intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dự toán xây dựng (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Dự toán xây dựng (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các nội dung cơ bản về đo bóc khối lượng; liệt kê được trình tự triển khai công tác đo bóc khối lượng các loại công tác bê tông, công tác xây và hoàn thiện; các bước cơ bản lập dự toán phần việc được giao. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dự toán xây dựng (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DỰ TOÁN XÂY DỰNG NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1) Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình DỰ TOÁN XÂY DỰNG được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. DỰ TOÁN XÂY DỰNG là môn học, mô đun chung nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng Đo bóc khối lượng và lập dự toán chi phí xây dựng công trình cho người học. Giáo trình DỰ TOÁN XÂY DỰNG do bộ môn Định giá dự toán biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành về phương pháp đo bóc khối lượng xây dựng công trình do Bộ Xây dựng quy định. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 10 bài sau: Bài 1: Tổng quan về đo bóc khối lượng và lập dự toán chi phí xây dựng Bài 2: Công tác bê tông Bài 3: Công tác thép Bài 4: Công tác ván khuôn Bài 5: Công tác xây Bài 6: Công tác hoàn thiện Bài 7: Dự toán nhu cầu vât liệu- nhân công- máy thi công
  3. Bài 8: Bài tập tổng hợp Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Định giá dự toán của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn Chủ biên: Tô Thị Lan Phương
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 Bài 1 Tổng quan về đo bóc khối lượng và lập dự toán 2 1.1 Khái niệm về đo bóc khối lượng và lập dự toán CPXD 2 1.1.1 Khái niệm về đo bóc khối lượng 2 1.1.2 Khái niệm về lập dự toán CPXD 4 1.2 Trình tự đo bóc khối lượng và lập dự toán CPXD 5 1.2.1 Trình tự đo bóc khối lượng XDCT 5 1.2.2 Trình tự lập dự toán chi phí xây dựng 7 Bài 2 Công tác bê tông 11 2.1 Đơn vị và quy cách 11 2.1.1 Đơn vị 11 2.1.2 Quy cách 11 2.2 Phương pháp tính 12 2.2.1 Xác định kích thước tính toán 12 2.2.2 Phân tích khối lượng 12 2.2.3 Tính toán và trình bày kết quả 13 2.2.4 Bài tập thực hành 17 Bài 3 Công tác thép 22 3.1 Đơn vị và quy cách 22 3.1.1 Đơn vị 22 3.1.2 Quy cách 22 3.2 Phương pháp tính 22 3.2.1 Xác định kích thước tính toán 22 3.2.2 Phân tích khối lượng 22 3.2.3 Tính toán và trình bày kết quả 23 3.2.4 Bài tập thực hành 23 Bài 4 Công tác ván khuôn 22 4.1 Đơn vị và quy cách 22 4.1.1 Đơn vị 22 4.1.2 Quy cách 22 4.2 Phương pháp tính 22 4.2.1 Xác định kích thước tính toán 22 4.2.2 Phân tích khối lượng 22
  5. 4.2.3 Tính toán và trình bày kết quả 23 4.2.4 Bài tập thực hành 23 Bài 5 Công tác xây 22 5.1 Đơn vị và quy cách 22 5.1.1 Đơn vị 22 5.1.2 Quy cách 22 5.2 Phương pháp tính 22 5.2.1 Xác định kích thước tính toán 22 5.2.2 Phân tích khối lượng 22 5.2.3 Tính toán và trình bày kết quả 23 5.2.4 Bài tập thực hành 23 Bài 6 Công tác hoàn thiện 22 6.1 Đơn vị và quy cách 22 6.2 Phương pháp tính 22 Bài 7 Dự toán nhu cầu vật liệu- nhân công- máy thi công 22 7.1 Tác dụng, cơ sở của việc xác định dự toán nhu cầu VL - NC – 22 MTC 7.1.1 Tác dụng 23 7.1.2 Cơ sở 23 7.2 Nội dung và phương pháp xác định dự toán nhu cầu VL – NC - MTC 7.2.1 Nội dung 7.2.2 Phương pháp Bài 8 Bài tập tổng hợp 8.1 Giao nhiệm vụ và hướng dẫn tính toán 8.2 Tính toán và trình bày
  6. GIÁO TRÌNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG Tên môn học: DỰ TOÁN XÂY DỰNG Mã môn học: MH15 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 2; + Môn học tiên quyết: Đọc bản vẽ xây dựng và thi công xây dựng. - Tính chất: Các môn học chuyên môn chung - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Môn học đóng vai trò quan trọng cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng đo bóc khối lượng một số công tác trong xây dựng công trình theo đúng quy định hiện hành của Bộ Xây dựng; + Nắm được phương pháp lập dự toán cũng như các văn bản hiện hành khi lập dự toán. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được các nội dung cơ bản về đo bóc khối lượng: Khái niệm, trình tự đo bóc khối lượng; + Liệt kê được trình tự triển khai công tác đo bóc khối lượng các loại công tác bê tông, công tác xây và hoàn thiện; + Liệt kê được các bước cơ bản lập dự toán phần việc được giao. - Kỹ năng: + Đo bóc được khối lượng các loại công tác bê tông, công tác xây và hoàn thiện; + Lập được dự toán phần việc được giao. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:Cẩn thận, trung thực và chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện công tác chuyên môn; Nội dung của môn học:
  7. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG Mã Bài: B1 Giới thiệu: Bài “ Tổng quan về đo bóc khối lượng và lập dự toán chi phí xây dựng công trình” là bài học đầu tiên nằm trong môn học Dự toán xây dựng. Bài học này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về đo bóc khối lượng xây dựng công trình và lập dự toán xây dựng công trình Mục tiêu: - Trình bày được những khái niệm cơ bản về đo bóc khối lượng và lập dự toán xây dựng công trình; - Liệt kê được trình tự triển khai công tác đo bóc khối lượng XDCT Nội dung chính: 1.1. Khái niệm về đo bóc khối lượng và lập dự toán CPXD 1.1.1. Khái niệm về đo bóc khối lượng Đo bóc khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công), hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam”. Khối lượng công tác đo bóc được trình bày vào: - Bảng tiên lượng, bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình (Phần mền dự toán) - Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng (Phụ lục 03- Thông tư 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng) Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình Ký Khối Khối S Mã Bộ hiệ Danh lượn lượn hiệ Đơ phận Diễn giải Ghi T u mục g1 g u n vị giống tính toán chú T bản công tác bộ toàn côn nhau vẽ phận bộ
  8. g tác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) * Ghi chú: - Danh mục ở cột (4), đơn vị ở cột (5) được lập phù hợp với định mức - Tại cột diễn giải tính toán (Cột 7): cần ghi rõ chi tiết cơ sở đưa ra các khối lượng,c ông thức xác định - Cột (10) dành cho các ghi chú cần thuyết minh làm rõ về đặc điểm, mô tả khoản mục công việc cần lưu ý khi thực hiện đo bóc, xác định chi phí, áp đơn giá cho công tác,… *Ý nghĩa - Khối lượng đo bóc là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc xác định giá trị dự toán và làm căn cứ quyết định đầu tư, chọn phương án đối với chủ đầu tư và là căn cứ quyết định phương án dự thầu của nhà thầu; - Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là cơ sở cho việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và lập bảng khối lượng mời thầu khi tổ chức đấu thầu; - Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là cơ sở cho việc kiểm soát chi phí, thanh quyết toán giá trị hợp đồng thi công xây dựng công trình; Việc tính đúng, đủ khối lượng ban đầu công tác xây dựng là mối quan tâm của người tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng. Đo bóc khối lượng xây dựng công trình là công tác trung tâm của dự toán, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều công sức, thời gian và dễ sai sót nhất trong công tác dự toán. Nếu khối lượng công tác xây lắp xác định không chính xác sẽ dẫn đến sai lệch giá trị dự toán xây lắp của công trình. *Yêu cầu
  9. Khối lượng xây dựng công trình phải được đo, đếm, tính toán theo trình tự phù hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối lượng đo bóc cần thể hiện tính chất kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng và phương pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để xác định được chi phí xây dựng. Theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối lượng đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình như phần ngầm (cốt ±0.00 trở xuống), phần nổi (cốt ±0.00 trở lên), phần hoàn thiện và phần xây dựng khác,... Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan đến quá trình đo bóc cần nêu rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết kế công trình xây dựng. Khi tính toán những công việc cần diễn giải thì phải có diễn giải cụ thể như độ cong vòm, tính chất vật liệu, điều kiện thi công (trên cao, độ sâu,...) Các kích thước đo bóc phải được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều cao (chiều sâu); khi không theo thứ tự này phải có diễn giải cụ thể. Các ký hiệu dùng trong tính toán phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế Tên gọi các danh mục công tác đo bóc phải phù hợp với tên gọi công tác xây lắp tương ứng trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình 1.1.2. Khái niệm về lập dự toán CPXD Khái niệm lập dự toán là hình thức dự trù và liệt kê tất cả chi phí dự kiến để đầu tư xây dựng công trình. Bảng dự toán công trình xây dựng là toàn bộ chi phí xây dựng công trình trước khi thi công được xác định trên cơ sở các số liệu dự kiến trước của công trình và các hướng dẫn phương pháp xác định. Đồng thời, nó trở thành cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lí vốn khi đầu tư xây dựng công trình *Vai trò việc lập dự toán: ˗ Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán khi chỉ định thầu. ˗ Là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu. ˗ Là cơ sở để tính toán chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong việc lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.
  10. ˗ Là tài liệu cho biết phí tổn xây dựng công trình, là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn *Ý nghĩa việc lập dự toán: ˗ Giúp chủ đầu tư biết được số tiền sẽ phải chi trả ra để có được công trình. ˗ Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu. ˗ Tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư. ˗ Sử dụng để làm căn cứ để thẩm tra, phê duyệt quyết toán. *Nguyên tắc xác định dự toán ˗ Tính đúng, tính đủ không trùng lặp chi phí, các nội dung chi phí phù hợp và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước. ˗ Lập theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán 1.2. Trình tự đo bóc khối lượng và lập dự toán CPXD 1.2.1. Trình tự đo bóc khối lượng XDCT a. Các bước thực hiện đo bóc khối lượng Bước 1. Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế - Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài liệu chỉ dẫn kèm theo. Trường hợp cần thiết yêu cầu người thiết kế giải thích rõ các vấn đề có liên quan đến đo bóc khối lượng xây dựng công trình; - Nghiên cứu từ tổng thể đến bộ phận rồi chi tiết để hiểu rõ bộ phận cần tính và mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau hoặc phân tích các mâu thuẫn trong hồ sơ thiết kế (nếu có). Bước 2. Phân tích khối lượng - Phân tích các loại công tác thành từng khối lượng để tính toán dựa theo quy cách đã được phân biệt trong định mức và đơn giá. Cùng loại công việc nhưng quy cách khác nhau thì phải tính toán riêng; - Phân tích khối lượng sao cho việc tính toán, đơn giản, dễ dàng sử dụng các kiến thức toán học như công thức tính chu vi, diên tích hình phẳng, thể tích của các hình khối. Với các hình, khối phức tạp có thể chia thành các hình, khối đơn giản để tính. Bước 3. Tìm kích thước tính toán
  11. - Sau khi đã phân tích khối lượng ta cần xác định kích thước của các chi tiết. Các kích thước này được ghi trong bản vẽ, do đó người tính cần phải hiểu rõ cấu tạo của từng bộ phận cần tính; - Người tính có thể căn cứ vào đơn vị tính của công việc cần tính để biết phải tìm những số liệu, kích thước nào. Ví dụ: đơn vị là m3 thì phải tìm 3 kích thước, đơn vị là m2 thì cần tìm 2 kích thước,… Bước 4. Tính toán và trình bày kết quả - Sau khi phân tích và tìm kích thước ta được các số liệu đầu vào để tính ra kết quả và trình bày vào “Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng ” hoặc “Bảng dự toán”; Đối với công việc này yêu cầu người tính phải tuân theo nguyên tắc sau: - Tính toán phải đơn giản, trình bày sao cho dễ hiểu, dễ kiểm tra; - Tận dụng cách đặt thừa số chung cho các bộ phận giống nhau để giảm bớt khối lượng tính toán; - Phải chú ý đến số liệu có liên quan để tận dụng cho các phần tính tiếp theo. b. Một số lưu ý khi đo bóc khối lượng - Đơn vị tính: Đơn vị tính khối lượng công tác xây dựng phải phù hợp với đơn vị tính của định mức dự toán và đơn giá xây dựng công trình. - Quy cách: Quy cách của mỗi loại công tác là bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả của từng loại công tác đó. Vì vậy quy cách cần ghi đầy đủ, chính xác các thông tin của công việc để không nhầm lẫn với công việc khác. Các yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như sau: + Bộ phận công trình: móng, cột, dầm sàn...; + Cao trình (phụ thuộc vào chiều cao công trình tính từ cốt ±0.00 đến cốt đỉnh công trình) và được phân theo các mức h ≤ 4m, ≤ 16m, ≤ 50m, > 50m; + Hình dạng, kích thước; + Loại vật liệu sử dụng; + Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật ...
  12. Phần diễn giải tính toán khối lượng phải ghi rõ công việc tính toán được thể hiện ở bản vẽ nào, trục nào. 1.2.2. Trình tự lập dự toán chi phí xây dựng Bước 1. Lập danh mục công việc Đối với các công trình thi công xây dựng có rất nhiều hạng mục xây dựng khác nhau. Việc đầu tiên cần làm là phân chia các đầu mục công việc sao cho rõ ràng, rành mạch. Từ đầu mục lớn đến đầu mục nhỏ. - Phần hạng mục lớn của một công trình xây dựng sẽ bao gồm các đầu mục như: + Phần móng + Phần điện + Phần thân + Phần nước + Phần mái + Phần hoàn thiện - Từ các đầu mục lớn, bắt đầu tiến hành chẻ nhỏ công việc: + Phần móng bao gồm: Đào đất, bê tông lót, ván khôn móng, cốt thép móng, bê tông móng… + Phần thân: Cốt thép + Ván khuôn + bê tông cột tầng 1, Cốt thép + Ván khuôn + bê tông dầm,.. Bước 2: Lập dự toán về khối lượng Nhập khối lượng đã tính toán ở phần đo bóc Bước 3: Lập dự toán đơn giá Sau khi xác định được khối lượng ở trên, việc tính đơn giá trở nên dễ dàng hơn. Khái quát giá dự toán: DỰ TOÁN = KHỐI LƯỢNG x ĐƠN GIÁ Để tính được dự toán phần xây dựng của một hạng mục hay công trình ta phải tính được giá trị của từng công việc xây dựng sau đó cộng lại. Với công thức như sau: Giá trị của từng công việc = Khối lượng bóc tách từ thiết kế x Đơn giá công việc Trong đó: Khối lượng bóc tách từ thiết kế đã được tính toán ở phần đo bóc khối lượng
  13. Đơn giá công việc = ( KL hao phí định mức VL x Đơn giá VL) + (KL hao phí định mức Nhân công x Đơn giá nhân công) + ( KL định mức Ca máy x Đơn giá ca máy) + Chi phí khác Mỗi một loại đơn giá sẽ có một cách tính khác nhau. Dưới đây là chi tiết về cách tính cho từng loại đơn giá. 1. Xác định giá vật liệu Việc xác định đơn giá vật liệu có thể dùng theo giá cả thị trường tại thời điểm lập dự toán. Giá thị trường được lấy từ 2 nguồn + Thông báo báo giá vật liệu xây dựng của tỉnh thành (do Sở XD hay Sở tài chính công bố) + Báo giá của nhà sản xuất hay nhà cung cấp 2. Xác định đơn giá nhân công 3. Xác định đơn giá ca máy 4. Xác định đơn giá các chi phí khác
  14. Câu hỏi ôn tập Câu 1. Nêu khái niệm về đo bóc khối lượng xây dựng công trình? Câu 2. Trình bày trình tự đo bóc khối lượng xây dựng công trình? Câu 3. Nêu một số điểm cần chú ý khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình? Câu 4. Nêu trình tự lập dự toán chi phí xây dựng Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vị ”Câu hỏi ôn tập”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Các khái niệm về đo bóc khối lượng xây dựng công trình; - Trình tự đo bóc khối lượng xây dựng công trình; - Các điểm cần chú ý khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình. - Trình tự lập dự toán chi phí xây dựng
  15. BÀI 2: CÔNG TÁC BÊ TÔNG Mã Bài: B2 Giới thiệu: Bài “ Công tác bê tông” là bài học thứ hai nằm trong môn học Dự toán xây dựng. Bài học này sẽ giới thiệu và trình bày những vấn đề liên quan đến phương pháp đo bóc khối lượng công tác bê tông Mục tiêu: - Trình bày được đơn vị công tác bê tông; - Trình bày được quy cách công tác bê tông; - Tính toán được khối lượng công tác bê tông. Nội dung chính: 2.1. Đơn vị và quy cách 2.1.1. Đơn vị tính: m3 2.1.2. Quy cách - Bộ phận công trình (cấu kiện): móng, cột, dầm, sàn,… - Vật liệu: + Loại bê tông: Bê tông thường: bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm, bê tông sỏi… Bê tông đặc biệt: Bê tông chống thấm, bê tông chịu uốn + Mác bê tông: M50, M75, M100, M150, M200, M250,… + Cốt liệu: gạch vỡ, đá dăm 1x2, 2x4, 4x6, sỏi + Xi măng: PC30, PC40 + Phụ gia - Độ sụt bê tông: 2¸4cm, 6¸8cm,… - Kích thước của cấu kiện: + Móng: chiều rộng R ≤ 250cm, >250cm + Cột: tiết diện S ≤ 0,1 m2, > 0,1 m2 + Tường, vách: chiều dày ≤ 45cm, >45cm - Chiều cao: h ≤ 6m, ≤ 28m, ≤ 100m, ≤ 200m - Biện pháp thi công:
  16. + Bê tông sản xuất bằng máy trộn đổ bằng thủ công; + Bê tông sản xuất qua dây chuyền trạm trộn đặt tại hiện trường hoặc bê tông thương phẩm đổ bằng hệ thống cần cẩu; + Bê tông sản xuất qua dây chuyền trạm trộn đặt tại hiện trường hoặc bê tông thương phẩm đổ bằng máy bơm bê tông 2.2. Phương pháp tính 2.2.1. Xác định kích thước tính toán V = n x D x R x H (m3) - Bê tông cột: + Số lượng cột: Mặt bằng định vị cột + Chiều dài x Chiều rộng: Xác định mặt cắt cột + Chiều cao cột: Tính từ cốt sàn đến cốt đáy dầm (Chi tiết cột kết hợp mặt bằng kết cấu) - Bê tông dầm + Số lượng dầm: Mặt bằng kết cấu dầm- sàn + Chiều dài dầm: Xác định chi tiết dầm và mặt bằng kết cấu dầm- sàn + Chiều rộng dầm: Xác định mặt cắt ngang dầm + Chiều cao dầm: = chiều cao dầm- Chiều dày sàn ( mặt cắt ngang dầm) - Bê tông sàn + Số lượng sàn: Theo mặt bằng kết cấu dầm- sàn + Chiều dài, chiều rộng sàn: Theo mặt bằng kết cấu + Chiều dày sàn: Mặt cát sàn hoặc ghi chú ở mặt bằng kết cấu dầm- sàn 2.2.2. Phân tích công tác Khối lượng bê tông được đo bóc, phân loại theo phương thức sản xuất bê tông (Bê tông trộn tại chỗ, bê tông thương phẩm), theo loại bê tông sử dụng, kích thước vật liệu, mác xi măng, mác vữa bê tông, theo chi tiết bộ phận kết cấu, chiều dày khối bê tông, chiều cao công trình, điều kiện thi công và biện pháp thi công Khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc, các chi tiết tương tự và phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích >0,1m3 và chỗ giao nhau chỉ được tính một lần
  17. Cột, trụ nối với tường nếu có cùng cấp phối, mác bê tông với tường và không có yêu cầu phải đúc riêng thì được đo bóc như bộ phận tường Phần bê tông giao nhau giữa cột và dầm thì được tính như bộ phận của dầm Phần bê tông giao nhau giữa cột, vách, tường với sàn thì được tính như bộ phận của bê tông sàn 2.2.3. Tính toán và trình bày kết quả a. Bê tông cọc Cọc dẫn: v1 v2 V1 = n x D1 × b × b (m3) V2 = n x H × 0,5 × b × b (m3) 1 hoặc áp dụng công thức 3 mức cao để tính. Cọc nối: V = n x D2 × b × b (m3) 2 Trong đó: Hình 2.5 Hình dạng cọc n: số đoạn cọc giống nhau D1: Chiều dài cọc dẫn D2: Chiều dài cọc nối b: Chiều rộng trên mặt cắt ngang cọc H: Chiều dài đoạn mũi cọc b. Bê tông lót V = n x D × R × H (m3) Trong đó: n: số bộ phận giống nhau D: chiều dài khối bê tông lót R: chiều rộng khối bê tông lót H: chiều dày lớp bê tông lót c. Bê tông móng cột, móng băng:
  18. V = n ´ (Vđế + Vthân + Vcổ) (m3) Trong đó: n: số bộ phận giống nhau Vđế: khối lượng bê tông phần đế móng Vthân: khối lượng bê tông phần thân móng Vcổ: khối lượng bê tông phần cổ móng 3 - Móng cột: (Hình 2.6) Vcổ = a1 ´ b1 ´ Hcổ (m3) 1 1 1 Vđế = a3 ´ b3´ Hđế (m3) 3 1 2 Hthân 2 Vthân = [a2b2 + a3b3 + (a2 + a3)(b2+b3)] 6 (m3) Vcæ cæ 1 Vth©n th©n 2 V®? ®? 3 Hình 2.6 - Móng băng vát 4 phía: (Hình 2.7) Vcổ = D ´ b1 ´ Hcổ (m3) Vcæ Vđế = B ´ b3´ Hđế (m3) 1 Vth©n H thân Vthân = [Db2 + B b3 + (D+B)(b2+b3)] 6 V®? (m3) 2 Hình 2.7
  19. - Móng băng vát 2 phía: (Hình 2.8) 1 2 1 3 Vmóng = D x S mặt cắt ngang móng (m ) Trong đó: 1 Smặt cắt ngang móng = a1 x Hcổ + 0,5 x (a2 + a3) 3 x Hthân + a3 x Hđế (m2) Scæ cæ 1 Sth©n th©n 2 S ®? ®? 3 Hình 2.8 d. Bê tông cột Công thức tính: V = n ´ Dc ´ Rc ´ Hc (m3) Trong đó: n: số bộ phận giống nhau Dc: chiều dài mặt cắt ngang cột Rc: chiều rộng mặt cắt ngang cột Hc: chiều cao cột * Chú ý - Cột có tiết diện lớn hơn dầm thì bê tông cột tính hết đến mặt trên sàn - Cột có tiết diện nhỏ hơn hoặc bằng dầm thì bê tông cột tính đến đáy của dầm e. Bê tông xà, dầm, giằng Bê tông xà, dầm, giằng được đo bóc theo nguyên tắc dầm nào có tiết diện lớn hơn được tính trước, dầm có tiết diện nhỏ hơn được tính sau. Kích thước dầm được xác định trên bản vẽ mặt bằng kết cấu, bản vẽ chi tiết dầm.
  20. Công thức tính: V = n ´ Dd ´ Rd ´ Hd (m3) Trong đó: n: số bộ phận giống nhau Dd: chiều dài dầm Rd: chiều rộng trên mặt cắt ngang dầm Hd: chiều cao trên mặt cắt ngang dầm f. Bê tông sàn, mái V = n ´ Ds ´ Rs ´ Hs (m3) Trong đó: n: số bộ phận giống nhau Ds: chiều dài sàn Rs: chiều rộng sàn Hs: chiều dày của sàn g. Bê tông lanh tô, lanh tô kiêm ô văng * Bê tông lanh tô: 1 ov VLT = n × DLT × RLT × HLT (m3) Trong đó: 1 lt n: số bộ phận giống nhau DLT: chiều dài lanh tô Vnt DLT= Rcửa + 2 x Lgối ov lt RLT: chiều rộng lanh tô HLT: chiều cao lanh tô Vtt * Bê tông lanh tô kiêm ô văng: ov Ta phải tách riêng phần bê tông nằm trong tường và bê tông nằm ngoài tường Hình 2.9 3 V = VTT + VNT = VLT +VOV (m ) Trong đó :
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2