Giáo trình Tháo lắp cơ cấu truyền động quay (Ngành: Nguội sửa chữa máy công cụ – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
lượt xem 0
download
Giáo trình Tháo lắp cơ cấu truyền động quay (Ngành: Nguội sửa chữa máy công cụ – Trình độ Trung cấp) gồm có những nội dung cơ bản sau: Bài 1: Tháo lắp, điều chỉnh ổ trục; Bài 2: Tháo lắp, điều chỉnh cơ cấu bánh răng; Bài 3: Tháo lắp, điều chỉnh cơ cấu bánh đai, bánh xích. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tháo lắp cơ cấu truyền động quay (Ngành: Nguội sửa chữa máy công cụ – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
- TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THÁO LẮP CƠ CẤU TRUYỀN ĐÔNG QUAY NGÀNH: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày ..… tháng ....... năm…….. của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Hoà Bình Xuân Lộc) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Tháo lắp cơ cấu truyền động quay là một môn học cơ bản và quan trọng trong ngành cơ khí, kỹ thuật chế tạo máy và bảo trì công nghiệp. Môn học này tập trung vào việc nghiên cứu và thực hành các phương pháp tháo lắp, bảo trì, và sửa chữa các cơ cấu truyền động quay trong các hệ thống máy móc và thiết bị công nghiệp.. Vì thế, môn học “Tháo lắp cơ cấu truyền động quay” đã được đưa vào chương trình đào tạo dành cho người học trình độ Trung cấp thuộc chuyên ngành Nguội sửa chữa máy công cụ tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Bài 1: Tháo lắp, điều chỉnh ổ trục Bài 2: Tháo lắp, điều chỉnh cơ cấu bánh răng Bài 3: Tháo lắp, điều chỉnh cơ cấu bánh đai, bánh xích Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Ths. Đinh Bá Hà Phương 2. K.s. Mai Đức Thọ 3. Ths. Nguyễn Thị Bích Nga 4. Ks. Trần Công Thìn 5. Ks. Trần Trung Bắc 2
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 2 MỤC LỤC....................................................................................................................... 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ............................................................................................... 4 BÀI 1: THÁO LẮP, ĐIỀU CHỈNH Ổ TRỤC ........................................................... 11 BÀI 2: THÁO LẮP, ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU BÁNH RĂNG ...................................... 15 CHƯƠNG 3: THÁO LẮP, ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU BÁNH ĐAI, BÁNH XÍCH ....... 26 3
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 1. Tên mô đun: THÁO LẮP CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG QUAY 2. Mã mô đun: MĐ 18 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 3.1. Vị trí: - Giáo trình dành cho người học trình độ Trung cấp tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. - Chương trình được thực hiện sau khi đã học xong mô đun vẽ kỹ thuật, vật liệu, cơ kỹ thuật và một số mô đun chuyên môn nghề MĐ 12, MĐ13, MĐ14, MĐ15, MĐ16 3.2. Tính chất: Là Mô đun chuyên môn nghề 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Mô đun này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành sửa chữa máy công cụ. Mô đun này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực cơ khí 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1.Trình bày được phương pháp lắp ráp các mối ghép trên. A2. Hiểu được cấu tạo, công dụng, đặc tính lắp ghép của mối ghép ổ trượt, ổ lăn ,bánh răng, bánh đai. 4.2. Về kỹ năng: B1. Lựa chọn đúng các dụng cụ tháo lắp phù hợp với đặc tính lắp ghép cuả các mối ghép; B2.Sử dụng hợp lý, chính xác và bảo quản tốt các loại dụng cụ: đo, kiểm tra, tháo lắp; B3.Tháo lắp, điều chỉnh được được cơ cấu truyền động quay đạt yêu cầu kỹ thuật. 4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Cẩn thận, kiên trì, nghiêm túc. C2.Bảo quản tốt dụng cụ, thiết bị thực tập. C3. Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp, đảm bảo an toàn lao động. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung 4
- Thời gian học tập (giờ) Trong đó Mã Số MH/ Tên môn học/mô đun tín Tổng Thực hành/ MĐ chỉ số Lý Thực tập/Thí Kiểm thuyết nghiệm/Bài tra tập/Thảo luận I Các môn học chung 13 255 106 134 15 MH 01 Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 2 45 21 21 3 MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Tiếng Anh 5 90 42 42 6 II Các môn học, mô đun chuyên môn 54 1460 284 1088 88 II.1 Môn học, mô đun cơ sở 8 150 78 62 10 MĐ 07 Vẽ kỹ thuật 1 30 10 18 2 MĐ 08 Dung sai- kỹ thuật đo 2 30 18 10 2 MĐ 09 Vật liệu cơ khí 2 30 22 6 2 MĐ 10 Cơ kỹ thuật 2 30 20 8 2 MĐ 11 AutoCad 2D 1 30 8 20 2 II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 38 950 206 711 33 MH 12 An toàn lao động 2 30 28 2 MĐ 13 Sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra 1 30 8 21 1 MĐ 14 Tiện cơ bản 1 30 29 1 MĐ 15 Phay cơ bản 1 30 29 1 MĐ 16 Gia công nguội cơ bản 9 240 30 203 7 MĐ 17 Hàn cơ bản 2 60 10 48 2 MĐ 18 Tháo, lắp cơ cấu truyền động quay 2 45 15 28 2 MĐ 19 Thủy lực - Khí nén 5 120 30 86 4 MĐ 20 Sửa chữa chi tiết, cơ cấu máy 2 45 15 28 2 MĐ 21 Sửa chữa máy khoan 4 90 20 67 3 5
- MĐ 22 Sửa chữa máy tiện 5 120 25 91 4 MĐ 23 Sửa chữa máy phay 3 70 25 42 3 MĐ 24 Bảo dưỡng sửa chữa máy công cụ 1 40 39 1 II.3 Môn học, mô đun tự chọn 8 360 0 315 45 MĐ 25 Thực tập tốt nghiệp 8 360 315 45 Tổng cộng 67 1715 390 1222 103 5.2. Chương trình chi tiết môn học Số Thời gian TT Thực Tên các bài trong mô đun hành, thí Tổng Lý Kiểm nghiệm, số thuyết tra* thảo luận, bài tập 1 Bài 1: Tháo lắp, điều chỉnh ổ trục 12 4 8 1.Phương pháp tháo, lắp mối ghép ổ trượt, ổ lăn. 2.Thực hành tháo lắp mối ghép ổ trục 3.An toàn lao động trong quá trình tháo, lắp. Bài 2: Tháo lắp, điều chỉnh cơ cấu bánh răng 2 6 12 1.Phương pháp tháo, lắp cơ cấu bánh 18 răng 2.Thực hành tháo lắp cơ cấu bánh răng 3. Các dạng sai hỏng và biện pháp phòng ngừa 6
- 4.An toàn lao động trong quá trình tháo, lắp. *Kiểm tra Bài 3: Tháo lắp, điều chỉnh cơ cấu bánh đai, bánh xích 1.Phương pháp tháo, lắp cơ cấu bánh đai, bánh xích 2.Thực hành tháo lắp cơ cấu bánh đai, 3 13 5 8 bánh xích 3. Hư hỏng của bánh đai, bánh xích và phương pháp sửa chữa 4. Các hư hỏng của bộ truyền, phương pháp kiểm tra và khắc phục. 5.Yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi tháo, lắp cơ cấu bánh đai, bánh xích 4 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 5 TỔNG CỘNG 45 15 28 2 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: 7
- Đánh giá qua bài viết tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan sinh viên đạt các yêu cầu gồm nội dung sau: + Đặc tính lắp ghép của ổ trượt, ổ lăn,cơ cấu bánh răng, bánh đai; + Kỹ thuật tháo, lắp, điều chỉnh ổ trượt, ổ lăn,cấu cấu bánh răng, bánh đai; + Giải thích được các nguyên nhân gây nên hư hỏng mối ghép trong quá trình tháo lắp và biện pháp phòng ngừa. - Kỹ năng: Đánh giá bằng bài tập thực hành đạt yêu cầu, gồm các kỹ năng: + Sử dụng dụng cụ tháo lắp, đo kiểm tra đúng thao tác; + Tháo, lắp, điều chỉnh được ổ trượt, ổ lăn,cơ cấu bánh răng, bánh đai; đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian + Tổ chức nơi làm việc ngăn nắp, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp Các kiến thức và kỹ năng trên sẽ được đánh giá qua các bài kiểm tra định kỳ dạng tích hợp và bài kiểm tra kiểm tra kết thúc. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá 8
- Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ A1, Viết/ Thường xuyên Trắc nghiệm/ B1, B2 1 Sau 12 giờ. Thuyết trình Báo cáo C1, C2 Định kỳ Thực hành Thực hành A2, B3, C3 2 Sau 30giờ A1, A2 Kết thúc môn Thực hành Thực hành B1, B2, B3 1 Sau 43giờ học C1, C2, C3 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo niên chế. 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp nguội sửa chữa máy công cụ. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mô đun 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: 9
- - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: - Kỹ thuật sửa chữa máy công cụ -Lưu văn Nhang- Nhà xuất bản giáo dục 2019 - Số tay dung sai lắp ghép- Ninh Đức Tốn –– NXB Giáo dục – 2020. - Công nghệ chế tạo máy - Phí Trọng Hảo, Nguyễn Thanh Mai - NXB Giáo dục 2016 10
- BÀI 1: THÁO LẮP, ĐIỀU CHỈNH Ổ TRỤC ❖ GIỚI THIỆU BÀI 1 Tháo lắp và điều chỉnh ổ trục là một kỹ thuật cơ bản và quan trọng trong bảo trì và sửa chữa máy móc và thiết bị công nghiệp. Ổ trục, hoặc ổ bi, đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ các trục quay và giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động, từ đó đảm bảo sự vận hành trơn tru và hiệu quả của hệ thống máy móc. Hiểu và thực hiện đúng quy trình tháo lắp cũng như điều chỉnh ổ trục giúp bảo đảm tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của thiết bị. ❖ MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: Trình bày được phương pháp tháo lắp các mối ghép ổ trượt , ổ lăn. ➢ Về kỹ năng: - Lập được trình tự tháo, lắp mối ghép ren; - Tháo, lắp, điều chỉnh, vệ sinh công nghiệp các mối ghép vít cấy,vít, bu lông mũ ốc đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra được chất lượng mối ghép sau khi lắp. ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài mở đầu (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài mở đầu) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Xưởng cơ khí - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có 11
- ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) ✓ Kiểm tra định kỳ: không có ❖ NỘI DUNG BÀI 1 1. Tháo Lắp và Điều Chỉnh Ổ Trục 1.1. Giới Thiệu Ổ trục là một phần quan trọng trong các cơ cấu máy móc, giúp giảm ma sát và hỗ trợ các trục quay hoạt động trơn tru. Tháo lắp và điều chỉnh ổ trục đúng cách là cần thiết để duy trì hiệu suất và độ bền của thiết bị. 1.2. Tháo Lắp Ổ Trục 1.2.1. Chuẩn Bị: Dụng Cụ: Cung cấp danh sách các dụng cụ cần thiết, bao gồm cờ lê, tuốc-nơ-vít, búa cao su, kìm, và thiết bị đo chính xác. An Toàn: Đảm bảo máy móc đã được tắt nguồn và an toàn cho quá trình tháo lắp. 1.2.2. Quy Trình Tháo Lắp: Bước 1: Đánh Giá Tình Trạng Ổ Trục: Kiểm tra các dấu hiệu hỏng hóc hoặc mài mòn trước khi tháo. Đo và ghi lại kích thước của ổ trục và các bộ phận liên quan. Bước 2: Tháo Bỏ Các Bộ Phận Liên Quan: Loại bỏ các bộ phận như nắp chắn, vòng đệm và các chi tiết khác có liên quan đến ổ trục. Bước 3: Tháo Ổ Trục: Sử dụng dụng cụ phù hợp để tháo ổ trục khỏi trục chính hoặc vỏ máy. Đối với ổ trục có vòng giữ, cần sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tháo vòng giữ. Bước 4: Kiểm Tra và Vệ Sinh: Kiểm tra tình trạng của ổ trục, trục và các bộ phận liên quan. Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc và chuẩn bị cho lắp đặt lại. 1.2.3. Quy Trình Lắp Đặt: Bước 1: Chuẩn Bị Ổ Trục Mới: Đảm bảo ổ trục mới hoặc đã được sửa chữa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và có kích thước đúng. Bước 2: Lắp Đặt Ổ Trục: Đặt ổ trục vào vị trí chính xác trên trục và vỏ máy. Sử dụng các dụng cụ thích hợp để lắp đặt ổ trục mà không gây hư hại. 12
- Bước 3: Lắp Các Bộ Phận Liên Quan: Lắp lại các bộ phận như vòng đệm, nắp chắn, và các chi tiết khác. Đảm bảo tất cả các bộ phận được lắp đặt đúng cách và chắc chắn. Bước 4: Kiểm Tra: Kiểm tra ổ trục và các bộ phận liên quan để đảm bảo chúng hoạt động chính xác. Đo đạc lại các kích thước và kiểm tra độ chính xác. 1.3. Điều Chỉnh Ổ Trục 1.3.1. Nguyên Tắc Điều Chỉnh: Khoảng Cách: Đảm bảo khoảng cách giữa ổ trục và trục được điều chỉnh chính xác để tránh ma sát không cần thiết và giảm thiểu tiếng ồn. Lực Căng: Điều chỉnh lực căng của ổ trục để đảm bảo hoạt động trơn tru và hiệu quả. 1.3.2. Quy Trình Điều Chỉnh: Bước 1: Đo Đạc: Sử dụng các thiết bị đo chính xác để kiểm tra khoảng cách và lực căng của ổ trục. Bước 2: Điều Chỉnh: Thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đạt được khoảng cách và lực căng chính xác. Đảm bảo không làm thay đổi hình dạng hoặc làm hỏng các bộ phận. Bước 3: Kiểm Tra: Sau khi điều chỉnh, kiểm tra hoạt động của ổ trục và các bộ phận liên quan. Đảm bảo rằng máy móc hoạt động đúng cách và không có vấn đề về ma sát hoặc tiếng ồn. 2. Thực Hành Tháo Lắp Mối Ghép Ổ Trục 2.1. Mục Tiêu Thực Hành Kỹ Năng Thực Tế: Áp dụng lý thuyết vào thực hành để tháo lắp và điều chỉnh mối ghép ổ trục một cách chính xác. Kỹ Thuật Lắp Đặt: Học cách sử dụng các dụng cụ và thiết bị cần thiết trong quá trình tháo lắp. 2.2. Quy Trình Thực Hành: 2.2.1. Chuẩn Bị: Dụng Cụ và Thiết Bị: Đảm bảo tất cả các dụng cụ và thiết bị đều sẵn sàng và đúng tiêu chuẩn. Khu Vực Làm Việc: Chuẩn bị khu vực làm việc sạch sẽ và tổ chức các bộ phận theo thứ tự dễ tiếp cận. 2.2.2. Thực Hiện Tháo Lắp: Tháo Mối Ghép: Thực hiện tháo mối ghép ổ trục theo quy trình đã được hướng dẫn. Lưu ý các kỹ thuật để tránh làm hỏng các bộ phận. Kiểm Tra: Đo đạc và kiểm tra các bộ phận sau khi tháo để đảm bảo không có hư hỏng hoặc mài mòn. 2.2.3. Lắp Đặt và Điều Chỉnh: Lắp Đặt: Lắp lại mối ghép ổ trục theo đúng quy trình. Đảm bảo tất cả các bộ phận được lắp đặt chính xác. Điều Chỉnh: Thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo hoạt động chính xác của ổ trục. 2.2.4. Kiểm Tra Sau Khi Lắp Đặt: 13
- Hoạt Động: Kiểm tra hoạt động của ổ trục và các bộ phận liên quan sau khi lắp đặt để đảm bảo không có vấn đề phát sinh. An Toàn: Đảm bảo rằng tất cả các bộ phận được lắp đặt chắc chắn và an toàn. Kết Luận: Bài học về "Tháo lắp và điều chỉnh ổ trục" cung cấp kiến thức và kỹ năng thiết yếu cho việc bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ khí. Việc thực hiện đúng quy trình tháo lắp và điều chỉnh ổ trục không chỉ đảm bảo hiệu suất làm việc của thiết bị mà còn kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu sự cố. Các kỹ năng này là nền tảng quan trọng trong ngành cơ khí và bảo trì công nghiệp ❖ TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: 1. Tháo lắp, điều chỉnh ổ trục 2. Thực hành tháo lắp mối ghép ổ trục ❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI MỞ ĐẦU Câu hỏi 1: Quá trình tháo lắp và điều chỉnh ổ trục là gì và tại sao nó quan trọng trong công nghiệp? Câu hỏi 2: Các bước cơ bản để thực hiện tháo lắp và điều chỉnh ổ trục là gì? Câu hỏi 3: Làm thế nào để xác định khi nào cần tháo lắp và điều chỉnh ổ trục trong quá trình bảo trì và sửa chữa thiết bị? Câu hỏi 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của ổ trục sau khi đã tháo lắp và điều chỉnh? 14
- BÀI 2: THÁO LẮP, ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU BÁNH RĂNG ❖ GIỚI THIỆU BÀI 2 Cơ cấu bánh răng là thành phần quan trọng trong nhiều máy móc và thiết bị cơ khí, đóng vai trò chuyển động và truyền lực giữa các trục. Việc tháo lắp và điều chỉnh chính xác cơ cấu bánh răng không chỉ giúp duy trì hiệu suất làm việc của thiết bị mà còn đảm bảo sự ổn định và an toàn trong quá trình vận hành. Bài học này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về quy trình tháo lắp và điều chỉnh cơ cấu bánh răng, cùng với các kỹ thuật và biện pháp đảm bảo chất lượng và hiệu quả. ❖ MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Trình bày phương pháp tháp lắp cơ cấu bánh răng ➢ Về kỹ năng: - Lập được trình tự tháo lắp cơ cấu bánh răng - Tháo, lắp, điều chỉnh và vệ sinh công nghiệp bánh rang trụ, bánh răng côn, bánh vít trục vít đúng quy trình đạt yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra được chất lượng mối ghép sau khi lắp. ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Xưởng cơ khí - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác 15
- - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình) ✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có ❖ NỘI DUNG BÀI 2 1. Phương pháp tháo, lắp cơ cấu bánh răng 1.1. Khái niệm lắp ráp cơ cấu bánh răng - Bánh răng là một bộ phận cơ khí quay, nó có các khớp răng giống nhau được cắt có thể khớp nhau với các khớp răng khác để truyền mô-men quay. - Bánh răng có hình dạng là một hình tròn với các răng cưa bao bọc bên ngoài như các răng rãnh nối tiếp nhau. Chúng thường được sử dụng theo cặp, có thể từ 2 – 4 cặp. Các cặp nối tiếp nhau theo hình dạng song song. - Bánh răng thường dùng để truyền động giữa hai trục song song. Tuy nhiên, khi được thiết kế thích hợp, chúng cũng được dùng để truyền động giữa hai trục lệch nhau theo góc bất kỳ. Lắp ráp bánh răng là xác định đúng vị trí ăn khớp của các bánh răng trong cơ cấu truyền động bánh răng nhằm mang lại hiệu suất tối đa cho cơ cấu. Khi lắp ráp bánh răng người thợ cần điều chỉnh, sắp xếp vị trí bánh răng theo đúng tỉ số truyền và đúng quy trình kĩ thuật. 1.2. Nguyên tắc chung tháo, lắp cơ cấu bánh răng 16
- - Theo tiêu chuẩn, bánh răng được chia thành 12 cấp chính xác, ký hiệu theo thứ tự bằng các con số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Trong đó, cấp chính xác 1 là cao nhất và cấp chính xác 12 là thấp nhất. Trong tiêu chuẩn không ghi đúng sai của các cấp 1, 2 và 12, trong thực tế thường chỉ dùng các cấp chính xác 3 đến 11. - Ngoài theo cấp chính xác, độ chính xác bánh răng còn dựa vào các tiêu chí sau: + Độ chính xác truyền động: Độ chính xác này được đánh giá bằng sai số góc quay của bánh răng sau một vòng, sai số bước vòng và sai lệch khoảng pháp tuyến chung. + Độ ổn định khi làm việc: Được đánh giá và bằng sai số chu kỳ (là giá trị trung bình của sai số truyền động bằng tỉ số giữa sai lệch lớn nhất và số răng của bánh răng). Độ ổn định khi làm việc được đánh giá bằng sai lệch bước cơ sở. + Độ chính xác tiếp xúc: Độ chính xác tiếp xúc được đánh giá bằng vết tiếp xúc của profin răng theo chiều dài, chiều cao và được biểu diễn bằng %. + Độ chính xác khe hở cạnh răng: Gồm khe hở bằng 0, khe hở nhỏ, khe hở trung bình và khe hở lớn. Lưu ý: Khoảng cách tâm giữa hai bánh răng ăn khớp với nhau càng lớn thì khe hở cạnh răng càng lớn. 1.3. Kỹ thuật tháo, lắp cơ cấu bánh răng Quy trình tháo: B1: Ngắt nguồn điện, treo biển báo đang sửa chữa. Nguyên công này phải kiểm tra cẩn thận, đảm bảo điện được ngắt hoàn toàn và trong quá trình sửa chửa không có sự cố gì xảy ra. B2: Làm sạch khu vực cần tháo bước này lưu ý làm sạch các vết dầu mở, sơn, các loại bột trám trét, làm sao hiện rõ các vết, chổ cần tháo, các lổ, nơi đặt chìa khóa, vam cần thiết. B3: Nới lỏng vít điều chỉnh căng đai (xích). B4: Tháo đai (xích) ra khỏi bánh đai. B5: Tháo đai ốc cố định bánh đai (bánh xích) trên trục truyền động B6: Dùng dụng cụ chuyên dùng, tháo bánh đai (bánh xích) ra khỏi trục truyền động B7: Tháo ổ đỡ trục truyền động ra khỏi võ hộp máy. B8: Tháo trục truyền động và các bánh răng ra khỏi hộp máy Chú ý: Trong quá trình tháo và di chuyển bộ truyền bánh răng, nên đặt các chi tiết của bộ truyền trong khay gỗ và theo thứ tự, tránh làm hư hỏng và nhớ đánh dấu vị trí của từng chi tiết trên trục truyền động. Quy trình lắp: Ngược lại với quá trình tháo. 17
- Chú ý: Trước khi lắp, cần phải rửa sạch, lau khô, kiểm tra tình trạng của từng chi tiết trong cụm một cách cẩn thận. Nếu thấy chi tiết nào hư hỏng, không còn sử dụng được, thì phải phục hồi hoặc thay thế ngay 1.4. Các dạng sai hỏng và biện pháp phòng ngừa a. Gãy răng - Nguyên nhân: Quá tải đột ngột hoặc vì chịu lực mômen uốn với chu kỳ nhỏ. - Cách khắc phục: Sử dụng modul răng đồng thời cần kiểm nghiệm sức bền vật liệu để có những tính toán thiết kế chuẩn xác. Khi thiết kế, cần chú ý yếu tố tính toán độ bền uốn của răng. Có thể, sử dụng phương pháp hàn để phục hồi răng gãy. b. Tróc răng - Nguyên nhân: + Hiện tượng xảy ra bởi lực ma sát tiếp xúc giữa răng và xích làm cho những mảng sắt nhỏ ở răng bị tróc ra ngoài. + Do độ cứng của chi tiết chưa đạt chuẩn, có thể là hàng giả, kém chất lượng. + Do làm việc quá tải. + Do các chi tiết của bộ truyền hoạt động đã quá khô do hết mỡ, nhớt bôi trơn,… - Dấu hiệu nhận biết: khi bề mặt răng có hiện tượng nứt ra, sau đó một thời gian ngắn khi sử dụng các vết nứt này dần to ra và bị phá vỡ rơi ra khỏi kết cấu của răng. - Cách khắc phục: + Khi thiết kế, cần tính toán thiết kế độ rắn theo từng phân khúc sử dụng. + Thường xuyên kiểm tra bôi trơn để chúng hoạt động một cách tốt nhất. + Sử dụng hợp lí, hạn chế tải trọng lớn. c. Dão răng - Nguyên nhân: Độ cứng của răng quá kém nên khi sử dụng một thời gian gây hiện tượng mũi răng bị trợt ra sau. - Cách khắc phục: + Khi thiết kế, cần tính toán kĩ lưỡng. + Hạn chế tải trọng. 18
- 2. Thực hành tháo lắp cơ cấu bánh răng 2.1. Điều kiện thực hiện - Máy tiện, máy phay, máy khoan - Bản vẽ lắp máy tiện, máy phay, máy khoan - Bộ dụng cụ tháo lắp - Bộ dụng cụ tháo bánh răng đúng chủng loại. - Dầu vệ sinh các chi tiết máy - Vải lau, cọ quét, khay đựng chi tiết… 2.2. Trình tự tháo lắp 2.2.1. Trình tự tháo: - Mở các bao che cơ cấu bánh răng - Tháo các cơ cấu, chi tiết liên tới trục truyền bánh răng. - Tạo khoảng trống tháo bánh răng ra khỏi trục truyền. - Tháo các đai ốc, bulong chặn, cố định bánh răng với trục truyền. - Sử dụng các loại vam, cảo phù hợp để lấy bánh răng khỏi trục. - Kiểm tra sơ bộ vệ sinh bánh răng, trục truyền. 2.2.2. Trình tự lắp: ❖ Cơ cấu bánh răng trụ. Do yêu cầu làm việc mà bánh răng lắp trên trục có thể lắp cố định hay di trượt trên trục. lắp cố định trên trục thường theo kiểu lắp H7 /f6. Lắp di trượt trên trục thường theo kiêu lắp H7 /f6. Yêu cầu lắp: - Đảm bảo truyền động êm,vị trí ăn khớp đúng; - Truyền động được công suất đúng trong phạm vi bộ truyền - Cố độ hở mặt răng cần thiết để đảm bảo việc bôi trơn và bù sai số khi lắp. - Định vị chính xác vị trí bánh răng trong cả quá trình làm việc Phương pháp lắp. a. Công tác chuẩn bị : - Vệ sinh sạch bánh răng và trục lắp bánh răng; - Kiểm tra độ chính xác làm việc của bánh răng và trục lắp bánh răng. - Chuẩn bị dụng cụ lắp : dụng cụ thông dụng là tông đồng và búa hoặc các đồ gá lắp ép . b. Trình tự lắp: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công nghệ ô tô: Phần động cơ (dùng cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề) (Phần 2) - NXB Lao động
97 p | 189 | 72
-
Giáo án: Cơ cấu phân phối khí - CĐ Nghề Phú Yên
10 p | 166 | 15
-
Giáo trình Phay CNC cơ bản (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
51 p | 56 | 14
-
Giáo trình Tiện CNC cơ bản - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
85 p | 109 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
73 p | 41 | 10
-
Giáo trình Phay CNC cơ bản (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí) - CĐ Nghề Việt Đức, Hà Tĩnh
88 p | 51 | 7
-
Giáo trình Gá lắp kết cấu hàn (Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
71 p | 15 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
57 p | 20 | 5
-
Giáo trình Thiết kế cơ cấu đàn hồi cho sản phẩm phun ép nhựa: Phần 1
104 p | 17 | 5
-
Giáo trình Lắp đặt dầm bê tông đúc sẵn (Nghề Lắp đặt cầu - Trình độ Trung cấp): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
89 p | 31 | 5
-
Giáo trình Thiết kế cơ khí trên máy tính (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ CĐ/TC): Phần 1 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
48 p | 21 | 4
-
Giáo trình Gia công cơ khí (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng (Chương trình năm 2019)
70 p | 18 | 3
-
Giáo trình Tháo lắp các cụm máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
53 p | 24 | 3
-
Giáo trình Thực tập cơ sở (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
121 p | 38 | 3
-
Giáo trình Tháo lắp các cụm máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
129 p | 18 | 3
-
Giáo trình Lắp đẩy kết cấu nhịp chuẩn (Nghề Lắp đặt cầu - Trình độ Trung cấp): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
55 p | 15 | 2
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và bộ phận cố định động cơ (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
118 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn