intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dự toán xây dựng và cấp thoát nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Dự toán xây dựng và cấp thoát nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái niệm cơ bản về dự toán xây dựng và cấp thoát nước; các bước lập hồ sơ dự toán xây dựng và cấp thoát nước công trình cấp III. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dự toán xây dựng và cấp thoát nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG VÀ CẤP THOÁT NƯỚC NGÀNH: CẤP THOÁT NƯỚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐXD1 ngày…….tháng….năm ......... …………........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng số 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho cc mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh ngành Cấp thoát nước, đồng thời được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng xây dựng số 1, Bộ môn Cấp nước – Khoa Quản lý Xây dựng và đô thị đã biên soạn giáo trình môn: Dự toán xây dựng và Cấp thoát nước. Giáo trình này cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản sau: Phần mở đầu: Một số khái niệm về công tác dự toán. Chương 1: Phương pháp tính khối lượng các loại công việc trong công trình xây dựng và cấp thoát nước (Đo bóc tiên lượng). Chương 2 bao gồm các nội dung: Sử dụng định mức dự toán xây dựng công trình để tính nhu cầu về vật liệu, nhân công, máy thi công cho công trình xây dựng và cấp thoát nước. Sử dụng đơn giá để lập dự toán cho công trình xây dựng và cấp thoát nước. Với những kiến thức cơ bản trên học sinh sau khi học xong môn học có thể lập được dự toán các công trình xây dựng và cấp thoát nước. Lần đầu tiên biên soạn cuốn giáo trình này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong được lượng thứ và tiếp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng để những lần in sau sẽ hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Vũ Linh Huyền Trang 2. Nguyễn Tiến Toàn 3
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ... 6 1. Tổng mức đầu tư ............................................................................................................. 6 2. Dự toán xây dựng công trình .......................................................................................... 7 2.1. Khái niệm Dự toán xây dựng công trình.................................................................. 7 2.2. Vai trò của Dự toán xây dựng công trình ................................................................. 8 3. Định mức dự toán và đơn giá XD công trình.................................................................. 8 3.1. Hệ thống định mức xây dựng ................................................................................... 8 3.2. Hệ thống Giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng...................................... 8 CHƯƠNG 1: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ CẤP THOÁT NƯỚC ............. 10 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ CẤP THOÁT NƯỚC ............................................................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 10 1.1.2. Trình tự đo bóc khối lượng xây dựng công trình ............................................ 10 1.1.3. Một số điều cần chú ý khi tính tiên lượng ...................................................... 12 1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG TÁC XÂY LẮP ........................................................................................................................................... 17 1.2.1. Công tác đào, đắp đất: ......................................................................................... 17 1.2.2. Công tác cọc ........................................................................................................ 24 1.2.3. Công tác bê tông: ................................................................................................ 26 1.2.4. Công tác thép....................................................................................................... 33 1.2.5. Công tác ván khuôn ............................................................................................. 38 1.2.6. Công tác xây ........................................................................................................ 41 1.2.7. Công tác hoàn thiện ............................................................................................. 46 1.2.8. Đo bóc khối lượng lắp đặt ống, phụ tùng, thiết bị thuộc mạng ngoài công trình 51 1.2.9. Đo bóc khối lượng lắp đặt ống, phụ tùng, thiết bị vệ sinh (phụ kiện) của hệ thống cấp thoát nước trong công trình .......................................................................... 54 1.2.10. Đo bóc khối lượng trong công tác khai thác nước ngầm: ................................. 57 1.3. ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG CHO MỘT CÔNG TRÌNH ............................................. 59 1.3.1. Các bước tiến hành đo bóc khối lượng .............................................................. 59 1.3.2. Trình tự đo bóc khối lượng cho một công trình/hạng mục công trình. ............. 59 1.3.3. Trình bày kết quả vào bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình) ..................................................................................................................... 61 1.3.4. Bài tập chương .................................................................................................... 61 CHƯƠNG 2........................................................................................................................... 64 LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ CẤP THOÁT NƯỚC ......................... 64 2.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU - VẬT LIỆU NHÂN CÔNG - MÁY THI CÔNG ............ 64 2.1.1. Tác dụng, cơ sở lập dự toán nhu cầu vật liệu – nhân công – máy thi công ........ 64 2.1.2. Phương pháp tra Định mức dự toán xây dựng công trình.................................. 65 2.1.3. Lập bảng phân tích VL – NC – MTC và Bảng tổng hợp các nhu cầu VL – NC – MTC .............................................................................................................................. 72 2.1.4. Bài tập ví dụ ........................................................................................................ 74 2.2. LẬP DỰ TOÁN ......................................................................................................... 80 2.2.1. Nội dung dự toán xây dựng công trình ............................................................... 80 2.2.2. Phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng ........................................................ 83 2.2.3. Bài tập chương .................................................................................................... 88 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 97 4
  5. GIÁO TRÌNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG VÀ CẤP THOÁT NƯỚC Tên môn học: Dự toán xây dựng và cấp thoát nước Mã môn học: MH19 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được phân bố vào năm thứ hai, sau môn học Kỹ thuật thi công công trình cấp thoát nước. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Là môn học chuyên ngành cung cấp kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc đo bóc khối lượng, lập hồ sơ dự toán. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Khái niệm cơ bản về dự toán xây dựng và cấp thoát nước. + Các bước lập hồ sơ dự toán xây dựng và cấp thoát nước công trình cấp III. - Về kỹ năng: + Đo bóc được khối lượng xây dựng và cấp thoát nước công trình cấp III; + Lập các bảng phân tích VL-NC-MTC; Bảng tổng hợp nhu cầu VL-NC-MTC; + Lập được các bảng dự toán chi phí, bảng chênh lệch vật liệu, bảng tổng hợp kinh phí. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có thái độ làm việc khoa học, cẩn thận, trung thực. + Có ý thức cập nhật các văn bản mới liên quan đến công việc lập dự toán. 5
  6. PHẦN MỞ ĐẦU: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Giới thiệu: Chương mở đầu bao gồm các khái niệm cơ bản tổng mức đầu tư, dự toán và định mức, đơn giá dự toán xây dựng công trình. Mục tiêu: Trình bày được: + Khái niệm và các nội dung của tổng mức đầu tư. + Khái niệm và các nội dung của dự toán xây dựng công trình + Định mức, đơn giá dự toán xây dựng công trình. Nội dung chính: 1. Tổng mức đầu tư ( Theo Điều 4 Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.) 1.1.Khái niệm Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng tương tự sơ bộ tổng mức đầu tư. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng là dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 32 và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có). Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn phương án đầu tư, là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. 1.2. Nội dung Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng. Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau: V = GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP Trong đó: - V : tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình; - GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - GXD : chi phí xây dựng; - GTB : chi phí thiết bị; 6
  7. - GQLDA: chi phí quản lý dự án; - GTV : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; - GK : chi phí khác; - GDP : chi phí dự phòng. 1.3. Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau 1.3.1. Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; 1.3.2. Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác; 1.3.3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác; 1.3.4. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; 1.3.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác liên quan; 1.3.6. Chi phí khác bao gồm: chi phí hạng mục chung (gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình); và các chi phí không thuộc các nội dung từ 1.3.1 đến 1.3.5; 1.3.7. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. 2. Dự toán xây dựng công trình 2.1. Khái niệm Dự toán xây dựng công trình - Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. 7
  8. - Dự toán xây dựng công trình sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu 2.2. Vai trò của Dự toán xây dựng công trình - Được lập theo từng công trình, hạng mục công trình, công việc xây dựng cụ thể; - Là căn cứ để quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện; - Được xác định trên cơ sở khối lượng công việc của TKKT, TKBVTC hoặc nhiệm vụ công việc, định mức, đơn giá xây dựng công trình, một số định mức tính theo tỷ lệ %; - Đối với công trình được tổ chức đấu thầu: Dự toán xây dựng công trình là cơ sở để xác định dự toán gói thầu; - Đối với công trình được chỉ định thầu: Dự toán xây dựng công trình là cơ sở để đàm phán giá hợp đồng, thực hiện việc thanh toán. 3. Định mức dự toán và đơn giá XD công trình 3.1. Hệ thống định mức xây dựng - Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế- kỹ thuật và định mức chi phí. + Định mức kinh tế kỹ thuật là mức hao phí cần thiết về vật liệu, Nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Định mức kinh tế kỹ thuật bao gồm: Định mức cơ sở và Định mức dự toán xây dựng công trình (gồm phần xây dựng, lắp đặt, khảo sát, sửa chữa, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết câú xây dựng và các định mức xây dựng khác). Định mức cơ sở gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công. Định mức cơ sở để xác định định mức dự toán xây dựng công trình. Định mức dự toán xây dựng công trình là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng công trình. + Định mức chi phí gồm định mức tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) và định mức tính bằng giá trị. Định mức chi phí là cơ sở để xác định giá xây dựng, dự toán chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng gồm chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí hạng mục chung và một số công việc, chi phí khác. 3.2. Hệ thống Giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng - Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm: Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình, giá xây dựng tổng hợp được dùng để lập, điều chỉnh chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư, dự toán công trình và giá hợp đồng xây dựng. + Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế- Kỹ thuật tổng hợp bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây 8
  9. dựng của công trình xây dựng cụ thể. như 1 m3 bê tông, 1m2 gạch lát, 1 tấn cốt thép, 100m dài cọc ... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật). +Giá xây dựng tổng hợp là chỉ tiêu kinh tế - Kỹ thuật bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một nhóm loại công tác xây dựng, một đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình. - Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian, làm cơ sở xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. ĐM hiện hành: Phần Xây dựng. Phần Lắp đặt: ống thép tráng kẽm, ống và phụ tùng ống nhựa, ống và cống bê tông, ống gang, ống thép thép đen và ống thép không gỉ. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm và nội dung tổng mức đầu tư? 2. Khái niệm và nội dung dự toán xây dựng công trình? 3. Hệ thống định mức và đơn giá xây dựng công trình? 9
  10. CHƯƠNG 1: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ CẤP THOÁT NƯỚC Giới thiệu: Chương 1 bao gồm các nội dung: trình tự, phương pháp đo bóc khôi lượng công tác xây lắp. Mục tiêu: Trình bày được: - Trình bày được khái niệm, trình tự, một số điểm cần chú ý khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình. - Trình bày được đơn vị tính, quy cách, phương pháp tính và thực hiện đo bóc khối lượng một số loại công tác xây lắp giới thiệu trong bài. - Thực hiện được đúng và đủ trình tự đo bóc khối lượng cho một hạng mục cấp thoát nước. Nội dung chính: 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ CẤP THOÁT NƯỚC 1.1.1. Khái niệm Trước khi xây dựng công trình hoặc một bộ phận công trình, ta cần phải tính toán được khối lượng của từng công việc cụ thể. Tính trước khối lượng cụ thể của từng công việc được gọi là tính tiên lượng. Vì vậy, phải dựa vào bản vẽ trong hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật do thiết kế quy định để tính ra tiên lượng công tác xây lắp của công trình. Tiên lượng là công tác trung tâm của dự toán, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều công sức, thời gian và dễ sai sót nhất trong công tác dự toán. Nếu tiên lượng công tác xây lắp xác định không chính xác sẽ dẫn đến sai lệch giá trị dự toán xây lắp của công trình và dự toán sai nhu cầu vật liệu nhân công xe máy thi công phục vụ thi công xây lắp công trình. Khi tính toán các khối lượng công tác ta lập nên bảng tính toán, đo bóc khối lượng; bảng là căn cứ chủ yếu và hết sức quan trọng khi xác định giá trị dự toán xây lắp và dự tính nhu cầu sử dụng vật tư, nhân lực, xe máy thiết bị thi công cho công trình. 1.1.2. Trình tự đo bóc khối lượng xây dựng công trình Khi tính khối lượng của một công trình ta cần phải tiến hành theo trình tự sau: a. Nghiên cứu bản vẽ Từ tổng thể đến bộ phận rồi đến chi tiết để hiểu thật rõ bộ phận cần tính. Hiểu sự liên hệ giữa các bộ phận với nhau giúp ta quyết định cách phân tích khối lượng hợp lý, đúng đắn. b. Phân tích khối lượng 10
  11. - Dựa theo quy cách đã được quy định trong định mức và đơn giá, phân tích các loại công tác thành từng khối lượng để tính toán riêng. - Hiểu rõ từng bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận (hình khối, cấu tạo), áp dụng các kiến thức toán học như tính: chu vi, diện tích, khối tích… Hình khối phức tạp ta có thể chia các hình đó thành các hình hoặc khối đơn giản có công thức để tính toán. c. Tìm kích thước tính toán Khi phân tích ra hình hoặc khối ta cần phải tìm các kích thước để tính toán: - Dựa vào bản vẽ, cấu tạo từng bộ phận, các chỉ dẫn kỹ thuật…để xác định cho chính xác kích thước của cấu kiện cần tính toán. d. Tính toán và trình bày kết quả Sau các bước trên ta tiến hành tính toán và trình bày kết quả vào “Bảng tính toán, đo bóc khối lượng xây dựng công trình” hoặc “Bảng dự toán”. *Yêu cầu khi tính toán, đo bóc khối lượng xây dựng công trình -Tính toán phải đơn giản, trình bày sao cho dễ kiểm tra. -Chú ý lợi dụng cách đặt thừa số chung cho các bộ phận giống nhau để giảm bớt số phép tính. -Khi lập công thức tính cần tuân thủ theo nguyên tắc được quy định tại Quyết định 788/QĐ-BXD ngày 26/8/2010 của Bộ Xây dựng về việc công bố hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình như sau: kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều cao (hoặc chiều sâu). Tuy nhiên, khi không theo thứ tự này phải diễn giải cụ thể; Ví dụ: Tính thể tích cấu kiện ta lập theo công thức sau: V = nDRC (m3) n: số bộ phận giống nhau D: Chiều dài (m) R: Chiều rộng (m) C: Chiều cao (m) -Trước khi lập công thức tính người tính cần phải nêu tên, chỉ điểm cấu kiện cần tính toán. Nêu tên là người tính cần nêu được tên cấu kiện theo bản vẽ thiết kế đã đặt còn chỉ điểm là cần chỉ rõ cấu kiện nằm ở trục nào, cao độ nào trên bản vẽ thiết kế; - Phải chú ý đến các số liệu có liên quan để dùng tính cho phần sau; - Về quy cách: Cần ghi đầy đủ, chính xác quy cách của từng loại công tác nhằm mục đích tra cứu đơn giá, định mức sau này được dễ dàng. Bảng 1.1. Bảng tính toán, đo bóc khối lượng Ký Mã Kích thước (m) Khối Khối S Tên công việc và Đơn BP Ghi hiệu hiệu lượng lượng TT quy cách vị GN D R C chú b.vẽ c.tác 1 b.phận toàn bộ 11
  12. (A) (B) (C) (D) (E) (1) (2) (3) (4) (5)=2*3*4 (6)=1*5 (F) A. Phần móng 1 Đào móng 2 Bê tông lót móng 3 Cốt thép móng 4 Ván khuôn móng ….. B. Phần thân Tầng 1 5 Xây tường tầng 1 6 Trát tường tầng 1 ………. Tầng 2 7 Xây tường tầng 2 8 Trát tường tầng 2 ………… C. Phần mái 9 Xây tường thu hồi 10 Trát tường thu hồi 11 Lắp dựng xà gồ …… - Các kích thước ghi trong bảng bảng tính toán, đo bóc khối lượng là kích thước thực đã được tính toán nhưng không cần trình bày cách tính các kích thước đó trong bảng. 1.1.3. Một số điều cần chú ý khi tính tiên lượng a. Đơn vị tính Mỗi loại công tác khi tính ra khối lượng đều phải tính theo một đơn vị quy định thống nhất như: m2; m3; kg; tấn; cái… vì định mức hao phí và đơn giá chi phí cho mỗi loại công tác xây lắp đều được xây dựng theo đơn vị khối lượng đã quy định, thống nhất đó. VD: Định mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công cho công tác xây tường được xác định cho đơn vị 1m3 tường xây các loại, vì vậy tính tiên lượng công tác xây tường ta phải tính theo đơn vị là m3. Đối với công tác trát: Định mức xác định các hao phí cho 1m2 mặt trát, và đơn giá xác định chi phí cho 1m2 mặt trát, vì vậy trong tiên lượng công tác trát ta phải tính theo m2. b. Quy cách Quy cách của mỗi loại công tác là bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả của từng loại công tác đó như: + Bộ phận công trình: móng, tường, sàn, cột… + Vị trí: Vị trí của cấu kiện được tính ở độ cao h (m): h≤4m, h≤16m, h≤50m, h>50m. 12
  13. + Hình dáng, cấu tạo: đơn giản, phức tạp (khó, dễ trong thi công). + Yêu cầu về kỹ thuật. + Vật liệu xây dựng. + Biện pháp thi công. Những khối lượng công tác có một trong các yếu tố nêu ở trên khác nhau là những khối lượng có quy cách khác nhau. Cùng một loại công tác nhưng các khối lượng có quy cách khác nhau thì phải tính riêng. VD1: Xây móng cỡ > 33cm gạch chỉ, vữa XM M50 (bộ phận, vị trí) (hình khối) (vật liệu) VD2: Trát tường tầng 1, h ≤ 4m dày 1,5cm vữa tam hợp cát mịn M50 (bộ phận) (vị trí) (hình khối, kích cỡ) (vật liệu) c. Bài tập ví dụ 13
  14. 2 1 5000 200 200 4400 200 200 100 100 100200 200 100 B A 800 1300 4000 3400 1000 A 100 200 200100 A MAË BAÈ G BEÅTL1/50 T N , BT NAÉ BEÅ 1x2 M250 DAØ 200MM P ÑAÙ Y BT ÑAÙ BEÅ 1x2 M250 DAØ 200MM Y ÑAÙ Y BT LOÙ ÑAÙ T 4x6 M100 DAØ 100MM Y NEÀ ÑAÁ LEØ CHAË K=0.95 N T N T VEÙ BUØ KHOÛÑAÀ CÖØ T N I U 250, LAÁ CAÙ P T PHUÛ U CÖØ Y 200, ÑAÀ CHAË ÑAÀ DAØ M T DAÀ D1 M CÖØTRAØ Þ g>=80, Þ n>=45, L=4.5m M MAÄ ÑOÄ T 20caâ/m2 y +0.500 100 500 200 200300 300 500 ±0.000 MAÏ H NGÖØG C N 500 THANG THEÙ P 2200 1500 2700 2100 300 500 -1.500 -1.700 200 100 -2.000 -2.200 200 200 200 100 100 800 500 3500 100 200 200 5000 200 2 M.C A-A, TL1/50 1 14
  15. Ví dụ 1: Tính tiên lượng đào đất móng bể chứa bằng thủ công, đất cấp II, đáy bể đào mở rộng ra các bên 50cm, đào thành thẳng đứng. Hệ thống móng có mặt bằng và mặt cắt như hình vẽ. a. Nghiên cứu bản vẽ: Đào đất của bể chứa có hố thu sâu hơn đáy bể 0,5m. b. Phân tích khối lượng. - Đào đất móng bể chứa bằng thủ công, đất cấp II, R>1m, S>1m. c. Tìm kích thước tính toán. - Đào đất bể chưa kể phần hố thu: Chiều dài: D=5+0,1x2+0,2x2+0,1x2+0,5x2=6,8 m Chiều rộng: R=4+0,1x2+0,2x2+0,1x2+0,5x2=5,8 m Chiều cao: C=1,7+0,1+0,2=2,0m. - Đào đất phần hố thu: Chiều dài: D=R=0,2+0,1x2+0,2+0,8+0,5+0,5+0,1=2,5 m Chiều cao: C=2,2-1,7=0,5m. d. Tính toán và điền kết quả vào bảng đo bóc khối lượng công tác xây lắp. - Đào đất bể chưa kể phần hố thu: DxRxC=6,8x5,8x2,0=78,8m3 - Đào đất phần hố thu: DxRxC=2,5x2,5x0,5=3,125m3 - Đào đất bể gồm cả phần hố thu: V=78,8+3,125=81,925 m3 15
  16. Ví dụ 2: Tính tiên lượng đào đất móng băng bằng thủ công, đất cấp II, thành thẳng đứng; hệ thống móng có mặt bằng và mặt cắt như hình 1 2 3 4 B M1 M1 M1 M2 M2 M2 M2 A M1 M1 M1 mÆ b»ng Mãng t m1 m2 vẽ. mÆ c¾ Mãng t t Hình H.1.1 Bài giải: a. Nghiên cứu bản vẽ: Từ hình vẽ ta thấy có hai loại móng M1 và M2 Có cùng chiều sâu đào đất là 1m b. Phân tích khối lượng: Có 2 móng M1; 4 móng M2; hai móng này có cùng quy cách chiều rộng R≤3m và chiều sâu≤1m c. Tìm kích thước để tính toán: Móng M1: D1= 10,8+1 = 11,8m R1=0,8m S1=1m Móng M2: D2= 6-0,8 = 5,2m R2=1m 16
  17. S2=1m d. Tính toán và trình bày kết quả vào bảng tính toán, đo bóc khối lượng V1 = nD1R1S1 = 211,80,81 = 18,88 (m3) V2 = nD2R2S2 = 45,211 = 20,8 (m3) Vậy tổng khối lượng đất đào là: V = V1 + V2 = 18,88+20,8 = 39,68(m3) Bảng tính toán, đo bóc khối lượng hạng mục công trình Kích thước (m) S Ký Mã K.L K.L Tên công việc và Đơn BP Ghi T hiệu hiệu một toàn quy cách vị GN chú T b.vẽ c.tác D R C b.p bộ Đào đất móng băng, thành thẳng đứng, đào thủ công, đất m3 39,68 cấp II, rộng ≤3m, 1 H.1.1 sâu≤1m Móng M1: 2 11,8 0,8 1 9,44 18,88 Móng M2: 4 5,2 1 1 5,20 20,80 1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG TÁC XÂY LẮP 1.2.1. Công tác đào, đắp đất: Phần lớn các công trình khi xây dựng đều có công việc làm đất như: Đào móng (tường, cột), đào bể, đào mương rãnh, đắp đất, đắp nền, lấp chân móng…. 1.2.1.1. Đơn vị tính - Đào và đắp đất công trình bằng thủ công: m3. - Đào và đắp đất công trình bằng máy: 100m3. 1.2.1.2 Quy cách * Thi công đào, đắp đất bằng thủ công: - Loại móng: móng băng, móng đơn hay kênh mương, đào đất đặt đường ống … - Loại đất: Bùn hay đất Đất gồm 4 cấp: Cấp I, II, III, IV Bùn gồm: Bùn đặc, bùn lẫn rác, bùn lẫn sỏi đá, bùn lỏng - Kích thước: + Móng băng, mương rãnh: R ≤ 3m, R>3m, S ≤ 1m, ≤ 2m, ≤ 3m, >3m. + Móng cột trụ, hố kiểm tra: R ≤ 1m, R>1m, S ≤ 1m, S>1m. - Hệ số đầm nén K với công tác đắp. * Thi công đào, đắp đất bằng cơ giới: - Loại móng: móng băng, móng đơn hay kênh mương, đào đất đặt đường ống… 17
  18. - Cấp đất: 4 cấp: Cấp I, II, III, IV - Kích thước hố đào: R ≤ 6m, ≤ 10m, ≤ 20m, > 20m. - Loại máy: Máy đào, máy ủi, máy cạp với từng loại máy chú ý dung tích gầu, công suất máy, phạm vi đào và phương tiện, quãng đường vận chuyển. 1.2.1.3. Phương pháp tính a. Hố đào (đắp) đất có thành thẳng đứng: Thường gặp với móng không sâu, đất tốt, đắp nền nhà.... Công thức: I V = nD  R  H (m3) Trong đó: + n: số bộ phận giống nhau. + D: chiều dà hố đào (đắp), m. I + R: chiều rộng hố đào (đắp), m. MẶT BẰNG HỐ ĐÀO mÆ b»ng hè mãng t MẶT CẮTI I-I mÆ c¾ I - t t Hình H.1.2 + H: chiều sâu hố đào, m. b. Hố đào (đắp) có thành vát taluy: Công thức 3 mức cao: S1 H V= (S1+S2+4S3) (m3) b1 6 Trong đó: a1 + S1; S2: diện tích đáy trên và đáy dưới (điều kiện 2 đáy song song) S3 + S3: diện tích tiết diện cách đều S1 và S2 + H : khoảng cách giữa 2 đáy. a2 b2 Nếu trường hợp hai đáy là hình chữ nhật S2 có các cạnh a1; b1 và a2; b2: Hình H.1.3 S1 = a1×b1(m2) S2 = a2×b2(m2) (a 1 + a 2 ) ( b1 + b 2 ) 2 S3 =  (m ) 2 2 Vậy: V= H (a1.b1 + a 2 .b2 + (a1 + a 2 )(b1 + b2 ) (m3) 6 Chú ý: + Kích thước hố đào được xác định dựa vào kích thước trên mặt bằng móng, mặt cắt chi tiết móng. + Nếu đáy hố đào hẹp do yêu cầu thi công cần mở rộng thì tính theo đáy hố đào mở rộng. 18
  19. + Nếu đáy hố đào hoặc nền nhà có khối lượng bê tông gạch vỡ hoặc cát lót phủ kín thì khi tính nên tính ra diện tích đáy hố đào trước để lợi dụng diện tích đó tính cho phần sau. c. Hố đào (đắp) có chu vi khép kín Tính theo chu vi tim hay kích thước tim (nếu các móng của hệ thống tạo thành chu vi khép kín có kích thước mặt cắt giống nhau). I b I I I a mÆ c¾ I - I t t 1 2 mÆ b»ng mãng t Hình H.1.4 Chiều dài toàn bộ hố đào: D = 2 (La+Lb) (m) Khối lượng đất đào: V = DRH (m3) Khi gặp trường hợp hố đào gấp khúc ta tịnh tiến các trục gấp khúc sao cho hố đào trở về hình dạng đơn giản. 1 2 3 I c I I I l1 b l2 l 2' a mÆ c¾ I - I t t l 1' mÆ b»ng mãng t 19
  20. Hình H.1.6 Tịnh tiến đoạn móng ở trục B sang trục A: L1 = L1’ Tịnh tiến đoạn móng ở trục 2 sang trục 3: L2 = L2’ Ta thấy lúc này chiều dài toàn bộ hố đào: D = 2 (La+Lb) (m) Khối lượng đất đào: V = D  R  H (m3) d. Tính khối lượng đất lấp: Tính chính xác: Vlấp = Vđào- V Công trình chìm trong hố đào (m3) Vlấp: Khối lượng đất lấp (m3) Vđào: Khối lượng đất đào (m3) 1 Tính theo kinh nghiệm trong trường hợp đất lấp móng: Vlấp = Vđào (m3) 3 e. Tính khối lượng vận chuyển đất thừa đổ đi: Vvận chuyển = Vđào -Vlấp (m3) 1.2.1.4. Bài tập ví dụ: Tính khối lượng đào rãnh, lấp rãnh đặt cống BTCT đường kính 1m. Độ dài, độ rộng đáy rãnh, độ sâu đáy rãnh theo hình vẽ. Đất lấp rãnh dùng luôn đất đào lên với hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp 1,1, sử dụng đầm cóc để đầm đất với độ chặt K=0,9. Khối lượng đất thừa phải vận chuyển đổ đi cách địa điểm thi công 15km bằng xe oto 7 tấn. Đất cấp II, mặt bằng rộng có thể thi công bằng máy đào loại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0