG : Van điện không dùng để cung cấp gió nén điều khiển bằng điện, nó cấp gió ép cho các thiết bị như bộ đảo chiều, xả cát, công tắc tơ chạy, còi. Khi có điện và xả gió từ các thiết bị qua nó ra ngoài trời khi mất điện. 2- CẤU TẠO : Gồm có thân, cuộn dây và các van tác dụng. Cuộn dây có nhi ều lo ại phù hợp với từng loại điện áp 110V, 48V và 24 V. Các van tác dụng liên kết với khung bằng hai chốt đặt tự do và ép vào lõi đồng nằm trong ruột ty van và đĩa điều khiển trong thân van. Van có tác dụng đóng và mở gió khi cuộn dây không có điện và được cấp điện. Tuỳ theo phương pháp dẫn gió van chia làm 2 loại : - EV 51/1 : dẫn gió từ cạnh thân. - EV 51/2 : dẫn gió từ phía dưới van (nút làm kín được thay bằng rắc co). 3- THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu loại : EV 51. - Áp lực gió ép : 1 - 7 KG/cm2. - Điện áp cuộn dây : 110 V- 48 V - 24 V.
  16. - Điện trở ở 200C : 550 - 195 - 57 (Ω). - Khối lượng : 1,2kg XVII- CẢM ỨNG VÒNG PHÚT (E02 VÀ E03) 1- CÔNG DỤNG : Bộ cảm ứng vòng phút là thiết bị dùng để đo vòng quay trong một phút, nó có thể cấp điện cho tất cả các loại đồng hồ. 2- CẤU TẠO : Là một thiết bị gồm cảm ứng vòng phút và đồng h ồ báo. C ảm ứng vòng phút được bắt trên động cơ còn đồng hồ bắt trên bàn điều khi ển, liên hệ giữa chúng do dây dẫn điện đảm nhận. Cảm ứng vòng phút là loại máy phát (E02; E05) gồm có vỏ hình tr ụ được bịt bởi nắp Stato có 12 rãnh và có 2 hoặc 4 cuộn dây thích h ợp theo từng loại. Rô to là một nam châm vĩnh cửu và trục g ồm hai n ửa đ ược đ ặt trên hai ổ bi, trong trục chịu lực lắp chặt trục xoắn để kh ắc ph ục các sai sót khi gia công và bảo vệ rô to. Để nối với đồng hồ vòng phút, bộ cảm báo có ổ cắm 3 cọc dây loại VD. Khi rô to quay, nam châm vĩnh cửu của rô to kích thích trong cuộn dây stato một dòng điện 3 pha, tần số và điện thế của nó tỷ lệ thuận với số vòng quay. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu loại : TA 244 - 8 Trong đó : 2- Là số lượng đồng hồ báo. 4- Là số lượng cực từ. 4- Ký hiệu cảm báo có điện thế thống nhất. 8- Độ ổn định khí hậu. - Số vòng quay hệ cảm báo : 1500 V/ph - 1600 V/ph - Điện thế đổi tiếp : 10,5 - 12,5 V - Cảm báo cùng loại có thể thay thế cho nhau. - Vị trí làm việc của bộ cảm báo là đặt nằm. XVIII - BỘ ĐIỀU CHỈNH TRUNG TÂM CR - Kiểu loại : GC - 28 - Công dụng : Là nơi tập trung tất cả các điều khiển đi ện tử c ủa đ ầu máy. - Cấu tạo : Bộ điều chỉnh được lắp thành thiết bị trọn bộ AIMES, các mạch điện được làm dưới dạng các đơn vị riêng biệt (tấm lắp chi tiết, mặt trước có đèn đi ốt chỉ thị, mặt sau là giắc cắm). Các đ ơn v ị thành phần đươc bố trí trên hai máng, bộ điều chỉnh được nối với mạch ngoài bằng 4 phích cắm dẹt ở hai bên cạnh bộ điều chỉnh. Bộ điều chỉnh có các chức năng sau :
  17. 1- ĐIỀU CHỈNH SỨC KÉO : Bằng cách điều chỉnh dòng kích thích cho máy phát điện chính và đóng các công tắc tơ ghép Shunt (sơ), động cơ điện kéo, các thành phần của nó bao gồm : + Đơn vị cung cấp : biến điện áp 100V thành điện áp ổn định 15V cung cấp cho các bộ phận của bộ điều chỉnh và cho các cảm biến C1,C2. + Đơn vị chức năng YPR, YZJR : tạo ra các tín hiệu chức năng khi nh ận tín hiệu từ cảm ứng vòng quay E02 (YPR) và vị trí của tay ga JK (YZJR). + Đơn vị nối đầu vào, đầu ra : YIN; YOUT. + Đơn vị điều chỉnh dòng điện. + Đơn vị điều chỉnh điện áp (YRV). + Đơn vị điều chỉnh công suất(YZV). + Đơn vị bảo vệ giãy máy YODU và YKA. + Đơn vị điều khiển kích từ YPSM, YKS. + Đơn vị điều khiển ghép Shunt YSH. 2- ĐƠN VỊ ĐIỀU KHIỂN NẠP ẮC QUI YRN : Làm việc ở 2 giới hạn bằng các thành phần tác dụng của mình (ngắt transitor), điều khiển dòng kích thích của máy phát điện ph ụ, đơn vị điều chỉnh này duy trì giá trị điện áp ổn định và hạn ch ế dòng đi ện n ạp bằng tín hiệu vào từ điện trở Shunt (SH3). 3- RƠ LE THỜI GIAN KHỞI ĐỘNG YCR : Bộ ngắt điện tử có duy trì thời gian (Rơ le thời gian) YCR đ ể đ ảm bảo thời gian cần thiết cho việc bôi trơn động cơ Diezel trước khi động cơ nổ, thời gian làm chậm khởi động động cơ phụ thuộc vào nhiệt độ của dầu bôi trơn. 4- ĐƠN VỊ CHỐNG NGỦ GẬT : Để có thể tắt máy khẩn cấp, mà không đụng chạm tới vi ệc c ấp nhiên liệu của bơm cao áp động cơ, người ta dùng cánh bướm ngắt gió do nam châm tắt máy khẩn cấp FN điều khiển. Đơn vị này có 2 bộ ngắt có duy trì thời gian, khoảng thời gian đầu hạn chế đến khi cấp điện cho còi HK2, khoảng th ời gian thứ 2 đ ến khi cấp điện cho van xả hãm VSB. Cả hai mạch duy trì th ời gian được đ ưa về không. Thời điểm bắt đầu từ đầu vào ITB (xung từ các nút ấn trả lời bộ chống ngủ gật TBS). Từ đầu vào ISC có thể đưa thi ết b ị này v ề v ị trí khoá (khi không cần sử dụng ). 5- ĐƠN VỊ KIỂM TRA MỨC NƯỚC YHV : Đơn vị YHV kiểm tra các điện cực của cảm báo mức nước EH được thông qua mạch nước. Để tạo liên hệ giữa đơn vị kiểm tra mức nước và các điện cực cảm báo mức nước EH có cảm báo mức n ước CH. Khi mất độ dẫn điện ổn định giữa các điện cực của cảm báo EH đơn vị YHV (có thời gian duy trì xác định). Đóng rơ le báo mức nước thấp RH.
  18. 6- RƠ LE BẢO VỆ MÁY PHÁT YOR : Tín hiệu đầu vào của đơn vị YOR là đầu ra DI của cảm báo dòng CDI. Khi đạt được mức xác định của tín hiệu DI, transitor đ ầu ra c ủa YOR cấp điện cho rơ le phụ ROR. Khi rơ le này tác động thì ti ếp đi ểm thường đóng (B6) mở ra làm mất điện van điện không VS1, VS2 và công tắc tơ BG, mạch kích thích của máy phát kích t ừ B m ất đi ện và máy phát điện chính HG ngừng phát ra dòng điện 7- TÍN HIỆU GIÃY MÁY YSSO : Khi có hiện tượng bánh xe quay trượt ( vòng quay trượt 6%) . Bộ cảm biến CS/A đưa tín hiệu vào bộ CR (dây 430). B ộ CR phát tín hi ệu ra (dây 492) điều khiển rơ le RS tác động là điện áp c ủa máy HG đ ược đi ều chỉnh để tăng sức bám, và cấp điện cho đèn cảnh báo bật sáng. 8- TẮT MÁY KHẨN CẤP : Khi nđc > 1300V/ph thì cảm biến E03 đưa tín hiệu vào để điều khiển cánh bướm tắt máy FN. XIX- NAM CHÂM CUNG CẤP NHIÊN LIỆU (FP) 1- CÔNG DỤNG : Nam châm cấp nhiên liệu dùng để cung cấp nhiên liệu khởi động động cơ và làm việc ở chế độ không tải. Nam châm được bắt với bộ điều tốc động cơ và đuôi ty van nối với Piston trượt của bộ khuy ếch đại thuỷ lực của bộ điều tốc . 2- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ TÁC ĐỘNG : Gồm có một cuộn dây điện đặt trong ống thép. Bên trong cuộn dây có lõi sắt non liên kết với van trượt bộ khuyếch đại thuỷ lực. Cuộn dây có 2 phần đấu nối tiếp với nhau gọi là cuộn dây khởi động (FP1) và cu ộn dây duy trì (FP2). Tiếp điểm phụ thường đóng được đấu song song với cuộn dây duy trì (giữ vai trò là một điện trở lắp thêm khi đ ộng c ơ làm việc). Bình thường khi không có điện, lõi của van được đẩy về vị trí ngừng nhờ lò xo và bộ điều tốc của động cơ Diezel đưa thanh răng nhiên liêụ về vị trí tắt máy. Khi khởi động động cơ nam châm được cấp điện, dòng điện ban đầu qua cuộn dây khởi động và tiếp điểm phụ tạo ra lực kéo lớn kéo lõi sắt, sau khi lõi sắt được kéo lên với hành trình là 7mm thì tiếp điểm phụ cùng mở ra, mạch nối tắt được mở và dòng điện lúc này đi qua cuộn dây duy trì (giữ vai trò là điện trở lắp thêm), kết quả là lực từ giảm xuống hành trình nâng của van khi nhả tiếp điểm giảm đi 3,5mm. Nam châm cung cấp nhiên liệu FP có điện trong suốt quá trình đ ộng c ơ nổ. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu loại : FA-12A - Điện áp : 110V - Hành trình nâng của van : 7mm
  19. - Hành trình khi nhả tiếp điểm của van : 3,5mm XX- CÔNG TẮC TƠ ĐIỆN TỪ SC, SE, BG 1- CÔNG DỤNG : Dùng để đóng hoặc ngắt các mạch điện chính và mạch điện ph ụ. Các công tắc tơ điện từ được lắp thành nhóm trên một khung riêng. 2- CẤU TẠO : Có cấu tạo gần giống với rơ le trung gian của máy D4H ch ỉ khác là cuộn dây điện có nhiều loại phù hợp với điện áp 24V- 48V- 110V và ở phần tiếp điểm chính có bố trí buồng dập lửa và buồng d ập h ồ quang (tiếp điểm cố định). XXI - CỤM TAY MÁY 1- CÔNG DỤNG : Cụm tay máy dùng để điều khiển mô tơ gia tốc của bộ đi ều tốc động cơ Diezel và điểu khiển hướng chạy của đầu máy. 2- CẤU TẠO : Cụm tay máy được lắp đặt trên bàn điều khiển. Trục thẳng đứng trên tay máy bố trí 2 cụm cam. Cụm cam điều khiển các tiếp điểm đảo chiều ở phía dưới (ký hiệu JR), cụm cam điều khiển các tiếp điểm gia tốc (ký hiệu JK) ở phía trên. Trục cam gia tốc điều khiển bằng vô lăng, phía trên vô lăng bố trí tay gạt đảo chiều. - Vô lăng tay máy có 10 vị trí : 0 → 9 - Tay gạt đảo chiều có 5 vị trí: tiến - khởi động - vị trí không- kh ởi đ ộng - lùi. - Cả hai trục được khoá lẫn bằng cơ khí như sau : + Tay gạt đảo chiều (JR) chỉ có thể gạt từ vị trí này sang vị trí khác khi tay ga ở vị trí 0. + Tay ga chỉ có thể dịch chuyển khi tay gạt đảo chi ều đ ể ở v ị trí kh ởi động hoặc tiến, lùi. Chú ý : Đảo chiều đầu máy chỉ được thực hiện khi đầu máy dừng. Không được đảo chiều trong bất kỳ trường hợp nào khi máy đang chuyển động. 3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : - Kiểu tay máy : HH-94 - Số lượng cam : 2 cái chia làm 2 tầng - Điện áp và dòng điện : 110 V/5A - Tay ga (JK) : có dạng vô lăng - Tay đảo chiều (JR) : dạng cần gạt - Khối lượng cụm tay máy : 19 kg.
  20. XXII - ĐỘNG CƠ ĐIỆN GIA TỐC BC11(MVV) 1- CÔNG DỤNG : Động cơ điện gia tốc, cùng với hệ thống truyền động của nó đ ược lắp đặt trên bộ điều tốc này nhằm tăng giảm vòng quay và công su ất c ủa động cơ. Nó tự động điểu chỉnh việc cấp nhiên li ệu theo s ự thay đ ổi ph ụ tải bên ngoài khi tay máy ở một nấc nào đó. 2- CẤU TẠO : Động cơ điện gia tốc là loại máy tự kích thích song song và được làm mát tự nhiên. Động cơ được nối với mặt bích hộp truyền động. Cơ cấu truyền động có 2 cấp ren vít với tỷ số truyền chung là 1/540. Stato và rô to được làm từ các tấm thép silic, vỏ động c ơ làm bằng thép tấm, các bạc lót làm bằng gang xám, hộp truy ền động làm b ằng h ợp kim nhôm và đổ đầy mỡ (T-03) để bôi trơn. Sau 5000 giờ thì thay mỡ. C ơ cấu góp điện lắp bên trong động cơ và có nắp đậy bằng thép. Chổi than là loại graphít điện (T845), có 2 viên than và được giữ bằng lò xo có l ực nén 1,35 - 1,8 N. Ở viên than có dây nối ra bên ngoài. Chiều cao tối thi ểu khi mòn của chổi than là 13mm. 3- ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT : - Kiểu máy : PR 3k5H có hộp số. - Điện áp : 0,45A - Số vòng quay : 4 V/ph - Chế độ làm việc : gián đoạn. XXIII - HỆ THỐNG TIẾP ĐIỂM GIA TỐC BA 25/26 1- CÔNG DỤNG : Hệ thống tiếp điểm gia tốc dùng để xác định cấp công suất động cơ Diezel. Hệ thống tiếp điểm này điều khiển các rơ le cấp điện cho mô tơ gia tốc (MVV) để mô tơ gia tốc quay xuôi, quay ngược hoặc dừng lại sao cho vòng quay và cấp công suất của động cơ Diezel phù h ợp với sự lựa chọn của tài xế. 2- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO : Hệ thống tiếp điểm gia tốc gồm: - 8 tiếp điểm - 2 vành tiếp điểm - Cơ cấu cần đóng mở các tiếp điểm Cấu tạo của chúng như sau : + 8 tiếp điểm được bố trí thành l vòng tròn, theo phương hướng kính và được bắt chặt trên tấm vật liệu cách điện, có thể điều chỉnh các tiếp điểm từ vị trí này sang vị trí khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2