intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thanh toán, quyết toán công trình xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thanh toán, quyết toán công trình xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái niệm về hợp đồng xây dựng công trình; các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thanh toán, quyết toán công trình xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 ------ 000 ------ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1) Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Hoạt động đầu tư xây dựng là một trong những hoạt động quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước và là một hoạt động sản xuất - kinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp. Để hoạt động đầu tư xây dựng có hiệu quả đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp và đồng bộ về đầu tư xây dựng, trong đó kiến thức về thanh toán, quyết toán công trình xây dựng là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, chưa có tài liệu riêng phục vụ đào tạo về thanh toán, quyết toán công trình xây dựng cho hệ Cao đẳng liên thông từ trung cấp chuyên ngành Xây dựng dân dụng& công nghiệp. Chính vì vậy, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã giao cho khoa Quản lý Xây dựng & Đô thị nghiên cứu biên soạn nội dung Giáo trình môn Thanh toán, quyết toán công trình xây dựng dành cho hệ Cao đẳng liên thông từ trung cấp chuyên ngành Xây dựng dân dụng& công nghiệp. Giáo trình được trình bày thành 3 bài: - Bài 1: Hợp đồng xây dựng và các chủ thể tham gia - Bài 2: Công tác thanh toán hợp đồng thi công xây dựng công trình theo hình thức đơn giá cố định - Bài 3: Công tác quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình theo hình thức đơn giá cố định Giáo trình được viết phục vụ chủ yếu cho hệ đào tạo Cao đẳng liên thông từ trung cấp chuyên ngành Xây dựng dân dụng& công nghiệp của trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Xin cảm ơn ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tác giả của các tài liệu đã được dùng để biên soạn giáo trình này. Hà Nội, ngày ……tháng……năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Nguyễn Trung Kiên - viết các Bài 1, 2. 2. ThS. Nguyễn Thanh Vĩnh - viết Bài 3. 1
  3. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Bài 1 : Hợp đồng xây dựng và các chủ thể tham gia 4 1.1. Hợp đồng xây dựng công trình 5 1.1.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng xây dựng công trình 5 1.1.2. Giá hợp đồng xây dựng công trình 7 1.1.3. Điều chỉnh hợp đồng thi công xây dựng công trình xây dựng 9 1.2. Vai trò của các chủ thể tham gia dự án đầu tư xây dựng công trình 12 1.2.1. Người quyết định đầu tư. Chủ đầu tư 12 1.2.2. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng 15 1.2.3. Vai trò của nhà thầu 16 1.2.4. Kho bạc nhà nước, cơ quan cấp phát vốn 17 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 18 Yêu cầu về đánh giá 19 Ghi nhớ 19 Bài 2: Công tác thanh toán hợp đồng thi công xây dựng công trình 19 theo hình thức đơn giá cố định. 2.1. Thanh toán tạm ứng 19 2.1.1. Tài liệu cơ sở của dự án 20 2.1.2. Một số qui định của nhà nước về tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng 21 công trình. 2.1.2.1. Qui định về mức tạm ứng tối thiểu, tối đa 21 2.1.2.2. Qui định về thu hồi tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng công trình 22 2.1.3. Quy trình tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng công trình 22 2.1.3.1. Hồ sơ đề nghị thanh toán tạm ứng do nhà thầu lập và gửi cho chủ đầu 22 tư 2.1.3.2. Hồ sơ đề nghị thanh toán tạm ứng do chủ đầu tư lập và gửi cho kho 22 bạc nhà nước 2.1.3.3. Kho bạc nhà nước thanh toán tạm ứng cho đơn vị thụ hưởng 22 2.2. Thanh toán khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng thi công 22 2
  4. xây dựng công trình theo hình thức đơn giá cố định 2.2.1. Một số qui định của nhà nước về thanh toán khối lượng hoàn thành 22 2.2.2. Quy trình thanh toán hợp đồng thi công xây dựng công trình 23 2.2.2.1. Hồ sơ đề nghị thanh toán hợp đồng thi công xây dựng công trình theo 23 từng giai đoạn do nhà thầu lập và gửi cho chủ đầu tư 2.2.2.1.1. Tính giá trị khối lượng đề nghị thanh toán theo từng giai đoạn 23 2.2..2.1.2. Hồ sơ đề nghị thanh toán với hợp đồng thi công xây dựng công 25 trình theo từng giai đoạn 2.2.2.2. Hồ sơ đề nghị thanh toán hợp đồng thi công xây dựng công trình theo 25 từng giai đoạn do chủ đầu tư gửi cho kho bạc nhà nước 2.2.2.3. Kho bạc nhà nước thanh toán cho đơn vị thụ hưởng 25 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 34 Yêu cầu về đánh giá 36 Ghi nhớ 36 Bài 3: Công tác quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình theo 37 hình thức đơn giá cố định. 3.1. Khái niệm và phân loại. 37 3.2. Quy trình lập hồ sơ quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình 43 theo đơn giá cố định 3.2.1. Lập sơ đồ quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình 43 3.2.2 Nội dung hồ sơ quyết toán 43 3.2.3. Thẩm tra, phê duyệt, thời hạn quyết toán 44 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 45 Yêu cầu về đánh giá 45 Ghi nhớ 46 Tài liệu tham khảo 46 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Mã môn học: MH 13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí trong học kỳ 1 sau môn học: Kỹ thuật thi công (MH12); + Môn học tiên quyết: Kỹ thuật thi công (MH12). - Tính chất: Là môn học chuyên ngành xây dựng. - Vai trò: là môn học giúp người học làm quen và hình thành kỹ năng cơ bản về thanh toán, quyết toán công trình xây dựng. Mục tiêu môn học - Về kiến thức: Hiểu và trình bày được + Những khái niệm về hợp đồng xây dựng công trình; + Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình; + Quy trình lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình theo hình thức đơn giá cố định. - Về kỹ năng + Đọc và hiểu đặc điểm của hợp đồng xây dựng công trình + Tra cứu được các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành liên quan đến thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình; + Xây dựng được quy trình lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình theo hình thức đơn giá cố định. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Sinh viên có thái độ tích cực, trung thực, khoa học, chủ động tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong học tập... (sau quá trình học) Nội dung của môn học: BÀI 1 HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VÀ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA Mã Bài: B1 Giới thiệu: Bài “ Hợp đồng xây dựng và các chủ thể tham gia” là bài học đầu tiên nằm trong môn học Thanh toán, quyết toán công trình xây dựng. Bài học này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về hợp đồng xây dựng. Mục tiêu: 4
  6. - Trình bày được các vấn đề cơ bản về hợp đồng xây dựng công trình; - Phân biệt quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể tham gia dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung chính: 1.1. Hợp đồng xây dựng công trình 1.1.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng xây dựng công trình * Khái niệm Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự, được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một, một số hay toàn bộ các công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó: - Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. - Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu. - Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng. - Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. * Phân loại a. Theo tính chất, nội dung công việc - Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng. - Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình. - Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ. - Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EC: Engineering - Construction) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. 5
  7. - Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là EP: Engineering – Procurement) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ. - Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là PC: Procurement - Construction) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. - Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EPC: Engineering – Procurement - Construction) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. - Hợp đồng tổng thầu chìa khoá trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng. - Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng. b. Theo hình thức giá hợp đồng - Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có quy định trong hợp đồng (nếu có). - Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh quy định trong hợp đồng (nếu có). - Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng áp dụng khi khối lượng công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được quy định tại hợp đồng xây dựng. - Hợp đồng theo thời gian là loại hợp đồng có giá hợp đồng phụ thuộc vào mức lương cho chuyên gia, các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận và thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu ( theo tháng, ngày, giờ). - Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu trên. c. Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng - Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. 6
  8. - Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. - Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức. - Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước. 1.1.2. Giá hợp đồng xây dựng công trình 1.1.2.1 Khái niệm và phân loại a. Khái niệm Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán, tạm ứng hợp đồng và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Giá hợp đồng xây dựng được xác định căn cứ vào giá trúng thầu, hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng giữa các bên. b. Phân loại - Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện. - Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng. - Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá. - Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ. Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được xác định trên cơ sở lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ). 7
  9. Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia bao gồm: chi phí đi lại, văn phòng làm việc và chi phí hợp lý khác. - Giá hợp đồng theo giá kết hợp là loại giá hợp đồng được sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu trên cho phù hợp với đặc tính của từng loại công việc trong hợp đồng. 1.1.2.2. Điều kiện áp dụng a. Đối với hợp đồng trọn gói - Áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng; Hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói. - Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. b. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định - Áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc. - Đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. c. Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh - Áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng. - Các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng. d. Giá hợp đồng theo thời gian 8
  10. - Áp dụng đối với một số hợp đồng xây dựng có công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng. - Hợp đồng tư vấn xây dựng được áp dụng tất cả các loại giá hợp đồng theo quy định. 1.1.3. Điều chỉnh hợp đồng thi công xây dựng công trình xây 1.1.3.1. Trường hợp được điều chỉnh Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng: - Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật xây dựng và pháp luật khác có liên quan. - Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác. - Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác. - Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật. - Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian. - Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. - Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép. 1.1.3.2. Nguyên tắc chung - Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. - Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng. - Giá hợp đồng xây dựng sau khi điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; Trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước khi điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. 1.1.3.3. Điều chỉnh khối lượng công việc 9
  11. a. Nguyên tắc - Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các trường hợp được điều chỉnh khối lượng, phạm vi và trình tự, thủ tục điều chỉnh khối lượng. - Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện. b. Quy định * Hợp đồng trọn gói - Điều chỉnh khi có phát sinh hợp lý những công việc ngoài hợp đồng đã ký; + Đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; + Đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện. - Khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đàu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. - Trường hợp điều chỉnh vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định. - Trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành. * Hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh - Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận, ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. - Trường hợp điều chỉnh vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định. - Các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu. 1.1.3.4. Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng a. Nguyên tắc Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng; trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng; phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng. 10
  12. b. Quy định - Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. - Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện tăng hoặc giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc đã thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho các khối lượng này để thanh toán. - Trường hợp khối lượng thực tế thực hiện tăng hoặc giảm nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán. c. Phương pháp điều chỉnh - Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất công việc, loại giá hợp đồng, đồng tiền thanh toán và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. - Cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc trong hợp đồng. Trong hợp đồng phải quy định việc sử dụng nguồn thông tin về giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giá hợp đồng theo công thức sau: GTT = GHĐ x Pn Trong đó: GTT: là giá thanh toán tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu. GHĐ: là giá trong hợp đồng tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu. Pn: hệ số điều chỉnh (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh toán hợp đồng đối với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian n. 1.1.3.5. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng a. Nguyên tắc - Trong hợp đồng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến độ. Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng thì các bên phải xác nhận rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra. - Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng) thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. - Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định. 11
  13. b. Trường hợp điều chỉnh Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau: - Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng. - Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng. - Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra. - Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra. 1.2 Vai trò của các chủ thể tham gia dự án đầu tư xây dựng công trình 1.2.1. Người quyết định đầu tư. Chủ đầu tư Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư 1. Người quyết định đầu tư có các quyền sau đây: a) Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình; tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh; b) Quyết định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, loại, hình thức hợp đồng; c) Chấp thuận thực hiện lựa chọn tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để thực hiện thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt; d) Các quyền khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Người quyết định đầu tư có nghĩa vụ sau đây: a) Đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư để thanh toán cho dự án, công trình theo thời gian, tiến độ đã được phê duyệt; b) Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo đúng thời hạn quy định; c) Các nghĩa vụ khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư 12
  14. 1. Chủ đầu tư có các quyền sau đây: a) Quyết định phương pháp xác định tổng mức đầu tư. Điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt; b) Điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt; c) Tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng làm cơ sở lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu để lựa chọn nhà thầu; d) Quyết định việc áp dụng, sử dụng định mức xây dựng, giá xây dựng công trình khi xác định dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho công trình, gói thầu xây dựng; đ) Thuê các tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng đủ kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để thực hiện lập, thẩm tra, kiểm soát, quản lý chi phí đầu tư xây dựng; e) Được quyền đòi bồi thường hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của pháp luật đòi bồi thường các thiệt hại do việc chậm trễ của cơ quan thanh toán vốn đầu tư; g) Chấp thuận các thay đổi biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật do nhà thầu đề xuất nhưng phải đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và không làm thay đổi giá trị hợp đồng đã ký kết. Kiểm soát các thay đổi trong quá trình thi công xây dựng công trình có liên quan đến thay đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình hoặc đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình; h) Chấp thuận các đề xuất về thay đổi vật tư, vật liệu xây dựng theo đề xuất của tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng nhưng phải đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ xây dựng trên cơ sở giá trị trong hợp đồng đã ký kết; i) Được thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định; k) Các quyền khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau đây: a) Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình; trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư điều chỉnh; b) Tổ chức lập dự toán xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; 13
  15. c) Tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng mới hoặc điều chỉnh của công trình làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng; d) Tổ chức xác định giá xây dựng công trình; chỉ số giá xây dựng cho công trình, gói thầu xây dựng; đ) Tạm ứng, thanh toán và quyết toán hợp đồng theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu; e) Tổ chức kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định; g) Quyết định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của giá trị đề nghị cơ quan thanh toán vốn đầu tư thanh toán vốn cho nhà thầu; h) Tổ chức lập Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn thành theo đúng quy định tại Điều 29 Nghị định này; i) Mua bảo hiểm công trình đối với các công trình có quy định phải mua bảo hiểm; k) Các nghĩa vụ khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định khác của pháp luật có liên quan. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng 1. Nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng có các quyền sau đây: a) Thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí phù hợp với điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho công việc tư vấn quản lý chi phí; c) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ tư vấn quản lý chi phí theo hợp đồng đã ký kết; d) Yêu cầu chủ đầu tư thanh toán các khoản chi phí theo hợp đồng đã ký kết; được thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán; đ) Các quyền khác theo quy định hợp đồng tư vấn quản lý chi phí và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí theo hợp đồng đã ký kết; b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thực hiện tư vấn quản lý chi phí và bồi thường thiệt hại gây ra cho chủ đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan; 14
  16. c) Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động quản lý chi phí do mình thực hiện khi chưa được phép của chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền; d) Các nghĩa vụ khác theo quy định hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.2.2. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng Bộ Xây dựng Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng và có trách nhiệm: 1. Hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng, đo bóc khối lượng xây dựng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng, xác định đơn giá nhân công xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng và kiểm soát chi phí trong đầu tư xây dựng. 2. Công bố định mức xây dựng, định mức các hao phí tính giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, giá xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng quốc gia và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác. 3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Bộ Tài chính 1. Hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 2. Quy định mức thu phí và hướng dẫn việc quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư, thiết kế, dự toán xây dựng và các phí khác (nếu có). 3. Thanh tra, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách. Các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1. Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ phương pháp lập định mức dự toán xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức dự toán xây dựng cho các công việc chuyên ngành, đặc thù của Bộ, địa phương sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng. 15
  17. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng và đơn giá xây dựng công trình phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại địa phương và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn. 1.2.3 Vai trò của nhà thầu Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng 1. Nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng có các quyền sau đây: a) Thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí phù hợp với điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho công việc tư vấn quản lý chi phí; c) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ tư vấn quản lý chi phí theo hợp đồng đã ký kết; d) Yêu cầu chủ đầu tư thanh toán các khoản chi phí theo hợp đồng đã ký kết; được thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán; đ) Các quyền khác theo quy định hợp đồng tư vấn quản lý chi phí và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí theo hợp đồng đã ký kết; b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thực hiện tư vấn quản lý chi phí và bồi thường thiệt hại gây ra cho chủ đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan; c) Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động quản lý chi phí do mình thực hiện khi chưa được phép của chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền; d) Các nghĩa vụ khác theo quy định hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan. 16
  18. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng 1. Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau đây: a) Quyết định định mức xây dựng, giá xây dựng và các chi phí khác có liên quan khi xác định giá dự thầu để tham gia đấu thầu; b) Trong giai đoạn thi công xây dựng được thay đổi biện pháp thi công nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường sau khi được chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chấp thuận và không thay đổi giá trị hợp đồng đã ký kết; c) Chủ động sử dụng các khoản tạm ứng, thanh toán khối lượng xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình; d) Được đề xuất và thỏa thuận với chủ đầu tư về định mức xây dựng, đơn giá xây dựng cho các công việc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng; đ) Yêu cầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán; được bồi thường về những thiệt hại do việc chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác không do lỗi của nhà thầu; e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: a) Mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường; b) Bồi thường cho chủ đầu tư và các bên có liên quan những thiệt hại gây ra do lỗi của nhà thầu (nếu có) theo quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan; c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.2.4. Kho bạc nhà nước, cơ quan cấp phát vốn 1. Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để được thanh toán vốn đầu tư. 2. Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định. 3. Ban hành quy trình thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư để thực hiện thống nhất trong hệ thống Kho bạc nhà nước. Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư nhưng đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư của Nhà nước. 17
  19. 4. Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn. 5. Kho bạc nhà nước chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu do chủ đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã quy định, không chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng, định mức, đơn giá chất lượng công trình. Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý. 6. Thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án thực hiện đúng quy định về tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. 7. Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản. 8. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo quy định. 9. Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn. 10. Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư; Được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý. 11. Không tham gia vào các Hội đồng nghiệm thu ở các công trình, dự án. 12. Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án hoặc xác nhận số vốn đã thanh toán theo yêu cầu quản lý (mẫu biểu theo phụ lục số 06). 13. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhà nước về việc nhận và thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. 1.3 Kiểm tra Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành Câu 1. Theo tính chất, nội dung công việc, hợp đồng xây dựng có những loại nào? Nêu khái niệm hợp đồng tư vấn xây dựng? Câu 2. Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có những loại nào? Nêu khái niệm hợp đồng theo đơn giá cố định? 18
  20. Câu 3. Theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng, hợp đồng xây dựng có những loại nào? Hợp đồng thầu chính, hợp đồng thầu phụ là gì? Câu 4. Giá hợp đồng xây dựng là gì? Các hình thức giá hợp đồng xây dựng? Câu 5. Trình bày các hình thức giá hợp đồng xây dựng? Nêu khái niệm giá hợp đồng xây dựng trọn gói? Câu 6. Nêu khái niệm hợp đồng xây dựng? Thế nào là bên giao thầu, bên nhận thầu, nhà thầu chính, nhà thầu phụ? Câu 7. Cách phân loại hợp đồng theo hình thức giá và theo mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng? Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi và làm các bài tập thực hành được giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vị ”Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Các khái niệm về phân loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng xây dựng; - Mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng, hợp đồng xây dựng; BÀI 2 CÔNG TÁC THANH TOÁN HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THEO HÌNH THỨC ĐƠN GIÁ CỐ ĐỊNH Mã Bài: B2 Giới thiệu: Bài “ Công tác thanh toán hợp đồng thi công xây dựng công trình theo hình thức đơn giá cố định” là bài học thứ hai nằm trong môn học Thanh toán, quyết toán công trình xây dựng. Bài học này sẽ giới thiệu và trình bày những vấn đề liên quan đến thanh toán tạm ứng và thanh toán hợp đồng thi công xây dựng công trình. Mục tiêu: - Trình bày được quy trình lập hồ sơ thanh toán tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng công trình.; - Trình bày được quy trình lập hồ sơ thanh toán hợp đồng thi công xây dựng công trình theo hình thức đơn giá cố định; - Tính được giá trị khối lượng đề nghị thanh toán theo từng giai đoạn. Nội dung chính: 2.1. Thanh toán tạm ứng 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2