intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính: Phần 2 - TS. Trần Văn Tùng

Chia sẻ: Ermintrudetran Ermintrudetran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Thiết kế bộ truyền đai, xích; Thiết kế trục, ổ bi, then. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính: Phần 2 - TS. Trần Văn Tùng

  1. Chương 4 THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN ĐAI, XÍCH 4.1. Thiết kế bộ truyền đai thang 4.1.1. Khởi tạo chương trình Khởi động phần mềm bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm trên desktop hoặc vào Start/Program/Autodesk/Autodesk Inventor 2014. 4.1.2. Thiết lập file thiết kế Sau khi khởi động phần mềm, thực hiện lệnh New, lựa chọn file Standard.iam. Hình 4.1. Chọn file thiết kế 99
  2. Chọn tab Design sau đó chọn V-Belts để tiến hành thiết kế bộ truyền đai thang. Hình 4.2. Lựa chọn thiết kế đai thang Sau khi chọn mục V-Belts, tạo và lưu thư mục lắp ghép. Hộp thoại V-Belts Component Generator sẽ xuất hiện. Hình 4.3. Hộp thoại V-Belts Component Generator 100
  3. Trong hộp thoại V-Belts Component Generator có hai tab: Design và Calculation. 4.1.3. Tab Design Tab Design để khai báo các thông số về hình học của đai, bánh đai, loại đai. - Belt: Chọn loại đai. Hình 4.4. Lựa chọn loại đai trong thư viện đai tiêu chuẩn Trong thư viện của Inventor có các loại đai tiêu chuẩn để người thiết kế có thể lựa chọn cho phù hợp với mục đích thiết kế. - Belt Mid Plane: Chọn mặt phẳng đối xứng của đai. Người thiết kế sử dụng chuột để lựa chọn mặt phẳng đối xứng của đai, có thể chọn mặt phẳng gốc trên cây thư mục hoặc lựa chọn một mặt phẳng cơ sở nào đó có sẵn. 101
  4. Hình 4.5. Chọn mặt phẳng đối xứng của đai Trong trường hợp muốn dịch chuyển mặt phẳng đối xứng của đai, người thiết kế nhập giá trị dịch chuyển vào mục Mid Plane Offset. - Number of Belts: Lựa chọn số đai. - Datum Length: Chiều dài đai - Chọn theo tiêu chuẩn. Hình 4.6. Chọn chiều dài đai 102
  5. - Pulleys: Thiết kế các thông số bánh đai. Tiến hành thiết kế thông số hình học của bánh đai, hộp thoại Groove pulley properties sẽ hiện ra: Hình 4.7. Thiết kế các thông số bánh đai Có hai lựa chọn: kích thước mặc định hoặc kích thước tuỳ chỉnh. Nếu người thiết kế không lựa chọn mục Custom size thì các kích thước của bánh đai sẽ lấy giá trị mặc định. Nếu người thiết kế lựa chọn mục Custom size thì có thể thay đổi các thông số hình học tuỳ chỉnh. Trong một số trường hợp bánh đai truyền cho hơn một bộ truyền, ta có thể lựa chọn số rãnh đai nhiều hơn số đai của bộ truyền đang thiết kế. Để thay đổi số rãnh đai của bánh đai, người thiết kế lựa chọn mục Custom Number of Grooves và nhập số rãnh đai vào mục Number of Grooves. Thực hiện tương tự với bánh đai thứ 2 của bộ truyền. 103
  6. 4.1.4. Tab Calculation Tab Calculation để khai báo và thực hiện các lệnh tính toán. - Type of calculation: Lựa chọn phương pháp tính toán. Hình 4.8. Các phương án lựa chọn phương pháp tính toán 104
  7. Có hai phương pháp tính toán: + Strength Check: Từ thông số đầu vào tiến hành chọn số đai, chọn loại đai và các thông số hình học khác sau đó tiến hành kiểm tra bền đối với đai và các chi tiết khác; + Design Number of Belts: Từ thông số đầu vào tiến hành chọn loại đai và các thông số hình học khác sau đó tiến hành tính toán chọn số đai để đảm bảo an toàn khi làm việc. - Load: Tải trọng. Hình 4.9. Các phương án tính toán tải trọng bộ truyền 105
  8. Người thiết kế lựa chọn kiểu thông số tải trọng đầu vào và nhập số liệu tính toán. Có 3 phương án nhập thông số tải trọng đầu vào: + Torque, Speed → Power: Biết mômen xoắn, tốc độ quay tính toán công suất; + Power, Torque → Speed: Biết công suất, mômen xoắn → tính toán tốc độ quay; + Power, Speed → Torque: Biết công suất, tốc độ quay → tính toán mômen xoắn. - Power: Công suất trên trục chủ động. - Speed: Tốc độ quay của trục chủ động. - Torque: Mômen xoắn trên trục chủ động. - Service Factor: Hệ số làm việc. - Factors: Các hệ số. Người thiết kế có thể lựa chọn hệ số mặc định hoặc hệ số tuỳ chỉnh. Trong trường hợp người thiết kế lựa chọn hệ số tuỳ chỉnh (lựa chọn mục Custom) thì sẽ điền giá trị các hệ số vào các ô tương ứng: + Arc of Contract Correction Factor: Hệ số dịch chỉnh cung tiếp xúc; + Number of Belts Correction Factor: Hệ số dịch chỉnh số lượng đai; + Number of Pulleys Correction Factor: Hệ số dịch chỉnh số lượng bánh đai. - Belt Properties: Tính chất đai. + Base Power Rating: Tỷ lệ công suất cơ sở. + Length Correction Factor: Hệ số dịch chỉnh của độ dài dây đai. - Belt Tensioning: Lực căng đai. + Tension Factor: Hệ số căng đai. Sau khi hoàn thành việc lựa chọn các thông số hình học, thông số tải trọng và các hệ số, tiến hành tính toán kiểm tra bền bằng nút Calculate. Nếu phần mềm báo kết quả tính toán: - Calculation Indicates Compliance: Tính toán thành công. - Calculation Indicates Design Failure: Tính toán thất bại. 4.1.5. Kết quả Kết quả tính toán thiết kế bộ truyền được hiển thị ở hai dạng: Mô hình và số liệu tính toán. 106
  9. Kết quả mô hình bộ truyền được lưu trữ dạng file chi tiết và hệ lắp ghép trong ổ cứng máy tính theo đường dẫn đã được người thiết kế lựa chọn. Ngoài ra số liệu hình học cũng được hiển thị tại tab Design như sau: Hình 4.10. Kết quả tính toán thiết kế bộ truyền đai trong tab design - V-Belts: Thông số đai. + Width (b): Bề rộng đai. + Height (h): Chiều cao đai. + Datum Length (Ld): Độ dài tiêu chuẩn đai. + External Length (Le): Chiều dài viền ngoài của đai. + Internal Length (Li): Chiều dài vành trong của đai. 107
  10. + Minimum Recommended Pulley Datum Diameter (Dwin): Đường kính tối thiểu của bánh đai. - Pulley 1: Bánh đai số 1 (bánh đai chủ động). + Datum Diameter (Dd): Đường kính cơ sở của bánh đai chủ động. + Width Pulley (B): Bề rộng bánh đai chủ động. + Arc of Contact (β): Cung tiếp xúc. + x Coordinate (x): Tọa độ tâm bánh đai chủ động theo phương Ox. + y Coordinate (y): Tọa độ tâm bánh đai chủ động theo phương Oy. Một số thông số hình học khác cũng được thể hiện trên hình vẽ: Hình 4.11. Kết quả tính toán bánh đai số 1 - Pulley 2: Bánh đai số 2 (bánh đai bị động). + Datum diameter (Dd): Đường kính cơ sở của bánh đai bị động. + Width Pulley (B): Bề rộng bánh đai bị động. + Arc of contact (β): Cung tiếp xúc. + Theoretical Transmisstion Ratio (iT): Tỷ số truyền của bộ truyền lý thuyết. + x Coordinate (x): Tọa độ tâm bánh đai bị động theo phương Ox. + y Coordinate (y): Tọa độ tâm bánh đai bị động theo phương Oy. 108
  11. Một số thông số hình học khác cũng được thể hiện trên hình vẽ: Hình 4.12. Kết quả tính toán bánh đai số 2 Kết quả tính toán về lực và tải trọng được hiển thị trên hộp thoại sau: Hình 4.13. Kết quả tính toán về lực và tải trọng 109
  12. - Results: Kết quả chung. + Number of Belt (z): Số đai. + Number of Belt Required (zer ): Số đai cần thiết. + Belt Speed (v): Vận tốc đai. + Belt Flex Frequency (fb): Tần số uốn đai. + Effective Pull (Fp): Lực vòng. + Centrifugal Force (Fc): Lực ly tâm. + Belt Installation Tension (Ft): Lực căng đai. + Maximum Tension In Belt Span (Ftmax): Lực tối đa trong dải đai. + Efficiency (η): Hiệu suất bộ truyền. + Belt Slip (s): Hệ số trượt đai. - V-Belt: Dây đai. + Base power rating (PRB): Tỷ lệ công suất cơ sở. + Minimum recommended pulley datum diameter (Dwmin): Giá trị đường kính bánh đai tối thiểu. + Maximum belt speed (vmax): Tốc độ dây đai tối đa. + Maximum flex frequency (fmax): Tần số uốn đai tối đa. + Specific mass (m): Khối lượng riêng. - Pulley 1: Bánh đai số 1. + Power ratio (Px): Tỷ số công suất. + Power (P): Công suất. + Torque (T): Mômen. + Speed (n): Tốc độ quay. + Pitch Diameter (DP): Đường kính vòng chia. + Arc of contact (β): Cung tiếp xúc. + Force on input (F1): Lực trên dây đai căng khi truyền tải. + Force on output (F2): Lực trên dây đai trùng khi truyền tải. + Resultant axle load (Fr): Lực hướng tâm lên ổ trục. + Static tensioning force (Fv): Lực căng tĩnh. + Span length (Lf): Chiều dài dây đai khi dãn. 110
  13. - Pulley 2: Bánh đai số 2. + Power ratio (Px): Tỷ số công suất. + Power (P): Công suất. + Torque (T): Mômen. + Speed (n): Tốc độ quay. + Transmisstion Ratio (i): Tỷ số truyền. + Pitch Diameter (DP): Đường kính vòng chia. + Arc of Contact (β): Cung tiếp xúc. + Force on Input (F1): Lực trên dây đai căng khi truyền tải. + Force on Output (F2): Lực trên dây đai trùng khi truyền tải. + Resultant Axle Load (Fr): Lực hướng tâm lên ổ trục. + Static Tensioning Force (Fv): Lực căng tĩnh. + Span Length (Lf): Chiều dài dây đai khi dãn. - Kết quả mô hình tính toán. Hình 4.14. Mô hình 3D bộ truyền đai thang 4.2. Thiết kế bộ truyền xích Thiết kế các bộ truyền động xích với xích ống, xích ống con lăn và cung cấp một thiết kế đầy đủ về các chi tiết đó. Chương trình bao gồm hai phương pháp tính toán: tính toán thiết kế và tính toán sức bền. Tính toán thiết kế thực hiện một thiết kế xích được căn cứ vào đặc tính bộ truyền do người sử dụng xác định. Tính toán sức bền thực hiện kiểm tra sức bền của loại xích được chọn. 111
  14. 4.2.1. Khởi tạo chương trình Khởi động phần mềm bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm trên desktop hoặc vào Start/Program/Autodesk/Autodesk Inventor 2014. 4.2.2. Thiết lập file thiết kế Sau khi khởi động phần mềm, thực hiện lệnh New, lựa chọn file Standard.iam. Hình 4.15. Chọn file thiết kế Chọn tab Design sau đó chọn Roller Chains để tiến hành thiết kế bộ truyền xích. Hình 4.16. Lựa chọn thiết kế bộ truyền xích 112
  15. Sau khi chọn mục Roller Chains, tạo và lưu thư mục lắp ghép. Hộp thoại Roller Chains Generator sẽ xuất hiện. Hình 4.17. Hộp thoại Roller Chains Generator Trong hộp thoại Roller Chains Generator có 2 tab: Design và Calculation. 4.2.3. Tab Design Tab Design để khai báo các thông số về hình học của xích, bánh xích, loại xích. - Chain: Chọn loại xích. Hình 4.18. Lựa chọn loại xích trong thư viện xích tiêu chuẩn 113
  16. Trong thư viện của Inventor có các loại xích tiêu chuẩn để người thiết kế có thể lựa chọn cho phù hợp với mục đích thiết kế. - Select Chain Mid Plane: Chọn mặt phẳng đối xứng của xích. Người thiết kế sử dụng chuột để lựa chọn mặt phẳng đối xứng của xích, có thể chọn mặt phẳng gốc trên cây thư mục hoặc lựa chọn một mặt phẳng cơ sở nào đó có sẵn. Hình 4.19. Chọn mặt phẳng đối xứng của xích Trong trường hợp muốn dịch chuyển mặt phẳng đối xứng của xích, người thiết kế nhập giá trị dịch chuyển vào mục Mid Plane Offset. - Number of Chain Strands: Số dãy xích. Hình 4.20. Chọn số dãy xích 114
  17. - Number of Chain Links: Số mắt xích. Số mắt xích có thể chọn chỉ số chẵn, hoặc chỉ số lẻ, hoặc tuỳ chọn. Hình 4.21.Chọn số mắt xích - Sprockets: Thiết kế các thông số bánh xích. Tiến hành thiết kế thông số hình học của bánh xích, hộp thoại Roller Sprocket Properties sẽ hiện ra: 115
  18. Hình 4.22. Thiết kế các thông số bánh xích Có hai lựa chọn: kích thước mặc định hoặc kích thước tuỳ chỉnh. Nếu người thiết kế không lựa chọn mục Custom size thì các kích thước của bánh đai sẽ lấy giá trị mặc định. Nếu người thiết kế lựa chọn mục Custom size thì có thể thay đổi các thông số hình học tùy chỉnh. Trong một số trường hợp bánh xích truyền cho hơn một bộ truyền, ta có thể lựa chọn số bánh xích nhiều hơn số dãy xích của bộ truyền đang thiết kế. Để thay đổi số bánh xích, người thiết kế lựa chọn mục Custom Number of Strands và nhập số bánh xích vào mục Number of Strands. Thực hiện tương tự với bánh xích thứ 2 của bộ truyền. 116
  19. 4.2.4. Tab Calculation Tab Calculation để khai báo và thực hiện các lệnh tính toán. Hình 4.23. Hộp thoại Calculation - Working Conditions: Lựa chọn điều kiện làm việc. Hình 4.24. Các phương án lựa chọn phương pháp tính toán 117
  20. Người thiết kế lựa chọn kiểu thông số tải trọng đầu vào và nhập số liệu tính toán. Có 3 phương án nhập thông số tải trọng đầu vào: + Torque, Speed → Power: Biết mômen xoắn, tốc độ quay tính toán công suất; + Power, Torque → Speed: Biết công suất, mômen xoắn → tính toán tốc độ quay; + Power, Speed → Torque: Biết công suất, tốc độ quay → tính toán mômen xoắn. - Power: Công suất trên trục chủ động. - Speed: Tốc độ quay của trục chủ động. - Torque: Mômen xoắn trên trục chủ động. - Efficiency (η): Hiệu suất bộ truyền. Giá trị mặc định là 0,980. - Required Service Life (Lh): Yêu cầu tuổi thọ của xích (tính bằng giờ). Sử dụng giá trị mặc định hoặc nhập yêu cầu tuổi thọ của bộ truyền xích trực tiếp vào ô. Ta cũng có thể nhấn vào phần mở rộng để chọn thời gian và máy tương ứng sau đó nhấn “OK”. Hình 4.25. Chọn tuổi thọ của xích tương ứng với loại xích - Maximum Chain Elongation (ΔLmax): Độ dãn tối đa của dải xích. - Application: Điều kiện sử dụng. 118
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2