intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sức khỏe sinh sản (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:105

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Sức khỏe sinh sản (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp)" trình bày những nội dung chính như sau: Hiện tượng thụ tinh, làm tổ, phát triển của trứng; chảy máu sau đẻ, chăm sóc sau đẻ; chẩn đoán thai nghén, vệ sinh thai nghén; đặc điểm sinh lý tuổi vị thành niên; chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ tuổi mãn kinh;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sức khỏe sinh sản (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: SỨC KHỎE SINH SẢN NGÀNH: Y SỸ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Y SỸ Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022
  2. (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
  3. LỜI GIỚI THIỆU Như chúng ta đã biết sức khoẻ sinh sản là vốn quý nhất của con người, vì thế việc quan tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản là vấn đề không thể thiếu được trong đời sống xã hội hiện nay, mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Thực hiện tốt làm mẹ an toàn, chăm sóc sàng lọc trước sinh, khám thai định kỳ, mục đích theo dõi sức khoẻ bà mẹ và quà trình phát triển thai nhi, phát hiện dị tật sơ sinh, bệnh tật mẹ và xử trí kịp thời những tai biến có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sau sinh. Trong thời gian này thai phụ nên được nghỉ ngơi, tránh lao động nặng và làm việc quá sức, vệ sinh thai nghén, ăn uống dinh dưỡng tránh ăn những thức ăn có chất kích thích như cà phê, rượu, bia, các chất cay, và thức ăn có nhiều muối. Làm tốt vấn đề này chúng ta yên tâm là có những đứa con thông minh khoẻ mạnh và phát triển. Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, hiện nay các biện pháp tránh thai đều mang lại hiệu quả tránh thai cao, và có sẵn nhiều phương tiện tránh thai tại các cơ sở y tế như: Vòng tránh thai, thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc cấy, bao cao su và đình sản và mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con. Khám phụ khoa định kỳ 3, 6 tháng một lần, phát hiện sớm viêm nhiễm để điều trị kịp thời, soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm chúng tôi đề xuất và biên soạn “ Sức khỏe sinh sản” dành riêng cho người học trình độ Y sỹ Nội dung của giáo trình bao gồm các CHƯƠNG sau: Chương 1: Hiện tượng thụ tinh, làm tổ, phát triển của trứng Chương 2. Chảy máu sau đẻ, chăm sóc sau đẻ Chương 3: Chẩn đoán thai nghén, vệ sinh thai nghén Chương 4: Đặc điểm sinh lý tuổi vị thành niên Chương 5: Chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ tuổi mãn kinh Chương 6: Vô khuẩn trong sản khoa, chăm sóc sơ sinh sau đẻ Chương 7: Chăm sóc sẩy thai,thai trứng, thai ngoài tử cung, thai lưu Chương 8: Chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn hậu sản Chương 9: Chăm sóc tiền sản giật, sản giật, vỡ tử cung Chương 10. Chăm sóc nhau tiền đạo, nhau bong non Nhóm tác giả chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các e sinh viên và bạn đọc. Cà Mau, ngày 01 tháng 7 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Võ Thị Thu Thủy 2. CNhs: Huỳnh Linh Út
  4. MỤC LỤC Trang 1. Chương 1. Hiện tượng thụ tinh, làm tổ, phát triển của trứng 9 2. Chương 2. Chảy máu sau đẻ, chăm sóc sau đẻ 18 3. Chương 3. Chẩn đoán thai nghén, vệ sinh thai nghén 25 4. Chương 4. Đặc điểm sinh lý tuổi vị thành niên 30 5. Chương 5. Chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ tuổi mãn kinh 39 6. Chương 6. Vô khuẩn trong sản khoa 48 7. Chương 7. Chăm sóc sẩy thai, thai trứng, thai ngoài tử cung, thai lưu 54 8. Chương 8. Chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn hậu sản 72 9. Chương 9. Chăm sóc sản phụ tiền sản giật, sản giật 81 10. Chương 10. Chăm sóc nhau tiền đạo, nhau bong non 91
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: SỨC KHỎE SINH SẢN 2. Mã môn học: KY06029 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của môn học 3.1 Vị trí: Là môn học bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo của nghề Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy, được bố trí giảng dạy ở học kỳ 2 của năm học thứ nhất theo kế hoạch đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2 Tính chất: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: Đại cương chăm sóc sức khỏe phụ nữ; Các vấn đề sức khỏe phụ nữ: Giai đoạn trước – trong và sau đẻ. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ về lĩnh vực phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình (lập kế hoạch và thực hành chăm sóc người bệnh). 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Đào tạo người điều dưỡng trình độ cao đẳng hệ chính quy kiến thức và kỹ năng nghề cơ bản để thực hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. 4. Mục tiêu của môn học 4.1 Kiến thức A1. Thực hiện chăm sóc thai nghén bình thường. A2. Trình bày được kế hoạch chăm sóc và thực hiện chăm sóc, xử lý những trường hợp cấp cứu bệnh lý về sản phụ. A3. Trình bày được những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. A4. Mô tả được các triệu chứng chính và các biện pháp phòng bệnh của các bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản - phụ khoa và bệnh truyền nhiễm thường gặp. 4.2. Kỹ năng B1. Người học có kỹ năng chăm sóc sẩy thai,thai trứng, thai ngoài tử cung, thai lưu B2. Thực hiện được chăm sóc tiền sản giật, sản giật, vỡ tử cung B3. Áp dụng được vô khuẩn trong sản khoa 4.3. Năng lực và tự chủ trách nhiệm C1. Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. C2. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. C3. Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 5. Nội dung của môn học TT TÊN CHƯƠNG HỌC SỐ GIỜ TS LT TH Kiểm
  6. tra Hiện tượng thụ tinh, làm tổ, phát trứng 10 6 3 1 của trứng 0 2 Chảy máu sau đẻ, chăm sóc sau đẻ 10 6 3 Chẩn đoán thai nghén, vệ sinh thai 10 6 3 3 nghén 2 4 Đặc điểm sinh lý tuổi vị thành niên 8 6 3 0 Chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ 6 6 3 5 tuổi mãn kinh 0 Vô khuẩn trong sản khoa, chăm sóc sơ 8 6 3 6 sinh sau đẻ 2 Chăm sóc sẩy thai,thai trứng, thai 10 6 3 7 ngoài tử cung, thai lưu 1 Chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn hậu 10 6 3 8 sản 0 Chăm sóc tiền sản giật, sản giật, vỡ tử 10 6 3 9 cung 0 Chăm sóc nhau tiền đạo, nhau bong 10 6 3 10 non 1 Tổng số 90 60 30 3 6. Điều kiện thực hiện môn học 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Nội dung - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu chương trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá
  7. - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 2 Sau 27 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A3, B3, C3 2 Sau 36 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết Tự luận và A1, A2, A3, 1 Sau 75 giờ học trắc nghiệm B1, B2, B3, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, chương tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * CHƯƠNG tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện chương tập theo nội dung đề ra.
  8. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong chương học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ chương học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các chương kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2014), Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. 2. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Bộ môn điều dưỡng sản (2011), Thực hành sản phụ khoa, Tr.115 – 117. 3. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Khoa Điều dưỡng & Kỹ thuật Y học - Bộ môn điều dưỡng (2019). 4. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội 2016 của nhà xuất bản Hà Nội. 5. Điều dưỡng sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 1997, Bộ Y Tế Vụ khoa học và đào tạo.
  9. CHƯƠNG 1. HIỆN TƯỢNG THỤ TINH, LÀM TỔ, PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu về sinh lý và quá trình thụ tinh để tạo thành một hợp tử lưỡng bội có khả năng phát triển rất nhanh gọi là trứng.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức - Trình bày được các hiện tượng thụ tinh, di chuyển, làm tổ, và phát triển của trứng.  Về kỹ năng - Áp dụng được các kiến thức nêu trên để giải thích được 1 số hiện tượng sinh lý và bệnh lý có liên quan. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Ý thức được tầm quan trọng của hiện tượng thụ tinh, di chuyển, làm tổ, và phát triển của trứng. Học tập tích cực, chủ động trong mọi tình huống, đảm bảo thận trọng đối với người bệnh  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và chương tập CHƯƠNG 12 (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 12) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và chương tập tình huống chương 12 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu chương trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp + Điểm kiểm tra thường xuyên + Kiểm tra định kỳ
  10. * NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Đại cương Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa hai giao tử đơn bội thể đực là tinh trùng và cái là noãn để tạo thành một hợp tử lưỡng bội có khả năng phát triển rất nhanh gọi là trứng. 2. Sự thụ tinh 2.1. Tinh trùng Những tinh nguyên bào nằm yên ở trong những ống sinh tinh của tinh hoàn từ thai nhi cho đến tuổi trưởng thành. Sau khi trưởng thành, chúng trải qua nhiều lần phân chia để thành tinh trùng. - Tinh nguyên bào có 46 nhiễm sắc thể (XY). + Phân bào lần thứ nhất (phân bào thường) thành tinh bào loại I có 46 XY. + Phân bào lần thứ 2 (phân bào giảm nhiễm) thành tinh bào loại II có 23 X hoặc 23 Y. + Sau đó tiếp tục phân bào thành tiền tinh trùng và tinh trùng loại 23 X hoặc 23 Y. - Mỗi tinh trùng có 3 phần: + Đầu: hình bầu dục, phần trước có chất nguyên sinh, phần sau là một nhân to chứa nhiễm sắc thể. + Thân: ở giữa có dây trục nằm giữa các dây xoắn ốc, gần phía đầu có trung thể. + Đuôi: dài, ở giữa có dây trục + Có thể gặp những tinh trùng dị dạng trong tinh dịch bình thường: tinh trùng 2 đầu cùng thân, tinh trùng không đầu . . . - Đặc điểm của tinh trùng: + Dài: 65 micromet. + Số lượng: từ 60 đến 120 triệu trong 1 lít tinh dịch. + Tỷ lệ hoạt động lúc mới phóng tinh: trên 80% + Tốc độ di chuyển mỗi phút 1,5 - 2,5 mm. + Thời gian sống trong đường sinh dục phụ nữ phụ thuộc vào độ acid của môi trường: 1. Ở âm đạo: pH toan, tinh trùng sống được < 2 giờ. 2. Ở ống cổ tử cung: pH >7.5, tinh trùng sống được 2 - 3 ngày. 3 .Trong vòi tử cung: tinh trùng sống được 2 - 3 ngày. 2.2. Noãn bào Từ những tế bào mầm của buồng trứng tạo ra những noãn nguyên thuỷ. Buồng trứng của một em bé gái mới lọt lòng mẹ có từ 200.000 đến 500.000 bọc noãn nguyên thuỷ: Nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh chỉ có 400 đến 450 bọc là trưởng thành, còn lại thoái hoá và teo đi.
  11. Noãn nguyên bào trong nang noãn phân bào và phát triển thành noãn bào loại I, noãn bào II và cuối cùng là noãn trường thành. Quá trình phát trình từ noãn nguyên bào thành noãn bào loại II ở trong giai đoạn trước tuổi thành niên. Noãn bào II phát triển thành noãn trưởng thành chỉ xảy ra trong khi phóng noãn. Nang nguyên thuỷ phát triển dần trở thành nang Graaf. Trong nang Graaf có noãn và các tế bào hạt. Noãn trưởng thành có đường kính từ 100 - 150 micromet. Noãn được phóng ra từ nang Graaf đem theo nhiều lớp tế bào hạt bao bọc xung quanh. Cấu tạo của noãn có vỏ bọc gọi là màng trong suốt. Noãn chứa nguyên sinh chất và một nhân to lệch sang bên. Khi noãn được phóng ra ngoài thì loa vòi tử cung hứng lấy noãn và đưa về vòi tử cung. 2.3. Thụ tinh Vào khoảng ngày thứ 14 của vòng kinh, noãn từ buồng trứng được phóng ra ngoài, loa vòi tử cung hút vào trong vòi tử cung. Nếu có tinh trùng ở âm đạo tinh trùng chạy nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng tử cung và vòi tử cung để gặp noãn và thụ tinh Hiện tượng thụ tinh diễn ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng. Tinh trùng có khả năng thụ tinh là những tinh trùng có hình thể bình thường, hoạt động mạnh hơn. Tinh trùng có khả năng hoạt động trong âm đạo và đường sinh dục của người phụ nữ. 2.4. Cơ chế thụ tinh Tinh trùng xâm nhập vào noãn bào. Tinh trùng đến 1/3 ngoài của vòi trứng sẽ vây quanh noãn. Tinh trùng tiết ra men hyaluronidase để pha lớp tế bào hạt, màng trong suốt để vào trong lòng noãn. Thường chỉ có một con tinh trùng chi vào noãn thụ tinh, chỉ có đầu tinh tồn tại còn các phần khác thì tiêu đi. Sự biến đổi ở nhân: đầu tinh trùng chui vào noãn trở thành tiền nhân đực có n nhiễm sắc thể. Lúc ấy noãn phóng ra cực cầu II và trở thành tiền nhân cái cũng có n nhiễm sắc thể. Nếu tinh trùng xâm nhập vào noãn mang nhiễm sắc thể giới tính Y sẽ trở thành tế bào hợp nhất mang XY là thai trai. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính là X sẽ tạo thành tế bào hợp nhất XX là thai gái. 3. Sự di chuyển và làm tổ của trứng 3.1. Sự di chuyển của trứng Sau khi thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi tử cung, trứng tiếp tục di chuyển trong vòi tử cung để đến làm tồ ở buồng tử cung. Thời gian di chuyển từ 4 - 7 ngày. Trứng vừa di chuyển vừa phát triển. Ở phần eo, trứng di chuyển nhanh hơn ở phần bóng của vòi tử cung. Trong quá trình di chuyển nếu vì lý do nào đó trong có thể bị dừng lại và làm tổ ở vòi tử cung, gây nên chữa ngoài tử cung. Trứng di chuyển nhờ có 3 cơ chế: - Nhu động của vòi tử cung - Hoạt động của nhung mao niêm mạc vòi tử cung - Luồng chất dịch chảy từ phía loa vòi tử cung về buồng tử cung. Ngoài ra, nội tiết tố của buồng trứng (estrogen và progesterone) có tác dụng điều chỉnh sự co bóp và nhu động của vòi tử cung.
  12. Trên đường di chuyển, trứng phân bào rất nhanh. Từ một tế bào mầm phân chia thành 2 tế bào mầm, rồi thành 4 tế bào mầm bằng nhau. Sau đó lại phân chia thành 8 tế bào mầm: 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ. Sau nhiều lần phân chia vào ngày thứ 6, 7 kể từ khi có phóng noãn trứng sẽ trở thành một phôi dâu có 16 tế bào. Các tế bào mầm nhỏ phát triển nhanh bao quanh lớp tế bào mầm to, tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai. Các tế bào mầm to nằm ở giữa sẽ trở thành các lá thai, sau này sẽ phát triển thành thai nhi. Trứng di chuyển vào đến buồng tử cung thì ở tự do khoảng 3 ngày trong buồng tử cung để tìm nơi làm tổ. 3.2. Sự làm tổ của trứng Vào khoảng ngày thứ 20 đến 22 của vòng kinh tức là từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 của thụ tinh, trứng tiếp xúc với niêm mạc tử cung. Lúc ấy niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị nhận trứng làm tố. Niêm mạc tử cung dày lên, các tế bào chứa nhiều glycogen. Dưới tác dụng của progesteron từ hoàng thể kinh nguyệt, các mạch máu dưới niêm mạc tử cung phát triển mạnh. Lúc này, trứng tiết ra một chất men làm tiêu lớp mô của niêm mạc tử cung để tiến vào lớp sâu của niêm mạc và phát triển ở đó cho đến khi thai đủ tháng. Sau 12 ngày, trứng làm tổ xong, trung sản mạc biệt hoá thành 2 lớp tế bào. (lớp nội bào và lớp tế bào Langhans) và hình thành những gai rau đầu tiên. Trứng làm tổ ở vùng đáy tử cung và ở mặt sau nhiều hơn ở mặt trước tử cung. 4. Sự phát triển của trứng Sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai và phần phụ của thai: - Về phương diện tổ chức, quá trình phát triển của trứng chia làm hai phần: + Phần trứng sau này trở thành thai + Phần trứng sau này trở thành phần phụ của thai để giúp cho sự phát triển của thai - Về phương diện thời gian, quá trình phát triển của trứng chia làm hai thời kỳ: + Thời kỳ sắp xếp tổ chức: bắt đầu từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ 2. + Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức: từ tháng thứ 3 đến khi đủ tháng. 4.1. Thời kỳ sắp xếp tổ chức 4.1.1. Sự hình thành bào thai Sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất nhanh. Từ một tế bào trứng phân chia thành 2 tế bào mầm, 4 tế bào mầm đều nhau. Tiếp tục 4 tế bào mầm này phân chia thành 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ. Các tế bào mầm to của phôi dâu tiếp tục phân chia phát triển thành bào thai với hai lớp tế bào: lá thai ngoài và lá thai trong. - Vào ngày thứ 6 và ngày thứ 7 (kể từ khi thụ tinh) lớp tế bào mầm to đã biệt hoá thành lá thai trong. - Đến ngày thứ 8 tiếp tục biệt hoá thành lá thai ngoài
  13. - Vào tuần lễ thứ 3, ở giữa 2 lá thai trong và lá thai ngoài sẽ phát triển thêm lá thai giữa. - Các lá thai này tạo ra bào thai, rồi thai nhi. 4.1.2. Nguồn gốc - Lá thai ngoài, hình thành các bộ phận hệ thống thần kinh da. - Lá thai giữa, hình thành các bộ phận hệ thống xương, hệ thống cơ, tổ chức liên kết, hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu - Lá thai trong, hình thành các bộ phận hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Bào thai cong hình lưng tôm, về phía bụng của bào thai phát sinh ra nang rốn, trong có chứa các chất dinh dưỡng. Từ các cung động mạch của thai, các mạch máu được phát ra đi vào nang rốn, lấy các chất dinh dưỡng về nuôi thai. Đó là hệ tuần hoàn thứ nhất hay hệ tuần hoàn nang rốn. Về sau ở phía đuôi và bụng bào thai lại mọc ra một túi khác gọi là nang niệu. Trong nang này có phần cuối của động mạch chủ. Trong thời kỳ này, hệ tuần hoàn nang niệu mới chỉ bắt đầu hoạt động. 4.1.3. Phát triển của phần phụ Nội sản mạc: về phía lưng bào thai một số tế bào của lá thai ngoài tan đi, làm thành một buồng gọi là buồng ối, trong chứa nước ối. Thành của màng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc. Trung sản mạc: các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc. Trung sản mạc có hai lớp: lớp ngoài là nội bào, lớp trong là các tế bào Langhans. Trung sản mạc làm thành các chân giả bao vây quanh trứng, thời kỳ này gọi là thời kỳ trứng sản mạc rậm hay thời kỳ rau toàn diện. Ngoại sản mạc: trong khi ứng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc. Người ta phân biệt 3 phần: + Ngoại sản mạc tử cung là phần chỉ liên quan với tử cung. + Ngoại sản mạc trứng là phần chỉ liên quan với trứng. + Ngoại sản mạc tử cung - rau là phần ngoại sản mạc xen giữa lớp cơ tử cung và trứng. 4.2. Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức 4.2.1. Sự phát triển của thai Trong thời kỳ này bào thai gọi là thai nhi, nó đã bắt đầu có đủ các bộ phận, chỉ còn việc lớn lên và hoàn chỉnh tổ chức mà thôi. Trong thời kỳ này, thai sống bằng hệ tuần hoàn thứ hai hay hệ tuần hoàn nang niệu. Nang niệu lôi kéo dần các mạch máu của nang rốn sang, trong khi đó nang rốn dần dần teo đi. Cuối cùng hệ tuần hoàn nang niệu hoàn toàn thay thế cho nang rốn, rồi dần dần nang niệu cũng teo đi, chỉ còn lại các mạch máu, đó là tĩnh mạch rốn và động mạch rốn.
  14. 4.2.2. Phát triển của phần phụ Nội sản mạc: nội sản mạc ngày càng phát triển, buồng ối ngày càng rộng ra và bao quanh khắp thai nhi. Thai nhi lúc đó như con cá nằm trong nước ối. Trung sản mạc: các chân giả sẽ tan đi, trung sản mạc chỉ khu trú và phát triển ở vùng bám vào tử cung. Ở đây trung sản mạc phát triển thành các gai rau với hai lớp tế bào, là lớp hội bào và lớp tế bào Langhans. Trong lòng gai rau có tổ chức liên kết và các mao mạch của các mạch máu rốn. Lớp hội bào đục thủng niêm mạc tử cung thành các hồ huyết. Trong hồ huyết có hai loại gai rau: Loại lơ lửng trong hồ huyết gọi là gai rau dinh dưỡng, có nhiệm vụ đem các chất dinh dưỡng và oxy trong máu mẹ về nuôi thai và trả về hồ huyết các chất bả và CO 2 để người mẹ đào thải ra ngoài. Loại gai rau bám, loại này bám vào nóc hay vách hồ huyết, giữ cho bánh rau bám vào niêm mạc tử cung. Ngoại sản mạc: ngoại sản mạc trứng teo mỏng dần. Ngoại sản mạc tử cung teo mỏng dần và dần dần chỉ còn lơ thơ từng đám. Ngoại sản mạc tử cung - rau tiếp tục phát triển, chính tại đây hình thành các hồ huyết. Trong hồ huyết có máu của người mẹ từ các nhánh động mạch tử cung chảy tới. Sau khi trao đổi dinh dưỡng, máu theo tĩnh mạch tử cung về tuần hoàn mẹ. 5. Sử dụng kiến thức sinh lý thụ tinh để áp dụng thực tế 5.1. Nhận định - Nhận định nguyện vọng, hoàn cảnh, tuổi tác, kinh tế, xã hội, tình trạng bệnh tật của đối tượng. - Nhận định những dấu hiệu chứng tỏ có sự thụ thai (tắc kinh ở những phụ nữ có kinh nguyệt đều) . - Nếu đã thụ tinh, thai phụ có tiếp xúc với các yếu tố ngoại cảnh như tác nhân hoá học, thuốc điều trị một số bệnh, tác nhân vật lý, tác nhân sinh học nhiễm virus, ký sinh trùng, vi trùng... trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén không? - Nếu chưa thụ tinh, nhận định tình trạng sức khoẻ của cả vợ chồng để có kế hoạch thụ tinh thích hợp. - Nhận định vấn đề dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị và sau thụ tinh Thụ tinh là bước đầu của một quá trình thai nghén. Do vậy, muốn chăm sóc tốt ta cần nhận định tất cả những vấn đề có liên quan đến tình trạng sức khoẻ của cả vợ lẫn chồng. 5.2. Lập kế hoạch chăm sóc - Thụ tinh là hiện tượng sinh lý bình thường của loài người, nhưng đôi khi có những hiện tượng bất thường. Vì vậy, dẫu thai bình thường hay bất thường sau khi có hiện tượng thụ tinh (tắt kinh) ta cần có kế hoạch chăm sóc cho thích hợp. - Thụ tinh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Do vậy, cần phải lập kế hoạch chăm sóc về tinh thần, chế độ nghĩ ngơi, ăn uống hợp lý cho đối tượng.
  15. - Với những cặp vợ chồng khoẻ mạnh, cần tư vấn cho người vợ biết ngày rụng trứng của mình. Tư vấn cho người chồng cần bồi dưỡng sức khoẻ, tập trung sức lực và kiêng giao hợp 5 - 7 ngày trước ngày rụng trứng của vợ. - Đối với những cặp vợ chồng mắc bệnh ở đường sinh dục, cân khuyên họ nên điều trị khỏi rồi mới có kế hoạch có thai. - Trong giai đoạn làm tổ và phát triển của trứng cũng là hiện tượng sinh lý bất thường, nhưng đôi khi có dấu hiệu bất ngờ về thai nghén xuất hiện hoặc thai phụ tiếp xúc với những tác nhân bình thường tưởng như không có hại gì, nhưng có khi dẫn tới những hậu quả nguy hại cho thai làm cho phôi thai phát triển bất thường và có thể gây nên những dị dạng cho thai về sau. Do vậy, cần tránh tiếp xúc với những hoá chất gây độc hại cho thai đặc biệt thời kỳ sắp xếp tổ chức chủ yếu xảy ra trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén. 5.3. Thực hiện kế hoạch - Khi chuẩn bị cho sự thụ tinh, tư vấn cho cặp vợ chồng về tinh thần của họ cần thoải mái, tránh những lo lắng bất an về vấn đề sinh đẻ hay một vấn đề về xã hội nào khác. - Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi đã có hiện tượng thụ tinh. Tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. - Chế độ ăn uống cũng cần phải xem xét và lựa chọn trong thời gian chuẩn bị cho thụ tinh và sau khi đã thụ tinh. Tránh ăn những thức ăn tươi sống. Nên ăn những thức ăn bổ dưỡng và ăn chín uống sôi. - Khuyên các cặp vợ chồng mong muốn có con đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản hay sinh vật - di truyền học để tư vấn xem có nên có thai hay không. - Hướng dẫn người vợ ghi nhật ký kinh nguyệt tự đo thân nhiệt của mình và tự phát hiện những dấu hiệu rụng trứng khác như thấy ra dịch nhầy ở âm đạo. - Hướng dẫn cho các cặp vợ chồng biết những dấu hiệu thai nghén ban đầu, để đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản khám xác định xem có thai hay không và xin lời khuyên của bác sĩ đế bảo vệ thai nghén. - Nếu có y lệnh dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa thì phải thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ, không tự dùng thuốc. - Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường như ra huyết tự nhiên, hay vừa đau bụng vừa ra huyết, hoặc những dấu hiệu bất thường khác phải báo cáo cho bác sĩ biết để xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc - Giúp các cặp vợ chồng chủ động có thai hoặc không có thai theo ý muốn thực hiện kế hoạch hoá gia đình - Giải thích tình trạng thai ngoài tử cung chính là hậu quả của ống dẫn trứng bị chít hẹp, rối loạn nhu động vòi tử cung hoặc nhung mao niêm mạc ống dẫn trứng cần phải điều trị triệt để. - Giải thích cho các cặp vợ chồng muốn có con theo ý muốn về sinh con trai hay gái là do tinh trùng loại X hay Y của người đàn ông quyết định. - Mặc dù đã có sự thụ tinh nhưng do bất thường về nhiễm sắc thể, về phần phụ của thai hay bệnh lý của mẹ có thể sẩy thai hay đẻ non.
  16. - Trong một số trường hợp, trong thời kỳ sắp xếp tổ chức của phôi nếu bị tác động các yếu tố vật lý, hoá học hay sinh học bất lợi tác động vào cơ thể mẹ thì có thể nguy hại cho thai hay dị dạng thai . CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Trong chu kỳ không có sự thụ tinh, hoàng thể sẽ tồn tại trong vòng A. 8 ngày B. 10 ngày C. 12 ngày D. 14 ngày Câu 2. Trứng đã thụ tinh khi vào tới buồng tử cung, đang phát triển ở giai đoạn A. Phôi nang B. Phôi dâu C. 2 tế bào D. 4 tế bào Câu 3. Nơi xảy ra hiện tượng thụ tinh A. 1/3 trong vòi trứng B. 1/3 giữa vòi trứng C. 1/3 ngoài vòi trứng D. Buồng trứng Câu 4. Trứng đang phát triển ở giai đoạn phôi dâu, khi đó trứng được A. 0 – 8 tế bào B. 8 – 16 tế bào C. 16 – 22 tế bào D. 22 – 28 tế bào Câu 5. Trứng đang phát triển ở giai đoạn phôi nang, khi đó trứng được A. 20 tế bào B. 30 tế bào C. 40 tế bào D. 50 tế bào Câu 6. Khi trứng phát triển ở giai đoạn phôi dâu, khi đó trứng đang ở A. Đoạn kẻ B. Đoạn eo C. Đoạn bóng D. Đoạn loa Câu 7. Sau khi phóng tinh, thời gian sống của tinh trùng
  17. A. 24 giờ B. 36 giờ C. 48 giờ D. 72 giờ
  18. CHƯƠNG 2. CHẢY MÁU SAU ĐẺ, CHĂM SÓC SAU ĐẺ  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 2 giới thiệu về các dấu hiệu sinh lý của thời kỳ sau đẻ từ đó biết cách phát hiện các dấu hiệu bất thường của thời kỳ sau đẻ  MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức - Trình bày nguyên nhân các nguyên nhân chảy máu sau sanh. - Trình bày được các dấu hiệu sinh lý của thời kỳ sau đẻ từ đó biết cách phát hiện các dấu hiệu bất thường của thời kỳ này - Trình bày được 7 biến cố dễ gặp ở sản phụ trong thời kỳ sau đẻ.  Về kỹ năng - Nêu được các dấu hiệu lâm sàng của chảy máu sau sanh. - Trình bày cách xử trí và dự phòng chảy máu sau sanh. - Kể được 7 biến cố dễ gặp ở sản phụ trong thời kỳ sau đẻ.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Ý thức được tầm quan trọng của chảy máu sau sanh - Ý thức được tầm quan trọng của cơ chế sinh bệnh để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. - Tích cực chủ động trong học tập, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu CHƯƠNG trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp  Điểm kiểm tra thường xuyên
  19.  Kiểm tra định kỳ * NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Chăm sóc cho bà mẹ thời kỳ sau đẻ 1.1. Sinh lý 1.1.1. Ngày đầu sau đẻ (24h đầu sau đẻ) - Khối cầu an toàn: xuất hiện trong vòng 2 giờ sau đẻ - Sự co bóp của tử cung - Tắc mạch sinh lý ở diện nhau bám - Sản dịch ra nhiều - Tiết sữa non - Rét run sau đẻ 1.1.2. Những tuần đầu sau đẻ - Sự co hồi tử cung - Sự co bóp tử cung - Sản dịch - Xuống sữa và tiết sữa thực sự - Vết khâu tầng sinh môn (nếu có) đau và có thể sưng nề gây khó khăn cho sản phụ trong việc đi lại, vệ sinh, chăm sóc con... - Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể - Đại tiểu tiện có thể bị rối loạn - Có thể xuất hiện kinh non. 1.2. Bản thân sản phụ 1.2.1. Ngày đầu sau đẻ Có thể có những cảm nhận với những mức độ khác nhau về những thay đổi xuất hiện trong thời kỳ sau đẻ như: - Mệt mỏi, rét run sau đẻ - Đau (bụng, tầng sinh môn) - Máu ra âm đạo nhiều: lo lắng, hoảng sợ, lúng túng... - Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con. - Tiết sữa non. - Bí đại, tiểu tiện. - Vui sướng, phấn khởi nếu cuộc đẻ an toàn, trẻ khỏe mạnh. Lo lắng, hoảng sợ, buồn rầu nếu biết cuộc đẻ khó khăn hoặc trẻ yếu, không phù hợp với ý muốn. 1.2.2. Những tuần đầu sau đẻ - Các dấu hiệu sau đẻ vẫn còn nhưng mức độ có thể thay đổi tùy thuộc ở mỗi người. Thông thường các dấu hiệu này sẽ giảm dần và trở về bình thường. - Có thể có nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình. 1.3. Chăm sóc cho bà mẹ thời kỳ sau đẻ 1.3.1. Mục đích các chăm sóc thời kỳ sau đẻ - Giúp phục hồi sức khỏe cho bà mẹ nhanh chóng.
  20. - Làm tử cung co chắc hơn, giảm mất máu. - Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ (rét run, bí đái...) - Giúp sự xuống sữa nhanh hơn, gây tăng tiết oxytocin nội sinh, làm tử cung co tốt hơn, tăng tình cảm mẹ con. - Giảm nguy cơ bị các tai biến trong thời kỳ sau đẻ (chảy máu, nhiễm khuẩn...) - Chuẩn bị cho người mẹ một cách tốt nhất cho việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ sau này. - Đảm bảo một cách tích cực cho bà mẹ trong việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ. Xem xét tất cả những lo lắng hoặc sợ hãy của bà mẹ... - Tạo môi trường và bầu không khí thoải mái cho bà mẹ khi chăm sóc, theo dõi và tư vấn, hướng dẫn. 1.3.2. Hoạt động 1.3.2.1. Ngày đầu sau đẻ (24 h đầu sau đẻ) - Cho bà mẹ nằm đầu thấp trong 2 giờ đầu sau đẻ nếu không có chỉ định khác của bác sỹ, đảm bảo giấc ngủ, hướng dẫn vận động nhẹ sau 6 giờ. - Xin phép trước khi làm bất cứ động tác nào và phải thông báo kết quả thăm khám cho bà mẹ. - Nếu phát hiện các bất thường ở bà mẹ và trẻ, thông báo ngay cho bác sỹ. - Cho sản phụ nằm nghỉ tại phòng đẻ 6 giờ đầu sau đẻ. Sau đó đưa sản phụ về phòng sau đẻ. - Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, máu ra âm đạo 15 – 30 phút/lần trong 2 giờ đầu, 1h/lần trong những giờ sau. - Cho trẻ nằm cạnh mẹ. - Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú, giờ đầu 15 phút/ lần, giờ thứ hai 30 phút/lần. - Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống. - Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh - Hướng dẫn cách tự theo dõi khối cầu an toàn và sự co hồi tử cung sau đẻ. Nếu thấy tử cung mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co lại. - Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú... - Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường: đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót rặn, bí đái... 1.3.2.2. Tuần đầu sau đẻ - Cho sản phụ nằm nghỉ tại phòng sau đẻ. - Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch 2 lần / ngày. - Cho trẻ nằm cạnh mẹ - Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú: Rửa đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú, bú từng bên, vắt hết sữa thừa... - Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống đủ chất, no, uống nước đầy đủ, tránh kiêng khem vô lý. - Đảm bảo cho bà mẹ ngủ đầy đủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2