YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình thiết bị thu phát 5
617
lượt xem 46
download
lượt xem 46
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhiễu: Tín hiệu ngẫu nhiên không momg muốn, xen lẫn vào tín hiệu hữu ích, làm sai dạng tín hiệu ban đầu. Nhiễu có thể xuất hiện trong cả 3 quá trình phát, truyền dẫn và thu. Do đó việc triệt nhiễu là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong hệ thống thiết bị thu phát nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu truyền dẫn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình thiết bị thu phát 5
- 37 Có hai loại nhiễu là nhiễu b ên trong: xu ất hiện trong bản thân thiết bị và nhiễu bên ngoài: xuất hiện trên kênh truyền. 3.7.1 Nhiễu bên ngoài Nếu môi trư ờng truyền dẫn là không gian thì nó có nhiều loại nhiễu như nhiễu do thiết bị, từ khí quyển và từ không gian. 3.7.1.1 Nhiễu thiết bị Nhiễu này được tạo ra từ các thiết bị công nghiệp và dân dụng trong quá trình khởi động hoặc làm việc. Chẳng hạn, từ các thiết bị đánh lửa của động cơ ô tô hay các motor điện, từ máy tính hoặc các loại đ èn điện…Loại nhiễu n ày có phổ tần rộng nhưng phân bố không đều trong toàn dải. Thông thường nó ảnh h ưởng mạnh ở vùng d ải tần thấp hơn. Tuy nhiên, sự phân bố chính xác của tần số nhiễu phụ thuộc vào bản thân loại thiết bị gây nhiễu và phụ thuộc vào môi trường truyền dẫn của nhiễu đó đến thiết bị đang khảo sát. Chẳng hạn, các máy tính tạo ra nhiễu mạnh tại các tần số bằng bội số và ước số của tần số xung clock của chúng, còn tại vùng tần số khác thì n ăng lượng nhiễu không đáng kể. Nhiễu do con người tạo ra có thể truyền theo không gian hoặc dây dẫn đến máy thu. Thông thường, việc giảm nhiễu tại nguồn phát thực hiện dễ dàng hơn tại máy thu. Chẳng hạn, ta có thể nối mass cho vỏ máy tính và lớp vỏ của cáp truyền dẫn, đồng thời sử dụng các bộ lọc thông thấp dọc theo đường dây cung cấp điện để giảm nhiễu từ máy tính. 3.7.1.2 Nhiễu khí quyển Nhiễu này chủ yếu là do sấm sét trong bầu khí quyển tạo ra. Nó có thể truyền đi một khoảng cách lớn trong không gian. Hầu hết năng lượng của các tia chớp tập trung ở tần số thấp (nhỏ hơn vài MHz). Nhiễu này có tỉ số công suất đỉnh trên công su ất trung bình rất lớn đồng thời xuất hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn (xung dạng Burst-loé) so với thời gian nghỉ giữa 2 xung nhiễu. Do đó, tuy không thể giảm nhiễu này tại nguồn phát, nhưng ta có thể thực hiện một số biện pháp để giảm chúng, ví dụ có thể thiết kế máy thu sao cho nó không làm việc trong thời gian xuất hiện nhiễu. Kỹ thu ật n ày gọi là kỹ thuật “làm trắng nhiễu” 3.7.1.3 Nhiễu không gian Phổ năng lượng bức xạ của mặt trời rất rộng, bao phủ vùng phổ sóng vô tuyến nên có gây nhiễu cho các thiết bị thu phát, chủ yếu ở vùng tần số VHF và cao hơn VHF. Ngoài ra còn nhiều nguồn nhiễu khác từ các vì sao trong vũ trụ, nhưng ảnh hưởng nhỏ h ơn vì chúng ở xa so với mặt trời. Nhiễu do mặt trời ảnh hưởng chủ yếu đến các vệ tinh thông tin và đặc biệt nghỉêm trọng trong trường hợp mặt trời, vệ tinh và trạm mặt đất nằm trên một đường thẳng. 3.7.2 Nhiễu bên trong Nhiễu bên trong xuất hiện trong bản thân thiết bị, cả trong th ành phần thụ động như điện trở, cáp và tích cực như diode, transistor, đèn điện tử. Chúng gồm nhiễu nhiệt, nhiễu bắn, nhiễu thành phần, nhiễu nhấp nháy (1/f) và nhiễu thời gian chuyển đổi. 3.7.2.1 Nhiễu nhiệt Nhiễu nhiệt tạo ra từ sự chuyển động ngẫu nhiên của các điện tử trong vật dẫn do nhiệt độ gây ra. Vì nó xuất hiện trong tất cả các mạch điện nên còn có tên là nhiễu mạch.
- 38 Công su ất nhiễu nhiệt trong một vật dẫn không phụ thuộc vào tần số, n ên đôi khi được gọi là nhiễu trắng, và được biểu diễn nh ư sau: PN kTB (3.1) Trong đó, PN: công su ất nhiễu nhiệt [w] k: hằng số Boltzmann k=1,38.10 -34 joules/kelvin [J/K] T: nhiệt độ tuyệt đối [K]; T(oK)=T(oC)+273 B: Băng thông nhiễu [Hz] Ví dụ: một máy thu có băng thông nhiễu 10KHz. Một điện trở phối hợp với trở kháng vào của máy thu được nối ngang qua anten. Tính công suất nhiễu gây ra trên điện trở trong băng thông máy thu, nếu nhiệt độ của nó là 270C. áp dụng biểu thức (3.1) ta có công suất nhiễu gây ra trên điện trở: PN kTB ( 1,38.10 23 J / K )( 300 K )( 10.103 Hz ) 4 ,14.10 17 W Tuy giá trị của nó không lớn nhưng nó có thể ảnh hư ởng đáng kể đến độ nhạy của máy thu vì công su ất tín hiệu đến máy thu thường rất nhỏ. Nhiễu nhiệt của vật dẫn không phụ thuộc vào vật liệu chế tạo và dòng điện chạy qua nó. Điện áp nhiễu: Gọi V, P lần lượt là điện áp nhiễu, công suất nhiễu trên điện trở R. Chúng liên hệ nhau theo biểu thức: V2 Suy ra điện áp nhiễu: V PR kTBR P R (3.2) VN /2 RN RL VN /2 VN Hình 3.8 biểu diễn một điện trở RN hoạt động như một nguồn nhiễu nối tiếp với một điện trở tải RL. Điện áp nhiễu Hình 3.8 biểu diễn một nguồn nhiễu VN, điện trở nguồn RN và điện trở tải RL. Do điều kiện phối hợp trở kháng n ên RN= RL. Vì vậy, đIện áp nhiễu trên hai điện trở là bằng nhau và bằng VN/2. Từ biểu thức (3.2) ta có: VN / 2 ktBRN ktBRL . Do đó: điện áp nguồn nhiễu bằng: VN 4ktBRN 4ktBRL . Ví dụ 3: Một điện trở 300 mắc nối tiếp với trở kháng vào 300 của anten. Băng thông của máy thu là 6MHz, và điện trở làm việc ở nhiệt độ phòng 200C. Hãy tính công suất nhiễu và điện áp nhiễu đặt vào đ ầu vào máy thu. Công suất nhiễu được tính theo biểu thức (3.1) PN ktB ( 1,38.10 23 J / K )( 293K )( 6.106 Hz ) 24,2.10 15W
- 39 Điện áp nhiễu được tính theo biểu thức (3.2) VN 4ktBRL 4( 1,38.1023 J / K )( 293K )( 6.106 Hz )( 300 ) 5,4.10 6V 5,4V . Dĩ nhiên, ch ỉ một nửa điện áp n ày xu ất hiện trên anten đ ầu vào của máy thu và nửa còn lại đặt trên điện trở nguồn. Vì vậy điện áp nhiễu đặt trên đ ầu vào máy thu bằng 2 ,7 V . 3.7.2.2 Nhiễu bắn Gây ra do sự thay đổi ngẫu nhiên của dòng điện trong thiết bị tích cực, chẳng hạn trong đèn điện tử, transistor hoặc diode bán dẫn. Sự thay đổi này được tạo ra do dòng điện là một luồng hạt mang (điện tử và lỗ trống) hữu hạn. Dòng đ iện có thể xem như là một chuỗi xung mà mỗi một chuỗi gồm các hạt điện tử mang điện. Nhiễu bắn được biểu diễn theo biểu thức như sau: I N 2qI 0 B (3.3) Trong đó: IN : Dòng điện nhiễu hiệu dụng [A] q: Điện tích của điện tử, bằng 1,6.10-19 Coulomb I0: Dòng điện phân cực của thiết bị [A] B: Băng thông nhiễu Ví dụ: Một máy tạo nhiễu sử dụng diode tạo 10 uV nhiễu tại máy thu có trở kháng vào 75 Ohm và băng thông nhiễu 200KHz. (chúng là 3 giá trị tiêu biểu của máy thu FM). Tính dòng điện chạy qua diode Đầu tiên, chuyển đổi điện áp ra dòng nhờ định luật Ohm: V N 10V IN 0 ,133 A 75 R Tiếp đến, tính dòng phân cực chạy qua diode D dựa vào biểu thức (3.3): 2 IN 2 I N 2 qI 0 B I N 2 qI 0 B I 0 2qB ( 0 ,133.10 6 A )2 0 ,276 A 276mA 2( 1,6.10 19 C )( 200.103 Hz ) 3.7.2.3 Nhiễu quá mức Còn gọi là nhiễu flicker hay là nhiễu 1/f vì công su ất nhiễu tỉ lệ nghịch với tần số. Đôi khi còn được gọi là nhiễu hồng vì n ăng lượng nhiễu phân bố ở đoạn cuối của vùng tần số thấp trong dải phổ của ánh sáng thấy đư ợc. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễu quá mức là do sự thay đổi mật độ hạt mang. Nhiễu quá mức gây ảnh hưởng lớn hơn trong thiết bị bán dẫn và điện trở carbon so với đèn điện tử. Tuy nhiên nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch thông tin vì nó giảm khi tần số càng cao và chỉ có tác dụng đối với vùng tần sô bé hơn 1KHz. Nhiễu này làm nguồn kiểm tra và cài đặt trong h ệ thống Audio. 3.7.3.3 Tổng nhiễu từ các nguồn khác nhau Điện áp nhiễu tổng của các nguồn nhiễu mắc nối tiếp được trình bày theo biểu thức (Phát xuất từ công suất nhiễu tổng bằng tổng các công suất nhiễu thành ph ần và công su ất tỉ lệ với bình phương điện áp):
- 40 VNt VN 1 VN21 VN21 ... 2 (3.4) Tương tự, dòng điện nhiễu tổng của các nguồn nhiễu mắc song song đư ợc trình bày theo biểu thức: 2 2 2 (3.5) I Nt I N 1 I N 1 I N 1 ... Ví dụ: Cho mạch điện như h ình vẽ, gồm hai điện trở mắc nối tiếp có 2 nhiệt độ khác nhau. Tính điện áp và công su ất nhiễu tổng tạo ra trên tải có băng thông 100KHz. R1 100 Ohm 100K RL 300 Ohm 100K R2 200 Ohm 100K Điện áp nhiễu hở mạch được tính theo biểu thức (3.4) VNt VR21 VR22 ( 4 kT1 BR1 )2 ( 4kT2 BR2 )2 4kB( T1 R1 T2 R2 ) 4( 1,38.10 23 J / K )(100.103 Hz )[( 300 K .100 ) ( 300 K .100 )] 779nV Từ việc phối hợp trở kháng n ên ta chọn điện trở tải bằng 300 Ohm, do đó điện áp nhiễu đặt trên tải bằng một nửa điện áp nhiễu hở mạch được tính ở trên, nghĩa là bằng 309nV. Do đó công suất nhiễu trên tải: VL2 ( 390nV )2 0 ,506.10 15W P 300 RL Tỉ số tín hiệu trên nhiễu: Được biểu diễn theo biểu thức sau: PS S / N ( dB ) 10 log PN (3.6) VS S / N ( dB ) 20 log VN (3.7) Trong đó, PS và PN, VS và VN: lần lượt là công suất và điện áp tín hiệu và nhiễu. Ví dụ: Một máy thu có công suất nhiễu 200mV. Công suất ra tăng đến 5W khi đưa tín hiệu vào. Tính (S+N)/N trong đơn vị dB SN 5W 25 N 0 ,2W Trong đơn vị dB: SN ( dB ) 10 log 25 14dB N Hệ số nhiễu: NF (Noise Figure) viết tắt F
- 41 Biểu thị một thành phần, tầng hay các tầng nối tiếp làm giảm tỉ số tín hiệu trên nhiễu của hệ thống bao nhiêu lần. Nó được định nghĩa như sau: ( S / N )i NF ( S / N )o (3.8) Trong đó: (S/N)i và (S/N)o lần lượt là tỉ số tín hiệu trên nhiễu tại đầu vào và ra của th ành phần hay tầng. (đơn vị của chúng là lần) Biểu diễn NF trong đơn vị dB: NF (dB)=(S/N)I (dB)-(S/N)o (dB) Mối liên hệ giữa NF(dB) và NF: NF(dB)=10logNF Ví dụ: Công su ất tín hiệu và công suất nhiễu tại đầu vào của một bộ khuếch đại lần lượt là 100uW và 1uW. Tại đầu ra công suất tín hiệu và nhiễu lần lượt là 1W và 30mW. Tính hệ số nhiễu: ( S / N )i 100W / 1W NF 3 ( S / N )o 1W / 0 ,03W NF ( dB ) 10 log NF 10 log 3 2dB Nhiệt độ nhiễu tương đương: Từ biểu thức hệ số nhiễu ta suy ra: ( S / N )i S i N o S i N o NF ( S / N )o N i S o S o N i Gọi A là hệ số khuếch đại của bộ khuếch đại: So A Si Thay A vào biểu thức trên: No NF Ni A Suy ra: N o ( NF )N i A Vì thế: Nhiễu tổng tại đầu vào là: ( NF )N i Giả sử nhiễu nguồn đầu vào Ni là loại nhiễu nhiệt, được biểu diễn theo biểu thức: N i kTB Nhiễu tương đương tại đầu vào do bộ khuếch đại tạo ra là: N eq N o N i ( NF ) N i N i ( NF 1 )kTB Hệ số K đại A (S/N)i (S/N)o Hình 3.9 Sơ đồ tính NF của bộ khuếch đại thực Hệ số kđại A NF=0 (S/N)i (S/N)o Điện trở nhiễu
- 42 Nếu giả sử nhiễu này đư ợc tạo ra bởi điện trở tại nhiệt độ Teq và giả sử nguồn nhiễu thực gây ra tại nhiệt độ chuẩn To=2900K, thì ta có th ể viết: kTeq B ( NF 1 )kTo B Teq ( NF 1 )To 290( NF 1 ) Như vậy, nhiệt độ tương có thể tính trực tiếp từ hệ số nhiễu nên nó không mang thông tin về bộ khuếch đại. Tuy nhiên, nó được sử dụng hiệu quả trong trư ờng hợp máy thu vi ba nối với anten trong đường truyền. Anten có nhiệt độ nhiễu từ nhiễu không gian tác động vào. Đường truyền và máy thu cũng có nhiệt độ nhiễu. Nhiệt độ nhiễu tương đương của hệ thống bằng tổng nhiệt độ nhiễu của anten, đường truyền và máy thu. Ta có thể tính hệ số nhiễu tương đương của hệ thống từ biểu thức trên: Teq NF 1 290 Teq NF 1 290 Nhiệt độ nhiễu tương đương của máy thu nhiễu thấp rất bé, thường nhỏ h ơn 0 100 K. Điều đó không có nghĩa là máy thu hoạt động tại nhiệt độ này. Thông thường chúng ho ạt động tại nhiệt độ 3000K nhưng có nhiệt độ nhiễu tương đương là 1000K. Ví dụ: Một bộ khuếch đại có hệ số nhiễu 2dB. Tính nhiệt độ nhiễu tương đương: Đầu tiên, chuyển đổi NF theo đơn vị dB thành NF theo tỉ số: NF(dB)=10logNF Suy ra: NF ( dB ) 10 NF 10 1,585 áp dụng biểu thức trên ta có: Teq 290( NF 1 ) 290( 1,585 1 ) 169,6 0 K Hệ số nhiễu của các bộ khuếch đại mắc chuỗi: Hệ số nhiễu tổng của các bộ khuếch đại mắc chuỗi đư ợc biểu diễn theo biểu thức Friis như sau: A1 A2 AN (S/N)i (S/N)o Hình 3.11 Sơ đồ tính NF của các bộ khuếch đại mắc chuỗi
- 43 NF2 1 NF3 1 NF4 1 NFT NF1 ... A1 A1 A2 A1 A2 A3 Trong đó: NF1, NF2… NF4…: Hệ số nhiễu của các bộ khuếch đại mắc chuỗi A1, A2, A3: Độ khuếch đại của các bộ khuếch đại mắc chuỗi Chú ý các hệ số nhiễu trong biểu thức trên được tính theo đ ơn vị tỉ số, không phải theo dB
- Chương 4 ứng dụng Varicap trong thiết bị thu phát 4.1 Khái niệm Varicap là một linh kiện bán dẫn có điện dung thay đổi theo điện áp đặt v ào mối nối p-n của nó. Varicap được ứng dụng nhiều trong các bộ thu phát sóng VHF và UHF, dùng để thay đổi tần số trong các bộ cộng hưởng để lựa chọn các kênh sóng, để nhân và chia tần số, tự động kiểm soát tần số, điều chế AM, FM hoặc sử dụng trong các máy đo tần số cao và các máy đo cường độ trường. Varicap được ký hiệu như sau: Hình 4.1 Mạch tương đương Varicap: RP LS RS CJ CC Hình 4.2 Ls: điện cảm do dây dẫn kết hợp với cấu trúc bán dẫn. Rs: điện trở nối tiếp. Cj: điện dung bên trong varicap, có giá trị thay đổi theo phân áp đặt vào. Rp: điện trở thay đổi theo điện áp vào, có giá trị lớn nhất khi varicap phân cực nghịch và rất nhỏ khi varicap phân cực thuận. Cc: điện dung tiếp xúc do dây dẫn. Mạch tương đương varicap thường được sử dụng:
- RS CJ Hình 4.3 mạch tương đương của đơn giảnVaricap Công thức tiêu biểu để tính điện dung theo điện áp phân cực: K CV (V ) (4.1) Cv: điện dung tương đương với điện thế vào V: điện áp đặt lên varicap gồm điện áp phân cực và điện áp tín hiệu xoay chiều V VPC V AC : hệ số phụ thuộc vào vật liệu =1/3...1/2 K: hệ số phụ thuộc cấu trúc bán dẫn : hiệu điện thế tiếp xúc = 0,5 0,65 Đặc tuyến varicap tiêu biểu của Varicap Cv pF 250 200 150 100 50 V 0 5 10 15 20 25 30 Điện áp phân cực nghịch Hình 4.4 Đặc tuyến của Varicap Ta nhận thấy điện dung varicap đều thay đổi khi phân cực thuận và phân cực nghịch thay đổi. Tuy nhiên, khi phân cực thuận thì dòng qua varicap là dòng thuận sẽ thay đổi rất lớn và Rp có trị số nhỏ, điều này làm giảm phẩm chất của mạch cộng hưởng. Trong điều kiện phân cực nghịch, dòng qua varicap rất bé, Rp rất lớn, varicap được xem như
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn