Thực trạng tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản trong môn Giáo dục công dân ở một số trường THPT Thừa Thiên Huế
lượt xem 6
download
Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng, hạn chế và đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh cả nước nói chung và học sinh ở một số trường THPT Thừa Thiên Huế nói riêng thông qua quá trình dạy học tích hợp trong môn GDCD.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản trong môn Giáo dục công dân ở một số trường THPT Thừa Thiên Huế
- THỰC TRẠNG TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ SANG Khoa giáo dục Chính trị Tóm tắt: Giáo dục sức khỏe sinh sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết không chỉ với học sinh mà cho cả toàn xã hội. Bởi lẽ đây là vấn đề đã và đang ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, học sinh sinh viên.Vậy chúng ta cần làm gì, để đưa công tác giáo dục sức khỏe sinh sản được đi vào thực tiễn cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bài báo đã tập trung làm rõ thực trạng, hạn chế và đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh cả nước nói chung và học sinh ở một số trường THPT Thừa Thiên Huế nói riêng thông qua quá trình dạy học tích hợp trong môn GDCD. Từ khóa: Dạy học (DH), tích hợp (TH), Giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), Trung học phổ thông (THPT), Giáo dục công dân (GDCD), Sức khỏe sinh sản (SKSS) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nội dung GDSKSS đã được đưa vào chương trình của các môn học ở trường THPT, trong đó có môn GDCD. Môn GDCD ở trường THPT là một môn học có nhiều khả năng trong công việc tích hợp nội dung GDSKSS nhằm trang bị cho học sinh những chuẩn mực giá trị về đạo đức, pháp luật, văn hóa, lối sống, từ đó giúp các em chủ động giải quyết tốt và hợp lý các mối quan hệ đối với bản thân, đối với gia đình, cộng đồng, dân tộc, nhân loại, xác định được trách nhiệm của bản thân ở hiện tại cũng như trong tương lai, hiểu được sự cần thiết và cách thức rèn luyện để có phẩm chất, năng lực chủ yếu cần thiết của con người Việt Nam hiện đại. Với mục tiêu trên có thể nói môn GDCD đảm bảo cung cấp cho học sinh những hiểu biết và phương thức xử lý đúng đắn, định hướng cho các em tiếp thu tốt những chuẩn mực giá trị liên quan đến SKSS như biết sống lành mạnh, tuân thủ những yêu cầu của đời sống xã hội, giữ vững những nét đẹp truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Nhưng trong thực tế không phải trường nào, giáo viên nào trong quá trình giảng dạy cũng biết tích hợp lồng ghép các nội dung GDSKSS cho học sinh, vì thế nên nhận thức của học sinh về GDSKSS còn nhiều hạn chế, dẫn đến sai lầm trong ứng xữ với cuộc sống để lại hậu quả những đáng buồn. Vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu thực trạng tích hợp nội dung GDSKSS trong dạy học là rất cần thiết nhằm để đưa ra được các biện pháp tích cực giúp cho giáo viên tăng cường tích hợp nội dung GDSKSS trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là giáo viên bộ môn giáo dục công dân. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 244-249
- THỰC TRẠNG TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN... 245 2. THỰC TRẠNG TÍCH HỢP NỘI DUNG GDSKSS TRONG MÔN GDCD Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT THỪA THIÊN HUẾ Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản nhất, con người sống hạnh phúc là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc. Chăm sóc sức khỏe, trong đó có SKSS không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân mà nó còn là mục tiêu của toàn xã hội. Hiện nay quan hệ tình dục sớm dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn ngày càng gia tăng, và những hậu quả tai hại của nó là không tránh khỏi. Những hiện tượng nạo phá thai, có thai tuổi vị thành niên, việc sinh con của các bà mẹ quá trẻ 13, 14, 15 tuổi, việc kết hôn sớm xảy ta rất nhiều kéo theo rất nhiều tác hại lớn khác cho bản thân các em và cho gia đình, cho xã hội như: tình trạng bệnh tật, đẻ con dị dạng, sức khoẻ của người mẹ và đứa con yếu kém nghiêm trọng, nhất là tốc độ lây lan các bệnh đường tình dục như bệnh lậu, bệnh giang mai, nhiễm HIV và gây nên những tác hại lớn về kinh tế, xã hội, tâm lí Trong khi đó, tình trạng yếu kém nhận thức về văn hoá xã hội, về đời sống giới tính. Những kiểu ăn chơi, sinh hoạt thiếu lành mạnh, những biến tướng không tốt của các loại hình sinh hoạt văn hoá như: karaoke, vũ trường, nhậu nhẹt là tình trạng khá phổ biến, gây nên nhiều hậu quả không tốt trong đời sống của thanh thiếu niên và xã hội. Ngoài ra các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển rất phức tạp Trước tình hình đó, giáo dục sức khỏe sinh sản trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó trở thành một vấn đề cấp bách mà xã hội và các nhà giáo dục cần phải giải quyết. Đó là nhu cầu của các em và cũng chính là nhu cầu của cả xã hội hiện đại. Hiểu được tầm quan trọng của của vấn đề các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo lồng ghép nội dung GDSKSS trong quá trình dạy học trong đó có bộ môn GDCD với chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực. Để tìm hiểu thực trạng tích hợp nội dung GDSKSS trong môn GDCD ở trường THPT Thừa Thiên Huế chúng tôi đã dùng phương pháp điều tra bằng an ket. Số phiếu chúng tôi phát ra là 1000 phiếu trên 5 trường THPT Nguyễn Huệ, THPT Hai Bà Trưng, THPT Hương Thủy, THPT Phan Đăng Lưu, THPT Phú Bài. Sau khi thu phiếu điều tra, chúng tôi đã tiến hành xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. 2.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải trang bị những kiến thức về SKSS cho học sinh trong quá trình giảng dạy môn GDCD Thông qua khảo sát, bằng phương pháp điều tra kín trên 19 giáo viên ở 5 trường, chúng tôi thu được kết quả như sau: Thứ nhất, các giáo viên tại các trương THPT Thừa Thiên Huế đều nhận thức được sự cần thiết phải trang bị những kiến thức về SKSS cho học sinh trong quá trình giảng dạy môn GDCD. Vì vậy phần lớn giáo viên cho rằng việc giáo dục SKSS cho học sinh qua môn GDCD là rất cần thiết (53,73%), số giáo viên còn lại cho rằng là cần thiết (46,7%), không có giáo viên nào chọn không cần thiết. Lý do để giáo viên cho rằng đây là vấn đề cần thiết vì đây là những kiến thức cơ bản cần cung cấp, trang bị cho học sinh (53,3%), và là độ tuổi nhạy cảm với cái lạ nên cần được giáo dục và định hướng cho các em
- 246 NGUYỄN THỊ SANG (46,5%). Có 6/15 giáo viên cho rằng, học sinh là tuổi ít hiểu biết về vấn đề này nên cần được giáo dục để tự đề phòng và tránh hậu quả xấu, tránh được quan hệ trước hôn nhân, có 5/15 giáo viên chiếm 33,5% khảng định, cần phải bảo vệ tương lai cho các em bởi các em là đối tượng được quyền biết về những vấn đề này. Như vậy lý do cần thiết của việc trang bị nội dung GDSKSS thông qua môn GDCD cho học sinh theo các giáo viên ở đây là do: Đây là độ tuổi nhạy cảm, là kiến thức cơ bản cần cung cấp, trang bị cho học sinh, để giáo dục, định hướng cho các em, hầu hết giáo viên ở đây đều quan tâm, đều lo lắng cho các em, đều muốn giáo dục các em có cái nhìn đúng đắn. Thứ hai, giáo viên các trường THPT Thừa Thiên Huế đều nhận thức rõ tầm quan trọng của chương trình GDSKSS trong môn GDCD cho học sinh, có tới 14/15 giáo viên chiếm 93,3% cho rằng đây là chương trình rất quan trọng, giúp học sinh biết tự bảo vệ, tránh sai lầm, lý do quan trọng nữa vì đây là kiến thức cần thiết, cần có của mỗi học sinh chiếm 73,3%, giúp học sinh biết xử lý đúng và để tuyên truyền cho mọi người chiếm 60%. Cuối cùng là để định hướng cho học sinh chiếm 33,3%. Song bên cạnh đó vẫn có một ý kiến cho rằng, đây là chương trình không quan trọng vì chương trình này đưa vào sẽ trở thành mặt trái của xã hội, như vậy chính bản thân một số giáo viên vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Các giáo viên ở các trường THPT Thừa Thiên Huế cho rằng GDSKSS cho học sinh thông qua môn GDCD để giúp giúp học sinh biết để tự bảo vệ, tránh sai lầm (93,3%) biết xử lý đúng và tuyên truyền cho mọi người (60%), đảm bảo giáo dục toàn diện cho học sinh (73,3%), để có sự định hướng sớm cho học sinh (33,3%). Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề do vậy các giáo viên ở đây trong quá trình giảng dạy bộ môn GDCD họ thường xuyên tích hợp nội dung GDSKSS (46,7%) , có 6/15 giáo viên chiếm 40,4% khảng định, thỉnh thoảng họ mới tích hợp, số còn lại 2 giáo viên chiếm 13.3% cho rằng rất hiếm khi thực hiên tích hợp này. Như vậy vẫn còn 13,3% giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn khảng định rất ít khi tích hợp, liệu đã đúng với thực tế chưa, khi mà còn rất nhiều giáo viên né tránh, hoạc rất ngại, không tự tin khi nói về vấn đề này. Giáo dục sức khỏe sinh sản góp phần định hướng, cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết về SKSS để học sinh bước vào đời sống tình yêu, tình dục một cách an toàn và lành mạnh. Dạy học tích hợp nội dung SKSS cho học sinh thông qua môn GDCD giúp truyền đạt tới học sinh một cách nhanh nhất, dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả thực sự đối với người học. 2.2. Những nội dung GDSKSS đã được giáo viên đưa vào giảng dạy trong môn GDCD Bảng 1. Các nội dung GDSKSS giáo viên đã đưa vào giảng dạy Nội dung Số lượng % Sự biến đổi của cơ thể 7 46,3 Các biện pháp phòng, tránh thai 8 53,3 Tai hại của đại dịch HIV/AIDS 13 86,7 Các bệnh lây truyền qua đương tình dục 5 33,3 Nguy cơ của nạo phá thai 7 46,6
- THỰC TRẠNG TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN... 247 Qua bảng trên ta thấy được đại đa số giáo viên đều đưa vào chương trình giảng dạy tác hại của đại dich HIV/AIDS chiếm 86,7%. Đây là một nội dung dễ đưa vào bài học, nó không chỉ thiết thực đối với lứa tuổi học sinh, mà còn là vấn đề học sinh nên biết để phòng tránh. Chiếm tỉ lệ cao là vấn đề vệ sinh kinh nguyệt, đây là nội dung thuộc về nữ giới, nó liên quan đến việc làm vợ, làm mẹ của các em sau này. Nội dung về các biện pháp phòng tránh thai 53,3% và nguy cơ nạo phá thai 46,6% đè cập tới, đây là vấn đề nổi cộm trong thế giới trẻ học đường, nhiều em có những hiểu biết sai lầm, nên đã làm tăng tỉ lệ nạo phá thai ở giới trẻ, là nổi lo âu của gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh những vấn đề được người giáo viên đề cập tới, thì còn nhiều nội dung quan trọng khác mà người học rất cần mà người dạy ít quan tâm như các bệnh qua đường tình dục chỉ có 33,3% giáo viên quan tâm. Qua trao đổi với học sinh chúng tôi được biết thực tế giảng dạy trong nhà trường đôi chổ chưa phù hợp với số liệu điều tra, đa số các em cho rằng, thầy cô giáo đưa vào chương trình giảng dạy còn ít, hầu như chỉ nói qua, rất sơ sài, rồi dặn học sinh về tìm hiểu thêm trong sách, báo... 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tích hợp nội dung GDSKSS trong môn GDCD cho học sinh Khi được hỏi về những thuận lợi trong quá trình tích hợp nội dung GDSKSS trong môn GDCD cho học sinh, đa số giáo viên cho rằng đó là sự quan tâm ủng hộ của các cấp, chính quyền, ban ngành, nội dung của chương trình phù hợp với độ tuổi chiếm 66,6%, chiếm 40% cho rằng môn học được lồng ghép thích hợp điều này cho thấy hơn một nữa không đồng ý với ý kiến này vì các thầy cô cho rằng không có môn nào phù hợp do vậy giáo viên không quan tâm, không nhiệt tình khi đưa nội dung vào bài dạy. Bên cạnh đó chỉ có 4/15 giáo viên cho rằng giáo viên được tập huấn và có tài liệu, hơn thê nữa sự hổ trợ của các phương tiện dạy học lại rất ít (1/15 giáo viên). Vậy thì dù nội dung, chương trình có phù hợp, được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành, nhưng nếu giáo viên không được tập huấn, không có tài liệu hướng dẫn thì đây là trở ngại lớn khiến giáo viên không hứng thú, không quan tâm đến vấn đề tích hợp này. Nhìn chung các yếu tố thuận lợi chiếm tỉ lệ chưa cao, phần nào đó còn hạn chế khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung này của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh những thuận lợi đó thì còn tồn tại rất nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất mà thầy, cô thường gặp đó là thời gian một tiết không đủ để khai thác nội dung chiếm 86,7%. Hầù hết các thầy, cô sợ vì mất thời gian, cháy giáo án nên không nhiệt tình với vấn đề này. Chiếm 73,3% giáo viên cho biết học sinh còn e ngại trong khi phát biểu ý kiến, nên giáo viên ít hỏi và ít đề cập tới. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng về GDSKSS cho học sinh là rất cần thiết, nhưng đa số giáo viên lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm thực sự của các cấp chính quyền, đây cũng là một khó khăn lớn mà thầy cô thương gặp. Nhìn chung những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên nêu ra là thực tế. Cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, nhằm phát huy những yếu tố thuận lợi, từng bước hạn chế và khắc phục những yếu tố khó khăn trong việc triển khai chương trình, nội dung vào bài dạy có tích hợp GDSKSS cho học sinh.
- 248 NGUYỄN THỊ SANG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TÍCH HỢP NỘI DUNG GDSKSS TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT THỪA THIÊN HUẾ Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lý luận dạy học. Theo từ điển Tiếng Việt “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự hòa hợp, thống nhất, sự kết hợp” Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là rất cần thiết, dạy học tích hợp là một xu hướng của lý luận dạy học và đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Môn GDCD là một môn học được tích hợp rất nhiều vấn đề để giảng dạy thêm kiến thức cho học sinh như: Giáo dục biên giới, biển và hải đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…Trong đó có tích hợp nội dung GDSKSS, vậy tích hợp nội dung GDSKSS trong môn GDCD đó là gì? Đó chính là quá trình giáo viên đưa những kiến thức về SKSS như vấn đề giới tính, chu kì kinh nguyệt, quá trình tuổi dậy thì, cách phòng tránh thai…vv lồng ghép vào trong nội dung bài dạy chính thức để truyền đạt thêm cho học sinh một lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết ngoài sách giáo khoa để giúp tăng cường hiểu biết cho các em. Có rất nhiều cách để thực hiện quá trình tích hợp nội dung GDSKSS vào trong môn GDCD để giảng dạy học sinh, trong đó chúng tôi đưa ra hai cách cơ bản như sau: + Tích hợp nội dung GDSKSS vào bài giảng cho học sinh thông qua quá trình dạy học trên lớp. Đối với quá trình dạy học trên lớp, chúng ta nên đưa GDSKSS vào chương trình chính khóa. Tuy nhiên khi tích hợp giáo viên nên sử dụng tư liệu dạy học để truyền đạt như: Film, nhạc, hình ảnh…sau đó đặt câu hỏi nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động trong tư duy học sinh. Ngoài ra giáo viên có thể xây dựng chủ đề liên môn để tích hợp các khối kiến thức như: Kiến thức chung về SKSS, vai trò và ý nghĩa của vấn đề GDSKSS. + Tích hợp nội dung GDSKSS vào trong môn GDCD để giảng dạy cho học sinh thông qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn GDCD theo hướng tích hợp nội dung GDSKSS. Theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục hiện hành, ngoài giờ học lên lớp thù có 6 tiết ngoại khóa dành cho cả 3 khối. Yêu cầu đưa ra cho giáo viên là “những vấn đề địa phương và các nội dung đã học khác”. Do đó theo đặc thù của địa phương mình giáo viên có thể tổ chức các hoạt động sau: - Cho học sinh tham gia các buổi trò chuyện của các chuyên gia về SKSS - Tổ chức các cuộc thi viết, văn nghệ về chủ đề SKSS 4. KẾT LUẬN Dạy học tích hợp không chỉ được triển khai trong các trường THPT Thừa Thiên Huế, mà nội dung này đã và đang được thực hiện trong toàn ngành giáo dục, đặc biệt là hiện nay khi mà nền giáo dục đang có những thay đổi lớn. Để mục tiêu dạy học tích hợp được hoàn thành thì không chỉ cần sự cố gắng, nổ lực của một chủ thể mà cần phải có tinh thần đoàn kết, của cả xã hội, nhà trường, gia đình và chính bản thân mỗi các em
- THỰC TRẠNG TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN... 249 đều cố gắng để cho vấn đề dạy học tích hợp mang lại hiệu quả tốt nhất. Cuộc sống ngày càng phức tạp, có nhiều cạm bẫy dễ dẫn lối cho học sinh đi vào sai lầm, đặc biệt là những em không được chuẩn bị đầy đủ để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi. Trước thực trạng đó nếu chúng ta mong muốn các em có những quyết định đúng đắn, không bị sa ngã vào cạm bẫy và thách thức của cuộc sống, thì chúng ta phải đảm bảo các em được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết để đối phó và vượt qua nó. Chỉ có như vậy thì những thế hệ mầm móng tương lai của đất nước mới thực sự khỏe mạnh, có tri thức và đạo đức làm người góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Huy Huấn (2003). Xây dựng chương trình tích hợp giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản trong trường THPT, Tạp chí Giáo dục. [2] Nguyên Xuân Mai (2003). Lồng ghép giáo dục dân số SKSS vào môn GDCD cho học sinh THPT bằng phương pháp trắc nghiệm, Tạp chí Giáo dục. [3] Huỳnh Sơn (2005). Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với một số nội dung giáo dục giới tính, Tạp chí Tâm lý học. [4] Nguyễn Văn Vọng (1988). Giáo dục dân số trong nhà trường, Tạp chí Cộng sản. NGUYỄN THỊ SANG SV lớp GDCT 4, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0163 341 7082
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Nội vụ năm 2015
7 p | 474 | 38
-
Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình của người lao động phi chính thức quận Long Biên, Hà Nội
8 p | 129 | 25
-
Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh tiêm trong điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Bưu điện giai đoạn 01/2016-06/2017
5 p | 268 | 21
-
Thực trạng chơi game trực tuyến (game online) của học sinh tại 3 trường trung học cơ sở ở Hà Nội năm 2009
7 p | 136 | 19
-
PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐẠI TRÀNG-TRỰC TRÀNG QUA NỘI SOI Ổ BỤNG
23 p | 117 | 16
-
Cam kết hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
3 p | 106 | 10
-
CẮT ĐẠI TRÀNG-TRỰC TRÀNG QUA NỘI SOI Ổ BỤNG
21 p | 98 | 8
-
Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An, thành phố Hải Phòng năm 2020
6 p | 27 | 8
-
Thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của phụ nữ (15- 49 tuổi) có con dưới 5 tuổi tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
5 p | 122 | 7
-
Thực trạng và động cơ đồng sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine tại ba thành phố lớn ở Việt Nam
8 p | 67 | 6
-
Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng đa chất gây nghiện ở nam tiêm chích heroin tại Hà Nội
11 p | 106 | 4
-
Phân tích thực trạng chỉ định thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô
5 p | 42 | 3
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân nội trú có mẫu nước tiểu cấy vi khuẩn dương tính tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng năm 2019
7 p | 39 | 2
-
Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh linezolid tại Bệnh viện Thanh Nhàn
10 p | 7 | 2
-
Giáo trình Hóa học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
110 p | 1 | 1
-
Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà của người bệnh sau phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, năm 2018
5 p | 2 | 1
-
Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2017
3 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn