intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình môn Dự toán xây dựng cơ bản: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

301
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Phần 2 Giáo trình môn Dự toán xây dựng cơ bản trình bày về lập dự toán công trình, thanh quyết toán vốn đầu tư và bài tập tổng hợp cho các chương. Mục tiêu của giáo trình giúp người đọc, học có thể bóc tách khối lượng, tính nhân công, vật liệu, máy thi công, lập dự toán công trình xây dựng cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình môn Dự toán xây dựng cơ bản: Phần 2

  1. CHƯƠNG 4. LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH 4.1. Các căn cứ để lập dự toán công trình 4.1.1. Đơn giá xây dựng cơ bản 4.1.1.1 Khái niệm - Đơn giá xây dựng cơ bản là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp xác định những chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công) hay toàn bộ chi phí xã hội cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác Trong xây dựng, đơn giá xây dựng cơ bản được dùng để xác định dự toán công trình, làm căn cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng, được sử dụng để đánh giá về mặt kinh tế tài chính của hồ sơ dự thầu VD: Đơn giá 1 m3 xây tường gạch 4 lỗ 8x8x18cm bao gồm toàn bộ chi phí tính bằng tiền của: - Vật liệu: gạch, xi măng, cát - Nhân công: lương của công nhân - Máy thi công: chi phí sử dụng máy trộn, vận chuyển 4.1.1.2 Phân loại đơn giá xây dựng cơ bản a. Phân loại theo mức độ tổng hợp và yêu cầu xác lập dự toán - Đơn giá xây dựng cơ bản chi tiết: - Đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp: là đơn giá trong đó bao gồm những chi phí trực tiếp, chi phí chung, lãi và thuế tính trên một khối lượng công tác xây lắp tổng hợp được xác định trên cơ sở giá xây dựng chi tiết hoặc định mức dự toán tổng hợp - Đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp được sử dụng để lập tổng dự toán công trình theo thiết kế kỹ thuật VD: Toàn bộ chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi phí chung, lãi, thuế để hoàn thành 1 m2 sàn. b. Phân loại theo phạm vi sử dụng * Phân loại theo mức độ tổng hợp và yêu cầu xác lập dự toán. Trong giai đoạn thiết kế đơn giá xây dựng cơ bản được phân thành 2 loại. - Đơn giá xây dựng cơ bản chi tiết - Đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp . * Phân loại theo phạm vi sử dụng Theo cách phân loại này thì được chia thành 3 loại. - Đơn giá xây dựng của tỉnh, thành phố - Đơn giá xây dựng công trình - Đơn giá dự thầu 61
  2. Đơn giá xây dựng của tỉnh, thành phố: Đơn giá này do chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và hướng dẫn sử dụng. Nó được dùng để lập dự toán chi tiết công trình xây dựng ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Ví dụ: Đơn giá xây dựng công trình: Đối với công trình quan trọng của nhà nước hoặc công trình có những đặc điểm kỹ thuật, điều kiện thi công phức tạp hoặc một số công trình có điều kiện riêng biệt, có thể lập đơn giá riêng theo điều kiện thi công, điều kiện sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng. Các chế độ chính sách qui định riêng đối với từng công trình, đơn giá này do ban đơn giá công trình lập và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Đơn giá dự thầu: Là đơn giá xây dựng cơ bản được lập riêng cho từng công trình. Nó căn cứ vào điều kiện biện pháp thi công cụ thể, các định mức kinh tế kỹ thuật biện pháp tổ chức thi công của từng nhà thầu và mức giá cả trên thị trường. Đơn giá xây dựng dự thầu do nhà thầu lập. Nếu trúng thầu thì nó là cơ sở của các giá hợp đồng giao nhận thầu c. Cơ sở chi phí cho từng đơn giá xây dựng cơ bản. Đơn giá xây dựng cơ bản được lập trên cơ sở: - Định mức dự toán xây dựng cơ bản - Bảng giá ca máy và thiết bị thi công được tính toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng - Căn cứ nghị định 204/2004/NĐ-CP về qui định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. - Bảng thông báo giá vật liệu đến chân công trình của liên sở Xây dựng – Tài chính. 62
  3. d. Cơ sở để lập đơn giá xây dựng cơ bản - Định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành theo các quyết định của Bộ Xây dựng - Bảng giá dự toán ca máy và thiết bị ban hành theo các quyết định của Bộ Xây dựng - Bảng lương A6 kèm theo nghị định 05/CP ngày 26/01/1994 - Thông báo giá vật liệu đến chân công trình theo mặt bằng giá của liên Sở Xây dựng – Tài chính – Vật giá e. Nội dung chi phí trong đơn giá xây dựng cơ bản * Với đơn giá XDCB chi tiết - Chi phí vật liệu: là các giá trị vật liệu chính, phụ cần thiết để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác - Chi phí nhân công: Chi phí lương của công nhân để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác - Chi phí máy thi công: Chi phí sử dụng máy móc để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác. * Với đơn giá tổng hợp - Ngoài nội dung chi phí vật liệu, nhân công, máy xây dựng còn phải tính chi phí chung, lãi và thuế. 4.1.1.3. Nội dung chi phí cho từng đơn giá xây dựng cơ bản. a. Với đơn giá XDCB chi tiết Bao gồm những chi phí sau: - Chi phí vật liệu da - Chi phí nhân công - Chi phí máy thi công . - Chi phí vật liệu Là giá trị vật liệu chính vật liệu phụ, các vật liệu luân chuyển cần thiết để hoàn thành công đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấy xây lắp. Chi phí này bao gồm cả giá mua, chi phí vận chuyển. - Chi phí nhân công Là chi phí về lương chính, các khoản phụ cấp có tính lương và các chi phí theo chế độ chính sách đối với công nhân trực tiếp xây dựng để hoàn thành một khối lượng công tác xây lắp. Nhưng không bao gồm tiền lương phụ cấp của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, công nhân vận chuyển ngoài công trường, công nhân bốc xếp vật tư. - Chi phí máy thi công Là chi phí sử dụng ca máy hoạt động tại hiện trường để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp. Được tính theo bảng giá dự toán ca máy hiện hành. 63
  4. Trong đó chi phí đã bao các chi phí khấu hao cơ bản, sữa chữa, nhiên liệu…, chi phí tiền lương chính, phục cấp của công nhân điều khiển phục vụ máy. b. Đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp Là đơn giá trong đó bao gồm những chi phí trực tiếp, chi phí chung lãi và thuế tính trên một đơn vị công tác xây lắp tổng hợp hoặc kết cấu xây lắp hoàn chỉnh. Đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp được sử dụng để lập tổng dự toán xây dựng công trình theo thiết kế kỹ thuật ở giai đoạn chuẩn bị xây dựng. 4.1.2. Giá tính theo một đơn vị diện tích Là chỉ tiêu xác định chi phí xây lắp bình quân để hoàn thành một đơn vị diện tích của công trình. Giá được tính toán từ giá trị dự toán trước thuế của các công tác kết cấu xây lắp trong phạm vi công trình. Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư được xác địnhtheo công thức V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1) a, Xác định chi phí xây dựng Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức (1.2) GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + … + GXDCTn (1.2) Trong đó: - n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXDCT) được xác định theo công thức sau: GXDCT = SXD x N + CCT-SXD (1.3) Trong đó: - SXD: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất sản xuất, năng lực phục vụ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án; - CCT-SXD: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án; - N: diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. 64
  5. b, Xác định chi phí thiết bị Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau: GTB = STB x N + CCT-STB (1.4) Trong đó: - STB: suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình thuộc dự án; - CPCT-STB: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của công trình thuộc dự án. c, Xác định các chi phí khác Các chi phí khác gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như ở trên. 4.1.3. Định mức các chi phí, lệ phí tính theo tỉ lệ 4.1.3.1. Chi phí chung Nội dung gồm: - Chi phí quản lý hành chánh: toàn bộ chi phí đảm bảo hoạt động như lương, công tac phí, điện nước, .. - Chi phí phục vụ công nhân: chi phí phục vụ nhân công trực tiếp chưa tính vào chi phi nhân công như bảo hiểm, BHLD, .. - Chi phí phục vụ thi công: chi phí phục vụ quá trình thi công, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công - Chi phí chung khác: chi phí khoản phát sinh có tính chất phục vụ doanh nghiệp như bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập, hội họp 4.1.3.2. Thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng - Thu nhập chịu thuế tính trước: được sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số chi phí phải nộp khác. Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỉ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại do Bộ Xây dựng ban hành - Thuế giá trị gia tăng (VAT): tính bằng tỉ lệ % đối với công tác xây dựng và lắp đặt - Thuế giá trị gia tăng được tính theo qui định hiện hành ( 10%) CHI PHÍ CHUNG THU NHẬP STT LOẠI CÔNG TRÌNH CHỊU THUẾ TRÊN CHI TRÊN CHI TÍNH TRƯỚC PHÍ TRỰC PHÍ NHÂN 65
  6. TIẾP CÔNG Công trình dân dụng 6,5 1 Riêng công trình tu bổ, phục 5,5 10,0 hồi di tích lịch sử, văn hoá Công trình công nghiệp 5,5 2 Riêng công trình xây dựng 6,0 7,0 đường hầm, hầm lò Công trình giao thông 5,5 Riêng công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, 66,0 3 6,0 hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thuỷ nội địa Riêng công trình hầm giao 7,0 thông Công trình nông nghiệp và 5,5 phát triển nông thôn 4 5,5 Riêng đào, đắp đất công trình 51,0 thuỷ lợi bằng thủ công 5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,0 5,5 Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, công tác thí nghiệm hiệu 6 65,0 6,0 chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, công tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng 4.1.3.3. Các phí, lệ phí, các bảng giá - Chi phí đền bù đất đai nhà cửa trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ công tác tái định cư. Theo các quy định của chính phủ - Tiền thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất - Lệ phí địa chính, lệ phí khác, thuế, bảo hiểm 66
  7. - Định mức khảo sát, thiết kế, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, thẩm định…, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. 4.1.3.4. Các tài liệu: Để lập dự toán XDCB cần căn cứ vào một số tài liệu sau: - Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, TK bản vẽ thi công - Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế. - Danh mục các thiết bị công nghệ, các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc hoặc cần lắp đặt. - Công bố giá vật liệu địa phương tại thời điểm khảo sát hoạc xây dựng công trình. 4.2. Phương pháp lập dự toán công trình 4.2.1. Phương pháp lập tổng dự toán 4.2.1.1. Nguyên tắc lập tổng dự toán - Công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao, điều kiện địa chất phức tạp phải thực hiện TKKT trước khi TKTC thì tổng dự toán lập theo TKKT - Các công trình có kỹ thuật đơn giản, đã có TK mẫu chỉ chỉ thực hiện TKKT –TC thì TDT lập theo TKKT-TC 4.2.1.2. Chi phí xây lắp - Công trình có yêu cầu phức tạp có TK 2 bước: TKKT, TKTC thì chi phí XL tính theo TKKT - Công trình chỉ thực hiện TKKT-TC thì chi phí XL tính theo TKKT-TC - Công trình thông dụng thì chi phí XD xác định trên cơ sở tổng diện tích sàn 4.2.1.3. Chí phí thiết bị: - Chi phí TB được xác định theo số lượng từng loại TB. Trong đó giá gồm giá mua, phi chí vận chuyển, lưu kho, ... 4.2.1.4. Chi phí khác: - Nhóm xác định theo tỉ lệ % gồm CP Tkế, CP QLDA, CP, lệ phí thẩm định và TV khác - Nhóm xác định bằng cách lập dự toán các loại CP như KS XD, Quảng cáo, đào tạo, thuê chuyên gia, đền bù TĐC, ... 4.2.1.5. Dự phòng phí: ĐM dự phòng trong tổng dự toán tính bằng 10% trên tổng chi phí xây lắp, thiết bị và chi phí khác 4.2.2. Phương pháp lập dự toán xây lắp chi tiết các hạng mục công trình 4.2.2.1. Nguyên tắc và phương pháp tính 67
  8. - Giá trị dự toán XL (sau thuế) = Giá trị dự toán XL (trước thuế) + thuế VAT - Giá trị dự toán XL (trước thuế) = chi phí trực tiếp + chi phí chung + thu nhập chịu thuế tính trước - Chi phí trực tiếp= chi phí vật liệu + chi phí nhân công + chi phí máy thi công - Chi phí nhân công: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp - Chi phí vật liệu: đơn giá tính theo mức do liên Sở XD và tài chính vật giá ban hành - Chi phí máy thi công: tính theo bảng dự toán ca máy và thiết bị XD ban hành theo QĐ của Bộ XD - Chi phí chung: tính bằng tỉ lệ % so với chi phí nhân công trong dự toán XL - Thu nhập chịu thuế tính trước: tính bằng tỉ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại công trình BIỂU TÍNH CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ TRỰC TIẾP THEO ĐƠN GIÁ Tên công trình:………….. Diện tích sử dụng:…………. Các căn cứ để lập TT Số Tên Đơn Khối Đơn giá Thành tiền hiệu công vị lượng VL NC M VL NC M đơn việc giá 1 ... Đào đất móng 2 ... Lấp đất móng 3 ... Cốp pha móng ... ... ... Cộng BIỂU TÍNH CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ TRỰC TIẾP THEO ĐƠN GIÁ Tên công trình:………….. Diện tích sử dụng:…………. Các căn cứ để lập 68
  9. TT Khoản mục chi phí Cách tính Kết quả I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu m j VL Q xD jvl  CLVL j 1 2 Chi phí nhân công m j jnc  F F  NC  Q xD  1  1  2  xK NC j 1  h1n h2n  3 Chi phí máy thi công m j jm M  Q xD j 1 xK MTC Cộng chi phí trực VL+NC+M T tiếp II Chi phí chung Tỷ lệ quy định x T C III Thu nhập chịu thuế (T + C) x tỉ lệ quy định TL tính trước Giá trị dự toán xây (T + C + TL) GXL lắp trước thuế IV Thuế giá trị gia tăng GXL x TXLGTGT VAT đầu ra Giá trị dự toán xây (T + C + TL) + VAT GXL lắp sau thuế 4.3. Bài tập Tính giá trị dự toán xây lắp của hạng mục. Cho biết - Chi phí vật liệu : 480 tr.Đ - Chi phí nhân công : 120 tr.Đ - Chi phí máy: 10 tr.Đ Đơn vị tính : Triệu đồng TT Khoản mục chi phí Kết quả I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu 480 2 Chi phí nhân công 120 3 Chi phí máy thi công 20 Cộng chi phí trực tiếp: VL + NC + M 620 69
  10. II Chi phí chung: 6,5% x 620 40,3 III Thu nhập chịu thuế tính trước: (T + C) x 5,5% 36,3165 Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: I + II + III 696,6165 IV Thuế giá trị gia tăng VAT 10% x GXL 69,6616 Giá trị dự toán xây lắp sau thuế (T + C + TL) + VAT 766,2781 70
  11. CHƯƠNG 5: THANH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH 5.1 Thanh toán 5.1.1. Khái niệm: Giá trị thực hiện một bộ phận hay một phần của sản phẩm theo hợp đồng gọi là giá trị thanh toán 5.1.2. Điều kiện để khối lượng XDCB thực hiện được cấp vốn thanh toán 5.1.2.1 Đối với xây lắp - Khối lượng xây lắp đã thực hiện của công trình, có trong kế hoạch ĐTXD cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Có biên bản nghiệm thu, bàn giao theo đúng quy địnhhiện hành của nhà nước - Có phiếu đánh giá thanh toán được lập tương ứng với khối lượng thực hiện trên cơ sở đơn giá đã thống nhất và chế độ chính sách do NN quy định 5.1.2.2. Đối với thiết bị, máy móc - Các thiết bị máy móc cần lắp đặt và không cần lắp đặt có trong danh mục thiết bị đầu tư phải có trong kế hoạch ĐTXD cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có hợp đồng mua bán, gia công thiết bị - Mỗi lần thực hiện xong các bước công việc, vận chuyển bốc xếp, bảo quản, gia công - Có phiếu đánh giá thanh toán được lập tương ứng với khối lượng thực hiện trên cơ sở đơn giá đã thống nhất và chế độ chính sách do NN quy định PHÂN LOẠI BẢN VẼ THEO MÔ TẢ KỸ THUẬT Đối với bản vẽ nhà dân dụng công nghiệp, ta có thể chia loại bản vẽ theo nội dung của bản vẽ như sau: 1. Bản vẽ kiến trúc - Tổng mặt bằng - Mặt bằng - Mặt đứng - Mặt bằng mái - Mặt cắt - Chi tiết 2. Bản vẽ kết cấu - Mặt bằng móng cột - Mặt bằng đà sàn - Chi tiết đà sàn - Chi tiết kết cấu khác 3. Bản vẽ điện 71
  12. - Sơ đồ nguyên lý điện - Mặt bằng bố trí điện 4. Bản vẽ nước - Sơ đồ Không gian - Mặt bằng bố trí nước Đơn vị tính tiên lượng cho các công tác. Sau đây là trình tự các công tác cần tính khối lượng và đơn vị tính khối lượng thường dùng - Đào đấp đất : m3 - Nền móng, nền nhà, hè rãnh : m2, md - Bê tông các loại: m3 - Cốt thép các loại: tấn - Cốt pha các loại: m2 hoặc 100m2 - Xây tường các loại: m2 hoặc m3 - Vì kèo, xà gồ: cái hoặc tấn, m3 - Lợp mái: m2 - Trát tường: m2 - Trần: m2 - Láng nền: m2 - Lát, ốp gạch: m2 - Lắp đặt hoặc sản xuất cửa: m2 hoặc bộ - Sơn vôi: m2 - Ống các loại: m hoặc 100m - Dây dẫn điện các loại: m hoặc 100m - Thiết bị điện, vệ sinh: cái hoặc bộ - Vận chuyển: công hoặc 10m, 100m, km 5.2. Quyết toán 5.2.1. Khái niệm: Tổng giá trị đợt thanh toán + giá trị còn lại được gọi là giá trị quyết toán (Toàn bộ chi phí được xác định ở lúc bàn giao sản phẩm hoàn thành theo hợp đồng gọi là Giá trị quyết toán) 5.2.2. Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng hoàn thành Một bộ hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành bao gồm: 1. Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư của cơ quan có thẩm quyền; 2. Quyết định cho phép đầu tư của cơ quan có chủ quyền (cơ quan chu quản của chủ đầu tư) 3. Dự án đầu tư do cơ quan tư vấn lập dự án đọc lập hay do chủ đầu tư tự lập; 3. Quyết định duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền; 72
  13. 4. Thiết kế kỹ thuật, dự toán của dự án; 5. Quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán; 6. Quyết định duyệt kế hoạch đấu thầu; 7. Biên bản mở thầu, chấm thầu, tờ trình kết quả đấu thầu; 8. Văn bản chấp thuận đơn vị tư vấn giám sát, kiểm định, thí nghiệm vật liệu... 9. Quyết định trúng thầu; 10. Hợp đồng kinh tế giao thầu (và phụ lục nếu có) giữa chủ đầu tư và nhà thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có); 11. Tiến độ thi công chi tiết được duyệt; 12. Biên bản nghiệm thu từng hạng mục; 13. Biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn và hồ sơ thanh toán giai đoạn; 14. Hoá đơn GTGT KLHT theo giai đoạn; 15. Biên bản đối chiếu công nợ giữa chủ đầu tư và nhà thầu (nếu có) 16. Chứng chỉ thí nghiệm vật liệu (thép, xi măng, cát, đá...) 17. Hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành 18. Thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu; 19. Bảo lãnh, bảo hành công trình; 20. Báo cáo kiểm toán KLHT công trình của một đơn vị kiểm toán độc lập 21. Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của cơ quan ra quyết định đầu tư; * Chú ý: Một hợp đồng xây dựng có thể chỉ có quyết toán mà không có thanh toán. *Một số mẫu trong hồ sơ quyết toán công trình: 1. Mẫu 1: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc Địa điểm. Ngày ........ tháng ....... năm ....... BIÊN BẢN GIAO NHẬN MẶT BẰNG XÂY DỰNG Công trình: ............................................................................................................... Gói thầu: Gói thầu số:................................................................................................ Hạng mục: ................................................................................................................ Địa điểm xây dựng: .................................................................................................. Căn cứ Hồ sơ dự thầu và Hợp đồng xây dựng số Số ..../HĐ - XD ngày... tháng .... năm ..... đã ký giữa hai bên (A -B). Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán đã được .................... phê duyệt tại Quyết định số: ......./QĐ-...................... ngày ...... tháng ...... năm .... 73
  14. Hôm nay, ngày ….. tháng …… năm ...... tại mặt bằng thi công xây dựng công trình: .......................................................................................................................... Thành phần tham gia gồm có: I - Đại diện Chủ đầu tư: ........................................................................................... Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: ……………..................... Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: …………….................... II- Đại diện Nhà thầu tư vấn QLDA và giám sát: .................................................. Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: ……………....................... Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: ……………....................... III - Đại diện Nhà thầu xây lắp: .............................................................................. Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: ……………....................... Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: ……………....................... IV- Đại diện Nhà thầu Thiết kế: ............................................................................................ Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: ……………....................... Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: ……………....................... V- Đại diện Đơn vị sử dụng: .................................................................................... Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: ……………....................... Ông (Bà): ……..................................... - Chức vụ: ……………....................... Sau khi kiểm tra thực tế hiện trường, đối chiếu với hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Chúng tôi cùng nhau thống nhất giao nhận mặt bằng, cốt mốc cho đơn vị thi công để tiến hành khởi công xây dựng công trình cụ thể như sau: 1 - Cao độ công trình: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2 - Mặt bằng định vị công trình: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 3- Kết luận: Đơn vị thi công thi công theo đúng cốt, mốc đã được giao. Có trách nhiệm bảo quản trong suốt quá trình thi công làm căn cứ nghiệm thu. Biên bản lập xong thông qua các thành phần tham gia nhất trí ký tên làm cơ sở để thực hiện. 74
  15. ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU TƯ VẤN QLDA VÀ GIÁM SÁT ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU XÂY LẮP ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THIẾT KẾ ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỬ DỤNG 2. Mẫu 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc Yên Bái. Ngày .......... tháng ......... năm ........... BIÊN BẢN TRÍCH MẪU VẬT LIỆU Công trình: ............................................................................................................. Gói thầu: Gói thầu số............ ............................................................................ Hạng mục: ........................................................................................................ Địa điểm xây dựng: ............................................................................................... I/. PHẦN LÝ LỊCH LÔ HÀNG: 1- Tên sản phẩm: Thép tròn 2- Địa điểm lấy mẫu:…………………………………..............…………… 3- Chứng nhận xuất xưởng CS SX số: .............…ngày ...... tháng .... năm....…...... II/.PHẦN LẤY MẪU: 1- Số lượng lấy mẫu :……………………………….....………… 2- Ký hiệu mẫu:  6 = ……………..…mẫu, dài……………m  8 = ………………..mẫu, dài……………m  10 = ………………mẫu, dài……………m 75
  16.  12 = ………………mẫu, dài……………m  14 = ………………mẫu, dài……………m  16 = ………………mẫu, dài……………m  20 = ………………mẫu, dài……………m 3- Ngày lấy mẫu:.............................................................................................. 4- Phương pháp lấy mẫu:................................................................................. Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo quản mẫu đưa về phòng thí nghiệm có đủ tư cách pháp nhân để kiểm tra cường độ vật liệu, có sự chứng kiến của cán bộ giám sát của chủ đầu tư. GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 3. Mẫu 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc Yên Bái. Ngày .......... tháng ......... năm ....... BIÊN BẢN TRÍCH MẪU VẬT LIỆU Công trình: ......................................................................................................... Gói thầu: Gói thầu số .......................................................................................... Hạng mục: ........................................................................................................... Địa điểm xây dựng: ............................................................................................ I/. PHẦN LÝ LỊCH LÔ HÀNG: 1- Tên sản phẩm:………………………………… …………….……….. 2- Địa điểm lấy mẫu:…………………………………..............…………. 3- Chứng nhận xuất xưởng CS SX số: .............…ngày ...... tháng .... năm....….............................................................................................................. II/.PHẦN LẤY MẪU: 1- Số lượng lấy mẫu :………………… …………….....………………… 2- Ký hiệu mẫu: a- Xi măng PCB ............................. - Khối lượng: ..................................... b- Cát vàng: ....................................... - Khối lượng: ..................................... 76
  17. c- Cát đen: ......................................... - Khối lượng: .................................... d- (đá 1x2):........................................... - Khối lượng: ................................... 4- Phương pháp lấy mẫu:................................................................................. Chúng tôi cùng nhau trích mẫu vật liệu đưa vào công trình gồm các vật liệu trên. Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo quản mẫu đưa về phòng thí nghiệm có đủ tư cách pháp nhân để thí nghiệm vật liệu, thiết kế thành phần cấp phối vữa xây và bê tông sử dụng trong công trình, có sự chứng kiến của cán bộ giám sát của chủ đầu tư. GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 4. Mẫu 4 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- Yên Bái, ngày.......... tháng......... năm.......... BIÊN BẢN SỐ ...................... NGHIỆM THU HOÀN THÀNH BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG Công trình: ............................................................................................................................ Gói thầu: Gói thầu số: ......................................................................................... Hạng mục: ............................................................................................................................... Địa điểm xây dựng: .......................................................................................... 1. Đối tượng nghiệm thu: ………………………………..................................... 2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu: a) Nhà thầu tư vấn QLDA và giám sát: ……………………………………….. - Ông(Bà): .......................................... - Chức vụ: Cán bộ phụ trách QLDA. - Ông(Bà): .......................................... - Chức vụ: Cán bộ giám sát. b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình: ……………………………………. 77
  18. Ông: .................................................Chức vụ : P.Giám đốc Ông: .................................................Chức vụ : Chỉ huy trưởng công trình Ông: .................................................Chức vụ : Cán bộ kỹ thuật 3. Thời gian nghiệm thu : Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm.......... Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm.......... Tại: …………………………………………………………………………. 4. Đánh giá bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đã thực hiện: a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu: - Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: ……………………………………………………..... - Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; …………………………… - Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng; - Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng; ………………………………………………………… - Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu; b) Về chất lượng công việc xây dựng …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… c) Các ý kiến khác nếu có. ……………………………………………………... …………………………………………………………………………………… d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng. …………………………………………………………………………………… 5. Kết luận : …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………... CÁN BỘ TƯ VẤN QLDA CÁN BỘ GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 78
  19. CÁN BỘ KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP (Ký, ghi rõ họ tên) 5. M ẫu 5 BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HOẶC CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG 1. Công trình/hạng mục công trình:…………………………………….……… 2. Địa điểm xây dựng: ........................................................................................... 3. Thành phần tham gia nghiệm thu: a) Phía chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân) - Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). b) Phía Nhà thầu tư vấn QLDA và giám sát: (ghi tên tổ chức, cá nhân) - Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận QLDA và giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn QLDA: (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). c) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình : (ghi tên tổ chức, cá nhân) - Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). - Người phụ trách thi công trực tiếp : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). d) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân). - Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). - Chủ nhiệm thiết kế : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). e) Phía đơn vị sử dụng. - Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). 4. Thời gian tiến hành nghiệm thu : Bắt đầu : …....... ngày…........ tháng…....... năm…...... Kết thúc : …....... ngày…........ tháng…....... năm…...... Tại: ………………………………………………………………………… 79
  20. 5. Đánh giá hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng: a) Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu: - Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận; - Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; - Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng; - Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng; - Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu; - Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu; - Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; - Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng; - Những điều kiện chuẩn bị để đưa hạng mục, công trình vào sử dụng. b) Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật); .................................................................................................................................. c) Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế được duyệt. .................................................................................................................................. d) Các ý kiến khác nếu có. .................................................................................................................................. 6. Kết luận : - Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. - Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có. Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này. CHỦ ĐẦU TƯ NHÀ THẦU TƯ VẤN QLDA (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân) và đóng dấu pháp nhân) 80
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2