intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế bao bì sản phẩm (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thiết kế bao bì sản phẩm (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các loại bao bì sản phẩm, mục đích của việc thiết kế bao bì sản phẩm; các nguyên tắc chung khi thiết kế bao bì sản phẩm; các bước thiết kế bao bì sản phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế bao bì sản phẩm (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ BAO BÌ SẢN PHẨM NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 597 /QĐ-CĐXD1 ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm 2023
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Thiết kế bao bì sản phẩm là một trong những yếu tố tạo nên thành công và ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán ra của mỗi công ty. Mỗi sản phẩm muốn nổi tiếng càng cần bỏ ra nhiều công sức để điều chỉnh thiết kế bao bì sao cho phù hợp với nhãn hiệu và thị hiếu của người dung. Thiết kế bao bì sản phẩm là một quá trình phức tạp, đòi hỏi người thiết kế phải cân bằng giữa rất nhiều yêu cầu cụ thể, sau đó kết hợp chúng với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Có thể nói thiết kế bao bì sản phẩn là “một bước kể chuyện” của doanh nghiệp với khách hang một cách trực tiếp. Các lựa chọn đưa ra trong quá trình thiết kế bao bì sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Vì vậy, quá trình thiết kế bao bì rất quan trọng và một phần dẫn đến thành công hay thất bại của mỗi sản phẩm bán ra. Giáo trình được dùng cho trình độ trung cấp ngành thiết kế đồ họa, cấu trúc giáo trình bao gồm: Bài mở đầu Chương 1: Nguyên tắc khi thiết kế bao bì sản phẩm; Chương 2: Quy trình thiết kế bao bì sản phẩm; Chương 3: Thiết kế bao bì sản phẩm Giáo trình được viết lần thứ nhất và sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh trong quá trình giảng dạy. Kính mong nhận được sự góp ý từ các giảng viên. Chân thành cảm ơn! Hà Nội, năm 2023 Bộ môn Công nghệ kiến trúc 2
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................................... 1 LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................... 2 BÀI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6 1. Khái niệm bao bì sản phẩm ..............................................................................6 2. Phân loại bao bì sản phẩm................................................................................7 3. Mục đích của việc thiết kế bao bì sản phẩm .................................................19 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC KHI THIẾT KẾ BAO BÌ SẢN PHẨM 1.1. Mang đặc trưng thương hiệu ....................................................................21 1.2. Phù hợp với quá trình chế biến, điều kiện bảo quản sản phẩm ............23 1.3. Rõ ràng về thông tin ..................................................................................24 1.4. Trung thực về sản phẩm ...........................................................................25 1.5. Sáng tạo, ghi dấn ấn riêng ........................................................................26 1.6. Tính mở rộng .............................................................................................27 1.7. Có tính ứng dụng cao ................................................................................27 1.8. Đa dụng .......................................................................................................28 1.9. Bắt mắt khi trưng bày lên kệ ....................................................................29 1.10. Bảo vệ môi trường .....................................................................................30 1.11. Phù hợp với giá bán của sản phẩm ..........................................................31 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ BAO BÌ SẢN PHẨM 2.1. Nguyên cứu sản phẩm cần thiết kế ..........................................................33 2.2. Nhận diện đối tượng sự dụng ...................................................................34 2.3. Xác định nội dung in trên bao bì ..............................................................36 2.4. Lựa chọn chất liệu và kiểu dáng bao bì sản phẩm .................................38 2.5. Sáng tạo và xây dựng ý tưởng ..................................................................39 2.6. Sắp xếp nội dung và hình ảnh hợp lý .......................................................43 2.7. Hoàn thiện thiết kế ....................................................................................47 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BAO BÌ SẢN PHẨM 3.1. Thiết kế bao bì sản phẩm bánh kẹo .........................................................48 3.1.1. Các loại bao bì sản phẩm bánh kẹo thông thường.............................48 3.1.2. Quy trình thiết kế bao bì sản phẩm bánh kẹo .....................................51 3.1.3. Bài tập số 1 ...........................................................................................60 3.2. Thiết kế bao bì sản phẩm cho sản phẩm cà phê .....................................60 3
  5. 3.2.1. Các loại bao bì sản phẩm cà phê thông thường ................................ 60 3.2.2. Quy trình thiết kế bao bì sản phẩm cà phê ........................................ 63 3.2.3. Bài tập số 2 .......................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................77 4
  6. Giáó trình môn học: Thiết kế bao bì sản phẩm. Mã môn học: MH 24.2. Vị trí, tính chất, vai trò, ý nghĩa của môn học: Vị trí: Thiết kế bao bì sản phẩm là môn học được bố trí ở học kỳ thứ IV. Tính chất: Môn thiết kế bao bì sản phẩm là môn học tự chọn. Ý nghĩa môn học: Môn học có nội dung được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thiết kế đồ họa, góp phần trang bị các kiến thức về thiết kế bao bì sản phẩm cho học sinh nhằm nâng cao khả năng nhận biết các loại bao bì sản phẩm, nắm được các nguyên tắc chung và các bước thiết kế bao bì sản phẩm, từ đó thiết kế được một số bao bì sản phẩm thực tế. Mục tiêu của môn học: Về kiến thức: + Trình bày được các loại bao bì sản phẩm, mục đích của việc thiết kế bao bì sản phẩm; + Trình bày được các nguyên tắc chung khi thiết kế bao bì sản phẩm; + Trình bày được các bước thiết kế bao bì sản phẩm. Về kỹ năng: Thiết kế được bao bì một số sản phẩm Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong công việc. 5
  7. BÀI MỞ ĐẦU Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, phân loại bao bì sản phẩm; Trình bày được mục đích của việc thiết kế bao bì sản phẩm. 1. Khái niệm bao bì sản phẩm Bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói, chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩn đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường. Ngoài ra bao bì sản phẩm còn là người kể chuyện và góp phần xây dựng thương hiệu. Nó mang đến một trải nghiệm mang tính cảm giác, thu hút khách hàng qua thị giác, xúc giác và có thể cả mùi vị. Thông qua bao bì, khách hàng sẽ hiểu về sản phẩm, cách sử dụng từ đó cho ra quyết định mua hàng. Bao bì hàng hoá đang trong quá trình phát triển liên tục từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Từ thuở sơ khai, bao bì được làm bằng các phương pháp thủ công, khối lượng nhỏ và quy cách đơn giản, với tác dụng chủ yếu để chứa đựng, vận chuyển. Đến ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệu bao bì đa dạng, quy cách, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, khối lượng vô cùng lớn. Công dụng của bao bì đã được mở rộng trong cả lĩnh vực bảo quản, vận chuyển, thương mại… Sự thành công các sản phẩm tiêu dùng phụ thuộc phần lớn vào thiết kế bao bì của chúng. Thông qua vật liệu, kết cấu cùng các yếu tố đồ họa, thiết kế bao bì thể hiện hình ảnh của thương hiệu và xây dựng mối quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm. Thiết kế bao bì truyền đạt rõ ràng lời hứa của thương hiệu, cho dù đó là chất 6
  8. lượng, giá trị, hiệu suất, an toàn hay tiện lợi. Và ai cũng biết, sai sót trong thiết kế bao bì đôi khi sẽ để lại những hậu quả vô cùng lớn, ảnh hưởng về chi phí, thời gian lẫn danh tiếng của thương hiệu. Mọi thứ thường chỉ bắt nguồn từ những sai lầm rất nhỏ, có thể khắc phục nếu chúng ta chịu tìm hiểu kỹ càng. Thiết kế bao bì là sự kết nối giữa hình thức, cấu trúc, vật liệu, màu sắc, hình ảnh, kiểu chữ, thông tin, cùng các yếu tố đồ họa phụ trợ trên bao bì sản phẩm để phục vụ mục tiêu tiếp thị và xây dựng thương hiệu. 2. Phân loại bao bì sản phẩm 1. Phân loại bao bì theo mục đích sử dụng Đầu tiên, dựa vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể phân chia bao bì theo các loại khác nhau. Bao gồm: bao bì sản xuất, bao bì vận chuyển và bao bì tiêu thụ. + Bao bì sản xuất: Đây là loại bao bì sử dụng cho mục đích đóng gói các loại nguyên vật liệu, các vật tư dùng để lưu kho, các chi tiết máy, sử dụng cho mục đích lưu kho, vận chuyển hoặc trung chuyển giữa các xưởng sản xuất hoặc giữa các nhà máy với nhau. + Bao bì vận chuyển: Loại bao bì này được sử dụng để lưu kho, vận chuyển và bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Kích thước của loại bao bì này rất đa dạng và có thể sử dụng một lần hoặc nhiều lần. + Bao bì tiêu thụ: Bao bì tiêu thụ là một loại bao bì được sử dụng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và chúng chính là một phần cả sản phẩm, do vậy giá thành của loại bao bì này cũng sẽ được tính gộp chung vào giá của sản phẩm. Bao bì tiêu 7
  9. thụ được sản xuất tương thích với đặc điểm của sản phẩm, ngoài bảo quản sản phẩm ra thì chúng còn có chức năng xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng. 2. Phân loại các loại bao bì theo công dụng + Bao bì trong: Đây là loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và giá thành của nó cũng được tính chung với giá của sản phẩm. Khi bán thì loại bao bì này cũng được bán kèm theo sản phẩm. 8
  10. + Bao bì ngoài: Hay còn gọi là bao bì vận chuyển, loại bao bì này được sử dụng để bảo quản hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Về giá thành, chúng có thể được tính ngay hoặc tính theo từng phần vào giá của sản phẩm tùy vào loại bao bì đó có khả năng thu hồi hay không. 3. Phân loại bao bì theo chất liệu sản xuất Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại bao bì được làm từ rất nhiều vật liệu khác nhau trong cuộc sống ngày nay. Mỗi loại chất liệu sẽ được sử dụng cho từng mục đích đóng gói riêng biệt nhằm bảo vệ sản phẩm bên trong một cách tốt nhất. Theo vật liệu, các loại bao bì phổ biến bao gồm: Bao bì nhựa 9
  11. Bao bì giấy Bao bì giấy cung cấp các loại kích thước phù hợp sản phẩm Chiếm đến khoảng 50% số lượng bao bì trên thị trường, bao bì giấy là một trong những loại bao bì sử dụng phổ biến nhất. Loại bao bì này bao gồm các loại hộp giấy, thùng carton, hộp carton cứng. Bao bì đế giấy mềm Vật liệu giấy rất thuận lợi cho việc in ấn, thiết kế đồ họa nên các loại bao bì giấy mềm sẽ được dùng làm bao bì cấp 1 đựng các thực phẩm dạng lỏng như sữa, nước ép, nước giải khát. 10
  12. Bao bì được làm từ giấy bìa: Đây cũng là một loại bao bì chiếm một số lượng rất lớn trên thị trường. Loại bao bì này được thiết kế rất phong phú, nhiều kiểu dáng và mẫu mã. Túi giấy: Do các quy định ngày càng nghiêm ngặt của việc bảo vệ môi trường, trong các cửa hàng, túi giấy là một giải pháp kinh tế thay thế túi nhựa 11
  13. Bao bì dệt PP: Các loại bao bì dệt là những loại bao bì được dệt hoặc đan bằng sợi gai, sợi đay, nilon hoặc vải. Các loại bao bì PP dệt phổ biến như bao đựng gạo, bao đựng đường, các sản phẩm dạng bột, dạng hạt.Nguyên liệu chủ yếu là sợi đay, gai, vải. Bao bì dệt PP đựng gạo, bao đựng đường, các sản phẩm dạng bột 12
  14. Các loại bao bì dệt là những loại bao bì được dệt hoặc đan bằng sợi gai, sợi đay, nilon hoặc vải. Các loại bao bì PP dệt phổ biến như bao đựng gạo, bao đựng đường, các sản phẩm dạng bột, dạng hạt. + Bao bì từ chất liệu tre, mây, nứa Loại bao bì này thường thấy ở dạng các giỏ hoa, lẵng hoa, rổ,..Ưu điểm của loại này là thẩm mỹ cao, dễ sử dụng, thiết kế ấn tượng. Tuy nhiên để sản xuất loại bao bì này thì người nghệ nhân cần có tay nghề cao và khéo léo. + Bao bì từ chất liệu thủy tinh, gốm, sứ 13
  15. Bao bì thủy tinh phổ biến ở các nước phương Tây, bao bì gốm thì được người phương Đông ưa chuộng hơn. Đặc điểm của loại bao bì này là có độ cứng cao, không dễ bị phân hủy, không chứa chất độc hại và đặc biệt là chúng có thể sử dụng để đựng chất lỏng. + Bao bì từ kim loại: Bao bì kim loại có độ bền và khả năng đóng kín tốt giúp bảo quản những sản phẩm yêu cầu bảo quản trong thời gian lâu, thích hợp sử dụng làm bao bì cấp 1 cho những sản phẩm thực phẩm, nước giải khát… Tuy nhiên, nhược điểm của dạng bao bì này là tính oxy hóa cao, phải sử dụng phương pháp in đặc chủng để in lên bao bì. 14
  16. + Bao bì gỗ: Là dạng bao bì dễ sản xuất và sử dụng, có độ bền tương đối cao, thu hồi sử dụng lại được, vật liệu dễ khai thác. Tuy nhiên chúng lại tương đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ cháy, dễ bị phá hoại bởi mối, mọt, chuột,… 4. Phân loại bao bì theo độ cứng Các loại bao bì hiện nay còn có thể phân chia theo độ cứng. Loại bao bì này bao gồm: + Bao bì cứng: Đây là loại bao bì có khả năng chịu lực tốt, không bị thay đổi chất lượng khi có những tác động từ môi trường bên ngoài cũng như trọng lượng của sản phẩm chứa đựng bên trong. Trong quá trình vận chuyển, loại bao bì này sẽ không bị thay đổi hình dáng, không bị biến đổi tính chất. Một số loại bao bì cứng phổ biến là: bao bì kim loại, bao bì gỗ,… + Bao bì nửa cứng: Loại bao bì này cũng có ưu điểm là có khả năng chịu lực tốt, không bị biến dạng, thay đổi hình dáng khi có sức ép từ các tác nhân xung quanh như quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa. Tuy nhiên, khả năng chịu lực sẽ kém hơn bao bì cứng và chỉ chịu được một lực nhất định. Loại bao bì nửa cứng phổ biến là các thùng carton dợn sóng, các loại thùng nhựa,… 15
  17. + Bao bì mềm (làm từ màng nhựa): Bao bì mềm là những loại bao bì dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như tải trọng hàng hóa, sức ép của các kiện hàng. Các loại bao bì mềm chính là một phương tiện truyền các tác động bên ngoài vào hàng hóa bên trong. Loại bao bì này sẽ được sử dụng để đựng các sản phẩm dạng bột, dạng hạt và chúng không làm thay đổi chất lượng sản phẩm. 5. Phân loại bao bì theo số lần sử dụng Ngoài ra, các loại bao bì còn được phân loại dựa vào số lần mà nó có thể được sử dụng. Có loại bao bì chỉ sử dụng được một lần, nhưng cũng có loại bao bì có thể tái sử dụng được nhiều lần. Bao bì chỉ sử dụng được 1 lần: Bao bì sử dụng 1 lần là những loại bao bì được tiêu thụ kèm theo sản phẩm bên trong, chúng chỉ được sản dụng để đóng gói sản phẩm duy nhất 1 lần, không thể tái sử dụng. Giá thành của loại bao bì này sẽ được tính chung với giá thành của sản phẩm. Bao bì sử dụng nhiều lần: Loại bao bì này sử dụng để đóng gói và vận chuyển sản phẩm do đó chúng có thể tái sử dụng nhiều lần. Ví dụ như sau khi bạn sử dụng bao bì để đựng quần áo thì bạn có thể tái sử dụng nó cho các mục đích khác như đựng giày, trang sức hoặc bất kỳ vật dụng nào bạn thấy phù hợp. Thường các loại bao bì sử dụng nhiều lần sẽ được sản xuất từ những loại chất liệu bền như nhựa, kim loại,… 16
  18. Bao bì tái sử dụng hay bao bì dùng nhiều lần là loại có thể được thu hồi, tái sử dụng để đóng gói đợt sản phẩm tiếp theo. Do đó, vòng đời của nó có thể được kéo dài tới khi hỏng rách. Loại bao bì này được cho là có thể làm giảm phát thải gây ô nhiễm Vòng đời của bao bì 6. Phân loại bao bao bì theo sự chuyên môn hóa Nếu phân loại theo mức độ chuyên môn hóa thì bao bì sẽ có 2 loại là bao bì thông dụng và bao bì chuyên dụng. Bao bì thông dụng: Đây là loại bao bì có thể được dùng để bảo quản và đóng gói đa dạng sản phẩm khác nhau trong đời sống cũng như trong sản xuất. 17
  19. Bao bì chuyên dụng: Loại bao bì này được sản xuất để đóng gói 1 loại sản phẩm duy nhất. Thông thường các sản phẩm được đựng trong loại bao bì này sẽ có những đặc tính vật lý, hóa học đặc biệt. Bao bì chuyên dùng – bao bì đựng thuốc trừ sâu 8. Phân loại theo công dụng Các loại bao bì trên thị trường hiện nay rất đa dạng và phong phú. Theo đó, việc phân chia theo công dụng sẽ bao gồm: Bao bì trong: Đây là loại bao bì dùng để đóng gói hàng hòa, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm 18
  20. Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): Bao bì dạng này có công dụng là bảo vệ nguyên số lượng và chất lượng sản phẩm khi vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. 3. Mục đích của việc thiết kế bao bì sản phẩm Mục đích ban đầu của thiết kế bao bì là tạo ra một phương tiện để chứa, bảo vệ, vận chuyển, lưu trữ, nhận diện và phân biệt sản phẩm trên thị trường. Mục đích cuối cùng đó là đáp ứng các mục tiêu marketing bằng cách truyền tải rõ ràng "cá tính" hoặc chức năng của một sản phẩm tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy hoạt động bán hàng. Một thiết kế bao bì đẹp, ấn tượng, độc đáo sẽ tạo cho sản phẩm một lợi thế cạnh tranh lớn trước đối thủ. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0