intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập cơ sở (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Hoatudang09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Thực tập cơ sở với mục tiêu giúp người học có thể lập được vận dụng được những kiến thức của môn học, mô đun đã học để áp dụng vào thực tiê sản xuất; Vận dụng được những kiến thức của các môn học, mô-đun trong chương trình đã học để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ làm đề tài tốt nghiệp nghề Cắt gọt kim loại đạt kết quả và hiệu quả theo nội dung đã được giao; Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề, bảo quản và hiệu chỉnh được các loại dụng cụ đo đúng yêu cầu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập cơ sở (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LƯU HUY HẠNH (Chủ biên) PHẠM VĂN TÂM – TẠ THỊ HƯƠNG GIÁO TRÌNH THỰC TẬP CƠ SỞ Nghề: Cắt gọt kim loại Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2018
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong chiến lược phát triển vàđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề cắt gọt kim loại là một nghềđào tạo ra nguồn nhân lực tham gia chế tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi các sinh viên học trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khoa Cơ khí Trường Cao đẳng nghề Việt nam – Hàn quốc thành phố Hà nội đã biên soạn cuốn giáo trình mô đun Thực tập cơ sở. Nội dung của mô đun Vận dụng được những kiến thức của các môn học, mô đun trong chương trình đã học để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ thực tập tốt cơ sởnghề Cắt gọt kim loại đạt kết quả và hiệu quả theo đề cương thực tập đã được duyệt.Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh thực tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn vàđồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Địa chỉ đóng góp về khoa Cơ khí, Trường Cao Đẳng Nghề Việt Nam – Hàn Quốc, Đường Uy Nỗ – Đông Anh – Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2018 Nhóm biên soạn 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 Bài 1: Những quy định khi đi thực tập cơ sở................................................ 7 1.1 Nội quy khi đi thực tập............................................................................ 7 1.2 Những quy định khi đi thực tập .............................................................. 7 1.3 Những quy tắc an toàn, phòng chống cháy nổ ........................................ 8 1.4 Hồ sơ thực tập ....................................................................................... 11 Bài 2: Tiện mặt trụ tròn xoay....................................................................... 15 2.1 Tiện trụ ngoài ........................................................................................ 15 2.2 Gia công lỗ ............................................................................................ 19 2.3 Tiện côn ................................................................................................. 29 2.4 Tiện cắt rãnh .......................................................................................... 34 2.5 Tiện định hình ....................................................................................... 36 Bài 3: Gia công mặt phẳng, mặt định hình ................................................. 46 3.1 Phay mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng, bậc .............. 46 3.2 Mài mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, bậc ............................... 55 3.3 Phay, bào rãnh đuôi én, rãnh chữ T ...................................................... 62 3.4 Phay, bào rãnh, cắt đứt .......................................................................... 65 Bài 4: Gia công ren ........................................................................................ 76 4.1 Các thông số hình học của ren .............................................................. 76 4.2 Tính toán bánh răng thay thế................................................................. 84 4.3 Cắt ren ................................................................................................... 94 Bài 5: Gia công răng.................................................................................... 121 5.1 Các thông số hình học của răng mô-đun (Hình 5.1) ........................... 121 5.2 Dao phay đĩa mô-đun .......................................................................... 123 5.3 Phay bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, bánh răng côn răng thẳng ........................................................................................... 126 5.4 Phay bánh răng trụ răng nghiêng ........................................................ 129 2
  4. 5.5 Phay bánh răng trụ răng nghiêng ........................................................ 130 5.6 Phay bánh răng côn răng thẳng ........................................................... 133 5.7 Phay thanh răng ................................................................................... 141 5.8 Phay bánh vít – trục vít ...................................................................... 146 Bài 6: Gia công CNC ................................................................................... 156 6.1 Lập trình thủ công bằng các lệnh của máy ......................................... 156 6.2 Lập trình giao diện trực tiếp với máy ................................................. 157 6.3 Các phím chức năng ............................................................................ 157 6.4 Các bước cơ bản soạn thảo chương trình ............................................ 159 6.5 Môt số bài tập lập trình cơ bản ........................................................... 160 6.6 Lập trình qua máy tính ........................................................................ 179 6.7 Chuyền chương trình vào máy ............................................................ 191 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 234 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực tập tốt nghiệp Mã số của mô đun: MĐ 40 Thời gian của mô đun: 240 giờ. (LT: 25 giờ; TH: 205 giờ; KT: 10 giờ) I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: + Mô đun Thực tập cơ sở được bố trí sau khi sinh viên đã học xong tất cả các môn học, mô đun đào tạo nghề và được kết thúc trước khi sinh viên thi tốt nghiệp cuối khóa học. + Là mô đun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề và là mô đun tạo điều kiện cho sinh viên va chạm với thực tế sản xuất, tổng kết và sử dụng những kiến thức đã học được trên lớp, tập làm quen với việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật và ngược lại sẽ nắm vững hơn những vấn đề lý thuyết đã học trên lớp. + Là mô đun quyết định đến điều kiện dự thi tốt nghiệp của sinh viên. II. Mục tiêu mô đun: + Vận dụng được những kiến thức của môn học, mô đun đã học để áp dụng vào thực tiê sản xuất. + Vận dụng được những kiến thức của các môn học, mô-đun trong chương trình đã học để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ làm đề tài tốt nghiệp nghề Cắt gọt kim loại đạt kết quả và hiệu quả theo nội dung đã được giao. +Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề, bảo quản và hiệu chỉnh được các loại dụng cụ đo đúng yêu cầu. + Có thể góp ý được với tổ trưởng sản xuất về quy trình công nghệ, phương pháp tổ chức sản xuất và kỹ thuật an toàn trong phân xưởng thực tập. + Có thể thiết kế một vài bộ truyền thông dụng, điều chỉnh và sửa chữa nhỏ những cơ cấu, cụm có hoạt động không trơn tru. + Tổ chức được hoạt động sản xuất theo nhóm, theo tổ - đội trong quá trình thực tập. +Đánh giá được kết quả sản xuất và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế. +Hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân trong tổ, nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả. 4
  6. +Tập sự làm được những công việc của người thợ trình độ Cao đẳng nghề (đạt yêu cầu kỹ thuật: cấp chính xác 9÷8; độ nhám Rz20÷Ra2,5; dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan ≤ 0,03/100, năng suất, thời gian đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy) khi có sự hướng dẫn, góp ý của thợ lành nghề tại nơi thực tập. Thực hiện đúng quy trình, quy phạm vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp các loại máy công cụ. + Tổ chức được hoạt động sản xuất theo nhóm, theo tổ trong quá trình thực tập. + Đánh giá được kết quả sản xuất trong quá trình thực tập và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế. + Tích cực, tự giác, hợp tác trong học tập. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. + Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tíchcực sáng tạo trong thực tập tốt nghiệp kết hợp sản xuất. III. Nội dung của mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Những quy định khi đi thực tập Tốt 4 4 0 0 nghiệp. 2 Tiện mặt trụ tròn xoay. 60 4 54 2 3 Gia công mặt phẳng, mặt định hình. 60 5 53 2 4 Gia công ren. 60 6 52 2 5 Gia công răng. 56 6 46 4 Cộng 240 25 205 10 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN: 1. Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô đun: - Kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận; - Kỹ năng: Được đánh giá qua kết quả thực hiện bài tập thực hành của mô đun 5
  7. 2. Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô đun: Giáo viên hướng dẫn quan sát trong quá trình hướng dẫn thường xuyên về công tác chuẩn bị, thao tác cơ bản, bố trí nơi làm việc... Ghi sổ theo dõi để kết hợp đánh giá kết quả thực hiện môđun về kiến thức, kỹ năng, thái độ. 3. Kiểm tra sau khi kết thúc mô đun: 3.1. Về kiến thức: Căn cứ vào mục tiêu môđun để đánh giá kết quả qua bài kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp, hoặc trắc nghiệm đạt các yêu cầu sau: Vận dụng những kiến thức đã học được trong trường, tập làm quen được với việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong gia công cắt gọt kim loại. Từ đó có thể lên được phương án, kế hoạch, tiến độ sản xuất theo một dạng sản phẩm nào đó trong doanh nghiệp. 3.2. Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp các thao tác trên máy, qua chất lượng của bài tập thực hành đạt các yêu cầu sau: Gia công, kiểm tra được các sản phẩm thực tế trong doanh nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật, số lượng, thời gian, tổ chức và an toàn. 3.3 Về thái độ: * Được đánh giá qua quan sát, qua sổ theo dõi đạt các yêu cầu sau: - Chấp hành quy định bảo hộ lao động; - Chấp hành nội quy thực tập; - Tổ chức nơi làm việc hợp lý, khoa học; - Ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu; - Tinh thần hợp tác làm việc theo tổ, nhóm. 6
  8. Bài 1: Những quy định khi đi thực tập cơ sở Giới thiệu: Những quy định khi đi thực tập Tốt nghiệp là những nội dung có tính pháp lý, nắm vững những quy định này sẽ giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với nhà máy, xí nghiệp, từ đó hình thành và rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp của người thợ trong tương lai. Mục tiêu: - Trình bày tóm tắt được nội quy của Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất nơi thực tập; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị an toàn và dập cháy; - Chuẩn bị tốt hồ sơ và đề cương thực tập - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh môi trường. Nội dung: 1.1 Nội quy khi đi thực tập 1.2 Những quy định khi đi thực tập - Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy - quy định và an tòan lao động của đơn vị sản xuất (ĐVSX); - Tuân thủ lịch thực tập do đơn vị sản xuất bố trí; - Mỗi nhóm sinh viên thực tập sẽ được sự hướng dẫn của 1 cán bộ hướng dẫn tại đơn vị sản xuất và một giáo viên hướng dẫn tại Khoa; - Xin phép và báo trước cho cán bộ hướng dẫn ở ĐVSX khi vắng thực tập; - Có một quyển sổ “Nhật ký thực tập” để ghi chép công việc hàng ngày và kết quả hiểu biết thực tế để nộp lại cho giáo viên hướng dẫn khi kết thúc đợt thực tập; - Không được tự ý thay đổi địa điểm thực tập khi chưa có sự đồng ý của Trường và cơ quan thực tập. - Qua thời gian thực tập, SV phải tổng hợp những vấn đề vận dụng thực tiễn để viết báo cáo chuyên đề thực tập và nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp về Khoa để chấm điểm. - Đến gặp giáo viên hướng dẫn hàng tuần để báo cáo tình hình thực tập. 7
  9. 1.3 Những quy tắc an toàn, phòng chống cháy nổ 1.3.1 Những quy tắc an toàn lao động. Đối với các công việc có yêu cầu nghiêm nghặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động: - Các công việc tiến hành trong môi trường có yếu tố độc hại như hóa chất độc, phóng xạ, vi sinh vật gây bệnh...; - Các công việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện và các thiết bị điện dễ gây tai nạn; - Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...); - Các công việc có khả năng phát sinh cháy, nổ; - Các công việc tiến hành trong môi trường có tiếng ồn cao, độ ẩm cao; - Khoan, đào hầm lò, hố sâu, khai khoáng, khai thác mỏ; - Các công việc trên cao, nơi cheo leo nguy hiểm, trên sông, trên biển, lặn sâu dưới nước; - Vận hành, sửa chữa nồi hơi, hệ thống điều chế và nạp khí, bình chịu lực, hệ thống lạnh, đường ống dẫn hơi nước, đường ống dẫn khí đốt; chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan; - Vận hành, sửa chữa các loại thiết bị nâng, các loại máy xúc, xe nâng hàng, thiết bị nâng không dùng cáp hoặc xích, thang máy, thang cuốn; - Vận hành, sửa chữa các loại máy cưa, cắt, đột, dập, nghiền, trộn... dễ gây các tai nạn như cuốn tóc, cuốn tay, chân, kẹp, va đập...; - Khai thác lâm sản, thủy sản; thăm dò, khai thác dầu khí; - Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu; - Sơn, hàn trong thùng kín, hang hầm, đường hầm, hầm tàu; - Làm việc trong khu vực có nhiệt độ cao dễ gây tai nạn như: làm việc trên đỉnh lò cốc; sửa chữa lò cốc; luyện cán thép, luyện quặng, luyện cốc; nấu đúc kim loại nóng chảy; lò quay nung clanke xi măng, lò nung vật liệu chịu lửa; - Vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra các thiết bị giải trí như đu quay, cáp treo, các thiết bị tạo cảm giác mạnh của các công trình vui chơi, giải trí... - Người lao động có nghĩa vụ: 8
  10. + Chấp hành những quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; + Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cung cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường; + Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. - Người lao động có quyền: + Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động; + Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục; + Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về antoàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động. 1.3.2 Nguyên lý phòng, chống cháy nổ. - Nguyên lý phòng cháy, nổ là tách rời ba yếu tố: chất cháy, chất ôxy hoá và mồi bắt lửa, thì cháy nổ không thể xảy ra được. - Nguyên lý chống cháy, nổ là hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy đến mức tối thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài. Để thực hiện hai nguyên lý này trong thực tế có thể sử dụng các giải pháp khác nhau: + Trang bị phương tiện PCCC (bình bọt AB, khí, bột khô như cát, nước, ...). + Huấn luyện sử dụng các phương tiện PCCC, các phương án PCCC. + Cơ khí và tự động hoá quá trình sản xuất có tính nguy hiểm về cháy, nổ. + Hạn chế khối lượng của chất cháy (hoặc chất ôxy hoá) đến mức tối thiểu cho phép về phương diện kỹ thuật. 9
  11. + Tạo vành đai phòng chống cháy. Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất ôxy hoá khi chúng chưa tham gia vào quá trình sản xuất. Các kho chứa phải riêng biệt và cách xa các nơi phát nhiệt. Xung quanh các bể chứa, kho chứa có tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy. + Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra xa các thiết bị khác và những nơi thoáng gió hay đặt hẳn ngoài trời. + Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan đến các chất dễ chay nổ. + Thiết bị phải đảm bảo kín, để hạn chế thoát hơi, khí cháy ra khu vực sản xuất. + Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm tính cháy nổ của hỗn hợp cháy. 1.3.3 Các phương tiện chữa cháy. Bảng phân loại phương tiện và thiết bị chữa cháy. Nhóm phương tiện và thiết bị chữa cháy Phương tiện và thiết bị chữa cháy cụ thể 1. Phương tiện chữa cháy cơ giới: Xe chữa cháy có téc nước. a). Ô tô chữa cháy - xe chuyên dụng. Xe bơm chữa cháy. Xe chữa cháy sân bay. Xe chở thuốc bọt chữa cháy. Xe chở vòi chữa cháy. Xe thang chữa cháy Xe thông tin và ánh sáng. b).Máy bơm chữa cháy Máy bơm chữa cháy đặt trên rơ moóc. 2. Bình chữa cháy cầm tay và bình lắp Bình chữa cháy bằng bọt hóa học A.B. Bình chữa cháy bằng bọt hòa không khí. trên giá có bánh xe. Bình chữa cháy bằng khí .. Bình chữa cháy bằng bột khô MFZ. 3. Hệ thống thiết bị chữa cháy tự động, Hệ thống chữa cháy tự động / nửa tự động nửa tự động. bằng nước Hệ thống chữa cháy bằng bọt. Hệ thống chữa cháy bằng khí. Hệ thống chữa cháy bằng bột. Hệ thống phát hiện nhiệt . 10
  12. Hệ thống phát hiện khói. Hệ thống phát hiện lửa. 4. Các phương tiện và thiết bị chữa cháy Phương tiện chứa nước, đựng cát chữa cháy. khác. Họng nước chữa cháy bên trong nhà. Tín hiệu báo: “Nguy hiểm”; “An toàn”... Tủ đựng vòi, giá đỡ bình chữa cháy. Xẻng xúc. 1.4 Hồ sơ thực tập 1.4.1 Hồ sơ thực tập. Bao gồm 3 loại hồ sơ được đóng chung vào một tập theo thứ tự: - Kế hoạch thực tập - Giấy nhận xét và đánh giá thực tập (có đóng dấu của đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập) - Báo cáo thực tập (thuộc một trong các lĩnh vực ngành, nghề được phân công), dài khoảng 30 trang. Quy cách : tất cả hồ sơ được in trên giấy A4, lề : 2.5x2.5x2.5x3.5, font Times New Roman, size 14pt, line spacing 1.1, đóng bìa croquis (không đóng thêm bìa gương để giảm chi phí) *Qui cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.4.2 Nội dung báo cáo thực tập + Nội dung chi tiết báo cáo của từng SV do SV chọn sau khi tham khảo ý kiến của đại diện cơ quan tiếp nhận thực tập (Cán bộ hướng dẫn) và GV theo dõi của Khoa. + Báo cáo thực tập tốt nghiệp cần trình bày lại kết quả thực tập tại cơ quan những việc mà SV đã làm theo mục đích, nội dung, kết quả công việc. Hình thức + Số trang: nội dung báo cáo tối thiểu 20 trang, tối đa 30 trang không kể phần phụ lục . + Khổ giấy: A4 (210x297 mm) + In một mặt. + Chữ trong phần nội dung: kiểu chữ - font: Times New Roman, font size: 14 11
  13. + Canh lề: trái - left: 3,0 cm; phải - right: 2,00 cm; trên - top: 2,5 cm; dưới - botton: 2,00cm. + Trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục + Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu mỗi bảng. Qui định thứ tự sắp xếp trong bài báo cáo thực tập cơ sở Bìa ngoài (bìa chính, bìa 1) + Trình bày đủ các nội dung theo yêu cầu o Tên cơ quan chủ quản, tên trường, tên khoa o Báo cáo thực tập tốt nghiệp o Chuyên ngành o Tên đơn vị sinh viên đến thực tập, tên cơ quan/công ty, nơi sinh viên đến thực tập, địa chỉ đầy đủ của cơ sở đó. o Tên cán bộ hướng dẫn (học hàm, học vị) o Tên giáo viên theo dõi (học hàm, học vị) o Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên o Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo (ví dụ: TP.Tuy Hòa, ngày 16 tháng 3năm 2010) 1.2.3 Đề cương thực tập TRƯỜNG…….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA ... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đề cương thực tập cơ sở (Nghề cắt gọt kim loại) I. Mục đích Là đợt thực tập cuối cùng của sinh viên trước khi thi tốt nghiệp. Mục tiêu cần đạt được của đợt thực tập này là giúp cho sinh viên củng cố ôn luyện những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế sản xuất, tập làm quen với các công việc của một CBKT trong các xí nghiệp công nghiệp, tiếp xúc với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân trong nhà máy, thấy được các hoạt động cần thiết trong quá trình sản xuất, biết được hệ thống tổ chức và nắm được trình độ kỹ thuật thực tế cũng như khả năng thiết bị tại nhà máy được thực tập. 12
  14. II. Yêu cầu đối với sinh viên. - Thực hiện tốt các yêu cầu về kế hoạch, nội dung chương trình thực tập do khoa hướng dẫn và phổ biến; - Mỗi sinh viên thực tập phải có sổ nhật ký thực tập để ghi chép tất cả các nội dung trong quá trình thực tập. Sổ này phải nộp cùng với báo cáo chuyên đề thực tập; - Chấp hành đúng các quy định về thời gian theo kế hoạch thực tập; - Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và pháp luật của Nhà nước, nội quy, kỷ luật lao động và các quy định khác cửa Trường và nơi thực tập; - Hoàn thành mô đun đúng thời gian quy định. III. Kế hoạch thực hiện kiểm tra Thời gian Nội dung Kế hoạch kiểm tra của GVHD Tuần 1 - Sinh viên gặp GVHD để được - Hướng dẫn xây dựng đề hướng dẫn làm đề cương và kế cương hoạch thực tập. - Sinh viên đến địa điểm thực tập - Hướng dẫn, giới thiệu sinh để trình diện, làm quen, nghiên viên với địa điểm thực tập. cứu, tìm hiểu theo nội dung hướng dẫn. Tuần 2+3 Thực tập tiện mặt trụ tròn xoay Kiểm tra kết quả theo nội dung kế hoạch Tuần 4+5 Thực tập gia công mặt phẳng, mặt Kiểm tra kết quả theo nội định hình dung kế hoạch Tuần 6+7 Thực tập gia công ren Kiểm tra kết quả theo nội dung kế hoạch Tuần 8+9 Thực tập gia công răng Kiểm tra kết quả theo nội dung kế hoạch Tuần Thực tập gia công CNC Kiểm tra kết quả theo nội 10+11 dung kế hoạch Tuần - Thực tập kiểm định chất lượng Kiểm tra kết quả theo nội 12+13 - Thực tập thiết kế quy trình công dung kế hoạch nghệ gia công cơ và truyền động cơ khí 13
  15. Tuần 14 - Thực tập tổ chức sản xuất - kiểm tra kết quả theo kế hoạch - Viết báo cáo thực tập - Kiểm tra KQ viết báo cáo 14
  16. Bài 2: Tiện mặt trụ tròn xoay Giới thiệu: Trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi người lao động phải có kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu thực tế của công việc tại nơi sản xuất. Mô đun thực tập sản xuất nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng tiện mặt trụ tròn xoay trên các sản phẩm thực tế đáp ứng yêu cầu công việc sau khi ra trường phù hợp với điều kiện sản xuất của cơ sở sản xuất. Nội dung của bài gồm: tiện mặt đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren… Mục tiêu - Tập sự tiện được các loại mặt trụ tròn xoay đạt cấp chính xác 11 – 8, độ nhám Rz20 – Ra2.5 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, năng suất, đạt thời gian do doanh nghiệp đề ra, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Vận hành thao tác máy tiện đúng quy trình quy phạm - Phát hiện và có biện pháp đề phòng sai hỏng khi gia công. - Có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra. 2.1 Tiện trụ ngoài Mục tiêu - Tiện được các loại mặt trụ ngoài đạt cấp chính xác 11 – 8, độ nhám Rz20 – Ra2.5 đảm bảo năng suất, chất lượng; đảm bảo an toàn cho người và máy. - Vận hành thao tác máy tiện đúng quy trình quy phạm - Phát hiện và có biện pháp đề phòng sai hỏng khi gia công. - Có ý thức tổ chức kỷ luật. 15
  17. Bài tập số 1: Tiện trụ trơn ngắn. Chuẩn bị: - Bản vẽ kỹ thuật chi tiết gia công. - Chọn phôi đủ kích thước gia công theo bản vẽ. - Chọn máy phù hợp với chi tiết gia công. - Chọn dụng cụ cắt (dao tiện ngoài đầu cong, đầu thẳng). - Chọn dụng cụ kiểm tra (panme, thước cặp). - Bảng quy trình công nghệ gia công chi tiết (phiếu công nghệ). Thực hiện: - Làm đúng các bước công nghệ. - Đạt các kích thước và yêu cầu kỹ thuật. - Đạt năng suất, chất lượng và đúng thời gian. Bản vẽ tổng quát - Đảm bảo an toàn lao động. TRỤ TRƠN NGẮN 16
  18. Bài tập số 2: Tiện trụ trơn dài. Chuẩn bị: - Bản vẽ kỹ thuật chi tiết gia công. - Chọn phôi đủ kích thước gia công theo bản vẽ. - Chọn máy phù hợp với chi tiết gia công. - Chọn dụng cụ cắt (dao tiện ngoài đầu cong, đầu thẳng). - Chọn dụng cụ kiểm tra (panme, thước cặp). - Bảng quy trình công nghệ gia công chi tiết (phiếu công nghệ). Thực hiện: - Làm đúng các bước công nghệ. - Đạt các kích thước và yêu cầu kỹ thuật. - Đạt năng suất, chất lượng và đúng thời gian. - Đảm bảo an toàn lao động. Bài tập số 3: Tiện trụ bậc ngắn. 17
  19. Chuẩn bị: - Bản vẽ kỹ thuật chi tiết gia công. - Chọn phôi đủ kích thước gia công theo bản vẽ. - Chọn máy phù hợp với chi tiết gia công. - Chọn dụng cụ cắt (dao tiện ngoài đầu cong, đầu thẳng). - Chọn dụng cụ kiểm tra (panme, thước cặp). - Bảng quy trình công nghệ gia công chi tiết (phiếu công nghệ). Thực hiện: - Làm đúng các bước công nghệ. - Đạt các kích thước và yêu cầu kỹ thuật. - Đạt năng suất, chất lượng và đúng thời gian. - Đảm bảo an toàn lao động. Bài tập số 4: Tiện trụ bậc dài. 18
  20. Chuẩn bị: - Bản vẽ kỹ thuật chi tiết gia công. - Chọn phôi đủ kích thước gia công theo bản vẽ. - Chọn máy phù hợp với chi tiết gia công. - Chọn dụng cụ cắt (dao tiện ngoài đầu cong, đầu thẳng). - Chọn dụng cụ kiểm tra (panme, thước cặp). - Bảng quy trình công nghệ gia công chi tiết (phiếu công nghệ). Thực hiện: - Làm đúng các bước công nghệ. - Đạt các kích thước và yêu cầu kỹ thuật. - Đạt năng suất, chất lượng và đúng thời gian. - Đảm bảo an toàn lao động. 2.2 Gia công lỗ Mục tiêu - Tập sự tiện được các dạng mặt trụ trong đạt cấp chính xác 11 – 8, độ nhám Rz20 – Ra2.5 đảm bảo năng suất, chất lượng; đảm bảo an toàn cho người và máy. - Vận hành thao tác máy tiện đúng quy trình quy phạm - Phát hiện và có biện pháp đề phòng sai hỏng khi gia công. - Có ý thức tổ chức kỷ luật. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2