Giáo trình Sửa chữa gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 9
download
Giáo trình "Sửa chữa gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các bộ phận hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo; trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Như chúng ta thấy ngành công nghiệp ô tô trên thế giới cũng như trong nước hiện nay đang trên đà phát triển rất cao, nhiều công nghệ mới tiên tiến nhất cũng đã được ứng dụng trong ngành chế tạo ô tô, mục tiêu của các nhà sản xuất đều hướng tới tính tiện nghi, an toàn, làm việc hiệu quả, tin cậy nhất của chiếc ô tô. Chính vì vậy việc cập nhật thường xuyên những kết cấu mới của các hệ thống của ô tô ô tô là điều hết sức quan trọng đối với các cơ sở đào tạo và dạy nghề sửa chữa ô tô ô tô. Vì vậy việc biên soạn cuốn giáo trình sửa chữa gầm ô tô cho phù hợp hơn với thực tế hiện nạy là hết sức cần thiết. Giáo trình này được biên soạn cho đối tượng là học sinh, công nhân lành nghề bậc 3/7, học sinh trung cấp, sinh viên cao đẳng học ngành sửa chữa ô tô. Cuốn sách này nhằm mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về sửa chữa gầm ô tô . Mặc dù tôi có rất nhiều cố gắng trong việc biên soạn cuốn giáo trình này nhưng chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và bạn đọc đề bổ sung cho cuốn giáo trình này được hoàn chỉnh hơn. …………., ngày……tháng……năm……… Người biên soạn Trần Nhật Tuyên 3
- MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 3 1. Bài 1: Sửa chữa bộ ly hợp ma sát 6 2. Bài 2: Sửa chữa hộp số (cơ khí) 11 3. Bài 3 Sửa chữa hộp phân phối (hộp số phụ) 18 4. Bài 4: Sửa chữa truyền động các đăng 23 5. Bài 5: Sửa chữa cầu chủ động 27 6. Bài 6: Sửa chữa bán trục 37 7. Bài 7: Sửa chữa moay-ơ 40 8. Bài 8: Sửa chữa bánh xe 44 9. Bài 9: sửa chữa bộ trợ lực phanh 48 10. Bài 10: Sửa chữa xy lanh chính 50 11. Bài 11: Sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe 53 12. Bài 12: Sửa chữa hệ thống phanh khí nén 57 13. Bài 13: Sửa chữa dẫn động lái 62 14. Bài 14: Sửa chữa cơ cấu lái 65 15. Bài 15: Sửa chữa trợ lực lái 69 16. Bài 16: Sữa chữa hệ thống treo độc lập 74 17. Bài 17: Sữa chữa hệ thống treo phụ thuộc 78 18. Bài 18: Sửa chữa hệ thống giảm chấn 83 19. Tài liệu tham khảo 87 4
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sửa chữa gầm ô tô Mã môđun: MĐ17 Thời gian thực hiện môn học: 180 giờ; (Lý thuyết: 60giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 116giờ; Kiểm tra: 04giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun được bố trí giảng dạy sau mô đun: MĐ12 - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành nâng cao. II. Mục tiêu mô đun: + Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các bộ phận hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo. + Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo. + Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm travà sửa chữa đảm bảo chính xác, an toàn. + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. Nội dung mô đun: Thời gian (giờ) SốTT Tên chương, mục TS LT TH KT 1 Bài 1: Sửa chữa bộ ly hợp ma sát 10 3 7 2 Bài 2: Sửa chữa hộp số cơ khí 20 6 13 1 3 Bài 3: Sửa chữa hộp phân phối 16 6 10 4 Bài 4: Sửa chữa truyền động các đăng 10 3 7 5 Bài 5: Sửa chữa cầu chủ động 10 3 6 1 6 Bài 6: Sửa chữa bán trục 8 3 5 7 Bài 7: Sửa chữa moay-ơ 8 3 5 8 Bài 8: Sửa chữa bánh xe 8 3 5 9 Bài 9: Sửa chữa bộ trợ lực phanh 8 3 5 10 Bài 10: Sửa chữa xy lanh chính 8 3 5 11 Bài 11: Sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe 12 3 8 1 12 Bài 12: Sửa chữa hệ thống phanh khí nén 8 3 5 13 Bài 13: Sửa chữa dẫn động lái 8 3 5 14 Bài 14: Sửa chữa cơ cấu lái 12 3 9 5
- Thời gian (giờ) SốTT Tên chương, mục TS LT TH KT 15 Bài 15: Sửa chữa trợ lực lái 7 3 4 16 Bài 16: Sửa chữa hệ thống treo độc lập 12 3 8 1 17 Bài 17: Sửa chữa hệ thống treo phụ thuộc 8 3 5 18 Bài 18: Sửa chữa hệ thống giảm chấn 7 3 4 Cộng 180 60 116 4 6
- BÀI 1 SỬA CHỮA BỘ LY HỢP MA SÁT Mã bài: MĐ 17-01 Giới thiệu: Các hư hỏng thường gặp của ly hợp ma sát có thể được phát hiện qua các hiện tượng làm việc không bình thường như ly hợp bị trượt, rung, ồn ở chế độ đóng, không nhả hoàn toàn khi đạp bàn đạp để ngắt, vào khớp không êm gây ra giật và ồn. Các hư hỏng này không những làm giảm hiệu suất truyền lực mà còn gây ra hư hỏng cho hộp số nên cần phải được khắc phục và sửa chữa kịp thời. Mục tiêu: - Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ ly hợp. - Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ ly hợp. - Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được bộ ly hợp đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung của bài: 1.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng bộ ly hợp ma sát khô - Ly hợp bị trượt a) Hiện tượng Khi người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp và tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm có mùi khét, xe kéo tải yếu, hoặc xe không chuyển động. b) Nguyên nhân - Đĩa ly hợp và đĩa ép mòn nhiều hoặc dính dầu mỡ. - Điều chỉnh sai (hoặc không có) khe hở các đầu đòn mở với ổ bi tỳ . - Các lò xo ép mòn, giảm độ đàn hồi hoặc gãy. - Ly hợp mở (cắt) không dứt khoát. a) Hiện tượng. - Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp và giảm ga nhưng sang số khó có tiếng khua và rung giật ở cụm ly hợp hoặc không sang số được. b) Nguyên nhân - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh, lỏng đinh tán. - Điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp, chiều cao các đầu đòn mở không đều (khe hở ổ bi tỳ quá lớn) . - Ly hợp hoạt động không êm, có tiếng ồn a) Hiện tượng 7
- - Nghe tiếng khua nhiều ở cụm ly hợp, xe vận hành bị rung giật. b) Nguyên nhân - Các chi tiét mòn nhiều, thiếu dầu mỡ bôi trơn (các chốt, ổ bi..) - Đĩa ly hợp mòn then hoa, nứt vỡ và chai cứng bề mặt ma sát, gãy yếu các lò xo giảm chấn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều. - Các lò xo ép mòn, gãy. - Động cơ và ly hợp lắp không đồng tâm. - Bàn đạp ly hợp nặng và bị rung giật. a) Hiện tượng - Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp cảm thấy nặng và rung giật. b) Nguyên nhân - Bàn đạp bị cong hoặc kẹt khô dầu mỡ. - Các chốt, khớp trượt khô thiếu mỡ bôi trơn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều. - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh 1.2. Quy trình tháo bộ ly hợp ma sát khô Yêu cầu Bước Nội dung công việc Dụng cụ kỹ thuật 1. Tháo xylanh chính 1 Tháo đầu cáp ắc quy Tháo các bộ phận liên quan như bảng Tuốc nơ vít Chú ý vị ttrí 2 táp lô đồng hồ. các giắc cắm điện Rút đường ống dàu từ bình dầu ra khỏi Dùng tay 3 xylanh Tháo chốt liên kết cần bàn đạp và cụm Kìm 4 tỳ đẩy 5 Tháo các giắc co đường dầu Clê 12 6 Tháo xylanh chính Tròng 12 Tháo rời các chi tiết của các xylanh chính: Kìm nhọn Không để dính -Tháo phanh hãm Clê12-14 xăng, dầu mỡ. 7 -Tháo phớt che bụi, cụm ty đẩy và Khí nén. đệm; -Tháo rời ty đẩy; 8
- -Tháo Píston, cúp ben, lo xo. 2. Tháo xylanh công tác ly hợp 1 Tháo các giắc co đường ống dầu Clê 12 2 Tháo xylanh công tác ly hợp Tròng 13 Tháo rời các chi tiết của xylanh công tác ly hợp (xylanh phụ) -Tháo ty đẩy Clê 14 3 -Tháo phớt cao su chắn bụi Tuốc nơ vít Không để dính xăng, dầu mỡ -Tháo piston, lò xo Khí nén 3. Tháo bộ ly hợp 1 Tháo hộp số ra khỏi xe Tháo cụm vỏ ly hợp,đĩa ép và ma sat Khẩu12-14 Đánh dấu, nới 2 đều 3 Tháo lò xo, vòng bi tì 4 Tháo càng cua, và chụp cao su che bụi Tay, kìm 1.3. Trình tự kiểm tra chi tiết của bộ ly hợp, đánh giá tình trạng làm việc của các chi tiết. a) Kiểm tra đĩa ma sát - Hư hỏng chính của đĩa ly hợp: nứt, mòn các tấm ma sát và lỏng các đinh tán, đĩa cong vênh, lò xo gãy yếu, moayơ mòn cháy then hoa. - Kiểm tra: dùng thước cặp và đồng hồ so để đo độ mòn và vênh của đĩa ly hợp và so với tiêu chuẩn kỹ thuật (chiều cao tấm ma sát so với đinh tán không nhỏ hơn 0,3 mm, độ vênh của đĩa ly hợp không lớn hơn 0,8 mm trên toàn bộ chu vi). Quan sát các vết nứt, vỡ của ly hợp và các đinh tán bị lỏng. Hình 1.1- Sơ đồ kiểm tra đĩa ly hợp a- Kiểm tra mòn tấm ma sát b- Kiểm tra cong, vênh đĩa ly hợp 9
- b) Kiểm tra vỏ ly hợp - Hư hỏng: Vỏ ly hợp bị nứt, vênh móp. Các lò xo ép bị gãy, yếu và mòn. Đệm cách nhiệt mòn, vỡ. - Kiểm tra: dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt của vỏ, lò xo và dùng thước cặp đo độ dài của lò xo so với tiêu chuẩn kỹ thuật (không lớn hơn 3 mm). c. Kiểm tra đòn mở - Hư hỏng: nứt, mòn mặt đầu tiếp xúc với ổ bi tỳ (loại ly hợp nhiều lò xo: mòn lỗ, chốt và các viên bi kim, chờn hỏng ren bu lông và đai ốc điều chỉnh). - Kiểm tra: dùng thước cặp đô độ mòn đầu các đòn mở, độ mòn không lớn hơn 0,6 mm), dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. Hình 1.2 - Kiểm tra độ mòn của đòn mở (loại lò xo màng) d. Kiểm tra bàn đạp, thanh kéo và đòn bấy - Hư hỏng: Bàn đạp, thanh kéo và đòn bấy bị nứt, cong vênh, chờn hỏng ren đai ốc điều chỉnh, mòn các lỗ và chốt xoay, ổ bi tỳ mòn, vỡ. - Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong, vênh và dùng thước cặp kiểm tra mòn các lỗ, chốt. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật để sửa chữa. 1.4. Phương pháp sửa chữa các chi tiết của bộ ly hợp bị hư hỏng a. Sửa chữa đĩa ly hợp - Tấm ma sát nứt, mòn quá giới hạn cho phép phải thay mới. Thay tấm ma sát và tán các đinh tán. - Đĩa ly hợp bị cong, vênh quá giới hạn cho phép có thể nắn hết vênh bằng dụng cụ chuyên dùng. - Đĩa ly hợp bị nứt, mòn phần then hoa quá giới hạn cho phép phải thay mới cả bộ ly hợp. 10
- Hình 1.3- Sửa chữa đĩa ly hợp bị vênh b. Sửa chữa vỏ ly hợp và lò xo ép - Vỏ bị nứt có thể hàn đắp vá sửa nguội. Các lò xo ép và đệm cáh nhiệt mòn, yếu quá giới hạn cho phép đều được thay thế. c. Sửa chữa đòn mở (loại ly hợp lò xo trụ). - Đòn mở bị nứt, mòn lỗ quá giới hạn cho phép cần được thay mới. - Đòn mở bị mòn ổ bi kim và chốt có thể thay ổ bi và chốt mới, chờn hỏng ren bulông và đai ốc điều chỉnh và bị mòn đầu tiếp xúc với ổ bi tỳ quá giới hạn cho phép tiến hành hàn đắp, sửa nguội phẳng và ta rô lại ren. d. Sửa chữa cơ cấu điều khiển. - Bàn đạp, thanh kéo và đòn bẩy bị cong vênh có thể nắn hết vênh, các lỗ xoay mòn quá giới hạn cho phép có thể hàn đắp và doa, sửa nguội. - Ổ bi tỳ mòn, vỡ thay thế đúng loại. 1.5. Trình tự lắp ráp và điều chỉnh bộ ly hợp Trình tự lắp ráp ngược với quy trình tháo, chú ý bôi mỡ các chi tiết quay và trượt. 1.6. Bài tập thực hành Bài tập 1: Tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa chi tiết bộ ly hợp xe Toyota Vios. Bài tập 2: Tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa chi tiết bộ ly hợp xe Hyundai Accent. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Tháo, lắp tránh làm hỏng các chi tiết bằng cao su, gioăng, đệm làm kín. - Các vị trí cần làm sạch. - Lực siết bu lông đai ốc. BÀI 2 11
- SỬA CHỮA HỘP SỐ (CƠ KHÍ) Mã bài: MĐ 17-02 Giới thiệu: Thông thường một hộp số thường được sử dụng hàng nghàn Km mà không xảy ra sự cố, tuổi thọ của nó sẽ kéo dài cùng với tuổi thọ của xe mà không xảy ra những sửa chữa nào nghiêm trọng cả. Tuy nhiên, việc vận hành không đúng kỹ thuật của người tài xế và sự mài mòn thông thường sau các kỳ bảo trì kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra hư hỏng hộp số. Bước đầu tiên của nguời thợ máy trong việc sửa chữa một hộp số là phải xác định tại sao phát sinh hư hỏng đó. Có phải là việc vận hành sai kỹ thuật của người tài xế không. Do thiếu bảo trì hay là sự mài mòn thông thường hoặc các nguyên nhân khác. Sau khi chẩn đoán chính xác, người thợ bảo trì có thể quyết định xem hộp số có phải tháo ra để sửa chữa hay không. Mục tiêu: - Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hộp số. - Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp số. - Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được hộp số đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung của bài: 2.1 - Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hộp số 2.1.1 - Sang số khó khăn a) Hiện tượng Khi người lái điều khiển cần số cảm thấy nặng hơn bình thường và có tiếng kêu. b) Nguyên nhân - Càng sang số và trục trượt mòn, cong. - Bộ đồng tốc mòn, kẹt hoặc các vòng đệm, phanh hãm các bánh răng mòn, gãy. - Các ổ bi mòn làm lệch tâm các trục của hộp số. - Ly hợp mở không dứt khoát. 2.1.2 - Hộp số tự nhảy số a) Hiện tượng Khi ô tô vận hành, người lái không điều khiển cần sang số, nhưng phải tự động nhảy về số khác. b) Nguyên nhân - Cơ cấu khoá hãm thanh trượt mòn, lò xo hãm gãy yếu. - Bộ đồng tốc mòn tấm hãm hoặc bi hãm. - Các ổ bi mòn hoặc vỡ. 2.1.3 - Hộp số hoạt động không êm, có tiếng ồn khác thường 12
- a) Hiện tượng Nghe tiếng ồn, khua nhiều ở hộp số khi xe vận hành. b) Nguyên nhân - Các trục, bánh răng mòn và các đệm, phanh hãm cong, mòn, gãy. - Dầu bôi trơn thiếu. - Các ổ bị mòn, vỡ. - Các lò xo ép mòn, gãy. - Động cơ và trục sơ cấp hộp số lắp không đồng tâm. 2.1.4 - Hộp số chảy, rỉ dầu bôi trơn a) Hiện tượng - Bên ngoài hộp số rỉ, chảy dầu. b) Nguyên nhân - Vỏ hộp số bị nứt. - Bề mặt lắp ghép bị nứt, gioăng đệm hỏng. - Bu lông hãm chờn hỏng. 2.1.5 - Hộp số quá nóng a) Hiện tượng - Sờ bên ngoài hộp số quá nóng. - Hộp số bốc hơi. b) Nguyên nhân - Thiếu dầu bôi trơn. - Dầu bôi trơn bẩn. 2.2. Quy trình tháo hộp số (Trình tự tháo, lắp hộp số xe KIA) Yêu cầu STT Nội dung công việc Dụng cụ kỹ thuật A.Tháo hộp số ra khỏi xe Hứng dầu vào 1 Xả dầu hộp số Tròng 17 chậu 2 Tháo trục chuyển động các đăng Tháo dây cắm tốc độ giắc cắm công tắc đèn 3 lùi 4 Tháo cụm nối thanh điều khiển Khẩu 14-17 5 Tháo nắp hộp số cùng vỏ ly hợp ra khỏi xe Đảm bảo AT B.Tháo rời hộp số 1 Tháo càng cua và vòng bi tì Khẩu 17-19 13
- Khẩu 14, 2 Tháo vỏ bao côn ra khỏi hộp số búa, thanh đòn 3 Tháo nắp điều khiển hộp số Tuýp 14 4 Tháo vòng hãm 2 vòng bi phía sau Kìm Đặt đứng hộp Tháo vỏ hộp số ra khỏi mặt bích trung gian, 5 Búa nhựa số, dùng búa toàn bộ ruột hộp số, các trục của bánh răng nhựa gõ nhẹ Tuýp tháo Tháo các nút ren, lò xo viên bi định vị trục 6 nút ren, đũa trượt nam châm Chú ý chốt và 7 Tháo trục trượt, càng cua số 5 và số lùi Búa, đột viên bi khoá hãm Chú ý chốt và 8 Tháo trục trượt và càng cua số 3-4 Búa, đột viên bi khoá hãm 9 Tháo trục trượt và càng cua số 1-2 Búa, đột Tuốc nơ vít, 10 Tháo cụm bánh răng số 5 và bộ đồng tốc Tròng 32 11 Tháo cụm bánh răng số lùi Dùng tay 12 Tháo giá đỡ trục số lùi Clê 12-14 Tuốc nơ vít 13 Tháo vòng bi trục trung gian đóng và búa 14 Tháo trục trung gian ra khỏi hộp số 15 Tháo trục sơ cấp ra khỏi trục thứ cấp Tháo rời trục thứ cấp: -Tháo bộ đồng tốc sô 3-4; -Tháo bánh răng số 4; Đánh dấu 16 -Tháo mặt bích trung gian; chiều bộ đồng -Tháo bánh răng số 1; tốc. -Tháo bộ đồng tốc số 1-2; -Tháo bánh răng số 2. 2.3. Trình tự kiểm tra chi tiết của hộp số, đánh giá tình trạng làm việc của các chi tiết. - Điều khiển cần sang số hộp số nhẹ nhàng và êm. - Kiểm tra: điều khiển cần sang số vào đủ các số khi động cơ chưa hoạt và khi động cơ hoạt động. Nếu khi sang số khó, bị kẹt, có tiếng kêu khác hoặc hộp số làm việc không êm, có tiếng kêu cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời. - Kiểm tra bên ngoài hộp số - Kiểm tra: dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ và nắp hộp số. 2.4. Phương pháp sửa chữa các chi tiết của hộp số bị hư hỏng 14
- 2.4.1. Vỏ và nắp hộp số a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng chính của vỏ hộp số là: nứt, mòn các lỗ lắp ổ bi, mòn lỗ lắp trục số lùi và chờn, hỏng các lỗ ren. - Hư hỏng của nắp hộp số là: nứt, mòn các lỗ lắp cần sang số, trục trượt và vênh bề mặt lắp với vỏ. - Kiểm tra: dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật (không lớn hơn 0,05 mm) và đo độ vênh của bề mặt nắp so với tiêu chuẩn kỹ thuật (độ vênh không lớn hơn 0,01 mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ và nắp hộp số. b. Sửa chữa - Các lỗ lắp bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép hoặc lắp ống lót sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định. - Các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và ta rô lại ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ và nắp mới. - Bề mặt của nắp bị mòn, vênh tiến hành mài hoặc dũa hết vênh. 2.4.2. Các trục của hộp số a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng các trục số: nứt, cong, mòn bề mặt lắp ổ bi cầu, phần then hoa và các rãnh phanh hãm, đệm bánh răng. a) b) c) Hình 2.1 - Kiểm tra hư hỏng các trục của hộp số a. Kiểm tra độ cong của trục số; b. Kiểm tra độ mòn của trục; c. Kiểm tra phanh hãm - Kiểm tra: dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn, cong của trục (độ mòn, cong không lớn hơn 0,05 mm) và phanh hãm (hình 4-2), và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt của trục. b. Sửa chữa - Trục hộp số bị nứt, mòn phần then hoa quá giới hạn cho phép cần được thay mới. - Các cổ trục lắp bi và các rãnh lắp phanh hãm bị mòn có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định. 15
- 2.4.3. Các bánh răng a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng bánh răng: nứt, gãy, mòn bề mặt răng, mòn vành răng đồng tốc và đệm bánh răng. - Kiểm tra: dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn của các bánh răng (độ mòn, vênh không lớn hơn 0,03 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. b. Sửa chữa - Bánh răng bị mòn suốt chiều dài răng,mặt đầu bị xước, sứt mẻ phải được thay mới. - Bánh răng bị nứt nhẹ về phía chân răng có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó sửa nguội bằng đá mài đạt hình dạng ban đầu. Hình 2.2 - Kiểm tra hư hỏng bánh rang số 2.4.4. Cơ cấu điều khiển a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng cơ cấu điều khiển; cần điều khiển, trục trượt, càng sang số, bộ đồng tốc và các khoá hãm bị nứt, cong, mòn. - Kiểm tra: dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, dùng căn lá, đồng hồ so để kiểm tra độ mòn, cong của các càng sang số, bộ đồng tốc và trục trượt. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật để sửa chữa. b. Sửa chữa - Cần điều khiển, các trục trượt và càng sang số bị cong, vênh có thể nắn lại hết cong, bị mòn tiến hành hàn đắp, nhiệt luyện sau đó gia công đến kích thước ban đầu. - Các chi tiết khoá hãm và bộ đồng tốc mòn hỏng phải được thay thế. 16
- Hình 2.3 - Kiểm tra hư hỏng bộ đồng tốc 2.5. Trình tự lắp ráp và điều chỉnh hộp số. Trình tự lắp ráp ngược lại với trình tự tháo. Khi lắp ráp cần chú ý: - Các chi tiết phải được làm sạch. - Lắp các bánh răng, bộ đồng tốc phải đúng vị trí và đúng chiều. - Không được làm mất các vòng hãm, lò xo và các viên bi định vị, chốt khoá. - Khi lắp phải đảm bảo cho các bánh răng quay nhẹ nhàng, dễ ràng ra, vào số. 2.6. Bài tập thực hành Bài tập 1: Tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa chi tiết hộp số xe Toyota Vios. Bài tập 2: Tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa chi tiết hộp số xe Hyundai Accent. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Tháo, lắp tránh làm hỏng các chi tiết bằng cao su, gioăng, đệm làm kín. - Các vị trí cần làm sạch. - Lực siết bu lông đai ốc. BÀI 3 17
- SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỘP PHÂN PHỐI Mã bài: MĐ 17-03 Giới thiệu: Tình trạng kỹ thuật của hộp số phân phối bị biến xấu là: - Thường phát sinh tiếng kêu và rung giật do trục, các ổ bi, các bánh răng bị mòn, hoặc mòn các rãnh then hoa, ổ bị kim, hoặc lỏng các bulông mặt bích cácđăng… - Có hiện tượng nhảy số, về số, khó vào số do các bánh răng bị mòn, cơ cấu khoá, hãm thanh trượt bị mòn, hỏng, ống dễ gài số, đồng tốc mòn, hỏng… Mục tiêu: - Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hộp phân phối. - Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp phân phối. - Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được hộp phân phối đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung của bài: 3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của hộp phân phối 3.1.1 - Gài số khó khăn a) Hiện tượng Khi người lái điều khiển cần gài hộp phân phối, cảm thấy nặng hơn bình thường và có tiếng kêu. b) Nguyên nhân - Càng sang số và trục trượt mòn, cong. - Khớp gài mòn, kẹt hoặc các vòng đệm, phanh hãm các bánh răng mòn, gãy. - Các ổ bi mòn. 3.1.2 - Phải tự nhảy số. a) Hiện tượng Khi người lái không điều khiển cần gài hộp phân phối, nhưng hộp phân phối tự động nhảy vị trí gài. b) Nguyên nhân - Cơ cấu khoá hãm trục trượt mòn, lò xo hãm gãy yếu. - Càng gài số cong, gãy, hoặc các ổ bi mòn, vỡ 3.1.3 - Phải hoạt động không êm, có tiếng ồn khác thường a) Hiện tượng 18
- Nghe tiếng ồn nhiều khác thường ở hộp phân phối khi xe vận hành. b) Nguyên nhân - Các trục, bánh răng, lỗ lắp ổ bi mòn và các đệm, phanh hãm cong, mòn, gãy. - Dầu bôi trơn thiếu. - Các ổ bị mòn, vỡ. - Các lò xo ép mòn, gãy. 3.1.4 - Phải chảy, rỉ dầu bôi trơn a) Hiện tượng - Bên ngoài phải rỉ, chảy dầu. b) Nguyên nhân - Vỏ phải bị nứt, bulông hãm chờn hỏng. - Bề mặt lắp ghép bị nứt, gioăng đệm hỏng. 3.1.5 - Phải quá nóng a) Hiện tượng - Sờ bên ngoài phải quá nóng và phải có sự bốc hơi. b) Nguyên nhân - Thiếu dầu bôi trơn. - Dầu bôi trơn bẩn. 3.2. Quy trình tháo hộp phân phối. Trình tự tháo hộp phân phối xe TOYOTA HIACE Yêu cầu STT Nội dung công việc Dụng cụ kỹ thuật A.Tháo hộp số ra khỏi xe Trình tự riêng B.Tháo rời hộp số phụ Chú ý gioăng 1 Tách hộp số phụ ra khỏi hộp số chính Khẩu 17 đệm 2 Tháo nắp bầu chân không Tròng 14 3 Tháo càng gài cầu 4 Tháo bầu chân không Tròng 14 Chú ý đệm 5 Tháo bánh răng báo tốc độ Tròng 14 Chú ý chốt dẫn 6 Tháo bơm dầu ra khổi hộp số phụ Tròng 10 động bơm dầu 19
- Khẩu 24, 7 Tháo mặt bích ra cầu sau búa , đục Tháo bánh răng dẫn động ra khỏi mặt Tay 8 bích 9 Tháo nắp trục ra cầu sau Khẩu 12 Nới đều 10 Tháo nắp hộp phân phối Khẩu 17 Nới đều Tháo đệm và lò xo ra khỏi trục trượt gài Tốc nơ vít, búa 11 cầu Tháo toàn bộ trục cầu trước và trục cầu Búa nhựa 12 sau 13 Tháo xích dẫn động và càng cua gài cầu Tay 14 Tháo vòng bi chặn, vòng bi kim Tay 15 Tháo ống lọc dầu Khẩu 8 16 Tháo máng dầu Khẩu 8 17 Tháo cần gài số và trục cần gài số Tốc nơ vít 18 Tháo công tắc đèn báo hộp phân phối Tròng 17 Khẩu chuyên 19 Tháo nút ren, lò xo và viên bi định vị dùng Tay, kìm Chú ý chốt 20 Tháo trục trượt gài cầu khoá Tháo trục trượt càng cua cùng ống lồng Tay 21 gài số 22 Tháo càng cua gài số ra khỏi trục trượt Búa, đột Không mất bi Tháo trục chủ động và bắng răng hành Kìm nhọn, búa 23 tinh nhựa 24 Tháo vành răng bao Tốc nơ vít Tháo rời cụm bánh răng hành tinh ra 25 Tốc nơ vít khỏi trục chủ động Tháo rời trục cầu trước: - Tháo vòng bi trước Tốc nơ vít, búa 26 - Tháo ống cách và nắp giữ cá hãm bộ đồng tốc Tháo rời trục cầu sau: - Tháo ống lồng Vam ép 27 - Tháo vòng bi Tay - Tháo căn dơ dọc và viên bi - Tháo bánh xích chủ động Tháo rời bơm dầu: - Tháo nút ren, lò xo, viên bi van điều Khẩu chuyên Chú ý chốt dẫn tiết áp suất dùng động 28 - Tháo nắp bơm dầu Khẩu tháo vít - Tháo đĩa phân phối chìm - Tháo rô to chủ động và bị động 3.3. Trình tự kiểm tra chi tiết của hộp phân phối, đánh giá tình trạng làm việc của các chi tiết. + Làm sạch bên ngoài và xả dầu bôi trơn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa pan ô tô - NXB. Hà Nội
74 p | 546 | 160
-
Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô - CĐ Luyện Kim
94 p | 424 | 145
-
Giáo trình Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô: Phần 2 - ThS. Nguyễn Văn Toàn
82 p | 267 | 80
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa gầm ô tô - Nghề: Công nghệ ô tô (Trình độ Trung cấp): Phần 1
50 p | 76 | 16
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa gầm ô tô - Nghề: Công nghệ ô tô (Trình độ Trung cấp): Phần 2
65 p | 51 | 13
-
Giáo trình Kiểm tra và sửa chữa Pan ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
103 p | 27 | 9
-
Giáo trình Thực tập gầm ô tô F2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
151 p | 21 | 9
-
Giáo trình Thực tập gầm ô tô F1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
125 p | 23 | 9
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
68 p | 55 | 8
-
Giáo trình Thực tập sửa chữa gầm ô tô nâng cao (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
80 p | 17 | 8
-
Giáo trình Kiểm tra và sửa chữa Pan ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)
102 p | 13 | 7
-
Giáo trình Kiểm tra và sửa chữa Pan ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)
102 p | 19 | 7
-
Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Công nghiệp ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
220 p | 13 | 6
-
Giáo trình Thực tập sửa chữa gầm ô tô nâng cao (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
80 p | 11 | 5
-
Giáo trình Kiểm tra và sửa chữa pan ô tô (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bình Phước
58 p | 10 | 5
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
206 p | 9 | 4
-
Đề cương thực tập tại cơ sở sản xuất (Nghề Công nghệ ô tô - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
10 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn