intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dự toán (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Dự toán (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được cách tính tiên lượng một số loại công tác xây dựng; nêu được các khái niệm về tổng dự toán, dự toán xây lắp hạng mục công trình, dự toán thầu xây lắp và phương pháp thanh quyết toán khối lượng hoàn thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dự toán (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Căn cứ Quy định của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ, về việc quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ. Để thực hiện cho việc giảng day và học tập môn dự toàn xây dựng cơ bản tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ, việc biên soạn cuốn giáo trình “ Dự toán xây dựng cơ bản” có tham khảo các tài liệu đã được giảng dạy từ trước tới nay và đã thay đổi một số nội dung phương pháp lập hồ sơ dự toán xây dựng công trình để dáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi mới của tình hình quản lý chi phí xây dựng trong giai đoạn hiện nay. Với điều kiện và trình độ còn có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi xin thành thật mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tác giả 1. Nguyễn Trung Quang 2. Ngô Thanh 1
  2. MỤC LỤC TT Tên chương, bài Trang 1 Lời giới thiệu 1 2 Chương trình môn học Dự toán công trình 3 3 Chương 1. Khái niệm dự toán xây dựng cơ bản 4 3.1 Bài 1. Tổng dự toán công trình 4 3.2 Bài 2. Dự toán xây lắp hạng mục công trình 7 4 Chương 2. Tiên dượng – dự toán 9 4.1 Bài 1. Một số điểm chung 9 4.2 Bài 2. Tính tiên lượng móng 11 4.3 Bài 3. Tính tiên lượng phần thân 14 4.4 Bài 4. Tính tiên lượng phần mái – hoàn thiện 16 4.5 Bài 5. Tính tiên lượng phần cốt thép 19 4.6 Bài 6. Tính tiên lượng phần điện – nước 21 5 Chương 3. Dự toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công 22 5.1 Bài 1. Định mức dự toán xây dựng cơ bản 22 5.2 Bài 2. Tính nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công 24 6 Chương 4. Lập dự toán công trình 26 6.1 Bài 1. Các căn cứ lập dự toán công trình 26 6.2 Bài 2. Phương pháp lập dự toán công trình 29 Chương 5. Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 7 32 công trình hoàn thành 7.1 Bài 1. Thanh toán khối lượng công trình hoàn thành 32 7.2 Bài 2. Quyết toán công trình hoàn thành 34 8 Phụ lục 36 9 Tài liệu tham khảo 61 2
  3. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Dự toán Mã số môn học: MH 26 Thời gian môn học: 45 giờ; (lý thuyết: 39 giờ; thực hành: 4 giờ, kiểm tra 2 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí môn hoc: Môn Dự toán là một trong các môn cơ sở, được bố trí học trước các môn học/mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất môn học: là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc. Môn dự toán là môn học làm cơ sở để lập và kiểm tra được dự toán, thanh quyết toán xây lắp các hạng mục công trình xây dựng. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC Về kiến thức: - Trình bày được cách tính tiên lượng một số loại công tác xây dựng - Nêu được các khái niệm về tổng dự toán, dự toán xây lắp hạng mục công trình, dự toán thầu xây lắp và phương pháp thanh quyết toán khối lượng hoàn thành Về kỹ năng: - Tính được khối lượng của các loại công tác. - Lập và kiểm tra được dự toán, quyết toán xây lắp hạng mục công trình. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính kiên trì, tập trung nhằm phát triển các kỹ năng về tính toán, tổng hợp. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 3
  4. CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM DỰ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN MỤC TIÊU: Trình bày được dự toán hạng mục công trình và tổng dự toán công trình xây lắp BÀI 1. TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH 1. Khái niệm về tổng dự toán. Tổng dự toán là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công. Tổng dự toán công trình bao gồm giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và dự phòng phí. 2. Nội dung của tổng dự toán Tổng dự toán xây dựng công trình được tổng hợp đầy đủ các giá trị công tác xây lắp. thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng.Phân tích chi tiết, hướng dẫn áp dụng lập dự toán công trình bao gồm những nôi dung cơ bả sau: 2.1. Giá trị công tác xây dựng, lắp đặt cấu kiện, lắp đặt thiết bị công nghệ (chi phí xây lắp) - Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; - Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng - Chi phí xây dựng công trình tạm (lán trại, kho tàng…); - Chi phí xây dựng các hạng mục công trình; - Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt); - Chi phí lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); - Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có); Giá trị dự toán xây lắp công trình bao gồm 3 bộ phận cơ bản là: + Giá thành dự toán; + Thu nhập chịu thế tính trước; + Thuế giá trị gia tăng đầu ra; Trong giá thành dự toán chi phí trục tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là khoản mục chi phí chung. + Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp là chi phí có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quá trình thi công xây lắp công trình. Chi phí trục tiếp bao gồm: Chi phí về vật liệu; Chi phí về nhân công; Chi phí về máy thi công; + Chi phí chung: Chi phí chung là mục chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây lắp công trình nhưng lại cần thiết để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất xây dựng của doanh nghiệp xây dựng. Nội dung của chi phí chung gồm nhiều khoản mục chi phí có liên quan đến toàn bộ sản phẩm xây dựng mà không liên quan đến việc thực hiện xây lắp từng kết cấu riêng biệt. 4
  5. Chi phí chung bao gồm một số nhóm chi phí chủ yếu sau: Chi phí quản lý hành chính; Chi phí phục vụ nhân công; Chi phí phục vụ thi công; - Chi phí chung khác: Là những khoản có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp như bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, học tập, hội họp, chi phí bảo vệ công trình, phòng chống bão lụt, hỏa hoạn, chi phí trạm y tế, chi phí sơ kết, tổng kết, thê vốn sản xuất…. Do những đặc điểm phức tạp chi phí chung khó có thể tính trực tiếp vao từng loại công tác riêng rẽ khi xác định dự toán công trình mà được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí tiền nhân công trong dự toán xây lắp theo từng loại công trình. + Thu nhập chịu thế tính trước và thuế giá trị gia tăng: + Thu nhập chịu thuế tính trước: Trong dự toán xây lắp mức thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung theo từng loại công trình. + Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Trong dự toán xây lắp thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính theo qui định với công tác xây dựng và lắp đặt. 2.2. Giá trị dự toán máy móc thiết bị công nghệ Bao gồm: - Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, các trang thiết bị phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình. - Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc từ nơi mua tới chân công trình, chi phí lưu kho, lưu bãilu7u container (nếu có), tại cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) chi phí quản lý, bảo dưỡng tại kho bãi hiện trường. - Thuế và bảo hiểm thiết bị công trình. 2.3. Chi phí khác Do đặc điểm riêng biệt của khoản chi phí này nên nôi dung của từng loại chi phí được phân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. + Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: - Chi phí cho công tác đầu tư khảo sát, thu thập số liệu… phục vụ cho công tác lập báo cáo tiền khả thi và khả thi đối với dự án nhóm A hoặc nhóm B (nếu cấp có thẩm quyền Quyết địng đầu tư yêu cầu) báo cáo nghiên cứu khả thi nói chung và các dự án chỉ thực hiện báo cáo đầu tư. - Chi cho hoạt động tư vấn đầu tư: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Thẩm tra xét duyệt nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. - Chi phí nhiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án ( đối với các dự án nhómA và dự án có yêu cầu đặc biệt) - Chi phí cho công tác tuyên tuyền , quảng cáo dự án. + Giai đoạn thực hiện đầu tư: - Chi phí khởi công công trình (nếu có); - Chi phí đền bù đất đai, hoa màu, nhà cửa, vật liệu kiến trúc, mồ mả… chi phí cho việc tổ chức thực hiện quá trình đền bù, di chuyển dân cư, các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí cho công tác tái định cư và phục hồi… - Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất. - Chi phí phá dỡ vật liệu kiến trúc cũ và thu dọn mặt bằng xây dựng. - Chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng. - Chi phí tư vấn thẩm định thiết kế, dự toán công trình. - Chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích và đánh giá hồ sơ mời thầu… - Chi phí ban quản lý dự án. 5
  6. - Một số chi phí khác như: bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, kiểm định vật liệu, chi phí lắp đặt, thẩm tra đơn giá dự toán… + Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng: - Chi phí thực hiện qui đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình. - Chi phí tháo dỡ công trình tạm ( lán trại). - Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình. - Chi phí đào tạo cán bộ quản lý sản xuất và công nhân kỹ thuật (nếu có). - Chi phí nguyên liêu, năng lượng, nhân lực, thiết bị cho quá trình chạy thử không tải và có tải. 2.4. Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng là koản chi phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế hợp lý theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp nhận, khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường trước được, dự phòng cho yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án. 6
  7. BÀI 2. DỰ TOÁN XÂY LẮP HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 1. Khái niệm. Dự toán xây lắp hạng mục công trình là phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình đó. Nó được tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công. 2. Nội dung dự toán xây lắp 2.1. Nội dung bao gồm: 2.1.1. Giá trị dự toán xây lắp: Là toàn bộ chi phí cho công tác xây dựng và lắp ráp các bộ phận kết cấu kiến trúc để tạo nên điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất hoặc sử dụng công trình đó. - Chi phí xây dựng phần ngầm, đường dẫn nước, dẫn hơi; - Chi phí cho phần xây dựng các kết cấu của công trình; - Chi phí cho việc xây dựng phần móng, bệ đỡ máy thiết bị trong dây chuyền công nghệ. 2.1.2. Giá trị dự toán lắp đặt thiết bị: Là dự toán về những chi phí cho công tác lắp ráp thiết bị máy móc vào vị trí thiết kế trong dây chuyền sản xuất. 2.2. Các bộ phận chi phí trong giá trị dự toán xây lắp: 2.2.1. Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: - Chi phí vật liệu; - Chi phí nhân công; - Chi phí máy thi công; - Chi phí chung; - Chi phí chịu thuế tính trước; 2.2.2. Giá trị dự toán xây lắp sau thuế: Bao gồm giá trị dự toán trước thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra. 3. Các bước xác định giá trị dự toán xây lắp - Dựa vào bản vẽ thi công hoặc bản vẽ thiết kế kỹ thuật- thi công để tính các khối lương của công tác xây lắp công trình ( bảng tiên lượng). - Sử dụng bảng đơn giá chi tiết củ địa phương (hoặc đơn giá công trình) để tính được các thành phần chi phí trong chi phí trực tiếp. - Áp dụng các tỷ lệ định mức: Hệ số điều chỉnh giá, chi phí chung để tính giá trị dự toán xây lắp. Ngoài ra trong hồ sơ dự toán còn cần phải xác định đuợc nhu cầu về vật liệu, nhân công, máy thi công bằng cách: Dựa vào khối lượng công tác xây lắp (ở bảng tiên lượng) và ĐMXDCB do nhà nược ban hành để tinh ra được nhu cầu về vật liệu, nhân công, máy thi công. 7
  8. Nội dung của các bước lập giá trị dự toán xây lắp được biểu diễn bằng sơ đồ ngắn sau đây: ĐMDT chi tiết: Nhu cầu VL, NC, MTC… Bản vẽ thiết Khối lượng kế thi công công tác xây TKKTTC lắp Đơn giá chi tiết: Giá trị xây lắp công trình 8
  9. Chương 2 TIÊN LƯỢNG – DỰ TOÁN MỤC TIÊU: Tính toán được tiên lượng một số loại công tác trong xây dựng cơ bản như: công tác đất, công tác ép cọc, công tác cốt thép, công tác xây, công tác coppha… BÀI 1. MỘT SỐ ĐIỂM CHUNG 1. KHÁI NIỆM Trước khi xây dựng công trình hoặc bộ phận của công trình, ta cần phải tính được khối lượng của công việc cụ thể. Tính trước khối lượng công việc cụ thể của tưng công việc được gọi là tính tiên lượng. 2. CƠ SỞ ĐỂ TÍNH TIÊN LƯỢNG: - Bản vẽ KTXD hoặc BVKTTC ( đã dược phê duyệt). - Các chỉ dẫn kỹ thuật do cơ quan thiết kế quy định. - Định mức DTXDCB do nhà nước ban hành. - Các nghị định thông tư hướng dẫn thi hành tính giá trị dự toán ở thời điểm XD. Tiên lượng dự toán là công tác trung tâm, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều công sức, thời gian và dễ sai sót nhất trong công tác dự toán. Nếu tiên lượng công tác xây lắp xác định không chính xác sẽ dẫn đến sai lệch giá trị dự toán xây lắp của công trình và dẫn đến sai lệch về nhu cầu vật tư, nhu cầu nhân công và nhu cầu MTC xây dựng công tình. 3. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI TÍNH TIÊN LƯỢNG. 3.1. Đơn vị tính Mỗi loại công tác tính ra khối lượng phải tính theo một đon vị qui định thống nhất như: m3, m2, kg, tấn, m, cái, bộ,….vì định mức về hao phí và đơn giá chi phí cho mỗi loại công tác xây lắp đều được xây dựng theo đơn vị khối lượng đã qui định thống nhất. 3.2. Quy cách Quy cách của mỗi loại công tác là bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hao phí về vật tư, nhân công, máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả của từng loại công tác đó như: - Bộ phận công trình: Móng, tường, cột, sàn, dầm, mái… - Vị trí ( mức độ cao, thấp, ở tầng 1, tầng 2…). - Hình khối, cấu tạo: Đơn giản, phức tạp ( khó, dễ trong thi công). - Yêu cầu về kỹ thuật; Vật liệu xây dựng; Biện pháp thi công… Những khối lượng câng tác mà có một trong các yếu tố nêu trên khác nhau là những khối lượng có qui cách khác nhau. Cùng một loại công tác nhưng các khối lượng cá quy cách khác nhau thì phải tính riêng. Ví dụ: Cùng tính cho khối lượng xây tường thì tường < 4m tính khác với tường > 4m. 9
  10. 3.3. Các bước tiến hành tính tiên lượng. a) Nghiên cứu bản vẽ: Nghiên cứu bản vẽ từ toàn thể, đến các bộ phận chi tiết để hiểu thật rõ phần cần tính. Hiểu sự lien hệ giữa các bộ phận với nhau giúp ta quyết định cách phân tích khối lượng hợp lý, đúng đắn. b) Phân tích khối lượng: Là phân tích các loại công tác thành tường khối lượng để tính toán nhưng cần chú ý phân tich khối lượng phải phù hợp với quy cách đã quy định trong định mức và đơn giá dự toán. c) Tìm kích thước tính toán: Khi phân tích ra hình hoặc khối ta cần phải tìm các kích thước để tính toán. Kích thước có khi ghi trên bản vẽ, cũng có khi ghi trên chú dẫn. Cần phải nắm vững cấu tạo của bộ phận cần tính, quy định về kích thước để xác định cho chính xác. d) Tính toán và trình bày kết quả: Sau khi đã phân tích khối lượng hợp lý và đã tìm được kích thước ta tiến hành tính toán và trình bày kết quả. Yêu cầu tính toán phải đơn giản, trình bày sao cho dễ kiểm tra. Trong điều kiện tính toán và trình bày kết quả có rất nhiều cách: Tính riêng cho từng phần việc một, tính gộp tất cả các phần việc giống nhau lại… Song để cho thuận tiện trong việc tính toán và kiểm tra, theo kinh nghiệm ta sử dụng bảng tính (ma trận) sau: Bảng tiên lượng phần móng. Số Thành phần Đơn Số lần Kích thước Khối lượng TT Công việc Vị G. Dài Rộng Cao Riêng Chung nhau (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Ghi chú: ( 1) : Số tứ tự của công việc; (2) : Thành phần công việc cần tính; (3) : Đơn vị tính tương ứng với thành phần công việc; (4) : Số lần mà phần công việc có các kích thước giống nhau; (5), (6), ( 7) : Kích thước của phần việc cần tính, trong đó: ( 5) : Là kích thước chiều dài, ( 6) : Là kích thước chiều rộng, ( 7) : Là kích thước chiều cao. ( 8), ( 9) : Khối lượng của công việc cần tính, trong đó: ( 8) : Khối lượng riêng của một loại kích thước công việc: ( 8) = ( 4) x ( 5) x ( 6) x ( 7). ( 9): Khối lượng chung của toàn bộ công việc: ( 9) = Tổng cộng số lần tính toán của ( 8). 10
  11. BÀI 2. TÍNH TIÊN LƯỢNG MÓNG 1. PHẦN ĐÀO, ĐẮP ĐẤT Bất cứ một công trình nào khi xây dựng cũng có công việc làm đất, thường là đào móng ( tường, cột, hè, rãnh…) đắp nền , lấp đất chân móng. 1.1. Đơn vị tính: Khi tính tiên lượng cho công tác đất cần phân ra: + Đào và đắp đất công trình bằng thủ công: Đơn vị tính là công/m3. + Đào và đắp đất công trình bằng náy: Đơn vị tính là 100 m3. 1.2. Qui cách: Cần phân biệt: + Phương tiện thi công: thủ công hay máy. + Cấp đất: Tùy theo mức độ khó thi công hay dễ thi công mà phân đất ra thành 4 cấp ( I, II, III, IV theo bảng phân cấp đất). + Kích thước móng: Chiều dài, chiều rộng, chiều sâu, hệ số đẩm nén, độ vát tooa luy. A. Phần đào đất: * Đào đất bằng thủ công + Đào đất bùn + Đào đất để đắp + Đào móng công trình: - Móng băng - Móng trụ, cộ, hố kiểm tra + Đào kêng mương, rãnh thoát nước + Đào nền đường +Đào khuôn đường, rãnh thoát nước, rãnh xương cá… * Đào đất bằng máy: + San sân bãi – san đồi – đào lòng hồ ( đào bằng các loại máy chuyên dụng: Máy đào, máy ủi…) + Đào xúc đất để đắp hoặc đổ đi + Đào móng công trình + Đào kênh mương + Đào nền đường mới – nền đường mở rộng + Đào đất trong khung vây… B. Phần đắp đất: * Đáp đất công trình bằng thủ công + Đắp nền móng công trình + Đắp bờ kênh mương đê đập + Đắp nền đường + Đắp cát công trình * Đắp đất công trình bằng máy + Đắp đất mặt bằng công trình + San đầm đất mặt bằng. + Đắp đê kênh mương + Đắp nền đường + Đắp cát công trình + Đắp đá công trình… 11
  12. 1.3. Phương pháp tính: Khi tính tiên lượng đào, đắp đất thường gặp các trường hợp sau: a) Đào (hoặc đắp) đất có thành thẳng đứng Trường hợp này thường gặp ở nơi đào móng không sâu, đất tốt thành ít sạc lở, hoặc thành được chống sạc lở bẳng vách đứng. Đắp nền nhà sau khi đã xây xong tường móng. Các trường hợp này tính theo hình khối chữ nhật. - Nếu đáy móng hẹp, do yêu cầu thi công cần phải mở rộngthì phải tính theo đáy móng đã mở rộng. - Nếu móng hoặc nền nhà có khối lượng bê tông gạch vỡ ( hoặc cát) lót phủ kín đáy móng hoặc nền mhà thì nên tính diện tích đáy móng hoặc nền nhà trước khi tính ra khối lượng để lợi dụng số liệu tính cho khối lượng lót. V( đào, đắp) = S.h ( m3) Trong đó: S là diện tích đáy móng ( Hố đào, nền nhà ) ( m2). h Chiều sâu hố đào 9 hoặc đắp). b) Đào (hoặc đắp) đất có thành vát taluy: Trong trường hợp đất tại nơi đào đất xấu, đất dễ sạc lở. Để giải quyết chống sạc lở ta dùng đào theo thành vát taluy. Trường hợp đắp cũng vậy để tránh sạc lở , ta cũng đắp đất theo thành vát taluy. Độ vát khi đào hoăc đắp tùy theo tính chất của đất, nhóm đất. Để tính tiên lượng đất đao hoặc đắp ta dùng công thức 3 mức cao: V = h/6( S1 + S2 + 4 S3 ) Trong đó: S1 và S2 Là diện tích đáy trên và đáy dưới ( S1 // S2 ) S3 Là diện tích tiết diện cách đều S1 và S2 h là khoảng cách giữa 2 đáy. - Nếu trường hợp hai đáy là hình chữ nhật có chạnh là a1, b1, và a2, b2 thì công thức trên sẽ là: S1 = a1 x b1 S2 = a2 x b2 4S3 = ( a1+ a2)/2 x ( b1+ b2)/2 x 4 = ( a1+ a2) ( b1+ b2) Vậy: V = 1/6 [ a1 b1 + a2 b2 + (( a1+ a2) ( b1+ b2)] Các khối có 2 đáy là hình chữ nhật song song nhau đều có thể áp dụng công thức trên. c) Tính tiên lượng của hệ thống móng: - Tính theo chu vi hay kích thưiớc tim ( nếu các móng của hệ thống tạo thành chu vi có các kích thước mặt cắt giống nhau). Chu vi toàn bộ móng: ( a + b ) x 2 12
  13. d) Tính tiên lượng đất lấp móng: Tính chính xác: Vlấp = Vđào – Vc.trình trong đó: Vlấp là khối lượng đất lấp móng Vđào là khối lượng đất đào Vc, trình là khối lượng bê tông lót móng + khối lượng xây móng ( hoặc bê tông). Tính theo kinh nghiệm ( tính gần đúng): Vlấp = 1/3 Vđào 2. CÔNG TÁC ĐÓNG CỌC Trong các công trình xây dựng đối với những nơi có nền đất yếu, để làm tăng khả năng chịu lực của nền móng, ta có thể gia cố nền móng bằng phương pháp đóng cọc ( cọc cừ tràm, cọc tre, cọc cát, cọc đá, cọc bê tông cốt thép…), phổ biến nhất hiện nay ở miền tây nam bộ là đóng cọc cừ tràm. 1. Đơn vị tính: Tính theo m dài ( 100 m). 2. Qui cách: Cừ 5 + Chiều dài: 5 m ( được phép dạc 20 – 30 cm) + Đường kính gốc: từ 80 – 100 mm ( hoặc đường kính ngọn: 42 – 48 mm). + Mật độ: 25 cây/m2 3. Phương pháp tính: Dựa vào bản vẽ thiết kế: + Tổng chiều dài = Diện tích gia cố móng x chiều dài cọc x mật độ cọc. + Vét bùn đầu cọc = Diện tích gia cố móng x chiều sâu vét. + Phủ cát đầu cọc = Diện tích gia cố móng x chiều sâu đầu cọc. 3. CÔNG TÁC BÊ TÔNG MÓNG, ĐK…  Đổ bê tông lót móng: KL = diện tích dáy móng x chiều dày lớp lót  SXLD thép vỉ móng, thép cổ cột: ( Phần tính cốt thép có hướng dẫn riêng)  Ghép cốt pha móng: ( Phần tính cốt thép có hướng dẫn riêng)  Đổ bê tông móng: Được tính riêng cho từng phần rồi cộng lại ( Từng phần là căn cứ theo thiết kế cho từng công trình)  Lấp đất chân móng: KL = 1/3V đào.  Ghép cốt pha đà kiềng ( ĐK):  SXLD cốt thép ĐK:  Đổ cát tôn nền: KL = diện tichí nền x chiều cao tôn nền x hệ số đầm nén. 13
  14. BÀI 3: TÍNH TIÊN LƯỢNG PHẦN THÂN Khối lượng công tác phần thân của công trình đước tính bắt đầu từ công tác đổ bê tông cột, xây tường, lắp đặt lanh tô, ô văng….. đến hết phần công tác dầm sàn. Đối với nhà nhiều tầng thì: + Phần thân tầng 1: bắt đầu từ công tác đổ bê tông cột tầng 1, xây tường, lắp đặt lanh tô, ô văng….. tầng 1 đến hết phần công tác dầm sàn tầng 1. + Phần thân tầng 2: bắt đầu từ công tác đổ bê tông cột tầng 2, xây tường, lắp đặt lanh tô, ô văng….. tầng 2 đến hết phần công tác dầm sàn tầng 2. + Phần thân tầng 3: bắt đầu từ công tác đổ bê tông cột tầng 3, xây tường, lắp đặt lanh tô, ô văng….. tầng 3 đến hết phần công tác dầm sàn tầng 3. + Phần thân tầng n: bắt đầu từ công tác đổ bê tông cột tầng n, xây tường, lắp đặt lanh tô, ô văng….. tầng n đến hết phần công tác dầm sàn tầng n. Khống lương phần thân của nhà nhiều tầng = tổng khối lượng của các tầng cộng lại. Trong công trình xây dựng, các công việc của phần thân xen kẽ lẫn nhau, vì vậy khi tính toán cần nghiên cứu kỹ bản vẽ để tính riêng các khối lượng có các qui cách khác nhau. Đưa các hình khối phức tạp về hình phẳng để cho dễ tính toán. Ví dụ: 1. Công tác xây: a) Đơn vị tính: Công tác xây tính theo m3. b) Quy cách: Cần phân biệt theo các yếu tố sau: + Bộ phận xây: Xây móng, xây tường, xây trụ… + Vị trí của các bộ phận: Tầng 1, tầng 2…độ cao < 4 m, hay > 4m. + Vật liệu xây: Đá, gạch ống. Gạch thẻ… + Loại vữa: Vữa vôi, vữa tam hợp, vữa xi măng… c) Phương pháp tính toán: + Áp dụng cách đặt thừa số chung cho chiều cao và chiều dày tường. + Lấy toàn bộ chiều dài của tường nhân với chiều cao ta được toàn bộ diện tích tường. 14
  15. + Lấy toàn bộ diện tích tường trừ đi diện tích các lỗ chừa ( của, lỗ thông gió, quạt hút, máy lạnh…), được diện tích xây. + Lấy diện tích xây nhân với chiều dày, được toàn bộ khối lượng xây. 2. Công tác lắp dặt các cấu kiện: Các cấu kiện cần lắp đặt bao gồm: + Lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn: Lanh tô, ô văng, tấm đan, lam thông gió… + Lắp đặt các cấu kiện khác: Cửa các loại, bông cửa, song cửa… 3. Công tác cốp pha: + Cốt pha cột. + Cốt pha đà dầm + Cốt pha sàn + Cốt pha giằng 4. Công tác cốp thép: (Công tác cốt thép sẽ được thực hiện ở bài sau) + Cốt thép cột. + Cốt thép đà dầm + Cốt thép sàn + Cốt thép giằng 5. Công tác bê tông + Bê tông cột. + Bê tông đà dầm + Bê tông sàn + Bê tông giằng Ví dụ: Thực hiện tính tiên lượng của một công trình cụ thể. Bảng tiên lượng phần thân. Số Thành phần Đơn Số lần Kích thước Khối lượng TT Công việc Vị G. Dài Rộng Cao Riêng Chung nhau (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 15
  16. BÀI 4. TÍNH TIÊN LƯỢNG PHẦN MÁI- HOÀN THIỆN Trong xây dựng dân dụng thông thường các công tác thuộc về mái-hoàn thiện gồm có: + Công tác mái: SXLD vì kèo, xà gồ, cấu phong, ly tô, lợp mái… + Công tác trần: Gác dầm trần, đóng găng trần, đóng trần, đóng nẹp trần.. + Công tác hoàn thiện: trát ( tô), láng, ốp, lát… + Công tác sơn: Sơn cửa, sơn trần, bả matít, sơn B tường… 1. Công tác mái: 1.1. Sản xuất vì kèo mái: + Đơn vị tính: m3 + Qui cách: Cần phân biệt - Vì kèo gỗ mái ngói - Vì kèo gỗ mái phibrô xi măng - Vì kèo sắt mái ngói - Vì kèo sắt mái phibrô xi măng - Vì kèo hỗn hợp ( gỗ sắt) mái ngói - Vì kèo hỗn hợp ( gỗ sắt) mái tôn + Phương pháp tính: - Đối với nhà dân dụng: Thông thường sử dụng vì kèo điển hình do Bộ Xây dựng ban hành, trong mỗi bộ vì kèo đều có ghi cụ thể về phụ kiện và khối lượng gỗ. Như vậy ta chỉ cần lấy số liệu đưa vào bảng tính tiên lượng. - Trường hợp không phải là thiết kế định hình thì phải nghiên cứu kỹ bản vẽ, xem xét kỹ từng thanh: chiều dài, tiết diện ( bao giờ tính gỗ cũng phải tính dư về chiều dài), sau đó lập bảng thống kê gỗ: Bảng thống kê gỗ cho 1 vì kèo Đ/V Qui cách-kích thước (mm) Số Khối TT Diễn giải tính Dài Rộng Cao lượng lượng 1 Thanh quá giang m3 2 Thanh kèo - 3 Thanh trụ giữa - 4 Thanh chống đứng - 5 Thanh chố xiên - Thanh khóa đầu 6 - kèo 7 Thanh guốc kèo - 8 Thang ốp quá giang - Cộng - 16
  17. 1.2. Công tác lắp dựng xà gồ ( Đòn tay): + Đơn vị tính: m3 + Qui cách: Cần phân biệt - Xà gồ gỗ mái ngói - Xà gồ gỗ mái phibrô xi măng - Xà gồ sắt mái ngói - Xà gồ sắt mái phibrô xi măng + Phương pháp tính toán: - Đối với xà gồ, cầu phong, li tô gỗ cần tính toán cho từng loại, từng thanh ( chiều dài nhân với tiết diện) sau đó nhân với tổng số thanh cần tính. - Đối với xà gồ sắt tính theo từng hàng ra chiều dai rồi nhân với tổng số hàng ra tổng số mét dài xà gồ cần tính.. 1.3. Công tác lợp mái: + Đơn vị tính: 100 m2 + Qui cách: Cần phân biệt - Mái lợp ngói loại 22 viên/ m2, - Mái lợp tôn - Mái bằng bê tông cốt thép. + Phương pháp tính toán: - Đối với mái lợp ngói hay lợp tôn cần tính ra m2. - Đối với mái băng bê tông cốt thép, thì cần nghiên cứu kỹ bảng vẽ sau đó tính toán cho từng công việc theo cấu tạo của thiết kế: Lớp bê tông chịu lực, lớp bê tông chống nóng, lớp láng chống thấm, lớp cách âm cách nhiệt, lớp lót sân thượng, lớp trát trần. 2. Công tác trần: + Đơn vị tính: m2 + Qui cách: Cần phân biệt - Trần vôi rơm, trần mè gỗ - Trần bằng thạch cao - Trần bằng tấm nhựa - Trần lam biri gỗ. + Cách tính: Dựa vào bản vẽ thiết kế diện tích trần cần làm và loại trần để tính ra khối lượng của từng công việc. 3. Công trác trát ( tô): + Đơn vị tính: m2 + Qui cách: Cần phân biệt - Trát tường bên trong - Trát tường bên ngoài - Trát cột - Trát xà dầm - Trát trần - Trát lam + Cách tính: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để tính ra các công việc của phần trát. 4. Công tác láng: + Đơn vị tính: m2 + Qui cách: Cần phân biệt - Láng mái 17
  18. - Láng sê nô - Láng nền hành lang - Láng nền Wc + Cách tính: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để tính ra các công việc của phần trát. 5. Công tác ốp: + Đơn vị tính: m2 + Qui cách: Cần phân biệt - Ốp tường trong nhà - Ốp tường ngoài - Ốp cột - Ốp tường Wc + Cách tính: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để tính ra các công việc của phần ốp. 6. Công tác lát: + Đơn vị tính: m2 + Qui cách: Cần phân biệt - Lát nền sàn - Lát nền hành lang - Lát nền - Lát nền Wc + Cách tính: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để tính ra các công việc của phần lát. 7. Công tác quét vôi, sơn, bả ma tít… + Đơn vị tính: m2 + Qui cách: Cần phân biệt - Quét vôi tường 1 nước trắng 2 nước màu - Quét vôi trần 3 nước trắng - Bả matít tường ngoài, sơn B tường ngoài - Bả matít tường trong, sơn B tường trong - Sơn các cấu kiện gỗ, thép + Cách tính: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để tính ra các công việc của phần vôi sơn. 18
  19. BÀI 5: TÍNH TIÊN LƯỢNG PHẦN CỐT THÉP Trong xây dựng thép được dùng ở các dạng: - Kết cấu thép: Cột, dầm, vì kèo, dầm thép… những kết cấu này thường dùng thép hình ( U, I, T, L, …), thép bản, cũng có khi dùng thép tròn. - Cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép thường dùng thép tròn ( thép tròng trơn hoặc thép gân, gờ). 1. Đơn vị tính: Tấn, kg. 2. Quy cách: Cần phân biệt các đểm sau: - Loại thép: CT1, CT2…, AI, AII….CI, CII, CIII, CIV - Kích thước: Đối với thép hình hoặc ký hiệu thép. - Đường kính thép ( đối với thép tròn): Fi < 10, Fi 18 - Loại cấu kiện: Cột, đà kiềng, dầm, xà, sàn, giằng, lanh tô, cầu thang… - Vị trí cấu kiện: Cao < 4 m, cao > 4 m - Phương pháp thi công: Thủ công, kết hợp máy. 3. Phương pháp tính toán: 3.1. Tính tiên lượng cho kết cấu thép: - Tính ra chiều dài của từng loại thanh thép trong kết cấu - Tính ra diện tích của từng tấm thép bản trong cấu kiện. Dùng bảng trong lượng đơn vị có sẵn ( trong sổ tay tính toán kết cấu thép) để tính ra trọng lượng của từng loại théprồi cộng lai được trọng lượng tổng cộng. 3.2. Tính thép trong kết cấu bê tông cốt thép: Tính tiên lượng cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép ta thường bóc khối lượng đã được tính sẵn trong bảnh thống kê cốt thép ở bản vẽ thiết kế ( phần bản vẽ kết cấu). - Trọng lượng đơn vị của từng loại đường kính có trong phần kết cấu bê tông cốt thép. - Bảng thống kê cốt thép theo mẫu sau: Tên Hình dáng – Số lượng thanh Chiều dài cấu kích thước 1 cấu 1 thanh Toàn bộ Fi Toàn bộ kiện thanh kiện ( mm) (m) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Sau khi đã thốnh kê toàn bộ cốt thép trong các cấu kiện bê tông cốt thép ta tổng hợp cốt thép lại, bằng cách cốt thép có cùng Fi được cộng lại với nhau nhân với trong lượng riêng của cốt thép đa ta được toàn bộ trong lương của loại thép đó. Cộng toàn bộ các trong lượng của từng loại Fi ta có trong lượng thép của toàn bộ công trình. Lấy trong lượng của phần thép tính được nhân với tỷ lệ thép 1 ly có trong định mức ta được thép buộc 1 ly. 19
  20. Chú ý: Phần cộng chung, cộng các loại thép có cùng đường kính của các cấu kiện có cùng qui cách trong công trình. Chẳng hạn ta cộng chung khối lượng từng loại đường kính của các nhóm cấu kiện như: - Cốt thép móng - Cốt thép cột - Cốt thép đà kiềng - Cốt thép dầm - Cốt thép sàn - Cốt thép cầu thang - Cốt thép lanh tô, ô văng - Cốt thép sê nô. Trong hồ sơ thiết kế việc tính toán, bố trí thép và lập bảng thống kê cốt thép là công việc của người thiết kế nhưng trong một số trường hợp ta cũng cần tính lại và lập bảng thống kê thép trên cơ sở đó để tinh khối lượng thép. Để làm việc này phải nghiên cứu kỹ bản vẽ chi tiết và cấu tạo. Để tính chiều dài của thanh thép cần phải tính được chiều dài của kết cấu bê tông rồi trừ đi 2 lần lớp bảo vệ cốt thép của bê tông ( lớp bê tông bảo vệ cốt thép có trong giáo trình bê tông). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2